Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sử dụng propep trong thức ăn cho lợn con lai giống ngoại (pidu x ly) ...

Tài liệu Nghiên cứu sử dụng propep trong thức ăn cho lợn con lai giống ngoại (pidu x ly) từ 21 – 56 ngày tuổi tại công ty cổ phần dabaco việt nam

.PDF
83
210
131

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ……………… LÊ THỊ THẢO NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PROPEP TRONG THỨC ĂN CHO LỢN CON LAI GIỐNG NGOẠI (PIDU X LY) TỪ 21 – 56 NGÀY TUỔI TẠI CÔNG TY CP DABACO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành Mã số : CHĂN NUÔI : 60.62.40 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.TÔN THẤT SƠN HÀ NỘI – 2011 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày......tháng......năm 2011 Tác giả Lê Thị Thảo Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện ñề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ quý báu của nhà trường, các thầy giáo, cô giáo và các bạn ñồng nghiệp. ðặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Tôn Thất Sơn, là người ñã tận tình trực tiếp hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn, Khoa Chăn nuôi - Nuôi trồng Thuỷ sản, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã góp ý và chỉ bảo ñể luận văn của tôi ñược hoàn thành. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám ñốc, các anh, chị cán bộ công nhân viên Công ty CP DABACO Việt Nam và Công ty TNHH MTV Lợn giống Lạc Vệ - Tiên Du – Bắc Ninh ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới gia ñình, bạn bè ñã quan tâm, ñộng viên, giúp ñỡ và tạo ñiều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, cũng như việc hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày......tháng......năm 2011 Tác giả Lê Thị Thảo Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. ii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục biểu ñồ, ñồ thị vii PHẦN I MỞ ðẦU i 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1 1.2 Mục ñích yêu cầu 2 1.2.1 Mục ñích 2 1.2.2 Yêu cầu 2 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Một số ñặc ñiểm sinh lý tiêu hóa của lợn con 3 2.2 Ảnh hưởng của việc cai sữa ñến sự thay ñổi hình thái học của niêm mạc ruột non, hoạt tính của các enzyme tiêu hóa và khả năng tiết axit chlohydric (HCl) ở lợn con sau cai sữa 2.3 6 Cai sữa cho lợn con và một số biện pháp khắc phục hiện tượng khủng hoảng sinh lý sau cai sữa ở lợn con 9 .3.2 Một số biện pháp khắc phục hiện tượng khủng hoảng sinh lý sau cai sữa ở lợn con 10 2.4 ðặc ñiểm sinh trưởng, phát dục của lợn con và quá trình trao ñổi protein trong cơ thể lợn 13 2.5 Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con 16 2.6.5 Nhu cầu về nước uống 27 2.7 ðặc ñiểm dinh dưỡng một số nguyên liệu sản xuất thức ăn cho lợn con. 28 2.8 Bệnh tiêu chảy ở lợn con 32 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. iii 2.9 Thành phần dinh dưỡng của bột plasma (huyết tương ñộng vật phun khô) 34 2.10 Một vài ñặc ñiểm về PROPEP 35 2.11 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 39 PHẦN III ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41 3.1 ðối tượng 41 3.2 Nội dung nghiên cứu 41 3.3 Phương pháp nghiên cứu 42 PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 47 4.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung propep ñến ñộ sinh trưởng tích lũy của lợn con giai ñoạn 21 – 56 ngày tuổi 4.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung propep ñến ñộ sinh trưởng tuyệt ñối của lợn con giai ñoạn 21 – 56 ngày tuổi 4.3 57 Ảnh hưởng của việc bổ sung propep trong thức ăn ñến bệnh tiêu chảy của lợn con giai ñoạn 21 – 56 ngày tuổi 4.7 54 Ảnh hưởng của việc bổ sung Propep trong thức ăn ñến hiệu quả sử dụng và chi phí thức ăn của lợn con giai ñoạn 21 – 56 ngày tuổi 4.6 51 Ảnh hưởng của việc bổ sung propep trong thức ăn ñến lượng thức ăn thu nhận của lợn con 21 – 56 ngày tuổi 4.5 49 Ảnh hưởng của việc bổ sung propep ñến ñộ sinh trưởng tương ñối của lợn con giai ñoạn 21 – 56 ngày tuổi 4.4 47 61 Hiệu quả của việc sử dụng propep cho lợn con giai ñoạn 21 – 56 ngày tuổi 64 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 66 5.1 Kết luận 66 5.2 ðề nghị 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 68 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Lô 1 Lô ñố chứng Lô 2 Lô thí nghiệm 1 Lô 3 Lô thí nghiệm 2 ME Năng lượng trao ñổi DE Năng lượng tiêu hoá PiDu Pietrain x Duroc LY Landrace x Yorkshine Cs Cộng sự KL Khối lượng TL Tỷ lệ LTATN Lượng thức ăn thu nhận HQSDTA Hiệu quả sử dụng thức ăn CPTA Chi phí thức ăn ADG (Average daily gain) Tăng khối lượng bình quân hàng ngày CV Hệ số biến ñộng TA Thức ăn CP Cổ phần Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. v DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Mức ăn hàng ngày cho lợn con từ 10 - 45 ngày tuổi 17 2.2 Mức bổ sung năng lượng cho lợn con theo ngày tuổi 19 2.3 Nhu cầu ME, protein thô và một số axít amin cho lợn con 22 2.4 Tỷ lệ các axit amin thiết yếu tính theo Lysine (theo PIC, 2008) 23 2.5 Tỷ lệ các axit amin thiết yếu tính theo Lysine (theo Chung và Baker (1992) 23 2.6 Nhu cầu nước uống của lợn qua các giai ñoạn 28 2.8 Tỷ lệ các loại axit amin của plasma 35 2.9 Thành phần dinh dưỡng của một số loại Propep 38 3.1 Sơ ñồ bố trí thí nghiệm 42 3.2 Công thức thức ăn thí nghiệm cho lợn sau cai sữa 21-56 ngày tuổi 43 3.3 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho lợn con cai sữa 44 4.1 Sinh trưởng tích lũy lợn của con thí nghiệm (kg/con) 48 4.2 Sinh trưởng tuyệt ñối của lợn con thí nghiệm (g/con/ngày) 50 4.3 Sinh trưởng tương ñối của ñàn lợn thí nghiệm (%) 52 4.4 Lượng thức ăn thu nhận của lợn con thí nghiệm (g/con/ngày) 55 4.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn 58 4.6 Số lượng lợn con mắc tiêu chảy ở các lô trong 2 lần thí nghiệm 62 4.7 Theo dõi tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn con trong thời gian 4.8 thí nghiệm 63 Hiệu quả sử dụng Propep ñối với lợn con sau cai sữa 21 – 56 ngày tuổi 65 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. vi DANH MỤC BIỂU ðỒ, ðỒ THỊ STT Tên biểu ñồ, ñồ thị Trang 4.1 Khối lượng cở thể của lợn con thí nghiệm 49 4.2 Sinh trưởng tuyệt ñối của lợn con thí nghiệm 51 4.3 Sinh trưởng tương ñối của lợn con thí nghiệm 53 4.4 Lượng thức ăn thu nhận của lợn thí nghiệm 56 4.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con thí nghiệm (kg/kg) 61 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. vii PHẦN I MỞ ðẦU 1.1. Tính cấp thiết của ñề tài Hiện nay, một trong những biện pháp kỹ thuật ñược ứng dụng trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn nái là rút ngắn thời gian cai sữa của lợn con. Số lượng lợn thịt/nái/năm bình quân cả nước chưa cao, năm 2005 bình quân nái ngoại ñạt 17,6 con/nái (1,8 lứa ñẻ/nái/năm), trong khi ñó các nước có trình ñộ chăn nuôi lợn tiên tiến là 18-22 con/nái/năm (2,2 – 2,4 lứa ñẻ/nái/năm). ðể có thể tăng ñược số lứa ñẻ, số lợn con/nái/năm cần cai sữa sớm cho lợn con và có thức ăn tập ăn từ 7 – 21 ngày tuổi. Việc có thể cai sữa sớm thành công và ñàn lợn con phát triển tốt sau khi cai sữa, cần phải có thức ăn chất lượng tốt và phù hợp với ñặc ñiểm sinh lý tiêu hoá của lợn con trong giai ñoạn này. Ngoài kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý thì việc xây dựng ñược khẩu phần ăn thích hợp cho lợn con tập ăn và thức ăn sau cai sữa có thể coi là chìa khoá của sự thành công. Hai loại thức ăn này không những phải chứa ñầy ñủ và cân bằng các chất dinh dưỡng ñể ñáp ứng nhu cầu sinh trưởng phát triển mà còn phải dễ tiêu hoá, có khả năng kích thích tính thèm ăn và an toàn cho lợn con. Cho ñến nay, nhiều công ty thức ăn trong nước ñã nghiên cứu sản xuất ñược thức ăn tập ăn và sau cai sữa cho lợn con lai giống ngoại cho kết quả tốt. Thành công của sản xuất thức ăn cho lợn con tập ăn và sau cai sữa là nhờ sử dụng bột huyết tương phun khô (bột Plasma). Tuy nhiên bột huyết tương lại có giá thành cao, ñiều này ñã làm ảnh hưởng ñến hiệu quả chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi lợn. Nên ñể hạ giá thành sản xuất thức ăn cho lợn con, những nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới ñã sử dụng một số loại thức ăn giàu Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 1 protein khác như protein ñỗ tương tinh chế, bột lòng ñỏ trứng… Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu sử dụng Propep trong thức ăn cho lợn con lai giống ngoại (PiDu x LY) từ 21 – 56 ngày tuổi tại Công ty Cổ phần Dabaco Việt Nam” 1.2. Mục ñích yêu cầu 1.2.1. Mục ñích - Nghiên cứu sử dụng Propep thay thế một phần Plasma trong sản xuất thức ăn cho lợn con lai giống ngoại từ 21 -56 ngày tuổi. - Xác ñịnh mức bổ sung Propep thích hợp trong khẩu phần ăn của lợn con lai giống ngoại từ 21- 56 ngày tuổi. 1.2.2. Yêu cầu - Theo dõi chặt chẽ, số liệu thu ñược phải chính xác, ñảm bảo tính khách quan - Số liệu ñược xử lý theo phương pháp thống kê trên chương trình Excel và Minitab 14. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 2 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Một số ñặc ñiểm sinh lý tiêu hóa của lợn con 2.1.1. ðặc ñiểm tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng ở lợn con Hệ thống tiêu hóa của lợn con trong những ngày ñầu sơ sinh cả về cấu trúc hình thái học và hoạt ñộng của các enzyme tiêu hóa chỉ thích hợp với việc tiếp nhận và tiêu hóa sữa như là một nguồn dinh dưỡng duy nhất (Whitemore, 1993) [63]. Trong 36 giờ ñầu sau khi sinh, thành ruột non của lợn con có khả năng hấp thu nguyên vẹn những globulin phân tử lượng lớn, một sự hấp thu tích cực và không chọn lọc ñược thực hiện nhờ các yếu tố ức chế trypsin và các enzyme tiêu hóa protein khác có mặt trong sữa ñầu của lợn nái và có trong thành ruột non của lợn con (Zintzen và Cs, 1971) [68]. Chính nhờ có cơ chế ñó mà hàm lượng protein tổng số trong huyết thanh của lợn con tăng lên nhanh chóng vài giờ sau khi lợn con ñược bú sữa ñầu. Khả năng hấp thu các kháng thể có phân tử lượng lớn chỉ có hiệu quả trong vòng 36 giờ ñầu sau khi sinh. Sau thời ñiểm này, thành ruột non trở thành một bức rào chắn vững chắc không chỉ ñối với các globulin miễn dịch mà còn ñối với các vi khuẩn gây bệnh. Cho ñến nay cơ chế ñiều chỉnh khả năng hấp thu cũng như sự hình thành bức rào chắn như vậy vẫn chưa ñược giải thích một cách thỏa ñáng. Có giả thuyết cho rằng bản chất sơ khai của niêm mạc ruột non và hormone ACTH có liên quan ñến khả năng này. Lợn ñược cai sữa ở tuần tuổi thứ 3 – 4, ở giai ñoạn sau cai sữa , lợn con không còn ñược bú sữa mẹ mà việc thu nhận chất dinh dưỡng ñược lấy hoàn toàn từ thức ăn bên ngoài. ðiều này ñã gây trở ngại rất lớn cho lợn con vì vậy tốc ñộ sinh trưởng, khả năng thu nhận thức ăn, sức ñề kháng của lợn con giảm mạnh, ñồng thời kéo theo sức mẫn cảm tăng lên do chức năng của các cơ quan trong cơ thể lợn con chưa hoàn chỉnh. Tiến trình này ñược gọi là “ Sự kìm hãm Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 3 sau cai sữa” và dẫn ñến sự phát triển không ñầy ñủ của các chức năng tiêu hóa. Tỷ lệ axit chlohidric (HCl) và sự tiết enzyme thấp có thể làm gia tăng số lượng vi khuẩn bất lợi trong ñường ruột và làm ảnh hưởng tiêu cực ñến sức khỏe lợn con. ðiều này lý giải sự mẫn cảm ñặc biệt của lợn con sau cai sữa ñối với hiện tượng rối loạn tiêu hóa. 2.1.2. Hoạt tính của các enzyme tiêu hóa và sự tiêu hóa enzyme trong hệ thống dạ dày ruột của lợn Hoạt ñộng tiêu hóa thức ăn diễn ra trong ñường dạ dày ruột của lợn con trong 3 tuần ñầu sau khi sinh chủ yếu là tiêu hóa enzyme. Bởi vậy bất kỳ sự thay ñổi về khẩu phần cũng như chế ñộ nuôi dưỡng ñều dẫn tới sự thay ñổi tương ứng của hệ thống các enzyme tiêu hóa. Lợn con khi mới sinh có khả năng tiết các enzyme tiêu hóa rất phù hợp cho việc tiêu hóa sữa. Do ñó, enzyme lactose ñược tiết với hàm lượng cao, enzyme lipase ñược tiết với hàm lượng ñủ ñể tiêu hóa mỡ và protease tiêu hóa protein trong sữa. a. Hoạt tính của các enzyme lipase và sự tiêu hóa mỡ Lúc sơ sinh, hoạt tính của các enzyme tiêu hóa mỡ trong ñường tiêu hóa của lợn con rất cao và tăng không ñáng kể theo tuổi. Tuy nhiên theo Corring và Cs (1978) [33]. cho rằng hoạt tính của các enzyme lipase tuyến tụy tăng dần theo tuổi, khối lượng tuyến tụy tăng dần trong giai ñoạn bú sữa và tương ứng, hoạt tính enzyme lipase tăng dần từ ngày thứ 2 ñến 35 ngày tuổi. Tương ứng với sự tăng dần hoạt tính của các enzyme lipase, tỷ lệ tiêu hóa mỡ của lợn con tăng dần theo tuổi và phụ thuộc vào nguồn mỡ (tỷ lệ tiêu hóa mỡ cao nhất ở mỡ sữa, sau ñến mỡ lợn, dầu oliu và thấp nhất là tinh dầu ngô) (Zintzen và Cs, 1971) [68]. và ñộ dài của chuỗi axit béo trong mỡ. b. Hoạt tính của các enzyme protease và sự tiêu hóa protein Hoạt tính của các enzyme tiêu hóa protein như: pepsin, trysin, Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 4 chymotrysin phụ thuộc vào pH của môi trường dạ dày ruột và tăng lên theo tuổi cùng với sự tăng cường sản xuất axit chlohydric của niêm mạc dạ dày. Theo Zintzen và Cs (1971) [68], ñộ pH trong dịch vị của lợn con lúc sơ sinh là 3, sau ñó tăng dần ñạt mức pH bằng 5 ở 3 ngày tuổi sau ñó tiếp tục giảm do khả năng sản xuất axit chlohydric và ñạt mức pH bằng 2 ở 21 ngày tuổi. Do không có khả năng sản xuất dù axit chlohydric và men pepsin, nên trong giai ñoạn dưới 21 ngày tuổi, khả năng tiêu hóa protein nguồn gốc thực vật và ñộng vật (trừ sữa) của lợn con rất kém, ñồng thời môi trường pH cao trong dịch dạ dày làm tăng khả năng nhiễm mầm bệnh, ñặc biệt là các chủng E.coli trong ruột non, hơn nữa sự phân giải protein bởi men pepsin không hoàn hảo dẫn ñến những mạch peptid dài chưa phân giải ñược ñưa xuống ruột non làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy của lợn con (Ruth Miclat Sonaco, 1996) [59]. Hoạt tính của các enzyme tiêu hóa protein ở lợn con phụ thuộc rất lớn vào nguồn và chất lượng của protein trong thức ăn (Corring, 1980) [32]. Hoạt tính của các enzyme trysin và chymotrysin trong dịch tiêu hóa ở ruột non của lợn con trong giai ñoạn 28 – 35 ngày tuổi ñược ăn khẩu phần có protein từ sữa cao hơn ñáng kể so với những lợn con ñược nuôi dưỡng bằng khẩu phần có protein từ ñậu tương. Tỷ lệ tiêu hóa protein sữa, kể cả sữa lợn và sữa bò ở lợn con ñều rất cao (95 – 99%). Khả năng tiêu hóa protein nguồn gốc thực vật và ñộng vật khác ở lợn con tăng theo tuổi. Theo Leibholz (1982) [46], tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến casein ở lợn con giai ñoạn 9 – 14 ngày tuổi là 94,6%; 21 – 24 ngày tuổi là 96,9%. Protein bột cá và khô dầu ñậu tương tương ứng là: 86,6%; 87,6% và 83,1%; 87,8%. Theo Zinzten và Cs (1971) [68], sự khác biệt về tỷ lệ tiêu hóa ñối với các loại protein trong ñường tiêu hóa của lợn con là do sự khác biệt về khả năng ñông ñặc của chúng trong ñường tiêu hóa, mà chính khả năng này lại quyết ñịnh thời gian lưu lại của chúng trong ñường dạ dày ruột. Quãng thời gian lưu lại này của protein ñậu tương là 19 giờ, của casein là 42 giờ. ðường lactose trong sữa có tác dụng kích thích khả năng Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 5 tiêu hóa casein. Tỷ lệ tiêu hóa protein của lợn con không chỉ phụ thuộc vào nguồn gốc và chất lượng protein mà còn phụ thuộc tỷ lệ protein trong thức ăn, hiệu quả sử dụng protein sẽ bị giảm khi mức protein trong khẩu phần tăng. c. Hoạt tính của các enzyme tiêu hóa gluxit và sự tiêu hóa gluxit ở lợn con Sự phát triển và hoạt tính của các enzyme tiêu hóa gluxit ở lợn con rất không ñồng ñều, các enzyme lactose có hoạt tính rất cao ngay từ những ngày ñầu sau khi sinh và giảm rất nhanh ở 3 tuần tuổi, trong khi ñó hoạt tính của các enzyme tiêu hóa gluxit khác như amylase, maltose và saccharase tăng rất chậm. Theo Hartman và cộng sự (1961), trong mô tuyến tụy của lợn con lúc sơ sinh hoàn toàn không có enzyme amylase, hoạt tính của enzyme này tăng nhanh khi lợn con ñược 35 – 40 ngày tuổi. Leibholz (1982) [46]. ñã có thông báo rằng hoạt tính của enzyme amylase bắt ñầu thể hiện ở ngày tuổi thứ 7 sau khi sinh nhưng không ñáng kể và tăng dần theo tuổi, hoạt tính của enzyme maltose tăng 1,5 lần từ 7 – 28 ngày tuổi. Tương ứng với hoạt tính của hệ enzyme tiêu hóa gluxit, tỷ lệ tiêu hóa của tất cả các loại gluxit ở lợn con ñều rất thấp (trừ lactose). Khả năng tiêu hóa tinh bột của lợn con chỉ ñạt 25% ở tuần tuổi ñầu tiên, 50% ở tuần tuổi thứ 3 và tiếp tục tăng cùng với tiến trình hoàn thiện của cơ quan tiêu hóa (Zinzten và Cs, 1971[68]). Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu hóa tinh bột của lợn con còn phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc của tinh bột, phương pháp chế biến thức ăn hạt và mức ñộ cân ñối axit amin trong khẩu phần (Leibholz, 1982) [46]. 2.2. Ảnh hưởng của việc cai sữa ñến sự thay ñổi hình thái học của niêm mạc ruột non, hoạt tính của các enzyme tiêu hóa và khả năng tiết axit chlohydric (HCl) ở lợn con sau cai sữa 2.2 1. Sự thay ñổi hình thái học của niêm mạc ruột non ở lợn con cai sữa Cấu trúc ñặc trưng nhất của niêm mạc ruột non ở ñộng vật có vú nói chung và lợn con nói riêng là sự tồn tại của các lông nhung, ñơn vị hấp thu nhỏ nhất của cơ quan tiêu hóa. Vùng niêm mạc giữa các lông nhung tồn tại các hốc Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 6 nhỏ, nơi mà từ ñó dịch ruột và các chất lỏng khác ñược tiết vào khoang ruột. Ở những lợn con khỏe mạnh, chiều cao của lông nhung dài gấp 3 – 4 so với chiều rộng của các hốc giữa chúng (Ruth Miclat Sonaco, 1996) [59]. Tương quan giữa chiều cao lông nhung và ñộ sâu của các hốc phản ánh tình trạng sức khỏe khả năng hấp thu của niêm mạc ruột non. Nhiều công trình nghiên cứu ñã chứng tỏ, giữa chiều cao lông nhung và tốc ñộ sinh trưởng của lợn con giai ñoạn sau cai sữa có tương quan rất chặt chẽ. Hệ số tương quan giữa tốc ñộ sinh trưởng và chiều cao lông nhung niêm mạc ruột non ở lợn con sau cai sữa là: r = 0,63 (P<0,05). Trong một công trình nghiên cứu khác của Pluske và Cs (1996) [56], cho thấy hệ số tương quan này là r = 0,78 (P<0,05). ðiều này rất dễ hiểu vì sự giảm chiều cao lông nhung dẫn ñến giảm diện tích hấp thu, giảm hàm lượng enzyme trong mỗi tế bào niêm mạc ruột. ðã có rất nhiều những công trình nghiên cứu khẳng ñịnh cai sữa làm giảm chiều cao của lông nhung và tăng ñộ sâu của các hốc niêm mạc ruột ở lợn con trong những ngày ñầu cai sữa (Smith, 1984 [60]; Cera và Cs, 1990 [30]; Theo Mc Carcken và Kelly, 1993 [49]), chiều cao của các lông nhung và tăng ñộ sâu của các hốc nhỏ giữa chúng có trong niêm mạc ruột non giải thích cho hiện tượng giảm khả năng tiêu thụ thức ăn, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy sau cai sữa và dẫn ñến giảm thậm chí làm ngừng tốc ñộ sinh trưởng của lợn con trong giai ñoạn sau cai sữa (hiện tượng ức chế sau cai sữa). 2.2.2. Hoạt tính của các enzyme ở lợn con cai sữa ðã có rất nhiều các công trình nghiên cứu chứng tỏ rằng cai sữa làm giảm hoạt tính của các enzyme tiêu hóa trong chất chứa dạ dày ruột của lợn con. Hoạt tính của enzyme tuyến tụy giảm trong tuần ñầu tiên sau cai sữa (Lindemann và Cs, 1986) [47]. Miller và Cs (1984) [51]. có thông báo về sự giảm hoạt tính của các enzyme trypsin và chymotrypsin của tuyến tụy. Theo Lidemann và Cs (1986) [47], hoạt tính của enzyme amylase giảm 82%, trypsin giảm 45% trong Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 7 tuần ñầu tiên sau cai sữa ở 35 ngày tuổi sau ñó tăng dần và ñạt mức bình thường ở 45 ngày tuổi. 2.2.3. Khả năng tiết axit chlohydric (HCl) Một số hạn chế của lợn con sau cai sữa là khả năng tiết axit dạ dày kém. Có một số ảnh hưởng tiêu cực liên quan ñến hạn chế này của lợn. Trước hết, axit chlohyric là axit hoạt hóa men pepsinogen thành pepsin hoạt ñộng ñể thực hiện quá trình tiêu hóa protein, pH thích hợp cho pepsin hoạt ñộng là 1,5 – 2,5. Vì vậy, với pH ñường dạ dày cao ñã làm giảm hiệu quả tiêu hóa protein. Mặt khác pH dạ dày còn giữ một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn ngoài môi trường vào hệ thống tiêu hóa. Khi pH cao sẽ làm tăng khả năng rối loạn tiêu hóa của lợn. Do khả năng tiết acid dạ dày bị hạn chế, nhiều nghiên cứu về việc bổ sung acid hữu cơ vào khẩu phần cho lợn con sau cai sữa ñã ñược tiến hành. Phần lớn các axit ñược sử dụng trong lĩnh vực này là lactic, propionic, formic, butyric với mức bổ sung 0,05 – 3,0%. 2.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến sự thay ñổi hình thái học của niêm mạc ruột non ở lợn con cai sữa a. Tuổi cai sữa Cai sữa càng sớm, càng ñột ngột, tốc ñộ giảm chiều cao lông nhung và tăng chiều sâu của các hốc niêm mạc ruột càng cao như vậy và những rối loạn tiêu hóa, hấp thu diễn ra càng trầm trọng Theo Windmusller (1982) [65]., Souba (1993) [61], Wu và Knabe (1993) [66]., trong sữa lợn nái tồn tại một loại acid amin là L-glutamin có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ, kích thích sự phát triển và duy trì các chức năng sinh lý bình thường của các tế bào biểu mô ruột non. Sự ngừng cung cấp sữa làm mất ñi vai trò của L-glutamin và ñó cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm chiều cao lông nhung, tăng ñộ sâu của các crypt (mào ruột) trong niêm Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 8 mạc ruột non. Theo Lindemann và Cs (1986[47]), chiều cao của lông nhung giảm 30 – 65% ở lợn con cai sữa 21 ngày và 27% ở lợn con cai sữa 35 ngày. b. Sự thay ñổi về thức ăn Chuyển trạng thái vật lý của thức ăn từ lỏng sang ñặc, dẫn ñến làm giảm chiều cao của các lông nhung trong những ngày ñầu sau khi cai sữa. Theo Robertson và Cs (1985[57]), Bark và Cs (1986) [27], có một giai ñoạn ñói tạm thời trong những ngày ñầu sau cai sữa trong ñó sức tiêu thụ thức ăn của lợn con giảm ñi rõ rệt và vì vậy lợn con không hấp thu ñủ các chất dinh dưỡng ñể ñáp ứng nhu cầu duy trì ñồng thời sự giảm mức tiêu thụ thức ăn dẫn ñến thiếu sự cung cấp dưỡng chất liên tục trong ñường dạ dày ruột cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng chiều sâu của các hốc niêm mạc và chiều cao lông nhung. c. Nguồn protein trong khẩu phần Protein sữa ít ảnh hưởng tới sự thay ñổi hình thái của niêm mạc ruột, trái lại những protein có nguồn gốc thực vật và ñộng vật có ảnh hưởng rõ rệt ñến sự thay ñổi hình thái các lông nhung cũng như các hốc niêm mạc. Các nghiên cứu cho thấy chiều cao của lông nhung niêm mạc ruột non của lợn ñược ăn khẩu phần có protein sữa cao hơn so với ở lợn con ñược tập ăn khẩu phần có protein ñậu tương. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do sự khác biệt về cấu trúc kháng nguyên của các loại protein trong thức ăn (Miller và Cs, 1984 [51]). 2.3. Cai sữa cho lợn con và một số biện pháp khắc phục hiện tượng khủng hoảng sinh lý sau cai sữa ở lợn con 2.3.1. Cai sữa cho lợn con Ở nước ta trước ñây do kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế nên phần lớn lợn con cai sữa nuôi tới 45 – 50 ngày tuổi. Những năm gần ñây ñể tăng năng suất sinh sản lợn nái (tăng số lứa ñẻ/nái/năm nhằm tăng số lợn con cai sữa/nái/năm) ñã cai sữa lợn con sớm hơn. Hiện nay, cai sữa lợn con sớm vào lúc 21 – 28 ngày tuổi. Việc cai sữa lợn Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 9 con sớm hơn cũng làm cho nái khó ñộng dục sớm và cũng không rút ngắn chu kỳ sinh của nái bao nhiêu, nhưng lợn con khó nuôi hơn, tốn kém hơn nếu cai sữa quá sớm (Võ Văn Ninh, 2001[18]) Mặc dù vậy cai sữa ở lứa tuổi nào cũng phải ñảm bảo lợn con nuôi tiếp sinh trưởng và phát triển tốt, nuôi ñến 2 tháng tuổi ñạt 18 – 20kg ở lợn lai và lợn ngoại và nuôi ñến 3 tháng tuổi ñạt ñến 20 – 22 kg, có trường hợp ñạt 25kg. Việc cho ăn hạn chế trong thời gian sau cai sữa có hiệu quả rõ rệt ñối với việc phòng tránh bệnh ỉa chảy. Số lần cho ăn ảnh hưởng ñến khả năng tiêu hóa của lợn, khi cho ăn 3 lần/ ngày thì sẽ tiêu hóa ñược 13,5% nhưng khi cho ăn 5 lần/ngày thì sẽ tiêu hóa ñược 19,7%. 2.3.2. Một số biện pháp khắc phục hiện tượng khủng hoảng sinh lý sau cai sữa ở lợn con Cai sữa là một stress lớn nhất thể hiện ở việc bị thay ñổi dạng, nguồn thức ăn; thay ñổi về không gian, môi trường sống; ngoài ra còn chịu tác ñộng của việc ghép ñàn… mà lợn con gặp phải trong những ngày chập chững bước vào một cuộc sống ñộc lập. Những stress này là nguyên nhân của những khủng hoảng về sinh lý, ñặc biệt là những thay ñổi sâu sắc về hình thức và chức năng của hệ thống tiêu hóa thể hiện bằng sự giảm khả năng thu nhận thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu hóa, hấp thu những chất dinh dưỡng mà hậu quả cuối cùng là giảm năng suất sinh trưởng của lợn con trong giai ñoạn ñầu sau cai sữa. Chính những khủng hoảng về sinh lý này là một trở ngại rất lớn trong việc nuôi dưỡng và cai sữa sớm cho lợn con. Có nhiều biện pháp kỹ thuật ñã ñược áp dụng nhằm khắc phục những khủng hoảng sinh lý. * Tập cho lợn con ăn sớm ðã có nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ rằng cho lợn con ăn thêm trong giai ñoạn bú sữa làm tăng khả năng tiêu thụ thức ăn, tăng tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong giai ñoạn sau cai sữa, ñặc biệt khi năng suất của lợn mẹ Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 10 thấp. Hoạt tính của enzyme surcarase, maltase, trypsin, amylase tuyến tụy tăng lên ñáng kể ở những lợn con ñược ăn thêm thức ăn trong giai ñoạn bú sữa. Việc ăn sớm và ăn ñược nhiều thức ăn trong thời gian bú sữa không những làm giảm sự teo ñi của các lông nhung mà còn làm giảm khả năng nhiễm E.coli và tỷ lệ tiêu chảy của lợn con ở giai ñoạn sau cai sữa (Ruth Miclat Sonaco, 1996 [59]). Ngày nay các trang trại lớn, chăn nuôi theo quy mô công nghiệp thì thường cho lợn tập ăn vào ngày thứ 7 sau khi sinh. Lượng thức ăn tiêu thụ không nhiều nhưng giúp cho lợn làm quen với thức ăn dạng khô và kích thích quá trình tiết men tiêu hóa ñể ñáp ứng với nhu cầu tiêu hóa ngay sau cai sữa. Thức ăn cung cấp cho lợn con có hàm lượng dinh dưỡng cao, cân bằng theo nhu cầu của giai ñoạn sinh trưởng. Thức ăn tập ăn ñược xử lý giúp lợn dễ tiêu hóa, hấp thu và tránh gây rối loạn tiêu hóa cho lợn con. * ða dạng hóa khẩu phần Nuôi dưỡng lợn con mới cai sữa bằng khẩu phần ña dạng, gồm nhiều loại nguyên liệu thức ăn dễ tiêu hóa. Nhờ tính ña dạng hóa khẩu phần, các thành phần dinh dưỡng ñược cân bằng hơn, tính ngon miệng tốt hơn. Thông qua ñó ñã làm tăng khả năng tiêu thụ thức ăn và tốc ñộ sinh trưởng của lợn con * Chế biến thức ăn theo các phương pháp thích hợp Việc chế biến thức ăn không chỉ nhằm loại bỏ mầm bệnh, ñộc tố trong thức ăn mà còn giúp tăng tính ngon miệng và tăng tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong khẩu phần. Do ñặc ñiểm tiêu hoá của lợn sau cai sữa, nhiều công ty thức ăn ñã sử dụng các biện pháp chế biến như: hấp sấy, nổ bỏng, ép ñùn.. ñể tăng khả năng tiêu hoá và hấp thu, giảm rối loạn tiêu hoá cho lợn. * Tăng mật ñộ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần Do tồn tại mâu thuẫn giữa tiềm năng sinh trưởng cao và sức chứa của hệ tiêu hoá bị hạn chế, nên trong khẩu phần của lợn con giai ñoạn sau cai sữa cần phải có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, ñặc biệt là hàm lượng năng lượng Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 11 và các axit amin thiết yếu (Campbell và Taverner, 1994 [28]). * Tạo môi trường sống phù hợp Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt ñộ, ñộ ẩm và vệ sinh môi trường có ảnh hưởng rất lớn ñến năng suất lợn con sau cai sữa. Kết quả của các nghiên cứu trước ñã ñưa ra vùng nhiệt ñộ tối ưu cho lợn con. Ở tuần ñầu sau khi sinh, nhiệt ñộ chuống nuôi thích hợp cho lợn là 33 - 350C, tuần thứ hai là 31 - 320C, từ 21 ngày ñến 35 ngày tuổi là 28 - 30oC và giảm dần ñến 45 – 60 ngày tuổi là 24 26oC (Tài liệu tập huấn - kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại, TTNC Lợn Thụy Phương, 2004 [15]). Trong thực tế, những biến ñộng thời tiết thường tạo ra môi trường nhiệt ñộ rất khác biệt với vùng nhiệt ñộ tối thích của lợn con và ñó chính là một trong số những nguyên nhân dẫn tới những khủng hoảng sinh lý sau cai sữa (Hitoshi Mikami, 1994 [38]). * Chuyển ñổi thức ăn từ từ Trong chăn nuôi, ñể hạn chế stress cho lợn sau cai sữa khi chuyển ñổi thức ăn từ thức ăn tập ăn sang thức ăn cho giai ñoạn sau cai sữa nên chuyển ñổi từ từ. Ngày ñầu sau cai sữa, cho lợn ăn hoàn toàn thức ăn tập ăn, ngày thứ hai trộn ¼ thức ăn sau cai sữa với ¾ thức ăn tập ăn, ngày thứ ba trộn ½ thức ăn sau cai sữa với ½ thức ăn tập ăn, ngày thứ tư trộn ¾ thức ăn sau cai sữa với ¼ thức ăn tập ăn và ñến ngày thứ năm mới cho lợn ăn hoàn toàn thức ăn giai ñoạn sau cai sữa. * Cung cấp các chất bổ sung trong thức ăn của lợn Trong những thập kỷ gần ñây, chất bổ sung trong thức ăn ñã giữ một vai trò ñặc biệt trong ngành chăn nuôi. Chất bổ sung ñã nâng cao năng suất chăn nuôi vì vậy ñã tạo lợi nhuận cao cho các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và người chăn nuôi. ðã từ lâu người ta biết rằng trong quá trình phối hợp khẩu phần, nếu chỉ dùng nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc hữu cơ như ngô, cám, lúa mỳ, ñại mạch, Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan