Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sử dụng một số công thức thức ăn ủ chua từ sản phẩm củ và lá sắn với ...

Tài liệu Nghiên cứu sử dụng một số công thức thức ăn ủ chua từ sản phẩm củ và lá sắn với cỏ stylo trong chăn nuôi lợn thịt tại nông hộ

.PDF
61
258
141

Mô tả:

i MỤC LỤC Trang MỤC LỤC...............................................................................................................i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... iv MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................. 2 3. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 3 PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4 1. 1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ................................................................. 4 1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, tiêu hóa của lợn giai đoạn nuôi thịt ..................... 4 1.1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn thịt ....................................................... 4 1.1.1.2. Đặc điểm tiêu hóa của lợn thịt ............................................................ 5 1.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hoá của lợn ........................ 6 1.1.2. Vai trò của thức ăn trong chăn nuôi lợn thịt ............................................ 7 1.1.3. Sắn và sử dụng sắn trong chăn nuôi lợn .................................................. 7 1.1.3.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và Việt Nam ................................ 7 1.1.3.3. Giá trị dinh dưỡng của củ sắn và lá sắn .............................................. 9 1.1.3.4. Các phương pháp làm giảm HCN trong sắn để chăn nuôi lợn ........... 11 1.1.4. Cỏ stylo 184 và tình hình sử dụng trong chăn nuôi lợn ......................... 12 1.1.4.1. Đặc điểm sinh học cỏ stylo ................................................................ 12 1.1.4.2. Giá trị dinh dưỡng và sử dụng cỏ stylo trong chăn nuôi .................... 13 1.1.5. Phương pháp ủ chua thức ăn ................................................................. 14 1.1.5.1. Cơ sở khoa học của phương pháp ủ chua .......................................... 14 1.1.5.2. Các quá trình diễn ra trong hố ủ chua............................................... 15 1.1.5.3. Ưu điểm của phương pháp ủ chua ..................................................... 17 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................. 17 1.2.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của củ và lá sắn ................. 17 1.2.2. Nghiên cứu củ sắn và lá sắn trong chăn nuôi lợn thịt............................ 19 1.2.3. Thành phần hóa học và sử dụng cỏ stylo trong chăn nuôi lợn thịt ........ 22 PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 23 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................ 23 2.2.1. Địa điểm .............................................................................................. 23 2.2.2. Thời gian ............................................................................................. 23 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 23 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23 2.4.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ........................................................................ 23 2.4.2. Phương pháp ủ chua........................................................................... 25 2.4.3. Phương pháp lấy mẫu ......................................................................... 25 ii 2.4.4. Phương pháp phân tích mẫu .............................................................. 25 2.4.5. Phương pháp đo độ dày mỡ lưng của lợn ........................................... 26 2.5. Các chỉ tiêu theo dõi.................................................................................. 26 2.6. Xử lý số liệu ............................................................................................... 26 PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 27 3.1. Kết quả thực hiện nội dung 1: Nghiên cứu đánh giá giá trị dinh dưỡng của các công thức phối hợp củ sắn, lá sắn và cỏ stylo khác nhau ủ chua trong phòng thí nghiệm ............................................................................................. 27 3.1.1. Thành phần hoá học của các loại nguyên liệu .................................. 27 3.1.2. Giá trị dinh dưỡng và chỉ số pH và HCN của thức ăn ủ chua các công thức ............................................................................................................... 28 3.1.3. Giá trị sơ bộ các loại thức ăn ủ chua .................................................. 32 3.2. Kết quả thực hiện nội dung 2: Nghiên cứu so sánh khả năng sinh trưởng, cho thịt và tiêu tốn thức ăn của lợn sử dụng thức ăn ủ chua với thức ăn đối chứng tại nông hộ ................................................................................. 34 3.2.1. Thí nghiệm 1 sử dụng củ sắn tươi và cỏ stylo tươi ủ chua ................ 34 3.2.1.1. Khả năng sinh trưởng và độ dày mỡ lưng của lợn thí nghiệm 1 ..... 34 3.2.1.2. Tiêu tốn và chi phí thức ăn của thí nghiệm .................................... 36 3.2.2. Thí nghiệm 2 sử dụng củ sắn tươi, lá sắn tươi ủ chua ....................... 38 3.2.2.1. Khả năng sinh trưởng và độ dày mỡ lưng của lợn thí nghiệm ........ 38 3.2.2.2. Tiêu tốn và chi phí thức ăn của thí nghiệm .................................... 40 3.3. Kết quả thực hiện nội dung 3: Hỗ trợ phổ biến phương pháp ủ chua và các công thức thức ăn ủ chua tốt và ứng dụng trong chăn nuôi lợn thịt cho các hộ dân chăn nuôi trong xã ........................................................................ 42 PHẦN 4. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................ 46 4. 1. Kết luận .................................................................................................... 46 4. 2. Tồn tại ...................................................................................................... 47 4. 3. Đề nghị...................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 48 PHỤ LỤC ...............................................................Error! Bookmark not defined. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CF CP cs CT ĐB x MC ĐC FAO g HCN Kcal Kg KL KP Mcal ME mm NFE NXB TA TA ủ TAHH TN TT tr. VCK Sd STTĐ STTL Xơ thô (Crude fibre) Protein thô (Crude protein) Cộng sự Công thức Đại Bạch x Móng Cái Đối chứng Tổ chức nông lương thế giới Gram Axit xianhydric Kilocalo Kilogram Khối lượng Khẩu phần Megacalo Năng lượng trao đổi Milimét Dẫn xuất không đạm (Nitrogen free extractives) Nhà xuất bản Thức ăn Thức ăn ủ chua Thức ăn hỗn hợp Thí nghiệm Tăng trọng Trang Vật chất khô Độ lệch chuẩn (Standard deviation) Sinh trưởng tuyệt đối Sinh trưởng tích lũy iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của thế giới giai đoạn 2003 - 2008 .... 8 Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2008 .... 8 Bảng 2.1: Thành phần các nguyên liệu trong các công thức ủ chua........................ 24 Bảng 3.1: Thành phần hoá học của các loại nguyên liệu ........................................ 27 Bảng 3.2: Tỷ lệ vật chất khô trung bình của các loại thức ăn ủ chua (%) ............... 28 Bảng 3.3: Tỷ lệ protein thô trung bình của các loại thức ăn ủ chua (%VCK) ......... 29 Bảng 3.4: Tỷ lệ xơ thô trung bình của các loại thức ăn ủ chua (%VCK) ................ 30 Bảng 3.5: Giá trị pH trung bình của các loại thức ăn ủ chua .................................. 31 Bảng 3.6: Hàm lượng HCN trung bình của các loại thức ăn ủ chua ....................... 32 Bảng 3.7: Giá trị sơ bộ hạch toán của các loại thức ăn ủ chua ................................ 33 Bảng 3.8: Khả năng sinh trưởng và độ dày mỡ lưng của lợn thí nghiệm 1 ............. 35 Bảng 3.9: Tiêu tốn và chi phí thức ăn của lợn thí nghiệm 1 ................................... 37 Bảng 3.10: Khả năng sinh trưởng và độ dày mỡ lưng của lợn thí nghiệm 2 ........... 39 Bảng 3.11: Tiêu tốn và chi phí thức ăn của lợn thí nghiệm 2 ................................. 41 Bảng 3.12. Kết quả thực hiện hoạt động hỗ trợ nông dân tiến hành ủ chua năm 2010 .............................................................................................................................. 44 Bảng 3.13. Kết quả đánh giá thực hiện hoạt động hỗ trợ nông dân tiến hành ......... 45 ủ chua năm 2010 ................................................................................................... 45 v DANH MỤC HÌNH MINH HỌA Trang Hình 3.1: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 1 ................................ 36 Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 2 ................................ 39 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tà Theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/4/2010, cả nước ta có 27,3 triệu con lợn, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm 2009. Các vùng có số đầu lợn nhiều là vùng Đồng bằng sông Hồng có 7,2 triệu con, chiếm 27,1% tổng đàn lợn trong cả nước; Đông Bắc 4,6 triệu con, chiếm 17,3%; Đồng bằng sông Cửu long 3,6 triệu con, chiếm 13,6%; Bắc Trung Bộ 3,4 triệu con, chiếm 12,9%; Đông nam bộ 2,5 triệu con, chiếm 9,3%; Duyên hải nam trung bộ 2,4 triệu con, chiếm 9,0%. Các tỉnh có số đầu lợn lớn trên 1 triệu con như là Hà Nội, Đồng Nai, Nghệ An, Thái Bình, Bắc Giang [27]. Trong số 20.809 trang trại chăn nuôi các loại, ở vùng Trung du miền núi phía Bắc có 1.436 trang trại (Tổng cục thống kê, 2010). Do vậy, các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc chăn nuôi lợn chủ yếu vẫn nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình tận dụng nhiều phụ phẩm nông nghiệp, hiệu quả kinh tế còn thấp. Các tỉnh này lại có lợi thế là diện tích dất dốc canh tác kém hiệu quả có thể trồng các cây thức ăn phục vụ chăn nuôi lợn. Trong định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2020 [16], ngoài đẩy mạnh chăn nuôi lợn theo quy mô hình thức trang trại tập trung công nghiệp, còn lưu ý đến phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái và tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, sản xuất an toàn sinh học. Đối với chăn nuôi lợn quy mô nông hộ việc sử dụng nguồn thức ăn sẵn có từ phụ phẩm nông nghiệp đã có từ lâu. Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) ở Việt Nam là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho các nhà máy chế biến tinh bột, cho sản xuất thức ăn gia súc, có thể chế biến thành nhiều thực phẩm như bánh, kẹo... Sắn cũng là loại cây trồng dễ tính, không yêu cầu đất đai khắt khe, có thể trồng trên đất cát nghèo dinh dưỡng hoặc đất phì nhiêu đều cho năng suất khá cao (Mai Thạch Hoành, 2004) [8]. Do vậy, cây sắn ngày càng được trồng phổ biến ở Việt Nam năm 2008 diện tích sắn là 555,70 nghìn ha, với sản lượng 9395,80 nghìn tấn, đạt năng suất bình quân 16,91 tấn/ha (FAOSTAT, 2010) [51]. Củ sắn có tỷ lệ tinh bột cao (76,2 - 77,2%), nhưng protein lại thấp (2,2 - 2,7%) đặc biệt là axit amin methionine (0 - 0,6%) (Nguyễn Nghi và cs, 2 1984) [13], hàm lượng HCN trong củ sắn ngọt 20 - 30 mg/Kg củ tươi, trong sắn đắng 60 - 150 mg/Kg củ tươi (Mai Thạch Hoành, 2004) [8]. Tuy nhiên khác với củ sắn, lá sắn có tỷ lệ protein cao (16,5 - 39,0%), hàm lượng độc tố HCN từ 610 - 1840 mg/KgVCK (Hoàng Văn Tiến, 1987) [18]; (Dư Thanh Hằng, 2008) [5]. Axít HCN dễ gây ngộ độc cho gia súc, để nâng cao hiệu quả sử dụng củ sắn và lá sắn trong chăn nuôi ta cần chế biến để giảm tối đa hàm lượng HCN. Phương pháp ủ chua đã có tác dụng giảm hàm lượng HCN và kéo dài thời gian sử dụng (Danh và cs, 1993) [49]; (Bùi Quang Tuấn, 2005) [28]; (Ba và cs, 2006) [39]; (Mai Thị Thơm và cs, 2006) [31]. Mặt khác phương pháp ủ chua là phương pháp bảo quản thích hợp để bảo quản thức ăn trong thời gian dài, giúp cho người chăn nuôi chủ động nguồn thức ăn, dự trữ thức ăn vào mùa thu hoạch và sử dụng cho vật nuôi vào mùa khan hiếm nguồn thức ăn (Nguyễn Thị Tịnh và cs, 2006) [25]. Cỏ stylo (Stylosanthes guianensis) là loại cây họ đậu lâu năm, thường được dùng để phủ đất chống xói mòn, và kết hợp làm thức ăn gia súc. Loại cỏ này dễ trồng và năng suất cao 40 - 70 tấn/ha/năm (Nguyễn Thiện, 2005) [30]. Cỏ stylo thường có lông và hàm lượng xơ cao nên gia súc không thích ăn tươi, cỏ dạng khô có thể sử dụng cho trâu, bò, ngựa, dê, lợn và gia cầm. Ở dạng khô hàm lượng protein đạt 155 167 g/Kg VCK, xơ đạt 266 - 272 g/Kg VCK (Viện chăn nuôi, 2001) [35]. Cỏ stylo dạng tươi có tỷ lệ protein thô cao 16,86%, đây là một nguồn nguyên liệu bổ sung protein lý tưởng cho vật nuôi (Lê Hoa và cs, 2009) [7]. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử dụng một số công thức thức ăn ủ chua từ sản phẩm củ và lá sắn với cỏ stylo trong chăn nuôi lợn thịt tại nông hộ”. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được giá trị dinh dưỡng các nguyên liệu củ sắn, lá sắn, cỏ stylo 184 dùng trong thức ăn ủ chua. - Xác định được ảnh hưởng của thời gian ủ đến sự biến đổi các thành phần hóa học và dinh dưỡng của thức ăn ủ chua từ sản phẩm củ và lá sắn với cỏ stylo. 3 - Xác định tỷ lệ sử dụng và các công thức ủ chua có chất lượng tốt từ các nguyên liệu là củ sắn và cỏ stylo làm thức ăn chăn nuôi lợn lai F1 giai đoạn nuôi thịt đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi lợn F1 so với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. - Đánh giá hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn thông qua việc sử dụng các công thức thức ăn ủ chua khác nhau. Từ đó là cơ sở để khuyến cáo cho nông hộ sử dụng các công thức ủ chua thức ăn sử dụng trong nông hộ. 3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu sự biến động của các thành phần hóa học trong thức ăn ủ chua từ sắn kết hợp cỏ stylo và các nguyên liệu khác để làm cơ sở dùng làm thức ăn cho lợn. Đánh giá khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn của lợn khi dùng thức ăn ủ chua. * Ý nghĩa thực tiễn: Nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt bằng cách ủ chua các nguồn thức ăn sẵn có, rẻ tiền tại địa phương và quy mô nông hộ. 4 PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. 1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu 1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, tiêu hóa của lợn giai đoạn nuôi thịt 1.1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn thịt Sinh trưởng là một quá trình tích luỹ chất thông qua quá trình trao đổi chất, là sự tăng lên về khối lượng, về kích thước các chiều của các bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [14] phân chia các quy luật sinh trưởng và phát dục của lợn theo hai quy luật: - Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn: Quá trình sinh trưởng và phát dục của lợn được chia làm giai đoạn trong thai (prenatal) và giai đoạn ngoài thai (postnatal). - Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều: Không đồng đều về khả năng tăng khối lượng, không đồng đều về sự phát triển của các cơ quan, bộ phận của cơ thể, không đồng đều về sự tích luỹ của các tổ chức mỡ, nạc, xương. Điều quan trọng nhất là các nhà chăn nuôi phải biết thời điểm lợn sinh trưởng nhanh nhất để kết thúc vỗ béo cho thích hợp, giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [14] để đánh giá khả năng sinh trưởng của vật nuôi, ta dùng phương pháp cân định kỳ khối lượng và đo kích thước các chiều của cơ thể vật nuôi, từ đó tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng để đánh giá khả năng sinh trưởng của vật nuôi. Các chỉ tiêu sinh trưởng thường dùng là: + Sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi tích luỹ được qua thời gian khảo sát. Các thông số thu được qua các lần cân đo biểu thị sinh trưởng tích luỹ của vật nuôi. + Sinh trưởng tuyệt đối (A): Là khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi tăng lên trong một đơn vị thời gian. Đối với lợn sinh trưởng tuyệt đối thường dùng đơn vị là g/con/ngày. 5 + Sinh trưởng tương đối (R): Là tỷ lệ % của phần khối lượng (thể tích, kích thước) tăng lên so với khối lượng (thể tích, kích thước) thời điểm cân đo. Đơn vị sinh trưởng tương đối là %. + Hệ số sinh trưởng (C): Là tỷ lệ % của khối lượng, kích thước ở thời điểm cuối khảo sát so với thời điểm đầu. Đơn vị tính hệ số sinh trưởng là %. 1.1.1.2. Đặc điểm tiêu hóa của lợn thịt Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [29] tiêu hoá là quá trình phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn thông qua tác động cơ học, hoá học và vi sinh vật học để biến các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản mà cơ thể động vật có thể hấp thu và sử dụng được. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [14] quá trình tiêu hoá ở lợn diễn ra dưới ba hình thức: Tiêu hoá cơ học; tiêu hoá hoá học và tiêu hoá vi sinh vật. Ba quá trình này diễn ra đồng thời và có ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau dưới sự điều khiển của hệ thống thần kinh thể dịch. Tiêu hoá ở miệng: Ở miệng của lợn, quá trình tiêu hoá diễn ra chủ yếu dưới hai hình thức: Cơ học và hoá học. Lợn dùng mõm lấy thức ăn, vừa ăn vào vừa nhai và vừa nuốt liên tục. Quá trình tiêu hoá hoá học ở miệng được thực hiện bởi hai men chứa trong nước bọt, đó là men amilaza và men mantaza. Hai men này thuỷ phân tinh bột (gạo, ngô, sắn và khoai) thành đường glucose. Tiêu hoá ở dạ dày: Tiêu hoá ở dạ dày gồm quá trình tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học. Tiêu hoá cơ học là sự co bóp nhào trộn thức ăn do cơ trơn dạ dày thực hiện. Quá trình này rất quan trọng: vừa làm cho thức ăn nát nhuyễn, vừa làm cho thức ăn ngấm đều các men tiêu hoá để sự tiêu hoá được triệt để hơn. Tiêu hoá hoá học là quá trình tác động của các men tiêu hoá do dịch vị tiết ra. Trong quá trình tiêu hoá lợn tiết ra dịch vị liên tục và nhiều nhất là sau khi ăn 2 - 3 giờ. Lượng dịch tiết ra thay đổi phụ thuộc vào khẩu phần ăn và thời gian cho ăn. Khi cho lợn ăn thức ăn ủ xanh, lượng dịch vị tăng lên gấp 2 - 3 lần, độ toan cao hoạt lực pepsin mạnh. Lợn ăn thức ăn rang, dịch vị tiết nhiều hơn thức ăn ngâm. Thức ăn bột ngũ cốc, cám gạo thì tiết dịch vị nhiều hơn thức ăn củ quả, rau tươi. Thức ăn 6 sống, ủ men dịch vị tiết tăng hơn thức ăn chín không ủ men, thời gian ăn càng dài thì lượng dịch vị càng tăng tiết. Tiêu hoá ở ruột non: Thức ăn từ dạ dày xuống ruột non chịu tác động phối hợp của các enzym trong dịch tụy, dịch ruột và các chất xúc tác tiêu hoá trong dịch mật để biến đổi về thành phần hoá học. Thức ăn khi chuyển xuống ruột non sẽ được tiêu hoá triệt để nhất (Hoàng Toàn Thắng và cs, 2006) [29]. Các enzym giúp cho quá trình tiêu hoá tinh bột, protein, chất béo và axit nucleic như: trypsin, chimotrypsin, cacboxypeptidaza, dipeptidaza, elastaza, nucleaza, amilaza, lactaza, sacaraza, lipaza,… Tiêu hoá ở ruột già: Ruột già tiếp tục quá trình tiêu hoá những gì ruột non tiêu hoá chưa triệt để. Ruột già chủ yếu tiêu hoá chất xơ do vi sinh vật ở manh tràng phân giải, hấp thu lại nước và chất khoáng. Quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng còn lại ở ruột già rất thấp, chỉ có 9% gluxit và 3% protein của dưỡng chấp được tiêu hoá ở ruột già nhờ các men tiêu hoá protein, gluxit ở ruột non chuyển xuống. Các chất đường, protein, mỡ còn lại ở ruột già sẽ do vi khuẩn gây thối tạo thành các chất crezon, fenol, indol, scatol và các khí như H2S, CO2, H2… 1.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hoá của lợn Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến khả năng tiêu hóa của lợn đó là: + Loại thức ăn: Các loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng không giống nhau đến quá trình tiết dịch tiêu hoá. + Kỹ thuật chế biến thức ăn: Kỹ thuật chế biến thức ăn khác nhau (như lên men, ủ chua, rang chín,…) thì khả năng tiết dịch tiêu hoá khác nhau (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [14]. + Tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần: Khi khẩu phần thức ăn kém cân bằng sẽ gây ra hoạt động căng thẳng của cơ quan tiêu hoá, từ đó dẫn tới hiện tượng giảm đồng hoá thức ăn. Khẩu phần có tỷ lệ protein thấp sẽ làm tăng hoạt động của cơ quan tiêu hoá, ngược lại protein cao thì lượng dịch tụy tiết ra càng nhiều để tăng cường tiêu hoá protein. 7 + Phương pháp cho ăn, uống: Lợn ăn nhiều bữa và ăn thức ăn khô sẽ làm tăng tiết dịch tiêu hóa. Cho lợn ăn đúng giờ và đều bữa kích thích tính thèm ăn, tăng hấp thu là tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. + Nhiệt độ thức ăn và nước uống: Lợn uống nước có nhiệt độ từ 5 - 80C thì lượng dịch tiêu hóa tiết ra chỉ bằng 20% so với lợn được uống nước ở nhiệt độ thường 20 - 250C (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [14]. + Các yếu tố khác: Khi nhiệt độ môi trường, vận động… có sự ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của lợn. 1.1.2. Vai trò của thức ăn trong chăn nuôi lợn thịt Chăn nuôi lợn thịt là công đoạn cuối cùng của nghề nuôi lợn. Để cung cấp thịt cho nhu cầu đời sống xã hội. Mục tiêu của chăn nuôi lợn thịt là lợn lớn nhanh, thời gian nuôi ngắn, tiêu tốn thức ăn thấp, thịt nạc nhiều, tỷ lệ móc hàm cao, chi phí lao động và chi phí khác thấp, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng (Trần Văn Phùng, 2004)[14]. Trong chăn nuôi thức ăn chiếm một vị trí rất quan trọng, nó quyết định 70% giá thành sản phẩm do vậy đối với từng con giống, trong mỗi điều kiện và giai đoạn nuôi dưỡng khác nhau cần phải có một khẩu phần ăn thích hợp đảm bảo đầy đủ, cân đối về nhu cầu các chất dinh dưỡng thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng di truyền, tạo sản phẩm lớn nhất với mức chi phí thấp nhất. Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố ngoại cảnh chi phối đến sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn. Lượng thức ăn cho ăn và thành phần, đặc điểm của thức ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trọng của lợn (Phạm Sỹ Tiệp, 1999) [19]. 1.1.3. Sắn và sử dụng sắn trong chăn nuôi lợn 1.1.3.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và Việt Nam Theo thống kê của FAO, sản lượng sắn thế giới năm 2008 đạt 232,95 triệu tấn củ tươi so với năm 2007 tăng 3,79%. 8 Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của thế giới giai đoạn 2003 - 2008 Năm 2003 2004 Diện tích (triệu ha) 17,50 18,00 Năng suất (tấn/ha) 10,93 11,29 Sản lượng (triệu tấn) 191,32 203,11 2005 2006 18,47 18,34 11,21 12,12 207,09 222,29 2007 2008 18,55 18,70 12,09 12,46 224,13 232,95 Nguồn: FAOSTAT (2010) [51] Viện nghiên cứu chính sách lương thực thế giới (IFPRI) đã dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu đến năm 2020 ước đạt 275,10 triệu tấn, trong đó sản xuất sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển là 274,7 triệu tấn (99,85%), các nước phát triển khoảng 0,4 triệu tấn. Tốc độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm lương thực, thực phẩm là 1,98% và thức ăn gia súc là 0,95%. Cây sắn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nhiều nước Châu Á, đặc biệt là các nước vùng Đông Nam Á nơi cây sắn có tổng diện tích đứng thứ ba sau lúa và ngô, tổng sản lượng đứng thứ ba sau lúa và mía (Pham Van Bien và cs, 2000) [40]. Tại Việt Nam, theo thống kê của FAO, sản lượng sắn của nước ta năm 2008 là 9.395,8 nghìn tấn, với diện tích 555,7 nghìn ha. So với năm 2003, sản lượng sắn nước ta tăng lên gần hai lần (4086,9 nghìn tấn), trong khi đó diện tích tăng 183,8 nghìn ha. Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2008 Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (nghìn tấn) Năm 2003 371,90 14,28 5.308,90 2004 388,60 14,98 5.820,70 2005 425,50 15,78 6.716,20 2006 475,20 16,38 7.785,20 2007 495,50 16,53 8.198,20 2008 555,70 16,91 9.395,80 Nguồn: FAOSTAT (2010) [51] 9 1.1.3.2. Đặc điểm sinh học của cây sắn Cây sắn là một loại cây lương thực quan trọng trên thế giới. Sắn có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới vùng Mỹ Latinh, được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ XVIII. Cây sắn cho hai sản phẩm có giá trị đó là củ sắn và lá sắn. - Củ sắn dài 20 - 50cm, khi luộc chín có màu trắng đục, hàm lượng tinh bột cao. Sắn luộc chín có vị dẻo, thơm đặc trưng. Sắn có thời gian sinh trưởng thay đổi từ 6 đến 12 tháng (tối đa 18 tháng), tùy thuộc giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng. - Lá sắn là loại lá đơn có cuống lá dài và có phiến lá phân thùy sâu, thường có từ 5 - 7 thùy trên một lá. Lá sắn có cuống dài và sắp xếp trên thân theo đường soắn ốc nên lá cây sắn có cấu tạo thích ứng để mọi lá nhận được ánh nắng phân đều. Độc tố axit xianhydric (HCN) còn có tên gọi khác là axit prussic hình thành do thủy phân glucozit (C10H17O6N) có ở củ sắn, lá sắn, chất này gây độc cho cơ thể con người và động vật nói chung: C10H17O6N + H2O → C6H12O6 + (CH3)2 + HCN Tùy theo từng giống sắn, thời gian thu hoạch mà hàm lượng HCN chứa trong các bộ phận thân, lá và củ sắn sẽ khác nhau. Theo Ravindran (1995) [72] nồng độ HCN trong lá chịu ảnh hưởng của yếu tố giống, thổ nhưỡng, khí hậu và đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng. Lá sắn càng già thì hàm lượng HCN càng thấp. Ở những lá non hàm lượng glucozit trong cuống lá cao hơn trong phiến lá, còn trong lá già thì ngược lại. Hàm lượng HCN ở những phiến lá búp là 330 - 790 ppm (khối lượng tươi), ở những lá bánh tẻ là 340 - 1040 ppm và ở những lá già là 210 - 730 ppm (Phạm Sỹ Tiệp, 1999) [19]. 1.1.3.3. Giá trị dinh dưỡng của củ và lá sắn Củ sắn và lá sắn là những loại nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao đối với con người và gia súc (CIAT, 1993) [43]. Sắn có thể sản xuất năng suất rất cao (20 tấn củ/ha/năm), đặc biệt là protein (4 tấn/ha/năm), năng suất lá sắn (8 tấn/ha/năm) điều này làm cây sắn trở thành lý tưởng để tận dụng chất dinh dưỡng trong đất (Preston, 2001) [67]. 10 Củ sắn có giá trị dinh dưỡng cao, tỷ lệ VCK 27,70%; CP 0,9%; Lipit thô 0,4%; CF 1%; NFE 24,7%; khoáng tổng số 0,7%; canxi 0,05%; photpho 0,04%; và năng lượng trao đổi (ME) 968 Kcal (Viện chăn nuôi, 2001) [35]. Sắn sử dụng trong chăn nuôi ở dạng cho ăn tươi, sắn phơi khô, bã sắn, bột lá sắn và sử dụng để ủ chua. Bột củ sắn là nguồn thức ăn giàu năng lượng, tính toán cho thấy ME có từ 3000 3100 Kcal/Kg, nhưng nghèo protein, axit amin (nghèo: methinone, tryptophan), khoáng và vitamin. Lá sắn lại là nguồn protein lý tưởng sử dụng làm nguồn thức ăn giàu đạm cho vật nuôi. Theo Hội chăn nuôi (2003) [9] bình quân trong bột lá sắn có chứa 21% protein thô (16,7 - 39,9%). Hàm lượng protein biến động tùy theo giống sắn, tuổi thu hoạch, độ phì nhiêu của đất trồng và khí hậu vùng canh tác. Thành phần hóa học của bột lá sắn như sau: vật chất khô 93%; protein thô 16% (16,7 - 39,9%); lipit 5,5% (3,8 - 10,5%); xơ thô 20% (4,8 - 29%); khoáng tổng số 8,5% (5,7 - 12,5%); Ca (canxi) 1,45%; P (photpho) 0,45%; Zn (kẽm) 149 mg/Kg; Mn (mangan) 52 mg/Kg; Fe (sắt) 259 mg/Kg; và Cu (đồng) 12 mg/Kg. Trong lá sắn giàu vitamin C và A có hàm lượng riboflavin đáng kể, giàu lysine, thiếu methionine. Theo Phuc và Lindberg (2001) [70] phân tích trong lá sắn có đầy đủ các axit amin thiết yếu; lá sắn phơi khô và lá sắn ủ chua không có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ protein thô và tỷ lệ các axit amin. Ở các nước trồng nhiều sắn, có ba phương thức khai thác lá sắn như sau: (1) vừa lấy lá, vừa lấy củ; cách này có thể thu được 7,5 tấn chất khô/ha; (2) thu hoạch củ là chính, khi thu hoạch thì tận thu lá, cách này có thể thu được 1 - 1,8 tấn chất khô/ha; (3) chuyên canh để thu hoạch lá có thể thu được 21 tấn chất khô/ha. Ở các tỉnh miền Nam nước ta thu hoạch lá sắn theo kiểu tận thu; trước khi thu hoạch củ 2 tháng hái 1/3 số lá trên cây, trước thu hoạch 1 tháng hái ¾ số lá còn lại. Thu hoạch lá sắn theo cách này không ảnh hưởng đến năng suất củ, đồng thời tận dụng được thời gian trước thu hoạch để phơi khô lá với mục đích làm bột. 11 1.1.3.4. Các phương pháp làm giảm HCN trong sắn để chăn nuôi lợn Như đã nói ở trên, yếu tố hạn chế lớn nhất của việc sử dụng sắn làm thức ăn cho gia súc là sự có mặt của glucozit (C10H17O6N), sản phẩm này dễ dàng bị thủy phân để tạo ra HCN khi tế bào bị trầy sước hay bị phá vỡ trong quá trình chế biến hay tiêu hóa ở gia súc. HCN khi vào cơ thể gây ức chế men hô hấp tế bào cytocrom - oxydaza; do thiếu oxy máu tĩnh mạch có màu đỏ thẫm, con vật có biểu hiện ngạt thở. Trong trường hợp ngộ độc cấp tính, con vật có thể chết trong vòng vài giây. Trường hợp không quá cấp tính, nước bọt tiết mạnh, chuyển động giật lùi, có hiện tượng rối loạn hô hấp; 15 - 60 phút sau con vật có thể chết (Hội chăn nuôi, 2003) [9]. Dựa vào hàm lượng HCN trong củ sắn người ta chia ra: Giống sắn ngọt có chứa khoảng 20 - 30 mg/Kg củ tươi; giống sắn đắng có tới 60 - 150 mg/Kg củ tươi (Mai Thạch Hoành, 2004) [8]. Theo Hội chăn nuôi Việt Nam, (2003) [9] phân loại sắn đắng có hàm lượng độc tố trên 0,02%; sắn ngọt có hàm lượng độc tố thấp hơn 0,01%. Độc tố HCN là chất dễ bay hơi, dễ hòa tan trong nước và có thể bị oxy hóa thành axit cyanic không độc, hoặc có thể hòa tan kết hợp với đường tạo thành chất không độc. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nồng độ HCN trong lá có thể được giảm đi đáng kể bằng phương pháp bóc vỏ, nấu chín, phơi khô và ủ chua (Bui Van Chinh và Le Viet Ly, 2001 [48]; Ravindran và cs, 1987 [71]; Ly và Rodriguez, 2001 [62]). Các phương pháp thông thường được sử dụng để chế biến sắn đó là: - Hòa tan glucoside trong nước, dùng các phương pháp ngâm củ sắn từ 5 - 7 ngày trong dòng nước chảy hoặc trong bể nước tĩnh sau đó lọc lấy tinh bột. Phương pháp này tốn nhiều công và không thể áp dụng với quy mô lớn. Mặt khác sắn sau khi ngâm nước sẽ bị giảm chất lượng vì nước đã xâm nhập vào trong củ. - Biện pháp nấu chín hoặc luộc sắn để loại bỏ hàm lượng HCN (vô hiệu hóa men Linamariaza), tuy nhiên phương pháp này khó khả thi và không thể phổ biến nếu số lượng sắn thu hoạch lớn, tốn kém nhiên liệu và thời gian. - Biện pháp phân hủy glucoside và bốc hơi hoặc rửa sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng HCN, đây là biện pháp cổ điển hay dùng như: Thái lát phơi khô, băm nhỏ lá sắn phơi khô, thái lát và ngâm nước (nước muối, nước vôi, axit HCl…). Củ và lá sắn 12 bị tác động làm thay đổi tế bào cả về hình thái, cấu trúc và sinh hóa, thông qua đó các glucozit tiếp xúc với enzim dẫn đến HCN được giải phóng và bay hơi. - Một phương pháp làm giảm HCN trong củ sắn và lá sắn đó là ủ chua. Phương pháp này vẫn dựa trên nguyên lý tác động làm thay đổi cấu trúc tế bào dẫn đến tác động giữa glucozit và enzim để tạo thành HCN dạng tự do, chúng sẽ bị rửa theo nước hoặc bay hơi trong quá trình cho gia súc ăn. 1.1.4. Cỏ stylo 184 và tình hình sử dụng trong chăn nuôi lợn 1.1.4.1. Đặc điểm sinh học cỏ stylo Cỏ styo phân bố tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ sau đó nhập vào nhiều nước trên thế giới. Stylo là loại cây thức ăn gia súc được phát triển đáng kể ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam nhập lần đầu vào năm 1967, hiện nay được nghiên cứu và sử dụng ở nhiều nơi. Cỏ stylo là cỏ lâu năm, có loại hàng năm, thân đứng, chiều cao cây 1m, nếu trồng nơi khí hậu ẩm có thể tới 1,5m. Cây có khả năng ra rễ ở thân. Thân cây có nhiều lông, có loại ít lông, lá chẽ làm ba đầu tầy có ít lông mềm. Lá dài 2 - 3cm, rộng 5 - 10cm, tỷ lệ lá/thân là 5/7 (Nguyễn Thiện, 2005) [30]. Thân cây lúc non thô xanh, khi già chuyển thành màu xanh sẫm hoặc tím. Lá cỏ stylo có 3 thùy hẹp và nhọn, có vài dòng có nhựa dính. Stylo ra hoa muộn, ở vùng á nhiệt đới cây khó ra hoa. Hoa nhỏ, màu vàng, quả có một hạt, hạt màu vàng hoặc nâu đen lớn hơn hạt cỏ Mêdi (Humphreys, 1980) [37]. Giống Stylosanthes guianensis 184 do CIAT chọn tạo từ S. guianensis dòng cook để phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giống này tương đối phù hợp với nước ta. Stylo là loại cây của vùng khí hậu nóng ẩm, phát triển thuận lợi ở vùng có nhiệt độ trung bình cao, về mùa lạnh cây sinh trưởng kém hơn. Đặc biệt cỏ stylo chịu đựng kém đối với sương giá. Cây có thể sinh trưởng ở vùng duyên hải có lượng mưa 4000 mm/năm, nhưng có thể tồn tại qua các vụ hạn kéo dài (Humphreys, 1980) [37]. Cây thích hợp vùng có lượng mưa 1500 - 2500mm (Nguyễn Thiện, 2005) [30]. 13 Cỏ stylo chịu được đất xấu, đất axit, đất sét bí và thoát nước kém cỏ vẫn mọc được. Ngoài ra, cỏ stylo còn mọc được trên đất cạn, đất cát, đất sỏi cạn, đất sườn đồi, đất lùm bụi… Tóm lại cỏ stylo có thể sinh trưởng với đất nghèo dinh dưỡng và đất chua. Tuy nhiên, ánh sáng có ảnh hưởng tích cực tới lượng chất xanh, nếu bị che nắng thì năng suất sẽ giảm. Cỏ không chịu bóng, có thể sinh trưởng tốt đối với các giống cỏ khác tuy nhiên không phủ chụp lên chúng. 1.1.4.2. Giá trị dinh dưỡng và sử dụng cỏ stylo trong chăn nuôi Cỏ stylo thường được dùng để phủ đất chống sói mòn, và kết hợp làm thức ăn gia súc. Cỏ stylo thường có lông và hàm lượng xơ cao nên gia súc không thích ăn tươi, cỏ dạng khô có thể sử dụng cho trâu, bò, ngựa, dê, lợn và gia cầm. Theo Viện chăn nuôi (2001) [35] cỏ stylo có hàm lượng vật chất khô tương đối cao trung bình 240 g/KgVCK, hàm lượng protein đạt 155 - 167 g/KgVCK, xơ đạt 266 272 g/KgVCK. Viện chăn nuôi phân tích đánh giá chất lượng cỏ stylo cho kết quả VCK 20,1%; CP 4,10%; lipit thô 0,4%; CF 3,3%; NFE 10,7%; khoáng tổng số 1,6%; canxi 0,4%; photpho 0,04% và năng lượng trao đổi 484 Kcal. Phân tích thành phần các axit amin cho biết cỏ stylo chứa 17/18 loại, tương đối đầy đủ các loại axit amin thiết yếu cho lợn; hai loại axit amin có hàm lượng thấp là tryptophan và cysteine. Omole và cs (2007) [66] công bố nghiên cứu về cỏ stylosanthes guianensis CIAT 184 tại Châu Phi cho rằng trong cỏ tươi có thành phần hóa học như sau: VCK chiếm 19,75%; các chất tính theo %VCK như sau CP: 19,91%; xơ thô 13,28%; lipit 1,34%; khoáng tổng số 9,38% và NFE 56,03 %. Hiện nay cỏ stylo thường được sử dụng cho các đối tượng chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê) là chính. Cỏ được trồng, thu hoạch và chế biến theo các phương pháp chủ yếu sau đây: - Cỏ stylo được thu cắt định kỳ và dùng làm nguồn thức ăn tại chuồng, cách này không phải chế biến mà cho sử dụng dưới dạng tươi. - Cỏ stylo được thu cắt định kỳ và phơi khô để dự trữ đến mùa khô thiếu nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại mới cho ăn. 14 - Cỏ stylo được thu cắt định kỳ sau đó băm nhỏ, phơi khô và nghiền thành bột. Bột cỏ stylo có tỷ lệ protein thô tương đối cao nên được dùng như nguồn bổ sung protein trong khẩu phần (chủ yếu dùng cho lợn). Khi dùng cỏ stylo cho lợn còn có thể băm nhỏ dạng tươi và nấu chín cho lợn. Tóm lại các phương pháp chế biến cỏ stylo để làm thức ăn gia súc chủ yếu là băm nhỏ, phơi khô. Cỏ stylo dùng trong khẩu phần cho gia súc nhai lại là chính. 1.1.5. Phương pháp ủ chua thức ăn 1.1.5.1. Cơ sở khoa học của phương pháp ủ chua Ủ chua là kỹ thuật ủ yếm khí thức ăn xanh thô có hàm lượng nước cao (75 80%), nhờ hệ vi sinh vật lên men tạo ra axit lactic và một lượng nhất định các axit hữu cơ khác. Do đó nhanh chóng đưa độ pH của thức ăn xuống mức 4 - 4,5 làm ức chế hoạt động của các vi sinh vật và enzim trong thực vật. Nhờ vậy ta có thể bảo quản thức ăn ủ chua được trong thời gian lâu dài. Theo Nguyễn Hữu Tào và cs (2005) [17] cơ sở khoa học của phương pháp ủ chua gồm 3 yếu tố: Hệ vi sinh vật phát triển trong quá trình ủ chua bao gồm: vi khuẩn, nấm men, nấm mốc. * Nhóm vi khuẩn có lợi: chủ yếu là nhóm vi khuẩn lên men tạo axit lactic, đây là nhóm vi khuẩn có ích rất cần thiết trong thức ăn ủ chua, vi khuẩn lên men tinh bột và đường tạo ra sản phẩm chủ yếu là axit lactic. Thông thường 1 gram cây cỏ họ đậu có 0,04 triệu tế bào vi khuẩn lên men sinh axit lactic. Ngoài ra còn có các nhóm vi khuẩn lên men tạo axit axetic và lên men tạo axit butyric. * Nấm men: Nấm men hoạt động mạnh ở giai đoạn đầu của quá trình ủ chua, chúng phân huỷ tinh bột đường tạo thành rượu, CO2 và một số axit hữu cơ. Hàm lượng rượu trong cỏ ủ chua thường trung bình là 0,3%. Khi ủ chua một số nguyên liệu như thân cây ngô, ngọn củ cải đường đôi khi hàm lượng rượu đạt tới 4% tính theo dạng sử dụng. Trong điều kiện yếm khí nấm men dường như ngừng hoạt động, nhưng khi pH= 3 - 4 thì chúng vẫn có thể hoạt động nhưng không mạnh (Nguyễn Hữu Tào và cs, 2005) [17]. * Nấm mốc: Nấm mốc là vi sinh vật không có lợi trong quá trình ủ chua, nấm mốc phát triển chậm hơn so với vi khuẩn (lên men axic lactic, axetic). Nấm mốc phân 15 giải tinh bột, đường, protein, axit lactic để tạo thành SO2, H2O, NH3 và nhóm amin; nhiều loại nấm mốc còn có khả năng tạo ra các loại độc tố (Aflatoxin). Trong điều kiện yếm khí chúng ngừng hoạt động. * Nhóm vi khuẩn gây thối: Nhóm này bao gồm trực khuẩn có nha bào, không có nha bào, chủ yếu sống trong điều kiện yếm khí, nhiệt độ thích hợp trên 500C, chúng phân giải protein, axit amin thành các chất độc như cadavejin, putracin… Điều kiện ủ chua - Thứ nhất đó là yếm khí: đây là điều kiện quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình ủ chua. Trong điều kiện yếm khí các nhóm vi khuẩn lên men sinh axit butyric, nấm mốc, nấm men bị ức chế dẫn đến chúng hoạt động yếu các chất dinh dưỡng trong thức ăn đỡ bị phân hủy. Bên cạnh đó các vi khuẩn sinh axit lactic có điều kiện hoạt động mạnh sinh axit lactic, pH tăng nhanh càng ức chế các nhóm vi khuẩn và nấm khác hoạt động, đây là yếu tố giúp bảo tồn thức ăn ủ chua. - Thứ hai: Nhiệt độ sẽ làm thay đổi hướng lên men của vi sinh vật, dựa vào nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của vi sinh vật chia ra hai kiểu lên men trong hố ủ. + Lên men nóng: Lên men nóng thích hợp với vi khuẩn lactic chịu nhiệt, nhiệt độ hố ủ 40 - 500C. + Kiểu lên men lạnh: Phải tiến hành ủ chua ngay khi thu cắt, khi ủ phải nén thật chặt để nhanh chóng tạo môi trường yếm khí giảm tối đa sự hô hấp của tế bào thực vật, nhiệt độ hố ủ chỉ đạt 15 - 350C. Cơ sở khoa học của việc bổ sung thức ăn giàu tinh bột trong ủ chua: Mục đích của việc bổ sung thức ăn giàu tinh bột vào các nguyên liệu ủ chua là để cung cấp các chất dinh dưỡng dễ lên men cho sinh vật. Nhiều loại vi sinh vật có khả năng sinh ra men amilaza ngoại bào, phân giải tinh bột thành các phần đơn giản hơn (thủy phân các liên kết α - 1,4 glucozit và α - 1,6 glucozit) được sử dụng làm nguồn năng lượng. 1.1.5.2. Các quá trình diễn ra trong hố ủ chua Theo Nguyễn Hữu Tào và cs (2005) [17] các quá trình diễn ra trong hố ủ như sau: Sự sinh nhiệt do hô hấp tế bào thực vật: Khi cây thức ăn bị cắt đứt nguồn dinh dưỡng thì hoạt động sống của tế bào là dị hóa. Quá trình dị hóa phân giải chất bột đường để tạo thành khí CO2; H2O cùng năng lượng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan