Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sử dụng cám gạo làm thức ăn chế biến cho cá lóc (channa striata)...

Tài liệu Nghiên cứu sử dụng cám gạo làm thức ăn chế biến cho cá lóc (channa striata)

.PDF
30
207
83

Mô tả:

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHAN VĂN DƯƠNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÁM GẠO LÀM THỨC ĂN CHẾ BIẾN CHO CÁ LÓC (Channa striata) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ðẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2010 1 TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHAN VĂN DƯƠNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÁM GẠO LÀM THỨC ĂN CHẾ BIẾN CHO CÁ LÓC (Channa striata) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ðẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs. Ts. TRẦN THỊ THANH HIỀN 2010 2 CẢM TẠ Trước hết em xin chân thành cảm ơn ñến quý thầy cô khoa Thủy sản,trường ðại Học Cần Thơ, ñã chỉ dẫn và truyền ñạt kiến thức cho em trong thời gian học tập tại trường và ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện ñề tài. Xin chân thành cảm ơn sâu sắc ñến cô Trần thị Thanh Hiền, ñã hướng dẫn,tận tình, ñóng góp nhiều ý kiến quý báo trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ñến chị Võ Minh Quế Châu CH K14, chị Trần Thị Bé CH K14, anh Nguyễn hoàng ðức Trung cán bộ bộ môn dinh dưỡng và chế biến, anh Lê Quốc Toán CH K15, anh Phong CH K14 cùng các bạn Nguyễn Phước Cường,Trần Văn Lâu , Bành Công Cuộc cùng học lớp QLNC K32, bạn Trần Văn Thạnh Em XDCð K1 trường ðại Học Tây ðô, bạn Nguyễn Trung Sơn lớp CKCC K32 ñã giúp ñỡ em trong quá trình thực hiện ñề tài. Xin trân trọng kính chào! 3 TÓM TẮT Việc tiến hành nghiên cứu “Sử dụng cám gạo làm thức ăn chế biến cho cá lóc channa striata” góp phần hoàn thiện công thức thức ăn cho cá lóc nhằm làm giảm giá thành thức ăn. Nghiên cứu ñược tiến hành trong 8 tuần, với 4 nghiệm thức có tỉ lệ cám gạo 0%, 10%, 20%, 30%, mỗi nghiệm thức ñược lập lại 3 lần. Mật ñộ thả 50con/bể 500L và khối lượng cá thả trung bình 4,54g/con. Sau 8 tuần thí nghiệm , tỉ lệ sống trung bình 63%, và có mức tăng trưởng từ 12,9 – 16,4g, tốt nhất là ở nghiệm thức có tỉ lệ cám gạo 10%, hệ số chuyển ñổi thức ăn trung bình FCR là 1,275. Kết quả cho thấy ở mức cám gạo 30% trong công thức thức ăn thì cho hiệu quả kinh tế cao nhất. 4 MỤC LỤC PHẦN I: Giới thiệu ..................................................................................................1 1.1 Mục tiêu của ñề tài .............................................................................1 1.2 Nội dung của ñề tài .............................................................................1 1.3 Thời gian thực hiện ñề tài ...................................................................1 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................2 2.1 ðặc ñiểm sinh học của cá lóc .............................................................2 2.1.1 Phân loại .........................................................................................2 2.1.2 ðặc ñiểm sinh dưỡng ......................................................................2 2.1.3 ðặc ñiểm về sinh trưởng .................................................................2 2.2 Những nghiên cứu về dinh dưỡng ......................................................3 2.3 Cám gạo ............................................................................................4 2.4 Các nghiên cứu sử dụng cám làm thức ăn ..........................................6 PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................7 3.1 Vật liệu nghiên cứu ...........................................................................7 3.2 Phương pháp thí nghiệm ....................................................................7 3.3 phương pháp thu mẫu .........................................................................9 3.4 Phương pháp xử lý mẫu .....................................................................9 3.5 Các chỉ tiêu ñánh giá .........................................................................9 3.6 phương pháp xử lý số liệu ..................................................................11 PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................11 4.1 các yếu tố nhiệt ñộ..............................................................................11 4.1.1 Nhiệt ñộ ..........................................................................................11 4.1.2 pH ..................................................................................................11 4.1.3 Oxy ................................................................................................11 4.2 Tỉ lệ sống ...........................................................................................12 4.3 Tăng trưởng của cá lóc .......................................................................12 5 4.4 Hệ số tiêu tốn thức ăn ........................................................................13 4.5 Tỉ lệ phân hóa sinh trưởng .................................................................14 4.6 Thành phần hóa học của cá ................................................................14 4.7 Giá thành thức ăn ..............................................................................15 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT .....................................................................16 5.1 Kết luận .............................................................................................16 5.2 ñề xuất ...............................................................................................16 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................17 PHỤC LỤC .............................................................................................................19 6 DANH SÁCH BẢNG trang Bảng 2.1: Kết quả nuôi cá lóc thâm canh trong ao ñất ....................................... 4 Bảng 3.2 : Công thức dự kiến và thành phần hóa học của thức ăn ..................... 8 Bảng 4.3: Các yếu tố môi trường ...................................................................... 11 Bảng 4.4: Ảnh hưởng của thức ăn ..................................................................... 12 Bảng 4.5: Thức ăn ăn vào,hệ số chuyển ñổi thức ăn........................................... 13 Bảng 4.6: Tỉ lệ phân hóa sinh trưởng ................................................................ 14 Bảng 4.7: Thành phần hóa học của cá ............................................................... 14 Bảng 4.8: Chi phí thức ăn ................................................................................. 15 7 PHẦN I GIỚI THIỆU Cá lóc (Channa striata) là một trong những loài cá bản ñịa của nhiều quốc gia Châu Phi và Châu Á (Ng và Lim ,1990 trích dẫn bởi Qin J và ctv 1996), là loài cá dữ ñang ñược nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia như Thái Lan, Philipine, Ấn ðộ, ðài Loan và Việt Nam…Ở Việt Nam, trong những năm gần ñây, cá lóc ñược nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh ðồng Bằng Sông Cửu Long (ðBSCL), tập trung chủ yếu tại 2 tỉnh An Giang và ðồng Tháp. Do có cơ quan hô hấp khí trời nên cá lóc ñược nuôi với mật ñộ khá cao 40-50 con/m2 (Dương Nhựt Long và ctv, 2004). Nguồn thức ăn cho nuôi cá lóc hiện nay chủ yếu là nhuyễn thể (ốc bươu vàng) và cá tạp (cá tạp biển và cá tạp nước ngọt)… ðồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước, cám gạo là phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo hiện rất dồi dào và có hàm lượng dinh dưỡng khá cao như: hàm lượng protein dao ñộng từ 8,34-16,3% (tùy loại cám) (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2006), các vitamin nhóm B cũng như các khoáng vi lượng khác (Fe, Cu, Zn…) ðể giảm bớt chi phí thức ăn mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi cũng như giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cá tạp, cám gạo là nguyên liệu tốt nhất ñược lựa chọn ñể phối chế thức ăn cho cá lóc. Ở Thái Lan, cám gạo ñược sử dụng kết hợp với cá tạp làm thức ăn cho cá lóc với tỉ lệ từ 15 ñến 20% (Boonyaratpalin et al,1985). Tuy nhiên tỉ lệ cám gạo trong công thức thức ăn bao nhiêu là phù hợp cho cá tăng trưởng tối ña và có thể làm giảm giá thành thức ăn vẫn chưa ñược xác ñịnh. Do ñó, ñề tài “Nghiên cứu sử dụng cám gạo làm thức ăn chế biến cho cá lóc (Channa striata)” ñược thực hiện nhằm góp phần hoàn chỉnh những nghiên cứu về thức ăn cho ñối tượng này. 1.1Mục tiêu của ñề tài Xác ñịnh tỉ lệ cám gạo thích hợp ñể làm thức ăn chế biến cho cá lóc nhằm hạ thấp giá thành thức ăn. Góp phần hoàn thiện công thức thức ăn cho cá lóc. 1.2 Nội dung của ñề tài Ảnh hưởng mức cám gạo lên sinh trưởng của cá lóc Ảnh hưởng mức cám gạo lên hiệu quả sử dụng thức ăn cá lóc Ảnh hưởng mức cám gạo lên thành phần hoá học của cá lóc .1.3 Thời gian thực hiện ñề tài Từ 12/2009 ñến 3/2010 8 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 ðặc ñiểm sinh học của cá lóc: 2.1.1 Phân loại: Theo dẫn liệu từ website chuyên nghiên cứu về các loài cá (http:// www.fishbase.org) Thì hệ thống phân loại cá lóc (channa striata) như sau: Lớp: Actinoperygi Bộ: Percifomes Họ: Chanidae Giống: Channa Loài: Channa striata, Bloch,1795. 2.1.2 ðặc ñiểm dinh dưỡng: Cá lóc là loài cá dữ ñiển hình nên có ruột ngắn, răng chó và có dạ dày. Thức ăn chủ yếu là các loài cá nhỏ, giáp xác, lưỡng thê… Trong nuôi thương phẩm người ta còn sử dụng thêm phụ phẩm nông nghiệp như tấm, cám gạo . Ở cá lóc có sự ăn nhau khi có sự sai khác về kích cỡ. 2.1.3 ðặc ñiểm về sinh trưởng Theo nhiều tác giả khi nghiên cứu về cá lóc ñã cho thấy: ở giai ñoạn nhỏ, cá phát triển chủ yếu về chiều dài. Cá càng lớn thì sự tăng trọng lượng càng nhanh hơn. Tuy nhiên trong tự nhiên, sức lớn của cá lóc không ñều, phụ thuộc vào thức ăn trong khu vực. Do vậy tỉ lệ sống của cá lóc trong tự nhiên khá thấp. Trong ñiều kiện có thức ăn và chăm sóc tốt cá ñạt từ 0,5-0,8 Kg/con/năm (Nguyễn Văn Kiểm và ctv 1998). Cá có thể ñạt 1Kg sau 7 tháng nuôi bằng thức ăn tổng hợp ( Dương Nhựt Long và ctv, 2002). Tốc ñộ tăng trưởng của cá lóc qua các giai ñoạn phát triển ñã ñược Dương Nhựt Long và ctv (2002) nghiên cứu. Kết quả cho thấy, cá tăng trưởng không ñồng ñều ở các giai ñoạn phát triển và theo xu hướng càng lớn thì sự tăng trọng lượng càng cao. Khi cá 10 ngày tuổi tốc ñộ tăng trưởng khoảng 0,077-0,105g/ngày, sau 20 ngày tuổi là:0,0690,09g/ngày, sau 30 ngày tuổi là: 0,078-0,082g/ngày (Thy,2002), cá 56 ngày tuổi là: 0,167-0,236g/ngày, cá sau 151 ngày tuổi dao ñộng khoảng 3,34-3,69g/ngày ( Dương Nhựt Long và ctv,2002). 9 2.2 Những nghiên cứu về dinh dưỡng của cá lóc (Channa striata): Lâm Thái Xuyên LVTN, (2003) ñã nghiên cứu thức ăn tổng hợp tự chế cho cá lóc môi trề nuôi trong giai gồm 4 nghiệm thức: nghiệm thức cá tạp, các nghiệm thức còn lại có hàm lượng protein từ 25-45%. Kết quả cho thấy tăng trưởng ở các nghiệm thức sử dụng thức ăn tổng hợp tự chế không có sự khác biệt nhau lớn và rất thấp so với nghiệm thức thức ăn là cá tạp. Trọng lượng trung bình của cá thu hoạch ở nghiệm thức cá tạp là 89,87g cao hơn nghiệm thức có hàm lượng protein 25% là 3,3 lần, cao hơn nghiệm thức có 35% protein 2,7 lần, cao hơn nghiệm thức có hàm lượng protein 45% là 2,2 lần. Như vậy cá tạp vẫn là thức ăn tốt nhất. Bên cạnh ñó, Hashim (1994) ñã nghiên cứu ảnh hưởng của sự phối hợp lịch cho ăn thức ăn có hàm lượng ñạm khác nhau lên tăng trưởng của cá lóc bột kết quả cho thấy với mức protein 30%, 35%, 40% và phối hợp cho ăn 3 lần/ngày và luân phiên theo ngày, cũng cho thấy sự tăng trưởng của cá ở khẩu phần B (35% protein) là tốt nhất. Còn Samantaray và Mohanty, (1997) nghiên cứu sự ảnh hưởng của tỉ lệ giữa hàm lượng protein và năng lượng trong khẩu phần của thức ăn (P/E) lên cá lóc giống với 4 tỉ lệ ñạm thô 35%, 40%, 45%, 50% và 3 mức năng lượng (400, 440, 480 Kcal/100g), trong mỗi mức protein có hàm lượng lipid thô là: 9%, 13%, 17% và có sử dụng dầu ñể ñiều chỉnh các mức năng lượng. Kết quả cho thấy với mức protein 40% và tỉ lệ P/E là 90,9 mg/Kg cho tăng trưởng cao nhất, mức protein 45%, P/E là 93,8mg/Kg tăng trưởng thấp hơn và hiệu quả sử dụng protein tăng khi gia tăng mức năng lượng từ 400 ñến 480 Kcal/100g ở tất cả các mức protein. Trong khi ñó, Jianguang Qin and Arlo W.Fast, (1996) nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ cho ăn lên tăng trưởng, tỉ lệ sống và chuyển ñổi thức ăn của cá lóc giai ñoạn cá bột với 6 nghiệm thức cho ăn 0%, 5%, 10%, 15%, 20% và 30% trọng lượng thân/ngày, thức ăn chứa 50% protein thô. Kết quả thu ñược sau 29 ngày cho thấy khối lượng cá tăng so với ban ñầu ở tất cả các nghiệm thức, trừ nghiệm thức 0% (không cho ăn). Cho cá ăn ở 5% trọng lượng thân ở giai ñoạn này là tốt nhất với FCR 0,99 (FCR 6,3 ở mức 30% trọng lượng thân) và tỉ lệ sống cao hơn ở các nghiệm thức khác. Cũng như các nghiên cứu trên thì Dương Nhựt Long và ctv, (2004) ñã ñánh giá tăng trưởng của cá lóc trong quá trình ương và nuôi thâm canh trong ao ñất với thức ăn có hàm lượng protein thô khác nhau. Thức ăn của giai ñoạn ương là cá tạp và thức ăn chế biến chứa 30%, 40%, 50% protein. Sau 45 ngày ương cá ở nghiệm thức cho ăn cá tạp có tăng trọng trung bình/ngày cao nhất. Hàm lượng ñạm trong thức ăn càng cao thì tăng trọng/ngày cũng tăng và sự khác biệt giữa các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê. Với thử nghiệm nuôi cá lóc thâm canh trong ao ñất, thức ăn có hàm lượng protein thô lần lượt là 25%, 30% và cá tạp. Sau 200 ngày nuôi kết quả cho bởi bảng sau: 10 Bảng 2.1: Kết quả nuôi cá lóc thâm canh trong ao ñất với thức ăn có hàm lượng ñạm khác nhau Chỉ tiêu Trọng lượng (g) Hệ số tiêu tốn thức ăn Tỉ lệ sống (%) 25% 452,8 ± 8,4 3,8 32 ± 4,6 30% 582,5 ± 12,8 3,1 44,2 ± 6,2 Cá tạp 683,5 ± 12,6 4,2 65 ± 12,6 Như vậy cá tạp vẫn là thức ăn tốt nhất cho cá lóc trong ương và nuôi thâm canh. Tuy nhiên, có thể sử dụng thức ăn chế biến với hàm lương ñạm cao ñể ương nuôi cá lóc. 2.3 Cám gạo: Tại ðBSCL với hơn 2 triệu tấn cám gạo mỗi năm, một nguồn nông sản dồi dào mang lại nhiều lợi ít cho ngành nông sản Việt Nam. Hiện nay có nhiều loại cám gạo, từ 3 loại cám gạo cơ bản là cám Y, cám lau bass 1, cám lau bass 2 người ta còn chế biến thêm các loại cám khác như: cám sấy, cám ly trích, cám pha. Hàm lượng ñạm trong một số loại cám dao ñộng trong khoảng từ 8,34- 16,3% (Trích NXB nông nghiệp, 2002). Cám ly trích dầu có hàm lượng ñạm cao nhất (16,3%) do ñã ñược ly trích một lượng lớn chất béo. Hàm lượng ñạm thấp nhất là ở cám lau khô (8,34%). Hàm lượng chất béo trong cám ly trích dầu thấp nhất (2,76%), kế ñến là cám lau ướt (5,6%). Ưu ñiểm nổi bật của cám là hàm lượng vitamin A, D, E và nhóm B (B1, B2) cao hơn trong ngô. Trong dầu cám có chứa chất oxy hoá tự nhiên là tocophenol và nhiều nguyên tố quan trọng như Fe, Cu, Co, Zn, Se (Lê Hồng Mận và Bùi ðức Lũng – trích bởi ðỗ ðoàn Hiệp và ctv, 2007).  Các loại cám dùng phối chế thức ăn cho cá Cám gạo là một trong những nguyên liệu truyền thống ñược sử dụng phổ biến nhất ñể làm thức ăn tự chế trong nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay có nhiều loại cám, từ ba loại cám cơ bản là cám y, cám lau bass 1 và cám lau bass 2, người ta chế biến thêm các loại cám khác như cám sấy, cám trích ly, cám pha. - Cám y: cám xay gạo thường, hoặc xay trắng từ các nhà máy qui mô nhỏ. Gao này dùng ñể bán nội ñịa không xuất khẩu. loại cám này có lẫn nhiều tấm dạng hạt và có ít bột gạo - Cám lau: cám ñược chuốt ra từ gạo xay xô (gạo mới bóc vỏ trấu). Cám lau có 2 loại là cám lau bass 1 và bass 2. Sản phẩm gạo từ công ñoạn xay xát này chủ yếu dùng ñể xuất khẩu. + Cám bass 1: còn gọi cám lau khô vì trong quá trình lau chuốt không có phun thêm nước. Cám loại này ít bột gạo hơn cám bass 2. 11 + Cám bass 2: còn gọi là cám lau ướt vì trong quá trình lau gạo người ta dùng kỹ thuật phun nước ñể làm bóng hạt gạo. Cám bass 2 có ñộ ẩm cao, không bảo quản lâu ñược như các loại cám khác. Loại cám này có rất nhiều tinh bột vì bột gạo bị chuốt ra trong quá trình xay xát ở giai ñoạn này rất nhiều. - Cám sấy: cám ñã qua sấy khô ñể bảo quản ñược lâu hơn. Sấy và bảo quản ở các kho. - Cám ly trích: Cám ñược trích lấy dầu (chất béo) nhằm giảm chất dầu ñể bảo quản ñược lâu hơn và tránh hiện tượng ôi dầu, ñồng thời cám loại này có hàm lượng ñạm cao hơn. - Cám pha: cám ñược pha trộn lại với nhau theo yêu cầu mua bán, thường có các cách pha trộn như: cám (các loại) pha với bột mì, cám (các loại) pha thêm tấm, cám lau bass 1 pha lau bass 2. (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2006) 2.4 Các nghiên cứu sử dụng cám làm thức ăn cho thủy sản : Các nghiên cứu sử dụng cám gạo tập trung ñánh giá ñộ tiêu hóa của cám gạo trên một số ñối tượng hoặc tận dụng làm thức ăn trực tiếp trên các ñối tượng ăn tạp hoặc làm thức ăn gián tiếp thông qua việc sử dụng cám gạo làm phân bón Theo Phương Ha Trương, (2009) nghiên cứu trên cua tiền trưởng thành (Scylla paramamosin) ñánh giá ñộ tiêu hóa của các nguyên liệu trong khẩu phần thức ăn gồm bột ñậu nành ñã tách dầu, cám gạo, bột mì và bột bắp. Các nguyên liệu này là nguồn cung cấp protein trong khẩu phần, thay thế 30% và 45% bột cá trong khẩu phần. Kết quả cho thấy, thay thế 30% bột ñậu nành hoặc 30% cám gạo sẽ cho ñộ tiêu hoá tốt nhất. Từ ñó cho thấy cám gạo và bột ñậu nành có thể sử dụng ñể phối chế thức ăn cho ñối tượng này. Trong nghiên cứu Zhi Luo và ctv, (2008) ñã ñánh giá ñộ tiêu hoá vật chất khô, protein thô, béo thô, năng lượng và acid amin trên bột cá Peru, bột giáp xác Trung Hoa, bột thịt, bột ñậu nành, bột hạt cải dầu và cám gạo trên cua (Chinese mitten crab) (Eriocheir sinensis). ðộ tiêu hoá vật chất khô cao nhất là bột cá 90.1%, thấp nhất là cám gạo 74.9%. ðộ tiêu hoá protein thô bột cá và bột thịt vượt quá 90%. Hiệu quả tiêu hoá protein trong cám gạo là thấp nhất. Hiệu quả sử dụng năng lượng của ñối tượng này trên cám gạo cũng thấp nhất. Trong nhóm nguyên liệu thực vật, acid amin trong cám gạo thấp nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu về tốc ñộ tăng trưởng của cá rô phi (Oreochromis niloticus) và hiệu quả kinh tế khi sử dụng 3 loại cám (cám mì, cám gạo, cám ngô) dùng ñể nuôi cá trong ao có bón phân của Liti và ctv, (2006) ñã cho thấy tăng trưởng của cá cao nhất khi cho ăn cám ngô, kế tiếp là cám mì và thấp nhất là cám gạo. Cám mì cho kết quả tăng trưởng kém hơn cám ngô nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (1999) “Nghiên cưú sử dụng cám gạo lên men làm thức ăn cho cá tại Cần Thơ” nhằm tìm ra quy trình lên men cám gạo ñơn 12 giản ñể nâng cao chất lượng cám gạo làm thức ăn nuôi cá. Cá thí nghiệm gồm có rô phi, mè vinh, chép, trê lai. Ngoại trừ cá trê lai do có tính ăn thiên về ñộng vật nên chỉ bố trí 6 nghiệm thức thức ăn với các mức cám ủ và không ủ khác nhau (30-50%) và 1 nghiệm thức ñối chứng không cám, ba loài cá còn lại ñều cho ăn 9 nghiệm thức thức ăn với các mức cám từ (30-60%) ủ và không ủ và một nghiệm thức ñối chứng không cám. Tác giả cũng ñưa ra kết luận rằng tốc ñộ sinh trưởng của cá ăn thức ăn có cám ủ trong thành phần thức ăn cao hơn cám không ủ. Như vậy, cá trê lai, mè vinh, chép sử dụng cám ủ rất hiệu quả, tốc ñộ sinh trưởng cao nhất là ở các nghiệm thức chứa mức cám 30% và 40%. ðối với cá rô phi thì thức ăn chứa 30-60% cám ủ hay không ủ thì tốc ñộ sinh trưởng ñều không có sự khác biệt. Kết quả này cho thấy cá rô phi có khả năng sử dụng cám rất có hiệu quả, có thể lên ñến 60%, trong khi ñó ba loài cá chép, trê lai, mè vinh mức cám 40% trong khẩu phần ăn là thích hợp nhất. 13 PHẦN lll VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3.1 Vật liệu nghiên cứu: • 12 bể composite có thể tích 500 lít • Thước ño, cân ñiện tử • Máy ño: pH, Oxygen và nhiệt kế. • Các dụng cụ, thiết bị phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng tại phòng thí nghiệm khoa Thủy sản - ðại học Cần Thơ • Một số dụng cụ và trang thiết bị khác • Nguồn cá thí nghiệm: chọn cá khỏe mạnh, ñồng cỡ, không nhiễm bệnh và có khối lượng 4-5g/con. Cá ñược tập ăn thức ăn chế biến trước khi bố trí thí nghiệm. 3.2 Phương pháp thí nghiệm • Nguồn cá thí nghiệm: Cá lóc ñen ñược cho sinh sản theo hình thức sinh sản bán tự nhiên và ương ñến cỡ giống 5g/con bằng thức ăn cá tạp (cá biển) tại An Giang. Sau ñó ñược chuyển về trại thực nghiệm ðHCT, giữ trong giai và tập ăn thức ăn chế biến trong thời gian 15 ngày trước khi ñưa vào thí nghiệm. • Hệ thống thí nghiệm - Thí nghiệm ñược tiến hành trên bể composit 500L với hệ thống sục khí và chảy tràn liên tục. - Nước cấp cho hệ thống trên ñược bơm giếng khoan qua hệ thống lọc cơ học • Bố trí thí nghiệm Cá thí nghiệm có khối lượng 4-5 g/con. Mật ñộ bố trí 50 con/bể. Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức ñược bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Thời gian thí nghiệm 8 tuần. • Chăm sóc quản lý Hệ thống bể thí nghiệm ñược bố trí với hệ thống sục khí, cấp nước chảy tràn, thay nước khi nước dơ. Hàng ngày ño nhiệt ñộ nước, quan sát hoạt ñộng của cá, vệ sinh sàn 14 ăn. ðịnh kỳ vệ sinh bể 1tuần/ 1lần, siphon bể mỗi ngày thay 30% lượng nước ñể loại bỏ phân và thức ăn thừa Phương pháp cho cá ăn 2lần/ngày, sáng 8h và chiều là 17h, cho ăn theo nhu cầu của cá. Ghi nhận lượng thức ăn thừa, cân khối lượng và ño chiều dài số cá chết hàng ngày. • Thức ăn thí nghiệm Thức ăn dùng cho thí nghiệm: ñược phối chế từ các nguyên liệu bột cá, bột ñậu nành, cám sấy, bột mì lát. Nguyên liệu ñược nghiền, sàng và ép viên với ñường kính viên thức ăn Ø=2mm. Thức ăn ñược sấy ở 600C trong 24h và giữ ở -200C trong suốt thời gian thí nghiệm. Thức ăn có cùng hàm lượng Protein trong thức ăn là 44% protein, 10% lipid và cùng mức năng lượng. Tỉ lệ protein bột cá/protein ñậu nành là 6:4. Mức cám trong công thức thức ăn lần lượt là 0% (ñối chứng), 10%, 20%, và 30%. Bảng 3.2: Công thức dự kiến và thành phần hóa học của thức ăn Nguyên liệu 0% cám gạo Nghiệm thức 10% cám 20%cám gạo gạo 30% cám gạo Bột cá 35,80 35,80 35,80 35,80 Bột ñậu nành 33,72 31,56 29,41 27,26 Cám gạo 0,00 10,00 20,00 30,00 Bột mì lát 20,45 13,82 7,19 0,56 Vitamine 1,00 1,00 1,00 1,00 Khoáng 1,00 1,00 1,00 1,00 Dầu cá 5,53 4,32 3,10 1,89 Chất kết dính 1,38 1,41 1,44 1,47 Lysine 0,40 0,41 0,41 0,42 0,28 0,27 0,26 0,020 0,020 0,020 100,00 100,00 100,00 Thành phần dinh dưỡng và năng lượng (%) 9,75 9,81 9,38 44,41 44,48 44,72 9,27 9,59 9,75 10,06 10,51 10,19 2,30 2,60 3,52 33,96 32,81 31,82 4,81 4,79 4,78 0,25 0,020 100,00 Met Phytase Tổng cộng Ẩm ñộ Protein Lipid Tro Xơ NFE Năng lượng (Kcal/g) 15 10,12 44,84 9,33 10,61 4,31 30,91 4,71 3.3 Phương pháp thu mẫu Khi bố trí thí nghiệm cá ñược xác ñịnh khối lượng ban ñầu bằng cách cân toàn bộ số cá ở mỗi bể. Trong quá trình thí nghiệm một tháng thu mẫu 1 lần. Mỗi lần thu mẫu ño chiều dài và cân khối lượng của cá sau ñó cá ñược thả lại bể. 3.4 Phương pháp xử lý mẫu Mẫu sau khi thu sẽ ñược phân tích các chỉ tiêu ñộ ẩm, tro, protein thô, lipid thô, xơ, năng lượng. Các chỉ tiêu ñược phân tích tại phòng thí nghiệm dinh dưỡng- Khoa Thủy Sản- ðại Học Cần Thơ. Các chỉ tiêu phân tích Các yếu môi trường Nhiệt ñộ: ðo 2 lần/ngày bằng nhiệt kế (sáng 7h và chiều 14h), ño hàng ngày. Oxy: ðo bằng máy ño oxy 2 lần/ tuần. pH: ðo bằng máy ño pH 2 lần/ tuần. Phương pháp phân tích thành phần hoá học của cá và thức ăn ðộ ẩm: ñược xác ñịnh bằng phương pháp sấy mẫu trong tủ sấy ở nhiệt ñộ 1050C ñến khi khối lượng không ñổi. Tro: ñược xác ñịnh bằng cách ñốt cháy mẫu và nung mẫu trong tủ nung ở nhiệt ñộ 5500C – 5600C trong khoảng 4 giờ ñến khi mẫu có màu trắng. Protein: ñược xác ñịnh theo phương pháp Kjeldah qua 3 giai ñoạn: công phá, chưng cất và chuẩn ñộ. Mẫu ñược công phá ñạm trong 1,5 giờ ở nhiều mức nhiệt ñộ 110370oC nhờ xúc tác H2O2 và H2SO4 ññ. Sau khi công phá mẫu ñược chưng cất giải phóng N2 trong dung dịch kiềm (NaOH) và hấp thu trong dung dịch axít Boric có sự hiện diện của chất chỉ thị Metyl red. Sau ñó chuẩn ñộ ñể xác ñịnh hàm lượng ñạm trong mẫu bằng H2SO4 0,1N. Lipid: ñược xác ñịnh bằng phương pháp Soxhlet. Lipid trong mẫu ñược chiết xuất ra nhờ quá trình rửa hoàn toàn của Chlorfom (nóng). Năng lượng: ño bằng máy Calorimetter Chất xơ: xác ñịnh bằng cách thủy phân mẫu trong dung dịch acid và bazơ loãng xơ thô là phần còn lại trong 2 dung dịch này. 3.5 Các chỉ tiêu ñánh giá: Số cá thể cuối 1. Tỉ lệ sống (%) = Số cá ban ñầu X 100 16 2. Tốc ñộ tăng trưởng ngày Wi: khối lượng ñầu (g) Wf: khối lượng sau (g) T: thời gian thí nghiệm (ngày) Wf - Wi DWG(g/ngày) = 4. Hệ số thức ăn T Tổng khối lượng thức ăn sử dụng FCR = Khối lượng cá tăng trọng 5. Hiệu quả sử dụng protein PER= Wf - Wi Wf: khối lượng sau (g) Protein ăn vào Wi: khối lượng ñầu (g) 6. Chi phí thức ăn/kg cá = Giá thành thức ăn x FCR 3.6 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu ñược xử lý theo chương trình Excell version 5.0 và SPSS version 13.0 So sánh trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào ANOVA và phép thử DUCAN ở mức ý nghĩa (p<0,05). 17 PHẦN lV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1.Một số yếu tố môi trường nước: 4.1.1. Nhiệt ñộ Bảng 4.3: Các yếu tố môi trường Yếu tố Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 Nhiệt ñộ (oC) pH Oxy hòa tan (mg/l) 27,6 ± 0,5 27,4 ± 0,9 27,4 ± 1,3 27,5 ± 0,7 28,8 ± 1,4 28,5 ± 1,6 27,4 ± 0,5 27,6 ± 1,0 7,75 ± 0,03 7,7 ± 0,01 7,5 ± 0,00 7,65 ± 0,03 7,75 ± 0,03 7,75 ± 0,03 7,75 ± 0,03 7,7 ± 0,00 6,87 ± 0,07 6,7 ± 0,02 6,7 ± 0,04 6,6 ± 0,06 6,6 ± 0,11 6,87 ± 0,02 6,8 ± 0,02 6,65 ± 0,03 Từ bảng 3 cho thấy, nhiệt ñộ trong quá trình nuôi cá lóc dao ñộng trong khoảng 2729oC. Theo nghiên cứu của Dương Nhựt Long và ctv (2002) cho biết nhiệt ñộ thích hợp cho cá lóc sinh trưởng là 20-35oC. Như vậy, nhiệt ñộ nước trong quá trình nuôi nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá. Tuy nhiên trong quá trình nuôi ở nhiệt ñộ 29oC cá có sức ăn mạnh nhất và hoạt ñộng tốt so với nhiệt ñộ ở 26oC hay 27oC. ðiều này là do ở nhiệt ñộ cao hơn quá trình trao ñổi chất của cá diễn ra mạnh hơn (ñịnh luật Van’hoff) nên cá phải hoạt ñộng nhiều và ăn nhiều hơn ñể bù ñắp phần năng lượng ñã tiêu hao trong quá trình hoạt ñộng. 4.1.2.pH Trong quá trình nuôi pH dao ñộng không lớn từ 7,4-7,8 (bảng 3) thấp nhất ở tuần thứ 3 và cao nhất ở tuần thứ 7. Theo Swingle (1969) và Bé (1995), pH nằm trong khoảng 6-8 là phù hợp cho việc nuôi cá nước ngọt, thích hợp nhất là 7. Tuy nhiên, pH (7,4-7,8) vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho việc phát triển của cá lóc không ảnh hưởng ñến sinh trưởng của cá lóc. 4.1.3.Oxy hòa tan: Do kiểm soát ñược hàm lượng thức ăn,cho nước chảy liên tục và có sục khí nên hàm lượng Oxy biến ñổi không nhiều và dao ñộng từ 6,6- 6,9 mg/l (bảng 3). Hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển là 5-12mg/l (Swingle, 1969 và Bé, 1995 ). Nếu hàm lượng oxy quá thấp (< 3mg/l) cá sẽ giảm hoạt ñộng , giảm ăn và chết (Swingle,1969), ngược lại nếu hàm lượng oxy quá cao (>12mg/l) thì cá sẽ bị bệnh bọt khí và chết. Tuy nhiên ở cá lóc có cơ quan hô hấp phụ nên có thể sống ở ñiều kiện 18 oxy thấp (Dương Nhựt Long và ctv, 2004). Hàm lượng oxy hòa tan ở mức 6,6-6,9 là thích hợp ñể cá sinh trưởng và phát triển tốt. 4.2.Tỉ lệ sống Do quá trình nuôi có sự chăm sóc tốt và cá thả ban ñầu tương ñối ñồng ñều nên sau 8 tuần nuôi cá có tỉ lệ sống tương ñối cao, dựa vào bảng 4 thì tỉ lệ cá sống cao nhất là ở nghiệm thức có tỉ lệ cám gạo 30% là (69.3%), kế ñó là nghiệm thức có tỉ lệ cám gạo 20% là (62%), nghiệm thức có tỉ lệ cám gạo 0% là (60,7%) và nghiệm thức có tỉ lệ sống thấp nhất là nghiệm thức có tỉ lệ cám gạo 10% chỉ có 60%, nhưng sự khác biệt về tỉ lệ sống giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê. Như vậy tỉ lệ cám gạo trong công thức không ảnh hưởng tới tỉ lệ sống của cá lóc trong thí nghiệm. So với nghiên cứu của (Dương Nhựt Long và ctv, 2004) thì tỉ lệ sống này cao hơn nhiều. Ở nghiên cứu cứu của Dương Nhựt Long và ctv (2004) thì ở nghiệm thức 25%CP có tỉ lệ sống 32% và 30%CP là 44.2% còn ở cá tạp là 65%. ðiều này cho thấy tỉ lệ sống phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: khả năng chăm sóc, thời gian chăm sóc, môi trường sống, thành phần dinh dưỡng của thức ăn... 4.3 Tăng trưởng của cá lóc Tăng trưởng là một trong những yếu tố ñánh giá hiệu quả của công thức thức ăn,với hàm lượng cám gạo làm thức ăn chế biến cho cá lóc thì sau 8 tuần, tăng trưởng cũng như tỉ lệ sống ñược ñánh giá bởi bảng 4 Bảng 4.4: ảnh hưởng của thức ăn có mức cám gạo khác nhau lên sinh trưởng của cá lóc Nghiệm thức Cám gạo 0% Wi(g) 4,54±0.05 Wf(g) 17,4±0.36a DWG (g/con) 12,9±0.36a SGR 2,40±0.04a Cám gạo 10% 4,57±0.04 20,9±1.22b 16,4±1.20b 2,71±0.10b Cám gạo 20% 4,63±0.03 19,9±1.11ab 15,3±1.09ab 2,61±0.10ab Cám gạo 30% 4,51±0.01 19,4±0.70ab 14,9±0.70ab 2,60±0.06ab Từ bảng 4 cho thấy ở nghiệm thức có tỉ lệ cám gạo 10% cho thấy tăng trưởng tốt nhất so với các nghiệm thức còn lại, kế ñó là 20% có mức tăng trưởng là 15,3g và nghiệm thức có hàm lượng cám gạo 30% có mức tăng trưởng là 14,9g, ở nghiệm thức có tỉ lệ cám gạo là 0% thì cho mức tăng trọng thấp nhất 12,9g. Tuy nhiên sự sai khác giữa các nghiệm thức 10%, 20% và 30% không có ý nghĩa thống kê. Nhìn chung, tốc ñộ tăng trưởng của cá lóc Channa striata sai khác không lớn giữa các nghiệm thức thức ăn có tỉ lệ cám gạo khác nhau. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv (1999) cho thấy ở mỗi loài cá có khả năng hấp thụ mức cám gạo khác nhau: ở cá trê lai, mè vinh và cá chép thì tốc ñộ sinh trưởng ở những loài này cao nhất 19 khi ở các nghiệm thức có mức cám gạo là 30% và 40%. ðối với cá rô phi thì thức ăn có chứa lượng cám gạo khoảng 30-60%. Nhưng trong thí nghiệm này cho thấy ở mức 10% cám gạo dùng làm thức ăn cho cá lóc thì sinh trưởng tốt nhất. ðiều này ñược giải thích bởi vì cá lóc là loài cá ăn ñộng vật ñiển hình nên cá cần nhiều protein ñộng vật cho quá trình tăng trọng hơn là sử dụng xơ, xơ càng cao, khả năng tiêu hóa thức ăn càng giảm, làm giảm khả năng sử dụng thức ăn của cá. 4.4 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) Hệ số tiêu tốn thức ăn phản ánh ảnh hưởng của thành phần dinh dưỡng thức ăn ñối với sự sinh trưởng của cá. Tuy nhiên hệ số thức ăn thay ñổi theo từng loài, giai ñoạn phát triển cơ thể, ñiều kiện môi trường sống, loại thức ăn và phương thức cho ăn. Sau 8 tuần nuôi cá có hệ số thức ăn dao ñộng từ 1,26-1,29 (bảng 5). Tăng trưởng ở nghiệm thức có tỉ lệ cám gạo 10% là cao nhất và có hệ số tiêu tốn thức ăn thấp nhất so với các nghiệm thức còn lại, nhưng tăng trưởng thấp nhất ở nghiệm thức có tỉ lệ cám gạo 0% và cũng ở nghiệm thức này lại cho hệ số chuyển ñổi thức ăn cao nhất. So với nghiên cứu của Lâm Thái Xuyên (LVTN,2003), trên cá lóc môi trề trong giai bằng thức ăn tổng hợp tự chế thì hệ số tiêu tốn thức ăn này thấp hơn nhiều. Trong nghiên cứu Lâm Thái Xuyên (LVTN,2003), hệ số chuyển ñổi thức ăn dao ñộng từ 1,47-2,67. Hệ số tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào tốc ñộ tăng trưởng, và khả năng bắt mồi của cá. Do ñó, hệ số tiêu tốn Thức ăn sẽ ñánh giá ñược hiệu quả của thức ăn. Bảng 4.5: Thức ăn ăn vào (FI) (mg/con/ngày), hệ số chuyển ñổi thức ăn (FCR), Hiệu quả sử dụng protein (PER), của cá lóc trong các nghiệm thức thức ăn thí nghiệm. Nghiệm thức Cám gạo 0% Cám gạo 10% Cám gạo 20% Cám gạo 30% FI 227±2.44a 297±2.49c 278±1.71b 293±0.67c FCR 1,29±0.05 1,26±0.07 1,27±0.07 1,28±0.06 PER 1,94±0.07 1,99±0.11 1,96±0.10 1,95±0.09 Lượng thức ăn ñược cá ăn nhiều nhất là ở nghiệm thức có tỉ lệ cám gạo 10%, có hiệu quả sửng dụng protein cao nhất (1,99). ở nghiệm thức có tỉ lệ cám gạo 0% ñược cá sử dụng ít nhất và hiệu quả sử dụng protein thấp nhất (1,94). Tuy nhiên, lượng thức ăn ăn vào còn phụ thuộc vào mùi vị thức ăn, tập tính ăn của cá. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan