Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sự ảnh hưởng của NaNO3 và (NH4)2SO4 đến sinh trưởng, phát triển của n...

Tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của NaNO3 và (NH4)2SO4 đến sinh trưởng, phát triển của nấm Sò tím(Pleurotus ostreatus. L

.PDF
68
380
87

Mô tả:

- Khảo sát sự sinh trưởng sợi nấm Sò tím trên môi trường thạch. - Khảo sát và xác định thành phần môi trường dinh dưỡng để nhân giống nấm Sò tímđạt hiệu quả. - So sánh, đánh giá về sinh trưởng, phát triển, và năng suất nấm Sò tímtrồng trên nguyên liệu từ cây bèo lục bình và trên mùn cưa. - Xác định tỉ lệ phối trộn thích hợp giữa mùn cưa cao su và bèo lục bình để trồng nấm Sò tímhiệu quả nhất.
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề………………………………………………………………………. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………… 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ……………………………………. 3.1 Ý nghĩa khoa học………………………………………………………… 3.2 Ý nghĩa thực tiễn………………………………………………………… Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 1. GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP………………………………………... 1.1 Sơ lƣợc về Trung Tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Bình Định…………… 1.2 Giới thiệu về phòng ứng dụng công nghệ sinh học nuôi cấy mô tế bào….. 1.3 Một số hình ảnh……………………………………………………………… 2. THỰC TẬP Ở TRUNG TÂM…………………………………………………….. 2.1 Thời gian thực tập…………………………………………………………… 2.2 Hoạt động thực tập………………………………………………………….. 2.3 Nội dung thực tập…………………………………………………………… 3. TỔNG QUAN NẤM SÒ...................................................................................... 3.1 Giới thiệu về nấm Sò…………………………………………………….. 3.1.1 Vị trí phân loại của nấm Sò tím……………………………………….. 3.1.2 Đặc tính sinh học của nấm Sò tím…………………………………….. 3.1.2.1 Chu trình sống của nấm Sò tím……………………………………. 3.1.2. Điều kiện sinh trƣởng của nấm Sò tím……………………………. 3.1.3 Các nguồn dinh dưỡng cho nấm Sò tím…………………………... 3.2 Thành phần và tác dụng của nấm Sò tím…………………………………… 3.2.1 Thành phần hóa học của nấm Sò tím………………………………. 3.2.2 Tóm tắt một số tác dụng của nấm Sò tím………………………….. 3.3 Lược sử nghiên cứu nấm sò tím.…………………………………………... 3.3.1 Tình hình sản xuất nấm trên thế giới. ..............................…... 3.3.2 Tình hình sản xuất nấm ở Việt Nam……………………………….. 3.4 Kỹ thuật nhân giống, nuôi trồng nấmSò tím……………………….. 3.4.1. Nhân giống cấp 1 trên môi trƣờng thạch…………………………….. 3.4.2. Nhân giống cấp 2 trên môi trƣờng hạt……………………………….. 3.4.3. Nuôi trồng nấmSò tím trên môi trƣờng giá thể mùn cƣa………….. Chƣơng 2 : NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………… 2.1 Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu………………………………………… 2.2Thời gian, địa điểm nguyên cứu………………………………………….. 2.3Nội dung nghiên cứu 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………… 2.4.1. Bố trí thí nghiệm……………………………………………………. 2.4.1.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát sự sinh trưởng hệ sợi nấm Sò tím trên môi trường thạch agar .. ………………………………………………………….... 2.4.1.2. Thí nghiệm 2: khảo sát sự sinh trưởng hệ sợi nấm Sò tím trên môi trường hạt thóc luộc ………………………………………………………….. 2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá và phƣơng pháp xác định………………….. 2.4.2.1. Các chỉ tiêu sinh trƣởng của nấm Sò ................. …………………… 2.4.2.2.Các chỉ tiêu về năng suất nấm………………………………….. 2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN………………………… 3.1 Thí nghiệm : Ảnh hƣởng của NaNO3 và (NH4)2SO4 đến sinh trƣởng của hệ sợi của nấm Sò tím (Pleurotus ostreatusL) trên môi trƣờng thạch……………………….. 3.1.1 Ảnh hƣởng của NaNO3 chiều dài và tộc độ sinh trƣởng hệ sợi của nấm Sò tím trên môi trƣờng thạch…………………………………………. 3.1.2 Ảnh hƣởng của (NH4)2SO4 chiều dài và tộc độ sinh trƣởng hệ sợi của nấm Sò tím trên môi trƣơng thạch …………………………………………… 3.2 Thí nghiệm : Ảnh hƣởng của NaNO3 và (NH4)2SO4 đến sinh trƣởng của hệ sợi của nấm Sò tím (Pleurotus ostreatusL) trên môi trƣờng hạt 3.2.1 Ảnh hƣởng của NaNO3 chiều dài và tộc độ sinh trƣởng hệ sợi của nấm Sò tím trên môi trƣờng hạt…………………………………………. 3.2.2 Ảnh hƣởng của (NH4)2SO4 chiều dài và tộc độ sinh trƣởng hệ sợi của nấm Sò tím trên môi trƣơng hạt…………………………………………… KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………… 4.1Kết luận……………………………………………………………………… 4.2Đề nghị………………………………………………………………………. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. atm Atmotphe tiêu chuẩn 2. BOX Tủ cấy vô trùng 3. ĐC Đối chứng 4. L Lô thí nghiệm 5. NT Nghiệm thức 6. PDA Potato Dextro Agar 7. TB Trung bình 8. TĐST Tốc độ sinh trƣởng 9. TSLN Tỉ suất lợi nhuận MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngành trồng nấm mới được phát triển mạnh mẽ. Ngàycàng có nhiều người biết đến tác dụng của nấm hơn. Sản lượng nấm thu hoạch mỗi năm ngày càng tăng lên rõ rệt.Việc trồng nấm không nhưng tạo nên nguồn thức ăn sạch cho người dân mà còn góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho những người lao động. Không những thế, trồng nấm còn giúp cho môi trường giảm thiểu sự ô nhiễm như hiện nay.Vì việc rồng nấm đã tận dụng tất cả các phế thải trong nông nghiệp cũng như công nghiệp ví dụ như rơm rạ, bã mía, mạc cưa hay mạt cao su và bông vải… Mặc khác nấm còn là nguồn dược liệu quý hiếm mà con người đang dần biết đến. Trong đó, nấm Sò tím tuy không được nhiều người sử dụng làm dược liệu , tuy nhiên đó lại là một nguồn thức ăn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn của người dân. Như là được thiên nhiên ưu đãi, nước ta có điều kiện thời tiết thuận lợi cho các loài nấm phát triển. Với kiểu khí hậu nhiệt đới gió màu ẩm thuận lợi cho việc trồng nấm quanh năm. Cùng với việc có nguồn nguyên liệu dồi dào lực lượng lao động đông đúc càng giúp cho nghề trồng nấm ở nước ta phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, tôi quyết định thực hiệnđề tài“Nghiên cứu sự ảnh hƣởng của đến sinh trƣởng, phát triển của nấm Sò tím(Pleurotus ostreatus. L)” 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát 1 Tìm nguồn nguyên liệu thay thế mới sẵn có tại địa phương, chi phí rẻ hơn để thay thế cho nguyên liệu mùn cưa cao su nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nghề trồng nấm Sò Mục tiêu cụ thể - Khảo sát sự sinh trưởng sợi nấm Sò tím trên môi trường thạch. - Khảo sát và xác định thành phần môi trường dinh dưỡng để nhân giống nấm Sò tímđạt hiệu quả. - So sánh, đánh giá về sinh trưởng, phát triển, và năng suất nấm Sò tímtrồng trên nguyên liệu từ cây bèo lục bình và trên mùn cưa. - Xác định tỉ lệ phối trộn thích hợp giữa mùn cưa cao su và bèo lục bình để trồng nấm Sò tímhiệu quả nhất. 3. Ý nghĩa đề tài - Ý nghĩa thực tiễn Nắm bắt được sự sinh trưởng của nấm Sò tímđể ứng dụng trong sản xuất mang lại hiệu quả cao. Tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có để giảm chi phí trong sản xuất và nuôi trồng nấm Sò, góp phần hướng tạo ngành nghề mới cho người dân tiếp cận. - Ý nghĩa khoa học Làm cơ sở lý luận đóng góp, bổ sung kết quả khoa học về sự ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất nấm Sò tím. Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo khoa học có giá trị cho cácnghiên cứu sau này trong lĩnh vực có liên quan. 2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP 1.1. Sơ lƣợc về Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bình Định Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ được thành lập theo quyết định số 2640/QĐ-UB ngày 21 tháng 12 năm 1985 của Ủy ban nhân dân tình Nghĩa Bình (nay là tỉnh Bình Định), để thực hiện chức năng nghiên cứu ứng dụng và triển khai tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trung tâm có vai trò như một “cầu nối” giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học ở trung ương và địa phương. Qua hai mươi năm xây dựng và phát triển đến nay trung tâm đã có một bộ máy quản lý ổn định và phát huy hiệu lực tốt gồm 4 phòng chức năng, 20 cán bộ kỹ thuật chuyên trách và nhiều cộng tác viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Về cơ sở vật chất tuy còn rất thiếu nhưng Trung tâm đã đầu tư một phòng nuôi cấy mô tế bào công suất 2.000.000 – 3.000.000 cây/năm, Tạm thực nghiệm Khoa học và Công nghệ có diện tích 3 ha. Từ năm 2000, trong điều kiện mới, Trung tâm đã tổ chức thực hiện được 5 dự án sản xuất thử và chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất, 30 đề tài cấp tỉnh, 2 dự án tiềm lực khoa học công nghệ. Ngoài ra, Trung tâm còn thực hiện hàng trăm lượt tư vấn, tập huấn và chuyển giao KHCN khác. Các lĩnh vực KHCN được trung tâm tư vấn và chuyển giao là: Lập dự án phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường, Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng chống mối cho 3 các công trình xây dựng, các cơ quan, đơn vị, kỹ thuật nhân giống cây trồng nông – lâm nghiệp, cây hoa cảnh có giá trị bằng phương pháp nuôi cấy mô, phương pháp triết – ghép – giâm cành tiên tiến; Tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ đến cơ sở. Trung tâm đã nghiên cứu thành công các giống cây ăn quả, cây nông nghiệp có giá trị kinh tế như: chuối, mía, dứa, mì,… Hàng năm có hàng chục ngàn giống cây trồng có giá trị kinh tế được đưa ra để phục vụ nhu cầu giống cho các hộ nông dân trong và ngoài tỉnh. Cùng với việc cung cấp giống cây, Trung tâm đã phối hợp với các hộ nông dân xây dựng xây dựng các điểm trình diễn chuối cấy mô giống già lùn, già hương Đài Loan và giống dứa Đài nông IV (Đài Loan), dứa Cayen (Thái Lan) ở một số địa phương trong tỉnh. Trung tâm còn kết hợp với Ban quản lý dự án mía đường của tỉnh thực hiện mô hình trồng mía cấy mô giống ROC 10; F 156; ROC 18 tại vườn thực nghiệm CNSH Phước An (Tuy Phước). Có thể nói rằng 22 năm hình thành và phát triển của Trung tâm đã gắn liền với 20 năm phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ đổi mới, đó là một quá trình tìm tòi, sáng tạo, thử nghiệm và điểu chỉnh phương thức hoạt động, tổ chức quản lý nhằm thực hiện tốt chức năng “cầu nối” không thể thiếu được giữa khoa học và sản xuất. Ghi nhận thành quả đạt được của Trung tâm, UBND tỉnh, đã trao tặng nhiều bằng khen, nhiều năm công nhận là tập thể lao động tiến tiến, lao động xuất sắc; nhiều cán bộ tai Trung tâm nhận được bằng khen của tỉnh, huy chương vì sự nghiệp khoa học và công nghệ. Kết quả mà trung tâm đạt được như ngày hôm nay là sự cố gắng không ngừng của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên chức và lao động qua các thời kỳ. Cùng với phong trào thi đua chung của cả 4 nước, cán bộ công nhân viên chức và loa động của Trung tâm không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao nhận thức chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và năng lực công tác, đoàn kết thống nhất ý chí, xây dụng trung tâm vững mạnh, góp phần xây dựng quê hương Bình Định phát triển bền vững. 1.2. Giới thiệu về phòng ứng dụng công nghệ sinh học: Phòng ứng dụng nuôi cấy mô tế bào gồm các phòng với trang thiết bị như sau: - Phòng rửa và cất nước: + Máy cất nước 1 lần (8L/giờ). - Phòng hấp sấy : + Nồi khử trùng (autocave) loại nhỏ (25L). - Phòng chuẩn bị môi trường : + Máy khuấy từ gia nhiệt. + Cân phân tích 10-4 g. + Cân kỹ thuật 10-2 g. + Bếp điện. + Tủ lạnh 100 – 200L. + Máy đo pH. + Kính hiển vi - Phòng cấy vô trùng : + Tủ cấy vô trùng (Lnminar, Clean Bench). + Quạt thông gió. + Đèn tử ngoại treo trần hoặc treo tường (1,2m). - Phòng nuôi : 5 + Các giàn đèn huỳnh quang nhiều ngăn, có độ chiều sáng ở chỗ để bình nuôi cấy từ 2000 – 3000 lux. + Máy điều hòa nhiệt độ. + Tủ ấm. + Trên các giàn có đặt các thiệt bị để kiểm tra chính xác nhiệt độ và độ ẩm. 1.3. Một số hình ảnh Máy đóng bịch Lò hấp khử trùng 6 Tủ cấy đôi Máy phối trộn mùn cƣa Mùn cƣa đã ủ Phòng cấy phôi Môi trƣờng hạt Phòng giữ giống 2. THỰC TẬP Ở TRUNG TÂM 2.1. Thời gian Từ ngày 08/01/2018 đến ngày 04/02/2018 2.2. Hoạt động thực tập - Chuẩn bị môi trường cấy chuyển cấp và nhân giống I, II, III. - Tham gia sản xuất bịch phổi của các loại nấm. 7 - Học cấy giống nấm Sò tím cấp I, II, III và cấy bịch phôi nấm Sò tím. 2.3 Nội dung thực tập - Quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi trồng nấm Sò tím. - Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số thành phần dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển của nấm Sò tím (Pleurotus ostreatus. L) 3.Tổng quan về nấm sò 3.1. Giới thiệu về nấm Sò Nấm Sò là tên dùng chung cho các loài nấm ăn thuộc giống Pleurotus sp. Ở Việt Nam, nấm Sò còn có tên gọi là Nấm Sò, Nấm hương chân ngắn, Nấm Sò xám, Nấm Sò trắng, Nấm dai….,thường mọc hoang trên thân gỗ, mọc đơn độc hay mọc chồng lên nhau và có nhiều loại khác nhau về màu, hình dạng, ít bệnh và rất dễ trồng. Theo Singer(1975) có tất cả 39 loài và chia làm 4 nhóm, trong đó có 2 nhóm lớn: + Nhóm chịu lạnh: hình thành quả thể ở nhiệt độ 10 – 2000C + Nhóm ưa nhiệt: hình thành quả thể ở nhiệt độ 25 – 3000C 8 Có đến 50 loài nấm sò, nhưng cho đến nay chỉ có 10 loại nấm Sò tím được trồng phổ biến. Ở Việt Nam, chủ yếu trồng các loại nấm Sò ưa nhiệt như: nấm Sò xám, nấm Sò trắng. Vì vậy, nước ta có thể trồng nấm Sò quanh năm nhưng thuận lợi nhất từ tháng 9 đến tháng 4 (dương lịch) năm sau. Ở Việt Nam nấm Sò chủ yếu mọc hoang dại và thuộc nhóm nấm dị dưỡng, sống hoại sinh, phá hoại gỗ và háo đường. Việc nuôi trồng loại nấm này bắt đầu từ 20 năm trở lại đây, trên nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu từ các ngành chức năng ởnhiều địa phương, nấm Sò trồng trên rơm rạ, bã mía, mạt cưa..đều đạt hiệu suất sinh học cao. - Nấm Sò xám (Pleurotus sajor - caju): Quả thể phẳng, lúc già đi thi cong lại, mũ nấm có hình tròn, hình nữa tròn, hình thận, đường kính 5 – 15 cm hay lớn hơn, màu trắng tro hay nâu xám, thịt nấm chắc vừa phải, màu trắng. Cuống trắng muốt, dài 3 – 10 cm, gốc cuống có công thứcng nhung. Lúc đầu được nuôi trồng ở Ấn Độ, sau nhập vào Trung Quốc, Việt Nam,…Nấm ăn giòn, ngọt, hơi dai (Nguyễn Lân Dũng, 2002).Ở nước ta nấm được trồng phổ biến ở miền Nam, nhất là ở Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ. 9 - Nấm Sò Đài Loan hay Sò Nhật (Pleurotus cytidiosus): Quả thể to hoặc khá to, mũ nấm có đường kính khoảng 7 – 12 cm, có khi đến 35 cm, màu nâu pha da cam – tro, trên bề mặt có vảy màu nâu đen, ở giũa có màu nâu khói trắng, ăn ngon. - Nấm Sò tím (Pleurotus ostreatus L): Quả thể vừa hoặc lớn, mũ nấm có đường kính khoảng 5 – 21 cm, màu trắng, màu trắng tro, trắng xanh nhưng khi mới nở có màu tím hay nâu xám. Cuống mọc xiên, ngắn hoặc hầu như không có, dài không quá 1 – 3 cm. Vừa ăn ngon lại vừa có giá trị dược liệu, còn được gọi là nấm hương chân ngắn. - Nấm Sò trắng (Pleurotus florodanus): Ở nhiệt độ thấp và đầy đủ ánh sáng quả thể có màu nâu gụ, ở nhiệt độ tương đối cao quả thể có màu trắng sữa. Nhiệt độ tốt nhất để quả thể hình thành là 12 – 24 độ. Có tính kháng tạp nấm, tạp khuẩn cao, sản lượng trên nguyên liệu đơn vị cao. 3.1.1. Vị trí phân bố của nấm Sò Giới nấm: Mycota hay Fungi Ngành nấm thật: Eumycota Ngành phụ: Basidiomycotina Lớp: Hymenomycetes Lớp phụ: Hymenomycetidae Bộ: Agaricales 10 Họ: Pleurotaceae Chi: Pleurotus 3.1.2. Đặc tính sinh học của nấm Sò Nấm Sò tím có đặc điểm chung là tai nấm dạng phễu lệch, mọc thành cụm tập trung, mỗi cánh nấm bao gồm 3 phần: mũ, phiến và cuống (hình 3.1). 1. Mũ nấm 2. Phiến nấm 3. Cuống nấm 4. Hệ sợi nấm Hình 3.1. Đặc điểm hình thái của nấm sò Phiến nấm mang bào tử kéo dài xuống đến chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn. Tai nấm bào ngư khi còn non có màu sậm hoặc tối, nhưng khi trưởng thành màu trở nên sáng hơn. 3.1.2.1. Chu trình sống của nấm Sò - Khi trưởng thành, nấm Sò tím sẽ phát tán bào tử, gặp điều kiện môi trường thích hợp bào tử sẽ nảy mầm hình thành hệ sợi sơ cấp. - Hệ sợi sơ cấp phát triển đầy đủ tạo nên hệ sợi thứ cấp, sau đó xảy ra sự kết hợp của hệ sợi nấm thứ cấp và hình thành quả thể nấm hoàn chỉnh. 11 Chu trình phát triển của nấm sò 1. Bào tử vô tính - 2. Sợi đơn bào - 3. Sợi đơn bào giao phối - 4. Sợi đa bào 5. Bào tử hữu tính - 6. Quả thể nấm Quả thể nấm Sò tím phát triển qua các giai đoạn nhƣ sau: - Dạng san hô: quả thể mới tạo thành, dạng sợi mảnh hình chùm. - Dạng dùi trống: mũ xuất hiện dưới dạng khối tròn, còn cuống phát triển cả về chiều ngang và chiều dài nên đường kính cuống và mũ không sai khác nhau nhiều. - Dạng phễu: mũ mở rộng, cuống nằm ở giữa. - Dạng bán cầu lệch: cuống lớn nhanh một bên và bắt đầu lệch so với vị trí trung tâm của mũ. - Dạng lá lục bình: cuống ngừng tăng trưởng, trong khi mũ vẫn tiếp tục phát triển, bìa mép thẳng đến dợn sóng. 12 Các giai đoạn phát triển của quả thể nấm sò a. Dạng san hô, b. Dạng dùi trống, c. Dạng phễu, d. Dạng bán cầu lệch, e. Dạng lá lục bình 3.1.2.2 Điều kiền sinh trưởng thích hợp của nấm Sò tím - Nhiệt độ thích hợp: + Nhóm nấm Sò chịu lạnh thích hợp ở nhiệt độ từ 13 – 200C + Nhóm nấm Sò chịu nhiệt thích hợp ở nhiệt độ từ 24 – 280C - Độ ẩm: + Độ ẩm cơ chất: Nấm Sò tímyêu cầu độ ẩm cơ chất (giá thể) khoảng 60 – 70%, nếu độ ẩm trên 70% hoặc dưới 30% không có lợi cho sinh trưởng hệ sợi và hình thành quả thể nấm. + Độ ẩm không khí: Trong thời kỳ tưới đón nấm, độ ẩm không khí không được dưới 70%, tốt nhất là ở 75 - 90%. Độ ẩm thấp hơn 70% quả thể bị vàng và khô mép. Ở độ ẩm 50%, nấm ngừng phát triển và chết, dạng bán cầu lệch và dạng lá lục bình bị khô mặt và cháy vàng ở bìa mép mũ nấm. Ngược lại, độ ẩm cao (95%) chưa hẳn đã tốt cho nấm, tai nấm dễ bị nhũn và rũ xuống. - Độ pH: Độ pH thích hợp đối với hầu hết các loài nấm Sò tím trong khoảng 6,0 – 7,0. Nếu pH thấp thì quả thể nấm không hình thành được và ngược lại, pH quá kiềm thì quả thể nấm bị dị hình. 13 - Ánh sáng Ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống, nấm Sò tímyêu cầu ánh sáng khác nhau. + Giai đoạn sinh trưởng hệ sợi không cần ánh sáng + Giai đoạn hình thành quả thể cần ánh sáng khuếch tán với cường độ trung bình 200lux, cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ ngăn cản việc hình thành nụ nấm, còn ánh sáng yếu làm chân nấm dài ra, mũ hẹp. - Độ thông thoáng: + Giai đoạn sinh trưởng: nồng độ CO2 trong khoảng 15 – 20% hệ sợi nấm vẫn có thể sinh trưởng được, nếu vượt lên khoảng 30% sự sinh trưởng của hệ sợi giảm mạnh. + Giai đoạn hình thành quả thể: nấm cần độ lưu thông không khí mạnh,nồng độ CO2 phải giảm và lượng oxy tăng lên. Nếu không mũ nấm sẽ hẹp lại trong khi chân dài ra, dẫn đến tai nấm bị dị hình. 3.1.2.3 Các nguồn dinh dưỡng cho nấm Sò tím Nguồn dinh dƣỡng Nấm Sò tím biến dưỡng, phân giải nguồn nguyên liệu là cellulose hay lignin thành nguồn dinh dưỡng của chính nó. Trong tự nhiên nấm Sò tímsống chủ yếu trên gỗ khúc, còn khi nuôi trồng sử dụng nguồn nguyên liệu chính là mùn cưa các cây gỗ mềm đặc biệt là cây cao su, hay rơm rạ, các phụ phế phẩm nông nghiệp giàu cellulose khác. Mùn cưa cao su là nguồn nguyên liệu thông dụng trong ngành trồng nấm. Trong mùn cưa thành phần cellulose và lignin chiếm đến 71.2% là nguồn cung cấp cơ chất chủ yếu cho sự biến dưỡng của các 14 loài nấm đặc biệt là Sò, ngoài ra thành phần mùn cưa còn chứa một số hợp chất khác như protein, hyratcarbon hòa tan… cung cấp thêm một số chất cho nấm sinh trưởng và phát triển. Hiện nay, nguồn nguyên liệu này đã và đang khan hiếm dần đi vì diện tích rừng ở Việt Nam ngày bị thu hẹp lại. Vì vậy, nguồn nguyên liệu mùn cưa đang phụ thuộc rất lớn vào ngành công nghiệp gỗ. Hình 1.3: Mùn cƣa gỗ cao su Bảng 1.1: Hàm lƣợng các chất có trong mùn cƣa cao su Thành phần Hàm lƣợng (%) Protein thô 1,5 Lipid thô 1,1 Cellulose và Lignin 71,2 Hyđratcarbon hòa tan 25,4 15 Ngoài mùn cưa cao su, bèo lục bình có thể là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho việc nuôi trồng nấm Sò. Đây là nguồn nguyên liệu phong phú và rất rẻ. Có thể nói, bèo lục bình là nguồn nguyên liệu để trồng nấm đầy hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân.Năm 1979, Viện chăn nuôi đã cho biết thành phần hóa học của thân lục bình như sau: Hình 3.4: Bèo lục bình Bảng 1.2: Hàm lượng các chất trong bèo lục bình khô Thành phần Hàm lượng (%) Protein 8,91 Lipid 3,34 Cellulose 15,59 Dẫn xuất protein 56,57 Khoáng toàn phần 15,59 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng