Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nghiên cứu sự ảnh hưởng của axid salicylic và aspirin lên sự tăng tăng trưởng củ...

Tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của axid salicylic và aspirin lên sự tăng tăng trưởng của cây lan gấm ( anoectochilus roxburghii) trong điều kiện in vitro

.PDF
82
129
147

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ACID SALICYLIC VÀ ASPIRIN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÂY LAN GẤM (Anoectochilus Roxburghii) TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn : TS. ĐỖ ĐĂNG GIÁP Sinh viên thực hiện : VÕ HỒNG LÊ MSSV: 1411100053 Lớp: 14DSH01 Tp. Hồ Chí Minh, năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ACID SALICYLIC VÀ ASPIRIN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÂY LAN GẤM (Anoectochilus Roxburghii) TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. ĐỖ ĐĂNG GIÁP VÕ HỒNG LÊ MSSV: 1411100053 Lớp: 14DSH01 Tp. Hồ Chí Minh, năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của acid salicylic và aspirin lên sự tăng trưởng của cây lan gấm (Anoectochilus roxburghii) trong điều kiện in vitro” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của T.S Đỗ Đăng Giáp. Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực, khách quan và chưa được công bố trong các công trình khác trước đây. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng Sinh viên thực hiện Võ Hồng Lê i năm 2018 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các thầy cô trong trường Đại học Công Nghệ TP.HCM – HUTECH nói chung và các thầy cô trong Viện khoa học ứng dụng nói riêng đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian qua. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến T.S Đỗ Đăng Giáp đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trực tiếp cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Thời gian làm việc với thầy không những giúp tôi trao dồi thêm kinh nghiệm mà còn học tập được tinh thần làm việc cũng như thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học để đạt hiệu quả, đây là những kiến thức cần thiết để tôi làm tốt hơn các công việc trong tương lai. Bên cạnh đó, xin cám ơn các anh chị và các bạn đã đồng hành và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các Thầy Cô để tôi hoàn thiện hơn đề tài báo cáo của mình. Xin chân thành cám ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng Sinh viên thực hiện Võ Hồng Lê ii năm 2018 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. ix LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 I. Đặt vấn đề ................................................................................................................1 II. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................3 III. Nội dung thực hiện ................................................................................................3 IV. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3 V. Yêu cầu của đề bài .................................................................................................4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................5 1.1. Giới thiệu về cây lan gấm ....................................................................................5 1.1.1. Phân loại thực vật ..............................................................................................5 1.1.2. Đặc điểm hình thái ............................................................................................6 1.1.3. Đặc điểm phân bố..............................................................................................8 1.2. Thành phần và giá trị dược liệu của lan gấm .......................................................8 1.3. Lan gấm trên thị trường .....................................................................................10 1.4. Nhân giống cây lan gấm .....................................................................................10 1.4.1. Nhân giống bằng hạt .......................................................................................10 1.4.2. Nhân giống bằng cây con ................................................................................11 1.4.3. Phương pháp giâm cây ....................................................................................11 1.4.4. Nhân giống in vitro .........................................................................................11 1.5. Nuôi cấy mô thực vật .........................................................................................16 1.5.1. Ứng dụng nuôi cấy mô thực vật ......................................................................16 iii 1.5.2. Định nghĩa .......................................................................................................17 1.5.3. Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy lên sự phát triển của thực vật in vitro .....18 1.6. Vai trò của môi trường khoáng đến sự phát triển của mẫu cấy in vitro .............21 1.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................23 1.7.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................23 1.7.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................24 1.8. Giới thiệu Salicylic Acid (SA) ...........................................................................25 1.9. Giới thiệu Aspirin (ASA) ...................................................................................28 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ......................................................30 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................30 2.2. Vật liệu ...............................................................................................................30 2.2.1. Nguồn mẫu lan gấm ........................................................................................30 2.2.2. Thiết bị, dụng cụ, và hóa chất .........................................................................30 2.3. Điều kiện nuôi cấy .............................................................................................32 2.4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................32 2.4.1. Thí nghiệm 1.1: Khảo sát ảnh hưởng của SA (dãy nồng độ lớn) lên khả năng sinh trưởng của cây lan gấm .....................................................................................32 2.4.2. Thí nghiệm 1.2: Khảo sát ảnh hưởng của SA (dãy nồng độ nhỏ) lên khả năng sinh trưởng của cây lan gấm .....................................................................................34 2.4.3. Thí nghiệm 2.1: Khảo sát ảnh hưởng của ASA (dãy nồng độ lớn) lên khả năng sinh trưởng của cây lan gấm .............................................................................35 2.4.4. Thí nghiệm 2.2: Khảo sát ảnh hưởng của ASA (dãy nồng độ nhỏ) lên khả năng sinh trưởng của cây lan gấm .............................................................................38 2.5. Phương pháp thu chỉ tiêu theo dõi .....................................................................39 2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................................40 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................41 3.1. Khảo sát ảnh hưởng của SA (dãy nồng độ lớn) lên khả năng sinh trưởng của cây lan gấm in vitro ...................................................................................................41 iv 3.2. Khảo sát ảnh hưởng của SA (dãy nồng độ nhỏ) lên khả năng sinh trưởng của cây lan gấm................................................................................................................46 3.3. Khảo sát ảnh hưởng của ASA (dãy nồng độ lớn) lên khả năng sinh trưởng của cây lan gấm................................................................................................................48 3.4. Khảo sát ảnh hưởng của ASA (dãy nồng độ nhỏ) lên khả năng sinh trưởng của cây lan gấm................................................................................................................52 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................55 4.1. Kết luận ..............................................................................................................55 4.2. Kiến nghị ............................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................56 PHỤ LỤC ..................................................................................................................64 v DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 2: Thành phần dinh dưỡng và amino acid trong cây lan gấm .......................9 Bảng 2. 1: Bảng thiết bị.............................................................................................30 Bảng 2. 2: Bảng dụng cụ ...........................................................................................31 Bảng 2. 3: Bảng hóa chất ..........................................................................................31 Bảng 2. 4: Bảng bố trí nghiệm ảnh hưởng của SA sử dụng trong thí nghiệm 1.1 ....33 Bảng 2. 5: Bảng bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của SA sử dụng trong thí nghiệm 1.2 ...................................................................................................................................35 Bảng 2. 6: Bảng bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của ASA sử dụng trong thí nghiệm 2.1 ...................................................................................................................................37 Bảng 2. 7: Bảng bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của ASA sử dụng trong thí nghiệm 2.2 ..............................................................................................................................38 Bảng 3. 1: Bảng khảo sát ảnh hưởng của SA (ở các nồng độ 0 mg/L; 1 mg/L; 2 mg/L; 3 mg/L) lên khả năng sinh trưởng của cây lan gấm .......................................41 Bảng 3. 2: Bảng khảo sát ảnh hưởng của SA (ở các nồng độ 0 mg/L; 1,0 mg/L; 1,2 mg/L; 1,4 mg/L; 1,6 mg/L; 1,8 mg/L; 2,0 mg/L) lên khả năng sinh trưởng của cây lan gấm ......................................................................................................................46 Bảng 3. 3: Bảng khảo sát ảnh hưởng của ASA (ở các nồng độ 0 mg/L; 1 mg/L; 2 mg/L; 3 mg/L) lên khả năng sinh trưởng của cây lan gấm .......................................49 Bảng 3. 4: Bảng khảo sát ảnh hưởng của ASA (ở các nồng độ 0 mg/L; 1,0 mg/L; 1,2 mg/L; 1,4 mg/L; 1,6 mg/L; 1,8 mg/L; 2,0 mg/L) lên khả năng sinh trưởng của cây lan gấm ......................................................................................................................52 vi DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1: Cây lan gấm ...............................................................................................6 Hình 1. 2: Hoa lan gấm ...............................................................................................8 Hình 1. 3: Quy trình nuôi cấy sinh khối cây lan gấm bằng kỹ thuật bioreactor. a: mẫu cấy ban đầu. b, b1: mẫu cấy sau 8 tuần nuôi cấy. c, c1: khối lượng sinh khối thu nhận. ....................................................................................................................20 Hình 1. 4: a) Công thức cấu tạo; b) Cấu trúc không gian; c) Salicylic acid .............26 Hình 1. 5: a) Công thức cấu tạo; b) Cấu trúc không gian; c) Aspirin .......................28 Hình 2. 1: Vật liệu lan gấm ban đầu .........................................................................30 Hình 2. 2: Quy trình thực hiện thí nghiệm 1.1 ..........................................................32 Hình 2. 3: Hình mô phỏng bố trí thí nghiệm SA.......................................................33 Hình 2. 4: Quy trình thực hiện thí nghiệm 1.2 ..........................................................34 Hình 2. 5: Quy trình thực hiện thí nghiệm 2.1 ..........................................................36 Hình 2. 6: Hình mô phỏng bố trí thi nghiệm ASA ....................................................37 Hình 2. 7: Quy trình thực hiện thí nghiệm 2.2 ..........................................................38 Hình 3. 1: Đo chiều cao cây lan gấm ........................................................................42 Hình 3. 2: Thu trọng lượng tươi cây lan gấm ...........................................................43 Hình 3. 3: Cây lan gấm sau khi sấy khô ....................................................................44 Hình 3. 4: Đo chlorophyll ở lá ..................................................................................45 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3. 1: Ảnh hưởng của SA (dãy nồng độ lớn) lên chiều cao của cây lan gấm41 Biểu đồ 3. 2: Ảnh hưởng của SA (dãy nồng độ lớn) lên trọng lượng của cây lan gấm ...................................................................................................................................43 Biểu đồ 3. 3: Ảnh hưởng của SA (dãy nồng độ lớn) lên hàm lượng chlorophyll của cây lan gấm................................................................................................................44 Biểu đồ 3. 4: Ảnh hưởng của SA (dãy nồng độ nhỏ) lên chiều cao của cây lan gấm ...................................................................................................................................46 Biểu đồ 3. 5: Ảnh hưởng của SA (dãy nồng độ nhỏ) lên trọng lượng của cây lan gấm ............................................................................................................................47 Biểu đồ 3. 6: Ảnh hưởng của SA (dãy nồng độ nhỏ) lên hàm lượng chlorophyll của cây lan gấm................................................................................................................48 Biểu đồ 3. 7: Ảnh hưởng của ASA (dãy nồng độ lớn) lên chiều cao của cây lan gấm ...................................................................................................................................49 Biểu đồ 3. 8: Ảnh hưởng của ASA (dãy nồng độ lớn) lên trọng lượng của cây lan gấm ............................................................................................................................50 Biểu đồ 3. 9: Ảnh hưởng của ASA (dãy nồng độ lớn) lên hàm lượng chlorophyll của cây lan gấm .........................................................................................................51 Biểu đồ 3. 10: Ảnh hưởng của ASA (dãy nồng độ nhỏ) lên chiều cao của cây lan gấm ............................................................................................................................52 Biểu đồ 3. 11: Ảnh hưởng của ASA (dãy nồng độ nhỏ) lên trọng lượng của cây lan gấm ............................................................................................................................53 Biểu đồ 3. 12: Ảnh hưởng của ASA (dãy nồng độ nhỏ) lên hàm lượng chlorophyll của cây lan gấm .........................................................................................................54 viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MS Murashige và Skoog (1962) SA Salicylic acid ASA Acetylsalicylic acid (Aspirin) NAA α - Naphthaleneacetic acid TLT Trọng lượng tươi TLK Trọng lượng khô NĐ - CP Nghị định của chinh phủ MCF – 7 Michigan Cancer Foundation - 7: Tế bào ung thư tuyến vú ND Nước dừa KTNN Kỹ thuật nông nghiệp BAP 6 – Benzylaminopurine KIN Kinetin SH Schenk & Hildebrandt basal salt medium BA Benzyladenine ix LỜI MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Từ trước đến nay cứ nhắc đến lan người ta sẽ nghĩ ngay đến loài hoa đã chinh phục người phương Đông và cả phương Tây bởi cấu trúc kì diệu và sự đa dạng về màu sắc, hình dáng vầ cả hương thơm quyến rũ. Nhưng không nhiều người biết rằng lan còn có cả giá trị dược liệu. Một trong số đó là cây lan gấm, đối tượng mà tôi hướng đến để nghiên cứu trong bài viết này. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều người sử dụng các loại thảo dược truyền thống để phòng và chữa bệnh. Viện thực vật học Trung Quốc cho rằng, cùng với Trung Quốc, Lào và Việt Nam là một trong những nước có tài nguyên cây thuốc phong phú nhất. Tuy nhiên, nguồn cây thuốc của Việt Nam đang dần cạn kiệt vì các hoạt động khai thác bừa bãi và công tác bảo tồn ngay cả ở các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng quốc gia đều chưa được đẩy mạnh. Còn một điều đáng chú ý là việc khai thác tài nguyên rừng trong đó có cây thuốc là kế sinh nhai chủ yếu của các dân tộc thiểu số mà các thương nhân khai thác nhưng trả lại bằng một mức giá rất thấp. Bên cạnh đó, các dự án trồng rừng chủ yếu chỉ quan tâm đến cây gỗ, cây nguyên liệu và cây ăn quả mà chưa chú ý đến cây dược liệu, loại cây có giá trị hàng hóa cao. Ví dụ: lan gấm xuất xứ Việt Nam đang được thương gia Đài Loan chào bán trên Alibaba với giá 2800 – 4000 nhân dân tệ/ 1 kg (tương đương 8,5 – 12 triệu đồng), hầu như cao hơn các loại cây khác. Vì vậy trông điều kiện kinh tế như hiện nay, việc mở rộng khu vực trồng cây thuốc không chỉ nhằm phát triển nguồn dược liệu, mà còn là biện pháp hữu hiệu để xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Cây lan gấm hay còn gọi là lan Kim tuyến, cỏ nhung, cây kim cương,… Họ Lan (Orchidaceae) là họ thực vật đa dạng nhất của Việt Nam, với tổng số 865 loài thuộc 154 chi. Có nhiều loài Lan thuộc họ thực vật này còn là những vị thuốc chữa bẹnh rất hay. Chi lan gấm Anoectochilus ở Việt Nam hiện thống kê được 12 loài, trong đó có loài lan gấm Anoectochilus setaceus Blume được biết đến nhiều không những bởi giá trị làm cảnh, mà bởi giá trị làm thuốc của nó (Nguyễn Tiến Bân, 1 2005). Đây là một loài dược liệu đặc biệt quý hiếm, có giá trị kinh tế cao của Việt Nam. Tại Việt Nam, có nhiều loài lan rất quý, được nước ngoài biết đến và đặt mua với số lượng lớn nhưng thực tế nhu cầu người tiêu dùng quá cao trong khi lan gấm chủ yếu bị thu hái trong tự nhiên nên không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đồng thời sản lượng cây trong tự nhiên rất ít nên loài lan gấm đang bị đe doạ nghiêm trọng, rất có thể sẽ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên nếu chúng ta không có biện pháp bảo tồn hữu hiệu. Hiện nay, lan gấm được xếp trong nhóm IA của Nghị định 32/2006/NĐ - CP, nghiêm cấm khai thác vì mục đích thương mại; và nhóm thực vật đang nguy cấp EN A1a,c,d trong sách đỏ Việt Nam năm 2007, phần thực vật (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007; Chính Phủ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2006). Vì thế chúng ta cần có biện pháp bảo tồn loài dược liệu quý này. Hiện nay nhà nước ta cũng đang có những công trình nghiên cứu để nhân giống loài dược liệu quý hiếm này. Trước đây người ta đã có những phương pháp nhân giống các loài lan như gieo hạt, tách mầm nhưng vẫn còn nhược điểm là mất thời gian, dễ bị thoái hóa qua nhiều thế hệ, khả năng lây truyền bệnh cao,... Để khắc phục những nhược điểm này người ta tiến hành nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật, cây con được tạo ra với số lượng lớn đồng nhất về kiểu hình, sạch bệnh, không phụ thuộc vào yếu tố thời tiết và được bán ra với giá cả hợp lí. Nhờ vậy mà đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng của thị trường. Kỹ thuật nuôi cấy mô ra đời là một hy vọng mới cho việc bảo tồn những loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng như lan gấm. Với ưu điểm là có thể nhân nhanh số lượng trong một thời gian ngắn, không bị phụ thuộc vào thời gian và điều kiện khí hậu bên ngoài nên nuôi cấy mô ngày càng khẳng định tính ưu việt trong việc nhân nhanh cũng như bảo tồn những loài cây có nguy cơ tuyệt chủng (Bektas và cộng sự, 2013). Việc nghiên cứu nhân giống cây lan gấm là việc cấp thiết góp phần bảo vệ nguồn gen quý hiếm, không những nhân nhanh mà còn phải sinh trưởng nhanh để 2 kịp thời cung cấp cho thị trường và có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài trong tương lai. Đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của acid Salicylic và Aspirin lên sự tăng trưởng của cây lan gấm (Anoectochilus roxburghii) trong điều kiện in vitro” được thực hiện là bước đầu xây dựng quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô lan gấm. Góp phần trồng trọt và phát triển cây dược liệu quý hiếm mà trước đó chỉ khai thác trong tự nhiên, trên cơ sở đó bảo tồn nguồn gen quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng và cung cấp nguồn sinh khối lan gấm tốt hơn cho thị trường trong và ngoài nước. Cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc phát triển các nghiên cứu sau này. II. Mục đích nghiên cứu Với mục đích nhân nhanh với năng suất cao loài lan gấm bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, nhằm góp phần bảo tồn nguồn dược liệu quý và tạo ra nguồn sinh khối lan gấm dồi dào cung cấp rộng rãi cho người sử dụng. Tạo ra được nguồn cây giống với số lượng lớn và sạch bệnh, giá cả phù hợp, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo nguồn nguyên liệu quý cho ngành Dược. III. Nội dung thực hiện - Khảo sát ảnh hưởng của SA lên khả năng sinh trưởng của cây lan gấm trên hai dãy nồng độ. - Khảo sát ảnh hưởng của ASA lên khả năng sinh trưởng của cây lan gấm trên hai dãy nồng độ. - Tìm nồng độ thích hợp nhất của SA và ASA tạo ra kết quả tối ưu nhất cho sự tăng trưởng của cây lan gấm in vitro. IV. Phương pháp nghiên cứu Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên một yếu tố. Các nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Các số liệu thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm SAS và sử dụng các hàm trong excel. 3 V. Yêu cầu của đề bài Xác định được công thức tối ưu của môi trường nuôi cấy MS kết hợp SA và ASA thích hợp nhất cho cây lan gấm in vitro tăng trưởng tốt. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về cây lan gấm Cây lan gấm (Anoectochilus sp) còn gọi là cây kim cương, kim tuyến, mộc sơn thạch tùng, thuộc họ Orchidaceae, gồm bốn chi: Ludisia, Anoectochilus, Goodyera, Macodes và trên 50 loài (Ormerod Paul, 2005). Lan Anoectochilus có tên thường gọi là lan lá gấm, nhưng trong giới sưu tập thì cây này còn có tên là Lan giải thùy hay Lan sứa (Phạm Hoàng Hộ, 2003). Chúng được biết đến bởi giá trị làm cảnh do hoa và lá đẹp và còn có giá trị làm thuốc, là loại thảo dược có giá trị và tiềm năng lớn. Chi Anoectochilus thuộc họ lan có hơn 40 loài có mặt ở hầu khắp các nước nhiệt đới trải dài từ dãy Himalaya của Ấn Độ đến vùng Đông Nam Á và kéo dài tới Hawai. Trong chi Anoectochilus có một số loài được sử dụng để làm thuốc ở Trung Quốc như: A. formosanus Hayata, A. koshunesis Hayata và A. roxburghii (Zhong HJ và cộng sự, 2000). 1.1.1. Phân loại thực vật Cây lan gấm có tên khoa học là: Anoectochilus roxburghii Đồng danh là (Anoectochilus setaceus Blume) Giới Plantae (Thực vật) Ngành Angiospermae (Thực vật hạt kín) Lớp Monocots (Một lá mầm) Bộ Asparagales (Bộ măng tây) Họ Orchidaceae (Họ phong lan) Chi Anoectochilus Loài A. roxburghii 5 (Nguồn: https://caythuoc.org) (Nguồn: http://www.vast.ac.vn) Hình 1. 1: Cây lan gấm 1.1.2. Đặc điểm hình thái 1.1.2.1. Đặc điểm của cây trưởng thành Lan gấm là cây thân thảo, thân mọng nước, mang từ 2 đến 6 lá mọc xòe sát đất. Lá có nhiều hình dạng khác nhau nhưng dần tròn ở cuống, đầu lá hơi nhọn. Lá có màu nâu đỏ ở mặt dưới, màu xanh xẫm ở mặt trên, gân lá thường nhẵn và có màu hồng đỏ. Hoa từng chùm mọc ở đầu ngọn thân, thường phủ lông màu nâu đỏ (Phùng Văn Phê và cộng sự, 2010). 1.1.2.2. Đặc điểm thân rễ Thân rễ nằm ngang sát mặt đất, đôi khi hơi nghiêng, bò dài. Chiều dài thân từ 5 – 12 cm, đường kính từ 2,5 – 3,5 mm. Thân rễ thường có màu trắng có lúc nâu đỏ và không phủ lông. Số lóng trên thân thay đổi tùy từng cây và giao động trong khoảng từ 3 – 7 lóng, chiều dài mỗi lóng từ 1 đến 5 cm (Phí Thị Cẩm Miện, 2012). 1.1.2.3. Đặc điểm thân khí sinh Thân khí sinh thường mọc thẳng đứng trên mặt đất, ít khi mọc nghiêng. Chiều dài thân từ 3 – 7 cm, đường kính từ 2,5 – 3,5 mm. Thân khí sinh mang nhiều lóng, các lóng có chiều dài khác nhau, số lóng và chiều dài lóng thay đổi lần lượt từ 2 – 5 lóng và chiều dài lóng từ 1,5 – 4 cm, thân mọng nước, nhẵn, không phủ lông, 6 thường có màu xanh trắng, đôi khi có màu hồng nhạt (Phùng Văn Phê và cộng sự, 2010). 1.1.2.4. Đặc điểm của rễ Rễ mọc ra từ các mấu trên thân. Đôi khi rễ cũng được hình thành từ rễ khí sinh. Rễ thường đâm thẳng xuống đất, thông thường mỗi mấu chỉ có một rễ, thỉnh thoảng có nhiều hơn. Số lượng và khích thước rễ khác nhau cho từng cá thể. Số lượng rễ trong khoảng từ 2 – 9. Chiều dài thay đổi từ 1 – 9 cm (Phùng Văn Phê và cộng sự, 2010). 1.1.2.5. Lá cây Lá lan gấm mọc cách xoắn quanh thân, xoè trên mặt đất. Lá hình trứng, gần tròn ở gốc, đầu lá hơi nhọn và có mũi ngắn, thường dài từ 3 – 5 cm, trung bình là 4,03 cm và rộng từ 2 – 4 cm, trung bình là 3,12 cm. Lá có màu nâu đỏ ở mặt trên và phủ lông mịn như nhung. Hệ gân lá mạng lưới lông chim, thường có 5 gân gốc. Các gân này thường có màu hồng ở mặt trên và nổi rất rõ. Đôi khi gân ở giữa có màu vàng nhạt. Mặt dưới lá có màu nâu đỏ nhạt, nhẵn với 5 gân gốc nổi rõ. Các gân bên ở phía rìa lá nổi rõ, gân ở giữa lá ở mặt dưới không rõ. Cuống lá dài 0,6 – 1,2 cm, thường nhẵn và có màu trắng xanh, đôi khi hơi đỏ tía ở bẹ lá. Bẹ lá nổi rõ và nhẵn. Số lá trên một cây thay đổi từ 2 – 6, thông thường có 4 lá. Kích thước của lá cũng thay đổi, các lá trên một cây thường có kích thước khác nhau rõ rệt (Phí Thị Cẩm Miện, 2012). 1.1.2.6. Đặc điểm hoa, quả Hoa lan gấm dạng cụm, dài 10 – 20 cm ở ngọn thân, mang 4 – 10 hoa mọc thưa. Lá bắc hình trứng, dài 6 – 10 mm, màu hồng. Các mảnh bao hoa dài khoảng 6 mm; cánh môi màu trắng, dài đến 1,5 cm, ở mỗi bên gốc mang 6 – 8 dải hẹp, đầu chẻ đôi. Mùa hoa tháng 10 – 12. Mùa quả chín tháng 12 – 3 năm sau (Phí Thị Cẩm Miện, 2012). 7 (Nguồn: http://lankimtuyendalat.blogspot.com) Hình 1. 2: Hoa lan gấm 1.1.3. Đặc điểm phân bố Theo Đỗ Đức Thăng (2017), Lan gấm một loài đặc hữu ở Đài Loan chúng sinh sống ở độ cao 800 – 1500 m trong dãy núi trung tâm của Đài Loan và các đảo ngoài khơi của Lanyu. Nó cũng được tìm thấy trong quần đảo Ryukyu của Nhật Bản, và tỉnh Phúc Kiến tại Trung Quốc (Anon, 1999). Ở Việt Nam lan gấm mọc trên các dãy núi thuộc một số tỉnh như: Lào Cai (Sapa), Hà Giang (Quản Bạ), Yên Bái, Vĩnh phúc (Tam Đảo), Hà Tây (Mỹ Đức: Chùa Hương), Quảng Trị (Đồng Chè), Kontum (Đắc Tô: Đắc Uy), Gia Lai (Kbang: Kon Hà Nừng). 1.2. Thành phần và giá trị dược liệu của lan gấm Hợp chất metanol được tách chiết từ lan gấm có khả năng gây ra hiện tượng apoptpsis đối với tế bào MCF – 7, kinsenone được tách chiết từ lan gấm được báo cáo là có tác dụng chống oxi hóa. Ngoài ra, một số hợp chất chuyển hóa như flavonoid (kaempferol – 3 – O – β – D – [glucopyranoside], kaemferol – 7β – D – [glucopyranoside], isorhamnetin – 3 – β – D – [rutinnoside], hydroxybenzylquercetin, quercetin – 7 – O – β D – [6” – O – [transferuloyl] – glucopyranoside, 5 – hydroxy – 3’,4’,7 trimethoxyflavonod – 3 – β – D – [rutinnoside], isorhamnetin – 3 – O β – D – [glicopyranoside], isorhamnetin – 7 O – β – D [glucopyranoside]) theo một số nghiên cứu là có tác dụng chống oxi hóa. Theo dược học dân gian, lan gấm có vị ngọt, hơi chát, tính mát. Tại Đài Loan, cây A. formosanus tươi hoặc khô đun sôi trong nước và lấy nước uống dùng điều trị đau ngực và đau bụng (Hu 1971), bệnh tiểu đường, viêm thận (Chiu và 8 Chang 1995), sốt, tăng huyết áp, liệt dương, rối loạn gan, lá lách và đau phế mạc, thần kinh suy nhược, viêm gan mãn tính, tăng cường sức khỏe, khí huyết lưu thông (Kan 1986). Cây tươi được áp dụng bên ngoài như là một loại thảo mộc điều trị rắn cắn (Kan 1986). Tại Mã Lai, những cây khác thuộc chi Anoectochilus được dùng để trị lao phổi. Lan gấm có tác dụng chống ung thư (Tseng và cộng sự, 2006; Yang và cộng sự, 2013), ngoài ra theo nhóm tác giả thì lan gấm còn có tác dụng tăng khả năng miễn dịch. Lan gấm có tác dụng điều trị bệnh hen xuyễn, đóng vai trò như một hepatoprotective, chống lại sự tăng glucose trong máu, chống loãng xương, trong nghiên cứu này thì các polysacharide là một loại prebiotic giúp tăng sự phát triển của các chế phẩm sinh học in vitro và in vivo (Yang và cộng sự, 2013). Theo y học dân gian thì lan gấm còn có tác dụng chữa trị một số bệnh như đau ngực, đau bụng, sốt,.. Cây lan gấm có tác dụng bảo vệ gan (Wu và cộng sự, 2007). Các kết quả nghiên và phân lập đã cho thấy trong chi lan gấm có chứa nhiều loại hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học như: Kinsenoside, glycosidic, adenosine, narcissin, roseoside và triterpene… Bên cạnh đó, thành phần của cây lan gấm còn chứa rất nhiều amino acid và dinh dưỡng khoáng có lợi cho sức khỏe con người. Thành phần amino acid và dinh dưỡng khoáng trong cây lan gấm được trình bày trong bảng 1.1. Bảng 1. 1: Thành phần dinh dưỡng và amino acid trong cây lan gấm Amino acid Nmda Thr Ser Glu Gly Ala Cys Val Met Thành phần Amino acid Hàm lượng Amino Hàm lượng (%) acid (%) 1,87 Ile 0,27 0,38 Leu 0,40 0,38 Tyr 0,27 1,01 Phe 0,51 0,62 Lys 0,34 0,67 His 0,15 0,00 Arg 0,30 0.53 Pro 0,12 6,28 Trp 0,74 Thành phần dinh dưỡng Khoáng Hàm lượng vi lượng Fe 8,490 mg/g Mg 2,660 mg/g Ca 5,560 mg/g Mo 13,30 µg/g Se 0,360 µg/g Zn 75,50 µg/g Cu 17,40 µg/g Mn 554,0 µg/g Co 3,400 µg/g (Nguồn: HENGQIU, Fujian, China (Mainland)) 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan