Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu so sánh đặc điểm sinh học cá chỉ vàng selaroides leptolepis (cuvier...

Tài liệu Nghiên cứu so sánh đặc điểm sinh học cá chỉ vàng selaroides leptolepis (cuvier, 1833) theo mùa tại vùng biển ven bờ tỉnh bình thuận

.PDF
67
207
146

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------- Lê Văn Hậu NGHIÊN CỨU SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ CHỈ VÀNG – SELAROIDES LEPTOLEPIS (CUVIER, 1833) THEO MÙA TẠI VÙNG BIỂN VEN BỜ TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 01/2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------- Lê Văn Hậu NGHIÊN CỨU SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ CHỈ VÀNG – SELAROIDES LEPTOLEPIS (CUVIER, 1833) THEO MÙA TẠI VÙNG BIỂN VEN BỜ TỈNH BÌNH THUẬN Chuyên ngành: ` Động vật học Mã số: 60420103 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thành Nam PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn Hà Nội - 01/2018 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành bản luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS-TS. Nguyễn Xuân Huấn và TS. Nguyễn Thành Nam, là những người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành bản luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi cũng nhận được giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Quý Thầy, Cô trong Bộ môn Động vật học và Bảo tồn, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này. Luận văn này được hỗ trợ kinh phí từ đề tài QG-13-10 cấp ĐHQGHN và Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc Gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 106-NN.05-2015.25. Trong khuôn khổ thời gian có hạn nên bản luận văn này khó tránh khỏi những hạn chế, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và bạn bè để có thể tiếp tục hoàn thiện trong quá trình học tập và nghiên cứu về sau. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018 Học viên Lê Văn Hậu MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... MỤC LỤC ...............................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. iii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ...........................................................iv MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU ....................................................... 3 1.1 Lược sử nghiên cứu về đa dạng cá và sinh học cá biển Việt Nam ................. 3 1.2. Những nghiên cứu về khu hệ và sinh học cá ở vùng biển Bình Thuận......... 6 1.3. Những nghiên cứu về sinh học cá Chỉ vàng trên thế giới, ở biểnViệt Nam và vùng biển Bình Thuận ..................................................................................... 8 1.3.1. Trên thế giới ........................................................................................... 8 1.3.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 10 1.3.3. Ở vùng biển Bình Thuận ...................................................................... 11 1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ở khu vực nghiên cứu ...................... 12 1.4.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 12 1.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội........................................................................ 15 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 18 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu .............................................................. 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 18 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực địa ....................................................... 18 i 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng cá ............................................. 20 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu dinh dưỡng cá ............................................. 21 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu sinh sản cá .................................................. 22 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 24 3.1. Đặc điểm hình thái, phân loại cá Chỉ vàng ................................................. 24 3.1.1. Vị trí phân loại ..................................................................................... 24 3.1.2. Đặc điểm hình thái ............................................................................... 24 3.2. Đặc điểm sinh trưởng của cá Chỉ vàng ....................................................... 25 3.2.1. Thành phần kích thước cá đánh bắt..................................................... 25 3.2.2. Tương quan giữa khối lượng và chiều dài ........................................... 30 3.2.3. Cấu trúc tuổi của nhóm cá đánh bắt .................................................... 34 3.2.4. Sinh trưởng chiều dài và khối lượng.................................................... 36 3.3. Đặc tính dinh dưỡng của cá Chỉ vàng ......................................................... 38 3.3.1. Thành phần thức ăn ............................................................................. 38 3.3.2. Cường độ bắt mồi của cá ..................................................................... 39 3.3.3. Độ mỡ và hệ số béo của cá Chỉ vàng ................................................... 42 3.4. Đặc điểm sinh sản của cá Chỉ vàng ............................................................. 44 3.4.1. Tỉ lệ giới tính (đực/cái) ........................................................................ 44 3.4.2. Độ chín sinh dục của cá Chỉ vàng ....................................................... 45 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 54 ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Thành phần chiều dài cá đánh bắt theo mùa vụ. .......................................... 27 Bảng 2. Thành phần khối lượng cá đánh bắt theo mùa vụ. ....................................... 29 Bảng 3. Hệ số a, b của cá Chỉ vàng tại vùng biển phía Nam Việt Nam và một số vùng biển trên Thế giới. ............................................................................................ 31 Bảng 4. Khối lượng và chiều dài theo nhóm tuổi. .................................................... 32 Bảng 5. Các tham số sinh trưởng của cá Chỉ vàng tại một số vùng biển khác nhau trong và ngoài nước. .................................................................................................. 38 Bảng 6. Độ no theo từng nhóm tuổi của cá Chỉ vàng trong 3 đợt thu mẫu. ............. 41 Bảng 7. Độ mỡ của cá Chỉ vàng trong 3 đợt thu mẫu. .............................................. 42 Bảng 8. Hệ số béo theo từng nhóm tuổi của cá Chỉ vàng trong 2 đợt thu mẫu ........ 43 Bảng 9. Tỉ lệ đực/cái của cá Chỉ vàng trong 3 đợt thu mẫu ...................................... 45 iii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1. Bản đồ phân bố của cá Chỉ vàng trên thế giới ............................................... 9 Hình 2. Vị trí đảo Khe Gà trên bản đồ Việt Nam ..................................................... 13 Hình 3. Khu vực biển xung quanh hải đẳng ở mũi Khe Gà ...................................... 13 Hình 4. Thu mua mẫu cá ở bến cá Kê Gà ................................................................. 19 Hình 5. Phân tích sinh học cá tại thực địa ................................................................. 19 Hình 6. Cá Chỉ vàng Selaroides leptolepis tại vùng biển Bình Thuận ..................... 24 Hình 7. Đồ thị tương quan giữa khối lượng cơ thể (W) và chiều dài toàn thân (L) của cá Chỉ vàng qua 3 đợt thu mẫu. .......................................................................... 30 Hình 8. Sơ đồ vảy của cá Chỉ vàng. .......................................................................... 34 Hình 9. Cấu trúc tuổi của cá đánh bắt theo 3 đợt thu mẫu. ....................................... 35 Hình 10. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nhóm tuổi theo giới tính trong 3 đợt thu mẫu. ........ 36 Hình 11. Độ no của cá Chỉ vàng trong 3 đợt thu mẫu. ............................................. 39 Hình 12. Độ chín sinh dục của cá Chỉ vàng trong 3 đợt thu mẫu ............................. 46 iv MỞ ĐẦU Là nơi có địa hình khá bằng phẳng, có thềm lục địa rộng lớn với nhiều loại hình sinh cảnh khác nhau, vùng biển tỉnh Bình Thuận là nơi cư trú và sinh sống của rất nhiều loài cá. Mặt khác, vùng biển Bình Thuận còn là khu vực thường xảy ra hiện tượng nước trồi. Chính vì vậy, nơi đây được coi là một trong ba ngư trường lớn nhất ở Việt Nam, với nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn như cá Mú, cá Bớp, cá Chỉ vàng, cá Mối, ... [38, 25]. Hằng năm, ngư dân ở đây có thể thu được hàng trăm tấn cá các loại, trong đó phải kể đến sản lượng cá Chỉ vàng - Selaroides letolepis. Cá Chỉ vàng - Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) thuộc họ cá Nục (Carangidae), là loài cá nổi, cỡ nhỏ, phân bố ở vùng ven biển, có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao [41]. Chúng thường sinh sản vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm [9]. Tuy kích thước cá không lớn nhưng vì số lượng quần thể đông, nên có thể cho sản lượng cao và khai thác quanh năm [20]. Tuy nhiên, hiện nay do quá trình khai thác không hợp lý và quá mức của ngư dân đã làm cho nguồn lợi của cá Chỉ vàng bị suy giảm [3, 38]. Bởi lẽ, dù nguồn lợi hải sản có dồi dào đến đâu, có khả năng tái tạo nhưng không phải là vô hạn, mà trong quá trình khai thác quá mức và không hợp lý, sẽ làm cho sản lượng của nhiều loài cá kinh tế bị giảm sút. Không những vậy, thực trạng nghiên cứu hiện nay về các đặc điểm của sinh học cá (đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm sinh sản và đặc điểm dinh dưỡng) còn hạn chế nên việc bảo vệ và tìm cách khôi phục lại các loài cá đang bị giảm sút, trở lại trạng thái ban đầu của chúng vẫn chưa được hiệu quả. Vì vậy, để góp phần đánh giá thực trạng hiện nay và đưa ra cái nhìn tổng quát hơn về sự biến thiên các đặc điểm sinh học theo mùa vụ của loài cá này nên tôi thực hiện luận văn với đề tài: “Nghiên cứu so sánh đặc điểm sinh học cá Chỉ vàng - Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) theo mùa tại vùng biển ven bờ tỉnh Bình Thuận” nhằm: 1 - Xác định các đặc điểm sinh học cá (tốc độ tăng trưởng, độ no, độ tuổi, các mối quan hệ giữa khối lượng và chiều dài, đặc tính sinh sản,... ) theo 2 mùa vụ: mùa mưa và mùa khô (tương ứng với mùa gió Tây Nam và gió Đông Bắc). - Cung cấp thêm những dữ liệu, cơ sở khoa học cho việc khôi phục lại nguồn lợi cá Chỉ vàng ở khu vực nghiên cứu. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 1.1. Lược sử nghiên cứu về đa dạng cá và sinh học cá biển Việt Nam Để có thể tận dụng nguồn lợi về tài nguyên biển, đặc biệt là nguồn lợi về thủy – hải sản, từ thời xa xưa ông cha ta đã có những nghiên cứu nhằm tìm ra được quy luật sinh trưởng, phát triển và các quá trình sinh học của chúng, để có thể nuôi trồng và khai thác một cách hợp lí nhất, đem lại lợi ích cao về kinh tế. Và lược sử nghiên cứu về khu hệ cá ở Việt Nam có thể chia làm 4 giai đoạn sau:  Giai đoạn trước năm 1884 Vào thời kì này chủ yếu là những nghiên cứu lẻ tẻ về đời sống các loài cá, nghề chế biến cũng như nghề khai thác cá, nghề nuôi cá,… Những nghiên cứu này được ghi chép trong cuốn “Sử học và kinh tế phong kiến”. Điển hình là cuốn “Nghiên cứu về khu hệ cá ở châu Á và mô tả một số loài mới ở Đông Dương” của Sauvage (1881) đã đưa ra danh mục với 138 loài cá nước ngọt [28].  Giai đoạn từ năm 1884 - 1945 Phần lớn là các nhà khoa học người Pháp nghiên cứu về hình thái phân loại, khu hệ, phân bố địa lý, giải phẫu, sinh thái sinh lý và hóa sinh nhằm mục đích khai thác thuộc địa, phục vụ lợi ích trước mắt của thực dân Pháp. Một số công trình đã được công bố: Đông Dương nguồn lợi biển và nước ngọt của Gruvel A. (1925); Các loài cá Bắc Bộ của Chevey P. và Lemasson J. (1937) đã công bố danh sách 98 loài cá; Sauvage (1981) đã lập ra danh mục 139 loài cá nước ngọt và các loài ở Nam Bộ của Pellegrin J. và Chevey P. (1940) [28]. Từ năm 1945 - 1954, do chiến tranh nên việc nghiên cứu bị gián đoạn.  Giai đoạn từ năm 1946 - 1975 Các nhà Ngư loại học đã tiến hành điều tra nguồn lợi thủy sinh vật nói chung và các loài cá kinh tế nói riêng ở vịnh Bắc Bộ. Các công trình nghiên cứu về sinh 3 học cá trong thời kỳ này được Nguyễn Phi Đính tổng kết lại trong công trình “Sơ lược điều tra tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá vịnh Bắc Bộ” (1971) [7] như sau: - Năm 1957: Sở thủy sản Nam Hải đã công bố tài liệu về đặc tính sinh vật học của một số loài cá kinh tế vịnh Bắc Bộ, biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) trong đó có các loài cá Hồng, cá Lượng Nemipterus,… - Năm 1959 - 1960: Viện nghiên cứu Biển công bố “Đặc điểm sinh học, sự phân bố, thành phần thức ăn của 9 loài cá kinh tế” gồm cá Hồng, cá Phèn một sọc, cá Lượng ngắn vây đuôi, cá Trác dài vây đuôi, cá Trác ngắn vây đuôi, cá Miễn sành 2 gai, cá Mối vạch, cá Mối dài vây lưng và cá Lượng dài vây đuôi. - Năm 1961 - 1962: Viện nghiên cứu Biển đã có báo cáo bổ sung về tuổi, sinh trưởng, sinh sản và phần bố của 9 loài cá kinh tế nói trên. - Năm 1964: Dương Thanh Đạt đề cập tới kinh nghiệm đánh bắt trong “Vịnh Bắc Bộ và nghề cá biển”. - Năm 1970: Trạm nghiên cứu thủy sản đã hoàn thành báo cáo cá Mòi, cá Trích vùng Cẩm Phả. Ngoài những công trình nghiên cứu trên, trong tạp chí Liên Xô và hội nghị Tây Bộ Thái Bình Dương có công bố một số báo cáo về đặc điểm sinh học như: cá Hồng vịnh Bắc Bộ (Trương Nhân Nhu, 1963); cá Ngừ, cá Trích (Bùi Đình Chung); cá Phèn hai sọc (Phạm Thược, 1963); cá Căng (Druzhinin và Nguyễn Văn Thái, 1963); cá Mối (Lê Đăng Phan, 1967); cá Nục (Nguyễn Bá Hùng, 1965) [19]. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên chỉ mới nêu lên được khái quát một số kết quả nghiên cứu về tuổi, sinh trưởng, sinh sản và thức ăn của các loài cá kinh tế mà chưa đi sâu phân tích từng đặc điểm sinh học của cá.  Giai đoạn sau năm 1975 Khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, cùng với đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam ngày cành lớn mạnh, các nghiên cứu biển ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh với nhiều chương trình nghiên cứu về sinh vật biển nói chung và cá biển 4 nói riêng. Nổi bật là đề tài “Nghiên cứu nguồn lợi cá nổi ven bờ vịnh Bắc Bộ” được tiến hành với sự phối hợp của Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng và Viện Hải Dương học Nha Trang, trong những năm 1974 - 1976 [2]. Sau năm 1990, một loạt các đề tài, dự án nghiên cứu được thực hiện như: - Năm 1990: Vũ Ngọc Ân, Lê Đăng Phan đã đánh giá nguồn lợi và khả năng khai thác hải sản ở các tỉnh miền Trung, tác giả đã thống kê danh sách 10 loài cá kinh tế [1]. - Năm 1991: Nguyễn Phi Đính nghiên cứu sự phân bố và di cư của cá nục Sò (Decapterus maruadsi) trong vùng biển Việt Nam [8]. - Năm 1992: Hồ Nhật Đán thống kê trên 400 loài cá biển có chứa các loại độc tố như saxitoxin, hitamin,… [5]. - Năm 1992 - 1993: Đề tài KT.04.01 về điều tra nghiên cứu nguồn lợi các loài đặc sản vùng biển xa bờ Việt Nam [2]. - Năm 1995 - 1997: Dự án “Đánh giá nguồn lợi cá biển lớn ở biển Việt Nam” dưới sự tài trợ của tổ chức JICA (Nhật Bản) [2]. - Năm 1999: Lê Như Xuân và Nguyễn Trọng Nho đưa ra các đặc điểm sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống cá Sặc rằn (Trichogaster petroralis Regan) [21]. - Năm 2001: Trần Văn Đan đã nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản và khả năng sản xuất giống tự nhiên của cá Bớp (Bostrichthys sinensis) [4]. - Năm 2002: Nguyễn Quang Huy đã giới thiệu một số đặc tính sinh sản và nuôi cá Giò (Rachyentron canadum) tại vùng biển Việt Nam [15]. - Năm 2003, Nguyễn Quang Hùng và Đỗ Văn Khương đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu áp dụng và hoàn thiện công nghệ sinh sản nhân tạo cá Giò (Rachyentron canadum)” [14]. - Năm 2005: Lê Xân công bố về một số đặc điểm sinh học của 2 loài cá Song vằn Epinephelus fucoguttatus và cá Song chuột Cromileptes altivelis nuôi tại Cát Bà, Hải Phòng [26]. 5 - Năm 2006: Đào Mạnh Sơn, Nguyễn Viết Nghĩa đã nghiên cứu đặc điểm di cư của cá Ngừ đại dương (Thunnus albacares và T. obesus) và tập tính phân bố của nó [23]. - Năm 2009: Nguyễn Hữu Quyết nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đưa ra đề xuất giải pháp phát triển loài cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994) ở Thừa Thiên Huế [21]. - Năm 2010: Lê Hải Thiện đưa ra một số đặc điểm sinh học của cá Ngân (Alepes kneinii), cá Chỉ vàng (Selaroides leptolepis) và cá Tráo mắt to (Selar crumenophthalmus) ở vùng biển Sóc Trăng, Bạc Liêu [24]. 1.2. Những nghiên cứu về khu hệ và sinh học cá ở vùng biển Bình Thuận Nguồn lợi hải sản vùng biển tỉnh Bình Thuận rất phong phú và đa dạng. Các nghiên cứu về nguồn lợi cá biển Bình Thuận chủ yếu được tổng hợp chung trong các công trình nghiên cứu của khu vực và trong phạm vi cả nước. Nổi bật nhất trong các nghiên cứu về cá biển Bình Thuận là đề tài “Điều tra nguồn lợi cá tầng giữa và tầng trên vùng viển Thuận Hải - Minh Hải” giai đoạn 1978 - 1980 với ấn phẩm “Nghiên cứu nguồn lợi cá biển Thuận Hải” do viện nghiên cứu Hải sản phát hành năm 1985 trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu từ đề tài này cũng như nhiều đề tài khác [19]. - Năm 1990, tác giả Lê Đức Tố và nnk.., Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) thực hiện đề tài “Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và nguồn lợi vùng biển Thuận Hải” và đã đưa ra những dẫn liệu cơ bản về quan hệ giữa các yếu tố môi trường và nguồn lợi hải sản cũng như xây dựng được bản đồ hải dương học nghề cá cho vùng biển Thuận Hải (trước đây) [19]. - Năm 1992, hai tác giả Vũ Huy Thủ và Trần Văn Bun đã cho ra đời ấn phẩm “Nguồn lợi hải sản vùng biển Trung Bộ Việt Nam”, trong đó đã đề cập rất nhiều đến nguồn lợi hải sản cũng như điều kiện tự nhiên và một số vấn đề khác liên quan đến nghề cá của vùng biển miền Trung (với Thuận Hải là tỉnh cực Nam) [18]. 6 - Năm 1995, hai tác giả Nguyễn Xuân Huấn và Đoàn Bộ công bố bài báo “Áp dụng mô hình phân tích quần thể thực tế (VPA) để đánh giá biến động 2 loài cá kinh tế: Nục sò - Decapterus maruadsi (Temm. et Schl.) và Mối vạch - Saurida undosquamis (Richardson) tại vùng biển Bình Thuận” [13]. - Năm 1996, tác giả Nguyễn Xuân Huấn thực hiện đề tài “Đặc điểm sinh trưởng, biến động trữ lượng và dự báo khả năng khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển Bình Thuận - Ninh Thuận” nhằm đánh giá và lựa chọn một số mô hình thích hợp cho nghiên cứu sinh trưởng, tử vong, biến động đàn cá cũng như đánh giá biến động trữ lượng, sinh khối và dự báo khả năng khai thác của 5 loài cá kinh tế quan trọng hàng đầu ở vùng biển Bình Thuận - Ninh Thuận (cá Nục sò, cá Chỉ vàng, cá Mối vạch, cá Mối thường, cá Mối hoa) [12]. - Năm 1997 - 1998, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Bình Thuận cùng với viện Hải dương học Nha Trang đã thực hiện đề tài “Xây dựng cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học Quốc gia tại Cù Lao Cau tỉnh Bình Thuận” [19]. - Năm 2001, Sở Thủy sản tỉnh Bình Thuận tiếp tục thực hiện đề tài “Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả thả chà tập trung cá tại Bình Thuận” [38]. - Năm 2005 - 2006, Sở thủy sản tỉnh Bình Thuận (nay thuộc Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn) đã thực hiện đề án “Quy hoạch và phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Bình Thuận đền năm 2010” và sau đó “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Bình Thuận đến năm 2010, định hướng 2020”. Kết quả thực hiện đề án đã đề cập nhiều vấn đề xác thực đối với nghề cá, quản lí nghề cá cũng như định hướng phát triển cho kinh tế thủy sản tỉnh Bình Thuận [38]. - Năm 2007, tác giả Nguyễn Thành Nam thực hiện đề tài “Nghiên cứu đa dạng sinh học cá ven biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tạo cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng bền vững” [18]. - Vào tháng 12/2011, Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận với sự tư vấn của nhân viên Quy hoạch Thủy sản phía Nam đã công bố báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Bình Thuận 2011 - 2020”. Có thể coi 7 đây là các kết quả được công bố tổng quát và cập nhật nhất về điều kiện, thực trạng phát triển ngành thủy sản của tỉnh Bình Thuận đến thời điểm hiện tại đưa ra quy hoạch phát triển ngành thủy sản của tỉnh trong thời gian sắp tới ở các lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản cũng như quy hoạch phát triển theo vùng kinh tế - xã hội biển cho toàn bộ tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 [38]. - Năm 2014, tác giả Nguyễn Thành Nam đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu khu hệ cá biển ven bờ tỉnh Bình Thuận và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý, bảo vệ nguồn lợi” [19]. 1.3. Những nghiên cứu về sinh học cá Chỉ vàng trên thế giới, ở biển Việt Nam và vùng biển Bình Thuận 1.3.1. Trên thế giới Cá Chỉ vàng - Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) là loài cá nổi (phân bố ở độ sâu < 50m), sống tập trung ở ven bờ biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương thuộc một số nước như: Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Philippin, Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, Việt Nam,... Ngoài ra, loài cá này còn phân bố rải rác ở vùng biển của một số nước như: Somalia, Pakistan, quần đảo Madagasca,... [40] (Hình 1). Với việc cá Chỉ vàng đem lại lợi ích kinh tế rất lớn, nên đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nó trên vùng Biển Đông và một số vùng lân cận, được công bố vào thập niên 80, 90 của thế kỉ XX [32, 39, 40, 41]. 8 Chú thích: Địa điểm phân bố của cá Chỉ vàng Nguồn: www.fishbase.org Hình 1. Bản đồ phân bố của cá Chỉ vàng trên thế giới - Năm 1970, Morsuwan P. đã công bố công trình“On the biology of slender trevally, Carax leptolepis, in the Gulf of Thai Lan” nhằm xác định các đặc điểm sinh học của cá Chỉ vàng trong vịnh Thái Lan [35]. - Năm 1981, Arce F. M. có công trình “Distribution and relative abundance of nemipterids and carangids (Pisces: Nemipteridae and Carangidae) caught by trawl in Visayan Sea with notes on the biology of Nemipterus oveni and Selaroides leptolepis”. Arce F. M. (1981) phân tích những đặc điểm sinh học của 2 loài cá Nemipterus oveni và Selaroides leptolepis đặc trưng cho 2 họ Nemipteridae and Carangidae để xác định mối quan hệ và sự phân bố của 2 họ cá này [29]. - Năm 1990, Tandon. K. K. công bố công trình “Biology and fishery of Chooparai Selaroides leptolepis (Cuvier and Valenciennes)” trong tạp chí India J. Fish, xác định đặc điểm sinh học và nguồn lợi của cá Chỉ vàng [37]. 9 - Năm 1994, Kasim H. M. và K. M. S. Ameer Hamsa đã công bố kết quả nghiên cứu về nghề cá và sản lượng bổ sung của cá Chỉ vàng trong ấn phẩm “Carangid fishery and yield per recruit analysis of Caranx carangus (Bloch) and Caranx leptolepis (Cuvier) and Valenciennes from Tuticorin waters” ở Ấn Độ [33]. - Năm 2003, nhóm tác giả Kongprom A., P. Khaemakorn, M. Eiamsa and M. Supongpan đã công bố kết quả nghiên cứu trong ấn phẩm “Status of Demersal Fishery Resources in the Gulf of ThaiLand” nhằm xác định hiện trạng nguồn lợi hải sản ở vịnh Thái Lan, trong đó có cá Selaroides leptolepis [34]. - Năm 2011, nhóm nghiên cứu của Jaiyen T., S. Boonsuk, M. Sumontha, W. Singtongyam và T. Nuntapun đánh giá đàn cá Chỉ vàng ở vùng biển Andaman, Thái Lan trong “Stock assessment of yellowstripe scad (Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833)) along the Andaman Sea Coast of Thailand” [31]. 1.3.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, các nghiên cứu về cá Chỉ vàng - Selaroides leptolepis chủ yếu tập trung ở vùng biển ven bờ phía Nam: - Năm 1991, Nguyễn Phi Đính, Nguyễn Văn Lục và Hà Lê Lộc đã nghiên cứu về tuổi và sinh trưởng của loài cá này trong “Nghiên cứu tuổi và sinh trưởng loài cá Chỉ vàng ở vùng biển Nghĩa Bình - Minh Hải”. Theo tài liệu trên thì cá Chỉ vàng có chu kỳ sống khoảng ba năm, sinh trưởng tương đối nhanh, chiều dài tối đa có thể đạt được 220 mm [9]. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào tuổi và sinh trưởng của cá mà chưa đề cập đến dinh dưỡng và sinh sản, cùng với một số đặc điểm khác. - Năm 2011, Võ Văn Phú và Nguyễn Thị Hoàn lần đầu tiên đưa ra những nghiên cứu về loài cá này tại vùng biển Thừa Thiên Huế trong “Đặc điểm sinh trưởng của cá Chỉ vàng Selaroides leptolepis (Cuvier,1833) ở vùng biển Thừa Thiên Huế”. Nghiên cứu này đã xác định cá có chiều dài trung bình thân tập trung là 137,4 mm, cá thuộc nhóm tuổi 0+ và 1+ chiếm đến 92,31% [20]. - Năm 2017, Vũ Thị Hậu, Phạm Quốc Huy và Nguyễn Viết Nghĩa đã nghiên cứu 10 với đề tài “Một số đặc điểm sinh học cá Chỉ vàng Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) ở vùng biển Tây Nam Bộ, Việt Nam” được đăng trong Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu này đã phân tích số liệu từ 14 chuyến thu mẫu sinh học của Tiểu dự án I.9 “Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam”. Nghiên cứu trên đã xác định chiều dài trung bình đến chẽ vây đuôi của cá Chỉ vàng đạt 11,3 cm, dao động từ 4,5-15,4 cm. Tương quan chiều dài - khối lượng của cá được mô tả theo phương trình W = 0,000008L3,154 (cá đực), W = 0,000009L3,114 (cá cái) và W = 0,00002L2,965 (cá con). Chiều dài tối đa theo lý thuyết của cá Chỉ vàng là L∞ =16,3 cm; hệ số sinh trưởng K = 1,2/năm. Cá Chỉ vàng tham gia sinh sản lần đầu có chiều dài là Lm50 = 9,8 cm. Tỷ lệ đực/cái ở quần thể cá Chỉ vàng là 1,1. Cá Chỉ vàng đẻ rải rác quanh năm và đẻ rộ từ tháng 2 đến tháng 4. Hệ số chết chung của quần thể cá Chỉ vàng được xác định là Z = 4,24/năm; hệ số chết tự nhiên là M = 2,39/năm; hệ số chết do khai thác là F = 1,85/năm và hệ số khai thác E là 0,44/năm [11]. Tác giả đã đưa ra những dữ liệu khá đầy đủ về đặc điểm sinh học cá Chỉ vàng tại vùng biển Tây Nam Bộ. 1.3.3. Ở vùng biển Bình Thuận Riêng về cá Chỉ vàng Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) ở vùng biển Bình Thuận mới chỉ thấy một số nghiên cứu: - Năm 1996, Nguyễn Xuân Huấn đã nghiên cứu với đề tài “Đặc điểm sinh trưởng, biến động trữ lượng và dự báo khả năng khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển Bình Thuận - Ninh Thuận” [12]. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về thành phần kích thước cá đánh bắt, tuổi và tốc độ sinh trưởng của loài cá này. - Năm 2016, nhóm tác giả Nguyễn Thành Nam, Ngô Anh Phương và Nguyễn Xuân Huấn đã công bố bài báo với đề tài “Biological characteristics of Goldstripe Sardinella Sardinella gibbosa (Bleeker, 1849) in the Nearshore area of Ham Thuan Nam district, Binh Thuan province” trong Tạp chí Khoa học (VNU Journal of Science) [36]. Đề tài trên đã phân tích đặc điểm sinh học của 240 mẫu cá Trích 11 xương thu tại vùng biển ven bờ huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận từ ngày 25 tháng 9 đến ngày 03 tháng 10 năm 2014 cho thấy: cá Trích xương được đánh bắt có chiều dài từ 105 - 170 mm (trung bình 134,71 mm), nhưng chủ yếu tập trung vào nhóm chiều dài 120 - 140 mm. Trọng lượng cá đánh bắt trong khoảng 10 - 41 g (trung bình 20,90 g) với ưu thế là các cá thể có trọng lượng 10 - 20 g. Phương trình tương quan trọng lượng - chiều dài của loài cá này có dạng: W = 0,6325L2,7972 (r = 0,8766). Cá khai thác bao gồm 4 nhóm tuổi (0+, 1+, 2+ và 3+) với ưu thế là nhóm tuổi 1+ (53,75%). Thức ăn của cá bao gồm nhiều loại nhưng quan trọng nhất là thực vật nổi và giáp xác. Cá khai thác chủ yếu ở độ no bậc 1 và 2, lần lượt chiếm 47,92% và 45,42% tổng số dạ dày cá phân tích. Tỷ lệ cái/đực được xác định trong nghiên cứu này là 1/1,07. Độ chín sinh dục của cá khai thác ở mức thấp, chủ yếu ở bậc I (42,08%) và bậc II (47,92%). 1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ở khu vực nghiên cứu 1.4.1. Điều kiện tự nhiên 1.4.1.1. Vị trí địa lý vùng nghiên cứu Vùng biển nghiên cứu chính tập trung xung quanh mũi Khe Gà (hay Kê Gà) thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Đây là vùng đất nhô ra Biển Đông, cách thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận khoảng 40 km về phía Nam, với tọa độ địa lý ở vị trí trung tâm thuộc vào khoảng 10⁰41'42"B 107⁰59'8"Đ (Hình 2 và Hình 3) [38]. 12 Nguồn: http://gis.chinhphu.vn/ Hình 2. Vị trí mũi Khe Gà trên bản đồ Việt Nam Nguồn: www.dulichbinhthuan.com.vn Hình 3. Khu vực biển xung quanh hải đẳng ở mũi Khe Gà 1.4.1.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn a. Lượng mưa - Gió Vùng biển ở khu vực mũi Khe Gà - Bình Thuận chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan