Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao...

Tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang

.DOC
175
202
89

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI NGÔ THÀNH VINH NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG, SINH SẢN, CHO THỊT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT THỊT CỦA CỪU PHAN RANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP i HÀ NỘI – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI NGÔ THÀNH VINH NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG, SINH SẢN, CHO THỊT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT THỊT CỦA CỪU PHAN RANG Chuyên ngành : CHĂN NUÔI Mã số : 62 - 62 - 01 - 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Đinh Văn Bình 2. PGS.TS. Nguyễn Kim Đường ii HÀ NỘI – 2014 iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các nội dung nghiên cứu, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố cho việc bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan những trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ địa chi nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đều được cám ơn. Hà Nội, năm 2014 Tác giả luận án NGÔ THÀNH VINH i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Văn Bình và PGS.TS. Nguyễn Kim Đường dành thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án . Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của các Thầy Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám đốc Viện Chăn nuôi, Phòng Đào tạo và Thông tin, các anh chị trong Phòng, các bộ môn liên quan của Viện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS. Vũ Chí Cương, TS. Phạm Kim Cương- Viện Chăn nuôi, PGS.TS. Lê Đình Phùng - Trường Đại học Nông Lâm Huế, Thạc sỹ. Ngô Đình Tân Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, cán bộ giáo viên Bộ môn di truyền giống vật nuôi- Khoa chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản -Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội về các lời khuyên quý báu cho Luận án này. Nhân dịp nàỳ. Tôi xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em là cán bộ kỹ thuật đã và đang tham gia thực hiện đề tài về con cừu Phan Rang từ 2007 đến nay. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình về mọi mặt của toàn thể cán bộ công nhân viên Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Trạm Nghiên cứu và Chuyển giao Tiến bộ kỹ thuật Chăn nuôi Ninh Thuận. Các anh chị em bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi.Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan đoàn thể và các cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn vợ và các con tôi, Anh chị em ruột thịt hai họ nội ngoại đã động viên, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện hoàn thành luận án này. Hà nội, năm 2014 Tác giả luận án NGÔ THÀNH VINH ii MỤC LỤC CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU..........................................................................................1 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN ................................................................................................................................... 4 2.1. Giới thiệu chung về cừu...................................................................................4 2.2. Khả năng sinh trưởng của cừu và các yếu tố ảnh hưởng..............................6 2.2.1. Yếu tố di truyền và khả năng sinh trưởng của cừu.......................................7 2.2.2. Tuổi, khối lượng và khả năng sinh trưởng của cừu......................................8 2.2.3. Tính biệt và khả năng sinh trưởng của cừu..................................................8 2.2.4. Dinh dưỡng và khả năng sinh trưởng của cừu.............................................9 2.2.5. Mùa vụ và khả năng sinh trưởng của cừu..................................................10 2.3. Khả năng sinh sản ở cừu và các yếu tố ảnh hưởng......................................11 2.3.1. Di truyền và khả năng sinh sản ở cừu........................................................12 2.3.2. Dinh dưỡng và khả năng sinh sản ở cừu....................................................13 2.3.3. Mùa vụ, môi trường và khả năng sinh sản.................................................16 2.3.4. Quản lý và khả năng sinh sản....................................................................18 2.4. Khả năng sản xuất thịt của cừu và các yếu tố ảnh hưởng...........................19 2.4.1 Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khối lượng cơ thể và thành phần thân thịt của cừu................................................................................................................21 2.4.2 Ảnh hưởng của giống đến thành phần thân thịt của cừu............................23 2.5. Chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt cừu..............23 2.5.1. pH của thịt.................................................................................................25 2.5.2. Mầu sắc của thịt.........................................................................................26 2.5.3. Cấu trúc của thịt - Texture.........................................................................27 2.5.4. Độ mọng nước...........................................................................................29 2.5.5. Hương vị....................................................................................................30 2.6. Vỗ béo cừu nâng cao năng suất và chất lượng.............................................31 2.7. Lai giống, ưu thế lai trong chăn nuôi cừu và hiệu quả................................35 2.8. Những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu này.....................................................41 CHƯƠNG III: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỪU PHAN RANG NUÔI TẠI BA VÌ VÀ NINH THUẬN........................................42 3.1. Đặt vấn đề........................................................................................................42 3.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................43 iii 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................46 3.3. Kết quả............................................................................................................46 3.3.1. Khối lượng và một số chiều đo từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi của cừu Phan Rang nuôi tại Ba Vì và Ninh Thuận.....................................................................46 3.3.2. Khối lượng cừu Phan Rang theo giới tính qua các tháng tuổi....................48 3.3.3. Tăng khối lượng tuyệt đối, tương đối của cừu Phan Rang nuôi ở Ba Vì và Ninh Thuận..........................................................................................................49 3.3.4. Chi số cấu tạo thể hình của cừu Phan Rang...............................................52 3.4. Thảo luận........................................................................................................53 3.4.1. Khối lượng sinh trưởng của cừu Phan Rang qua các tháng tuổi................53 3.4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của cừu Phan Rang qua các tháng tuổi....................58 3.5. Kết luận và đề nghị.........................................................................................60 3.5.1. Kết luận.....................................................................................................60 3.5.2. Đề nghị......................................................................................................60 CHƯƠNG IV: KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CỪU PHAN RANG NUÔI TẠI BA VÌ VÀ NINH THUẬN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG...................61 4.1. Đặt vấn đề........................................................................................................61 4.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................61 4.3. Kết quả............................................................................................................64 4.3.1. Khả năng sinh sản của cừu Phan Rang nuôi tại Ninh Thuận và Ba vì..............64 4.3.2. Ảnh hưởng của mùa vụ phối giống và mùa vụ sinh con đến năng suất sinh sản của cừu Phan Rang........................................................................................65 4.3.3. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến năng suất sinh sản của cừu Phan Rang............68 4.4. Thảo luận........................................................................................................70 4.5. Kết luận...........................................................................................................74 CHƯƠNG 5: KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA CỪU PHAN RANG BẰNG VIỆC NUÔI VỖ BÉO Ở CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG KHÁC NHAU.75 5.1. Đặt vấn đề........................................................................................................75 5.2. Vật liệu và phương pháp................................................................................76 5.2.1. Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm...............................................76 5.2.2. Bố trí thí nghiệm........................................................................................76 5.2.3. Chuẩn bị thức ăn thí nghiệm......................................................................76 5.2.4. Chăm sóc quản lý và nuôi dưỡng...............................................................78 5.2.5. Chi tiêu theo dõi........................................................................................78 iv 5.2.6. Khảo sát năng suất và chất lượng thịt........................................................79 5.2.7. Xử lý số liệu..............................................................................................81 5.3. Kết quả............................................................................................................81 5.3.1. Kết quả nuôi vỗ béo cừu lúc 6 tháng tuổi..................................................81 5.3.1.1. Khả năng tăng khối lượng của cừu.....................................................81 5.3.1.2. Lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn của cừu...............82 5.3.1.3. Thành phần thân thịt của cừu 6 tháng tuổi vỗ béo..............................83 5.3.2. Kết quả nuôi vỗ béo cừu lúc 9 tháng tuổi..................................................84 5.3.2.1. Khả năng tăng khối lượng của cừu.....................................................84 5.3.2.2. Lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn của cừu...............85 5.3.2.3. Thành phần thân thịt của cừu 9 tháng tuổi vỗ béo..............................86 5.3.2.4. Chất lượng thịt cừu 9 tháng tuổi vỗ béo..............................................87 5.4. Thảo luận........................................................................................................88 5.4.1. Thảo luận về khẩu phần ăn và tăng trọng hàng ngày của cừu....................88 5.4.2.Thảo luận một số vấn đề về đặc điểm thịt xẻ và chất lượng thịt.................93 5.4.2.1. Về đặc điểm tỷ lệ thịt xẻ và các bộ phận nội tạng...............................93 5.4.2.2. Về chất lượng thịt...............................................................................96 5.5. Kết luận và đề nghị.........................................................................................99 5.5.1. Kết luận.....................................................................................................99 5.5.2. Đề nghị....................................................................................................100 CHƯƠNG 6: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỪU LAI (DORPER X PHAN RANG) NUÔI TẠI NINH THUẬN......................101 6.1. Đặt vấn đề......................................................................................................101 6.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu..........................................................102 6.2.1. Vật liệu nghiên cứu..................................................................................102 6.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................102 6.2.3. Chăm sóc quản lý nuôi dưỡng đàn cừu nghiên cứu.................................102 6.2.4. Phương pháp xác định các chi tiêu sinh trưởng.......................................103 6.2.5. Một số chi tiêu sinh sản...........................................................................104 6.2.6. Phương pháp mổ khảo sát........................................................................104 6.2.7. Phương pháp đánh giá chất lượng thịt.....................................................105 6.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................106 6.4. Kết quả..........................................................................................................106 6.4.1. Khả năng sinh trưởng của cừu lai (Dorper x Phan rang) qua các tháng tuổi.106 v 6.4.2. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang)....108 6.4.3. Khả năng sinh sản của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) nuôi tại Ninh Thuận................................................................................................................. 110 6.4.4. Kết quả khả năng cho thịt của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang)..........111 6.4.4.1. Thành phần thân thịt của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang)..................111 6.4.4.2. Một số chi tiêu chất lượng thịt của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang)...112 6.5. Thảo luận.......................................................................................................113 6.8. Kết luận và đề nghị.......................................................................................119 6.8.1. Kết luận...................................................................................................119 6.8.2. Đề nghị....................................................................................................119 CHƯƠNG VII: THẢO LUẬN CHUNG...........................................................120 CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................126 Kết luận................................................................................................................126 Đề nghị.................................................................................................................. 127 NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................................................. 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................129 A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt.........................................................................129 B. Tài liệu tham khảo tiếng Anh............................................................................130 C. Tài liệu tham khảo tiếng Pháp...........................................................................151 D. Tài liệu tham khảo tiếng Tây Ban Nha.............................................................151 Phụ lục: Một số hình ảnh liên quan đến đề tài vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADF ADL BCS CSDT CSKL CSTM ĐC DT ĐVT EVB Giá trị giống ước tính F1 G KCLĐ KLPGLĐ KLSS KP ST TCVN TGĐDL TGĐDLĐ Thời gian động dục lần đầu TGPGLĐ VCK WHC ADG ANOVA Cm CP DM DMI EU European Union FAO FCR FSH LH Chữ viết tắt tiếng Việt Xơ không tan trong môi trường axit Lignin không tan trong môi trường axit Điểm thể trạng Chi số dài thân Chi số khối lượng Chi số tròn mình Đối chứng Cơ thăn Đơn vị tính Con lai (Dorper x Phan Rang) Gam Khoảng cách lứa đẻ Khối lượng phối giống lần đầu Khối lượng sơ sinh Khẩu phần Cơ bán nguyệt Tiêu chuẩn Việt Nam Thời gian động dục trở lại Thời gian phối giống lần đầu Vật chất khô Độ mọng nước Tiếng Anh Average daily gain Analysis of variance Centimet Crude protein Dry matter Dry matter intake Food and agriculture organization of the United Nation Feed conversion ratio Follice Sitmulating Hormone Luteing Hormone vii LW ME NRC Pr Live weight Metablism energy National Research Council Protein viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số lượng cừu ở các châu lục và lãnh thổ trên thế giới.........................4 Bảng 2.2: Mười tám quốc gia có đàn cừu nhiều nhất trên thế giới......................5 Bảng 2.3: Hai gen chính qui định khả năng sinh sản cao ở cừu (Davis, 2004)...12 Bảng 2.4: Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt.....................................24 Bảng 3.1: Khối lượng, vòng ngực, dài thân chéo và cao vây từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi của cừu Phan Rang tại Ba Vì và Ninh Thuận...................................47 Bảng 3.2: Khối lượng cừu Phan Rang theo giới tính qua các tháng tuổi (kg). .48 Bảng 3.3a: Sinh trưởng tuyệt đối của đàn cừu Phan Rang ở Ba Vì và Ninh Thuận (g/con/ngày)................................................................................................50 Bảng 3.3b: Sinh trưởng tương đối của đàn cừu Phan Rang ở Ba Vì và Ninh Thuận (%).............................................................................................................. 51 Bảng 3.4:Chỉ số cấu tạo thể hình cừu Phan Rang nuôi tại Ba Vì và Ninh Thuận ................................................................................................................................. 52 Bảng 4.1: Khả năng sinh sản của cừu nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì..................64 Bảng 4.2a: Ảnh hưởng của mùa vụ phối giống và mùa vụ đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của cừu nuôi ở Ba Vì...............................................................................66 Bảng 4.2b. Ảnh hưởng của mùa vụ phối giống và mùa vụ đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của cừu nuôi ở Ninh Thuận....................................................................67 Bảng 4.3a: Ảnh hưởng của lứa đẻ đến khả năng sinh sản của cừu nuôi ở Ba Vì ................................................................................................................................. 69 Bảng 4.3b: Ảnh hưởng của lứa đẻ đến khả năng sinh sản của cừu nuôi ở Ninh Thuận..................................................................................................................... 70 Bảng 5.1: Sơ đồ thí nghiệm 1 (cừu 6 tháng tuổi).................................................76 Bảng 5.2: Sơ đồ thí nghiệm 2 (cừu 9 tháng tuổi).................................................76 Bảng 5.3: Công thức thức ăn tinh hỗn hợp..........................................................77 Bảng 5.4: Giá trị dinh dưỡng của cỏ Voi.............................................................77 Bảng 5.5: Thành phần dinh dưỡng của hỗn hợp thức ăn có tỷ lệ thô: tinh khác nhau........................................................................................................................ 78 ix Bảng 5.5: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến khả năng tăng khối lượng của cừu ................................................................................................................................. 82 Bảng 5.6: Ảnh hưởng của khẩu phần đến thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn của cừu......................................................................................................83 Bảng 5.7: Tỷ lệ thân thịt và một số cơ quan, bộ phận trong cơ thể của cừu lúc 6 tháng tuổi vỗ béo với các khẩu phần khác nhau (Mean ± SD)...........................83 Bảng 5.8: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến khả năng tăng khối lượng của cừu ................................................................................................................................. 84 Bảng 5.9: Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm đến khả năng thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của cừu........................................................................85 Bảng 5.10: Tỷ lệ thân thịt và một số cơ quan, bộ phận trong cơ thể của cừu lúc 9 tháng tuổi vỗ béo với các khẩu phần khác nhau (Mean ± SD)........................86 Bảng 5.11: Kết quả phân tích chất lượng thịt cừu (9 tháng)..............................87 Bảng 6.1: Khối lượng của cừu lai (Dorper x Phan Rang) qua các tháng tuổi.107 Bảng 6.2a: Sinh trưởng tuyệt đối của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) (g/con/ngày)..........................................................................................................108 Bảng 6.2b: Sinh trưởng tương đối của cừu lai F1(Dorper x Phan Rang) (%) 109 Bảng 6.3: Khả năng sinh sản của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) và cừu Phan Rang............................................................................................................110 Bảng 6.4: Kết quả mổ khảo sát cừu lai F1(Dorper x Phan Rang) và cừu Phan Rang .................................................................................................................... 111 Bảng 6.5: Kết quả phân tích chất lượng thịt cừu lai F1.........................................112 Đồ thị 6.1. So sánh đường sinh trưởng của cừu Phan Rang và cừu F1(DorperxPR).....108 x CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cừu là gia súc nhỏ nhai lại có mặt ở nhiều nước trên thế giới như: Mông Cổ, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Úc, Nam Phi, … với mục đích lấy thịt, lông, da và đã mang lại hiệu quả kinh tế rất rõ rệt. Cừu là loài ăn tạp, chúng có thể ăn được rất nhiều loại cây, cỏ và những phụ phẩm nông nghiệp khác. Cừu hiền lành dẻo dai, chịu đựng kham khổ tốt và tăng trưởng khối lượng nhanh. Nuôi cừu có thể tận dụng được lao động, tạo công ăn việc làm cho người nông dân, mặt khác quay vòng vốn nhanh. Cừu Phan Rang là một giống cừu ngoại được du nhập vào nước ta từ hàng trăm năm nay và được nuôi nhiều ở Phan Rang, tinh Ninh Thuận thuộc Nam Trung bộ. Đây là vùng nắng nóng, nhiệt độ bình quân năm là 27 0C- 29 0C, nóng quanh năm và không có mùa lạnh, lượng mưa trung bình thấp, nhiều năm có lượng mưa trung bình chi là 717 mm/năm, năm cao nhất là 1300 mm. Trong những năm gần đây chăn nuôi cừu đã phát triển, trước năm 1975 đàn cừu có khoảng 14.000-15.000 con, năm 2004 có trên 47.000 con, năm 2012 lên tới 87.743 con (Cục Chăn nuôi, 2012) tăng gần gấp đôi so với năm 2004. Giống cừu Phan Rang có đặc điểm nhỏ con, năng suất thấp nhưng chất lượng thịt ngon, khả năng chống chịu bệnh tật tốt, chịu được kham khổ, hiền lành, dễ nuôi. Vì vậy, đàn cừu qua nhiều thế hệ vẫn tồn tại và được nuôi rộng rãi ở các trang trại vừa và nhỏ ở tinh Ninh Thuận, Bình Thuận. Đây là giống cừu thịt có khả năng phát triển tốt trên vùng đất cát pha có đồng cỏ nghèo và khô. Do đặc tính của cừu Phan Rang chịu kham khổ, ăn được nhiều loại thức ăn, được nuôi ở nhiều địa hình khác nhau nên rất được người dân quan tâm và chúng cũng thích hợp với phương thức nuôi thâm canh. Ở miền Bắc, đàn cừu được nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, đàn cừu đưa ra từ Ninh Thuận vào năm 1998 với số lượng 5 con đực và 63 con cái và sau đó được nuôi thử nghiệm ở các tinh như Hà Tây, Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Ninh. Nhìn chung đàn cừu Phan Rang được nuôi ở phía Bắc đã 1 phát triển tốt, dễ nuôi, thích ứng với điều kiện chăn nuôi ở các vùng khác nhau. Trong những năm gần đây, nghề chăn nuôi gia súc ăn cỏ ở nước ta đặc biệt là chăn nuôi cừu hướng thịt đã phát triển do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Trong quá trình chọn lọc nhân giống, chúng ta đã thành công với nhiều giống gia súc cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam, trong đó con cừu là thế mạnh của Ninh Thuận, vì nó thích nghi với vùng nhiều nắng, ít mưa, quanh năm khô hạn. Tuy nhiên cừu Phan Rang do giao phối cận thân qua nhiều đời nên có nguy cơ bị thoái hóa. Theo nhận xét của Lê Viết Ly, 1991; Đoàn Đức Vũ, 2006; Đinh Văn Bình, 2009 thì khả năng sinh sản, sinh trưởng của đàn cừu có chiều hướng giảm, điều này có thể do công tác sử dụng đực giống chưa được quan tâm, vì vậy luân chuyển, làm tươi máu đàn cừu bằng các giống khác nhằm hạn chế tình trạng đồng huyết và nâng cao chất lượng con giống sẽ là giải pháp khả thi. Để có một cách nhìn tổng thể về hình ảnh con cừu Phan Rang, hoàn thiện bổ sung các chi tiêu năng suất của giống cừu này góp phần phát triển nuôi cừu có hiệu quả thiết thực cần phải đánh giá một cách đầy đủ hơn về giống cừu Phan Rang. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản và cho thịt của cừu Phan rang nuôi tại Ba Vì và Ninh Thuận - Đánh giá khả năng nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi cừu thông qua giải pháp nuôi vỗ béo và lai với cừu Dorper nhập nội. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần tư liệu hóa các chi tiêu về khả năng sinh trưởng, sinh sản và cho thịt của cừu Phan Rang nuôi tại Ba Vì và Ninh Thuận và các kết quả về sinh trưởng của con lai và số lượng, chất lượng thịt cừu khi vỗ béo. Các kết quả của luận án là những tài liệu khoa học để tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy cho các nhà nghiên cứu, giáo viên, sinh 2 viên đại học, thạc sỹ, tiến sỹ ngành nông nghiệp và sinh học ở các Trường đại học, Viện nghiên cứu. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận án đã cung cấp được số liệu tổng thể về tình hình và phân tích một số các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng thịt cũng như cho thấy tiềm năng để định hướng cho phát triển chăn nuôi cừu tại các địa phương. Đề tài luận án đã góp phần cho việc định hướng cho các cơ sở chăn nuôi cừu giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi cừu thông qua vỗ béo và lai với cừu nhập nội, phù hợp điều kiện chăn nuôi tại Ninh Thuận. Góp phần làm tăng số lượng, đảm bảo chất lượng giống cừu, đưa ngành chăn nuôi cừu phát triển tương xứng với tiềm năng phát triển của địa phương và cung cấp sản phẩm cho thị trường, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện dinh dưỡng cho người dân, nhất là các hộ nghèo. 1.4. TÍNH MỚI, ĐỘC ĐÁO, SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về cừu, nhưng đây là lần đầu tiên khả năng sinh trưởng, sinh sản và khả năng cho thịt của cừu Phan Rang nuôi tại Ba Vì và Ninh Thuận và kết quả về sinh trưởng của con lai, số lượng, chất lượng thịt cừu khi vỗ béo được nghiên cứu có hệ thống và logic. 3 CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN 2.1. Giới thiệu chung về cừu Cừu thuộc lớp động vật có vú, thuộc bộ guốc chẵn, phân bộ: Nhai lại, họ Bovina – họ phụ Caprinea. Cừu (Ovis aries) là gia súc nhai lại loại nhỏ được nuôi ở nhiều nước trên thế giới với mục đích lấy thịt, sữa, lông và da. Bảng 2.1: Số lượng cừu ở các châu lục và lãnh thổ trên thế giới Châu lục Năm 2010 2011 Toàn thế giới 1.076.680.844 1.078.326.625 1.043.712.633 Các nước phát triển 179.951.047 185.467.364 134.760.572 Các nước đang phát triển 160.043.952 160.545.507 164.291.922 Châu Âu 101.279.747 99.155.068 96.788.620 449.860.421 463.575.597 Châu Phi 295.797.644 304.943.682 255.481.282 Châu Đại Dương 105.130.300 100.655.100 104.238.100 Châu Mỹ Nguồn: FAO, 2012. 93.430.618 92.901.198 93.101.675 Châu A 450.657.635 Theo thống kê của FAO, (2012) số lượng cừu trên thế giới có khoảng hơn 1 tỷ con. Trong đó, đàn cừu tập trung nhiều nhất ở các nước đang phát triển như ở châu A có 463.575.597 con (chiếm 44,41% tổng đàn cừu của cả thế giới); tiếp theo là châu Phi 255.481.282 con (chiếm 24,47% tổng đàn cừu thế giới); châu Đại Dương có số lượng cừu đứng thứ 3 thế giới là 104.238.100 (chiếm 9,98% tổng đàn); châu Âu có số lượng cừu là 96.788.620 con (chiếm 9,27% tổng đàn) và cuối cùng là châu Mỹ có 93.101.675 con (chiếm 8,92% tổng đàn). Ngày nay những nước có ngành chăn nuôi cừu phát triển, có số lượng nhiều, có chất lượng giống tốt phải kể đến Vương quốc Anh, Úc, New Zeland, Mỹ, Canada, Nam Phi và nhiều nhất là Trung Quốc. Mật độ chăn nuôi cừu trên thế giới tập trung nhiều nhất ở châu A là các nước thuộc Nam A, Tây A và các nước Trung 4 Đông, còn ở Trung Quốc, Mông Cổ thì tập trung phía Bắc Trung Quốc và vùng Nội Mông. Theo thống kê của FAO (2012) số lượng cừu nuôi nhiều ở 18 quốc gia (Bảng 2.2) Bảng 2.2: Mười tám quốc gia có đàn cừu nhiều nhất trên thế giới TT Quốc gia Số lượng (triệu con) 2009 128,56 Số lượng (triệu con) 2010 134,02 Số lượng (triệu con) 2011 138,84 Tỷ lệ % tăng giảm 2011 so 2009 8,0 1 Trung Quốc 2 Ấn Độ 73, 17 73,99 74,50 1,8 3 Úc 72,74 68,08 73,1 0,5 4 I-ran 50,00 49,50 49,00 -2 5 Xu-đăng 51,55 52,08 52,0 0,87 6 Ni-giê-ri-a 34,69 37,42 38,00 9,5 7 Niu Di-lân 32,38 32,56 31,01 -4,2 8 Anh (UK) 31,45 31,08 31,63 0,57 27,76 28,09 2,4 Ê-ti-ô-pi-a 25,02 25,97 25,51 1,9 11 Thổ Nhĩ Ky 23,97 21,79 23,09 - 3,6 12 Nam Phi 24,99 24,50 24,30 -2,7 13 Các nước thuộc Nga 19,60 19,85 19,76 0,8 14 Tây Ban Nha 19,72 18,55 17,01 -13,7 15 Xy-ri 18,33 15,51 18,07 -4,3 16 Ma-rốc 17,00 18,02 18,50 8,8 9 Pakixtan 10 27,43 5 17 Bra-xin 16,81 17,38 17,66 5,0 18 Mông-Cổ 19,27 14,48 15,67 -18,7 1.076.680 1.078.326 Tổng Thế giới 1.043.712 -3,15 Nguồn: faostat, 2012 Ở châu Âu, mật độ chăn nuôi cừu lớn là ở các nước Nam Âu (Địa Trung Hải), các nước khối Liên Hiệp Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Ở Châu Úc, chăn nuôi cừu tập trung ở vùng phía Nam, phía Tây và Newzealand. Ở châu Phi mật độ chăn nuôi nhiều cừu tập trung ở các nước thuộc Đông Phi, Tây Phi, Trung Phi và Nam Phi, còn ở Bắc Phi chi ở một số nước ven biển Địa Trung Hải. Ở Nam Mỹ, chăn nuôi cừu tập trung ở các nước thuộc ven biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương cũng như các nước Trung Mỹ, vùng biển Caribe . Cừu là động vật được thuần hóa sớm ở các nước trên thế giới, nhưng ở Việt Nam cừu là động vật được chăn nuôi muộn hơn các động vật như bò, gà, lợn. Theo bà con ở Ninh Thuận thì đàn cừu đã có từ trên 100 năm do người Chà Và (Ấn Độ) mang tới. Có vùng cho rằng cừu được các giáo sĩ người Pháp mang tới cho giáo dân, trải qua thời gian con cừu đã gắn bó mật thiết với bà con giáo dân, họ không muốn bỏ con cừu, vì nó tượng trưng cho món quà của Chúa ban tặng. Điều chắc chắn giống cừu này là cừu thịt xuất xứ từ vùng nhiệt đới, có nhiều khả năng là từ Ấn Độ nơi có khí hậu nóng tương đồng như Ninh Thuận, nơi “gió như Phan, nắng như Rang”. Sự tồn tại của cừu Phan Rang thể hiện sức sống của đàn cừu này và chứng tỏ tổ tiên chúng rất thích nghi với vùng nắng nóng, sự thích nghi này chứng tỏ cừu Phan Rang là một nguồn gen quí giá cần được bảo tồn và phát triển. 2.2. Khả năng sinh trưởng của cừu và các yếu tố ảnh hưởng Tăng trưởng ở động vật được xác định bởi sự gia tăng các tế bào cơ thể, sự phát triển và biệt hóa của các tế bào cơ thể (Bathaei và Leroy, 1996; Orr, 1982). Tăng tỷ lệ và kích thước cơ thể cùng với những thay đổi trong thành phần cơ thể có tầm quan trọng kinh tế rất lớn trong chăn nuôi gia súc lấy thịt. Theo (Bathaei và 6 Leroy, 1996) thì tăng trưởng ở vật nuôi được thể hiện việc tăng khối lượng cơ thể theo thời gian nuôi. Trong một nghiên cứu khác (Gatenby, 1986) cho rằng tăng trưởng ở động vật chủ yếu được đo bằng sự gia tăng khối lượng sống dẫn đến những thay đổi về hình dáng cơ và thành phần cơ thể. Theo (Orr, 1982) tăng khối lượng sống trong chăn nuôi là biểu hiện tổng hợp của những thay đổi trong các mô thịt, các cơ quan, nội tạng. Sự gia tăng khối lượng cơ thể của vật nuôi chủ yếu là sự phát triển của các mô thịt, xương và chất béo. Khả năng sinh trưởng của cừu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và một cách tổng quát nhất có thể chia các yếu tố này thành hai nhóm chính là: Di truyền và ngoại cảnh, được diễn tả trong công thức sau: P=G+E Trong đó: P là kiểu hình, G là kiểu gen, E là ngoại cảnh. Có thể diễn đạt các thành phần của công thức trên theo cách khác như khả năng sinh trưởng sẽ tạo nên khối lượng của cơ thể và khối lượng cơ thể là một yếu tố tạo nên kiểu hình (P), vai trò của yếu tố di truyền trong việc tạo nên kiểu hình chính là nhờ hoạt động của các gen (G) và yếu tố tương tác với các gen trong việc tạo nên kiểu hình chính là ngoại cảnh (E). 2.2.1. Yếu tố di truyền và khả năng sinh trưởng của cừu Theo (Gonzalez, 1972); (Valencia và cs.,1975) cho rằng: Khối lượng sơ sinh là một tính trạng chịu ảnh hưởng di truyền của phẩm giống, các giống khác nhau thì có khối lượng sơ sinh khác nhau, khối lượng sơ sinh cao thường thấy ở những giống cừu cao sản. Theo (Devendra và Faylon, 1989) giống cừu địa phương Philipine có khối lượng sơ sinh 2,5 và 2,0 kg đối với đực và cái. Còn (Pradhan, 1989) công bố khối lượng sơ sinh của các giống cừu Nepan là Tibetian, Barwal, Kage, Lampuchhre lần lượt: 2,2; 2,4; 2,6 và 1,6 - 2,0kg. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan