Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Ngư nghiệp NGHIÊN CỨU RỦI RO TRONG NUÔI CÁ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, T...

Tài liệu NGHIÊN CỨU RỦI RO TRONG NUÔI CÁ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

.DOC
111
340
111

Mô tả:

NGHIÊN CỨU RỦI RO TRONG NUÔI CÁ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PTNT -------------------------------------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU RỦI RO TRONG NUÔI CÁ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH Người thực hiện: NGUYỄN THỊ DẠ THẢO Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Lớp: K57 – KTNNC Khóa: 57 Giáo viên hướng dẫn: TS.TRẦN VĂN ĐỨC Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu, hình ảnh và kết quả nghiên cứu là trung thực, nghiêm túc và chưa từng sử dụng trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Người thực hiện i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường, toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn, Bộ môn Kinh tế và Phát triển nông thôn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Trần Văn Đức đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành khóa luận này. Qua đây tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ UBND phường Tân An và nhân dân trong phường. Trong thời gian tôi về thực tế làm đề tài đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi về mặt tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Trong quá trình làm đề tài vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn sinh viên. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày tháng Sinh viên Nguyễn Thị Dạ Thảo ii năm 2016 TÓM TẮT KHÓA LUẬN Tân An là một phường thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Đây là một địa phương ven biển nên có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy mà ngành nuôi cá đã và đang là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như bệnh dịch, biến dổi khí hậu, giá cả thị trường, lãi suất tín dụng,…. Từ nhu cầu thực tiễn đó, tôi đã nghiên cứu về đề tài: “ Nghiên cứu rủi ro trong nuôi cá trên địa bàn phường Quảng Yên, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”. Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình nuôi cá và nghiên cứu các rủi ro trong cá của các hộ nông dân trên địa bàn phường Tân An, để từ đó đưa ra các giải pháp và định hướng nhằm hạn chế các rủi ro trong nuôi cá. Với các mục tiêu cụ thể: 1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro của các hộ nông dân trong nuôi cá. 2) Đánh giá những rủi ro trong nuôi cá của các hộ nông dân tại phường Tân An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. 3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong nuôi cá. 4) Đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu và khắc phục rủi ro trong cá. Đề tài nghiên cứu dựa trên một số khái niệm cơ bản về nuôi trồng thủy sản, các loại hình nuôi và yếu tố liên quan đến nuôi cá; đặc điểm và vai trò của nuôi trồng thủy sản nói chung và con cá nói riêng đến nền kinh tế quốc dân và đời sống con người; đặc điểm của giống cá. Ngoài ra đề tài còn tìm hiểu thực tiễn tình hình nuôi cá của một số nước trên giới và của nước ta. Đồng thời tìm hiểu các công trình nghiên cứu, các văn bản, chính sách có liên quan phát triển nuôi cá. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi cá trên địa bàn xã gồm cả yếu tố tự nhiên và kỹ thuật nuôi, để phân tích các yếu tố đó trước hết nghiên cứu về đặc điểm địa bàn bao gồm: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu; tình hình dân số và phát triển kinh tế trong năm vừa qua. Tiến hành điều tra 50 hộ dân, từ đó tiến hành thu thập số liệu và xử lý qua công cụ excel, sử dụng các phương pháp phân tổ, iii thống kê, so sánh để thấy sự khác biệt giữa các hộ nuôi và giữa các hình thức nuôi. Diện tích, chi phí, sản lượng, năng suất, mật độ… Đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro nuôi cá trên địa bàn. Từ kết quả nghiên cứu trên địa bàn phường Tân An cho thấy, những rủi ro mà hộ gặp phải gồm rủi ro sản xuất, rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro liên kết hộ, rủi ro lồng ghép. Mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra đến những nhóm hộ khác nhau là khác nhau, điểm chung là đều gây thiệt hại nặng đến hộ, làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của hộ. Hộ có các chiến lược phòng tránh, khắc phục và chuyển giao rủi ro khác. Chiến lược này thể hiện rõ rệt qua từng quy của hộ nuôi. Đối với các hộ có quy mô lớn thì các chiến lược quản lý rủi ro thường được chú trọng nhiều hơn và cho hiệu quả tốt hơn đối với các hộ quy mô vừa và quy mô nhỏ. Tìm hiểu được các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong nuôi cá, đề taì đã đề xuất một số giải pháp để phòng tránh, khắc phục và chuyển giao rủi ro cho các hộ nuôi cá trên địa bàn phường Tân An. Các giải pháp này sẽ giúp các hộ nuôi tăng hiệu quả kinh tế và giảm bớt các thiệt hại đáng tiếc. Các giải pháp chủ yếu làm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong sản xuất, trong thị trường và một số nhóm giải pháp khác. Nếu có thể thực hiện tốt các giải pháp đó thì hiệu quả kinh tế sẽ được tăng cao, những thiệt hại về rủi ro sẽ giảm đi đáng kể. Từ đó đời sống người nuôi cá nói riêng và đời sống người nuôi trồng thủy sản nói chung sẽ được cải thiện, đưa ngành nuôi trồng thủy sản hoàn thành mục tiêu là ngành kinh tế mũi nhọn của phường Tân An. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN..................................................................................iii MỤC LỤC............................................................................................................v DANH MỤC BẢNG.........................................................................................viii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung...........................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể...........................................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................3 1.4.1Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3 1.4.2 Đối tượng điều tra, tham vấn....................................................................3 1.4.3 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................3 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NUÔI CÁ NÔNG HỘ..........................................................................4 2.1 Cơ sở lý luận về rủi ro trong quản lý rủi ro................................................4 2.1.1 Các khái niệm có liên quan........................................................................4 2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật nuôi một số loại cá.......................................15 2.2 Cơ sở thực tiễn về rủi ro trong nuôi cá......................................................18 2.2.1 Tình hình nuôi cá ở một số nước trên thế giới.......................................18 2.2.2 Tình hình nuôi cá nông hộ ở Việt Nam...................................................25 2.2.3 Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với rủi ro trong nuôi cá.................................................................................................................29 2.2.4 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài.......................................................31 v PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...32 3.1 Đặc điểm tự nhiên........................................................................................32 3.1.1 Vị trí địa lý................................................................................................32 3.1.2 Đặc điểm điạ hình khí hậu:.....................................................................32 3.2 Tài nguyên....................................................................................................32 3.2.1 Đất đai.......................................................................................................32 3.2.2 Mặt nước:..................................................................................................33 3.3 Nhân lực:.....................................................................................................33 3.3.1 Tổng số hộ dân trong xã: 1273 hộ...........................................................33 3.3.2 Số nhân khẩu: 5231 người.......................................................................33 3.3.3 Lao động trong độ tuổi: 3223 người.......................................................33 3.3.4 Lao động:...................................................................................................34 3.4 Đặc điểm kinh tế Phường Tân An hội.......................................................34 3.5 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - Phường Tân An...........34 3.6 Phương pháp nghiên cứu............................................................................35 3.6.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu......................................................35 3.6.2 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, dữ liệu......................................36 3.6.3 Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................36 3.6.4 Phương pháp phân tích số liệu, thông tin..............................................37 3.6.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................37 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................40 4.1 Tình hình chung về nuôi cá trên địa bàn Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.......................................................................................40 4.1.1 Lược sử nghề nuôi cá tại địa phương.....................................................40 4.1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng...............................................................42 4.1.3 Đóng góp về kinh tế, xã hội của hoạt động nuôi cá tại địa phương.....44 4.2 Nhận diện rủi ro và mức độ thiệt hại trong nuôi cá.................................46 4.2.1 Nhận diện rủi ro.......................................................................................46 vi 4.2.2 Tần suất xuất hiện rủi ro.........................................................................49 4.2.3 Mức độ thiệt hại rủi ro đối với hộ nuôi cá..............................................51 4.3 Thực trạng các loại rủi ro trong nuôi cá...................................................52 4.3.1 Rủi ro sản xất của các hộ nuôi cá............................................................52 4.3.4 Rủi ro lồng ghét (kép)..............................................................................75 4.4 Ứng xử đối với rủi ro trong nuôi cá...........................................................77 4.4.1 Ứng xử của người nuôi đối với rủi ro trong nuôi cá..............................77 4.4.2 Ứng xử đối với rủi từ phía chính quyền địa phương............................83 4.5 Định hướng và giải pháp phòng tránh và khắc phục rủi ro trong nuôi cá .............................................................................................................................87 4.5.1 Định hướngvề phòng tránh và khắc phục rủi ro trong nuôi cá...........87 4.5.2 Giải pháp quản lý rủi ro trong nuôi cá...................................................88 4.5.3 Các nhóm giải pháp khác........................................................................92 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................93 5.1 Kết luận........................................................................................................93 5.2 Kiến nghị......................................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................95 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 : Bảng ma trận đo lường rủi ro........................................................12 Bảng 2.2. Sản lượng nuôi biển của một số quốc gia châu Á (2001-2006).....19 Bảng 2.3: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn 1997-2014 .............................................................................................................................26 Bảng 3.1. Phân loại quy mô nuôi của hộ.........................................................35 Bảng 4.1: Diện tích, năng suất và sản lượng cá của Phường Tân Angiai đoạn 2013 - 2015................................................................................................42 Bảng 4.2: Rủi ro thường gặp trong nuôi cá.....................................................47 Bảng 4.3. Xếp hạng tần xuất xuất hiện của các loại rủi ro............................49 Bảng 4.4: Xếp hạng mức độ thiệt hại rủi ro đối với hộ nuôi cá.....................51 Bảng 4.5: Tình hình cơ bản về giống của hộ nuôi..........................................53 Bảng 4.6. Nguồn hình thành kỹ thuật nuôi cá từ các hộ điều tra.................66 Bảng 4.7. Hiện trạng về sản xuất giống các loài cá biển................................70 Bảng 4.8: Kết quả phân tích thống kê Thời gian nuôi, cỡ cá thu, giá cá bán tại khu vực nghiên cứu.....................................................................................72 Bảng 4.9. Khó khăn trong tiêu thụ cá thương phẩm......................................73 Bảng 4.10 : Hoạt động phòng tránh rủi ro ở cấp độ hộ nuôi.........................78 Bảng 4.11: Hoạt động chuyển giao rủi ro của hộ nuôi...................................81 Bảng 4.12: can thiệp chính quyền địa phương trong phòng tránh rủi ro nuôi cá .............................................................................................................................83 Bảng 4.13: Ưu đãi thuế trên địa bàn Phường Tân An...................................85 Bảng 4.14: Hỗ trợ đối với rủi ro nghiêm trọng của địa phương...................86 viii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Thuỷ sản Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô ngành thuỷ sản ngày càng được mở rộng, vai trò của thuỷ sản tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Thuỷ sản là nguồn xuất khẩu quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân; đảm bảo an ninh lương thực; góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn; tạo hàng triệu việc làm, tăng hiệu quả sử dụng đất đai; đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo. Phát triển thuỷ sản là một trong những định hướng chiến lược được ưu tiên hàng đầu trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, ngoài những kết quả đã đạt được, ngành nuôi trồng thủy sản vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Ngành nuôi cá là một điển hình cho những khó khăn, rủi ro mà cá hộ nuôi cá nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung đang gặp phải, cụ thể là các rủi ro như: Vốn, biến đổi khí hậu, giá thành đầu vào tăng, giá bán đầu ra giảm, lãi suất tín dụng… Đứng trước những khó khăn như trên, cần có những biện pháp thích hợp nhằm giúp các hộ nuôi giảm thiểu các thiệt hại gây ra. Tân an là một vùng ven biển thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản cũng như ngành nuôi cá. Nắm bắt được các ưu thế đó, địa phương đã có các chính sách khuyến khích nuôi trồng thủy sản phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, chỉ dựa vào những lợi thế sẵn có thì chưa đủ, nhất là trong khi các yếu tố về rủi ro lại ngày càng tăng lên. Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu trên thì việc hiểu rõ các loại rủi ro để từ đó đưa ra các giải pháp phòng tránh và khắc phục là vô cùng quan trọng. 1 Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu rủi ro trong nuôi cá ở phường Tân An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu rủi ro trong nuôi cá của các hộ nông dân tại phường Tân An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh; từ đó đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu và khắc phục rủi ro trong nuôi cá trên địa bàn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro trong nuôi cá. (2) Đánh giá thực trạng rủi ro xảy ra nuôi cá ở phường Tân An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro trong nuôi cá ở phường Tân An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. (4) Đề xuất định hướng và giải pháp trong nuôi cá tại địa phương ở thời gian tới nhằm hướng tới giảm thiểu thiệt hại 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu nhằm trả lời những câu hỏi sau : (1) Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nào có thể làm rõ vấn đề rủi ro trong nuôi cá? (2) Trong nuôi cá, các hộ nông dân trên địa bàn phường Tân An gặp phải những loại rủi ro nào? Hệ thống chỉ tiêu nào cần được sử dụng để đánh giá các loại rủi ro này? (3) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến rủi ro trong nuôi cá? (4) Hộ nông dân và các cơ quan chức năng đã sử dụng những biện pháp nào để hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong cá trên địa bàn phường Tân An? 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro trong nuôi cá. 1.4.2 Đối tượng điều tra, tham vấn (1) Hộ nuôi cá, tổ nhóm nuôi cá (2) Cán bộ cộng đồng và cán bộ chính quyền địa phương (3) Các đơn vị cung ứng đầu vào (cá giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, chế phẩm, máy móc phục vụ nuôi cá…) (4) Các đơn vị bao tiêu đầu ra: Thu gom, thương lái… 1.4.3 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Các rủi ro trong nuôi cá nông hộ - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn phường Tân An - Phạm vi thời gian: Thu thập tài liệu từ năm 2013 đến năm 2015 Đề tài thu thập thông tin, số liệu thống kê trong 3 năm gần đây nhất (từ 2012 - 2014) Thời gian thực hiện nghiên cứu: 3 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NUÔI CÁ NÔNG HỘ 2.1 Cơ sở lý luận về rủi ro trong quản lý rủi ro 2.1.1 Các khái niệm có liên quan 2.1.1.1 Rủi ro và phân loại rủi ro a. Khái niệm rủi ro Rủi ro theo cách hiểu thông thường nhất là những điều không tốt bất ngờ xảy đến. Những gì được coi là rủi ro luôn mang lại những điều mà con người không mong muốn. Khi rủi ro xảy ra luôn đồng nghĩa với việc chủ thể tiếp nhận nó phải chịu một sự thiệt hại nào đó. Rủi ro ứng với sai lệch giữa dự kiến và thực tế hoặc là rủi ro là sự không thể đoán trước được nguyên nhân dẫn đến kết quả thực khác với kết quả dự đoán. Theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân cho đến nay thì vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về rủi ro, những trường phái khác nhau, tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa khác nhau về rủi ro. Những định nghĩa này được đưa ra rất đa dạng, phong phú, nhưng tóm lại có thể chia ra làm 2 trường phái lớn đó là trường phái truyền thống (trường phái tiêu cực) và trường phái trung hoà.  Theo trường phái truyền thống Rủi ro là sự không may, sự tổn thất, mất mát, nguy hiểm Ở trường phái này, có thể thấy khá nhiều định nghĩa mang hướng tiêu cực - Theo Từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995 thì “Rủi ro là điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến” - Theo cố GS. Nguyễn Lân thì “Rủi ro đồng nghĩa với rủi là sự không may” (Từ điển từ và ngữ Việt Nam, năm 1998, tr 1540) - Theo từ điển Oxford “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại” Trong một số từ điển khác cũng có đưa ra những khái niệm tương tự như: “Rủi ro là sự bất trắc, gây mất mát hư hại” hay “Rủi ro là yếu tố liên quan đến nguy hiểm hoặc không chắc chắn” Như vậy, theo trường phái tiêu cực, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.  Theo trường phái trung hòa 4 - Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được (Frank Knight) - Rủi ro là bất trắc có thể liên quan đến những biến cố không mong đợi (Allan Willett) - Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến - Theo C.Arthur William, Jr.Micheal, L.Smith: “rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con người. Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết qủa. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước”. Từ đó ta dễ dàng nhận thấy, theo trường phái này, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang tới những tổn thất, mất mát, nguy hiểm…cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.  Quan niệm rủi ro trong thực tế: - Rủi ro không đối xứng: Rủi ro nảy sinh chỉ gắn đến những thiệt hại * Ví dụ: hỏa hoạn xảy ra và 1 cánh rừng bị toàn phá. - Rủi ro mang tính đối xứng: là rủi ro xảy ra gắn với cả thiệt hại và may mắn Có thể nói, rủi ro và cơ hội (sự may mắn) được quan niệm là hai mặt đối lập nhưng thống nhất trong một thực thể. Trong cuộc sống cũng như trong sản xuất, con người đều mong muốn được thụ hưởng may mắn (cơ hội) và tránh được sự không may (rủi ro) của thực thể thống nhất đó. Không có cơ hội và rủi ro cho tất cả. Thường một biến cố nào đó, nếu là cơ hội cho một (hay một số) người này, tổ chức này, sẽ trở thành rủi ro (không may) đối với một (hay một số) người khác, doanh nghiệp và tổ chức khác. Từ tất cả các quan điểm về rủi ro của các trường phái trên có thể đưa ra nhận định, có rất nhiều quan điểm về rủi ro, nhưng lại chưa có 1 định nghĩa thống nhất nhưng mỗi cách định nghĩa của các tác giả đều mang lại những cách 5 nhìn rất đa chiều về rủi ro. Đối với cá nhân em, em quan niệm về rủi ro đầu tiên là những sự việc bất ngờ xảy đến, có thể đo lường được. Từ sự việc bất ngờ đó, rủi ro có thể mang đến thiệt hại hoặc cơ hội tốt cho cá nhân, tổ chức. Nếu ta biết lập kế hoạch, xem xét kỹ lưỡngvà rút ra các bài học từ sự việc đã, đang và sắp làm thì có thể phòng tránh, giảm thiểu những thiệt hại đáng tiếc, nắm bắt được những cơ hội tốt để góp phần cho sự thuận lợi, thành công trong công việc. b. Thuộc tính của rủi ro Rủi ro có 2 thuộc tính quan trọng, đó là: xác suất xảy ra rủi ro và tác động mà rủi ro gây ra. - Xác suất xảy ra rủi ro: Là khả năng xảy ra rủi ro trong tương lai, dùng thang điểm từ 0 – 6 để đánh giá xác suất sảy ra rủi ro. Rủi ro có xác suất bằng 0 là rủi ro không xuất hiện, mức 6 là mức chắc chắn rủi ro sẽ xuất hiện. Từ 0 đến 6 thì rủi ro đó có cơ hội xuất hiện ở mức độ tăng dần. - Tác động mà rủi ro gây ra: Là những ảnh hưởng mà rủi ro gây ra, chúng ta dùng mức từ 0 đến 8 để đánh giá rủi ro. Trong đó, 0 là rủi ro không gây ảnh hưởng, 8 là ảnh hưởng lớn nhất mà rủi ro gây ra, hay còn gọi là đình trệ, gây nguy hiểm tới hoạt động. Xác định được 2 thuộc tính này có thể giúp chúng ta đưa ra được biện pháp ứng phó vứi rủi ro cũng như giải quyết hậu quả của rủi ro gây ra. c. Phân loại rủi ro Có rất nhiều cách để phân loại rủi ro, tùy từng trường hợp cụ thể mà ta có thể phân loại rủi ro theo những tiêu chí khác nhau. Ví dụ như: Phân loại rủi ro theo nguồn gốc, theo môi trường tác động,…  Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro Phân loại theo nguồn gốc rủi ro bao gồm: Rủi ro do môi trường thiên nhiên, rủi ro do môi trường xã hội, rủi ro do môi trường văn hóa, rủi ro do thể chế và chính sách, rủi ro từ bên trong quá trình sản xuất. - Rủi ro do môi trường thiên nhiên: Đây là loại rủi ro gây ra bởi các hiện tượng thiên nhiên như động đất, lũ lụt. hạn hán… Loại rủi ro này tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, nhưng tùy mức độ của rủi ro mà sẽ gây ra mức độ ảnh hưởng đến hoạt động (Bão lũ, hạn hán lớn, kéo dài sẽ gây hại lứn đến sản 6 xuất). Loại rủi ro này có thể dự báo và phòng tránh, nhưng không phải lúc nào dự đoán cũng chính xác nên sự phòng tránh cũng hạn chế hơn. Đặc biệt, rủi ro thiên nhiên ập đến bất ngờ có thể gây hậu quả rất nặng nề cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Rủi ro do môi trường xã hội: Đây là loại rủi ro do bbbbbcxc đổi hành vi của con người, từ hành vi đúng thành sai, chuẩn mực sang không chuẩn mực. Sự thay đổi hành vi này nếu không nắm rõ kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng - Rủi ro do môi trường văn hóa: Do sự thiếu hiểu biết về tín ngưỡng, phong tục tập quán, thói quen ứng xử về cộng đồng khác (là đối tác sản xuất kinh doanh) làm mất đi, hoặc giảm đi cơ hội hợp tác, mất đi nguồn lợi trong sản xuất. - Rủi ro do môi trường chính sách và thể chế: Những chính sách Chính phủ đưa ra có thể hạn chế khả năng sản xuất, hợp tác của tổ chức. Hoặc các chính sách mới được điều chỉnh làm cho sản xuất gặp vấn đề với những chính sách mới đó. Ví dụ: Chính sách về thuế, về lãi xuất, chính sách về lao động… - Rủi ro thị trường: Là những rủi ro gây ra bởi biến động của thị trường xuất phát từ các hiện tượng của nền kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát…Các hiện tượng này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất gây ra những rủi ro, bất ổn. - Rủi ro trong chính quá trình sản xuất: Những rủi ro này xuất phát từ chính quá trình sản xuất, như trình độ của cá nhâ, tổ chức tham gia sản xuất; trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ mà chủ sản xuất áp dụng…  Phân loại theo môi trường tác động Phân loại rủi ro theo môi trường tác động bao gồm: rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài - Rủi ro bên trong: Gây ra bởi những yếu tố bên trong quá trình sản xuất: năng lực sản xuất, năng lực tổ chức sản xuất, phân bố sử dụng nguồn lực có sẵn. - Rủi ro bên ngoài: Gây ra bởi các yếu tố nằm bên ngoài quá trình sản xuất: thị trường, lạm phát, chính sách… Môi trường bên ngoài quá trình sản xuất nhiều biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả quá trình sản xuất. 7 Tóm lại, có rất nhiều cách để phân loại rủi ro, tuy nhiên, trong nghiên cứu này, em tập trung vào phân loại rủi ro thành 2 loại: Rủi ro sản xuất và rủi ro thị trường - Rủi ro sản xuất: Những rủi ro trong quá trình sản xuất, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của hộ. Những rủi ro này có thể xuất phát từ dịch bệnh, thiên tai hay kỹ thuật sản xuất của hộ. - Rủi ro thị trường: Đã được đề cập ở trên. 2.1.1.2 Rủi ro trong nuôi cá Rủi ro trong nuôi cá là những bất ngờ xảy đến, có thể đo lường được trong quá trình nuôi cá. Từ bất ngờ đó, rủi ro có thể mang đến thiệt hại hoặc cơ hội tốt cho chủ thể nuôi cá. Nếu biết lập kế hoạch, xem xét kỹ lưỡng những rủi ro đã, đang và sắp làm thì có thể phòng tránh được những thiệt hại đáng tiếc, đón nhận được những cơ hội tốt góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi cá. Hộ nuôi có thể gặp phải rất nhiều rủi ro trong nuôi cá: - Rủi ro về thị trường : Giá cá đầu ra không ổn định, giá thức ăn và các chi phí đầu vào cao dẫn đến nguồn thu nhập giảm; Các thị trường xuất khẩu cá tiềm năng có ảnh hưởng quá nhiều đến giá cá, các thị trường như Nhật, EU thì có tiêu chuẩn cao so với cá Việt Nam nên việc xuất cá cũng khó khăn hơn. - Rủi ro sản xuất : + Rủi ro trong kỹ thuật nuôi (ví dụ: người dân đưa kỹ thuật mới áp dụng vào nuôi cá nhưng lại sử dụng không đúng cách dẫn đến kém hiệu quả, tốn kém chi phí đầu tư mà không đáng với kết quả mong đợi); + Thiên tai xảy ra trong quá trình nuôi: bão, lũ quét gây thiệt hại lớn hay mất trắng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả nuôi; + Dịch bệnh xảy ra khiến cá chết nhiều, chết hàng loạt, người dân bỏ vốn mà mất trắng nguồn thu. 2.1.1.3 Quản trị rủi ro a. Khái niệm Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, 8 mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công. Chống rủi ro là những biện pháp, những ứng xử nhằm tránh rủi ro. Theo Đỗ Kim Chung (2009) khi rủi ro xảy ra thì người dân sẽ đối mặt với ba trạng thái: (1)Chấp nhận rủi ro để có thể thu được thu nhập cao nhất, mặc dù biết rằng cơ hội này chỉ có một xác suất nhất định. (2) Thái độ trung lập với rủi ro với mong muốn đạt được thu nhập trung bình giữa rủi ro và thuận lợi. (3) Né tránh rủi ro để đảm bảo an toàn các hoạt động của mình trong trường hợp khả năng xấu có thể xảy ra. b. Các chiến lược quản lý rủi ro Chiến lược quản lý rủi ro bao gồm: Chiến lược đối phó với rủi ro và chiến lược thích ứng với rủi ro. Chiến lược đối phó với rủi ro, đây là một chiến lược tức thời, không tích cực. Chiến lược thích ứng với rủi ro, đây là chiến lược lâu dài, có tính khoa học, tích cực. Vì rủi ro là những gì xảy ra mà chúng ta không lường trước được, vậy nên khi rủi ro đã xảy ra rồi thì chúng ta nên chấp nhận rủi ro đó và có tâm lý tốt để thích ứng với rủi ro đó. Bước qua rủi ro để ta tiến đến thành công ở lần sau. 2.1.1.4 Quản lý rủi ro a. Khái niệm Cũng như rủi ro, quản lý rủi ro là 1 khái niệm còn gây nhiều tranh cãi. Có rất nhiều tác giả đã đưa ra những khái niệm về quản lý rủi ro, tuy nhiên chưa có 1 sự thống nhất để tạo nên một khái niệm chung. Trên cơ sở các tiêu chuẩn chung về quản lý rủi ro giữa Australia và New Zealand (AS/NZS 4360: 1995), Haraker và các cộng sự (1997) đưa ra khái niệm rằng : “Quản lý rủi ro là sự áp dụng có hệ thống các chính sách quản lý, các nguyên tắc và hành động trong định dạng, phân tích, đánh giá, xử lý và giám sát rủi ro nhằm giảm thiểu thiệt hại và tối đa hoá các cơ hội”. Tuy nhiên các 9 nguyên tắc này không cố định và mang tính thích ứng với từng trường hợp cụ thể (Hardaker, 1997). Theo tài liệu hướng dẫn “ISO/IEC 73: 2002, Quản lý rủi ro - các khái niệm và hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn” của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO thì rủi ro là sự kết hợp của xác suất xảy ra của sự kiện và hậu quả của sự kiện đó. Rủi ro xảy ra có thể đem lại lợi ích nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng, đem lại kết quả xấu, không mong đợi. Do đó, để nhận biết các rủi ro và có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực của rủi ro đến từng hoạt động của tổ chức nói riêng, và toàn thể tổ chức nói chung, ta phải thực hiện quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro là việc tăng cường nghiên cứu, đưa ra các biện pháp đối với cả hai mặt tích cực cũng như tiêu cực của rủi ro. Quản lý rủi ro là quy trình mà các tổ chức áp dụng bđầm gồm các bước nhằm xác định, xử lý và điều hành các rủi ro ảnh hưởng đến các hoạt động của tổ chức. Tóm lại, có rất nhiều quan niệm về quản lý rủi ro. Với riêng bản thân em, em quan niệm, quản lý rủi ro trước hết là phát hiện, nhận biết rõ được rủi ro và nghiên cứu, hoạch định, đưa ra được các biện pháp tốt nhất để: đối với rủi ro tiêu cực thì hạn chế được những ảnh hưởng xấu của rủi ro đó với hoạt động sản xuất; đối với rủi ro tích cực thì có thể dự báo và đón nhận được những ảnh hưởng tốt mà rủi ro mang lại cho hoạt động sản xuất. b. Các bước quản lý rủi ro B1: Nhận dạng những rủi ro Để quản lý được rủi ro trước hết ta phải nhận dạng được rủi ro đó là gì? Nhận dạng rủi ro là quá trình chúng ta xác định được rủi ro một cách có hệ thống. Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc như theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ các hoạt động nhằm thống kê được tất cả các rủi ro đang xảy ra, không chỉ vậy mà còn dự báo trước được các rủi ro có thể xảy ra, từ đó mà đề xuất ra các giải pháp để hạn chế rủi ro. B2. Phân tích rủi ro Phương pháp này đảm bảo cho việc đánh giá của bạn về khả năng xảy ra rủi ro và chi phí phải bỏ ra để thiết lập lại mọi thứ khi rủi ro xảy ra. Phân tích rủi ro là 10 công việc xác định tần suất xuất hiện rủi ro trong khoảng thời gian nhất định và xác định mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Từ đó ta lập được bảng ma trận đo lường rủi ro. Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro thì người ta sử dụng cả hai tiêu chí: Mức độ tổn thất nghiêm trọng và tần suất xuất hiện rủi ro, trong đó mức độ tổn thất nghiêm trọng đóng vai trò quyết định. Vì vậy sau khi đo lường, phân loại các rủi ro sẽ tập trung quản lý trước hết những rủi ro theo thứ tự thuộc nhóm I, II, III, IV. Bảng 2.1 : Bảng ma trận đo lường rủi ro STT 1 2 Mức độ nghiêm Tần suất xuất hiện Cao Thấp I II III IV trọng Cao Thấp (Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân, 2007) B3. Kiểm soát rủi ro và phòng ngừa rủi ro Kiểm soát rủi ro, đây là công việc trọng tâm của quản lý rủi ro. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động… để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra. Điều quan trọng là chọn ra những phương pháp có hiệu quả về mặt chi phí. Rủi ro có thể được kiểm soát theo những cách sau: Cách 1: Sử dụng hiệu quả những công cụ hiện có, điều này có liên quan đến việc cải tiến những phương pháp và hệ thống hiện hành đang sử dụng. Cách 2: Lập kế hoạch để đối phó những sự kiện bất ngờ, một kế hoạch tốt có thể đối phó với những sự kiện bất ngờ. Cách 3: Đầu tư vào những nguồn lực mới, nó có thể bao gồm cả việc bảo hiểm rủi ro như sau (bạn có thể trả tiền cho ai đó để họ gánh vác một phần rủi ro của bạn; điều này đặc biệt quan trọng khi rủi ro thật sự lớn). Biện pháp hạn chế rủi ro cho nông dân (Đỗ Văn Viện, 2000) đã đưa ra một số biện pháp để hạn chế rủi ro cho nông dân nhằm mục tiêu tăng khả năng 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng