Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu quy trình sản xuất nấm hoàng chi trên giá thể bã mía kết hợp mùn cưa ...

Tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất nấm hoàng chi trên giá thể bã mía kết hợp mùn cưa truyền thống

.PDF
64
246
61

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THỊ HẠNH NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT NẤM HOÀNG CHI TRÊN GIÁ THỂ BÃ MÍA KẾT HỢP MÙN CƯA TRUYỀN THỐNG Ngành học : CÔNG NGHỆ SINH HỌC Lớp : 49 CÔNG NGHỆ SINH HỌC Niên khóa : 2007- 2011 Tháng 7 năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THỊ HẠNH NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT NẤM HOÀNG CHI TRÊN GIÁ THỂ BÃ MÍA KẾT HỢP MÙN CƯA TRUYỀN THỐNG Hướng dẫn khoa học: ThS. LÊ NHÃ UYÊN Tháng 7 năm 2011 i LỜI CẢM ƠN Qua chuyến thực tập tuy ngắn ngủi này nhưng phần nào đã giúp tôi có những trải nghiệm đầu đời vô cùng mới mẻ, tiếp thêm động lực để tôi bước vào đời vững vàng hơn. Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn đến cô – Ths. Lê Nhã Uyên đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và truyền đạt những hiểu biết, kinh nghiệm quý báu cho tôi ngay từ những ngày đầu khi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trường Đại Học Nha Trang. Thầy cô đã trang bị cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt 4 năm học tập tại trường, và lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô ở Viện Công Nghệ Sinh Học & Môi trường đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tốt đề tài. Tôi xin cảm ơn đến các cô chú, anh chị ở Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian làm việc tại đây. Lời cuối, một tình cảm thiêng liêng nhất con xin gửi đến ba mẹ, anh chị và những người bạn thân. Mọi người luôn dành cho tôi những tình cảm nồng ấm nhất. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ! Nha trang, tháng 6 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hạnh GVHD: Th.S Lê Nhã Uyên SVTH: Nguyễn Thị Hạnh ii MỤC LỤC Trang MỤC LỤC ..............................................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................iiv DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.....................................................................................vi CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU........................................................................................1 1.1 Sự cần thiết của đề tài : ..................................................................................1 1.2 Mục đích:.......................................................................................................2 1.3 Yêu cầu: ........................................................................................................2 1.4 Tình hình nghiên cứu và triển vọng của đề tài:...............................................3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................5 2.1. Tổng quan về nấm Hoàng chi: ......................................................................5 2.1.1: Vị trí phân loại, hình thái của nấm Linh chi: ..........................................5 2.1.1.1: Vị trí phân loại: ...............................................................................5 2.1.1.2 : Hình thái cấu tạo Linh chi nói chung:.............................................6 2.1.2: Vị trí phân loại, hình thái, chu trình sống, giá trị dinh dưỡng, giá trị dược liệu, giá trị kinh tế của nấm Hoàng chi: ...................................................7 2.2. Tổng quan về nguyên liệu trồng nấm: .........................................................17 2.3 Một số bệnh thường gặp ở nấm Hoàng chi :.................................................23 CHƯƠNG 3 : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................30 3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài :........................................................30 3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm:....................................................................30 3.2.1. Vật liệu và phương pháp : ....................................................................30 3.2.1.1. Vật liệu nghiên cứu: ......................................................................30 3.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................31 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ & THẢO LUẬN ............................................................36 4.1. Tốc độ tăng trưởng hệ sợi nấm của 2 loài nấm G.colossum trên môi trường thạch (PGA) ...........................................................................................36 GVHD: Th.S Lê Nhã Uyên SVTH: Nguyễn Thị Hạnh iii 4.2. Tốc độ tăng trưởng hệ sợi nấm của nấm Hoàng chi trên môi trường hạt lúa .....................................................................................................................39 4.3. Nuôi trồng thử nghiệm:...............................................................................41 4.3.1. Tốc độ tăng trưởng hệ sợi nấm Hoàng chi trên môi trường giá thể tổng hợp: .......................................................................................................41 4.3. Sự tạo quả thể: ............................................................................................46 4.4 So sánh chi phí nuôi trồng trên 2 loại giá thể mùn cưa và bã mía trên một túi nguyên liệu và đề xuất quy trình trồng:..................................................48 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ ..............................................................52 5.1. Kết luận : ...................................................................................................52 5.2 Đề nghị:.......................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................54 PHỤ LỤC..............................................................................................................56 GVHD: Th.S Lê Nhã Uyên SVTH: Nguyễn Thị Hạnh iv DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Thành phần hoá học của nấm Hoàng Chi ..............................................12 Bảng 2.2: Thành phần các chất có hoạt tính ở Hoàng Chi ......................................13 Bảng 2.3: Bảng so sánh giá trị dược liệu theo y học cổ truyền các loại Linh chi khác nhau ..............................................................................................................15 Bảng 2.4 Thành phần các hợp chất trong bã mía 7..................................................17 Bảng 2.5 : So sánh năng suất các loại nấm trồng trên giá thể mùn cưa và bã mía ........................................................................................................................19 Bảng 2.6: Vài loài nấm mốc thường gặp trong nuôi trồng nấm ..............................23 Bảng 2.7 Một số biểu hiện bệnh trong trồng nấm và biện pháp khắc phục : ...........25 Bảng 3.1. Thành phần của môi trường PGA cải tiến ..............................................32 Bảng 3.2: Thành phần môi trường cơ chất hỗn hợp ...............................................34 Bảng 4.1. Tốc độ sinh trưởng hệ sợi nấm Hoàng chi (G.colossum (Fr.) trên môi trường thạch PGA...........................................................................................36 Bảng 4.2. Tốc độ sinh trưởng hệ sợi (mm) của 2 loài nấm Hoàng chi Ganoderma colossum (Fr.) trên môi trường hạt lúa................................................40 Bảng 4.3. Tốc độ tăng trưởng hệ sợi (cm) của nấm Hoàng chi trên môi trường giá thể tổng hợp:....................................................................................................42 Bảng 4.4 So sánh chi phí nuôi trồng trên 2 loại giá thể mùn cưa và bã mía trên một túi nguyên liệu 1,2 kg: ....................................................................................48 GVHD: Th.S Lê Nhã Uyên SVTH: Nguyễn Thị Hạnh v DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1 : Một số loại nấm Linh chi ........................................................................6 Hình 2.2. Hình thái của Hoàng Chi.........................................................................8 Hình 2.3. Chu trình sống của nấm Hoàng chi.........................................................10 Hình 2.4: Qúa trình hình thành bào tử đảm............................................................10 Hình 2.5 : Đống ủ bã mía.......................................................................................18 Hình 2.6 : Mùn cưa................................................................................................21 Hình 2.7: phân DAP ..............................................................................................22 Hình 2.8: Cám gạo.................................................................................................22 Hình 2.9 Một số bệnh do mốc gây ra cho nấm .......................................................24 Hình 3.1 : Mẫu giống nấm.....................................................................................30 Hình 3.2 Cách phân lập mẫu nấm ..........................................................................32 Hình 3.3: Cách cấy chuyền qua môi trường hạt .....................................................33 Hình 4.1: Tốc độ lan tơ của nấm Hoàng chi trên môi trường thạch PGA ...............39 Hình 4.2: Tốc độ tăng trưởng hệ sợi nấm của nấm Hoàng chi trên môi trường hạt lúa....................................................................................................................41 Hình 4.3: Tốc độ lan tơ của nấm Hoàng chi trong môi trường giá thể tổng hợp .....45 Hình 4.4: Quả thể nấm Hoàng chi sau 64 ngày kết nụ............................................47 GVHD: Th.S Lê Nhã Uyên SVTH: Nguyễn Thị Hạnh vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1. Tốc độ lan tơ của nấm Hoàng chi trên môi trường thạch PGA (mm/ngày).............................................................................................................37 Biểu đồ 4.2. Tốc độ lan tơ của nấm Ganoderma colossum (Fr.) trên môi trường hạt lúa (mm/ngày): .....................................................................................40 Biểu đồ 4.3: Tốc độ lan tơ của nấm Hoàng chi trên môi trường giá thể tổng hợp ........................................................................................................................42 GVHD: Th.S Lê Nhã Uyên SVTH: Nguyễn Thị Hạnh 1 CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của đề tài : Những năm gần đây, trồng nấm đang trở thành một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là nghề cần ít vốn đầu tư, kỹ thuật đơn giản và tất cả mọi người từ thành phố đến nông thôn, đồng bằng đến miền núi đều có thể làm được. Nấm Linh Chi hiện đang được trồng ở nhiều nơi và được chế biến thành các dược liệu sử dụng trong đời sống hàng ngày. Nghề làm nấm Linh Chi này đã mang lại thu nhập cao cho hàng chục ngàn nông dân. Cách đây hàng ngàn năm, nấm Linh chi đã được dùng để làm thuốc. Các sách dược thảo của nhiều triều đại ở Trung Quốc đều ghi nhận Linh chi được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Sách “Thần nông bản thảo” có ghi: Linh chi là thuốc kết tinh được cái quý của mây mưa trên núi cao, kết tinh của ngũ hành trong ngày đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ sức khoẻ cho các bậc đế vương”. Đến đời Minh (năm 1590) trong sách “Bản thảo cương mục”, tác giả Lý Thời Trần đã mô tả 6 loại Linh chi và khái quát tác dụng trị liệu của Linh chi : Linh chi đều có tính bình, không độc, có tác dụng làm tăng trí nhớ, dưỡng tim, bổ gan khí, an thần, chữa trị tức ngực. Với hệ hô hấp có tác dụng ích phổi, thông mũi, chữa ho nghịch hơi, an thần, ích tỳ khí. Nấm Linh chi còn có các tác dụng chữa trị chứng bí tiểu, bổ thận khí, chữa trị đau nhức khớp xương, gân cốt. Tuy nhiên trong xu hướng hiện nay, thị trường nấm Linh chi không chỉ đòi hỏi về số lượng, chất lượng mà còn yêu cầu đa dạng về chủng loại nấm cũng như đa dạng về nguồn giá thể trồng nấm. Trong khi những phụ phế phẩm nông nghiệp của nước ta khá đa dạng và phong phú. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa việc sử dụng mía vào các mục đích như làm nước giải khát hay cung cấp cho nhà máy đường đang phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên vấn đề giải quyết ô nhiễm do phế thải gây ra chưa được triệt để, điển hình như nhà máy đường Cam Ranh gây ô nhiêm nghiêm trọng khu vực dân cư xung quanh với mùi hôi thối bốc lên từ nhà máy, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của người dân. GVHD: Th.S Lê Nhã Uyên SVTH: Nguyễn Thị Hạnh 2 Vì thế để đáp ứng được nhu cầu thực tế cũng như phát huy hết thế mạnh của nước ta thì vấn đề đặt ra là nghiên cứu để đa dạng hóa nguồn giá thể trồng nấm bằng công nghệ sinh học, tìm ra hướng đi tốt nhất trong nghành trồng nấm, đủ sức cạnh tranh với các quốc gia khác, đồng thời giải quyết được vấn đề ô nhiễm do phụ phế phẩm công, nông nghiệp gây ra. 1.2 Mục đích: Hiện nay nghề trồng nấm là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó Linh chi là loại nấm được trồng khá phổ biến, chỉ cần với diện tích nhỏ vẫn có thể cho năng suất cao, đầu tư thấp, vòng quay nhanh, đặc biệt là Hoàng chi do màu sắc đẹp, tai nấm dày, cuống nấm ngắn hơn so với các loại Linh chi khác, và nhiệt độ phát triển phù hợp với khí hậu tại tỉnh Khánh Hòa, và giá trị kinh tế không thua kém các loại nấm Linh chi khác nhưng việc nuôi trồng vẫn chủ yếu làm trên nguồn giá thể truyền thống là mùn cưa, chưa đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, đồng thời phụ phế phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến ở nước ta khá dồi dào và thường chưa được sử dụng triệt để, đúng mục đích và hậu quả là gây ô nhiễm môi trường xung quanh.Vì những lý do nêu trên, nên tôi đã thực hiên đề tài ‘‘ Nghiên cứu quy trình sản xuất nấm Hoàng chi trên giá thể bã mía kết hợp mùn cưa truyền thống’’ Nhằm tận dụng được nguồn nguyên liệu phế phẩm từ nghành công nghiệp mía đường kết hợp với giá thể truyền thống là mùn cưa để trồng nấm Hoàng chi. Nhằm nâng cao sản lượng nấm Hoàng chi, giảm chi phí sản xuất, đồng thời tận dụng nguồn nguyên liệu phế phẩm trong nghành công nghiệp mía đường. Bã mía là nguồn nguyên liệu cho không và thường gây ô nhiễm môi trường. 1.3 Yêu cầu: Hiểu rõ quy trình trồng nấm Hoàng chi (Ganoderma colossum) trên các môi trường khác nhau, đồng thời so sánh mẫu tai nấm hình thành trên giá thể bã mía với mẫu đối chứng và so sánh chi phí sản xuất của việc trồng hoàn toàn theo phương pháp truyền thống (trên mùn cưa) với giá thể mới để đưa ra quy trình trồng phù hợp nhất, tiết kiệm chi phí nhất. GVHD: Th.S Lê Nhã Uyên SVTH: Nguyễn Thị Hạnh 3 1.4 Tình hình nghiên cứu và triển vọng của đề tài: Theo các tài liệu cổ thì từ các thời đại đồ đá cũ (5000 – 4000 năm trước Công nguyên) những cư dân nguyên thủy Trung Quốc đã biết hái lượm và sử dụng nhiều loại nấm ăn trong tự nhiên. Năm 400 trước Công nguyên ở nước này đã có những miêu tả khoa học về sinh lý, sinh thái của không ít các loại nấm ăn. Năm 200 trước Công nguyên, trong sách ‘‘Thần nông bản thảo binh’’ đã miêu tả tỉ mỉ về hình thái , tính năng, công dụng của các loại nấm dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc để bồi bổ sức khỏe như : Thanh chi, Xích chi, Hoàng chi, Bạch chi, Hắc chi, Tử chi, Phục linh, Tàm nhĩ, Ngũ mộc nhĩ, Sanh khuẩn,... Năm 200- 300 sau Công nguyên trong sách ‘‘Thập Châu kí’’ có phần ghi chép các phương pháp nuôi trồng nấm Linh chi (về sau xác định là loài Ganoderma lucidum). Hiện nay, nghề trồng nấm cũng phát triển khá lâu trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,... nhưng tại Việt Nam thì nghề này mới phát triển hơn chục năm trở lại đây. Trước đây việc trồng nấm Linh chi thường được người dân sử dụng mùn cưa làm nguồn giá thể chính, nhưng vì nguồn nguyên liệu này không phải là vô tận và đặc điểm nước ta là nguồn phế phẩm nông nghiệp khá dồi dào nên việc tận dụng nguồn nguyên liệu phế phẩm này cho các nghành công nghiệp chế biến khác nói chung và nghề trồng nấm nói riêng đang được đầu tư nghiên cứu. Trong đó các nguồn nguyên liệu như : trấu, bông phế thải, rơm rạ, .... luôn được nhắc tới. Tuy nhiên, bã mía là nguồn nguyên liệu ít được nhiều người để ý. Gần đây, các nhà khoa học trẻ thuộc Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam) vừa nghiên cứu thành công trồng nấm Linh chi trên bã mía, so với Linh chi trồng trên mùn cưa (loại nguyên liệu phổ biến nhất hiện nay), thời gian trồng trên bã mía không kéo dài hơn nhưng lại cho sinh khối cá thể và năng suất cao hơn. Cách thức, điều kiện chăm sóc nấm trên mùn cưa và bã mía là như nhau. Một tấn bã mía khô thu được 35-40kg nấm Linh chi khô, tương đương khoảng 4,5-5 triệu đồng. Sau khi trồng thành công, nấm Linh chi trồng trên bã mía qua phân tích tại phòng thí nghiệm Sinh - Hóa Protein (Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam), kết quả cho thấy: Tính chất hóa sinh của nấm trồng trên mùn cưa và bã mía là tương đương nhau. Chúng đều có đủ thành phần của 17 axít amin quan trọng, không thay thế trong cơ thể con người. GVHD: Th.S Lê Nhã Uyên SVTH: Nguyễn Thị Hạnh 4 Phần lớn các mẫu axít amin trong mẫu Linh chi trồng trên bã mía có hàm lượng cao hơn mẫu Linh chi trồng trên mùn cưa, chỉ có hàm lượng xenlulô là thấp hơn chút ít. Thành phẩm Linh chi trồng trên bã mía hoàn toàn đạt các tiêu chuẩn để tiêu thụ trên thị trường. Nghiên cứu này đã mở ra một triển vọng mới cho những người nông dân nhưng chi phí cho một hợp đồng chuyển giao công nghệ này có giá 50 triệu đồng. Đây là vấn đề nan giải cho người dân, vì vậy việc nghiên cứu quy trình sản xuất trồng nấm Linh chi (cụ thể là Hoàng chi) trên giá thể bã mía kết hợp mùn cưa nhằm giảm tối thiểu chi phí, hạn chế ô nhiễm môi trường do các phụ phế phẩm nông nghiệp cũng như tạo ra hiệu quả kinh tế cao là triển vọng mà đề tài mang lại. GVHD: Th.S Lê Nhã Uyên SVTH: Nguyễn Thị Hạnh 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về nấm Hoàng chi: 2.1.1: Vị trí phân loại, hình thái của nấm Linh chi: 2.1.1.1: Vị trí phân loại: Linh Chi thuộc nhóm nấm lớn và rất đa dạng về chủng loại. Từ khi xác lập thành một chi riêng, là Ganoderma Karst (1881), đến nay tính ra có hơn 200 loài được ghi nhận, riêng Ganoderma lucidum đã có 45 thứ. Ngoài việc phân loại theo hình thái giải phẩu, còn có thể sắp xếp nấm Linh Chi dựa theo các đặc điểm sau:  Đặc điểm phát triển của quả thể: b. Nhóm lưu niên: một tai nấm phát triển trong nhiều năm. c. Nhóm hằng niên; tai nấm phát triển từ 1-6 tháng  Vị trí nấm mọc trên cơ chất chủ: d. Nhóm mọc cao: tai nấm mọc từ gốc lên đến ngọn cây e. Nhóm mọc gần đất: nấm mọc từ gốc cây chủ f. Nhóm mọc từ đất: tai nấm mọc từ rể cây hoặc xác mùn  Nhiệt độ ra nấm: g. Nhóm nhiệt độ thấp: tai nấm mọc ở nhiệt độ 20- 23°C h. Nhóm nhiệt độ trung bình: tai nấm mọc ở 24-26°C i. Nhóm nhiệt độ cao: tai nấm mọc ở 27- 30°C d. Hình dạng nấm Linh chi : Dựa vào hình dạng, màu sắc nấm Linh chi mà người ta phân nấm Linh chi thành nhiều loại khác nhau như : Hắc chi, Hoàng chi, Bạch chi, Hồng chi .... Mỗi loại Linh chi này khác nhau về màu sắc tai nấm và một số tác dụng dược liệu sẽ được nói rõ ở phần sau. GVHD: Th.S Lê Nhã Uyên SVTH: Nguyễn Thị Hạnh 6 Vì vậy cho thấy, Linh Chi không những đa dạng về chủng loại, mà còn đa dạng về cả sinh thái. Đây là loại nấm mang tính toàn cầu (Patouillard, 1928; Moreau, 1953). 2.1.1.2 : Hình thái cấu tạo Linh chi nói chung: Nấm Linh Chi có chung một đặc điểm là tai nấm hoá gỗ; mũ xoè tròn, bầu dục hoặc hình thận; có cuống ngắn hoặc dài hay không cuống. Mặt trên mũ có vân đồng tâm và được phủ bởi lớp sắc tố bóng láng như verni. Mặt dưới phẳng, màu trắng hoặc vàng; có nhiều lỗ li ti, là nơi hình thành và phóng thích bào tử nấm. Bào tử nấm dạng trứng cụt với hai lớp vỏ, giữa hai lớp vỏ có nhiều gai nhọn nối từ trong ra ngoài. Dưới đây là hình ảnh một số loại Linh chi: a. Nấm Hồng chi b. Nấm Hoàng chi c. Nấm Hắc chi Hình 2.1 : Một số loại nấm Linh chi (nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA%A5m_linh_chi) GVHD: Th.S Lê Nhã Uyên SVTH: Nguyễn Thị Hạnh 7 2.1.2: Vị trí phân loại, hình thái, chu trình sống, giá trị dinh dưỡng, giá trị dược liệu, giá trị kinh tế của nấm Hoàng chi: a. Vị trí phân loại: Tên gọi: Nấm Hoàng chi hay kim chi, thuộc họ Linh chi ( Ganoderma lucidum) Tên khoa học: Ganoderma colossum 1 (G. Colossum) Thuộc: o Chi: Aganoderma luci karst o Họ: Ganodermateceae o Bộ: Agaricomycetes o Lớp: Hymonomycetes o Phân lớp: Holobasidiomycetidae o Ngành nấm thật: Eumyceta o Giới: Mycota Phân bố: Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới b. Hình thái: Hình dạng và màu sắc: Nấm Hoàng Chi (quả thể) cũng giống các loại Linh chi khác cây nấm gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm (phần phiến đối điện với mũ nấm). Cuống nấm dài hoặc ngắn, đính bên có hình trụ đường kính 0,5-3cm. Cuống nấm ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo. Lớp vỏ cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt lên mặt tán nấm. Tai nấm hoá gỗ, hình quạt hoặc thận. Đặc điểm khác biệt là Hoàng chi có mặt trên mũ có vân đồng, tâm và bóng láng, màu vàng cam cho đến đỏ vàng.2 GVHD: Th.S Lê Nhã Uyên SVTH: Nguyễn Thị Hạnh 8 Mặt dưới phẳng, có nhiều lổ nhỏ li ti, là cơ quan sinh bào tử. Cuống nấm đặc và cứng, sậm màu và bóng láng. a. Nấm Hoàng Chi trong tự nhiên b. Cấu tạo mũ nấm cắt ngang Hình 2.2. Hình thái của Hoàng Chi ( nguồn Lê Duy Thắng) c. Chu trình sống: Chu trình sống của nấm Hoàng chi cũng như các loài nấm đảm khác, ‘‘bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính, nảy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng (sơ và thứ cấp). “Kết thúc” bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là tai nấm. Tai nấm sinh ra các đảm bào tử và chu trình lại tiếp tục’’ 3 Bào tử đảm gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm, hình thành sợi sơ cấp với các tế bào đơn nhân, đơn bội (n). Sợi sơ cấp tồn tại ngắn trong chu trình sống. Sau đó chúng mau chóng tiếp xúc với sợi khác tính, giao phối sinh chất, song hạch hóa để tạo ra sợi song nhân đơn bội (n + n) – sợi thứ cấp . 1 Cao Đăng Nguyên (2010), ‘‘Xác định một số hợp chất trong nấm Hoàng chi’’, Tạp chí khoa học , NXB Đại Học Huế số 57, trang 103. 2 3 Http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%ADa Nguyễn Lân Dũng (2004). Công nghệ nuôi trồng nấm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tập 1, trang 35, 36 GVHD: Th.S Lê Nhã Uyên SVTH: Nguyễn Thị Hạnh 9 Sợi thứ cấp phát triển rất mạnh và tồn tại lâu dài trong chu trình sống. Ở phần lớn các loài, tế bào đỉnh sẽ hình thành tế bào mấu nhỏ – thường gọi là khóa hay cầu nối giữa 2 nhân khác tính. Sau đó các nhân khác tính này đều phân chia nguyên nhiễm 1 lần để tạo thành 4 nhân con, 2 nhân khác tính trong 4 nhân con ở lại đỉnh sợi, 1 trong 4 nhân đi vào mấu, 1 trong 4 nhân còn lại đi xuống gốc tế bào, song song với quá trình nó hình thành nên 2 vách ngăn để tạo thành 3 tế bào: tế bào đỉnh với 2 nhân đơn bội khác tính, tế bào mấu và tế bào gốc hòa tan màng với nhau, để tạo thành 1 tế bào song nhân đơn bội, dấu tích tế bào mấu để lại gọi là khóa. Tế bào đỉnh với 2 nhân đơn bội trở thành tế bào mẹ của đảm khi 2 nhân đơn bội, khác tính kết hợp với nhau để tạo thành 1 nhân lưỡng bội. Nhân lưỡng bội tồn tại trong thời gian rất ngắn, sau đó chúng phân chia liên tục 2 lần, lần đầu giảm nhiễm, để tạo thành 4 nhân đơn bội – song song với quá trình này là tế bào đỉnh lớn lên và được gọi là tế bào tiền đảm. Sau đó tế bào tiền đảm hình thành 4 mấu lồi ở đỉnh, mỗi nhân con cùng với một ít nguyên sinh chất của tế bào đỉnh chuyển vận vào trong mấu lồi và cuối cùng tạo thành bào từ đảm. Các bào tử đảm được hình thành bên ngoài đảm, nên khi chín mùi sinh lý được phát tán một cách chủ động vào môi trường. Các đảm có thể được sắp xếp thành dạng bờ dậu trên mặt giá thể (trường hợp các nấm đảm không hình thành thể sinh sản trong chu trình sống) hoặc tập trung thành lớp sinh sản trong thể sinh sản – quả thể (Hình 2.3). GVHD: Th.S Lê Nhã Uyên SVTH: Nguyễn Thị Hạnh 10 Hình 2.3. Chu trình sống của nấm Hoàng chi (nguồn Nguyễn Lân Dũng) 1. Sợi cấp một (n); 2. Sợi cấp hai (n+n); 3. Thể quả; 4. Phiến với các đảm; 5. Quá trình hình thành đảm; 6. Kết hợp nhân; 7. Đảm; 8. Hợp tử; 9. Giảm phân, 10. Sự hình thành bào tử đảm; 11. Bào tử đảm; Hình 2.4: Qúa trình hình thành bào tử đảm ( nguồn Nguyễn Lân Dũng) GVHD: Th.S Lê Nhã Uyên SVTH: Nguyễn Thị Hạnh 11 d. Nhu cầu dinh dưỡng của nấm Hoàng Chi: Nấm sử dụng nitơ để cấu tạo nên màng sợi nấm dưới dạng các hợp chất kitin. Ngoài ra, nitơ còn tham gia vào thành phần cấu trúc của tế bào, cơ thể dưới dạng protein, coenzyme…4 Do đó, nguồn nitơ còn phụ thuộc vào nguồn hydrate carbon và các yếu tố trong quá trình nuôi cấy. Khi nấm đến tuổi trưởng thành thì phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm. *Nhiệt độ thích hợp: Hoàng chi có biên độ dao động nhiệt độ khá rộng - Giai đoạn nuôi sợi: 20oC-30°C. - Giai đoạn quả thể: 22oC-28°C. * Độ ẩm: - Độ ẩm cơ chất: 60%-62% - Độ ẩm không khí: 80-95%. * Độ thông thoáng: Trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm Hoàng Chi đều cần có độ thông thoáng tốt. * Ánh sáng: - Giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sáng - Giai đoạn phát triển quả thể: cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc được). Cường độ ánh sáng cân đối từ mọi phía. - Ánh sáng thích hợp từ 600- 1200 lux. * Độ pH: Hoàng Chi thích nghi trong môi trường trung tính đến axit yếu (pH 5,5-7). * Dinh dưỡng: Sử dụng trực tiếp nguồn xenlulôza e. Giá trị dinh dưỡng, giá trị dược liệu: Về giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu của nấm Hoàng chi, theo tài liệu Trung quốc và kết quả phân tích thành phần hóa học nấm Hoàng chi của phân viện GVHD: Th.S Lê Nhã Uyên SVTH: Nguyễn Thị Hạnh 12 Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh và Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện cụ thể ở Bảng 2.1 dưới đây: Bảng 2.1: Thành phần hoá học của nấm Hoàng Chi (T.Quốc và V.Nam) Thành phần TÀI LIỆU TRUNG PHÂN TÍCH CỦA QUỐC (%) VIỆT NAM Bột Hoàng Chi (%) Nước 12- 13 12- 13* Cellulose 54- 56 62- 63* Đạm tổng số 1,6- 2,1 17,1* 1,9- 2 5,0* Chất béo Hợp chất 0,11- 0,16 Steroid Hợp chất 0,08- 0,1 Phenol Chất khử 1,15** Cao Hoàng Chi (%) 0,52** 0,10** 0,40** 4- 5 Saponin toàn phần 0,30** 1,23** Chú thích: (*) Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh (**) Phân viện Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh (4) Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh ( 1996) , Sổ tay hướng dẫn trồng nấm, nhà Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp, Thành phô Hồ Chí Minh, trang 47 -49) GVHD: Th.S Lê Nhã Uyên SVTH: Nguyễn Thị Hạnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan