Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Nghiên cứu quy trình sản xuất cao lỏng ba kích...

Tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất cao lỏng ba kích

.PDF
57
2132
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- NGUYỄN THỊ LINH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT CAO LỎNG BA KÍCH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Công nghệ thực phẩm Khoa : CNSH - CNTP Khóa học : 2012 - 2016 Thái Nguyên - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- NGUYỄN THỊ LINH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT CAO LỎNG BA KÍCH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Công nghệ thực phẩm Lớp : 44 - CNTP Khoa : CNSH - CNTP Khóa học : 2012 - 2016 Giảng viên hƣớng dẫn : Ths. Nguyễn Văn Bình Thái Nguyên - 2016 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, ủng hộ và hƣớng dẫn của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè xung quanh. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Bình, giảng viên khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo phụ trách quản lý phòng thí nghiệm vi sinh, thí nghiệm hóa sinh khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã hƣớng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Cuối cùng tôi xin gửi tới gia đình, bạn bè những ngƣời luôn động viên, sát cánh bên tôi, giúp đỡ tôi lời cảm ơn chân thành nhất. Thái Nguyên, ngày 13 tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguễn Thị Linh ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Dụng cụ, thiết bị, hóa chất sử dụng trong thí nghiệm ............................... 18 Bảng 4.1 Một số thành phần hóa học trong rễ Ba Kích tƣơi và khô ......................... 29 Bảng 4.2 Ảnh hƣởng của phƣơng pháp tách lõi đến hiệu suất ................................. 30 thu hồi phần thịt Ba Kích .......................................................................................... 30 Bảng 4.3 Ảnh hƣởng của nhiệt độ sấy đến hàm lƣợng anthranoid ........................... 31 Bảng 4.4 Kết quả ảnh hƣởng của nồng độ ethanol đến hàm lƣợng anthranoid ........ 32 Bảng 4.5 Kết quả ảnh hƣởng của thời gian chiết đến hàm lƣợng anthranoid ........... 34 Bảng 4.6 Kết quả ảnh hƣởng của tỷ lệ nguyên liệu:dung môi chiết đến hàm lƣợng anthranoid .................................................................................................................. 35 Bảng 4.7 Ảnh hƣởng của nhiệt độ cô đặc đến chất lƣợng sản phẩm ........................ 37 Bảng 4.8 Kết quả phân tích chất lƣợng sản phẩm cao lỏng Ba Kích........................ 38 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Cây Ba Kích ............................................................................................... 3 Hình 2.2 Một số sản phẩm từ Ba Kích .................................................................... 14 Hình 3.1 Rễ Ba Kích tƣơi ........................................................................................ 18 Hình 4.1 Đồ thị ảnh hƣởng của nhiệt độ sấy đến hàm lƣợng anthranoid ............... 31 Hình 4.2 Đồ thị ảnh hƣởng của nồng độ ethanol đến hàm lƣợng anthranoid ......... 33 Hình 4.3 Đồ thị ảnh hƣởng của thời gian chiết đến hàm lƣợng anthranoid ............ 34 Hình 4.4 Đồ thị ảnh hƣởng của tỷ lệ nguyên liệu:dung môi đến hàm lƣợng anthranoid .................................................................................................................. 36 Hình 4.5 Đồ thị ảnh hƣởng của nhiệt độ cô đặc đến hàm lƣợng anthranoid .......... 37 Hình 4.6 Sơ đồ sản xuất cao lỏng Ba Kích ............................................................. 39 iv MỤC LỤC Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 1.2 Mục đích của đề tài............................................................................................. 2 1.3 Yêu cầu của đề tài............................................................................................... 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3 2.1 Giới thiệu về Ba Kích............................................................................................ 3 2.1.2 Nguồn gốc, phân loại, sự phân bố của Ba Kích ................................................. 3 2.1.2 Thành phần hóa học và các hoạt chất sinh học trong Ba Kích .......................... 4 2.1.2.1 Thành phần hóa học của Ba Kích ................................................................... 4 2.1.2.2. Hoạt chất sinh học trong Ba Kích .................................................................. 5 2.1.3 Tác dụng dƣợc lý và công dụng của Ba Kích .................................................... 7 2.2 Giới thiệu về cao thuốc ......................................................................................... 9 2.3 Phƣơng pháp điều chế cao .................................................................................. 10 2.4 Yêu cầu chất lƣợng và bảo quản cao................................................................... 12 2.4.1 Yêu cầu chất lƣợng........................................................................................... 12 2.4.2 Bảo quản .......................................................................................................... 13 2.5 Sản phẩm cao Ba Kích và ứng dụng ................................................................... 13 2.5.1 Sản phẩm cao Ba Kích ..................................................................................... 13 2.5.2 Ứng dụng của cao Ba Kích .............................................................................. 13 2.6 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ......................................................... 15 2.6.1 Trong nƣớc ....................................................................................................... 15 2.6.2 Nƣớc ngoài ....................................................................................................... 16 PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 18 3.1. Đối tƣợng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................... 18 3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu...................................................................................... 18 3.1.2. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................... 18 3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................... 19 3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 19 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 19 3.3.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................ 19 v 3.3.2. Phƣơng pháp phân tích chỉ tiêu hóa lý ............................................................ 24 3.3.2.1 Xác định độ ẩm theo phƣơng pháp sấy khô đến khối lƣợng không đổi ....... 24 3.3.2.2 Định lƣợng anthranoid bằng phƣơng pháp đo quang của Auterhoff ............ 25 3.3.2.3 Định lƣợng đƣờng khử theo phƣơng pháp Lane- Eynon .............................. 26 3.3.2.4 Tính hiệu suất thu hồi .................................................................................... 27 3.3.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................ 28 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 29 4.1 Kết quả phân tích một số thành phần hóa học có trong rễ Ba Kích .................... 29 4.2 Nghiên cứu lựa chọn phƣơng pháp tách lõi rễ Ba Kích ...................................... 29 4.3 Ảnh hƣởng của nhiệt độ sấy đến hiệu quả của quá trình sấy khô rễ Ba Kích ... 30 4.4 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình trích ly .................................... 32 4.4.1 Ảnh hƣởng của nồng độ dung môi chiết .......................................................... 32 4.4.2 Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian chiết ...................................................... 33 4.4.3 Nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ lệ dung môi chiết ............................................. 35 4.5 Ảnh hƣởng của nhiệt độ cô đặc đến chất lƣợng sản phẩm ................................. 36 4.6 Kết quả phân tích chất lƣợng cao thành phẩm .................................................... 38 4.7 Sơ đồ quy trình công nhệ sản xuất cao lỏng Ba Kích ......................................... 39 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 41 5.1 Kết luận ............................................................................................................... 41 5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 42 A. Tài liệu trong nƣớc................................................................................................ 42 B. Tài liệu nƣớc ngoài ............................................................................................... 43 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Ngay nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng sản phẩm thực phẩm ngày càng tăng cao. Thực phẩm không chỉ duy trì sự sống mà còn thêm khả năng tăng cƣờng sức khỏe, giảm thiểu các bệnh mãn tính do thiếu cân bằng dinh dƣỡng. Với các sản phẩm thực phẩm đƣợc chế biến, thực phẩm chức năng đang ngày đƣợc sử dụng nhiều hơn, đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhiều đối tƣợng sử dụng. Cao Ba Kích tím là sản phẩm đƣợc đƣợc sản xuất từ cây dƣợc liệu Ba Kích tím, có nhiều ƣu điểm nhƣ bao bì nhỏ gọn, dễ vận chuyển, hàm lƣợng hoạt chất cao. Là sản phẩm không chỉ cung cấp về giá trị dinh dƣỡng, bên cạnh đó cao Ba Kích tím có nhiều công dụng tốt với sức khỏe nhƣ bổ thận, bổ gân cốt, khử phong thấp, giảm xơ cứng động mạch, tăng cƣờng khả năng sinh lý nam giới[1],[2]. Ở Việt Nam cây Ba Kích tím đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh nhƣ Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Nam. Diện tích trồng cây Ba Kích tím tăng nhanh trong những năm gần đây, theo thống kê của sở Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn tỷnh Quảng Ninh năm 2012 diện tích trồng là 10ha cây Ba Kích tím đến năm 2014 diên tích trồng tăng lên là 55,6ha [4]. Cây Ba Kích tím là cây dƣợc liệu có giá trị kinh tế cao, có nhiều tác dụng với sức khỏe. Theo y học cổ truyền, Ba Kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Có tác dụng bổ thận, tráng dƣơng đƣợc dùng trong các trƣờng hợp thận dƣơng suy, đau lƣng đau gối, đau xƣơng khớp, có tác dụng hạ huyết áp, chống viêm, chống độc tốt [3]. Tuy nhiên sản phẩm từ cây Ba Kích tím hiện nay chƣa nhiều, chủ yếu sản phẩm thƣờng đƣợc sử dụng dƣới dạng ngâm rƣợu, sấy khô hoặc sắc thuốc. Tính tiện dụng không cao đối với nhiều đối tƣợng không sử dụng đƣợc rƣợu hoặc không có nhiều thời gian để sắc thuốc uống. Vì vậy, nhằm nâng cao giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế của Ba Kích việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất cao lỏng Ba Kích” là cần thiết và đúng đắn. 2 1.2 Mục đích của đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất cao Ba Kích để tạo ra sản phẩm cao Ba Kíchcó hoạt tính sinh học cao, tốt cho sức khỏe mọi ngƣời. 1.3 Yêu cầu của đề tài - Xác định đƣợc hàm lƣợng anthranoid và đƣờng khử có trong nguyên liệu - Lựa chọn đƣợc phƣơng pháp tách lõi - Lựa chọn đƣợc nhiệt độ sấy rễ Ba Kích thích hợp - Xác định đƣợc thông số trong quá trình trích ly - Lựa chọn đƣợc nhiệt độ cô đặc dịch chiết Ba Kích - Phân tích đƣợc một số chỉ tiêu chất lƣợng cao Ba Kích - Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất cao Ba Kích 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu về Ba Kích 2.1.2 Nguồn gốc, phân loại, sự phân bố của Ba Kích - Nguồn gốc: Ba Kích hay còn gọi là Ba Kích thiên, dây ruột gà, chẩu phóng xì, thau tày cáy (Tày), chồi hoàng kim, sáy cáy (Thái), chày kiang dòi (Dao), medicinal indian mulberry (Anh). Tên khoa học: Morinda officinalis How. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) [3] - Phân loại: Trong tự nhiên có hai loại Ba Kích đó là Ba Kích tím và Ba Kích trắng. Ba Kích tím có vỏ màu vàng sậm và thịt củ có màu tím khi già, còn Ba Kích trắng có vỏ màu vàng nhạt, thịt củ màu trắng. - Phân bố: Ba Kích mọc hoang, phân bố phổ biến ở vùng đồi, núi thấp của miền núi và trung du. Độ cao phân bố khoảng 100m so với mặt biển. Càng lên cao, cây mọc thƣa dần và đến khoảng 1000m, hầu nhƣ hiếm gặp [3]. Ở Việt Nam, Ba Kích phân bố chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du phía Bắc, bao gồm: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Cạn, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa; phía Nam có đèo Sƣơng Mù, huyện Hƣớng Hòa (Quảng Trị), Tây Giang (Quảng Nam). Ở Trung Quốc, Ba Kích phân bố chủ yếu ở Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam [6]. - Đặc điểm thực vật: Hình 2.1 Cây Ba Kích 4 Cây thân thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn, dài hàng mét. Thân non màu tím, có lông, sau nhẵn. Cành non có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng, dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, cuống ngắn, lúc còn non có lông dày hơn ở mặt dƣới, thƣờng tập trung ở các gân và mép lá màu xanh lục, sau già ít lông hơn và màu trắng mốc; lá kém mỏng, ôm sát vào thân. Hoa nhỏ, màu trắng sau hơi vàng, tập trung thành tán ở đầu cành, dài 0,3-1,5cm; đài hoa hình chén hay hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển không đều; tràng hoa gắn liền ở phía dƣới thành ống ngắn.Quả hình cầu, rời nhau, màu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh. Mùa hoa vào tháng 5-6, mùa quả vào tháng 7-10 [3]. Rễ dạng trụ tròn phân nhánh nhiều cấp thành bộ rễ phân bố tỏa tròn xung quanh gốc, nhìn ngoài có vết thắt từng đoạn, thịt rễ dày, nạc, màu tím [6]. - Đặc điểm sinh lý,s inh hóa: Cây ƣa ẩm, ƣa sáng và có khả năng chịu bóng, nhất là khi còn nhỏ. Ba Kích thƣờng mọc tự nhiên trong các kiểu rừng thƣờng xanh nhƣng đã trở nên thứ sinh, bao gồm cả rừng xen tre nứa và rừng non phục hồi sau nƣơng rẫy [5]. Ba Kích sinh trƣởng mạnh vào mùa xuân, quả chín vào mùa khô. Nếu đủ điều kiện, hạt sẽ nảy mầm vào mùa xuân năm sau. Cây có khả năng tái sinh dinh dƣỡng mạnh. Những phần rễ sót lại khi khai thác cũng có thể nảy chồi thành cây mới. Cây Ba Kích sinh trƣởng tốt trên đất có nhiều mùn, tơi xốp,hơi chua, nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 21-230C [3]. Ba Kích trồng đƣợc 3 năm có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch thƣờng vào tháng 10-11. Dùng cuốc đào rộng xung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ rửa sạch. Loại rễ to, mập, cùi dày, màu tía là loại tốt. Rễ nhỏ, gầy, cùi mỏng, màu trong là loại vừa. 2.1.2 Thành phần hóa học và các hoạt chất sinh học trong Ba Kích 2.1.2.1 Thành phần hóa học của Ba Kích - Rễ chứa Antraglycozid, đƣờng, nhựa, acid hữu cơ, phytosterol và ít tinh dầu, morindin [3]. - Anthraquinone: 1,6-dihydroxy-2,4- dimethoxyanthraquinone, 1,6-dihydroxy2-methoxyanthraquinone, methylisoalizarin, methylisoalizarin-1-methyl ether, 1- 5 hydroxy-2-methoxyanthraquinone , 1- hydroxy-2-methylanthraquinone, physcion, 1-hydroxy anthraquinone, 2-methylanthraquinone, lucidin-ω-methyl ether, 2hydroxy-3-hydroxymethylanthraquinone, rubiadin và rubiadin -1-methyl ether, tectoquinon, alizarin -1-methylether, 1- hydroxy-2,3dimethylanthraquinon, 1hydroxy-3-hydroxymethylanthraquinon [25]. - Iridoid: Monotropein, morindolid, morofficinalosid, asperulosid, acid asperulosidic, acid desacetyl asperulosidic[7],[25]. Glucoside: nystose, 1F- fructofuranosylnystose, inulin -type hexasaccharide and heptasaccharide, l-borneol6-o-β-D-apiosyl- β-D-glucosid [7]. - 2 hợp chất sterol: β-sitosterol, oxositosterol.1 hợp chất saponintriterpen kiểu ursan: acid rotungenic. 1 hợp chất lacton: (4R,5S)-5- hydroxyhexan-4-olid. 24ethylcholesterol, 1 ceton (officinalisin), 1 vài acid amin [3],[7]. - Vitamin C chỉ có trong ba kích tƣơi [3],[8]. Trong Ba Kích có gentianine, carpaine, choline, trigonelline, diogenin, yamogenin, gitogenin, tigogenin, vitexin, orientin, quercetin, luteolin, vitamin B1 (Chinese Hebral Medicine). 2.1.2.2. Hoạt chất sinh học trong Ba Kích Anthranoid: Anthranoid hay anthraquinon là sản phẩm thủy phân của antraglycosid. Antraglycosid là những glycosid khi thủy phân cho một phần đƣờng và một phần không đƣờng có cấu tạo anthraquinon [10]. Tác dụng của hoạt chất anthranoid [11]: + Khi các dẫn chất anthraquinon bị khử thành anthranol và anthron là dạng có tác dụng tẩy xổ. + Làm tăng nhu động ruột nên với liều nhỏ 1,8-dihydroxyanthraquinon giúp cho sự tiêu hóa đƣợc dễ dàng. + Có tác dụng lên cơ nhẵn của bàng quang và tử cung nên dùng phải thận trọng đối với ngƣời có thai, viêm bang quang và tử cung. + Các dẫn chất anthraglycosid còn có tác dụng thông mật. 6 + Hỗn hợp các dẫn chất anthraquinon có trong rễ cây Rubratinctoria L.(Nga) và cây Thiên Thảo (ở Sa Pa, Nghĩa Lộ,vùng Lai Châu) có tác dụng thông tiểu và có khả năng tống sỏi thận. + Có tác dụng kháng nấm dùng để trị nấm, hắc lào, lang ben. + Tác dụng kích thích miễn dịch chống ung thƣ. Anthraquinon có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, chống HIV [23], [24]. Trong rễ Ba Kích hoạt chất này còn có tác dụng bổ thận, cƣờng gân cốt, thanh nhiệt, giải độc, giảm cholesterol trong máu, bảo vệ gan, có tác giảm đau [26]. - Oligosaccharid của Ba Kích có tác dụng chống trầm cảm, bảo vệ tổn thƣơng tế bào thần kinh [17],[22],[21]. - Phytosterol: Là sterol thực vật, thuộc nhóm steroid. Đặc tính: Không phân cực, tan tốt trong chất béo và dung môi hữu cơ, tan kém trong nƣớc. Tác dụng của phytosterol: Theo các kết quả nghiên cứu thế giới (Châu Âu, Mỹ, Ca-na-đa): Phytosterol có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu; ngoài ra phytosterol còn có tác dụng bảo vệ gan, tăng cƣờng miễn dịch, ức chế ung thƣ phổi, dạ dày, buồng trứng và ung thƣ vú . Và theo nghiên cứu của Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Huế, phytosterol còn có một số tác dụng quan trọng: giảm acid uric và chống oxy hoá, chống loét, chống nấm, chống xơ vữa động mạch, làm bất hoạt những chất độc tế bào, điều hoà miễn dịch, kháng ung thƣ, cải thiện lƣu thông tuần hoàn và mạch vành tim, gan.. - Vitamin C (acid ascorbic): là một chất dinh dƣỡng thiết yếu đối với con ngƣời . Theo Viện Dinh dƣỡng Quốc gia Việt Nam, vitamin C có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể: Tham gia vào quá trình chuyển hóa axit nucleic và protid, có khả năng chống oxy hóa, tạo điều kiện dễ hấp thu sắt, tăng khả năng đào thải các chất độc, tăng khả năng chống lại vi khuẩn và vi rút, ngăn ngừa ung thƣ. - Vitamin B1 (Thiamin) tan tốt trong nƣớc, kém bền nhiệt. Tất cả các mô của cơ thể, bao gồm cả não, cần thiamine để hoạt động đúng chức năng. Cơ thể cần thiamine để làm adenosine triphosphate (ATP), một phân tử vận chuyển năng lƣợng 7 trong tế bào. Thiamin còn đóng một vai trò quan trọng trong dẫn truyền xung thần kinh, tham gia vào quá trình trao đổi gluxit [14]. 2.1.3 Tác dụng dược lý và công dụng của Ba Kích - Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ cây Ba Kích tím, vỏ ngoài màu tro, già thì sắc tím đậm, non thì sắc trắng, tía nhạt khi khô, vỏ dăn lại, đứt đoạn trông thấy lõi, ruột tím đen, mềm ngọt [1]. - Tính vị, công năng: Ba Kích có vị ngọt hơi cay, tính thấm vào kinh thận. Có tác dụng ôn thận trợ dƣơng, mạnh gân cốt, trừ phong thấp [3]. - Tác dụng dƣợc lý: + Theo một số tác giả Nga thì các dẫn chất quinon đặc biệt là các dẫn chất anthraquinon có tác dạng kích thích miễn dịch chống ung thƣ [11]. + Tác dụng tăng lực, tăng sức đề kháng [7],[3]: + Tác dụng chống viêm Trên mô hình gây viêm thực nghiệm ở chuột cống trắng bằng kaolin với liều lƣợng 5-10g/kg, Ba Kích có tác dụng chống viêm rõ rệt [8],[9],[11]. + Theo Trung Dƣợc Học đối với hệ thống nội tiết, thí nghiệm trên chuột cho thấy Ba Kích không có tác dụng kiểu Androgen nhƣng có thể có khả năng tăng cƣờng hiệu lực của Androgen hoặc tăng cƣờng quá trình chế tiết hormon Androgen, Ba Kích làm tăng trọng lƣợng tinh hoàn, cơ nâng hậu môn và túi tinh còn trọng lƣợng tuyến tiền liệt hông thay đổi đáng kể. + Nƣớc sắc Ba Kích có tác dụng làm tăng co bóp của chuột và hạ huyết áp [8],[9]. + LD50 của Ba Kích đƣợc xác định trên chuột nhắt trắng bằng đƣờng uống là 193g/kg [9]. + Hạ đƣờng huyết và giảm stress. Dịch chiết ethanol ba kích có tác dụng hạ đƣờng huyết và giảm stress oxy hóa trên chuột cống đái tháo đƣờng giúp ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đƣờng. Ba kích có tác dụng bảo vệ tế bào chống lại stress oxy hoá trên tế bào Leydig TM3 gây bởi hydrogen peroxide [12]. Năm hợp chất có tác dụng chống 8 trầm uất: Acid succinic, nystose, 1 -Ffructose-furanosylnystose, hexasaccarid kiểu inulin và heptasaccarid [18]. Ba kích có tác dụng bảo vệ tế bào chống lại stress oxy hoá trên tế bào Leydig TM3 gây bởi hydrogen peroxide [12]. + Tác dụng dự phòng thiếu máu cục bộ. Quan sát ảnh hƣởng của Ba Kích đối với tổn thƣơng thiếu máu cục bộ - tái tƣơi máu cơ tim chuột cống trắng, Ba Kích có tác dụng dự phòng thiếu máu cục bộ, cơ chế chủ yếu liên quan tới việc ngăn chặn quá trình tăng calci quá mức và các gốc oxy tự do [17]. + Tác dụng trên xƣơng. Anthraquinon và Polysaccharid có liên quan đến việc điều chỉnh cũng nhƣ tăng cƣờng sự hình thành xƣơng, tăng sinh tế bào tạo xƣơng in vivo, và có tác dụng trong ngăn ngừa và điều trị bệnh liên quan đến sự tiêu xƣơng . Các polisaccharid: có tác dụng bảo vệ, chống mất xƣơng và có tính chống oxy hóa do tăng hoạt tính của các enzyme chống oxy hóa của cơ thể, làm giảm lƣợng MDA (Malodialdehyd) trong chuột cống thử nghiệm , so với chuột bình thƣờng Polysaccharid làm tăng sự xuất hiện của các gen nhƣ BMP-2 (Bone protein morphogenic), Cbfal, Rrankl, rOPG, rPPARγ2 mARN trên chuột đƣợc điều trị bằng Polysaccharid. Các gen này đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, trao đổi chất của xƣơng và sụn [17],[24]. Ba hợp chất anthraquinon: 1, 3, 8-trihydroxy-2-methoxy-anthraquinone, 2-hydroxy-1-methoxy-anthraquinone và rubiadin đƣợc chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại sự tiêu xƣơng khi thực hiện cắt bỏ buồng trứng ở chuột [23],[24]. - Công dụng: + Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh dục không bình thƣờng, Ba Kích có tác dụng làm tăng khả năng gioa hợp, đặc biệt đối với những trƣờng hợp giao hợp yếu và thƣa. Ba Kích có tác dụng tăng cƣờng sức dẻo dai, mặc dù nó không làm tăng đòi hỏi tình dục, không thấy có tác dụng kiểu androgen. Tuy không làm thay đổi tinh dịch nhƣng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng nhƣ điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinh tƣơng đối và suy nhƣợc thể lực. Còn các trƣờng hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, 9 không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì sử dụng Ba Kích chƣa thấy kết quả [3],[11]. + Đối với cơ thể những ngƣời tuổi già, những bệnh nhân không biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên và 1 số trƣờng hợp có đau mỏi các khớp, Ba Kích có tác dụng tăng lực rõ rệt, thể hiện qua những cảm giác nhƣ đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan nhƣ tăng cân nặng, tăng cơ lực. Còn đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba Kích dài ngày, các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt [8], [9]. + Theo tài liệu cổ, Ba Kích dùng chữa dƣơng ủy di tinh, phong thấp cƣớc khí, gân cốt yếu mềm, lƣng gối mỏi đau. Trong nhân dân, Ba Kích là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng chữa các bệnh liệt dƣơng, sớm xuất tinh, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều và còn dùng để chữa bệnh phong thấp [7]. 2.2 Giới thiệu về cao thuốc Cao thuốc là chế phẩm đƣợc chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất quy định các dịch chiết thu đƣợc từ dƣợc liệu thực vật hay động vật với các dung môi thích hợp [16]. Các dƣợc liệu trƣớc khi chiết xuất đƣợc xử lý sơ bộ (sấy khô và chia nhỏ đến kích thƣớc thích hợp). Đối với một số dƣợc liệu đặc biệt có chứa men làm phân hủy hoạt chất cần phải diệt men trƣớc khi đƣa vào sử dụng bằng cách dùng hơi ethanol sôi, hơi nƣớc sôi hoặc bằng phƣơng pháp thích hợp khác. Phân loại: Cao thuốc đƣợc chia làm 3 loại: Cao lỏng: Là chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trƣng của dƣợc liệu sử dụng trong đó ethanol và nƣớc đóng vai trò dung môi chính (hay chất bảo quản hay cả hai). Nếu không có chỉ dẫn khác, quy ƣớc 1 ml cao lỏng tƣơng ứng với 1 g dƣợc liệu dùng để điều chế cao thuốc [16]. Cao đặc: Là khối đặc quánh. Hàm lƣợng dung môi sử dụng còn lại trong cao không quá 20% [16]. Cao khô: Là khối hoặc bột khô, đồng nhất nhƣng rất dễ hút ẩm. Cao khô không đƣợc có độ ẩm lớn hơn 5% [16]. 10 2.3 Phƣơng pháp điều chế cao Quá trình điều chế cao thƣờng có 2 giai đoạn: Giai đoạn I: Chiết xuất dƣợc liệu bằng các dung môi thích hợp. Tùy theo bản chất của dƣợc liệu, dung môi, tiêu chuẩn chất lƣợng của thành phẩm cũng nhƣ điều kiện, quy mô sản xuất và trang thiết bị, có thể sử dụng các phƣơng pháp chiết xuất: ngâm, hầm, hãm, sắc, ngâm kiệt, chiết xuất ngƣợc dòng, chiết xuất bằng thiết bị siêu âm, chiết xuất bằng phƣơng pháp sử dụng điện trƣờng và các phƣơng pháp khác. Phƣơng pháp ngâm nhỏ giọt thƣờng đƣợc sử dụng. Khi đó, dƣợc liệu thô đã đƣợc chia nhỏ đến kích thƣớc phù hợp, đƣợc làm ẩm với một lƣợng dung môi vừa đủ rồi đậy kín để yên trong khoảng 2 - 4 giờ. Sau đó, chuyển khối dƣợc liệu vào bình ngấm kiệt, thêm lƣợng dung môi vừa đủ đến khi ngập hoàn toàn khối dƣợc liệu. Thời gian ngâm lạnh và tốc độ chảy trong quá trình chiết có thể thay đổi theo khối lƣợng và bản chất của dƣợc liệu thô đem chiết [16]. Giai đoạn II: - Cao lỏng: Sau khi thu đƣợc dịch chiết, tiến hành lọc và cô dịch chiết bằng các phƣơng pháp khác nhau để thu đƣợc cao lỏng có tỷ lệ theo nhƣ quy ƣớc (1 ml cao lỏng tƣơng ứng với 1g dƣợc liệu). Trong trƣờng hợp điều chế cao lỏng bằng phƣơng pháp ngâm nhỏ giọt, tốc độ chảy cuả dịch chiết có thể chậm, vừa hay nhanh. Nếu chiết xuất 1000 g dƣợc liệu thì: Ở tốc độ chậm: Không quá 1 ml dịch chiết/ phút, Ở tốc độ vừa: 1 - 3 ml dịch chiết/ phút Ở tốc độ nhanh: 3 - 5ml dịch chiết/ phút . Để riêng phần dịch chiết đầu đậm đặc bằng 4/5 lƣợng dƣợc liệu đem chiết. Sau đó cô các phần dịch chiết tiếp theo trên bếp cách thuỷ hoặc cô dƣới áp suất giảm ở nhiệt độ không quá 60 ºC cho đến khi loại hết dung môi. Hoà tan cắn thu đƣợc vào trong dịch chiết đầu đậm đặc và nếu cần, thêm dung môi vào để thu đƣợc cao lỏng đạt tỷ lệ quy định. Cao lỏng có khuynh hƣớng bị lắng cặn vì vậy để cao lỏng ở chỗ mát trong thời gian ít nhất 3 ngày, rồi lọc [16]. 11 - Cao đặc và cao khô: Dịch chiết đƣợc cô đặc đến khi độ ẩm còn lại không quá 20%. Trong trƣờng hợp điều chế cao khô, tiếp tục sấy khô để độ ẩm còn lại không quá 5%. Để đạt đến thể chất quy định, quá trình cô đặc và sấy khô dịch chiết thƣờng đƣợc tiến hành trong các thiết bị cô dƣới áp suất giảm ở nhiệt độ không quá 60 oC. Nếu không có các thiết bị cô đặc và sấy dƣới áp suất giảm thì đƣợc phép cô cách thủy (không đƣợc cô trực tiếp trên lửa) và sấy ở nhiệt độ không quá 80 oC [16]. Trƣờng hợp muốn thu cao thuốc có tỷ lệ tạp chất thấp, phải tiến hành loại tạp chất bằng các phƣơng pháp thích hợp tuỳ thuộc vào bản chất cuả dƣợc liệu, dung môi và phƣơng pháp chiết xuất [16]. Có thể cho thêm chất bảo quản hoặc các chất trơ để làm chất mang hay để cải thiện các tính chất vật lý. Đối với cao khô có thể sử dụng các bột trơ thích hợp hay cao khô của dƣợc liệu sử dụng để điều chỉnh nồng độ hoạt chất đến tỷ lệ quy định [16]. Trong các thí nghiệm, chúng tôi chọn dung môi trích ly là ethanol vì ethanol có khả năng hòa tan tốt các chất trong Ba Kích: - Nhóm glycoside (Antraglycosid, morindin,…): Dễ tan trong nƣớc, tan trong ether, chloroform và một số dung môi hữu cơ khác[11]. - Nhóm alcaloid (gentianine, carpaine, trigonelline…): Alcaloid là một chất hữu cơ có chứa nitơ đa số có nhân mạch vòng, có phản ứng kiềm, thƣờng gặp trong thực vật và đôi khi trong động vật, thƣờng có dƣợc lực tính mạnh…Trong cây, alkaloid có trong các bộ phận nhƣ hoa, lá, rễ, hạt, vỏ và tồn tại dƣới dạng muối với các acid hữu cơ nhƣ acid succinic, acid oxalic, acid malic, acid meconic[13]. Alcaloid thƣờng không tan trong nƣớc, trừ nicotin; tan tốt trong các dung môi hữu cơ nhƣ ethanol, benzen, toluen. Ngƣợc lại, muối của nó với các acid hữu cơ và vô cơ dễ tan trong nƣớc và một số dung môi hữu cơ phân cực nhƣ ethanol, methanol; không tan trong dung môi hữu cơ không phân cực[13]. 12 - Nhóm steroid (phytosterol): Không phân cực, tan tốt trong chất béo và dung môi hữu cơ, tan kém trong nƣớc. 2.4 Yêu cầu chất lƣợng và bảo quản cao 2.4.1 Yêu cầu chất lượng Đạt các yêu cầu theo quy định trong chuyên luận riêng và đạt các yêu cầu chung sau đây : - Độ tan: Cao lỏng phải tan hoàn toàn trong dung môi đã sử dụng để điều chế cao [16]. - Độ trong, mùi vị, độ đồng nhất và màu sắc: Cao thuốc phải đúng màu sắc đã mô tả trong chuyên luân riêng, có mùi và vị đặc trƣng của dƣợc liệu sử dụng. Ngoài ra, cao lỏng còn phải đồng nhất, không có váng thuốc, không có cặn bã dƣợc liệu và vật lạ [16]. Cách tiến hành: Lấy riêng phần phía trên của chai thuốc chỉ để lại khoảng 10 15 ml. Chuyển phần còn lại trong chai vào một bát sứ men trắng, nghiêng bát cho chúng chảy trên thành bát tạo thành một lớp dễ quan sát. Quan sát dƣới ánh sáng tự nhiên, thuốc phải đạt các yêu cầu quy định. Nếu không đạt phải thử lại lần hai với chai khác, nếu không đạt coi nhƣ lô thuốc không đạt chỉ tiêu này [16]. - Mất khối lượng do làm khô (nếu không có chỉ dẫn khác) [16]: Cao đặc không quá 20%. Cao khô không quá 5%. - Hàm lượng ethanol: Đạt 90 - 110% lƣợng ethanol ghi trên nhãn (áp dụng cho cao lỏng) [16]. - Chất bảo vệ thực vật: Đáp ứng yêu cầu quy định trong Phụ lục 12.17 Dƣ lƣợng và cao đặc [16]. - Kim loại nặng: Đáp ứng yêu cầu qui định trong chuyên luận riêng. - Dung môi tồn dư: Nếu điều chế với dung môi không phải là ethanol, nuớc hay hỗn hợp ethanol - nƣớc, dƣ lƣợng dung môi sử dụng phải đáp ứng yêu cầu quy định trong Phụ lục 10.14 Xác định dung môi tồn dƣ [16]. - Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật. 13 - Giới hạn nhiễm khuẩn: Đáp ứng yêu cầu quy định trong Phụ lục 13.6 Thử giới hạn nhiễm khuẩn [16]. 2.4.2 Bảo quản Cao thuốc đƣợc đựng trong chai lọ nút kín, tránh ánh sáng. Để nơi khô ráo, mát, môi trƣờng sạch [15]. Nhãn: Ghi rõ tên bộ phận dùng của cây thuốc, tên dung môi (nếu không phải là dung môi ethanol, nƣớc hay hỗn hợp ethanol - nuớc), hàm lƣợng (%) của hoạt chất hoặc của hợp chất đã nhận dạng, tên và nồng độ của chất bảo quản thêm vào. Khi hoạt chất chƣa biết, tỷ lệ giữa dƣợc liệu và sản phẩm cuối cùng phải đƣợc nêu rõ. Đối với cao đặc và cao khô, loại và số lƣợng tá dƣợc thêm vào cũng đƣợc nêu ra. Trong trƣờng hợp này, % của cao tự nhiên cũng phải đƣợc ghi rõ. 2.5 Sản phẩm cao Ba Kích và ứng dụng 2.5.1 Sản phẩm cao Ba Kích Cao Ba Kích tím là sản phẩm bổ dƣỡng đƣợc tạo ra qua quá trình trích ly các hợp chất hòa tan có trong rễ cây Ba Kích tím bằng dung môi, dịch trích ly thu đƣợc có chứa các chất có hoạt tính sinh học của Ba Kích tím. Sau đó dịch trích ly đƣợc đem đi cô đặc thành cao lỏng. 2.5.2 Ứng dụng của cao Ba Kích Cao Ba Kích tím ở dạng cao lỏng rất tiện dụng đặc biệt là đối với những ngƣời bận bịu, có ít thời gian cho việc sắc thuốc và tốt với trẻ con…, có thể sử dụng trực tiếp hoặc phối chế với các sản phẩm khác. Cao Ba Kích tím đƣợc dùng để tăng cƣờng sức khỏe, bổ thận tráng dƣơng, mạnh gân cốt… Có thể sử dụng cao Ba Kích tím dƣới các dạng sau: - Sử dụng trực tiếp dƣới dạng siro - Sử dụng gián tiếp: Tùy vào mục đích sử dụng mà cao lỏng Ba Kích tím đƣợc nấu với thực phẩm hoặc cô đặc, sấy khô, phối chế với các thành phần khác. Trong y học, Ba Kích đƣợc sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền với tác dụng bổ thận, tráng dƣơng, đau xƣơng khớp,….và còn đƣợc sử dụng để bào chế cao
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan