Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phương thuốc Tô tử giáng khí thang và thăm dò dạng bào chế...

Tài liệu Nghiên cứu phương thuốc Tô tử giáng khí thang và thăm dò dạng bào chế

.PDF
74
694
148

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU HUYỀN NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THUỐC TÔ TỬ GIÁNG KHÍ THANG VÀ THĂM DÒ DẠNG BÀO CHẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI – 2014 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU HUYỀN NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THUỐC TÔ TỬ GIÁNG KHÍ THANG VÀ THĂM DÒ DẠNG BÀO CHẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển. 2. DS Tô Thị Nga. Nơi thực hiện: 1. Bộ môn Dược học cổ truyền Trường Đại học dược Hà Nội HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển, người thầy đã tận tình giúp đỡ, dìu dắt và hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này. Đồng thời tôi cũng xin chân chân thành cảm ơn DS.Tô Thị Nga cùng các các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên của bộ môn Dược học cổ truyền đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều cho tôi thực hiện khóa luận này. Tôi xin gửi tới các thầy cô và cán bộ Trường Đại học Dược Hà Nội lời cảm ơn sâu sắc đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập dưới mái trường Đại học Dược Hà Nội. Cuối cùng tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Huyền Mục lục ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ........................................................................... 2 1.1. PHƯƠNG THUỐC TÔ TỬ GIÁNG KHÍ THANG ................................. 2 1.1.1. Đặc điểm phương thuốc ................................................................ 2 1.1.2. Các vị thuốc của bài thuốc ............................................................ 5 1.1.3. Tác dụng của thành phần tinh dầu của các vị thuốc trong bài thuốc: .................................................................................................... 13 1.2. VỀ NGHIÊN CỨU CHUYỂN DẠNG BÀO CHẾ ................................ 13 1.2.1. Tóm lược kỹ thuật bào chế cao lỏng ............................................ 13 1.2.2. Tổng quan về dạng bào chế ......................................................... 14 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 16 2.1. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .............................. 16 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 17 2.2.1. Thẩm định tính đúng của dược liệu đầu vào. ............................... 17 2.2.2. Bào chế cao lỏng bài thuốc ......................................................... 17 2.2.3. Nghiên cứu cao lỏng bài thuốc: ................................................... 17 2.2.4. Bước đầu thăm dò dạng bài chế phương thuốc ........................... 18 CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.................... 20 3.1. THẨM ĐỊNH TÍNH ĐÚNG CỦA DƯỢC LIỆU ĐẦU VÀO................ 20 3.2. BÀO CHẾ CAO LỎNG BÀI THUỐC .................................................. 25 3.3. NGHIÊN CỨU CAO LỎNG BÀI THUỐC ........................................... 26 3.3.1. Định tính một số nhóm chất trong cao lỏng bài thuốc ................. 26 3.3.2. Xác định sự có mặt của một số vị thuốc trong bài thuốc bằng SKLM .................................................................................................. 33 3.3.3. Định lượng chất chiết được trong các phân đoạn......................... 37 3.3.4. Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của cao lỏng bài thuốc ............... 42 3.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CAO LỎNG ............. 43 3.5. THĂM DÒ DẠNG BÀO CHẾ: ............................................................. 44 3.5.1. Khảo sát cao lỏng ........................................................................ 44 3.5.2. Các mẫu thử nghiên cứu .............................................................. 45 3.5.3. Nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lượng ........................................ 48 3.6. BÀN LUẬN .......................................................................................... 51 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: Tiêu chuẩn cơ sở của cao lỏng Tô tử giáng khí Phụ lục 2: Tiêu chuẩn cơ sở của thuốc nước Tô tử giáng khí DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DĐVN Dược điển Việt Nam SKLM Sắc ký lớp mỏng Kl/kl Khối lượng/ khối lượng CT Cao thuốc TT Tô tử TB Trần bì TH Tiền hồ ĐQ Đương quy BT Bài thuốc CP Chế phẩm DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bài thuốc Tô tử giáng khí thang ở một số tài liệu khác nhau ....... 2 Bảng 1.2. Các tá dược dùng trong thuốc lỏng ............................................ 15 Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất trong cao lỏng bài thuốc ......... 32 Bảng 3.2. Kết quả định lượng chất chiết được trong ethylacetat................. 38 Bảng 3.3. Độ hấp thụ quang của các dung dịch rutin.................................. 39 Bảng 3.4. Kết quả định lượng flavonoid toàn phần trong cao lỏng ............. 40 Bảng 3.5. Kết quả định lượng chất chiết được trong cloroform .................. 41 Bảng 3.6. Kết quả định lượng chất chiết được trong methanol ................... 42 Bảng 3.7. Khảo sát các chỉ tiêu hóa lý cao lỏng ......................................... 44 Bảng 3.8. Bảng công thức các mẫu thử nghiên cứu .................................... 45 Bảng 3.9. Kết quả theo dõi các mẫu thử ..................................................... 46 DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 3.1. Ảnh dược liệu ............................................................................ 21 Hình 3.2. Ảnh bột dược liệu trần bì ........................................................... 21 Hình 3.3. Ảnh bột dược liệu đương quy. .................................................... 22 Hình 3.4. Ảnh bột dược liệu tiền hồ. .......................................................... 22 Hình 3.5. Ảnh bột dược liệu bán hạ. .......................................................... 23 Hình 3.6. Ảnh bột dược liệu quế nhục. .................................................. …23 Hình 3.7. Ảnh bột dược liệu cam thảo ....................................................... 24 Hình 3.8. Qui trình bào chế cao lỏng ......................................................... 26 Hình 3.9. Sắc ký đồ dịch chiết tô tử và bài thuốc. ...................................... 34 Hình 3.10. Sắc ký đồ dịch chiết tiền hồ, đương quy và bài thuốc. .............. 35 Hình 3.11. Sắc ký đồ dịch chiết trần bì và bài thuốc. ............................... 36 Hình 3.12. Sắc ký đồ dịch cam thảo và bài thuốc .........................................37 Hình 3.13. Đồ thị đường chuẩn mật độ quang của các dung dịch rutin…… 40 Hình 3.14. Qui trình bào chế chế phẩm ........................................................48 Hình 3.15. Sắc ký đồ chế phẩm và dịch chiết tiền hồ, đương qui, tô tử….50 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nền y học cổ truyền của Việt Nam đã có từ lâu đời. Từ hàng ngàn năm trước, khi mà y học hiện đại chưa phát triển, người dân Việt Nam chủ yếu phòng và chữa bệnh bằng các phương thuốc cổ truyền dân tộc. Ngày nay, cùng với lý luận y học cổ truyền phương Đông, nhiều phương thuốc cổ truyền càng trở nên giá trị hơn khi được soi rọi bởi những thành tựu của khoa học y học hiện đại. Nhiều bệnh được chữa bằng phương thuốc cổ truyền rất có hiệu quả lại không gây ra các tác dụng phụ như khi dùng các thuốc tân dược. Bài thuốc Tô tử giáng khí thang từ lâu đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị hen suyễn, một số chứng bệnh về hô hấp, đã được nghiên cứu về một số thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học. Tuy nhiên, sử dụng thuốc thang thường bất tiện do mất thời gian, không tiện dụng và mùi vị khó chịu nên phần nào còn bị hạn chế trong sử dụng. Do vậy việc nghiên cứu chuyển từ dạng thuốc thang sang dạng bào chế khác tiện dụng hơn cho phương thuốc này đã được chúng tôi đặt ra. Trong khoá luận này, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu chiết xuất, bào chế cao lỏng từ phương thuốc thuốc Tô tử giáng khí thang và bước đầu thăm dò dạng bào chế từ cao lỏng này nhằm góp phần bước đầu nghiên cứu hiện đại hóa bài thuốc y học cổ truyền dưới dạng bào chế tiện lợi dễ sử dụng mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị với mục tiêu như sau: - Nghiên cứu bào chế cao lỏng từ phương thuốc. - Khảo sát một số thành phần hóa học của cao lỏng bào chế được, từ đó đề xuất một số chỉ tiêu chất lượng cao lỏng. - Bước đầu thăm dò dạng bào chế từ cao lỏng bào chế được. 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. PHƯƠNG THUỐC TÔ TỬ GIÁNG KHÍ THANG 1.1.1. Đặc điểm phương thuốc Phương thuốc Tô tử giáng khí thang dùng để chữa chứng có đàm ẩm, lại ngoại cảm hàn, thành chứng thượng thực hạ hư, khái thấu, suyễn cấp, đoản hơi, tức ngực, đờm nhiều, mình lạnh, rêu lưỡi trắng dầy [14]. Bài thuốc mang tên Tô tử giáng khí thang có nhiều công thức khác nhau được đăng tải trên các tài liệu khác nhau, nhưng tựu chung gồm 9 vị: tô tử, bán hạ, trần bì, hậu phác, đương qui, quế nhục, tiền hồ, sinh khương, cam thảo chỉ khác nhau về liều lượng. Điều đó thể hiện trong bảng 1: Bảng 1.1 : Bài thuốc Tô tử giáng khí thang ở một số tài liệu khác nhau: Tài liệu Vị thuốc [3] [14] [7] 1. Tô tử 12g 12-16g 8g 2. Tiền hồ 12g 8g 8g 3. Đương quy 12g 12g 8g 4. Bán hạ 12g 8-12g 8g 5. Hậu phác 8g 4-8g 6g 6. Trần bì 8g 8-12g 4g 7. Quế nhục 2g 2-4g 2g 8. Cam thảo 4g 4g 4g 9. Sinh khương 4g 3 lát 4g Trong khóa luận này, chúng tôi nghiên cứu bài thuốc Tô tử giáng khí thang công thức được ghi trong Giáo trình Dược học cổ truyền, trường Đại học Dược Hà Nội (2006), Nhà xuất bản Y học [3]: 3 Tô tử 12g Trần bì 8g Tiền hồ 12g Cam thảo 4g Đương qui 12g Quế nhục 2g Bán hạ 12g Sinh khương 4g Hậu phác 8g Tô tử giáng khí thang có công năng giáng khí bình suyễn, hóa đờm chỉ nôn. Được dùng cho chứng thượng thực hạ hư, biểu hiện ho hen, suyễn tức, nhiều đàm, đoản khí, ngực đầy tức, lưng đau gối mỏi, phù thũng, rêu lưỡi trắng hoạt hoặc trắng dính, mạch hoạt. Cơ chế của chứng bệnh này bao gồm hai phương diện đàm thịnh tại phế và thận dương bất túc, trong đó đàm thịnh tại phế là ngọn của bệnh, thận dương hư nhược là gốc của bệnh, chứng thuộc về bản hư tiêu thực, thượng thịnh hạ hư, nhưng khí nghịch đàm thịnh, tiêu cấp bản hoãn, “cấp trị tiêu” nên dùng phép giáng khí khư đàm, chỉ khái bình suyễn. Trong phương, tô tử tân ôn mà nhuận, tính chủ giáng, tác dụng giáng phế khí tiêu đàm, là vị thuốc quan trọng điều trị đàm thịnh khí nghịch, ngực đầy tức, là thuốc “trừ đờm định khái, tiêu đàm định khí tốt”, tô tử còn có tác dụng nhuận tràng thông tiện giúp tràng phủ thông đạt mà trợ giúp phế khí túc giáng, là quân dược. Bán hạ tân ôn mà táo, trợ tô tử hóa đàm, hậu phác tân ôn khổ giáng, trợ tô tử giáng nghịch khí, đồng thời là thần dược. Tiền hồ tân khổ vi hàn, tác dụng giáng khí khư đàm, có tính tân tán, phối hợp các vị thuốc trên vừa thu được tác dụng giáng nghịch khí hóa đàm lại khiến cho trong giáng gặp tuyên, để phục hồi chức năng tuyên giáng của phế, đồng thời lại chế ngự được tính táo của các thuốc; quế nhục cam đại nhiệt, ôn bổ thận nguyên, nạp khí bình suyễn; đương quy tân khổ ôn nhuận, 4 vừa có thể dưỡng huyết bổ hư để trợ quế nhục ôn bổ hạ nguyên, lại có thể trị “ khái nghịch thượng khí”, và chế ngự tính táo của hậu phác, bán hạ, phòng ngừa tân táo thương tan; trần bì hóa đàm ráo thấp; sinh khương hòa vị giáng nghịch, hóa đàm cùng đóng vai trò vị tá. Cam thảo hòa trung ích khí, điều hòa dược tính đóng vai trò tá sứ. Các thuốc cùng phối hợp, thượng hạ bình trị, tiêu bản kiêm điều, giáng nghịch khí, tiêu đàm, từ đó suyễn khái tự bình. Trong phương, có phối hợp các thuốc giáng khí khư đàm với các thuốc ôn thận bổ hư, hư thực bình trị, tiêu bản kiêm cố, trong đó tả thực trị tiêu là chính; dùng lượng lớn các thuốc giáng nghịch thêm các thuốc tuyên tán, từ phần lớn các thuốc khổ ôn, gia các thuốc lương nhuận, khiến cho trong giáng có thăng, ôn mà không táo [11]. Từ phân tích đặc điểm, vai trò của các vị thuốc trong phương, chứng tôi thấy rằng vị hậu phác được sử dụng với vai trò thần dược, hỗ trợ tô tử và tiền hồ với công năng giáng nghịch khí. Mặt khác, trên thị trường thuốc cổ truyền hiện nay không tìm được nguồn hậu phác bắc đạt chuẩn. Trên cơ sở lý luận cổ truyền và tổng quan tài liệu, hậu phác không phải vị thuốc đóng vai trò quân dược, trong nhóm thần dược thì lại có nhiều vị thuốc có công năng tương tự, có thể bỏ vị thuốc này, tăng liều tô tử, tiền hồ. Từ lý luận đó, chúng tôi xây dựng bài thuốc gia giảm có công thức để tiến hành nghiên cứu: Tô tử 16g Trần bì 8g Tiền hồ 16g Cam thảo 4g Đương qui 12g Quế nhục 2g Bán hạ 12g Sinh khương 4g Cách dùng: Sắc vũ hỏa, uống ấm. Mỗi ngày một thang chia làm 2 lần [3], [14]. 5 1.1.2. Các vị thuốc của bài thuốc 1.1.2.1. Tô tử - Bộ phận dùng: Quả chín già phơi khô của cây Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt.), họ Bạc hà (Lamiaceae) [3],[13], [8]. - Thành phần hóa học: 6,3% nước, 23,12% protein, 45,07% dầu béo, 10,28% sợi, 4,64% tro, 3,98mg/100g acid nicotinic, ngoài ra còn có các chất chống oxy hóa, Luteolin, apigenin, acid rosmarinic, chrysoeriol [9], [13]. - Tính vị, quy kinh: Cay, ấm. Quy kinh phế [3], [9]. - Công năng, chủ trị: Giáng khí, tiêu đờm, bình suyễn, nhuận trường. Chủ trị: Đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón [3]. - Tác dụng dược lý: làm giảm khó thở và ho, trừ đờm, làm thư giãn ruột. Chủ trị ho và khó thở do ứ trệ đờm, táo bón. Liều 3-9g [3]. + Dầu hạt tía tô chứa nhiều acid béo acid béo -3, đặc biệt là -linolenic acid. Các -3 đã được thử nghiệm có tác dụng chống viêm tốt, có ích trong việc giảm triệu chứng của phản ứng dị ứng [23]. Thêm vào đó, hạt tía tô còn chứa các hợp chất phenolic có tác dụng dược lý như: luteolin, apigenin, acid rosmarinic, chrysoeriol, quercetin, catechin. Trong đó, tác dụng chống dị ứng của luteolin đã được nghiên cứu trên các mô hình dị ứng thực nghiệm trên động vật gặm nhấm. Trong các flavonoid phân lập từ tía tô, luteolin có hoạt tính chống tăng sinh mạnh nhất [13]. + Nghiên cứu so sánh ảnh hưởng của dầu hạt tía tô -3) và dầu hạt ngô ( - 6) đến chức năng phổi và sự sản sinh leukotrien B4 và C4 của tế bào bạch cầu [19]. Kết quả cho thấy rằng việc bổ sung dầu hạt tía tô rất hữu ích trong điều trị bệnh hen suyễn trong việc ngăn chặn sản sinh LTB4, LTC4 bởi bạch cầu, và cải thiện chức năng phổi [23]. 1.1.2.2. Tiền hồ 6 - Bộ phận dùng: Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Tiền hồ (Peucedanum decursivum Maxim.), hoặc cây Tiền hồ hoa trắng (Peucedanum praeruptorum Dunn.), họ Hoa tán (Apiaceae) [3], [8]. - Thành phần hóa học: Tiền hồ chứa nhiều coumarin: decursin, decursidin, umbellifenon, nonaketin (dạng genin) và nonakenin, decurosid (dạng glycosid)... Ngoài ra tiền hồ còn chứa tinh dầu và tannin [9], [13]. - Tính vị: vị đắng cay, tính hơi hàn, Quy kinh: kinh phế [3], [13]. - Công năng chủ trị: Thanh phế chỉ khái, nhiều đàm vàng, đau ngực có thể phối hợp trong phương Tiền hồ tán để chữa ho do phế nhiệt, đàm dính. Giải biểu nhiệt: dùng trong trường hợp cảm mạo phong nhệt, dẫn đến đau đầu sốt ho [3]. - Tác dụng dược lý: trong thử nghiệm trên chó và mèo, cao rễ tiền hồ có tác dụng long đờm kéo dài 6-7h sau khi cho uống. Các coumarin phân lập từ tiền hồ làm giảm rõ rệt nhịp đập của các tế bào cơ tim của phôi được nuôi cấy [13]. - Kiêng kỵ: không dùng cho thể âm hư dẫn đến ho khan, hoặc ho đàm hàn, loãng [3]. 1.1.2.3. Đương qui - Bộ phận dùng: Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Đương quy (Angelica sinensis (Oliv.) Diels.), họ Hoa tán (Apiaceae) [3], [12], [8]. - Thành phần hóa học: + Tinh dầu: 0,2%, tỷ trọng 0,955 ở 15 C, màu vàng sẫm trong, tỷ lệ acid tự do trong tinh dầu là 40%, thành phần chủ yếu của tinh dầu giống tinh dầu đương qui Nhật Bản: các terpen: myrcen, beta-ocimen.., các hợp chất phenolic: n-valerophenon-O-carboxy acid, acetophenon..., các dẫn chất phtalid: n-butylidenphtalid, n-butylphtalid, ligustilid [12], [22]. + Coumarin: umbeliferon, scopoletin, decursin. 7 + Acid hữu cơ: acid vanilic, acid palmatic, acid nicotinic. + Polysacharid thủy phân cho L- arabinose, D- galactose, D-glucose, L-rhamnose. + Acid amin: alanin, valin, isoleucin... + Vitamin: vitamin B1, B12, E. + Polyacetylen + Nguyên tố vi lượng: Mg, Ca, Al, Cr, Fe... + Sterol: beta- sitosterol, stigmasterol... - Tính vị quy kinh: vị ngọt, hơi đắng, tính ấm. Quy kinh: Tâm, can, tỳ [3], [9]. - Công năng chủ trị: + Bổ huyết bổ ngũ tạng, bổ huyết trong các trường hợp thiếu máu dẫn đến hoa mắt chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu. + Hoạt huyết giải uất kết là vị thuốc vừa bổ huyết vừa hoạt huyết cho nên dùng thích hợp cho các trường hợp thiếu máu, kèm theo có ứ tích của phụ nữ có kinh bế, vô sinh… + Hoạt tràng thông tiện: vị thuốc có tác dụng nhu nhuận với vị tràng; do đó thích hợp với chứng hư huyết táo gây táo bón. + Giải độc dùng trong trường hợp mụn nhọt đinh độc vì thuốc vừa có tác dụng giải độc lại có tác dụng giảm đau do khả năng hoạt huyết, tiêu trừ huyết ứ của nó [3]. - Tác dụng sinh học: + Rễ Đương qui Trung Quốc có hai thành phần: một thành phần kích thích tử cung tan trong nước hoặc cồn, một thành phần ức chế tử cung ức chế tử cung chủ yếu là tinh dầu [12]. + Xúc tiến sự tăng sinh tử cung. 8 + Nước sắc và dịch chiết cồn có tác dụng hạ huyết áp đối với chó đã gây mê. + Nước sắc và dịch chiết bằng ete ethylic có tác dụng trấn tĩnh. + Đương qui còn có tác dụng hồi phục với bệnh thoái hóa tinh hoàn. + Tác dụng ức chế quá trình đông máu đặc biệt là đông máu nội sinh. + Tác dụng kháng khuẩn, nước sắc đương quy có tác dụng ức chế trực khuẩn dịch hạch, trực khuẩn biến hình, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, vi khuẩn hoắc loạn. + Thành phần Ligustilid trong tinh dầu có tác dụng chống hen và chống co thắt rõ rệt [12]. 1.1.2.4. Bán hạ - Bộ phận dùng: Thân rễ già được chế biến thành phiến khô của cây chóc chuột Typhonium trilobatum (L.)Schott., họ Ráy (Araceae) [3], [12], [8]. - Thành phần hoá học: tinh dầu 0,003- 0,0013%, một chất alcaloid, alcol, chất cay, phytosterol, dầu béo, tinh bột, chất nhày..[9]. - Tính vị: bán hạ vị cay, ấm [3], [9]. Qui kinh: tỳ, vị [3], [9]. - Công năng chủ trị: + Làm ráo thấp trừ đàm, chỉ ho: dùng trong các chứng đàm thấp, biểu hiện ho có nhiều đàm còn dùng chữa viêm phế quản mạn tính, hoặc kèm theo mất ngủ, hoa mắt có thể dùng bài Nhị trần thang. + Giáng nghịch cầm nôn: dùng điều trị khí nghịch lên mà gây nôn, có thể dùng chung với gừng [3]. - Tác dụng dược lý: + Bán hạ chưa qua chế biến sẽ làm cho chim bồ câu, chuột lang nôn mạnh, chuột nhắt bị ho. Qua chế biến với gừng hoặc đem bán hạ sắc lên với thời gian kéo dài trên 12h, dịch bán hạ lại có tác dụng cầm nôn và chỉ ho [3]. 9 + Tác dụng giảm đau, giải co thắt cơ trơn, tác dụng hạ nhãn áp và tác dụng chống loét dạ dày [12]. 1.1.2.5. Quế nhục - Bộ phận dùng: Vỏ thân hoặc vỏ cành đã chế biến và phơi khô của cây Quế Cinnamomum cassia Presl. hoặc một số loài quế khác (Cinnamomum zeylanicum Blume, Cinnamomum loureirii Nees.) họ Long não (Lauraceae) [3], [13], [8]. - Thành phần hóa học: Quế Việt Nam: tinh bột, chất nhày, tanin, đường, chất màu, tinh dầu (1-5%). Trong tinh dầu quế Việt Nam chứa 95% andehyd cinnamic [9]. - Tính vị: vị cay, ngọt tính đại nhiệt, quy vào hai kinh can và thận [3], [9]. - Công năng chủ trị: + Hồi dương, dùng trong trường hợp thận dương hư nhược, chân tay lạnh giá, co quắp; phối hợp cẩu tích, phụ tử, can khương. + Khứ hàn, giảm đau, thông kinh hoạt lạc, dùng đối với bệnh đau bụng dữ dội do hàn nhập lý, tiết tả, nôn mửa. + Ấm thận hành thuỷ, dùng đối với trường hợp dương khí hư nhược, phù thũng tiểu tiện khó khăn, đặc biệt phù nặng ở mu bàn chân [3]. - Tác dụng dược lý: chất aldehyd cinnamic thành phần chính trong tinh dầu quế có tác dụng hạ nhiệt ở thỏ với liều 250-500mg/kg, giảm hoạt động tự phát, kéo dài thời gian ngủ của chuột khi dùng kèm với thuốc barbiturat [3]. Tác dụng kháng khuẩn: ức chế hoạt động của trùng roi, với nồng độ 1/100. Tinh dầu quế thanh có tác dụng diệt lỵ amip, B.mycoides, Staphylococcus aureus, Steptococcus haemoliticus, Pseudomonas aeruginosa, Shigella typhi, Sh flexeneri [3]. 1.1.2.6. Trần bì 10 - Bộ phận dùng: Vỏ quả chín đã phơi hoặc sấy khô và để lâu năm của cây Quít (Citrus reticulata Blanco.), họ Cam (Rutaceae) [3], [13], [8]. - Thành phần hóa học: Vỏ quả quýt còn tươi chứa tinh dầu 3.8%, nước và thành phần bốc hơi đuợc 61,25%, hesperidin, vitamin A, B, tro [13]. Tinh dầu quýt là một chất lỏng màu vàng nhạt, có huỳnh quang xanh, mùi thơm dễ chịu.. Thành phần: d.limonen, citrala, andehyd nonylic, decylic, chừng 1% metylanthranilatmetyl [9]. - Tính vị: cay, đắng, tính ấm [9], quy vào hai kinh tỳ và phế [9]. - Công năng chủ trị: + Hành khí hoà vị dùng đối với bệnh đau bụng do lạnh phối hợp với bạch truật, can khương. + Chỉ nôn, chỉ tả: dùng khi bụng ngực đầy trướng, ợ hơi buồn nôn, hoặc phối hợp với bạc hà, tô diệp, hoàng liên. + Hoá đàm, ráo thấp, chỉ ho hoặc dùng chữa các chứng bí tích bứt rứt trong ngực, có thể phối hợp với các vị thuốc khác trong bài nhị trần thang. Chữa viêm khí quản mạn tính, phối hợp với xạ can, la bạc tử, tô tử, bán hạ… [3], [13]. - Kiêng kỵ: Những người ho khan, âm hư khong có đàm, không nên dùng [3]. - Tác dụng dược lý: tinh dầu trong trần bì có tác dụng kích thích vị tràng, tăng tiết dịch tiêu hoá, bài trừ khí tích trong ruột; còn có tác dụng trừ đàm. Chất hesperidin trong trần bì có tác dụng trừ đàm và kéo dài tác dụng chất corticoid, còn duy trì tính thẩm thấu của mạch máu một cách bình thường, giảm tính giòn của mạch máu. Các dạng trần bì sống, chế và tinh dầu đều có tác dụng chống ho trừ đàm trên động vật thí nghiệm trên mèo chuột [3]. 11 + Limonen còn có tác dụng giải co thắt, chống viêm, kháng dị ứng [13]. 1.1.2.7. Sinh khương - Bộ phận dùng: Thân rễ tươi của cây Gừng (Zingiber officinale Rosc.), họ Gừng (Zingiberaceae) [3], [12], [8]. - Thành phần hoá học: 2-3% tinh dầu, ngoài ra còn có chất nhựa dầu 5%, chất béo 3,7%, tinh bột và các chất cay như zingeron, zingerola, shogaola. Trong tinh dầu có alpha camphen, beta phelandren, một cacbua, zingiberen, một rượu sesquiterpen, một ít citrala, borneola, geraniola [9]. Nhựa gồm một nhựa trung tính và hai nhựa acid. - Tính vị: vị cay, tính ấm [3], [12], [9]. - Qui kinh: vào 3 kinh phế, vị, tỳ [3], [12], [9]. - Công năng chủ trị: + Phát tán phong hàn, dùng chữa cảm mạo do phong hàn gây ra. Làm ấm vị (ấm dạ dày), hết nôn lợm dùng khi bị lạnh, bụng đầy trướng, đau bụng không tiêu. + Hoá đờm chỉ ho (hết đờm ngừng ho), dùng trong bệnh ho do viêm phế quản, phối hợp với cam thảo, còn dùng hoá đờm khi bị bệnh trúng phong cấm khẩu, đờm đút tắc cổ họng [3]. - Liều dùng: 4-12g. - Kiêng kỵ: những người ho do phế nhiệt, nôn do vị nhiệt thì không nên dùng [3]. - Tác dụng dược lý: Nước gừng có tác dụng gây co mạch, hưng phấn thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm, tăng tuần hoàn, tăng huyết áp, ức chế trung tâm nôn, sung huyết ở dạ dày, cầm máu nhẹ [3] . + Tác dụng kháng khuẩn: gừng có tác dụng ức chế một số vi khuẩn Bacillus mycoides, Staphylococcus aureus, diệt Trichomonas ở âm đạo [3]. 12 + Tinh dầu sinh khương có tác dụng ức chế Bacillus cerus, B. subtilis, Sarcina lutea. + Giảm đau và giảm ho [12]. + Chống co thắt: shogaol và gingerol có tác dụng này. + Ức chế sự tổng hợp prostagladin PGE2 [12], [20]. 1.1.2.8. Cam thảo - Bộ phận dùng: Rễ còn vỏ hoặc đã cạo lớp bần, được phơi hay sấy khô của ba loài Cam thảo Glycyrrhiza uralensis Fisch., Glycyrrhiza inflata Bat. hoặc Glycyrrhiza glabra L.; họ Đậu (Fabaceae) [3], [12], [8]. - Tính vị: vị ngọt, tính bình [3], [12]. - Thành phần hóa học: chất vô cơ, carbohydrat (glucose, saccarose), glycyrhizic, các hợp chất flavonoid: liquiritin, isoliquiritin, các hợp chất oestrogen có nhân sterol với hàm lượng thấp [12]. - Qui kinh: vào kinh can, tỳ, thông hành 12 kinh [3]. - Công năng chủ trị: + Ích khí dưỡng huyết, dùng trong bệnh khí huyết hư nhược mệt mỏi thiếu máu, phối hợp với đảng sâm thục địa [3]. Nhuận phế, chỉ ho: dùng trong bệnh đau hầu họng, viêm họng cấp, mạn tính, viêm amidan, hoặc ho nhiều đàm. Phối hợp can khương, mạch môn, xạ can [3]. + Tả hoả giải độc: dùng trong bệnh mụn nhọt đinh độc sưng đau. Ngoài ra cam thảo còn còn đóng vai trò dẫn thuốc và giải quyết một số tác dụng phụ trong đơn thuốc [3]. - Tác dụng dược lý: + Tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm vận động tự nhiên, giảm thể nhiệt, giảm hô hấp. + Tác dụng giảm ho.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng