Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phương pháp tính toán móng bè cọc có kể đến tương tác của móng và đất...

Tài liệu Nghiên cứu phương pháp tính toán móng bè cọc có kể đến tương tác của móng và đất nền (tt)

.PDF
21
175
56

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG TRỌNG THĂNG NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN MÓNG BÈ-CỌC CÓ KỂ ĐẾN TƯƠNG TÁC CỦA MÓNG VÀ ĐẤT NỀN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP Hà Nội 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG TRỌNG THĂNG KHÓA: 2013-2015 NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN MÓNG BÈ-CỌC CÓ KỂ ĐẾN TƯƠNG TÁC CỦA MÓNG VÀ ĐẤT NỀN Chuyên ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã số : 60.58.02.08 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VƯƠNG VĂN THÀNH Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo NGƯT.PGS.TS. Vương Văn Thành, người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa sau đại học của nhà trường cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đặng Trọng Thăng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đặng Trọng Thăng MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU  Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1  Mục đích nghiên cứu của luận văn .......................................................... 1  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2  Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................. 2  Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 2 NỘI DUNG CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ MÓNG BÈ-CỌC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ................................................................................... 3 1.1. Cấu tạo và phạm vi áp dụng của móng bè-cọc ...................................... 4 1.1.1. Cấu tạo của móng bè-cọc ........................................................................ 4 1.1.2. Ưu và nhược điểm của móng bè-cọc ...................................................... 4 1.1.3. Phạm vi áp dụng của móng bè-cọc ......................................................... 5 1.2. Cơ chế làm việc của móng bè-cọc ........................................................... 6 1.3. Các quan điểm thiết kế hiện nay............................................................. 7 1.4. Tổng quan về tương tác của móng bè-cọc và đất nền......................... 10 1.4.1. Sự làm việc đồng thời của móng bè-cọc và đất nền ............................. 10 1.4.2. Các loại tương tác trong hệ móng bè-cọc ............................................. 11 1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tương tác ..................................................... 16 1.5. Một số mô hình sử dụng trong tính toán móng bè-cọc ....................... 18 1.5.1. Các mô hình cơ bản ............................................................................... 19 1.5.2. Lựa chọn mô hình đất trong tính toán Địa kỹ thuật .............................. 31 1.5.3. Nhận xét mô hình tính toán nền móng ................................................. 32 1.6. Tổng quan về các phương pháp tính toán móng bè-cọc ..................... 32 1.6.1. Các phương pháp không kể đến tương tác của móng bè-cọc và đất nền .... 32 1.6.2. Các phương kể đến tương tác của móng bè-cọc và đất nền.......................34 1.7. Nhận xét về sự làm việc của móng bè-cọc và phương pháp tính ....... 46 CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NPRD ÁP DỤNG ĐỂ TÍNH TOÁN MÓNG BÈ-CỌC CÓ KỂ ĐẾN TƯƠNG TÁC CỦA MÓNG VÀ ĐẤT NỀN ........... 48 2.1. Mô hình hoá số học ................................................................................ 48 2.2. Tương tác cọc-cọc ................................................................................... 48 2.2.1. Độ lún dọc theo bề mặt cọc Sbsi,j [m] do lực ở chân cọc Qbj [kN] gây ra.... 48 2.2.2. Độ lún ở chân cọc thứ i Sbi, j [m] do lực ở chân cọc Qbj [kN] gây ra .......... 50 2.2.3. Độ lún ở cọc thứ i Sbi, j [m] do lực ở chân cọc thứ j Qbj [kN] gây ra ......... 51 2.2.4. Độ lún ở cọc thứ i Sbi [m] do lực ở chân tất cả các cọc gây ra ................... 51 2.2.5. Độ lún dọc theo thân cọc Ssi, j [m] do lực ma sát bên Qsj [kN] gây ra ......... 52 2.2.6. Độ lún Ssi, j [m] ở chân cọc i do lực ma sát bên Qsj [kN] gây ra .......... 54 2.2.7. Độ lún Ssi, j [m] ở cọc i do lực ma sát bên Qsj [kN] gây ra................... 55 2.2.8. Độ lún Ssi [m] ở cọc i do tất cả các lực ma sát bên gây ra ................... 55 2.2.9. Độ lún bản thân của cọc i Svi [m] .......................................................... 55 2.3. Tương tác cọc-bè .................................................................................... 57 2.4. Tương tác bè-cọc .................................................................................... 59 2.5. Tương tác bè-đất .................................................................................... 61 2.6. Thành lập các phương trình của đất .................................................... 63 2.6.1. Nền gồm nhiều lớp đất ................................................................... 64 2.6.2. Hiệu ứng gia tải lại ......................................................................................... 65 2.7. Phương pháp tính lặp ............................................................................ 66 2.8. Nhận xét về việc áp dụng phương pháp NPRD ................................... 69 2.9. Phần mềm ELPLA 9.2 ........................................................................... 69 2.9.1. Giới thiệu phần mềm ELPLA 9.2 ...............................................................69 2.9.2. Các số liệu địa chất cần cho bài toán phân tích móng bè-cọc.................70 2.9.3. Nhận xét.........................................................................................................70 2.10. Lựa chọn phương pháp tính toán ....................................................... 70 CHƯƠNG III. ÁP DỤNG TÍNH TOÁN MỘT CÔNG TRÌNH CỤ THỂ ..... 73 3.1. Giới thiệu công trình .............................................................................. 73 3.1.1. Đặc điểm công trình .............................................................................. 73 3.1.2. Điều kiện địa chất công trình, địa chất thuỷ văn ................................... 74 3.1.3. Giải pháp kết cấu phần thân .................................................................. 77 3.1.4. Giải pháp móng sơ bộ ........................................................................... 78 3.2. Xác định tải trọng tính toán móng ....................................................... 78 3.3. Lựa chọn quan điểm thiết kế ................................................................ 80 3.4. Xét sự ảnh hưởng của tương tác giữa móng và đất nền ..................... 82 3.4.1. Tính toán kiểm tra móng khi xét đến sự tương tác ............................... 82 3.4.2. Tính toán kiểm tra móng khi không xét đến sự tương tác .................... 85 3.4.3. Nhận xét kết quả nội lực của hai phương án ......................................... 88 3.5. Xét sự ảnh hưởng của việc thay đổi độ cứng bè .................................. 89 3.5.1. Tính toán kiểm tra móng khi cọc không thay đổi bè dày 0,8m ............ 89 3.5.2. Tính toán kiểm tra móng khi cọc không thay đổi bè dày 1,2m ............ 92 3.5.3. Nhận xét kết quả nội lực của hai phương án ......................................... 94 3.6. Xét sự ảnh hưởng của việc thay đổi cách bố trí cọc trong đài ........... 95 3.6.1. Tính toán kiểm tra móng khi thay đổi cách bố trí cọc .......................... 95 3.6.2. Nhận xét kết quả nội lực của hai phương án ......................................... 98 3.7. Xét sự ảnh hưởng của việc thay đổi chiều dài cọc .............................. 99 3.7.1. Tính toán kiểm tra móng cho trường hợp cọc dài 15m ........................ 99 3.7.2. Tính toán kiểm tra móng cho trường hợp cọc dài 21m ...................... 101 3.7.3. Nhận xét kết quả nội lực của ba phương án ........................................ 104 3.8. Nhận xét kết quả tính toán công trình cụ thể .................................... 105 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu hình Tên hình Hình 1.1. Đường cong tải trọng-độ lún của móng bè trên nền thiên nhiên và móng bè-cọc ứng với hai quan điểm thiết kế đầu tiên Hình 1.2. Các loại tương tác trong hệ móng bè-cọc Hình 1.3. Hiệu ứng bóng của nhóm cọc [5] Hình 1.4. Quan hệ s~e Hình 1.5. Hệ trục toạ độ Hình 1.6. Biến đổi E theo chiều sâu Hình 1.7. Quan hệ s~e Hình 1.8. Biến đổi E, c theo chiều sâu Hình 1.9. Mặt chảy do Von-Mises đề xuất (f=0) Hình 1.10. Mặt chảy do Tresca đề xuất (f=0) Hình 1.11. Mặt chảy do Drucker-Prager đề xuất Hình 1.12. Mặt chảy do Mohr-Coulomb đề xuất Hình 1.13. Mặt biên trạng thái Hình 1.14. Mặt biên trạng thái trong mô hình Cam-Clay Hình 1.15. Mặt chảy trong mô hình Modified Cam Clay Hình 1.16. Mặt biên trạng thái trong mô hình Schofield Hình 1.17. Sơ đồ 3 chiều của mặt biên trạng thái Hình 1.18. Mô hình đài cọc trong phương pháp mô men quán tính Khối móng hình thành bởi các cọc và phần bè nằm trong Hình 1.19. chu vi các cọc Hình 1.20. Đơn giản hoá móng bè-cọc Hình 1.21. Đường cong tải trọng-độ lún đơn giản hoá Hình 1.22. Quan điểm thiết kế của Burland Hình 1.23. Phân tích dải trên cọc bằng phần mềm GASP Hình 2.1. Độ lún Sbsk, j tại phần tử thân cọc thứ k do lực tập trung Qbj ở chân cọc thứ j gây ra Độ lún Sssk, j ở phần tử cọc thứ k do lực ma sát bên Qsj =Tj Hình 2.2. lj ở mặt bên cọc thứ j gây ra Đường cong tải trọng-độ lún bản thân của cọc đơn theo Hình 2.3. DIN 4014 Độ lún Srsk, j ở phần tử cọc k chịu tác dụng của lực tiếp Hình 2.4. xúc Qrj Hình 2.5. Độ lún Wbi, j ở nút i ở đáy bè do lực Qbj ở chân cọc j gây ra Hình 2.6. Độ lún Wsi, j [m] ở nút i do lực ma sát Qsj =Tj lj ở thân cọc gây ra Hình 2.7. Biểu đồ tải trọng-độ lún Hình 2.8. Các bước trong quá trình lặp của phương pháp NPRD Hình 3.1. Mặt bằng định vị cột tầng 1 Hình 3.2. Địa tầng khu vực công trình xây dựng Hình 3.3. Mô hình 3D của kết cấu bên trên trong SAP2000 Hình 3.4. Mặt bằng nội lực chân cột Hình 3.5. Tải trọng đứng và mô men tác dụng lên móng Hình 3.6. Độ lún của móng bè trên nền thiên nhiên Hình 3.7. Mặt bằng bố trí cọc trong bè Hình 3.8. Biến dạng của bè Hình 3.9. Độ lún của bè Hình 3.10. Phản lực đầu cọc Hình 3.11. Trị số max/min của mô men Mx trong bè Hình 3.12. Trị số max/min của mô men My trong bè Hình 3.13. Biến dạng của bè Hình 3.14. Độ lún của bè Hình 3.15. Phản lực đầu cọc Hình 3.16. Trị số max/min của mô men Mx trong bè Hình 3.17. Trị số max/min của mô men My trong bè Hình 3.18. Độ lún của bè Hình 3.19. Phản lực đầu cọc Hình 3.20. Trị số max/min của mô men Mx trong bè Hình 3.21. Trị số max/min của mô men My trong bè Hình 3.22. Độ lún của bè Hình 3.23. Phản lực đầu cọc Hình 3.24. Trị số max/min của mô men Mx trong bè Hình 3.25. Trị số max/min của mô men My trong bè Hình 3.26. Mặt bằng bố trí cọc trong bè Hình 3.27. Độ lún của bè Hình 3.28. Phản lực đầu cọc Hình 3.29. Trị số max/min của mô men Mx trong bè Hình 3.30. Trị số max/min của mô men My trong bè Hình 3.31. Độ lún của bè Hình 3.32. Phản lực đầu cọc Hình 3.33. Trị số max/min của mô men Mx trong bè Hình 3.34. Trị số max/min của mô men My trong bè Hình 3.35. Độ lún của bè Hình 3.36. Phản lực đầu cọc Hình 3.37. Trị số max/min của mô men Mx trong bè Hình 3.38. Trị số max/min của mô men My trong bè DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Bảng 3.1a. Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất từ lớp 1 đến lớp 5 Bảng 3.1b. Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất từ lớp 6 đến lớp 10 Bảng 3.2. Tải trọng tác dụng xuống móng bè Bảng 3.3a. Bảng 3.3b. Bảng 3.4a. Bảng 3.4b. Bảng 3.5a. Bảng 3.5b. Bảng 3.6a. Bảng 3.6b. Kết quả phản lực đầu cọc và độ lún của móng khi kể đến sự tương tác giữa móng-nền đất và không kể đến tương tác Kết quả nội lực trong đài móng khi kể đến sự tương tác giữa móng-nền đất và không kể đến tương tác Kết quả phản lực đầu cọc và độ lún của móng khi thay đổi độ cứng của bè cọc Kết quả nội lực trong đài móng khi thay đổi độ cứng của bè cọc Kết quả phản lực đầu cọc và độ lún của móng khi thay đổi cách bố trí cọc trong bè Kết quả nội lực trong đài móng khi thay đổi cách bố trí cọc Kết quả phản lực đầu cọc và độ lún của móng khi thay đổi chiều dài cọc Kết quả nội lực trong đài móng khi thay đổi chiều dài cọc 1 1  Tính cấp thiết của đề tài Phân tích sự làm việc của hệ móng-nền, trước đây thường vẫn dùng các phương pháp gần đúng cổ điển, sử dụng nhiều giả thiết thiên về an toàn như coi đài cứng tuyệt đối, quan niệm nền còn làm việc trong giai đoạn biến dạng tuyến tính, và đặc biệt là bỏ qua các tương tác của móng và đất nền. Với sự xuất hiện của máy tính điện tử với tốc độ tính toán ngày càng nhanh, nhiều phương pháp số dựa trên sức mạnh của máy tính đã ra đời như phương pháp phần tử hữu hạn, phương pháp phần tử biên, phương pháp sai phân hữu hạn… Các phần mềm tính toán viết trên cơ sở các phương pháp tính này kể đến được các tương tác của móng và đất nền, do đó mô tả sự làm việc của hệ móng bè cọc và đất nền gần thực tế hơn, cho kết quả tin cậy hơn. Do giảm được việc phải sử dụng các giả thiết thiên về an toàn nên thiết kế nền móng theo các phương pháp số còn đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế. Cùng một bài toán có thể giải quyết bằng các phần mềm khác nhau với độ chính xác khác nhau, do đó đòi hỏi phải biết được những điểm mạnh và hạn chế của các chương trình. Để lựa chọn được số liệu đầu vào, lựa chọn mô hình nền, móng thì phải hiểu biết rõ cơ sở lý thuyết của chương trình. Nhu cầu đặt ra việc cần tìm hiểu sự làm việc đồng thời của móng bè-cọc và đất nền, cũng chính là làm sáng tỏ vấn đề tương tác của móng bè-cọc và đất nền. Từ đó có cơ sở để lựa chọn chương trình tính, lựa chọn số liệu đầu vào và mô hình tính toán, nhằm đảm bảo có kết quả với độ chính xác yêu cầu.  Mục đích nghiên cứu của luận văn Nghiên cứu về tương tác của móng bè cọc và đất nền. Nghiên cứu các phương pháp tính toán tính toán móng bè-cọc. Lựa chọn và kiến nghị việc áp dụng các phương pháp tính toán.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu là móng bè-cọc. 2 2 Phạm vi nghiên cứu là móng bè-cọc có xét đên tương tác giữa móng và nền.  Phương pháp nghiên cứu Tìm hiểu tài liệu. Phân tích, so sánh các phương pháp, các phần mềm tính toán. Sử dụng phần mềm để tính toán các ví dụ cụ thể, từ đó đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến tương tác của móng bè-cọc và đất nền.  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở thực tiễn và lý luận để phát triển phương pháp tính toán móng bè-cọc có kể đến tương tác giữa móng và đất nền.  Cấu trúc của luận văn Luận văn có phần mở đầu, nội dung gồm ba chương, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo. Ba chương của luận văn được viết theo trình tự sau: Chương 1. Tổng quan về móng bè-cọc và các phương pháp tính toán. Chương 2. Phương pháp NPRD áp dụng để tính toán móng bè-cọc có kể đến tương tác móng với đất nền. Chương 3. Áp dụng tính toán một công trình cụ thể. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Móng bè-cọc là giải pháp hiệu quả, có khả năng chịu tải lớn, điều chỉnh được lún không đều, có khả năng tận dụng tối đa khả năng làm việc của bè, của các cọc do đặc điểm linh hoạt trong bố trí cọc, thay đổi chiều dày bè. Đây là giải pháp móng cho các công trình có tải trọng lớn và các công trình có điều kiện địa chất mà các lớp đất yếu phí trên có chiều dày lớn, có thể áp dụng hiệu quả ở nhiều thành phố lớn nước ta như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng. Móng bè-cọc là hệ móng-đất nền làm việc rất phức tạp, các thành phần chịu lực chính trong hệ làm việc đồng thời và có tương tác qua lại lẫn nhau. Sự thay đổi về độ cứng của bất cứ thành phần nào cũng sẽ dẫn đến thay đổi trạng thái ứng suất, biến dạng của cả hệ. Chỉ nên sử dụng các phương pháp cổ điển để tính toán móng bè-cọc trong giai đoạn thiết kế sơ bộ. Các phương pháp này dùng nhiều giả thiết đơn giản hóa, bỏ qua các tương tác, do đó mô tả không đúng sự làm việc thật của hệ móng, nhiều trường hợp cho kết quả thiên về không an toàn. Các phương pháp tính toán móng bè-cọc có kể đến tương tác giữa móng và đất nền gồm các phương pháp đơn giản, các phương pháp chính xác hơn, các phương pháp chính xác hơn sử dụng máy tính và các phương pháp kết hợp. Trong đó, các phương pháp đơn giản, các phương pháp gần đúng sử dụng máy tính có nhiều hạn chế, độ tin cậy không cao, chỉ nên sử dụng trong các giai đoạn thiết kế ban đầu. Để thiết kế chi tiết móng bè-cọc có thể sử dụng các phương pháp chính xác hơn sử dụng máy tính và các phương pháp kết hợp. Các phương pháp này ít phải dùng các giả thiết đơn giản hoá, cho kết quả phân tích móng bè-cọc khá sát với các kết quả đo đạc ở hiện trường, là các phương pháp (phần mềm) đã được công nhận trên thế giới. Tuy nhiên, phương pháp (phần mềm) tính toán đúng đắn đến đâu thì mức độ chính xác của lời giải cũng không thể tránh khỏi chịu ảnh hưởng của yếu tố con ngời. Việc xác định số liệu đầu vào, lựa chọn mô hình tính, phân tích kết quả vẫn phụ thuộc vào kinh nghiệm của ngời thiết kế. 107 Luận văn sử dụng chương trình ELPLA 9.2, xây dựng trên cơ sở phương pháp NPRD, để tính toán móng bè-cọc chịu tải trọng đứng và mô men. Tính toán, phân tích móng bè-cọc cho một công trình cụ thể với số liệu đầu vào thay đổi đã thu được các kết luận sau: - Tính toán móng bè-cọc không kể tương tác giữa móng và đất nền cho dạng biến dạng của hệ móng sai khác nhiều so với khi có kể tương tác. Trị số tải trọng lớn nhất truyền lên cọc trong trường hợp cụ thể này giảm khoảng 20,75% do đó thiên về không an toàn. - Xét trên phương diện kinh tế, nên chọn bè có chiều dày nhỏ nhất có thể. Vì tăng chiều dày bè tăng lên làm tăng tải trọng lớn nhất truyền lên cọc, làm tăng nội lực trong bè, làm tăng độ lún của bè, sự tham gia chịu tải của nền đất dưới đáy bè giảm xuống. - Bằng cách thay đổi độ cứng, có thể giảm được độ vồng lên võng xuống tổng thể của bè, cho sự phân phối đều hơn tải trọng lên các cọc. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể có thể thay đổi chiều dày bè, bố trí lại cọc hoặc kết hợp cả hai biện pháp. Cách bố trí cọc trong đài nên theo nguyên tắc trọng tâm nhóm cọc trùng hoặc gần với trọng tâm tải trọng công trình. - Đối với móng bè trên nền cọc ma sát như công trình đang xét thì việc thay đổi chiều dài cọc không làm thay đổi nhiều nội lực bè cũng như phản lực đầu cọc. Cần căn cứ vào điều kiện địa chất cụ thể để lựa chọn chiều dài thích hợp. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nỗ lực nghiên cứu, cố gắng tìm hiểu các tài liệu có liên quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ của đề tài. Nội dung của Luận văn đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc tính toán móng bè-cọc có kể đến tương tác giữa móng và đất nền. Do thời gian hạn chế, luận văn mới chỉ đề cập, chưa giải quyết hoàn chỉnh một số vấn đề liên quan đến bài toán, gồm có: - Chưa tổng hợp và so sánh được các kết quả tính toán bằng phần mềm với các kết quả đo đạc, quan trắc thực tế. 108 - Chưa tìm hiểu và giải quyết được vấn đề móng bè-cọc và đất nền khi chịu tác dụng của tải trọng động như động đất, sóng thần… - Chưa tìm hiểu và phân tích được ảnh hưởng của độ sâu đặt đáy đài, chưa đánh giá được ảnh hưởng của kết cấu thân công trình đến biến dạng của bè. - Chưa áp dụng quan điểm thiết kế cọc giảm lún vào tính toán công trình cụ thể. Quan điểm thiết kế này cho phép huy động tối đa khả năng làm việc của đất nền, áp dụng thích hợp khi đáy bè tựa lên nền đất tương đối cứng. - Bài toán móng bè-cọc chịu tải trọng tổng quát gồm cả tải trọng đứng, tải trọng ngang và các loại mô men. Luận văn kiến nghị sử dụng chương trình ELPLA 9.2 để tính toán móng bè-cọc chịu tải trọng đứng và mô men, sau đó sử dụng các phương pháp đơn giản, hoặc phần mềm tính toán nhóm cọc để kiểm tra móng cọc chịu tải trọng ngang với quan niệm bè cọc tuyệt đối cứng. Đây là phương pháp gần đúng, vì thực tế tác động của tải trọng đứng và tải trọng ngang đến trạng thái ứng suất, biến dạng của móng bè-cọc có quan hệ tương tác với nhau và cần được phân tích đồng thời. Các vấn đề trên rất có ý nghĩa thực tiễn đối với việc tính toán móng bècọc và cần được tiếp tục nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. PGS.TS. Nguyễn Bá Kế, PGS.TS. Nguyễn Tiến Chương, KTS. Nguyễn Hiền, KS. Trịnh Thành Huy (2004), Móng nhà cao tầng - Kinh ngiệm nước ngoài , NXB Xây dựng, Hà Nội, tr. 39-312. 2. PGS.TS. Vương Văn Thành, PGS.TS. Nguyễn Đức Nguôn, ThS. Phạm Ngọc Thắng (2012), Tính toán thực hành nền móng công trình, NXB Xây dựng, Hà Nội, tr. 55-340. 3. GS.TS. Vũ Công Ngữ, Ths Nguyễn Thái (2004), Móng cọc - phân tích và thiết kế, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 53-54. 4. GS.TSKH. Nguyễn Văn Quảng (2003), Nền móng nhà cao tầng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr. 13-45. 5. R.Whitlow (1989), Cơ học đất, Tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.285-286. 6. Shamsher Prakash, Hari D.Sharma (1999), Móng cọc trong thực tế xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội, tr. 1-28. 7. Chu Quốc Thắng (1997), Phương pháp phần tử hữu hạn, NXB Khoa học và kỹ thuật. 8. A.B.FADEEV (1995), Phương pháp phần tử hữu hạn trong địa cơ học, NXB giáo dục. 9. Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Xuân Liên, Trịnh Kim Đạm, Nguyễn Phấn Tấn (1995), Kết cấu bê tông cốt thép, NXB Khoa học kỹ thuật. TIẾNG ANH 10.Department of Defense, United States of America (2004), Deep Foundations, Unified Facilities Criteria (UFC), pp. 127, 135. 11.Department of the Army U.S. Army Corps of Engineers (1991), Design of Pile Foundations, US Army Corps of Engineers, pp. 24-25, 50-73. 12.Der-GueyLin, Zheng-yi Feng, A Numerical Study of Piled Raft Foundations, pp. 1-10.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan