Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉ...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh bắc ninh

.PDF
241
232
98

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ XUÂN TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH BẮC NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ XUÂN TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH BẮC NINH CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ : 62.62.01.15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚC THỌ TS. NGUYỄN TẤT THẮNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận án Lê Xuân Tâm i LỜI CẢM ƠN Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến: - Tập thể các thầy, cô giáo Khoa kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế, Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. - TS. Nguyễn Phúc Thọ và TS. Nguyễn Tất Thắng - những người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ ra những ý kiến quý báu giúp tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện và hoàn thành luận án. - Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh và các Sở, ngành của tỉnh. - Lãnh đạo UBND các huyện, các phòng, ban cấp huyện, người dân ở địa bàn nghiên cứu và các cơ sở sản xuất, Doang nghiệp, Hợp tác xã làng nghề đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra khảo sát thực địa. - Bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong việc thu thập tài liệu và thông tin trong quá trình nghiên cứu. - Gia đình đã động viên chia sẻ tinh thần những lúc tôi gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu cho đến khi tôi hoàn thành luận án. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này./. Tác giả luận án Lê Xuân Tâm ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vii Danh mục các bảng viii Danh mục các biểu đồ x Danh mục các sơ đồ xi MỞ ĐẦU 1 1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 1 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4 Tổng quan các công trình nghiên cứu về làng nghề có liên quan 4 5 Những đóng góp mới của luận án 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 8 1.1 Một số khái niệm 8 1.1.1 Làng nghề 8 1.1.2 Phát triển làng nghề 10 1.1.3 Nông thôn mới và chương trình xây dựng nông thôn mới 11 1.2 Mối quan hệ giữa phát triển làng nghề với xây dựng nông thôn mới 12 1.2.1 Tác động của chương trình xây dựng nông thôn mới đến phát triển làng nghề 12 1.2.2 Vai trò phát triển làng nghề trong xây dựng nông thôn mới 14 1.3 Nội dung phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới 18 1.3.1 Phát triển kinh tế làng nghề 18 1.3.2 Phát triển văn hóa - xã hội làng nghề 21 1.3.3 Môi trường làng nghề 23 iii 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới 23 1.4.1 Chính sách phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới 24 1.4.2 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 24 1.4.3 Cơ sở hạ tầng 25 1.4.4 Các yếu tố đầu vào 26 1.4.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 28 1.4.6 Môi trường và bảo vệ môi trường 30 1.4.7 Thiết chế xã hội và truyền thống văn hóa 30 1.4.8 Các hình thức liên kết trong phát triển làng nghề 31 1.5 Cơ sở thực tiễn về phát triển làng nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới 1.5.1 1.5.2 31 Kinh nghiệm phát triển làng nghề tại một số nước trong khu vực và một số tỉnh, thành phố tại Việt Nam 31 Bài học kinh nghiệm cho Bắc Ninh 38 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 41 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 41 2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 42 2.1.3 Một số thuận lợi và khó khăn trong phát triển làng nghề 43 2.2 Phương pháp nghiên cứu 45 2.2.1 Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích phát triển kinh tế làng nghề 45 2.2.2 Chọn điểm nghiên cứu 49 2.2.3 Thu thập thông tin 50 2.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 52 2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 53 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 3.1 3.1.1 56 Khái quát lịch sử phát triển các làng nghề và xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh 56 Quá trình hình thành và phát triển của các làng nghề nghiên cứu 56 iv 3.1.2 Khái quát tình hình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh 3.2 Thực trạng phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh gắn với chương trình 59 xây dựng nông thôn mới 61 3.2.1 Phát triển kinh tế làng nghề 61 3.2.2 Phát triển văn hóa - xã hội làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới 81 3.2.3 Môi trường làng nghề 86 3.2.4 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 90 3.3 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến phát triển làng nghề Bắc Ninh gắn với xây dựng nông thôn mới 92 3.3.1 Chính sách phát triển làng nghề 92 3.3.2 Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch 94 3.3.3 Cơ sở hạ tầng 97 3.3.4 Các yếu tố đầu vào 99 3.3.5 Các yếu tố đầu ra 109 3.3.6 Môi trường và bảo vệ môi trường 112 3.3.7 Thiết chế xã hội và truyền thống văn hóa 115 3.3.8 Các hình thức liên kết trong phát triển làng nghề 117 3.3.9 Tổng hợp thực trạng phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới 120 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020 128 4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 128 4.1.1 Quan điểm chủ yếu về phát triển làng nghề ở Bắc Ninh giai đoạn hiện nay 128 4.1.2 Dự báo nhu cầu tiêu thụ và khả năng cạnh tranh một số sản phẩm chủ yếu 4.1.3 Định hướng phát triển làng nghề gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 4.2 4.2.1 130 133 Giải pháp phát triển làng nghề gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Bắc Ninh 135 Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với làng nghề 135 v 4.2.2 Hoàn thiện kết cấu hạ tầng làng nghề phù hợp với quá trình xây dựng nông thôn mới 139 4.2.3 Hoàn thiện các thiết chế xã hội 142 4.2.4 Chuẩn hóa các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất 142 4.2.5 Ổn định, mở rộng đầu ra của sản xuất 148 4.2.6 Xây dựng, phát triển các hình thức liên kết kinh tế trong làng nghề 149 4.2.7 Đối với các nhóm ngành nghề và sản phẩm cụ thể 149 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 152 1 Kết luận 152 2 Kiến nghị 153 Danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài 155 Tài liệu tham khảo 156 Phụ lục 163 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CCN CN Cụm công nghiệp Công nghiệp CN - TTCN CNH - HĐH CP ĐBSH Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Chính phủ Đồng bằng sông Hồng DN GTGT GTSX HTX Doanh nghiệp Giá trị gia tăng Giá trị sản xuất Hợp tác xã KCN KT - XH NN & PTNT Khu công nghiệp Kinh tế - Xã hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NTM QĐ SXKD TCVN Nông thôn mới Quyết định Sản xuất kinh doanh Tiêu chuẩn Việt Nam TM TNHH TTCN Thương mại Trách nhiệm hữu hạn Tiểu thủ công nghiệp UBND VLXD XDNTM Ủy ban nhân dân Vật liệu xây dựng Xây dựng nông thôn mới vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT 2.1 Tên bảng Trang Số điểm nghiên cứu, số mẫu điều tra về phát triển làng nghề Bắc Ninh 49 2.2 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 50 2.3 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp qua phiếu điều tra 51 3.1 Số lượng các làng nghề Bắc Ninh và làng nghề thuộc xã điểm Chương trình xây dựng NTM năm 2013 62 3.2 Biến động sản phẩm làng nghề ở Bắc Ninh giai đoạn 2007 - 2013 64 3.3 Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2013 70 3.4 Số lượng cơ sở sản xuất theo nhóm sản phẩm ở làng nghề tỉnh Bắc Ninh 71 3.5 Số lượng hộ sản xuất trong xã tại điểm nghiên cứu 73 3.6 Tổng hợp các chính sách về hỗ trợ SXCN, TTCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009-2012 3.7 77 Giá trị sản xuất của một số làng nghề chính ở Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2013 3.8 77 Chi phí sản xuất trung bình trên hộ sản xuất gốm tại Phù Lãng trong năm 2013 3.9 78 Lợi nhuận sau thuế trung bình của doanh nghiệp gỗ và thép trong giai đoạn 2011-2013 3.10 79 Đóng góp tăng trưởng GDP của kinh tế làng nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 20013 80 3.11 Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các làng nghề giai đoạn 2009-2011 81 3.12 Tổng hợp lượng chất thải rắn được phát sinh và tỉ lệ thu gom tại các xã có làng nghề khu vực nông thôn toàn tỉnh 3.13 88 Đánh giá sự thay đổi trong việc thực hiện các chính sách xây dựng nông thôn mới cho phát triển làng nghề 94 3.14 Tổng hợp các chính sách về quy hoạch 95 3.15 Tổng hợp các chính sách về phát triển CSHT nông thôn 97 3.16 Thực trạng biến động số lao động tại các hộ sản xuất tại điểm nghiên cứu 101 3.17 Công nghệ tại điểm nghiên cứu sử dụng vào sản xuất 103 viii 3.18 Tình hình cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất của làng nghề 106 3.19 Yếu tố tác động đến đầu vào sản xuất của các DN 107 3.20 Lý do hộ sản xuất không làm hợp đồng ở các làng nghề 108 3.21 Thực trạng mặt bằng sản xuất của các CSSX ở làng nghề Bắc Ninh 108 3.22 Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở một số ngành nghề chính trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2013 112 3.23 Tỷ lệ đáp ứng tiêu chí 17 về nông thôn mới tại các điểm nghiên cứu 113 3.24 Tổng hợp, so sánh số công trình vệ sinh môi trường đã và đang được đầu tư, xây dựng ở 2 nhóm xã xây dựng NTM có làng nghề hoặc không có làng nghề 114 3.25 Căn cứ để xây dựng quy hoạch cho phát triển làng nghề tại địa phương 121 3.26 Phương pháp tiến hành quy hoạch cho phát triển làng nghề 122 3.27 Đánh giá công tác quy hoạch cho phát triển làng nghề của người dân 122 3.28 Đánh giá chính sách đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ công 123 ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT 3.1 Tên biểu đồ Diễn biến về sản phẩm cơ khí và SXKL qua các năm 3.2 Tốc độ tăng giảm sản lượng bình quân các sản phẩm nhóm dệt nhuộm, tái chế giấy Diễn biến số lượng sản phẩm nhóm ngành gốm và vật liệu xây dựng 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 3.12 Trang 65 66 67 Diễn biến sản lượng bình quân các sản phẩm nhóm chế biến lương thực, thực phẩm giai đoạn 2007-2013 Tốc độ tăng giảm sản lượng bình quân các sản phẩm nhóm sản xuất đồ gỗ, đồ mỹ nghệ giai đoạn 2007-2013 69 Tỷ lệ thu gom rác tại các xã có làng nghề các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Sự hiểu biết của người dân về quy hoạch của xã Đánh giá chung về cơ sở hạ tầng ở địa phương 89 96 98 68 Số lượng lao động trực tiếp trong làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phân theo nhóm ngành nghề 99 Số lượng hộ gia đình tham gia sản xuất và tổng số hộ trong làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phân theo nhóm ngành nghề 100 Tỷ lệ người dân tham gia các lớp đào tạo nghề tại địa phương 102 Các hoạt động cải thiện môi trường 115 x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT 2.1 Tên sơ đồ Trang Khung phân tích phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh gắn với chương 3.1 trình xây dựng nông thôn mới Kênh tiêu thụ cơ bản cho các sản phẩm ở làng nghề Bắc Ninh xi 48 110 MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Xây dựng và phát triển nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nêu rõ: Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng (Ban chấp hành Trung ương, 2008); là vấn đề chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là cơ sở ổn định chính trị và an ninh quốc phòng; là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với vai trò và tầm quan trọng của nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và thực tiễn phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay ngày càng được nâng cao. Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (Chính phủ, 2009), trong đó nêu rõ 5 nhóm với 19 tiêu chí chung và mức cần phải đạt của 7 vùng kinh tế trong cả nước. Việc xây dựng nông thôn mới là tập hợp các hoạt động qua lại để cụ thể hoá các chương trình phát triển nông thôn, nhằm bố trí sử dụng các nguồn lực khan hiếm về tài chính, nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bị để tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ trong một thời gian xác định và thỏa mãn các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường cho sự phát triển bền vững ở nông thôn. Một trong những mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới hướng tới là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch… Chính vì vậy, việc khôi phục, phát triển làng nghề hiện nay là khâu quan trọng nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, giảm dần và thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn, khai thác các tiềm năng sẵn có nhằm ổn định và phát triển các làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) theo cơ chế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước phát triển kinh tế nông thôn. Trong số những công việc cần thực hiện để đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, việc phát triển các làng nghề đã và đang là bước 1 đi đúng đắn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội tại các địa phương hiện nay (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2009). Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 62 làng nghề, trong đó có 32 làng nghề truyền thống và 30 làng nghề mới (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2013). Các làng nghề đã tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ khắp thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu, tập trung vào các mặt hàng: đồ gỗ mỹ nghệ, gốm, tre trúc, tơ tằm, giấy, thép, đồng, nhôm… Bên cạnh một số làng nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển mạnh như: đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, sản xuất sắt thép Đa Hội, giấy Phong Khê, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tre trúc Xuân Lai… Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều làng nghề mới hình thành và đang từng bước phát triển (Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh, 2013). Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực về hiệu quả kinh tế - xã hội, nhiều làng nghề đang đứng trước khó khăn trong việc duy trì phát triển sản xuất như nguồn vốn hạn hẹp, công nghệ lạc hậu, môi trường sản xuất kinh doanh đang bị ô nhiễm, thiếu quy hoạch, các cơ sở sản xuất nghề xen lẫn trong khu dân cư… Những vấn đề này đã hạn chế khả năng phát triển của các làng nghề hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và là lực cản trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Ban chỉ đạo chương trình NTM, 2013). Như vậy, thách thức đặt ra cho Bắc Ninh là phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới như thế nào để cả hai mục tiêu đều đạt được. Việc gắn kết giữa phát triển làng nghề với xây dựng NTM ở Bắc Ninh đang đặt ra những vấn đề sau: - Thứ nhất, các làng nghề của Bắc Ninh hiện nay đã đạt được những tiêu chí nào trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, còn lại những tiêu chí nào chưa đạt được? Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới có phù hợp với thực trạng phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh hay không? Những tiêu chí nào phù hợp và những tiêu chí nào khó thực hiện/không phù hợp? Phát triển làng nghề đã gắn với xây dựng nông thôn mới hay chưa? - Thứ hai, việc phát triển các làng nghề hiện nay ở Bắc Ninh đang gặp phải những khó khăn gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới? - Thứ ba, cần đề xuất những giải pháp nào để việc phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới? 2 Để giải quyết những vấn đề đang đặt ra và trả lời những vấn đề trên liên quan đến việc gắn kết giữa phát triển làng nghề với Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tác giả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài Luận án tiến sỹ. 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển làng nghề, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề Bắc Ninh gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 của tỉnh. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. - Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 của tỉnh. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh. 3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (trong đó chủ yếu phân tích các nhóm ngành nghề như: Tái chế kim loại, sản xuất cơ khí; Dệt nhuộm, tái chế giấy; Sản xuất gốm và vật liệu xây dựng; Chế biến lương thực, thực phẩm; Sản xuất đồ gỗ, đồ mỹ nghệ;…). Phân tích sự phát triển của làng nghề trên ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường; Đánh giá sự hình thành và quá trình phát triển của các làng nghề hiện nay dựa trên các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. - Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2006 - 2012; số liệu sơ cấp điều tra trong giai đoạn 2011 - 2012 và đề xuất giải pháp phát triển các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn 3 mới đến năm 2020. - Về không gian: Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài tập trung phân tích đánh giá sự phát triển của các làng nghề đã có, không đề cập đến sự phát triển các làng nghề mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 4 Tổng quan các công trình nghiên cứu về làng nghề có liên quan 4.1 Các nghiên cứu có liên quan trên thế giới Năm 1970, so sánh sự phát triển của quá trình chuyển đổi từ nông thôn cũ sang nông thôn mới tại Trung Quốc, Needham đã chỉ ra sự tương đồng cũng như dị biệt về nguồn nhân lực (thợ thủ công) để đóng góp cho quá trình tồn tại của làng nghề thủ công truyền thống. Trong tác phẩm “Các doanh nghiệp nông thôn ở Trung Quốc” (Rural Enterprises in China), Findley et al. (1994) đã nghiên cứu rất kỹ vai trò cũng như tác động qua lại giữa quá trình xây dựng một nông thôn mới với việc phát triển doanh nghiệp trong làng nghề. Piek (1998) khi nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình quản lý kinh tế thành công trong quá trình chuyển dịch kinh tế nông thôn tại các nước đang phát triển, lấy làng nghề làm đối tượng nghiên cứu đã thấy rằng, yếu tố công nghệ đóng vai trò then chốt cho sự thành công này. Để đảm bảo cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất còn tồn tại, bên cạnh việc làm bằng tay, hầu hết công nghệ mới phải được đưa vào tại các công đoạn không cần thiết. Trong nghiên cứu của Awgichew (2010) về các chính sách và các giải pháp nhằm xúc tiến các làng nghề nông thôn ở Ethiopia tại Hội thảo Quốc tế về “Ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển các làng nghề” đã nêu lên các kinh nghiệm của Chính phủ Ethiopia trong việc chú trọng nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng giúp các làng nghề phát triển. Với 83% người dân Ethiopia sống ở các vùng nông thôn và sinh kế xuất phát từ nông nghiệp. Chính phủ Ethiopia đã thông qua chiến lược công nghiệp hoá phát triển nông nghiệp (ADLI), đóng vai trò làm khung cho qui hoạch đầu tư nông thôn trong các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, nghiên cứu và mở rộng. Kế hoạch phát triển bền vững và nhanh chóng để chấm dứt đói nghèo có 70% người dân nông thôn được tổ chức theo hợp tác xã, 200 điểm cung cấp thông tin thị trường cấp huyện và 20 trung tâm ở vùng sâu vùng xa của Ethiopia đã được dựng lên; 25 trung tâm giáo dục và đào tạo nghề ra đời; 10 triệu người được 4 đào tạo; 8 triệu đường dây điện thoại (cố định, không dây và di động) và tăng dịch vụ truyên thông và công nghệ thông tin. Thay đổi cách sống của người dân vùng nông thôn, đặc biệt là bằng cách giúp họ có thể sử dụng được các thiết bị máy móc hiện đại và kết nối họ với thế giới hiện đại. 4.2 Các nghiên cứu có liên quan trong nước Những công trình nghiên cứu tiêu biểu về phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới trong nước đến nay được thể hiện qua nhiều tác phẩm gồm: Trong tác phẩm “Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước” (Vũ Quốc Tuấn, 2011), lần đầu tiên có một công trình chính thức nêu vấn đề về phát triển làng nghề trong bối cảnh có xây dựng nông thôn mới. Tại công trình này, tác giả đã phân tích, nhấn mạnh đến việc cần phải tiến hành các hoạt động lồng ghép phát triển làng nghề cùng với việc xây dựng nông thôn mới, coi phát triển làng nghề như một “hạt nhân”, “cốt lõi” đối với vấn đề xây dựng nông thôn mới ở các xã có nghề hoặc các xã có khu vực địa lý gần với làng nghề. Với đề tài khoa học cấp Bộ: "Nghiên cứu chính sách và giải pháp phát triển làng nghề ở Việt Nam", của Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp (Nguyễn Quang Dũng và cs., 2012), tập thể nhóm tác giả cũng đưa ra khái niệm phát triển làng nghề theo định hướng xây dựng nông thôn mới. Tại công trình, tác giả đã nêu ra được rằng: Phát triển làng nghề theo định hướng xây dựng nông thôn mới không chỉ giúp nâng cao thu nhập, đời sống nông dân, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, để lại khoảng trống đất đai dành cho phát triển nông nghiệp quy mô lớn. Năm 2013, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện đề tài khoa học “Phát huy vai trò của làng nghề trong xây dựng nông thôn mới” (Nguyễn Thanh Tài và cs., 2013). Có thể nói đây là 1 công trình về phát triển làng nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay gắn với 1 địa phương cụ thể. Đề tài đề cập những vấn đề xung quanh công tác phát triển các làng nghề hiện nay và nêu bật vai trò của lĩnh vực này trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, đưa ra nhiều giải pháp để tạo động lực phát triển như cần quy hoạch lại làng nghề một cách hợp lý và chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra, công tác bảo vệ môi trường, đổi mới công nghệ, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định cho các làng nghề cũng được nêu ra. Ngoài những công trình nghiên cứu về làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới có quy mô lớn, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan được 5 đăng tải trên các tạp chí khoa học và các tạp chí ở các tỉnh. Điểm qua các công trình như để khẳng định rằng, việc xác định phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới đã có những nghiên cứu chấm phá. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải giải quyết, đặc biệt phải chỉ rõ được sự khác biệt của việc phát triển làng nghề bền vững với khái niệm phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những điểm hợp lý của các quan niệm nêu trên và nghiên cứu của bản thân, tác giả luận án cho rằng phát triển làng nghề theo định hướng xây dựng NTM là một hình thức phát triển mới, phù hợp với tiến trình vận động của xã hội nông thôn ở Việt Nam hiện nay. Việc lồng ghép phát triển làng nghề với chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ giúp cho các chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường của nông thôn mới trở nên khả thi hơn, trong khi đó làng nghề cũng sẽ được phát triển đúng quy hoạch, yếu tố môi trường, công nghệ và nhân lực,… được bảo đảm. Trong đó nhấn mạnh đến việc bảo tồn đối với một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, khả năng thích ứng đối với một số làng nghề phát triển kém và sự lan tỏa đối với các làng nghề phát triển mạnh. 5 Những đóng góp mới của luận án 5.1 Đóng góp về mặt lý luận của luận án Thông qua việc tổng kết bài học kinh nghiệm phát triển làng nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn của một số nước trong khu vực, một số địa phương trong nước, kế thừa các nghiên cứu đã có về phát triển làng nghề và phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới tác giả đã phân tích, làm rõ được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc lồng ghép giữa phát triển làng nghề với Chương trình XDNTM. Luận án đã chỉ ra rằng việc lồng ghép giữa phát triển làng nghề với Chương trình XDNTM sẽ giúp cho các chỉ tiêu kinh tế trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới trở nên khả thi hơn, các làng nghề sẽ phát triển đúng quy hoạch; các yếu tố xã hội, môi trường, công nghệ và nhân lực… trong quá trình phát triển làng nghề được bảo đảm. Làm rõ được nội dụng phát triển làng nghề gắn với XDNTM và các yếu tố tác động ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gắn với XDNTM, cũng như quan hệ biện chững giữa phát triển làng nghề với XDNTM, qua đó góp phần làm sâu sắc thêm lý luận về phát triển làng nghề gắn với XDNTM. 6 5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn của luận án Đánh giá được thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển làng nghề trong quá trình XDNTM ở Bắc Ninh; phân tích làm rõ quan hệ biện chứng giữa phát triển làng nghề với XDNTM, chỉ ra những thành công và hạn chế. Đề xuất được các quan điểm, định hướng, giải pháp và kiến nghị nhắm phát triển làng nghề gắn với XDNTM ở Bắc Ninh có cơ sở, phù hợp và tính khả thi. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất