Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội huyện vị xuyên, hà giang thời kì đổi mới...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội huyện vị xuyên, hà giang thời kì đổi mới

.PDF
129
707
147

Mô tả:

Luận văn NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VỊ XUYÊN, HÀ GIANG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––– BÙI PHƯƠNG THÚY NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI HUYỆN VỊ XUYÊN, HÀ GIANG THỜI KÌ ĐỔI MỚI Chuyên ngành : ĐỊA LÝ HỌC Mã số : 60.31.95 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ NHƯ VÂN THÁI NGUYÊN - NĂM 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––– BÙI PHƯƠNG THÚY NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI HUYỆN VỊ XUYÊN, HÀ GIANG THỜI KÌ ĐỔI MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ THÁI NGUYÊN - NĂM 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một trong những thành tựu đạt được trong thời kì đổi mới của Việt Nam là tăng trưởng kinh tế đi đôi công bằng xã hội, đặc biệt đối với miền núi và vùng dân tộc. Nhờ đó, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là các dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần. Tuy nhiên, hiện trạng phát triển KTXH ở Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều mặt khó khăn, yếu kém. Đó là chất lượng tăng trưởng chưa thực sự ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng, sự phân hóa giàu - nghèo, sự xuống cấp về môi trường sinh thái, thêm nữa, phải đối mặt tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Do đó, để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại đòi hỏi chúng ta phải thực hiện phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững và chất lượng cao hơn. Nội dung lý luận cũng như thực tiễn phát triển KTXH trong thời kỳ đổi mới có thể tìm thấy qua thực tiễn huyện miền núi biên giới, dân tộc như huyện Vị Xuyên, Hà Giang. Việc nghiên cứu sâu sắc tình hình phát triển KTXH là một cơ sở quan trọng trong nhận thức địa lý địa phương cấp huyện cũng như trong hệ thống kiến thức địa lý học. Do đó, kết quả đề tài có thể sử dụng để nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy và học tập một số bài về địa lý địa phương huyện Vị Xuyên trong chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Đồng thời đưa ra những phương hướng cụ thể phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của một huyện miền núi, để từ đó có những giải pháp thiết thực góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển KTXH của huyện trong những năm tới. Với cách đặt vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên, Hà Giang thời kỳ đổi mới". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Đề tài trên được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Vũ Như Vân, sự giúp đỡ của các cơ quan chính quyền huyện Vị Xuyên, Hà Giang, sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các thầy cô giáo khoa Địa lí trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Vận dụng cơ sở lí luận Địa lí KTXH và tổ chức lãnh thổ để đánh giá hiện trạng phát triển KTXH huyện Vị Xuyên trong thời kì đổi mới đồng thời đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển bền vững. Kết quả nghiên cứu một phần có thể sử dụng để tư vấn phát triển KTXH cũng như dạy học địa lý địa phương huyện Vị Xuyên, Hà Giang. 2.2. Nhiệm vụ Phân tích các nguồn lực phát triển KTXH huyện Vị Xuyên. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị xuyên, tỉnh Hà Giang thời kì đổi mới (chủ yếu từ năm 2000 đến nay). Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát triển KTXH ở huyện Vị Xuyên theo hướng bền vững. 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu về nội dung lý luận cũng như thực tiễn phát triển KTXH cấp huyện. Về thời gian, nghiên cứu tình hình phát triển KTXH ở huyện Vị Xuyên trong thời kì đổi mới, chủ yếu là từ năm 2000 đến nay khi lựa chọn số liệu, phân tích và đánh giá thực trạng. Giới hạn không gian nghiên cứu chủ yếu là địa bàn huyện Vị Xuyên với đặc điểm là huyện miền núi biên giới - dân tộc có sự phân chia theo trình độ phát triển có tính tới những cơ hội và thách thức do sự hội nhập kinh tế đối với cộng đồng các dân tộc miền núi biên giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu phát triển KTXH là một nội dung quan trọng trong Kinh tế học và Địa lý học. Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề này, nhiều giáo trình, tạp chí được xuất bản ở góc độ này hay góc độ khác đều ít nhiều đề cập đến tình hình phát triển KTXH. Đối với kinh tế học C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những đóng ghóp to lớn, sự ra đời của học thuyết Giá trị thặng dư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhận thức, quan điểm về phát triển kinh tế; Học thuyết kinh tế của C.Mác đã đưa ra 4 yếu tố nguồn lực quyết định sự phát triển kinh tế. Nhiều học giả Phương Tây cũng đã cống hiến cho nhân loại nhiều học thuyết về phát triển kinh tế có giá trị như W.Rostow (người Mỹ) với Lí luận về các giai đoạn phát triển kinh tế; Lí luận về cơ cấu kinh tế (kết cấu kinh tế) của Lewis, Feller, Ranis. Các quan điểm Chủ nghĩa phát triển, Thuyết thể chế của Raul Prebisch (người Achentina), Thuyết định hướng tương lai đã nghiên cứu sâu sắc về phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu đổi mới Đại hội Đảng VI (1986) đã đưa ra quan điểm là phải tập trung ưu tiên phát triển kinh tế, đồng thời phải thực hiện công bằng xã hội, từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Đã có nhiều nghiên cứu chuyên ngành, nhiều nhà khoa học đã viết về phát triển KTXH. Đó là Viện nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương, Viện Kinh tế Việt Nam... các tạp chí nghiên cứu sâu sắc về KTXH: Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Thời báo kinh tế Việt Nam; nhiều giáo trình viết về kinh tế phát triển của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh,... phát triển KTXH trên quan điểm địa lý học cũng được đề cập nghiên cứu, có thể kể đến các giáo trình: Địa lý kinh tế - xã hội đại cương do Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên); Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam (phần đại cương) do GS Nguyễn Viết Thịnh và GS.TS Đỗ Thị Minh Đức biên soạn; Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam do GS. Lê Thông (chủ biên). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Về huyện Vị Xuyên từ khi đổi mới đến nay đã có một số báo cáo, nhiều tạp chí, nhiều chương trình nói về tình hình phát triển KTXH của huyện. Có trên 32 đầu mục tin về Vị Xuyên trên mạng internet. Những thông tin về tình hình phát triển KTXH huyện Vị Xuyên thời kỳ đến năm 2010 và 2020 có thể tìm thấy trong một số tài liệu có độ tin cậy cao, như: Quy hoạch tổng thể KTXH huyện Vị Xuyên thời kỳ 2000 - 2010, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang, huyện Vị Xuyên, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và các mục tiêu giải pháp, kế hoạch năm sau. Theo hướng này cũng có thể tìm thấy giá trị thông tin nguồn từ một số nghiên cứu: “Địa lý tỉnh Hà Tuyên” viết cả về tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang trước đây và “Địa lý tỉnh Hà Giang” hiện nay, các sách, báo, tạp chí viết về Hà Giang. Trong số tài liệu khác có giá trị phải kể tới: Niên giám Thống kê huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang một số năm; Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần XXII, nhiệm kỳ 2010 - 2015; Kế hoạch phát triển KTXH huyện Vị Xuyên giai đoạn 2010 - 2015 của UBND huyện Vị Xuyên, Huyện uỷ Vị Xuyên và một số tài liệu khác nghiên cứu về Hà Giang nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang nhiệm kì 2010 - 2015 và tầm nhìn 2020. Cũng phải kể tới sự quan tâm của các nhà địa lý về huyện Vị Xuyên trong Đề tài nghiên cứu khoa học Cấp Bộ: “Giải pháp phát triển bền vững trong điều kiện khó khăn của môi trường địa lý vùng cao biên giới qua thực tế cao nguyên Đồng Văn - Lũng Cú, Hà Giang” (Mã số B 200 - 03- 43) [20]. Về sự tăng trưởng và giảm nghèo trong thời kỳ đổi mới có báo cáo của chúng tôi tại Hội nghị khoa hoc Địa lí toàn quốc ngày 19/6/2010 với tiêu đề: “Tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở huyện Vị Xuyên, Hà Giang: vấn đề và giải pháp” [10]. Trong đó, chúng tôi nhận thức được việc nghiên cứu huyện vùng cao biên giới nói chung và ở Vị Xuyên nói riêng đặt ra nghiều vấn đề cần được nghiên cứu trên phạm vi rộng lớn hơn, nhất là trong tiến trình chuẩn bị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XI, đang tiến hành đánh giá thành tựu đạt được, bàn thảo các định hướng cũng như giải pháp tăng trưởng nhanh và bền vững để cùng với cả nước thực hiện CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm phương pháp luận Quan điểm tổng hợp: Các hiện tượng Địa lý KTXH rất phong phú và đa dạng. Chúng có quá trình hình thành, phát triển trong mối liên hệ nhiều chiều giữa bản thân các hiện tượng đó với nhau và giữa chúng với các hiện tượng khác. Áp dụng quan điểm này cho phép nghiên cứu các vấn đề KTXH huyện Vị Xuyên một cách toàn diện và chặt chẽ. Quan điểm hệ thống: Đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống, gồm nhiều phân hệ có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Một phân hệ thay đổi sẽ ảnh hưởng đến vận động của toàn hệ thống. Huyện Vị Xuyên được coi là một hệ thống được đặt trong hệ thống lớn hơn là tỉnh Hà Giang. Đến lượt mình, huyện như một hệ thống bao gồm các phân hệ thấp: các xã, thị trấn, thôn bản. Do đó, cần phải tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống và trong cùng một hệ thống. Quan điểm lịch sử: Theo quan điểm này khi xem xét một hiện tượng địa lý KTXH phải thừa nhận quá khứ để lý giải ở mức độ nhất định cho hiện tại và dự báo phát triển trong tương lai. Nghiên cứu phát triển KTXH huyện Vị Xuyên trong thời kì đổi mới cho phép chúng ta hiểu biết đầy đủ và sâu sắc tình hình phát triển KTXH trước đó, về hiện tại đồng thời dự báo và định hướng sự phát triển trong tương lai. Quan điểm kinh tế: Quan điểm này được thể hiện qua một số chỉ tiêu kinh tế cụ thể như: tốc độ tăng trưởng, hiệu qủa kinh tế... Trong nghiên cứu phát triển KTXH huyện Vị Xuyên áp dụng quan điểm này để có thể thấy rõ hơn các chỉ tiêu về KTXH cụ thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Quan điểm phát triển bền vững: Quán triệt quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo sự bền vững về cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Đối với huyện Vị Xuyên nghiên cứu phát triển KTXH phải đặt trong mối quan hệ giữa ba bộ phận cấu thành phát triển bền vững. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập, tổng hợp, phân tích có lựa chọn các loại tài liệu, số liệu đã xuất bản của các cơ quan, ban ngành của huyện Vị Xuyên, của tỉnh Hà Giang và trên mạng internet như: Niên giám thống kê của huyện Vị Xuyên và tỉnh Hà Giang, Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên nhiệm kì 2005 - 2010 và 2010 - 2015, Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Vị Xuyên 2010 - 2020. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Các tài liệu, số liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, được phân tích và xử lí cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu, đồng thời có sự so sánh, đối chiếu giữa các tài liệu, đặc biệt là giữa các số liệu có sự so sánh giữa các mốc thời gian và giữa các đơn vị lãnh thổ. Phương pháp bản đồ - biểu đồ: Các bản đồ về dân cư, bản đồ kinh tế chung và phân hóa lãnh thổ dùng để mô tả hiện trạng KTXH, sự phân bố các hiện tượng địa lý kinh tế, các mối liên hệ lãnh thổ trong không gian, mối quan hệ giữa chúng và những dự kiến phát triển kinh tế. Các biểu đồ được sử dụng để phản ánh quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng trưởng của các hiện tượng KTXH. Phương pháp thực địa: Khảo sát thực tế tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, khu Kinh tế quốc phòng 313, TT Vị Xuyên, TT Việt Lâm và một số xã Phú Linh, Kim Thạch, Đạo Đức, Cao Bồ. Phương pháp phân tích SWOT: SWOT là tập hợp viết tắt của: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. 6. Cấu trúc đề tài nghiên cứu Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm các chương chủ yếu: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài; Chương 2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên thời kì đổi mới; Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên, Hà Giang đến năm 2015. 7. Những đóng góp của luận văn Đánh giá hiện trạng phát triển KTXH của huyện Vị Xuyên, Hà Giang trong thời đổi mới. Đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển KTXH huyện Vị Xuyên, Hà Giang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Quan niệm về phát triển KTXH thời kì đổi mới Đổi mới là một chương trình cải cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 80. Đường lối đổi mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đổi Mới về kinh tế được thực hiện trước tiên. Trong những năm đầu thế kỉ XXI, Việt Nam mới bắt đầu thực hiện đổi mới trên các mặt khác: xã hội, chính trị, tư duy, cơ chế, văn hóa... Quá trình đổi mới về kinh tế được thực hiện trước tiên, chính thức từ năm 1986. Từ năm 1986 trở đi, có thể chia quá trình này thành các giai đoạn: (1) Giai đoạn 1986 - 1996: 10 năm đầu thực hiện đổi mới, đã kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, là giai đoạn chuẩn bị tiền đề cho CNH; (2) Giai đoạn 1996 - 2006: Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6, 7/1996) đánh đấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kì mới - thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH. Mục tiêu đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp; (3) Giai đoạn 2006 trở đi: chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (7/1/2007). Phát triển: “phát triển là cái quá trình qua đó một xã hội người cùng nhau phấn đấu đạt tới chỗ thỏa mãn được các nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản và hiện đại”.[1, tr8]. Hoặc có thể hiểu, “phát triển là quá trình nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người trên nhiều khía cạnh khác nhau như: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 nâng cao mức sống vật chất; nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa xã hội; cải thiện giáo dục, chăm sóc sức khỏe của người dân; cải thiện quan hệ xã hội, tạo sự bình đẳng về cơ hội và bảo đảm các quyền chính trị và công dân”.[2, tr 4]. Phát triển kinh tế: Có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) mọi mặt về kinh tế trong một thời điểm nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu KTXH. Theo Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin, “Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế đi kèm với sự hoàn chỉnh cơ cấu, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống”. Phát triển kinh tế biểu hiện: Một là, sự tăng lên của GNI, GDP hoặc GNI và GDP/người. Hai là, sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng lên còn tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm xuống, nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng lên. Ba là, chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện, tăng lên. Muốn vậy, không phải chỉ có GDP hoặc GNI theo đầu người tăng lên, mà còn phải phân phối hợp lí kết quả tăng trưởng, ổn định lạm phát, ngăn ngừa khủng hoảng nhờ có thể chế kinh tế tiến bộ. Chất lượng cuộc sống tăng lên còn thể hiện ở chỗ sản phẩm làm ra có chất lượng ngày càng cao. Ngoài ra, việc giữ gìn môi trường trong sạch cũng đang là một tiêu chuẩn của chất lượng cuộc sống và là điều kiện quan trọng của sự phát triển kinh tế bền vững. [5, tr 42]. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Là quá trình biến đổi cả về lượng và chất; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội [6, tr 15]. Theo cách hiểu trên nội dung của phát triển kinh tế gồm: - Sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên mỗi đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất và thực hiện các mục tiêu khác của sự phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 - Sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế, người ta thường dựa vào vào dạng cơ cấu ngành kinh tế đạt được. - Sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí, tuổi thọ bình quân tăng,... là các mục tiêu cuối cùng mà phát triển kinh tế cần đạt được. Tiêu chí này thể hiện sự thay đổi về chất xã hội của sự phát triển. Phát triển kinh tế bền vững: Từ thập niên 70, 80 của thế kỉ XX, khi tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã đạt được tốc độ khá cao, người ta bắt đầu lo nghĩ đến những ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai con người và vấn đề phát triển bền vững được đặt ra. Đến năm 1987, trong Báo cáo về Tương lai chung của chúng ta đã khẳng định phát triển kinh tế và môi trường là không thể tách rời và phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Điều kiện để phát triển bền vững là phải có sự chuyển giao các nguồn lực cho phát triển KTXH, sao cho thế hệ tương lai vẫn có đủ số lượng nguồn lực không ít hơn những gì mà thế hệ hiện tại đang có, để họ có mức sống bằng hoặc tốt hơn so với thế hệ hiện tại. Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa cả về kinh tế, xã hội, môi trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người ở các thế hệ hiện tại và tương lai. 1.1.2. Đánh giá phát triển KTXH 1.1.2.1. Các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế - Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross output) Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định. Tổng giá trị sản xuất có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 thể được tính theo hai cách. Thứ nhất, đó là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế. Thứ hai, tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA). - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP- Gross domestic product) GDP là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ quốc gia tạo nên. Đại lượng này thường được tiếp cận theo các cách khác nhau: Về phương diện sản xuất: GDP là tổng giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong nước sau khi đã trừ đi các chi phí trung gian. Về phương diện tiêu dùng: GDP được xác định là tổng giá trị của Tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình (C); Các khoản chi tiêu của chính phủ (G); Tổng đầu tư tích lũy tài sản (I); Giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu (X - M). Về phương diện thu nhập: GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, gồm: thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (W); thu nhập của người có đất cho thuê (R); thu nhập của người có tiền cho vay (In); thu nhập của người có vốn (Pr); khấu hao vốn cố định (Dp) và thuế kinh doanh (Tl). - Tổng thu nhập quốc dân (GNI - Gross national income) GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này bao gồm các khoản hình thành từ thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính đến cả các khoản nhận từ nước ngoài về và chuyển ra nước ngoài. Sự gia tăng thêm GNI thực tế đó chính là sự gia tăng tăng trưởng kinh tế, nó nói lên hiệu quả của các hoạt động kinh tế đem lại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 - Thu nhập quốc dân (NI - National income) Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. NI chính là GNI sau khi đã trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế (Dp). NI phản ánh phần của cải thực sự mới được tạo ra hàng năm. - Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI - National disposable income) Là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần trong một thời kì nhất định. Thực tế NDI là thu nhập quốc dân (NI) sau khi đã điều chỉnh các khoản thu, chi về chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú và không thường trú. - Thu nhập bình quân đầu người Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP và GNI còn được sử dụng để đánh giá mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi quốc gia (GDP/người; GNI/người). Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung. 1.1.2.2. Các chỉ tiêu về thay đổi cơ cấu kinh tế - Cơ cấu ngành (lĩnh vực) kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế (gọi tắt là cơ cấu ngành) là một bộ phận cấu thành cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Là tổng hợp các ngành (lĩnh vực) của nền kinh tế được sắp xếp theo một tương quan tỷ lệ nhất định. Ở chừng mực nhất định, cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động của nền kinh tế nói chung và trình độ phát triển sức sản xuất nói riêng. Về mặt định lượng cơ cấu ngành là quy mô và tỷ trọng chiếm về GDP, lao động, vốn của mỗi ngành trong tổng thể kinh tế. Về mặt định tính thể hiện vị trí và tầm quan trọng của mỗi ngành trong nền kinh tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 - Cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu thành phần kinh tế là tương quan theo tỷ lệ giữa các thành phần kinh tế tham gia vào các ngành, lĩnh vực hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Là dạng cơ cấu phản ánh tính chất xã hội hóa về tư liệu sản xuất và tài sản của nền kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay tồn tại 6 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế Cơ cấu lãnh thổ là tương quan tỷ lệ giữa các vùng trong phạm vi quốc gia được sắp xếp một cách tự phát hay tự giác có chủ định. Cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu ngành có mối quan hệ qua lại với nhau. Cơ cấu lãnh thổ được hình thành và gắn liền với cơ cấu ngành và cùng thể hiện trong vùng kinh tế. Trong cơ cấu lãnh thổ có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trên một không gian cụ thể. Xu thế phát triển của cơ cấu lãnh thổ thường là tổng hợp, đa dạng với sự ưu tiên của một vài ngành có ưu thế trội, liên quan đến phân bố dân cư, phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng. Trong cơ cấu ngành cũng có bóng dáng của cơ cấu lãnh thổ. Sự phát triển và phân bố các ngành không thể ở ngoài lãnh thổ được. Tiêu chuẩn đánh giá cơ cấu lãnh thổ là hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển. Về thực chất, đó là sự điều chỉnh cơ cấu trên ba mặt biểu hiện (ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế) nhằm hướng sự phát triển của cả nền kinh tế vào các chiến lược KTXH đã được đề ra cho từng thời kì cụ thể. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giúp cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, vững chắc và có khả năng hội nhập với khu vực và thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 1.1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển xã hội - Một số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người Các chỉ tiêu phản ánh mức sống: nhu cầu mức sống vật chất thể hiện ở nhu cầu hấp thụ lượng calo tối thiểu bình quân trên một ngày đêm của con người (2100 - 2300 calo) đảm bảo khả năng sống và làm việc bình thường, có xét tới cơ cấu nam nữ, trọng lượng cơ thể cũng như điều kiện khí hậu, môi trường. Nhóm chỉ tiêu giáo dục và trình độ dân trí: Tỷ lệ người lớn biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) phân theo giới tính, khu vực; tỷ lệ nhập học các cấp; số năm đi học trung bình (từ 7 tuổi trở lên); tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục so với tổng chi ngân sách hoặc so với mức GDP. Nhóm chỉ tiêu về tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khoẻ bao gồm: tuổi thọ bình quân tính từ thời điểm mới sinh; tỷ lệ trẻ em chết yểu có thể tính cho những trẻ em chết trong vòng 1 năm hoặc 5 năm; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng theo các tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng; tỷ lệ các bà mẹ tử vong vì lí do sinh sản được tính bằng số bà mẹ chết trong thời gian mang thai hoặc sau khi sinh so với 1000 trẻ em sinh ra còn sống; tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng dịch; tỷ lệ chi ngân sách cho y tế. Nhóm chỉ tiêu về dân số và việc làm bao gồm: tốc độ gia tăng dân số tự nhiên; tỷ lệ thất nghiệp thành thị; tỷ lệ sử dựng thời gian lao động ở khu vực nông thôn. Tốc độ tăng dân số cao dẫn đến tốc độ tăng trưởng lao động lớn hơn so với khả năng tăng trưởng việc làm và tình trạng thất nghiệp trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Một tốc độ tăng dân số ngày càng thấp thể hiện xu thế của sự phát triển và kéo theo đó là tỷ lệ thất nghiệp ngày càng giảm đi. Chỉ số phát triển con người: là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người, phản ánh mức độ đạt được những khát vọng chung của họ. Đó là có sức khỏe dồi dào, có tri thức và mức thu nhập cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 - Chỉ tiêu về nghèo đói và bất bình đẳng Các chỉ tiêu thường sử dụng để đánh giá nghèo đói và bất bình đẳng về kinh tế gồm: tỷ lệ hộ nghèo trong xã hội có sự phân chia theo từng vùng, giới tính, dân tộc và theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành quốc tế hoặc theo quốc gia; chỉ tiêu hệ số giãn cách thu nhập xác định mức thu nhập giữa các bộ phận dân cư giàu và nghèo trong xã hội. Ngoài ra có thể sử dụng một số phương pháp khác để đánh giá mức độ bất bình đẳng như phân tích đường cong Lorenz, hệ số GINI... 1.1.3. Quan điểm về chiến lƣợc phát triển đối với Việt Nam thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc 1.1.31. Quan điểm chung Mục đích và yêu cầu của phát triển kinh tế: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” là mục tiêu cao nhất của Việt Nam. Phát triển kinh tế hướng tới đem lại sự giàu có cho nhân dân, nước ta phải đẹp và phải mạnh. Xây dựng nền KTXH chủ nghĩa có quy mô tăng nhanh liên tục, bền vững gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Phát triển nền kinh tế một cách toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm để tăng nhanh tổng GDP quốc gia, tăng nhanh GDP/người và phúc lợi xã hội; làm cho mọi người dân được thụ hưởng các kết quả từ sự phát triển kinh tế hướng tới văn minh, hiện đại. Tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách có chất lượng, bền vững; đảm bảo được yêu cầu hiện đại và công bằng xã hội. Con đường phát triển của nền kinh tế Việt Nam: Đó là phát triển nền kinh tế thị trường, đa chế độ sở hữu và đa hình thức kinh tế dựa trên cơ sở tri thức cao và công nghệ tiên tiến; phát triển nền kinh tế có tổ chức; thực hiện thành công CNH, HĐH với phương châm rút ngắn trong điều kiện triệt để lợi dụng mặt tích cực của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế thị trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 Giai đoạn phát triển của nền kinh tế Việt Nam: Theo PGS.TS Ngô Doãn Vịnh nền kinh tế Việt Nam gồm 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn đầu là giai đoạn “khởi động và tạo đà” phát triển và hội nhập quốc tế sâu, toàn diện. Là giai đoạn Việt Nam phải tập trung tạo dựng các yếu tố nền tảng để phát triển. Trước hết là phát triển con người; xây dựng thể chế và khung khổ pháp lí; tạo dựng các ngành, lĩnh vực then chốt; xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại cho nền kinh tế và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời phải coi trọng vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn và vấn đề tích lũy từ nông, lâm, ngư nghiệp; tạo ra sự thay đổi về chất của bản thân khu vực này, làm cho khu vực này có tích lũy và góp phần tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu phân công lao động xã hội cũng như triển khai công nghiệp hóa kiểu mới trên quy mô lớn. Trong giai đoạn đầu công nghiệp chế tạo máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp khai khoáng cần được ưu tiên phát triển. Những xí nghiệp then chốt (quy mô lớn, công nghệ cao) sẽ được lựa chọn và cân nhắc kĩ càng để xây dựng, tạo nhân tố cho công nghiệp phát triển quy mô lớn, tốc độ cao. Nền kinh tế mở cửa mạnh với bên ngoài. (2) Giai đoạn tiếp theo (dài khoảng 30 năm) là giai đoạn phát triển cao hơn về chất trên cơ sở có sự phát triển tiên tiến, hiện đại của công nghiệp và dịch vụ. Tự động hóa, tin học hóa phải được đặc biệt chú trọng và phát triển mạnh mẽ, hàm lượng chất xám chiếm nhiều hơn trong giá trị sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ. Hình thành rõ nét các ngành, lĩnh vực và lãnh thổ động lực. Nền kinh tế hội nhập sâu, toàn diện và có hiệu quả với quốc tế. Về cơ bản xã hội đã có tiến bộ vượt bậc, có được dấu ấn của hiện đại và tiến bộ rõ nét. Nước ta đã có sức mạnh về kinh tế, văn hóa phát triển cao; an ninh, quốc phòng vững mạnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 (3) Giai đoạn đất nước thực sự hưng thịnh, nền kinh tế đã cất cánh. Giai đoạn này bắt đầu có thể tính từ sau năm 2045, thời gian khoảng 30 năm. Các tập đoàn kinh tế với những sản phẩm chủ lực hùng mạnh đã hình thành làm nòng cốt cho nền kinh tế. Đô thị hóa trình độ cao trở thành phổ biến. Xã hội văn minh, tiến bộ. Trí tuệ của nguồn nhân lực có chất lượng cao và công nghệ tiên tiến trở thành hai nhân tố cơ bản của sự phát triển. Nền kinh tế có khả năng tự chủ cao, hội nhập có hiệu quả trong phân công lao động quốc tế. Xã hội giàu có đã hình thành. Giá trị cần được huy động cho phát triển: nhà nước, người dân và các giá trị văn hóa, cộng đồng và doanh nghiệp. Vấn đề chủ thuyết (lý thuyết chủ đạo) về phát triển của nền kinh tế: nhiều ý kiến cho rằng chúng ta muốn phát triển được phải dựa vào trí tuệ Việt Nam (nguồn nhân lực chất lượng cao) cộng với tài nguyên của đất nước kết hợp công nghệ (kể cả vốn) của nước ngoài. Điểm mấu chốt có ý nghĩa quyết định đối với quyết sách phát triển đất nước hôm nay và trong tương lai gần còn cần nhấn mạnh một vấn đề nữa là “tạo ra một trật tự hợp lý và đem lại lợi ích cho nhiều người một cách công bằng”. [21, 22] 1.1.3.2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỉ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn ở giai đoạn sau. Về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường: Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hài hoà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng theo qui mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh hàm lượng nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế . Phấn đấu đạt tăng trưởng GDP bình quân 7 - 8% /năm. GDP bình quân đầu người đạt 3000 - 3200 USD. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả. Tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao chiếm khoảng 40% trong tổng GDP công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển toàn diện, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tỉ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30% lao động xã hội. Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ. Tỉ lệ đô thị hoá đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%. Xây dựng xã hội đồng thuận, dân chủ, kỉ cương, công bằng, văn minh. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tốc độ tăng dân số ổn định ở mức 1,1%/năm; tuổi thọ trung bình đạt 75 tuổi, đạt 9 bác sĩ và 26 giường bệnh/một vạn dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; lao động qua đào tạo chiếm trên 70%, lao động qua đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; tỉ lệ hộ nghèo giảm 2 - 3%/năm; phúc lợi an sinh xã hội được đảm bảo. Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010; thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng và nhóm dân cư. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, gia đình tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 Cải thiện chất lượng môi trường, đưa độ che phủ rừng lên 45%. Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh. 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh mới áp dụng công nghệ sạch, các thiết bị xử lí các chất thải; trên 50% cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn môi trường. Các đô thị loại IV trở lên và tất cả các KCN, khu chế xuất có hệ thống xử lí nước thải tập trung. 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lí đạt tiêu chuẩn. Cải thiện và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm nặng. Chú trọng ứng phó có hiệu quả với biến đổi môi trường, đặc biệt là nước biển dâng. Phát triển hài hoà, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung qui hoạch và có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển. Thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; đồng thời, tạo điều kiện phát triển nhanh hơn các khu vực còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùng biên giới, hải đảo, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc và phía tây các tỉnh miền Trung. Lựa chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội để hình thành một số khu kinh tế đầu tàu phát triển. Riêng đối với vùng trung du miền núi: Phát triển mạnh sản xuất lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc. Bảo vệ và phát triển rừng. Khai thác tiềm năng đất đai, thuỷ điện, khoảng sản; xây dựng hồ chứa nước và phát triển thuỷ lợi nhỏ kết hợp thuỷ điện. Khuyến khích phát triển công nghiệp và dịch vụ có nhu cầu diện tích đất lớn. Phát triển giao thông nông thôn, có đường ô tô tới các xã thông suốt bốn mùa và từng bước có đường ô tô đến thôn, bản. Đẩy mạnh giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số. Chú trọng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội tại các khu vực biên giới. Phát triển đô thị: Đổi mới chính sách phát triển đô thị, nâng cao chất lượng và quản lí chặt chẽ qui hoạch. Từng bước hình thành hệ thống đô thị có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường; chú trọng phát triển đô thị miền núi, phát triển mạnh các đô thị ven biển. Phát huy vai trò là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ của các trung tâm trên từng vùng và địa phương, tạo hiệu ứng lan toả nhanh, hiệu quả cao trong sự gắn kết giữa sản xuất với thị trường từ trung tâm đến ngoại vi. Có chính sách để phát triển mạnh nhà ở cho nhân dân, nhất là cho các đối tượng chính sách và người có thu nhập thấp. Xây dựng nông thôn mới: Qui hoạch phát triển nông thôn gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai xây dựng chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn. Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và các đối tượng chính sách, đồng bào vùng bão, lũ, ven biển. Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển KTXH. Đổi mới cơ chế quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm ngặt xử lí các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trường; xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lí các hành vi vi phạm. Khắc phục sự suy thoái, khôi phục và nâng cao chất lượng môi trường. Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng; tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên. Khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái. Chú trọng phát triển nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, từng bước phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch”, “tiêu dùng sạch”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mô hình kinh tế ở nước ta: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không phải là vấn đề mới. Trong thời kỳ đổi mới quản lý nền kinh tế năm 1986, đặc biệt từ năm 1989, ở nước ta đã bàn nhiều việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế lúc bấy giờ có nhiều sự khác biệt so với hiện nay như: nước ta chưa gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chưa xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trầm trọng như hiện nay. Mặt khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trước đây trong điều kiện cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin còn thấp kém, KTXH còn lạc hậu, môi trường còn chưa bị ô nhiễm nặng. Ngày nay, chúng ta đã trở thành thành viên của WTO, nước ta phải thực hiện cải cách cơ bản nền kinh tế vì chúng ta là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thế giới, mà nền kinh tế thế giới sẽ phát triển theo hướng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng ở nước ta. Năm 2007, tăng trưởng GDP của nước ta đạt 8,48%, đến năm 2008 giảm xuống 6,18%. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế ở nước ta chủ yếu theo số lượng. Việc tăng trưởng do yếu tố đầu tư vốn và tăng lao động chiếm khoảng 77,5%, còn yếu tố năng suất và hiệu quả chiếm 22,5%, trong lúc đó các nước trong khu vực, yếu tố năng suất và hiệu quả chiếm 36% - 40%. Qua thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong thời kỳ đổi mới kinh tế trước đây và tình hình KTXH ở nước ta những năm gần đây và kinh tế thế giới khủng hoảng hiện nay, có thể thấy nổi lên nhiều vấn đề quan trọng có liên quan mật thiết với nhau trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta như chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, miền, địa phương; chuyển dịch cơ cấu kinh tế doanh nghiệp; chuyển dịch cơ cấu vốn; chuyển dịch cơ cấu lao động; chuyển dịch cơ cấu thị trường, cơ cấu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 thể chế kinh tế. Vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta dựa vào mô hình kinh tế nào? Theo ý kiến của các nhà khoa học, đó là mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; là mô hình kinh tế phát triển theo hướng tăng chất lượng, hiệu quả và bền vững. Nói cụ thể hơn, mô hình kinh tế đó thể hiện trên những mặt chủ yếu sau: Một là, tăng năng suất đất đai và năng suất biển, thềm lục địa, làm sao trên mỗi đơn vị diện tích đất đai ngày càng thu được nhiều giá trị sản lượng hàng hóa có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hai là, tăng năng suất lao động. Giá trị sản lượng nông nghiệp đạt khoảng 256 - 300 USD/lao động nông nghiệp. Ngoài ra, mô hình kinh tế đó phát triển theo hướng tăng hiệu quả chi phí, tiết kiệm năng lượng, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường. 1.1.4. Lý luận và cách tiếp cận đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng vùng dân tộc thiểu số miền núi và biên giới Nghiên cứu KTXH địa phương là nghiên cứu thể tổng hợp KTXH địa phương, trong đó có hướng tới việc phân tích lãnh thổ và sự phân bố các đối tượng theo không gian và thời gian. Phải đánh giá các nguồn lực phát triển; phân tích cơ cấu và đặc điểm KTXH hiện tại; phải đưa ra hướng phát triển và các giải pháp thực hiện trong tương lai. Trong địa lý học, về mặt tự nhiên hay về KTXH các vùng lãnh thổ luôn được xem xét theo hai chiều cạnh thuận lợi và khó khăn. Ở nước ta, các vùng đồng bằng, đô thị và dải ven biển được coi là thuận lợi còn các vùng trung du, miền núi hầu hết là các vùng khó khăn chậm phát triển. Trong đó đặc biệt khó khăn là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo. Mà trong giai đoạn 2006 - 2010 nước ta vẫn còn 1644 xã ĐBKK, nước ta vẫn còn có 62 huyện nghèo nhất cả nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 Đối với đối tượng nghiên cứu của luận văn, huyện Vị Xuyên được coi là một vùng dân tộc thiểu số - miền múi và biên giới. Xét về mặt tự nhiên, dân cư, KTXH đây vẫn là huyện khó khăn. Do đó, việc ưu tiên đầu tư phát triển KTXH có ý nghĩa đặc thù. Về mặt lí luận, phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số - miền núi và biên giới trong điều kiện CNH, HĐH hiện nay có thể nhận thấy: hầu hết các tiêu chí về KTXH của vùng này đều ở mức thấp. Đó là vùng chiếm số đông các dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện tự nhiên kém thuận lợi, là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt nhưng do xuất phát điểm thấp nên quy mô của nền kinh tế còn nhỏ bé, tình trạng đói nghèo còn ở mức cao và phổ biến, lệ thuộc nhiều vào sự đầu tư của các cấp. Nền kinh tế vẫn chủ yếu là tự cấp, tự túc, nhiều nơi vẫn còn hiện tượng du canh, du cư; nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiều nơi bị khai thác cạn kiệt. Về mặt xã hội, là vùng có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, các vấn đề xã hội chưa được cải thiện nhiều. Đặc biệt, do có đường biên giới với nước ngoài nên nơi đây là những địa bàn nhạy cảm về chính trị, buộc phải đặt vấn đề phát triển KTXH gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng. Xét về mặt phân hóa lãnh thổ, nơi đây cũng có sự phân hóa nội vùng về KTXH đồng thời có sự lệ thuộc vào hệ thống bên ngoài. Tuy nhiên, nơi đây vẫn là vùng có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển. Vì vậy, để phát triển KTXH các địa phương vùng dân tộc thiểu số miền núi và biên giới bên cạnh sự vận động tự lực của vùng thì Nhà nước, Chính phủ cần tập trung đầu tư giải quyết những khó khăn của vùng: xây dựng và phát huy các Chương trình phát triển KTXH dài hạn, phù hợp, đẩy mạnh đối thoại về phát triển vùng cao - biên giới; phát triển hệ thống mới về quản lí tài nguyên thiên nhiên; nguồn lực con người phải được phát triển và trao quyền. Đồng thời trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cũng cần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế, tạo điều kiện để tiếp bước trên con đường CNH, HĐH đất nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời kì đổi mới Công cuộc đổi mới của Việt Nam kể từ Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) đến nay đã trải qua hơn 20 năm. Từ khi đổi mới đến nay, một trong những thành quả nổi bật của nền kinh tế Việt Nam chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực và Châu Á. Giai đoạn 1986 - 1990 đạt 4,5%; giai đoạn 1991 - 1997 đạt 8,4%; giai đoạn 1998 - 2004 đạt 6,6%; từ năm 2005 đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục cao, năm 2007 là 8,48%, năm 2008 giảm còn 6,18%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng ngày càng lớn. Năm 2006 cơ cấu ngành kinh tế là: nông, lâm, ngư nghiệp 21,99%; công nghiệp, xây dựng 39,91%; dịch vụ 38,1%. Điều này cho thấy trình độ phát triển của nền kinh tế đã từng bước được nâng lên. Mức độ mở cửa của nền kinh tế đạt mức cao và đang tiếp tục gia tăng, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đạt được nhiều thành tựu quan trọng, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức kinh tế quan trọng, có quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt nước ta đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới. Xuất - nhập khẩu tăng cao và ổn định, nguồn vốn FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Vị thế của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế. Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân theo đầu người tăng dần, năm 2007 đạt 835 USD. Tỷ lệ nghèo chung đã giảm đi đáng kể từ 37,4% năm 1998 xuống còn 16% (2006). Sự gia tăng thu nhập một cách khá vững chắc đã cho phép người dân nâng cao đáng kể mức chi tiêu cho cuộc sống, góp phần giảm mạnh tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ. Kinh tế tăng trưởng tốt trong thời kì đổi mới cũng đã có những tác động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 tích cực đến vấn đề giải quyết việc làm. Lao động trong khu vực nông nghiệp ngày càng giảm, lao động trong khu vực kinh tế tư nhân ngày càng tăng. Tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm dần. Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường, trong các lĩnh vực xã hội cũng đạt được nhiều thành tựu. Mức chi tiêu từ ngân sách cho các lĩnh vực xã hội luôn chiếm khoảng 30% tổng chi tiêu của Chính phủ. Người dân đã được hưởng thụ những điều kiện tốt hơn về giáo dục, y tế, văn hóa,... có tác dụng nâng cao chất lượng cuộc sống, tác động trực tiếp đến sự phát triển con người. Chỉ số HDI của Việt Nam đã tăng từ 0,593 năm 1995 lên 0,750 năm 2007. Trong thời kì đổi mới nước ta cũng đạt được nhiều thành tựu về phát triển văn hóa. Nền văn hóa dân tộc thống nhất trong đa dạng ngày càng phát triển, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn, tinh hoa văn hóa nhân loại được tiếp thu một cách có chọn lọc, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa trong và ngoài nước được đẩy mạnh. Việt Nam đã có quan hệ hợp tác văn hóa với hơn 50 nước ở các châu lục. Những thành tựu trên đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời đóng góp quan trọng cho sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, nền KTXH nước ta vẫn còn những hạn chế và điểm yếu. Chất lượng tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng. Năm 1986 tăng trưởng kinh tế là 6,5%; sau đó giảm xuống còn 3,4% năm 1987; rồi tăng lên 4,6% năm 1988 dồi giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 20 năm qua còn 2,7% năm 1989. Mức tăng trưởng kinh tế đạt mức đỉnh điểm vào năm 1995 là 9,5%. Từ năm 2001 đến 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,6%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, thể hiện rõ ở chỗ kém năng động của khu vực dịch vụ. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP tăng, giảm theo từng năm, chưa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 thể hiện một xu thế chuyển dịch rõ ràng hướng tới một cơ cấu hiện đại và có hiệu quả. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có liên quan chặt chẽ đến cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư. Cơ cấu lao động chưa có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tiến bộ, lao động chưa có việc làm còn lớn, lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Trong khi đó cơ cấu đầu tư, đặc biệt là đầu tư của Nhà nước thể hiện sự mất cân đối lớn giữa nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản có hạn và tình trạng đầu tư tràn lan ở cả cấp Trung ương và các cấp địa phương. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa vào các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng vẫn dựa vào ngành, sản phẩm truyền thống, hao phí vật tư cao, chưa đi mạnh vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao. Hiệu quả kinh tế thấp, thể hiện ở chỗ sử dụng lãng phí các nguồn lực và năng suất lao động xã hội thấp. Nguồn nhân lực được coi là một lợi thế phát triển quan trọng của nước ta, tuy nhiên lợi thế này không được sử dụng hết. Nguồn vốn hiện nay cũng đang được sử dụng kém hiệu quả, thể hiện ở chỗ hệ số ICOR của nền kinh tế ở mức cao, năm 2007 ICOR của toàn bộ nền kinh tế là 5,38. Tình trạng đầu tư chưa đúng mục tiêu, trùng lắp, dàn trải, dẫn đến chất lượng các công trình kém, gây ra sự lãng phí vốn đầu tư lớn. Sự lãng phí còn thể hiện ở chỗ trong xã hội còn một lượng tiền vốn lớn chưa được huy động cho đầu tư phát triển. Năng suất lao động xã hội thấp so với các nước ASEAN (thấp hơn từ 2 đến 15 lần và chưa có dấu hiệu cải thiện). Năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn yếu trên mọi cấp độ quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm. Mặc dù tăng trưởng kinh tế cao đã làm cho tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam giảm đi đáng kể trong thời gian qua nhưng tỷ lệ nghèo của nước ta vẫn đang ở mức cao, năm 2007 là 14,75%. Hơn thế nữa, còn khoảng 5 đến 10% dân số vẫn thuộc diện dễ bị rơi vào tình trạng nghèo đói. Người nghèo còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản. Khả năng tiếp cận các dịch vụ, lợi ích của tăng trưởng và thành quả do sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 phát triển mang lại cho mọi công dân một cách khách quan và công bằng chưa cao. Khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và miền xuôi đang có xu hướng doãng ra. Hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất trong tổng dân số cả nước đã tăng từ 4,98 năm 1993 lên 8,5 năm 2008. Hệ số GINI của nước ta cũng như của hầu hết các vùng, miền trong cả nước có xu hướng tăng lên trong những năm qua phản ánh rõ sự chênh lệch giàu - nghèo ngày càng doãng ra. Hệ số GINI của nước ta năm 1993 là 0,34, giai đoạn 2002 - 2006 là 0,42. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở nước ta trong đó nổi bật lên là nguyên nhân thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, thiếu lao động, thiếu kinh nghiệm làm ăn và đông người. Điều này phần nào cho thấy các chính sách phát triển KTXH còn thiếu sót, chưa đủ để tạo dễ dàng và linh hoạt trong phân bổ và luân chuyển các nguồn lực sản xuất. Cơ hội làm ăn, tìm kiếm thu nhập do phát triển kinh tế tạo ra cho người nghèo còn hạn chế. Chỉ số HDI giữa các địa phương trong nước cũng có sự chênh lệch lớn là một thách lớn đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển con người. Nhiều mặt trái liên quan đến văn hóa đã nẩy sinh, nhiều tệ nạn văn hóa xã hội tồn tại dai dẳng và có nguy cơ ngày càng phổ biến. Quá trình nước ta tham gia toàn cầu hóa kinh tế cũng có tác động mặt trái, trong đó đáng chú ý là các tệ nạn xã hội có tính chất quốc tế và sử dụng công nghệ cao. Sự phát triển của tệ nạn xã hội không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nhân lực mà còn tác động xấu đến môi trường xã hội và làm gia tăng chi phí cho việc phòng, chống cũng như giải quyết hậu quả của nó. 1.2.2. Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Giang Nằm ở cực bắc của tổ quốc, trong vùng biên giới Việt - Trung, tỉnh Hà Giang có vị trí chiến lược đặc biệt đối với đất nước. Trong thời kì đổi mới, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển KTXH, đạt được nhiều thành tựu khá quan trọng và tương đối toàn diện, nhưng do khó khăn vốn có của một tỉnh miền núi, biên giới, nhiều dân tộc, xuất phát điểm còn thấp nên Hà Giang vẫn là một tỉnh nghèo. Về kinh tế: Cùng với xu hướng phát triển chung của vùng Đông Bắc và cả nước, những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh Hà Giang cũng có bước phát triển khả quan. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức cao, bình quân giai đoạn 2001- 2005 đạt 10,58%, năm 2007 đạt 11,85%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng giảm tỉ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ suất hàng hóa ngày càng lớn, một số sản phẩm đã nâng dần sức cạnh tranh và có thị phần khá hơn cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Hạ tầng KTXH được xây dựng khá hoàn thiện. Các ngành sản xuất đều có bước phát triển mới, giá trị sản xuất ngày càng tăng. Thu ngân sách và huy động vốn đầu tư phát triển tăng, kể cả đầu tư từ ngân sách Nhà nước và của các thành phần kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm liên tục tăng và đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Từ 1,7 triệu đồng năm 2000 lên 5,2 triệu đồng năm 2008. Tuy nhiên, quy mô của nền kinh tế còn nhỏ tổng GDP năm 2007 theo giá so sánh đạt 1745,0 tỷ đồng; theo giá thực tế đạt 2958,1 tỷ đồng. Tốc độ và chất lượng tăng trưởng chưa bền vững, thiếu sự đột phá, phát triển không đồng đều giữa các vùng, các lĩnh vực, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Tỉnh và mức tăng đầu tư từ Trung ương. Sản xuất hàng hoá nhỏ lẻ, mang tính tự phát. Hoạt động thương mại và du lịch đã bước đầu phát triển nhưng công tác xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư nước ngoài còn chậm, công tác quảng bá hình ảnh Hà Giang tới du khách trong nước và quốc tế có nhiều hạn chế. - Về vấn đề dân cư, xã hội: mặc dù là tỉnh có diện tích rộng lớn nhưng dân số không đông, năm 2008 có 708169 người, mật độ dân số 89 người/km2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 Đại bộ phận dân cư là đồng bào các dân tộc ít người Mông, Dao, Tày, Nùng, Giấy, La Chí, Hoa. Tỉnh Hà Giang thuộc diện tỉnh biên giới khó khăn, kém phát triển. Hầu hết các xã, thôn bản dân tộc thiểu số đều thuộc diện ĐBKK. Trong số 62 huyện nghèo nhất nước ta, tỉnh Hà Giang chiếm 6 huyện; đó là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Xín Mần, Hoàng Su Phì. Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm còn nhiều hạn chế, tỉ lệ hộ nghèo cao 27,64% (năm 2008). Mặt khác, là một tỉnh biên giới nên vấn đề an ninh tại các xã, các huyện giáp biên có nhiều bức xúc như: truyền đạo trái phép, di dân tự do. Để KTXH tiếp tục phát triển nhanh trong những năm tới Hà Giang cần tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Đồng thời tăng cường xoá đói giảm nghèo vùng cao núi đá phía bắc và vùng núi đất phía tây. Phát huy mạnh mẽ nội lực, huy động mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng KTXH của tỉnh. Mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, từng bước hội nhập kinh tế trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Tiểu kết chƣơng 1 Việc nghiên cứu phát triển KTXH huyện Vị Xuyên trong thời kì đổi mới là có cơ sở lí luận và thực tiễn. Công cuộc đổi mới của cả nước cũng như ở tỉnh Hà Giang đòi hỏi đặt vấn đề nghiên cứu phát triển KTXH cấp huyện ở tầm chính sách và hành động cụ thể. Đối với huyện Vị Xuyên, một huyện miền núi biên giới - dân tộc, trong những năm qua mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển KTXH, nhưng vẫn là huyện chậm phát triển, đời sống của nhân dân chưa được cải thiện nhiều. Từ thực tiễn của công cuộc đổi mới, cả về lí luận và thực tiễn cho thấy huyện Vị Xuyên cần tập trung phát huy lợi thế của vị trí địa lí, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, đồng thời phải vươn lên làm giầu để trở thành huyện khá giả, giải quyết hài hoà vấn đề bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế sinh thái và bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biên giới Việt - Trung. Việc phát triển KTXH với tốc độ nhanh, chất lượng cao và đảm bảo bền vững là một yêu cầu cấp thiết nhằm sớm đưa huyện thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, cùng với cả nước đi vào CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế ./. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 Chƣơng 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI HUYỆN VỊ XUYÊN THỜI KÌ ĐỔI MỚI 2.1. NGUỒN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI HUYỆN VỊ XUYÊN 2.1.1. Nguồn lực bên trong (nội lực) 2.1.1.1. Nguồn lực tự nhiên - Vị trí địa lí và lãnh thổ: Huyện Vị Xuyên là một huyện biên giới phía bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Giang. Huyện Vị Xuyên nằm trong khoảng 22029’30’’B đến 23002’30’’B và 104023’30’’Đ đến 105009’30’’Đ. Phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông giáp thị xã Hà Giang, huyện Bắc Mê và huyện Na Hang (Tuyên Quang). Về mặt hành chính, huyện Vị Xuyên gồm 02 thị trấn, 22 xã; với diện tích 1500,7 km2, dân số 96168 người (chiếm 18,9 % diện tích và 13,6 % dân số của tỉnh năm 2008). Trung tâm huyện lỵ là TT Vị Xuyên, nằm cách thị xã Hà Giang 20 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 265 km về phía Bắc. (Phụ lục) Huyện Vị Xuyên nằm gần như ở trung tâm của tỉnh Hà Giang, là nơi chuyển tiếp từ vùng cao núi đá phía bắc và vùng núi thấp phía nam, có diện tích rộng lớn gần như ôm gọn thị xã Hà Giang và quốc lộ 2 chạy từ cửa khẩu Thanh Thủy qua địa bàn huyện dài 30 km, có đường biên giới quốc gia với Trung Quốc chiều dài 32,6 km. Với vị trí địa lý như vậy cho phép huyện Vị Xuyên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong tỉnh, trong cả nước và với Trung Quốc. Đồng thời còn có vị trí chính trị, an ninh quốc phòng quan trọng của tỉnh Hà Giang và khu vực biên giới phía bắc Tổ quốc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên Nguồn: Tác giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: + Địa hình - thổ nhưỡng: Địa hình phần lớn là đồi núi thấp, sườn thoải xen kẽ những thung lũng. Độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển. Phía tây có núi Tây Côn Lĩnh cao 2419m, phía bắc có núi Pu Tha Ca 2274m. Sông suối có độ dốc lớn tạo ra những tiểu vùng mang những đặc điểm riêng khác nhau. Tổng diện tích đất tự nhiên 150,1 nghìn ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông - lâm nghiệp là 106,1 nghìn ha, chiếm 70,7%; diện tích đất chuyên dùng và đất ở chỉ có 3985,27 ha, chiếm 2,7%; đất chưa sử dụng 39975,89 ha, chiếm 26,6% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. 26.60% §Êt n«ng- l©m nghiÖp §Êt phi n«ng nghiÖp 2.70% 70.70% §Êt ch-a sö dông Hình 2.2. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Vị Xuyên Nguồn: Xử lí từ niên giám thống kê tỉnh Hà Giang Thổ nhưỡng chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá mắc ma bazơ và trung tính, đất nâu đỏ trên đá vôi, đất đỏ vàng, ngoài ra còn có đất phù sa ven các sông, suối, đất thung lũng dốc tụ, đất mùn vàng nhạt trên núi cao có diện tích không đáng kể. Nhìn chung, đất có dinh dưỡng tốt thích hợp với cây ăn quả, hoa màu và cây công nghiệp. + Khí hậu - thủy văn: Vị Xuyên nằm trong phạm vi của đới khí hậu gió mùa ẩm, có hai mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh kéo dài, khô hạn. Nhiệt độ trung bình năm 230C, biên độ dao động nhiệt độ trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 năm là 120C, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng lạnh nhất từ giữa tháng 12 đến tháng 1; tổng lượng nhiệt trong năm từ 8300 - 85000C, số giờ nắng trung bình năm trên 1200 giờ. Lượng mưa trung bình khá lớn 3000 4000 mm/năm. Độ ẩm trung bình 84%, độ ẩm cao ở hầu hết các mùa trong năm, lớn nhất vào tháng 7, tháng 8 (trên 87%) và thấp nhất vào tháng 3 (80%). Tuy nhiên, cũng có một số bất lợi như sương muối trong mùa đông, mùa hè mưa nhiều nên thường xảy ra lụt lội, lũ quét ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển KTXH của huyện. Vị Xuyên là nơi đầu nguồn của Sông Lô trên lãnh thổ Việt Nam, sông bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chảy vào địa phận Hà Giang tại xã Thanh Thủy (Vị Xuyên), sông chảy theo hướng Bắc - Nam, đoạn sông chảy qua địa bàn huyện dài 70 km; diện tích lưu vực khoảng 8700km2, có chế độ thủy chế phức tạp và khác biệt lớn giữa mùa khô và mùa mưa. Huyện Vị Xuyên còn là nơi bắt nguồn của sông Chảy, Sông Miện chảy qua Thuận Hòa và sông Nậm Điêng chảy qua Minh Tân. Hệ thống suối, ao hồ khá phát triển đã đáp ứng nhu cầu xây dựng thủy điện nhỏ, sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, vào mùa khô nhiều nơi bị thiếu nước nghiêm trọng, nhất là các xã vùng cao. + Tài nguyên khoáng sản và thủy điện: Vị Xuyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam. Qua khảo sát thăm dò của các nhà địa chất bước đầu đã phát hiện 12 mỏ và điểm quặng với một số khoáng sản có giá trị thương mại qui mô địa phương. Đó là khoáng sản kim loại (1) quặng sắt (Tùng Bá) trữ lượng 223 triệu tấn, hàm lượng sắt 36,69%; (2) mangan (Linh Hồ); (3) chì - kẽm (Na Sơn - Tùng Bá) trữ lượng 1,6 triệu tấn; (4) vàng sa khoáng ở Bình Vàng - Đạo Đức. Khoáng sản phi kim loại: (5) cao lanh (Tùng Bá); (6) sét (Hồ Noong - Phú Linh) 1,6 triệu m3; (7) đá vôi có nhiều ở Thanh Thủy; (8) than bùn ở Hồ Noong - Phú Linh có trữ lượng khoảng 88,45 nghìn m3, đang khai thác để sản xuất phân vi sinh; (9) nước khoáng nóng (Quảng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 Ngần) có nhiệt độ trung bình khoảng 61 0C. Vị Xuyên còn có một số mỏ khoáng sản đã phát hiện nhưng chưa có đánh giá chi tiết về chất lượng và trữ lượng như: (10) thủy ngân (Bản Cam, Cao Lộc); (11) quặng Acsen (Lũng Vàng); (12) đá quý (Tùng Bá). Hệ thống sông suối thuộc lưu vực sông Lô phân bố tương đối đều, có độ dốc lớn là điều kiện phát triển thủy điện nhỏ. Dự án thủy điện Nậm Ngần với công suất lắp máy 13,5 MW và tổng số vốn 251 tỷ đồng, sản lượng điện trung bình 60,27 triệu KWh/năm trực tiếp phục vụ điện cho sản xuất và sinh hoạt cho các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên. Ngoài ra, hàng loạt các thủy điện nhỏ như: Việt Lâm, Suối Sửu, Bản Kiếng, Nậm Má... đã và đang được xây dựng sẽ là nguồn cung cấp điện cho cộng đồng các dân tộc, sống trong điều kiện trên núi cao và phân tán. + Tài nguyên sinh vật: Huyện Vị Xuyên có diện tích rừng khá lớn, trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng 85196,36 ha, chiếm 56,8% diện tích đất tự nhiên trong đó diện tích rừng sản xuất có 14283,22 ha; diện tích rừng phòng hộ 41684,39 ha, diện tích rừng đặc dụng 29228,75 ha. Độ che phủ rừng luôn đạt trên 50% (năm 2009 là 59%). Diện tích rừng trồng tập trung 15942,24 ha; trong đó trồng mới 2231,10 ha. Các loài gỗ quý: pơ mu, ngọc am, lát, nghiến, thông đá, trò chỉ,...; các loài thực vật đặc hữu: cây Vù Hương, Bồ an, Bồ đề lá bời bời; các loài cây dược liệu quý: sa nhân, thảo quả, quế, đỗ trọng... huyện còn có thế mạnh về cây công nghiệp dài ngày (chè, cam), cây ăn quả và cây đặc sản. Trên địa bàn huyện còn có Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh II. Rừng có vai trò rất lớn bảo vệ môi trường, cung cấp nguyên liệu phục vụ công nghiệp, xây dựng, y tế và là những điểm du lịch sinh thái. Tài nguyên động vật tương đối phong phú, có nhiều loài quý hiếm: gấu ngựa, gà lôi, đại bàng,... Tuy nhiên, do diện tích rừng bị suy giảm trong những thập niên qua, cùng với tập quán săn bắn bừa bãi nên hầu hết các loài thú quý hiếm đã bị suy giảm về cả số loài và cá thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 2.1.1.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội - Dân cư và nguồn lao động Tính đến hết năm 2008, huyện Vị Xuyên có 96168 người (gấp 1,2 lần năm 2000) chiếm 13,6 % dân số toàn tỉnh, mật độ dân số trung bình 64 người/km2. Dân số nông thôn 84270 người (chiếm 87,6 %), ở thành thị 11898 người (chiếm 12,4 %). Trong những năm gần đây tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện giảm dần. Năm 2000 tỷ lệ gia tăng dân số là 1,63%, đến năm 2009 chỉ còn 1,2%. (Hình 2.3) 100000 Ng-êi 1.8 95000 % 1.6 90000 1.4 D©n sè GTTN (%) 85000 1.2 80000 75000 1 2000 2005 2006 2007 2008 2009 N¨m Hình 2.3. Quy mô dân số và gia tăng dân số Vị Xuyên thời kì 2000 - 2009 Nguồn: Xử lý từ niên giám thống kê Vị Xuyên qua các năm Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/1999 thì huyện Vị Xuyên có tổng dân số 81688 người, trong đó dân số nam chiếm 50,2% và nữ chiếm 49,8%. Tỷ số giới tính là 100,8 tức là trong tổng số 81688 người trung bình cứ 100 nữ thì có 100,8 nam. Kết cấu dân số theo giới tính của huyện những năm gần đây tương đối ổn định. Tỷ số giới tính là 97, tức là cứ 100 nữ thì có 97 nam. Tỷ lệ giới tính cho thấy dân số nam ít hơn dân số nữ, dân số nam chiếm 49,2%, nữ chiếm 50,8%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 Huyện Vị Xuyên có cơ cấu dân tộc khá đa dạng, có khoảng 20 dân tộc anh em cùng sinh sống: Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng, Giấy, Pà Thẻn, Hoa, Lô Lô,... và các dân tộc khác. Trong cơ cấu dân tộc của Vị Xuyên hiện nay người Tày chiếm tỉ lệ lớn nhất (36,1%), sau đó là các dân tộc Dao (22,9%), Kinh (15,2%), Mông (11,0%); Nùng 7,1%; Hoa 1,4%; Ngạn 1,5%; các dân tộc khác chiếm 4,8%. Các dân tộc có bản sắc văn hóa độc đáo, đặc biệt là các dân tộc thiểu số Mông, Dao. Giữa các dân tộc có sự chênh lệch về trình độ phát triển, trình độ học vấn và mức sống. Mật độ dân số trung bình của huyện năm 2009 là 64 người/km2; dân cư phân bố không đồng đều giữa các xã, TT. Dân số phân bố tập trung tại các xã, TT đã bước đầu phát triển ven QL2 và cận TX Hà Giang: TT Vị Xuyên 434 người/km2, TT Việt Lâm 303 người/km2, Đạo Đức 114 người/km2, Việt Lâm 109 người/km2, Phú Linh 105 người/km2. Những nơi dân cư tập trung thưa thớt chủ yếu là các xã vùng biên giới, vùng cao, vùng sâu, xa như: Quảng Ngần 26 người /km2, Thanh Đức 32 và Bạch Ngọc 32 người/km2, Cao Bồ 33 người/km2. Các dân tộc có sự phân bố đa dạng: dân tộc Kinh chủ yếu ở hai TT Vị Xuyên, TT Việt Lâm và các xã vùng thấp Đạo Đức, Ngọc Linh, Việt Lâm, Trung Thành; dân tộc Tày chủ yếu ở TT Vị Xuyên, Thuận Hòa, Tùng Bá, Phú Linh, Linh Hồ, Việt Lâm, Trung Thành; dân tộc Mông phân bố chủ yếu ở các xã vùng cao như Minh Tân, Thuận Hòa, Lao Chải, Bạch Ngọc; dân tộc Dao chủ yếu ở Minh Tân, Phương Tiến, Cao Bồ, Thượng Sơn, Quảng Ngần. Kết cấu dân số theo lao động và nghề nghiệp: đến hết năm 2008 số người trong độ tuổi lao động là 56729 người chiếm 59% dân số. Trong 56729 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân thì lao động trong khu vực nhà nước 3420 người chiếm 6,0%. Lực lượng lao động đã được đào tạo chiếm tỷ lệ thấp < 28%, tập trung chủ yếu ở khối cơ quan nhà nước và xí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 nghiệp công nghiệp. Từ năm 2005 đến nay đã tạo việc làm mới cho 17837 người và đào tạo nghề cho 5956 lao động. - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Giao thông: QL2 chạy qua với chiều dài gần 30km, QL4C qua Thuận Hòa và Minh Tân, các xã đều có đường ô tô đến trung tâm. Giao thông liên xã chủ yếu là xe máy, ô tô nhỏ. Hệ thống đường giao thông đến các xã ngày càng được củng cố, đường liên thôn được bê tông hóa ngày càng nhiều đã và đang có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế của huyện. Toàn huyện có 184 xe vận tải hàng hóa và 13 xe chở khách. Mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải trên đã đóng góp tích cực vào sự phát triển KTXH của huyện. Điện: 24/24 xã, TT đều có điện lưới quốc gia. Có một số thủy điện nhỏ: Việt Lâm, Nậm Ngần; hiện nay đang triển khai xây dựng các thủy điện Suối Sửu, Nậm Má, Thanh Thủy, Nậm Khiêu, Bản Kiếng ... Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ ngành nông nghiệp: đã đầu tư xây dựng trung tâm giống cây trồng Đạo Đức hoạt động có hiệu quả, 2 trạm thú y, 2 trạm khuyến nông, 4 trạm kiểm lâm. Hệ thống thủy lợi được xây dựng ngày càng nhiều, phục vụ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, việc kiên cố hóa kênh mương cũng được chú trọng đầu tư xây dựng. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ ngành công nghiệp: Toàn huyện hiện có 649 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có 3 cơ sở quốc doanh, chủ yếu là cơ sở công nghiệp chế biến (625 cơ sở), cơ sở công nghiệp khai thác, sản xuất và phân phối điện nước (24 cơ sở). Các cơ sở công nghiệp đã được đầu tư xây dựng mới, được trang bị dây chuyền sản xuất khá hiện đại và có năng lực sản xuất ngày càng được nâng lên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 Hình 2.4. Bản đồ dân cƣ huyện Vị Xuyên Nguồn: Tác giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ ngành dịch vụ: Huyện Vị Xuyên có 1 chợ trung tâm TT Vị Xuyên, 18/24 xã đã có chợ xây. Số hộ tư thương và dịch vụ tư nhân ngày càng nhiều năm 2009 có 1118 hộ. Huyện hiện có nhiều làng văn hóa du lịch đã đi vào hoạt động làng văn hóa du lịch người Dao ở Lùng Tào xã Cao Bồ, làng văn hóa du lịch người Tày ở Thanh Sơn xã Thanh Thủy, làng văn hóa du lịch người Nùng ở Khuổi Lác xã Trung Thành, làng văn hóa du lịch người Mông ở Bản Phố xã Minh Tân. Các cơ sở hạ tầng kĩ thuật trên đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ hàng hóa cho nhân dân. Tuy nhiên, ở các xã vùng cao, vùng xa, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ trao đổi và lưu thông hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. - Cơ sở hạ tầng xã hội: y tế, văn hóa, giáo dục: Hầu hết các xã, TT đều được xây dựng trạm y tế 2 tầng; bệnh viện đa khoa huyện đã được nâng cấp và mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, với 166 giường bệnh, 225 cán bộ ngành y, 36 cán bộ ngành dược; đạt 38 y, bác sỹ/ 1 vạn dân. Toàn huyện hiện có 21 trường mầm non, 28 trường tiểu học, 18 trường THCS, 6 trường tiểu học + THCS, 3 trường THPT, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Huyện cũng đã thường xuyên mở các lớp xóa mù chữ với nhiều học viên tham gia. Huyện có 8 nhà văn hóa, 1 thư viện, 250 đội văn nghệ quần chúng, 465 đội thể dục thể thao, 16 trạm truyền thanh, 9 trạm truyền hình. 2.1.2. Nguồn lực bên ngoài Trong bối cảnh chung của công cuộc mở cửa và hội nhập, Vị Xuyên cũng được đón nhận những nguồn đầu tư của nhà nước nói chung và tỉnh Hà Giang trong phát triển KTXH. Nhiều chương trình phát triển KTXH của nhà nước và của tỉnh đã được thực hiện ở Vị Xuyên và mang lại hiệu quả cao. Với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 vị trí nằm gần như trung tâm của tỉnh Hà Giang, có QL2 chạy qua với chiều dài gần 30 km, do đó Vị Xuyên thuận lợi cho giao lưu với các huyện, thị khác trong tỉnh và cả nước. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào các mặt của nền KTXH thế giới. Đây là điều kiện để huyện Vị Xuyên cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước đón nhận những cơ hội và điều kiện thuận lợi do hội nhập mang lại để phát triển. Đó là: được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ của các nước trên thế giới; mở rộng thị trường xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; phát triển kinh tế mở; tranh thủ được công nghệ, vốn, kĩ thuật của các nước; hội nhập cũng là điều kiện để giao lưu văn hóa, cải cách hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. Vị Xuyên có cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, với các công trình hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng bằng ngân sách nhà nước đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biên, mở rộng hoạt động giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa Vị Xuyên nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung với Trung Quốc. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư theo đúng quy hoạch, diện mạo khu vực cửa khẩu ngày một khang trang; giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu tăng nhanh theo từng năm. Trong khu vực cửa khẩu đã có nhiều hộ dân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến định cư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tháng 11/2009 gồm 6 xã của huyện Vị Xuyên: Thanh Thủy, Thanh Đức, Lao Chải, Xín Chải, Phong Quang, Phương Tiến và xã Phương Độ (TX Hà Giang). Trong tương lai sẽ được tổ chức thành khu phi thuế quan và các khu chức năng như khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác. Đến năm 2010 sẽ hoàn thành xây dựng xong giai đoạn 1, đến năm 2020 khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy được xây dựng xong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 sẽ là điều kiện thúc đẩy giao lưu, trao đổi hàng hóa hơn nữa giữa Vị Xuyên Hà Giang với Vân Nam - Trung Quốc mang lại nguồn thu lớn đóng góp tích cực vào sự phát triển KTXH của huyện Vị Xuyên và tỉnh Hà Giang. 2.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN VỊ XUYÊN, HÀ GIANG 2.2.1. Đánh giá chung về nền kinh tế Một trong những thành tựu nổi bật của kinh tế Vị Xuyên những năm qua chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định. Thời kỳ 1996 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,0 %, thời kỳ 2000 - 2005 đạt 11,5 %, năm 2009 đạt 18%. Tốc độ trên cao hơn mức tăng trưởng chung của cả tỉnh (12,5%) và nhiều huyện khác. (Hình 2.5). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Cơ sở hạ tầng được đầu tư lớn và từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện thu hút và thúc đẩy đầu tư phát triển các ngành kinh tế; đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, giảm hộ nghèo, hộ khá, giàu tăng. Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, năm 2009 đạt 11 triệu đồng tăng 6,5 triệu đồng so với năm 2005 và 8,5 triệu đồng so với năm 2000. Vốn đầu tư cho phát triển ngày một lớn hơn, kể cả đầu tư từ ngân sách nhà nước và của các thành phần kinh tế. Tổng thu ngân sách địa phương 261,9 tỷ đồng, tăng 189 tỷ đồng so với năm 2005 trong đó thu thế và phí trên địa bàn đạt 40 tỷ đồng, tăng 24 tỷ đồng so với năm 2005. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,2%. An ninh - quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KTXH. Tuy nhiên do khó khăn vốn có của một huyện miền núi, biên giới, nhiều dân tộc, kinh tế chậm phát triển, xuất phát điểm thấp nên trong phát triển còn nhiều hạn chế, yếu kém. Những kết quả KTXH đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp. Đời sống nhân dân đã được cải thiện nhưng chưa bền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 vững, nguy cơ tái nghèo cao. Khả năng tiếp cận thị trường, tiến bộ khoa học kĩ thuật và tinh thần tự chủ, linh hoạt, năng động ở một bộ phận cán bộ và nhân dân còn hạn chế. (Phụ lục). 20 % 18 15 11.5 11.8 12.9 13.6 14.3 Tèc ®é t¨ng tr-ëng kinh tÕ (%) 10 5 N¨m 0 2000 2005 2006 2007 2008 2009 Hình 2.5. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế huyện Vị Xuyên thời kì 2000- 2009 Nguồn: Xử lý từ niên giám thống kê huyện Vị Xuyên qua các năm 2.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cùng với tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Năm 2009 tỷ trọng ngành nông nghiệp là 25,0 % giảm 27,0 % so với năm 2000; công nghiệp - xây dựng là 46,0 % tăng 17,0 % so với năm 2000 và dịch vụ là 29,0 % tăng 10,0 % so với năm 2000. Tổng cộng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ năm 2009 đạt 75,0 % và tiếp tục tăng lên; điều đó cho thấy nền kinh tế của Vị xuyên đang tiến triển trên con đường CNH. (Bảng 2.1). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44 Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Vị Xuyên năm 2000, 2005 và 2009 (%) Ngành 2000 2005 2009 Nông - lâm nghiệp 52,0 38,4 25,0 Công nghiệp - xây dựng 29,0 37,1 46,0 Dịch vụ 19,0 24,5 29,0 Nguồn: [7] Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động của huyện theo xu hướng CNH, HĐH. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, số lao động trong ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi. Cơ cấu theo thành phần kinh tế: cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ở khu vực kinh tế nhà nước và tăng dần tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Toàn huyện hiện có 3 cơ sở sản xuất công nghiệp quốc doanh đang hoạt động, nhiều hợp tác xã cũng được thành lập chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ. Kinh tế tư nhân, cá thể cũng khá phát triển đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp; toàn huyện hiện có 20 doanh nghiệp tư nhân, 1118 hộ tư thương và dịch vụ. Theo lãnh thổ, do là một huyện miền núi, còn nghèo nên kinh tế nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm dần, ở khu vực thành thị có xu hướng tăng dần; trong 24 xã, TT thì các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động hơn ở hai TT Vị Xuyên, TT Việt Lâm và các xã ven QL2. Theo trình độ phát triển TT Vị Xuyên, TT Việt lâm, xã Việt Lâm được xếp vào khu vực I, 9 xã thuộc khu vực II, 12 xã thuộc khu vực III và thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chất lượng chưa cao. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Ngành công nghiệp tuy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45 có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ kỹ thuật công nghệ vẫn ở mức thấp. Công nghiệp chế biến chậm phát triển. Trong ngành dịch vụ những ngành có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao như dịch vụ tài chính - tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển. Một số ngành có tính chất động lực như giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, tính chất xã hội hoá còn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Nhà nước. Kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, tỷ trọng của kinh tế ngoài nhà nước tăng dần. Kinh tế phát triển chủ yếu ở hai TT và ven QL2, toàn huyện vẫn còn 12 xã thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II. 2.2.3. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế 2.2.3.1. Sản xuất nông - lâm nghiệp - Nông nghiệp: Chương trình 7 cây: cây cam, cây chè, cây phân tán (trám, quế), măng bát độ, thảo quả, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương,...), và 4 con: trâu, bò, dê, cá đã được triển khai có hiệu quả. Vùng sản xuất lúa, ngô tập trung đã hình thành trên địa bàn 9 xã, TT vùng thấp; vùng sản xuất đậu tương ở Trung Thành, Linh Hồ, Đạo Đức; vùng trồng cây dược liệu ở các xã vùng cao Lao Chải, Xín Chải, Thượng Sơn; vùng vành đai thực phẩm, vùng sản xuất rau, hoa chất lượng cao ở Đạo Đức, Phương Tiến, Trung Thành, Việt Lâm; vùng trồng cây ăn quả có thế mạnh như cam, quýt ở Trung Thành, Việt Lâm, Đạo Đức, Linh Hồ, Bạch Ngọc, Ngọc Linh. + Sản xuất lương thực: Thực hiện bước đột phá về thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu giống theo hướng năng suất, nâng cao chất lượng, tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước như trợ giá, trợ cước giống lúa, ngô, phân bón, hỗ trợ lãi suất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46 vốn vay đầu tư thâm canh, sản xuất nông nghiệp tăng về diện tích, năng suất và sản lượng. Bình quân lương thực trên người đạt 479 kg. Diện tích gieo trồng hàng năm được mở rộng không ngừng hiện có 13328 ha, tăng 1,11 lần so với năm 2005 và 1,26 lần so với năm 2000. Trong đó chủ yếu là diện tích gieo trồng cây lương thực với diện tích 10484 ha chiếm 78,7 % diện tích gieo trồng hàng năm. Cây lúa: diện tích gieo trồng năm 2009 là 6568 ha, năng suất bình quân đạt 49,6 tạ/ha, sản lượng cả năm đạt 32602 tấn, trong đó chủ yếu là lúa thâm canh (chiếm 81% diện tích). Vùng trồng lúa chủ yếu là các xã vùng thấp Đạo Đức, Linh Hồ, Phú Linh, Kim Linh, Kim Thạch, Trung Thành, Việt Lâm. Cây ngô: diện tích gieo trồng 3916 ha (2009) trong đó diện tích ngô thâm canh đạt trên 71%, năng suất bình quân đạt 28,8 tạ/ha, sản lượng 11307 tấn. Các vùng trồng ngô chủ yếu Đạo Đức, Việt Lâm, Trung Thành, Phong Quang, Tùng Bá. + Cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu các loại: Tiếp tục phát triển ổn định, đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Trong nhóm cây công nghiệp dài ngày quan trọng nhất là chè; thuộc nhóm cây ăn quả là cam, quýt, nhãn, vải; ngoài ra còn có các cây dược liệu thảo quả, quế. Đây là những loại cây trồng chủ yếu và đem lại những nguồn thu lớn cho người dân. (Bảng 2.2). Cây chè: tổng diện tích chè hiện có 4144,0 ha cao gấp 1,12 lần năm 2005, diện tích trồng mới 451 ha, trong đó trồng mới năm 2009 được 88,7 ha; năng suất 33,65 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi tăng từ 7105 tấn năm 2005 lên 10886,7 tấn (tương đương 2177,3 tấn chè búp khô), sản lượng chè khô xuất khẩu 1500 tấn, tăng 200 tấn so với năm 2005. Chè được trồng ở các xã dọc theo dãy Tây Côn Lĩnh: Thượng Sơn, TT Vị Xuyên, TT Việt Lâm, Việt Lâm, Trung Thành, Ngọc Linh, Xín Chải, Cao Bồ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47 Lạc, đậu tương: được trồng chủ yếu ở các xã vùng thấp Đạo Đức, Việt Lâm, Trung Thành, Bạch Ngọc, Phú Linh, Kim Linh, Kim Thạch, cây lạc và đậu tương đã trở thành cây hàng hóa có thế mạnh của huyện, năm 2009 có 1300 ha tăng 91,1% so với năm 2005. Cam, quýt được trồng nhiều ở TT Việt Lâm, xã Việt Lâm, Trung Thành. Thảo quả được trồng nhiều ở các xã vùng cao Lao Chải, Xín Chải, Thượng Sơn, Thanh Đức, Phương Tiến. Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu huyện Vị Xuyên năm 2005, 2009 Diện tích Năng suất Sản lượng (ha) (Tạ/ha) (tấn) Loại cây 2005 Chè 2009 2005 2009 2005 2009 3693 4144,0 27,4 26,3 10125 10886,7 Thảo quả 970 1200 2,4 3,50 233 424 Lạc 680 1132,8 13,1 15,53 893 1758,7 Đậu tương 575 286,2 7,77 7,97 447 228,1 Cam, quýt 95,5 199 65,1 65,2 622 1306 Rau đậu các loại 798 989,7 58,9 59,3 1700,2 5870,3 Nguồn: [7,15] Bên cạnh những cây trồng chủ yếu trên huyện còn đưa một số cây hàng hóa vào sản xuất như rau trái vụ, hoa tươi, măng bát độ, cây mây nếp, đã mở ra một triển vọng mới trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho sự phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả của huyện là một số mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa chưa mang lại hiệu quả cao, chất lượng giống, kĩ thuật chăm sóc chưa phát triển. Tỷ trọng giá trị nhóm cây công nghiệp, cây ăn quả và rau đậu tăng nhanh nhưng vẫn thấp trong ngành trồng trọt. Đang triển khai DA trồng thử nghiệm cây cao su trên địa bàn một số xã trong huyện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48 + Chăn nuôi: vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong sản xuất nông nghiệp của huyện (chưa đầy 30% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp). Chăn nuôi gia súc có vai trò chủ đạo mang lại giá trị sản xuất cao. (Bảng 2.3). Bảng 2.3. Tình hình chăn nuôi của huyện Vị Xuyên thời kì 2000 - 2009 (Đơn vị tính: con) 2000 2005 2009 Đàn trâu 17730 26487 34012 Đàn bò 1120 1686 2535 Đàn lợn 22156 37223 55984 Đàn dê 8798 10420 15735 Gia cầm 326980 368900 442045 Nguồn: [7,15] Trong chăn nuôi đã thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ vay vốn chăn nuôi trâu, bò, dê hàng hóa, xây dựng chuồng trại và phong trào giúp đỡ người nghèo giống trâu, bò, lợn, gia cầm. Mô hình nuôi trâu xóa đói giảm nghèo được thực hiện có hiệu quả ở Linh Hồ, Phú Linh đã cho nuôi rẽ được 502 con trâu. Tuy nhiên, chăn nuôi chưa tạo được bước phát triển đột phá, chăn nuôi còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp của huyện, chăn nuôi còn lẻ tẻ theo hộ gia đình là chủ yếu. Trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc được triển khai thực hiện từ nhiều năm nay. Chăn nuôi thủy sản bước đầu được đầu tư phát triển, đã xây dựng mô hình nuôi cá lồng ở nhiều nơi, mở rộng diện tích đào ao, thả cá tại các hộ gia đình; toàn huyện có trên 308 ha diện tích ao hồ nuôi thả cá, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 369 tấn. Do là một huyện miền núi nên các điều kiện để phát triển chăn nuôi thủy sản trong tương lai là rất hạn chế. - Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng 85196,4 ha, chiếm 56,8% diện tích đất tự nhiên toàn huyện; trong đó diện tích rừng trồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49 tập trung là 13711,14 ha; trồng rừng kinh tế tập trung ở các xã Việt Lâm, Đạc Đức, Trung Thành, Linh Hồ. Năm 2009 trồng mới được 2331 ha; độ che phủ rừng đạt 59%, cao hơn mức trung bình của Hà Giang và của cả nước tương ứng 52,6% và 38,6%. Thực hiện giao đất giao rừng cho người dân, khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng tập trung, tích cực trồng mới; phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp. 2.2.3.2. Công nghiệp - xây dựng Từ năm 2000 đến nay ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng khá. Tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GDP tăng từ 29% năm 2000 lên 46% năm 2009. Hiện nay, toàn huyện có 40 hợp tác xã, 20 doanh nghiệp tư nhân, 438 hộ cá thể, tập trung vào các lĩnh vực: chế biến chè, nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí,... Công nghiệp khai thác mỏ và sản xuất vật liệu xây dựng có nguồn nguyên liệu khá dồi dào và phân bố rộng. Các cơ sở công nghiệp khai thác mỏ khoáng sản chủ yếu ở: chì, sắt ở Na Sơn - Tùng Bá, Lũng Rầy - Thuận Hòa; man gan ở Ngọc Linh, giá trị công nghiệp khoáng sản hàng năm trên 80 tỷ đồng; khai thác và chế biến quặng các loại đến nay được 204 nghìn tấn; khai thác cát sỏi quy mô lớn phân bố dọc theo sông Lô đoạn từ cửa khẩu Thanh Thủy qua địa bàn huyện. Khai thác than ở Hồ Noong chủ yếu để sản xuất phân vi sinh. Các cơ sở sản xuất gạch có ở nhiều nơi trong đó quy mô lớn nhất là nhà máy gạch tuynel Hoàng Gia sản xuất 30 triệu viên/năm. Công nghiệp chế biến: luôn chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp, nhưng chủ yếu là công nghiệp chế biến nông - lâm sản. Công nghiệp chế biến chè hiện nay có 5 nhà máy chế biến chè, phát triển mạnh ở TT Vị Xuyên, TT Việt Lâm, xã Việt Lâm, Cao Bồ năm 2009 chế biến được 3 nghìn tấn, sản phẩm sản xuất ra một phần để phục vụ trong nước, một phần để xuất khẩu. Công nghiệp chế biến gỗ bước đầu cũng phát triển năm 2009 đã chế biến được 1200m3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50 Công nghiệp điện: Phát triển thủy điện là một lợi thế của huyện, từ năm 2006 đến nay đã có trên 20 dự án thủy điện vừa và nhỏ được quy hoạch, trong đó có 8 dự án đã khởi công xây dựng, 2 nhà máy đã hoàn thành đi vào khai thác, 12 dự án đang được xây dựng phương án, sản lượng điện sản xuất ra đạt trên 70 triệu KWh. 24/24 xã, TT có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dùng điện đạt trên 85%. Hiện nay huyện đang triển khai xây dựng nhiều công trình thủy điện nhỏ trên các suối và sông Lô: công trình thủy điện Suối Sửu 1, Nậm Má - Cao Bồ, Suối Sửu 2 xã Phương Tiến, Sông Miện 4, Nậm Khiêu - Thượng Sơn... Nguồn điện của các nhà máy trên cùng với nguồn điện lưới quốc gia đã cung cấp và đáp ứng được nhu cầu điện cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong huyện. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Các hợp tác xã sản xuất hàng mây, tre đan được đưa vào hoạt động, dạy nghề ở TT Việt Lâm, TT Vị Xuyên, xã Việt Lâm đã giải quyết lao động nhàn dỗi và tăng thu nhập. Xây dựng: Ngành xây dựng đã tập trung giải quyết việc xây dựng các trung tâm cụm xã, các chợ trung tâm xã, điểm bưu điện văn hóa xã, xây dựng lại các điểm trường, xây dựng các bể nước. Cùng với nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Nhà nước, hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà lưu trú cho giáo viên, huyện đã đầu tư xây dựng 60 lớp học, 5 trụ sở xã, 3 trạm y tế xã kiên cố, 8 chợ nông thôn và 54 công trình khác, với tổng nguồn vốn đầu tư trên 850 tỷ đồng, tăng 787 tỷ đồng so với năm 2005. 100% đơn vị hành chính cấp xã có trụ sở xây kiên cố, trạm y tế 2 tầng, có trường học được xây kiên cố. 18/24 xã có chợ xây, xây được 1354 bể nước. Ngành xây dựng đã làm thay đổi cơ bản cơ sở hạ tầng nông thôn, là cơ sở để cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư. 2.2.3.3. Dịch vụ Có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao trung bình trên 18%. Đóng góp vào cơ cấu GDP của huyện ngày càng tăng, năm 2000 là 19% đến năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51 là 29%. Tổng giá trị sản xuất đạt trên 287 tỷ đồng. Trong ngành dịch vụ các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông và các dịch vụ khác khá đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho sản xuất và đời sống của nhân dân. - Giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông của huyện Vị Xuyên gồm đường bộ, đường sông. Huyện Vị Xuyên có QL2 chạy qua với chiều dài gần 30 km, từ cửa khẩu Thanh Thủy qua các xã, TT tương đối phát triển của huyện (Đạo Đức, TT Vị Xuyên, TT Việt Lâm, xã Việt Lâm), đây là tuyến QL quan trọng tạo điều kiện cho đi lại và giao lưu hàng hóa. Ngoài ra, còn có QL4C qua Thuận Hòa, Minh Tân đi Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Các xã đều có đường ô tô đến trung tâm. Đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa và làm mới được 24 tuyến đường từ huyện đến trung tâm xã; tu sửa và làm mới 55 km đường nhựa, nâng cấp 4 tuyến đường quan trọng đi Lao Chải, Ngọc Minh, Thượng Sơn, Tùng Bá; xây dựng tuyến đường từ Trung Thành đi Đồng Tâm, Bắc Quang. Giao thông phát triển đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa của nhân dân các xã trong huyện. Sông Lô chảy qua địa bàn huyện gần 70 km. Do đặc điểm địa hình nên việc đi lại, vận chuyển hàng hóa bằng đường sông khó khăn và không phổ biến. Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều bến đò đang hoạt động chủ yếu vận chuyển người và hàng hóa qua sông Lô ở những nơi chưa có cầu bắc qua. - Thông tin liên lạc: Hiện nay trong toàn huyện tại các xã, TT đều có điểm bưu điện văn hóa xã khang trang, đầy đủ dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu thông tin, liên lạc của người dân. Số máy điện thoại bình quân trên 100 dân không ngừng tăng lên năm 2005 là 1,8 máy, hiện nay là 18 máy. Về thông tin viễn thông trong những năm gần đây đã được đầu tư phát triển hơn. Mạng điện thoại di động được phủ sóng toàn huyện. Số lượng sử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52 dụng internet ngày càng nhiều 15/24 xã, TT sử dụng dịch vụ internet. Hệ thống phát thanh, truyền hình có sự phát triển nhanh chóng. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh, truyền hình đạt 100%. 14473 hộ có ti vi. - Thƣơng mại: Bên cạnh chợ trung tâm TT Vị Xuyên, các xã, TT đều được xây dựng chợ trung tâm xã; các chợ nông thôn, chợ biên giới được mở rộng và hoạt động sôi động, hàng hóa phong phú, giá cả ổn định. Việc buôn bán trao đổi hàng hóa với TX Hà Giang và các huyện khác của Tỉnh Hà Giang, các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng diễn ra sôi động. Nhìn chung thị trường hàng hóa đã đáp ứng được nhu cầu của người dân không chỉ ở các xã vùng thấp mà ở các xã vùng cao, vùng biên giới. Là địa bàn có cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, hoạt động xuất nhập khẩu trong nhiều năm nay diễn ra khá sôi động, tuy nhiên quy mô còn nhỏ bé. Giai đoạn 2000 - 2005 giá trị hàng hóa xuất - nhập khẩu đạt 7,8 triệu USD, giai đoạn 2006 - 2009 đạt trên 14 triệu USD. Vị Xuyên đã xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chè chế biến, các loại quặng, hoa quả, gỗ,... và đón nhận nhiều dòng hàng hóa từ Trung Quốc như hàng may mặc, điện tử, hoa quả ôn đới, hàng gia dụng, nguyên phụ liệu thuốc lá. Đặc biệt khu KTCK sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động ngoại thương của huyện nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung phát triển. Du lịch: Hàng năm lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến Vị Xuyên ngày càng tăng, giai đoạn 2000 - 2009 có 5000 lượt khách trong và ngoài nước đến Vị Xuyên. Tổng doanh thu từ du lịch và các hoạt động đi kèm năm 2009 đạt trên 4 tỷ đồng. Việc chú trọng đầu tư phát triển ngành du lịch đang là bước đi đúng hướng trong phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, quy mô của ngành du lịch còn nhỏ bé, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch chưa được đầu tư nhiều. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53 Thu hút đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài: Trên địa bàn huyện Vị Xuyên tập trung hầu hết các dự án phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang. Kết quả thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài có ý nghĩa hết sức quan trong cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của huyện. Việc triển khai các dự án mời chào đầu tư phản ánh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Các chỉ số Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2009 cho thấy với điểm số 58,16 điểm %, CPI tỉnh Hà Giang nằm trong nhóm các tỉnh/thành phố có năng lực cạnh tranh Khá, xếp hạng thứ 34 trong số 63 tỉnh/thành phố, đứng sau Hà Nội (58,18 điểm %), đứng thứ 2 sau Lào Cai trong số 6 tỉnh biên giới Việt - Trung. Điểm mạnh nhất trong năng lực canh tranh của Hà Giang là Chỉ số Chi phí gia nhập thị trường, đạt 8,57 điểm %, do được đánh giá tốt theo các tiêu chí thành phần: thời gian doanh nghiệp phải chờ để đăng ký kinh doanh và xin cấp đất; thời gian chờ để nhận được tất cả các loại giấy phép cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh; Số giấy phép, giấy đăng ký và quyết định chấp thuận cần thiết để chính thức hoạt động; và mức độ khó khăn theo đánh giá của doanh nghiệp để có được tất cả các giấy đăng ký, giấy phép và quyết định chấp thuận. Điểm yếu nhất về năng lực canh tranh của Hà Giang là Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, chỉ đạt 3,43 điểm %, do yếu kém trong Chất lượng đào tạo lao động, trong mức độ nỗ lực chưa đầy đủ của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm. Sự yếu kém về năng lực cạnh tranh còn thể hiện ở các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như xúc tiến thương mại cho khu vực tư nhân, cung cấp các thông tin kinh doanh cho doanh nghiệp, dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh và các dịch vụ công nghệ; số lượng các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân, và chất lượng của các dịch vụ này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54 Hình 2.6. Bản đồ kinh tế chung huyện Vị Xuyên Nguồn: Tác giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55 Báo cáo thường niên của PCCI về Chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh cho thấy thực trạng và những giải pháp cần thiết để nâng cao sức hấp dẫn các nhà đầu tư đến với danh mục chào mời các DA đồng thời cũng giải thích nguyên nhân vì sao nhiều DA chào mời vẫn trong tình trạnh DA“ treo”, không thể trở thành hiện thực như dự định trên địa bàn huyện Vị Xuyên, đặc biệt là DA Khu KTCK Thanh Thuỷ và DA KCN Bình Vàng. 2.3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC Xà HỘI HUYỆN VỊ XUYÊN, HÀ GIANG 2.3.1. Lao động - việc làm Hàng năm huyện Vị Xuyên có khoảng 850 người bước vào tuổi lao động. Năm 2008 số người trong độ tuổi lao động của huyện là 56729 người chiếm 59% dân số. Trong đó số người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 40964 người chiếm 72,2% dân số trong độ tuổi lao động và 42,6% dân số toàn huyện. Ngành nông - lâm nghiệp vẫn có lực lượng lao động đông nhất chiếm 79,8%, ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm 20,2% lao động trong các ngành kinh tế. (Bảng 2.4). Bảng 2.4. Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế 2008 Tổng số 40964 100% Nông - lâm nghiệp 32681 79,8 Công nghiệp - xây dựng 2418 5,9 Thương mại - dịch vụ 5868 14,3 Theo ngành Nguồn: [7] Chương trình giải quyết việc làm của huyện đã được triển khai rộng khắp và mang lại hiệu quả cao, số người có việc làm hàng năm tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp giảm đi đáng kể, thời gian sử dụng lao động ở nông thôn ngày một nâng cao, cơ cấu lao động và chất lượng lao động bước đầu chuyển đổi theo hướng tích cực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56 2.3.2. Giáo dục, y tế - chăm sóc sức khoẻ Quy mô mạng lưới trường lớp học được mở rộng và phát triển ở tất cả các cấp học. Toàn huyện hiện có 80 đơn vị trường học, tăng thêm 8 trường so với năm 2005; có 1 trường THCS, 5 trường Tiểu học và 4 trường Mầm non đạt tiêu chuẩn quốc gia. Quy mô, chất lượng giáo dục đã có bước phát triển theo chiều sâu. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường ở các cấp học, bậc học ngày càng tăng: trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 92,5% tăng 20% so với năm 2000; trẻ từ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt luôn đạt trên 99%. Tỷ lệ chuyển cấp ở bậc Tiểu học và THCS trên 93%, tỷ lệ tốt nghiệp THPT trên 76%. Năm 2003 huyện được công nhận đạt phổ cập THCS. Trung tâm học tập cộng đồng được thành lập ở 24 xã, TT; Hội Khuyến học được thành lập từ huyện đến xã hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Bệnh viện huyện và các trạm xá được xây dựng kiên cố, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. 100% xã, TT có bác sĩ, 100% thôn bản có nhân viên y tế và đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em được quan tâm; tỷ lệ trẻ được tiêm, uống đầy đủ 7 loại văc-xin hàng năm đạt trên 96%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 25% năm 2005 xuống còn 18% năm 2009. Thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, góp phần giảm tỷ lệ gia tăng tự nhiên ở mức 1,2%. 2.3.3. Xoá đói giảm nghèo Sau 20 năm đổi mới, thu nhập và mức sống của đa số người dân đã được cải thiện, do vậy đặc điểm nghèo cũng có sự thay đổi. Trước đây nghèo là do thiếu lương thực, thực phẩm thì nay cơ bản đã được giải quyết. Song nghèo vì phi lương thực, thực phẩm (nhà ở, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, văn hoá,…) ngày càng gay gắt. Mặc dù tăng trưởng kinh tế đã làm cho tỷ lệ nghèo đói giảm đáng kể trong thời gian qua nhưng tình trạng nghèo nói chung còn rất đa dạng: tình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57 trạng thiếu ăn hàng năm từ một đến ba tháng chủ yếu ở đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, xa. Hộ nghèo có xu hướng tập trung rõ rệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là vùng các xã ĐBKK, các xã 135. Năm 2008, Ngọc Minh là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất 56,05%; Minh Tân 38,69%; Lao Chải 37,67%; Thuận Hòa 36,58%; Xín Chải 33,13%. Ở hai TT và các xã vùng thấp tỷ lệ hộ nghèo rất thấp: TT Vị Xuyên 2,97%; Việt Lâm 5,79%; TT Việt Lâm 7,25%; Phú Linh 11,64%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo ở huyện Vị Xuyên: do nguồn lực đầu tư hạn chế, thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, chính sách trong giáo dục, y tế, định canh định cư,… Bên cạnh đó nghèo còn do người dân còn thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu lao động, thiếu đất canh tác, đông con, ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước. Đa số người dân ở Vị Xuyên trong đó chủ yếu là người nghèo sinh sống ở những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng chậm phát triển, các nguồn lực dành cho tăng trưởng hạn chế, điều kiện kinh tế - xã hội vốn đã rất khó khăn đó là các vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Đó là các vùng thường tách biệt với các vùng khác, có tỷ lệ hộ nghèo cao, nguy cơ tái nghèo lớn, họ thường sống ở những nới có điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng yếu kém, họ thường bị rơi vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và thảm họa môi trường: chặt phá rừng bừa bãi, chăn thả gia súc không đúng nơi quy định, du canh du cư... Đa số những người nghèo ở đây chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ động - thực vật; các dịch vụ vệ sinh, nước sạch, điện… Để thực hiện được mục tiêu vừa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững Vị Xuyên cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác trồng và bảo vệ rừng, cải thiện chất lượng môi trường sống ở cả khu vực nông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58 thôn và đô thị, sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên, tuyên truyền, giáo dục cho đồng bào các dân tộc về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 2.3.4. Các vấn đề xã hội khác Trong thời kì đổi mới huyện đã thực hiện tốt các chính sách, an sinh xã hội. Toàn huyện hiện có 85% hộ đạt gia đình văn hóa, 100% thôn bản, tổ dân phố được công nhận làng văn hóa; 180 cơ quan, đơn vị, trường học đạt cơ quan văn hóa, tăng 95 đơn vị so với năm 2005. Các thôn, tổ dân phố đã xây dựng quy ước nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Phong trào hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ được duy trì và phát tiển rộng khắp. Bộ mặt nông thôn đang từng bước được thay đổi, toàn huyện hiện có 2210 hộ có nhà xây kiên cố, 110 hộ có ô tô, 11514 hộ có xe máy, 14473 hộ có ti vi. Công tác quốc phòng an ninh được củng cố tăng cường. Các thôn bản, tổ dân phố, cơ quan đều có lực lượng dân quân tự vệ, công an viên và lực lượng dự bị động viên. Hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên bộ Việt Nam - Trung Quốc trên địa bàn huyện với chiều dài tuyến biên giới là 32,6 km. Trật tự xã hội trên địa bàn được giữ vững và ổn định. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh, đã ngăn chặn có hiệu quả việc truyền đạo trái pháp luật và di cư tự do; tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho trên 170 nghìn lượt người. 2.4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI VỚI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở HUYỆN VỊ XUYÊN 2.4.1. Những thành tựu Trong những năm qua huyện Vị Xuyên đã triển khai thực hiện tốt quy chế bảo vệ môi trường, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về môi trường và quản lí môi trường đến tận cấp xã; đồng thời tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện các quy định của luật bảo vệ môi trường; tổ chức các hoạt động kỉ niệm ngày môi trường thế giới; tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59 trường; tuần lễ xanh - sạch - đẹp. Triển khai thực hiện tốt chỉ thị 36/CT- TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Huyện Vị Xuyên được đánh giá là một trong những huyện có diện tích rừng khá lớn của tỉnh Hà Giang (cùng với các huyện Bắc Quang và Bắc Mê). Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng 85196,36 ha (chiếm 56,8% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện và 22% tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng của tỉnh). Trong giai đoạn 2005 - 2009, đã trồng mới được hơn 8423 ha rừng, trong đó trồng rừng kinh tế được 7200 ha, nâng độ che phủ rừng lên 59%; bảo vệ tốt khu vực rừng đầu nguồn. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng lớn, diện tích rừng phòng hộ còn nhiều (chiếm 48,9% diện tích đất lâm nghiệp có rừng); diện tích rừng đặc dụng khá lớn điều này cho thấy tài nguyên rừng ở Vị Xuyên chưa bị khai thác nhiều; việc trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng đã được thực hiện tốt và có hiệu quả. Trồng rừng kinh tế đã được chú trọng hơn. Phát triển lâm nghiệp đã góp phần đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm nghiệp của huyện và cải thiện đời sống các dân tộc. Huyện Vị Xuyên đã thành lập nhiều ban quản lí để bảo vệ tài nguyên rừng, nhiều dự án trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng đã được thực hiện có hiệu quả: ban quản lí Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh II; ban quản lí bảo tồn thiên nhiên Phong Quang; ban quản lí rừng phòng hộ; các dự án 661, dự án trồng 5 triệu ha rừng, dự án trồng rừng biên giới. Riêng dự án trồng rừng biên giới được đánh giá là một điểm mới trong phát triển lâm nghiệp của huyện, trong năm 2009 dự án này đã trồng mới được 50 ha rừng, có ý nghĩa quan trọng góp phần cải thiện môi trường vùng cao của huyện. Đã tổ chức xây dựng quy ước thôn bản về bảo vệ rừng tại 35 thôn bản, huấn luyện quần chúng bảo vệ rừng cho 12400 lượt hộ, thành lập 24 ban phòng chống cháy rừng; xử lý 23 vụ chặt phá rừng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60 Để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên rừng hiện có nhiều mô hình nông - lâm kết hợp đã được thực hiện có hiệu quả ở huyện Vị Xuyên, đặc biệt là mô hình VACR được thực hiện nhiều ở các xã Đạo Đức, Việt Lâm, Trung Thành, Phú Linh, Linh Hồ. Hay mô hình trồng chè xen lẫn các cây lấy gỗ như Mỡ, Keo ở TT Vị Xuyên, Việt Lâm, TT Việt Lâm, Trung Thành. Trên địa bàn huyện đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều những vườn rừng đẹp và trang trại sum suê cây trái. Trang trại của ông Nguyễn Minh Hiến ở xã Đạo Đức (Vị Xuyên) có tới hơn 100 ha với đủ các loại cây trồng có giá trị. Anh cho biết những năm đầu đã đầu tư vào đó khoảng hơn 200 triệu đồng và bây giờ trang trại của anh đã trị giá bạc tỷ. Hiện nay, anh Hiến đang thực hiện trồng 10 nghìn cây quế dưới tán rừng tự nhiên. Mô hình trang trại nông lâm nghiệp sinh thái kinh tế của ông Nguyễn Minh Hiến xứng đáng đựơc nhân rộng. 2.4.2. Khó khăn và thách thức - Thiên tai: Đối với những thay đổi về môi trường do thiên tai gây ra: cũng như nhiều nơi khác huyện Vị Xuyên thường xuyên xuất hiện nhiều kiểu thời tiết cực đoan: mưa đá, lũ quét, lũ ống,... những hiện tượng đó hầu như năm nào cũng xảy ra nhưng với mức độ khác nhau và thường để lại những hậu quả như: thiệt hại về nhà cửa, con người, rau màu, môi trường, đôi khi còn phát sinh những dịch bệnh. Bên cạnh đó, về mùa khô là tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở vùng cao; về mùa mưa ngập úng ở một số xã ven sống suối, sạt lở đất ở vùng núi đất và ven tuyến QL2 chạy qua huyện. Những thiệt hại do hạn hán, mưa lớn và gió lốc đến phát triển nông - lâm nghiệp, nhà cửa, tài sản và con người của huyện năm 2009 ước tính 1338 triệu đồng. - Vấn đề khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác vàng bừa bãi: Trong danh mục mỏ và điểm quặng khoáng sản được Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao cho UBND, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 16 điểm mỏ, điểm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61 quặng vàng phân bố tại các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên và Bắc Mê. Các điểm quặng này tồn tại dưới dạng vàng gốc (11 điểm) và vàng sa khoáng (5 điểm), có quy mô nhỏ. Cho đến nay, tài liệu địa chất về các điểm quặng vàng còn sơ sài, phần lớn được phát hiện và điều tra trong quá trình đo, vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50 nghìn. Ngoài điểm vàng sa khoáng Tiên Kiều (Bắc Quang) được phát hiện, khai thác từ lâu và đã được tìm kiếm, thăm dò, đánh giá trữ lượng có thể khai thác quy mô nhỏ thì các điểm còn lại đều có quy mô nhỏ, ít triển vọng. Tuy nhiên, kết quả phân tích gần đây của Trung tâm phân tích thí nghiệm địa chất (Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam), các mẫu quặng lấy tại điểm mỏ Pá Phay xã Linh Hồ (Vị Xuyên) có hàm lượng vàng 152 g/tấn quặng, vượt rất xa chỉ tiêu khai thác công nghiệp. Điều này cho thấy cần đầu tư khảo sát, điều tra, thăm dò với quy mô, tỷ lệ thích hợp để đánh giá đúng tiềm năng, trữ lượng vàng tại các mỏ, điểm mỏ trên địa bàn tỉnh. Do chưa có quy hoạch cụ thể, chính quyền một số địa phương buông lỏng quản lý nên tình trạng người dân khai thác trái phép, lén lút tại các điểm vàng liên tục xảy ra, có lúc, có nơi tình hình trở lên phức tạp, gây mất trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Năm vừa qua, tại khu vực núi Pá Phay, tình trạng khai thác vàng trái phép liên tục diễn ra, mỗi ngày có hàng trăm người dân kéo nhau lên núi đào đá, khai thác vàng. Giải quyết vấn nạn trên, UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản, nhất là khoáng sản quý, hiếm, có giá trị cao; yêu cầu các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện các biện pháp ngăn chặn triệt để, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác vàng sa khoáng trái phép; khẩn trương lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản vàng làm cơ sở thực hiện quản lý, cấp phép thăm dò, khai thác các điểm mỏ này. Tuy nhiên, ở một số điểm mỏ trên địa bàn xã: Linh Hồ, Bạch Ngọc (Vị Xuyên)... Các doanh nghiệp đã tiến hành thăm dò, khai thác kéo theo nhiều tổ chức, cá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62 nhân bên ngoài cũng nhảy vào khai thác trái phép. Hoạt động của các tổ chức, cá nhân trên đều vi phạm nghiêm trọng Luật Khoáng sản và các quy định hiện hành, trái chủ trương, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Việc UBND tỉnh tạm giao cho 11 doanh nghiệp quản lý các mỏ vàng nhằm tránh tình trạng khai thác trái phép như thời gian vừa qua. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại không đáp ứng thiện trí đó. Ngay khi có văn bản tạm giao, các doanh nghiệp đã tổ chức lực lượng, máy móc vào khu vực có mỏ vàng, triển khai hoạt động khai thác. Điều này đã tạo sự bức xúc trong nhân dân, người dân vùng có mỏ thấy doanh nghiệp khai thác được, họ cũng nhảy vào khai thác nên tình hình càng trở lên phức tạp, có lúc nằm ngoài tầm kiểm soát. Và những khu vực có mỏ vàng hiện tình trạng vẫn hết sức nóng bỏng, xung đột giữa người dân khai thác vàng trái phép và công nhân các doanh nghiệp thường xảy ra. Bên cạnh đó, các tay "anh, chị" đã nhảy vào bãi vàng, xúi giục người dân chống lại sự vào cuộc của cơ quan chức năng... Điểm vàng núi Pá Phay thuộc địa bàn thôn Nà Diềm, xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, được phát hiện có vàng vào đầu năm 2009. Từ cuối tháng 5/2009, người dân trong vùng và các xã lân cận, rồi nhiều "vàng tặc" từ các tỉnh khác kéo lên núi Pá Phay khai thác vàng trái phép. Những ngày gần đây, khi các lực lượng chức năng tăng cường chốt chặn đường lên núi vào ban ngày thì người dân lại lén lên núi đào vàng vào ban đêm. Từ 21 - 25/3, mỗi tối có từ 200 - 500 người lên núi Pá Phay đào vàng rồi gùi quặng đất về nhà đãi. Việc người dân lén lên núi đào vàng rất nguy hiểm vì núi đá tai mèo, độ dốc lớn, lại đi vào đêm tối nên dễ ngã, dẫn đến tai nạn. Đặc biệt, do phải mở hầm mới có vàng nên đã tạo thành nhiều hầm ếch sâu trên 10 m rất nguy hiểm. Những hầm như thế này có thể sập bất cứ lúc nào. Để ngăn chặn, giải tỏa tình trạng này, các ngành chức năng địa phương cần có biện pháp kiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63 quyết hơn; bên cạnh đó, tăng cường tuyên tuyền, vận động sâu rộng tới người dân để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra. 2.5. PHÂN HÓA LÃNH THỔ KINH TẾ - Xà HỘI HUYỆN VỊ XUYÊN TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI 2.5.1. Phân hóa các khu vực dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển huyện Vị Xuyên Ở nước ta hầu hết các tỉnh thuộc Trung du miền núi phía Bắc đều thuộc diện khó khăn, trong đó khó khăn nhất có 1644 xã. Theo đó Chính phủ ra Quyết định số 135 nhằm mục đích tăng cường đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, gọi tắt là các xã 135. Đồng thời Chính phủ cũng phân chia các xã miền núi thành các xã vùng thấp, các xã vùng cao để có hướng đầu tư cho phù hợp. Trong giai đoạn 2006 - 2010, nhờ tích cực triển khai tới cấp cơ sở, Chương trình 135 đã góp phần làm thay đổi bộ mặt các vùng khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội - môi trường được cải thiện. Theo tinh thần trên, Uỷ ban dân tộc ra quyết định 393/2005/QĐ-UBDT ngày 29/8/2005 về việc ban hành Quy định về Tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển. Quy định này phân định các xã và thôn ĐBKK thành ba khu vực theo trình độ phát triển (gọi tắt là khu vực một - KVI, khu vực hai - KVII, Khu vực ba - KVIII) để áp dụng các chủ trương, chính sách và có kế hoạch đầu tư phát triển cho phù hợp. Trên cơ sở các thôn bản ĐBKK và các tiêu chí kèm theo sẽ xác định và sắp xếp các xã vào các khu vực I, II, III tương ứng khi có đủ 5/ 6 tiêu chí tương ứng quy định. Tỷ lệ hộ nghèo áp dụng theo tiêu chuẩn mới quy định tại quyết định số 170/ 2005/ QĐ- TTg ngày 08/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010. Theo tiêu chí trên có thể xác định trình độ phát triển của các khu vực như sau: khu vực I là khu vực bước đầu phát triển, khu vực II là khu vực tạm ổn định, khu vực III là khu vực khó khăn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64 Căn cứ Quyết định số 393/2005/QĐ - UBDT ngày 29/08/2005, Quyết định số 05/2007/QĐ - UBDT ngày 6/9/2007, Quyết định số 301/2006/QĐ UBDT ngày 27/11/2006 của UBDT về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển và Quyết định số 69/2008/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách các xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách các xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II. Vùng dân tộc thiểu số và miền núi huyện Vị Xuyên được chia thành: Khu vực I - khu vực bước đầu phát triển: gồm 2 thị trấn: TT Vị Xuyên, TT Việt Lâm và xã Việt Lâm. Có diện tích 71,1 km2, dân số 16523 người (năm 2009). Khu vực II - khu vực tạm ổn định: gồm 9 xã: Đạo Đức, Trung Thành, Tùng Bá, Kim Thạch, Kim Linh, Phú Linh, Phương Tiến, Thượng Sơn, Linh Hồ. Có diện tích 591,3 km2, dân số 42697 người (năm 2009). Khu vực III - khu vực khó khăn: gồm 12 xã: Thanh Thủy, Thanh Đức, Lao Chải, Xín Chải, Minh Tân, Thuận Hòa, Phong Quang, Ngọc Minh, Ngọc Linh, Bạch Ngọc, Cao Bồ, Quảng Ngần. Có diện tích 838,2 km2, dân số 37039 người (năm 2009). Toàn huyện hiện có 15 xã thuộc vùng cao; 9 xã, TT thuộc vùng thấp; 12 xã thuộc khu vực III và đều thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010). (Bảng: Phụ lục) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65 Hình 2.7. Phân định xã, TT thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi huyện Vị Xuyên theo trình độ phát triển, năm 2009 Nguồn: Biên vẽ theo [7] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66 2.5.2. Tổ chức lãnh thổ huyện Vị Xuyên theo yêu cầu an ninh quốc phòng biên giới Huyện Vị Xuyên nằm ở vị trí địa - chính trị rất nhạy cảm. Trong những năm chiến tranh biên giới, Vị Xuyên là nơi diễn ra các cuộc chiến khốc liệt, nhiều xã biên giới từng hứng chịu những trận pháo lớn, tàn phá làng bản, gây tổn thất tính mạng và tài sản nhân dân các dân tộc. Theo yêu cầu phát triển kinh tế kết hợp với đảm bảo an ninh quốc phòng. Đoàn kinh tế quốc phòng 313 (KTQP 313) được thành lập từ 2002, có chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện DA KTQP trên địa bàn phía bắc huyện Vị Xuyên gồm 4 xã biên giới là Thanh Thủy, Thanh Đức, Lao Chải, Xín Chải, với 18 thôn bản, trong đó có 8 thôn bản giáp với biên giới Việt Trung có chiều dài biên giới hơn 28,7 km. Toàn vùng có diện tích 149,3 km2, có 893 hộ dân với dân số 4763 người, có 9 dân tộc sinh sống trong đó chủ yếu là dân tộc Dao (40%) và Mông (35%). Đây là 4 xã ĐBKK, xã biên giới và thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II, có địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, trình độ dân trí còn hạn chế, cơ sở vật chất thiếu thốn, là vùng có kinh tế tự cung tự cấp các hủ tục và thói quen sản xuất còn chậm đổi mới, tỷ lệ hộ nghèo còn cao đều trên 35 %. Gần 8 năm nay Đoàn kinh tế quốc phòng đã trở nên gần gũi đối với nhiều người dân ở một số xã biên giới huyện Vị Xuyên. Từ khi có Đoàn kinh tế không những tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững, mà nhiều hộ đã thoát nghèo. Những kết quả khích lệ mà đoàn KTQP mang lại đó là sự bố trí ổn định trong vùng dự án, đời sống các dân tộc thiểu số được cải thiện, sản xuất phát triển, điều kiện ăn, ở, sinh hoạt tốt hơn trước đây. Đi đôi với việc củng cố xây dựng chính quyền, xây dựng thế trận lòng dân, Đoàn KTQP 313 còn chủ động tích cực tham gia thực hiện các dự án Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67 KTQP và xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Đoàn đã đầu tư 34 tỷ đồng cho vùng dự án, với mức đầu tư trung bình 27 triệu đồng/ hộ, thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ bà con trong sản xuất, tổ chức mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 60 % số hộ nông dân trên địa bàn, cử hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia xóa nhà tạm, sửa chữa đường giao thông, giúp đỡ các hộ nghèo, các hộ gia đình chính sách. Tại địa bàn các xã vùng DA KTQP, Đoàn đã triển khai xây dựng 10 công trình thủy lợi nhỏ, phục vụ tưới nước cho hơn 300 ha ruộng và nước sinh hoạt cho 350 hộ gia đình, đảm bảo cho khai hoang, phục hóa và gieo trồng 2 vụ; xây dựng một công trình hạ thế phục vụ điện sinh hoạt cho 65 hộ với trên 300 nhân khẩu, một công trình nước sinh hoạt cho 14 hộ với 140 khẩu; 2 lớp học thôn bản; hỗ trợ trồng 30 ha ngô lai, 132 con trâu bò, 358 ha thảo quả. Từ việc trồng thảo quả có hiệu quả kinh tế, phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng nên trong những năm qua, nhân dân 4 xã đã trồng thêm được trên 01 nghìn ha, nhờ đó mà rừng được bảo vệ tốt hơn, đem lại nguồn thu nhập khá ổn định. Phát triển kinh tế còn được gắn liền với chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bà con nhân dân. Đoàn đã triển khai Bệnh xá Quân Dân y tại xã Thanh Thủy, khám và điều trị bệnh cho hàng nghìn lượt người dân và cán bộ, chiến sỹ trên địa bàn, cùng với địa phương thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản văn hóa… Thực hiện phát triển KTXH, giữ vững quốc phòng an ninh là yêu cầu tất yếu khách quan, có tính quy luật lịch sử và là một quan điểm có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng. Hai nhiệm này phải được thống nhất với nhau nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đã đề ra. Dự án xây dựng kinh tế quốc phòng có ý nghĩa cả trước mắt và lâu dài trong quá trình giữ vững an ninh quốc phòng không chỉ ở phía bắc huyện Vị Xuyên mà cả ở vùng biên giới phía bắc Tổ quốc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68 Tiểu kết chƣơng 2 Với vị trí địa lí thuận lợi, điều kiện tự nhiên và tài nguyên phong phú, cộng với các nguồn lực quan trọng khác Vị Xuyên có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển KTXH. Trong công cuộc đổi mới huyện đã đạt được nhiều kết quả trong tăng trưởng, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đời sống của nhân dân đã từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, trình độ phát triển của huyện vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và nhiều thách thức không nhỏ. Kinh tế phát triển, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nhỏ bé; các ngành kinh tế có sự chuyển dịch tích cực nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò chính. Kinh tế phát triển vẫn chủ yếu ở các xã, TT cận thị xã Hà Giang và ven QL 2; các xã biên giới, xã vùng cao, vùng xa kinh tế còn chậm phát triển, hầu hết đó là các xã ĐBKK có trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo giảm đi nhanh chóng, không còn hộ đói nhưng tình trạng nghèo còn khá đa dạng, nguy cơ tái nghèo còn lớn, đặc biệt ở đồng bào các dân tộc thiểu số; sự chênh lệch về thu nhập và phân hóa giàu - nghèo có xu hướng gia tăng. Vấn đề đặt ra trong công cuộc CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là huyện Vị Xuyên phải có những định hướng và giải pháp đúng đắn để phát triển nhanh và bền vững ./. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 69 Chƣơng 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI HUYỆN VỊ XUYÊN, HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2015 3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 3.1.1. Quan điểm, định hƣớng và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên đến năm 2015 3.1.1.1. Quan điểm Đẩy nhanh công tác quy hoạch tổng thể phát triển KTXH đến năm 2020, hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết một số vùng làm động lực phát triển cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông - lâm nghiệp để thu hút và huy động mọi nguồn lực để tập trung đầu tư cho các vùng kinh tế quan trọng, khu công nghiệp, khu KTCK. Tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế mở trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, nhanh chóng tạo ra các nhân tố bên trong vững mạnh, tranh thủ mọi nguồn lực phát triển KTXH. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tài chính tín dụng, tăng thu ngân sách, thu hút đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống thương mại, dịch vụ, từng bước hình thành thị trường bất động sản, lao động. Mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng. Đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng cao, vùng sâu, vùng xa kết hợp với việc đẩy mạnh quá trình đô thị hoá và phát triển các vùng nông thôn. Đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện chiến lược phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70 triển bền vững quốc gia. Phát triển sự nghiệp y tế, văn hóa thông tin. Duy trì và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội nhằm tạo ra sự ổn định vững chắc cho quá trình tăng trưởng và đảm bảo sự công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng tạo điều kiện để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 3.1.1.2. Định hướng phát triển + Mục tiêu Mục tiêu tổng quát đến năm 2015 của huyện Vị Xuyên là: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, huy động tối đa nguồn lực tại chỗ, khai thác và phát huy tiềm năng thế mạnh của huyện, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, đồng thời huy động nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Tạo ra bước phát triển nhanh, vững chắc theo hướng CNH, HĐH. Nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tập trung chỉ đạo quyết liệt chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế đa dạng, tập trung. Coi trọng sản xuất nông - lâm nghiệp, gắn sản xuất với quy hoạch lại nông thôn mới, bảo vệ môi trường. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, y tế. Đẩy mạnh phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chất lượng khám chữa bệnh. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lí điều hành của chính quyền các cấp và hoạt động của các đoàn thể quần chúng. Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Học tập và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 71 làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong sạch, vững mạnh. + Các chỉ tiêu phát triển KTXH huyện Vị Xuyên đến năm 2015 (Bảng 3.1.) Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phát triển KTXH Vị Xuyên đến năm 2015 Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2015 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 11 22 + Nông - lâm nghiệp % 5 8 + Công nghiệp - xây dựng % 26 32 + Dịch vụ % 17 20 Cơ cấu kinh tế % 100 100 + Nông - lâm nghiệp % 38,4 18 + Công nghiệp - xây dựng % 37,1 45 + Dịch vụ % 24,5 37 Triệu đồng 4,5 18 Tỷ đồng 16 200 TT 1 2 3 Thu nhập bình quân đầu người 4 Thu thuế và phí 5 Giá trị hàng hóa xuất khẩu Triệu USD 2 30 6 Tổng sản lượng lương thực Tấn 36630 49880 7 Lương thực bình quân đầu người kg 407 490 8 Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên % 1,34 1,1 9 Tỷ lệ hộ nghèo % 48,46 9,0 10 Độ che phủ rừng % 53 63 11 Số bác sĩ, dược sĩ / 1 vạn dân Bác sĩ 4 6 12 Số thôn có điện lưới quốc gia % 70 100 13 Tỷ lệ huy động trẻ từ 6- 14 đến trường % 98 99 14 Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi % 27 16,5 15 Tỷ lệ xã có đường nhựa đến trung tâm % 80 100 Nguồn: [15] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72 3.1.2. Định hƣớng phát triển các ngành kinh tế 3.1.2.1. Ngành nông - lâm nghiệp Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra giá trị phát triển ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Hoàn thiện kiên cố kênh mương nội đồng, xây dựng, sửa chữa các công trình thủy lợi hiện có; huy động nguồn vốn đầu tư tăng thêm trong 5 năm trên 120 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 25 tỷ đồng, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất; quy hoạch thành vùng sản xuất, chế biến tập trung với quy mô lớn, sản phẩm có giá trị, chất lượng cao, khả năng cạnh tranh lớn nhằm đạt mức tăng trưởng hàng năm trên 8%, giá trị sản xuất đạt trên 434,3 tỷ đồng, giá trị sản phẩm tăng thêm ngành nông - lâm nghiệp năm 2015 đạt 312,7 tỷ đồng, chiếm 18% trong cơ cấu giá trị gia tăng theo ngành kinh tế. Mục tiêu đến năm 2015 diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 13148 ha, sản lượng lương thực đạt 49880 tấn, tăng 1,14 lần so với hiện nay. Quy hoạch vùng sản xuất lúa, ngô, lạc tập trung tại các xã vùng thấp, diện tích thâm canh đạt trên 85%. Khuyến khích gieo trồng các giống lúa, ngô, rau, hoa chất lượng cao, kiên quyết loại bỏ các giống cũ thoái hóa ra khỏi cơ cấu giống. Chú trọng việc cải tạo thâm canh chè Shan tuyết ở các xã vùng cao: Thượng Sơn, Cao Bồ, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Phương Tiến; chú trọng chăm sóc, thu hái và chế biến nhằm nâng cao uy tín, chất lượng chè tại các xã vùng thấp Trung Thành, Việt Lâm, TT Vị Xuyên. Trồng mới 500 ha, để ổn định 4644 ha chè vào năm 2015; tập trung chăm sóc, thu hái và chế biến nhằm nâng cao uy tín chất lượng chè tại các xã vùng thấp nâng năng suất chè lên gấp 2 lần năm 2010, đưa sản lượng chè búp tươi đạt trên 17000 tấn. Tạo điều kiện và hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng thương hiệu chè hữu cơ Cao Bồ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73 Bảng 3.2. Diện tích và sản lƣợng một số cây lƣơng thực và cây công nghiệp chủ yếu huyện Vị Xuyên năm 2005 và 2015 Loại cây Diện tích (ha) 2005 Cây lương thực Cây công nghiệp, ăn quả, dược liệu, rau đậu các loại Sản lượng (tấn) 2015 2005 2015 Lúa 5976 6588 26697 37080 Ngô 3680 3910 9933 12800 Lạc 680 1300 893 2300 Đậu tương 575 300 447 250 3693 4644 10125 17000 - 989,7 - 32,4 1222 1000 1434 1560 970 2000 233 700 Chè Cao su Cây ăn quả Thảo quả Nguồn: [14,15] Đẩy nhanh việc tuyên truyền, vận động và thực hiện các thủ tục chuyển đổi đất rừng sang trồng cây cao su tại các xã Phú Linh, Linh Hồ, Trung Thành, phấn đấu đến năm 2013 có diện tích cao su đại điền trên 2700 ha. Duy trì diện tích cây lạc từ 1300 ha đến 1500 ha, sản lượng đạt từ 2300 đến 2500 tấn; cây đậu tương ổn định diện tích 3000 ha, sản lượng 250 tấn ở các xã Đạo Đức, Trung Thành, Ngọc Minh, Ngọc Linh,... Chăm sóc tốt diện tích cây dược liệu hiện có và tiếp tục trồng mới 800 ha cây thảo quả ở các xã Lao Chải, Xín Chải, Thượng Sơn để ổn định diện tích 2000 ha, quế 900 ha, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn; hoa chất lượng cao ở các xã Đạo Đức, Tùng Bá, Trung Thành, TT Vị Xuyên, TT Việt Lâm...; khôi phục diện tích cây ăn quả để có 1000 ha, gắn với công tác lựa chọn giống, công tác chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Quản lí tốt các công trình thủy lợi trên địa bàn để đáp ứng tưới tiêu phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74 Thực hiện giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh rừng cho nhân dân và các tổ chức xã hội, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân, doanh nghiệp đầu tư trồng rừng, mỗi năm đạt 2000 ha, trong đó trồng rừng kinh tế 1500 ha. Cải tạo vườn tạp, rừng nghèo kiệt để chuyển sang trồng rừng có giá trị kinh tế cao. Phấn đấu đến năm 2015 có 13200 ha rừng sản xuất, nâng độ che phủ rừng đạt 63% vào năm 2015. Phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng trên 40% trong ngành nông nghiệp, chủ yếu phát triển theo hình thức quy mô trang trại, gắn với việc trồng mới 850 ha cỏ phục vụ chăn nuôi; làm tốt công tác dịch vụ về giống và thú y. Đến năm 2015 tổng đàn gia súc, gia cầm đạt trên 70 vạn con trong đó đàn trâu có 40000 con, đàn bò 7000 con, đàn lợn 60000 con, đàn gia cầm trên 600000 con. Bảng 3.3. Đàn gia súc, gia cầm năm 2005 và 2015 Đơn vị tính 1. Gia súc 2. Gia cầm 2005 2015 Đàn trâu Con 26487 40000 Đàn bò Con 1686 7000 Đàn lợn Con 37223 60000 Đàn dê Con 10420 15600 Con 368900 600000 Nguồn: [14,15] Phát huy lợi thế từng vùng duy trì ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản 300 - 400 ha cùng với việc áp dụng khoa học kĩ thuật để tăng năng suất nuôi trồng thủy sản. Khai thác hợp lí để bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các sông suối. Tiếp tục củng cố, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất hàng tiểu thủ công, thu gom chế biến, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ sản xuất phục vụ đời sống sinh hoạt nhân dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75 Đến năm 2015 toàn huyện sẽ có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; cũng theo chuẩn đó với 2 thôn trong mỗi xã còn lại trong giai đoạn 2011 - 2015. 3.1.2.2. Công nghiệp - xây dựng Tập trung và thu hút nguồn vốn của các thành phần kinh tế, tăng thêm trong 5 năm trên 10000 tỷ đồng, bình quân mỗi năm đầu tư 2000 tỷ đồng để phát triển mạnh các khu công nghiệp, dịch vụ, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm đạt mức tăng trưởng hàng năm trên 32%; giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 1532 tỷ đồng (giá thực tế); giá trị sản phẩm gia tăng 850 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45% trong cơ cấu kinh tế đến năm 2015. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế như thủy điện, khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản, lương thực. Đẩy nhanh công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp phục vụ cho công tác khai thác và chế biến như: Khu công nghiệp Bình Vàng; chế biến chì - kẽm Tùng Bá; cụm công nghiệp sắt Thuận Hòa; cụm công nghiệp mangan Ngọc Linh, Trung Thành, Linh Hồ, Ngọc Minh, với công nghệ tiên tiến, đảm bảo hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Phấn đấu sản lượng khai thác khoáng sản đạt trên 400000 tấn/năm. Phát triển điện sản xuất đạt 200 triệu kwh. Chế biến chè đạt 4,2 nghìn tấn. Lắp ráp ô tô tải nhẹ và xe con được 3500 chiếc. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các chủ đầu tư; các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thành các nhà máy thủy điện đã được phê duyệt: Suối Sửu 1, Suối Sửu 2 xã Phương Tiến, thủy điện Bản Kiếng - Tùng Bá, Nậm Má - Cao Bồ, Thanh Thủy 1, Thanh Thủy 2, Sông Miện 4, Bắc Xum - Minh Tân, Nậm Khiêu Thượng Sơn với số vốn đầu tư 1500 tỷ đồng, phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác trước năm 2012. Kiến nghị với tỉnh, Bộ ngành Trung ương tiếp tục triển khai giai đoạn 2 thủy điện Sông Miện 5 xã Thuận Hòa, Thanh Thủy 1a, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76 Thanh Thủy 2b, Nậm Ngần 2, Nậm Má xã Cao Bồ, Sông Lô 2, Sông Lô 3, Sông Lô 4. Hình thành các khu thủ công nghiệp, chế tạo cơ khí, sửa chữa, chế biến nông lâm sản, chế biến thức ăn gia súc, chế biến cao su tập trung,... Khuyến khích đầu tư dây chuyền công nghệ cao cho các nhà máy chè xuất khẩu, mây tre đan xuất khẩu, chế biến gỗ,... Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, để phát triển các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu đến năm 2015 có 100% thôn, bản, tổ dân phố có trụ sở; làm mới 100 km kênh mương bê tông, xây dựng 36 cầu treo qua suối. Thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án trên địa bàn, trọng điểm là khu công nghiệp Bình Vàng giai đoạn 2, khu tái định cư, cụm công nghiệp Ngọc Linh, Trung Thành; các dự án thủy điện và khai thác khoáng sản. Tập trung xây dựng và đưa vào hoạt động khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, cửa khẩu Lao Chải, thị tứ Lao Chải, cửa khẩu tiểu ngạch Thanh Thủy. Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, điện, thông tin liên lạc, thủy lợi, nước vệ sinh, trạm y tế xã, trụ sở cơ quan nhà nước. 3.1.2.3. Dịch vụ Tập trung thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế thực hiện các chương trình, dự án trên 1250 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 250 tỷ đồng để đạt tốc độ tăng trưởng dịch vụ thương mại bình quân hàng năm từ 20% trở lên, đến năm 2015 giá trị sản xuất đạt 950 tỷ đồng, giá trị tăng thêm của ngành đạt 480 tỷ đồng, chiếm 37 % trong cơ cấu giá trị gia tăng theo ngành kinh tế. Phát triển đồng bộ, mạnh mẽ các loại hình dịch vụ đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là loại hình dịch vụ du lịch và các loại hình dịch vụ khác có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển như vận tải, viễn thông, tín dụng, khoa học công nghệ, thương mại tăng bình quân trên 20%. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu tại khu kinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77 tế cửa khẩu Thanh Thủy, các đường tiểu ngạch, các chợ nông thôn. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, phát triển các ngành nghề sản xuất thủ công nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn. Về giao thông, tập trung ưu tiên đầu tư cứng hóa 100% các tuyến đường đến trung tâm các xã; phấn đấu đến năm 2015 trên 60% thôn bản có đường giao thông nông thôn được dải nhựa hoặc bê tông hóa. Hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội thị của hai TT Vị Xuyên và TT Việt Lâm. Tiếp tục đầu tư nâng cấp các tuyến đường vào trung tâm các xã Quảng Ngần, Thượng Sơn, Phong Quang, Kim Thạch, Kim Linh, Phú Linh, Tùng Bá. Làm mới trên 100 km đường bê tông nông thôn. Khai thác và phát triển khu du lịch hang động Tùng Bá, rừng nguyên sinh Minh Tân, làng văn hóa du lịch thôn Lùng Tao xã Cao Bồ, Thanh Sơn Thanh Thủy, Bản Phố - Minh Tân và hồ Thủy Lâm - Trung Thành, Hồ Noong - Phú Linh,... mở và khai thác các tua du lịch Vân Nam (Trung Quốc) qua Vị Xuyên đi Hà Nội, Hạ Long và Vị Xuyên - Vân Nam Trung Quốc và các tua du lịch nội tỉnh. Kêu gọi đầu tư vào khu du lịch nội huyện như Thanh Hà, Hồ Noong, hang Tùng Bá. Tôn tạo các di tích lịch sử chùa Sùng Khánh, chùa Bình Lâm, chùa Nậm Dầu. 3.1.2.4. Phát triển các thành phần kinh tế theo hướng đa dạng Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, với các hình thức liên doanh, liên kết để sản xuất. Vận dụng linh hoạt và thực hiện nhất quán các cơ chế, chính sách, khuyến khích hỗ trợ đầu tư. Phát triển mạnh kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất thủ công nghiệp, dịch vụ sản xuất. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư, thành lập doanh nghiệp,... nhằm huy động tối đa nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mở rộng các làng nghề, các loại hình dịch vụ trong khu vực nông thôn. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, ổn định, thông thoáng, có cơ chế chính sách thu hút mạnh mẽ vốn, khoa học công nghệ từ bên ngoài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78 3.1.3. Phát triển về kết cấu cơ sở hạ tầng Thời kỳ đến năm 2015 tập trung xây dựng và đưa vào hoạt động Khu KTCK quốc tế Thanh Thủy, cửa khẩu Lao Chải, cửa khẩu tiểu ngạch Thanh Thủy. Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, điện, thông tin liên lạc, thủy lợi, nước vệ sinh, trạm y tế. Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống đường xá, nối QL2 với các tỉnh lộ, huyện lộ và đường nông thôn. Giải quyết 3 xã chưa có đường nhựa đến trung tâm xã và nâng cấp các tuyến đường liên huyện, liên xã, đảm bảo giao thông bình thường về mùa mưa lũ. Hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội thị của hai TT Vị Xuyên và TT Việt Lâm. Đầu tư cứng hóa 100% các tuyến đường đến trung tâm các xã, làm mới 100 km đường bê tông nông thôn, xây dựng 36 cầu treo qua suối. Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi kết hợp với giải quyết nước sinh hoạt, làm mới 100 km kênh mương bê tông. Ưu tiên xây dựng cụm công trình thủy lợi của huyện với 11 công trình, trong đó có 9 đập dâng và 2 hồ chứa. Phát triển hệ thống thủy điện nhỏ tại các xã, trong giai đoạn đến năm 2015 sẽ xây dựng xong các công trình thủy điện: Nậm Má - Cao Bồ, Bản Kiếng - Tùng Bá, Suối Sửu, Nậm Khiêu, Bắc Xum, Thanh Thủy, Sông Miện 5, Nậm Ngần 2, Sông Lô 2,3,4. Đưa tỷ lệ các thôn, bản được sử dụng điện lưới quốc gia lên 100% vào năm 2015. Về thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình: phát triển mạng lưới truyền thanh ở các trung tâm cụm xã, nâng cao chất lượng phát sóng ở các trạm phát lại truyền hình. Phấn đấu đến năm 2015 các xã đều có điểm bưu điện văn hóa xã. Xây dựng hệ thống nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia. Do đó trước mắt huyện sẽ tận dụng nước sạch bằng việc đào giếng, xây dựng bể chứa nước sạch, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn xây dựng các trạm cung cấp nước sạch ở các trung tâm và vùng nông thôn. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh ở thành thị đạt 100%, nông thôn 80% (năm 2015). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79 3.1.4. Định hƣớng phát triển các lĩnh vực xã hội 3.1.4.1. Lao động - việc làm Triển khai các chương trình vốn vay giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động. Phát triển mạnh các loại hình đào tạo nghề, phấn đấu đưa tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt trên 40% trở lên vào năm 2015 và xúc tiến việc làm để tăng cơ hội lao động cho người lao động, giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2015 sẽ xây dựng thêm 2 làng nghề, tạo việc làm mới cho trên 28000 lao động tăng 10000 lao động so với năm 2009, xuất khẩu trên 500 lao động sang làm việc tại nước ngoài. 3.1.4.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục, mở rộng mạng lưới trường lớp, 24/24 xã, TT có trường mầm non đến trung học cơ sở, xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú cụm xã biên giới. Huy động cao nhất số trẻ em trong độ tuổi đến trường. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, củng cố nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 100% giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, tỷ lệ học sinh khá giỏi ngày càng tăng. Phấn đấu đến năm 2015 có 22 trường đạt chuẩn quốc gia (tăng 12 trường so với năm 2009), trong đó có 1 trường THPT, 4 trường THCS, 9 trường Tiểu học, 8 trường Mần non. Nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, TT. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện phổ cập mẫu giáo vào năm 2014, nâng cấp chất lượng các lớp nội trú dân nuôi, phát triển các lớp 2 buổi/ngày ở tất cả các cấp học. 3.1.4.3. Y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình. Tiếp tục đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ đội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80 ngũ y, bác sĩ đáp ứng nhu cầu chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân. Phấn đấu đến năm 2013 tất cả các xã đều có bác sĩ; đạt 6 bác sĩ, dược sĩ/ 1 vạn dân; 20 giường bệnh/1 vạn dân; hoàn thành tường rào, sân bê tông, vườn thuốc cho các trạm y tế. Đẩy mạnh hoạt động mạng lưới cán bộ chuyên trách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em. Triển khai và thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động vì trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng theo cân nặng/tuổi còn 16,5%. Giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,1%. 3.1.4.4. Xoá đói giảm nghèo Trên cơ sở đánh giá thực trạng nghèo những năm qua có thể thấy rằng xu hướng chung trong những năm tới về nghèo ở huyện Vị Xuyên có xu hướng giảm nhưng vẫn còn có sự khác biệt giữa các xã thị trấn, giữa các nhóm dân tộc, giữa thành thị và nông thôn, ... Theo khách quan có 3 xu hướng dẫn đến gia tăng chênh lệch về nghèo trong huyện Vị Xuyên. Thứ nhất, khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống, tài sản, tiếp cận các dịch vụ xã hội giữa các vùng, nhóm dân cư, dân tộc có xu hướng tăng. Thứ hai, hộ nghèo có xu hướng tập trung rõ rệt ở một số vùng địa lý và một số nhóm dân tộc thiểu số. Thứ ba, hộ nghèo có thể tăng do thiên tai, dịch bệnh, biến động của hội nhập và phát triển kinh tế thị trường, cơ hội việc làm của người nghèo khó khăn hơn do đổi mới công nghệ. Mục tiêu của huyện Vị Xuyên là đưa sớm thoát khỏi huyện nghèo, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các huyện khác. Do đó, bên cạnh mục tiêu về tăng trưởng kinh tế huyện còn phấn đấu hạ tỉ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm từ 1% đến 2% trở lên, cải thiện đời sống nhóm hộ nghèo nhằm hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng cao và vùng thấp, giữa nhóm hộ giàu và hộ nghèo. Phấn đấu năm 2015 giảm đáng kể hộ nghèo chỉ còn khoảng 9%. (Hình 3.1). Phấn đấu đến năm 2015 tỉ lệ hộ khá / giầu nâng lên 45%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81 Xây dựng chương trình xoá đói giảm nghèo, xác định các mô hình chương trình xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2010 - 2015 gắn với các mô hình sản xuất có phân công lao động, đào tạo hướng dẫn nghề mới. Tiếp nhận và tổ chức giải ngân các nguồn vốn cho vay thực hiện các chương trình dự án xoá đói giảm nghèo và việc làm cho các hộ nghèo từ nguồn vốn của tỉnh, trung ương của huyện nhanh và hiệu quả. Bố trí đầu tư từ nguồn ngân sách trung ương và địa phương cho xoá đói giảm nghèo ít nhất bằng 1% chi tiêu hành chính hàng năm. Đối với các hộ mới thoát nghèo tiếp tục được hưởng các nguồn vốn, chương trình dự án trợ giúp về tín dụng trong vòng 2 năm kể từ ngày được công bố thoát nghèo. 60 50 % 48.7 41.3 40 30 34.1 26.9 Tû lÖ hé nghÌo (%) 19.6 20 15 10 13.8 12.3 11 10 9 N¨m 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Hình 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo huyện Vị Xuyên thời kì 2005 - 2015 Nguồn: [15] Tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, kéo điện đến các thôn bản, các hộ của huyện còn lại chưa được kéo và lắp điện, nâng cấp đường ô tô liên xã, liên thôn. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã nghèo, xã ĐBKK, xã biên giới. Đối với các xã đã ra khỏi danh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82 sách xã ĐBKK thì tiếp tục hỗ trợ 1 năm nữa với 50% mức hỗ trợ đầu tư hàng năm để xây dựng, bổ sung các công trình cần thiết. Tiếp tục hỗ trợ nhà ở về tấm lợp cho hộ nghèo có nhà ở tạm bợ. Hỗ trợ về đất sản xuất nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo là dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn. Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục trên tất cả các cấp học. Mua thẻ bảo hiểm y tế với thời hạn sử dụng được tăng từ 1 lên 2 năm với mệnh giá 60.000đ/người/năm. Thường xuyên mở các lớp chuyển giao khoa học - kĩ thuật cho người nghèo về kiến thức sản xuất. Đầu tư mở các lớp đào tạo nghề cho con em là đồng bào các dân tộc thiểu số và các con em thuộc hộ nghèo. Phổ cập và đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng sâu, vùng xa của huyện. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham gia công tác xoá đói giảm nghèo. Tăng cường mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ xã triển khai và thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội. Gắn đào tạo nghề cho người lao động với giải quyết việc làm, liên kết chặt chẽ với các đơn vị tập trung đào tạo một số ngành nghề mà thị trường đang có nhu cầu, để đào tạo, cung ứng và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn và đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. Tiếp tục thực hiện tốt 9 chính sách và 7 dự án về giảm nghèo ở huyện để: góp phần ổn định xã hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thông qua việc thực hiện chương trình cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế làm giảm nhanh tỉ lệ nghèo đói, nâng cao thu nhập và mức sống của người dân, đặc biệt là khu vực vùng cao, vùng đồng bào thiểu số góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từng bước thực hiện công bằng xã hội và giảm nghèo bền vững. 3.1.4.5. Các lĩnh vực xã hội khác Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em. Phát triển đời sống văn hóa tinh thần trong nhân dân. Đảm bảo trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng. Thực hiện tốt các chính sách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83 ưu đãi người có công với cách mạng, vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của người có công. Duy trì tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn làng văn hóa đạt 100%, tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hóa 86%. Ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân, không để xảy ra các điểm nóng về an ninh trật tự, đấu tranh chống tham nhũng, ngăn ngừa và xử lí kịp thời những sai phạm và tiêu cực. Thực hiện tốt công tác quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang địa phương đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng hoạt động và sức chiến đấu. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. Không ngừng nâng cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Xây dựng các công trình kĩ thuật trong khu vực phòng thủ, căn cứ hậu phương, xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội đảm bảo kết hợp phục vụ an ninh quốc phòng. Tăng cường và phát triển các hoạt động đối ngoại, mở rộng quan hệ kinh tế với huyện Malipo tỉnh Vân Nam Trung Quốc và các huyện thị trong và ngoài tỉnh để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng. 3.1.5. Định hƣớng tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên đến năm 2015 3.1.5.1. Quy hoạch sử dụng đất và điều chỉnh địa giới hành chính Bảng 3.4. Quy hoạch sử dụng đất huyện Vị Xuyên đến năm 2015 (Ha) Năm 2009 2015 Tổng diện tích đất tự nhiên 150069,90 150069,90 Đất nông - lâm nghiệp 106108,74 138601,73 3985,27 7442,22 39975,89 4025,95 Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Nguồn: [19] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84 Quy hoạch sử dụng đất theo hướng tăng diện tích đất nông - lâm nghiệp và đất phi nông nghiệp (trong đó chủ yếu là đất ở), phần diện tích tăng này chủ yếu từ nguồn đất chưa sử dụng còn khá lớn. Điều chỉnh địa giới hành chính: thành lập TX trực thuộc tỉnh có ranh giới từ phía bắc xã Đạo Đức đến km 24 (gồm TT Vị Xuyên hiện nay và các xã Đạo Đức, Ngọc Linh). 3.1.5.2. Định hướng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn Thực hiện và hoàn thành quy hoạch trung tâm các đơn vị hành chính cấp xã. Lồng ghép các chương trình dự án của Trung ương, của tỉnh và huy động nguồn lực của địa phương để hoàn thành quy hoạch TT Vị Xuyên lên TX, năm 2012 đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, trở thành TX trực thuộc tỉnh. Về quy mô gồm toàn bộ Khu công nghiệp Bình Vàng cắt sang phía bắc xã Đạo Đức đến cầu Luông km 24, mở rộng quy hoạch sang phía đông sông Lô, khu vực cầu km 21 xã Ngọc Linh, mở đường tránh về phía tây, giáp chân núi. Về các khu chức năng: quy hoạch khu vực hành chính, các trung tâm công nghiệp, khu đô thị mới kết hợp tái định cư, vành đai cung cấp thực phẩm. Quy hoạch TT Việt Lâm về ngã ba Vạt và quy hoạch TT Vạt thành trung tâm huyện lị lấy tên là TT Vạt, thành lập huyện Vị Xuyên mới vào năm 2013. Phát triển quy hoạch sang đầu cầu km 27 và phía đông sông Lô. Định hình và hoàn thiện TX, TT huyện Vị Xuyên mới vào năm 2015. Triển khai xây dựng quy hoạch trung tâm các xã gắn với việc xây dựng đô thị ở các xã có điều kiện như Minh Tân, Phú Linh, Ngọc Minh. Tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở thị tứ Lao Chải đóng vai trò là trung tâm các khu dân cư nông thôn, dịch vụ du lịch, dịch vụ sản xuất nông - lâm nghiệp. TT biên giới Thanh Thủy là điểm đô thị hình thành do tác động của việc phát triển dịch vụ, đầu mối giao thông, thương mại cửa khẩu được xây dựng theo tiêu chí đô thị loại IV. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 85 Phát triển các khu dân cư nông thôn: dưới hai hình thức khu vực trung tâm và khu vực xóm, bản. Đây là các điểm dân cư tập trung, các trung tâm dịch vụ nông nghiệp nông thôn phục vụ trong bán kính 5 đến 8 km. Các trung tâm này có chức năng tiếp nhận, thu gom các sản phẩm nông nghiệp, cung cấp các phương tiện chế biến nông sản, cung cấp và tiêu thụ các vật tư nông nghiệp, cung cấp các dịch vụ xã hội, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Tại các trung tâm này được xây dựng các công trình công cộng, dịch vụ, khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, thông tin liên lạc, các cụm công nghiệp. Ở huyện Vị Xuyên có Đạo Đức, Thượng Sơn, Ngọc Minh, Tùng Bá. 3.1.5.3. Định hướng phát triển các vùng lãnh thổ - Định hướng phát triển vùng Vị Xuyên - Hà Giang: TX Hà Giang và huyện Vị Xuyên có mối quan hệ qua lại thông qua quan hệ kinh tế như là vành đai ngoài đối với TX, đồng thời TX Hà Giang gắn kết với huyện Vị Xuyên thông qua quan hệ thành thị - nông thôn, nội - ngoại đô, đặc biệt là quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Thanh Thủy. Hệ quả là hình thành vùng Vị Xuyên - Hà Giang như là một vùng động lực phát triển về hai phía: trong nước qua QL2 về xuôi và nước ngoài chủ yếu với Vân Nam - Trung Quốc. Quan hệ tương tác giữa vùng Vị Xuyên - TX Hà Giang với cửa khẩu Thanh Thủy ở đầu phía bắc hướng mạnh về phía Châu Văn Sơn, Vân Nam, Trung Quốc, đồng thời chịu tác động phản hồi của huyện này. Vùng ảnh hưởng trực tiếp của quan hệ tương tác này chính là vùng biên giới, mà cửa khẩu Thanh Thủy giữ vai trò kết nối VÀO - RA quan trọng. Hệ quả là hình thành mô hình không gian phát triển mở cho tỉnh Hà Giang trong thời kì CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 86 1. TT VÞ Xuyªn 2. TT ViÖt L©m 3. Thanh §øc 4. XÝn Ch¶i : Vïng thÞ x· : Vïng biªn : Vïng gi¸p biªn : TuyÕn liªn kÕt Hình 3.2. Mô hình vùng Vị Xuyên - TX Hà Giang trong mối liên kết với Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy Nguồn: Tác giả Qua cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang và huyện Vị Xuyên đã có nhiều hoạt động giao thương với huyện Châu Văn Sơn. Hiện nay, huyện Vị Xuyên - TX Hà Giang đã xuất khẩu các mặt hàng: mây tre đan, sản phẩm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87 quặng kim loại,… sang Châu Văn Sơn và cũng nhập về từ họ một số mặt hàng gia dụng, điện, đồ chơi trẻ em, nguyên phụ liệu thuốc lá… Trong tương lai khi khu KTCK Thanh Thủy hoàn thiện cộng với việc khai thác có hiệu quả của tuyến QL 2 - tuyến liên kết vùng Vị Xuyên - TX Hà Giang với các huyện trong tỉnh và các tỉnh phía nam Vị Xuyên thì việc giao lưu kinh tế với Vân Nam - Trung Quốc không chỉ bó gọn trong phạm vi tỉnh Hà Giang mà còn mở rộng sang các tỉnh phía nam QL2. Tuy nhiên, với một nền kinh tế phát triển khá năng động hơn từ phía Châu Văn Sơn - Vân Nam thì nền kinh tế của vùng Vị Xuyên - TX Hà Giang cũng không tránh khỏi những sức ép. Không chỉ thuận lợi cho giao lưu về kinh tế mà vùng Vị Xuyên - TX Hà Giang còn có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, xã hội, củng cố an ninh quốc phòng giữa hai nước. - Tổ chức các vùng phát triển: quy hoạch vùng động lực phát triển là vùng dọc QL2 bao gồm hai TT Vị Xuyên, Việt Lâm, các xã Đạo Đức, Linh Hồ, Việt Lâm và Khu KTCK Thanh Thủy, cần tiến hành xây dựng các hạng mục theo quy hoạch, tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển thương mại - dịch vụ theo hướng đô thị hóa các trung tâm cụm xã làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực và toàn huyện; các vùng cần hỗ trợ phát triển là các xã ĐBKK và các xã KV III. Đồng thời xây dựng mô hình 4 xã (Trung Thành, TT Vị Xuyên, Thượng Sơn, Lao Chải) phát triển toàn diện, đại diện của 3 tiểu vùng kinh tế của huyện. - Định hướng phát triển các điểm, các tuyến: Tổ chức các tuyến phát triển: đó là tuyến phát triển dọc QL2 chạy từ cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy qua TX Hà Giang - TT Vị Xuyên - TT Việt Lâm, đây không chỉ là tuyến giao thông huyết mạch của huyện mà còn là tuyến QL quan trọng của cả tỉnh và cả nước. Việc hình thành tuyến kinh tế dọc QL2 sẽ thúc đẩy kinh tế các địa phương nhanh chóng phát triển, mở rộng giao lưu văn hóa, xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 88 Định hướng các điểm phát triển: bao gồm khu vực Thanh Thủy, TT Vị Xuyên, TT Việt Lâm đây được coi là các điểm phát triển kinh tế động lực có ảnh hưởng quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện. Đây cũng là những điểm đô thị lớn, những trung tâm KTXH chính của huyện. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 3.2.1. Phát triển nguồn nhân lực Phát triển giáo dục đào tạo: là giải pháp cơ bản để phát triển con người. Trong những năm trước mắt cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: Nâng cao hiệu quả và tính thiết thực của giáo dục. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong giáo dục. Thực hiện công bằng xã hội hơn trong giáo dục, hỗ trợ người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm bằng cách đẩy mạnh công tác dạy nghề, hỗ trợ dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, cho vay vốn tạo việc làm, tăng cường xuất khẩu lao động,… Mở rộng các hình thức đào tạo, dạy nghề, liên kết đào tạo với các trường Đại học, Cao đẳng, trường dạy nghề trong nước và quốc tế. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lí và khoa học cho đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là cán bộ cấp xã, thôn bản. Để phát triển thị trường lao động cần thực hiện các giải pháp sau: Điều tiết và nâng cao chất lượng cung lao động. Từng bước sửa đổi, bổ sung, ban hành chính sách, cơ chế đồng bộ nhằm phát triển kinh tế tạo việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nghề, cơ cấu lao động. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với thị trường lao động. 3.2.2. Mở rộng thị trƣờng hàng hóa cho các sản phẩm chủ yếu Phát triển thị trường hướng vào việc thúc đẩy gắn kết với thị trường trong tỉnh, với các tỉnh trong cả nước và với nước ngoài. Phát triển thị trường trên cơ sở phát triển kinh tế hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 89 nhân dân. Tập trung vào các mặt hàng mà huyện có thế mạnh, các mặt hàng truyền thống, quan tâm đến thị trường vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ĐBKK. Các nông sản hàng hóa: lúa, ngô, chè, cam, quýt, hoa quả, lạc, đậu tương, sản phẩm từ chăn nuôi trước hết đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện, mở rộng thị trường sang các huyện, thị khác trong tỉnh, đặc biệt cung cấp các nông sản hàng hóa như rau, thịt các loại, hoa tươi cho TX Hà Giang. Đồng thời tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu chè, hoa quả sang Vân Nam - Trung Quốc. Các sản phẩm công nghiệp: chủ yếu là các loại quặng, đá vôi, cát, gạch hàng mây tre đan. Các sản phẩm trên phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và cả nước đồng thời xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các loại quặng các mặt hàng thủ công mĩ nghệ. Đặc biệt khi khu công nghiệp Bình Vàng được đi vào hoạt động các sản phẩm công nghiệp sẽ phong phú hơn như gỗ ép, bê tông tươi, tấm lợp không độc hại, xi măng, thép. Các biện pháp chủ yếu để mở rộng thị trường: áp dụng công nghệ mới, tiên tiến để không ngừng nâng cao chất lượng và tạo uy tín cho sản phẩm. Nghiên cứu và đề xuất chính sách có liên quan đến quá trình mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các cửa khẩu, chợ biên giới. Tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường. 3.2.3. Đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ Đây là công cụ chủ yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế xã hội. Vì vậy cần đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ trong mọi lĩnh vực từ sản xuất, dịch vụ đến quản lý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 90 Trong nông nghiệp: sử dụng rộng rãi các giống lai, áp dụng công nghệ sinh học ứng dụng công nghệ sinh học vào quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lai tạo giống, chăm sóc, bảo quản, sử dụng các chế phẩm vi sinh, phân bón vi sinh. Sử dụng các công nghệ tiên tiến trong chế biến, bảo quản nông sản và chế biến thực phẩm... Thay thế dần các giống cũ bằng các giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, thích hợp với từng vùng sinh thái. Phát triển hệ canh tác trên cơ sở nông - lâm kết hợp với nhiều hình thức đa dạng, mở rộng các trang trại vốn có. Trong công nghiệp: Cải tạo những khâu cơ bản trong công nghệ và kỹ thuật sản xuất, loại bỏ những phần đã lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên vật liệu và gây ô nhiễm môi trường. Từng bước đồng bộ hoá công nghệ tiên tiến vào những ngành chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng... nhằm tạo ra những sản phẩm mũi nhọn xuất khẩu như: chè, đồ gỗ, mây tre đan, khai thác và các loại khoáng sản. Trong sản xuất công nghiệp: sản xuất gạch, gỗ, khai thác khoáng sản cần chú trọng đến công nghệ tiên tiến, hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường. 3.2.4. Các chính sách, khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội - Chính sách dân số, nâng cao dân trí và chất lượng lao động: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, đến năm 2015 giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,1%. - Đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách, bao gồm: + Chính sách về quản lí và sử dụng đất đai: chính sách ruộng đất, giao đất, giao rừng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. + Chính sách ưu tiên trong đầu tư: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản: điện, giao thông, bưu điện, thủy lợi, nước sinh hoạt. + Chính sách cán bộ: chú trọng công tác quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ trẻ; luân chuyển cán bộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 91 giữa các xã, TT và giữa các ngành trong huyện. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ từ huyện đến cơ sở. + Chính sách ưu đãi cho các lĩnh vực chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm. + Chính sách khuyến khích mô hình sản xuất tiên tiến đạt hiệu quả và bền vững: Mô hình kinh tế trang trại nông - lâm nghiệp; mô hình hợp tác xã trong chăn nuôi. - Đổi mới cơ chế quản lí và điều hành: Đẩy mạnh công tác quản lí KTXH bằng luật pháp, chính sách, thanh tra, kiểm tra. Tiếp tục cải cách hành chính, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ các cấp và công chức Nhà nước. - Thực hiện các dự án và chương trình trọng điểm:Chương trình trồng 5 triệu ha rừng; Chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm; Chương trình 134 định canh định cư; Chương trình 135 với xã vùng đồng bào dân tộc và miền núi ĐBKK. 3.2.5. Phát triển kinh tế - xã hội vùng cao gắn với chƣơng trình định canh định cƣ và chƣơng trình xoá đói giảm nghèo Huyện Vị Xuyên có 15 xã vùng cao, hầu hết các xã này đều là xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, chiếm đa số diện tích của huyện. Kinh tế - xã hội chậm phát triển, đời sống của nhân dân chưa được cải thiện nhiều, có tỷ lệ hộ nghèo thuộc nhóm cao nhất trong huyện, trung bình trên 25%, có những xã gần 40% (Lao Chải, Xín chải, Thuận Hòa, Minh Tân), thậm chí Ngọc Minh có tỷ lệ hộ nghèo 56,05%. Trong tổng số 12 xã của huyện thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II, thì có 11 xã vùng cao, xã biên giới. Do đó, phát triển KTXH vùng cao, ổn định định canh định cư gắn với chương trình xoá đói giảm nghèo thông qua việc hỗ trợ vốn vay, giống, triển khai thực hiện khai hoang phục hóa đất đai, phát triển kinh tế vườn hộ, bảo vệ và chăm sóc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 92 rừng, xây dựng giao thông nông thôn, thủy lợi, trường học, trạm y tế, trụ sở thôn bản, chợ; hỗ trợ sản xuất, ổn định và sắp xếp dân cư, hỗ trợ nhà ở và bể nước gắn với đào tạo nghề, hướng dẫn nghề mới, phổ biến khoa học kĩ thuật cho người dân đặc biệt là các hộ nghèo ở các xã ĐBKK ở vùng cao. 3.2.6. Tạo môi trƣờng thuận lợi để mời gọi đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài vào các công trình trọng điểm Với lợi thế về vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên tại chỗ, huyện Vị Xuyên được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Giang mời gọi tham gia nhiều DA. Nổi bật là DA trồng và chế biến chè với qui mô 20 nghìn ha, trên địa bàn Vị Xuyên và các huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Mê; DA đầu tư quản lí rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh gắn với du lịch sinh thái và bảo tồn phát triển loài Voọc mũi hếch Khau Ca Xuyên. Trong lĩnh vực công nghiệp có các DA: đầu tư, quản lí, khai thác thuỷ điện từ 2 đến 20 MW; khai thác chì - kẽm, mangan, antimon thiếc, cao lanh, đá xẻ. Trong lĩnh vực dịch vụ có các DA: Quản lý, khai thác kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ, khu du lịch suối khoáng Thanh Hà, Quảng Ngần, Hồ Noong. Hai công trình kinh tế trọng điểm cần được ưu tiên để định dạng bản đồ kinh tế lãnh thổ Hà Giang nói chung và cho Vị Xuyên nói riêng. Đó là KCN Bình Vàng - Vị Xuyên và Khu KTCK quốc tế Thanh Thuỷ - Hà Giang. • DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH VÀNG - VỊ XUYÊN Quy hoạch chi tiết KCN Bình Vàng - Vị Xuyên, Hà Giang được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại quyết định số 1107 / QĐ - TTg ngày 21/8/2006. Khu đất Quy hoạch nằm trên địa bàn xã Đạo Đức, Vị Xuyên với diện tích 154,77 ha, nằm sát QL2, cách Hà Nội 285 km và TT Vị Xuyên 2 km về phía bắc, cách TX Hà Giang 15 km về phía nam. Giao thông từ KCN nối với QL2 bằng tuyến đường và cầu Bình Vàng qua sông Lô. Chi phí xây dựng là 204 tỉ VNĐ. Định hướng quy hoạch phát triển KCN Bình vàng: Các DA Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 93 chế biến khoáng sản sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến sản phẩm giấy, gỗ, sản xuất may mặc. Quy hoạch khu dân cư tái định cư và dịch vụ KCN Bình Vàng với diện tích 70,53 ha, là khu đô thị có dân số dự kiến là 12000 người. Chính sách ưu đãi đầu tư: Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào; Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, giao thông trục chính đến chân hàng rào, Hỗ trợ tối đa không quá 30% kinh phí bằng nguồn ngân sách địa phương để nhà đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào KCN. Các hạng mục hỗ trợ đầu tư theo Quy định của Thủ tướng Chính phủ đối với KCN. • DỰ ÁN KHU KTCK QUỐC TẾ THANH THUỶ - HÀ GIANG Được Thủ tướng cho phép áp dụng chính sách khu KTCK biên giới tại Quyết định số 184 /QĐ - TTg ngày 21/11/2001. Ranh giới địa lý hành chính gồm địa phận 2 xã: Thanh Thuỷ, Phương Tiến huyện Vị Xuyên. Tổng diện tích tự nhiên: 11200 ha. Đất xây dựng đô thị: 300 ha. Dân số quy hoạch đến năm 2020 là 30 nghìn người. Chiều dài từ địa phận TX Hà Giang trải dọc theo QL2 và sông Lô đến biên giới Việt Trung là 14 km. Cặp cửa khẩu Thanh Thuỷ (Hà Giang, Việt Nam) - Thiên Bảo (Vân Nam, Trung Quốc), cách TX Hà Giang 22 km về phía bắc. Định hướng quy hoạch phát triển: Năm 2008 nâng cấp cửa khẩu Thanh Thuỷ lên cấp Cửa khẩu quốc tế. Ngày 26/11/2009 Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Khu KTCK Thanh Thuỷ gồm 07 (bảy) xã, trong đó có 6 xã của huyện Vị Xuyên, diện tích gần 29 nghìn ha với môi trường đầu tư, kinh doanh đặc biệt thuận lợi, sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Việc thành lập khu KTCK Thanh Thủy có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang mà cả đối với các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ trong phát triển KTXH và đối ngoại. Đây là khu kinh tế trọng điểm của huyện Vị Xuyên và tỉnh Hà Giang, là đầu mối quan trọng về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 94 quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác phát triển với Trung Quốc, một trong các đầu mối xuất, nhập hàng hóa và dịch vụ ở phía bắc nước ta. Bên cạnh đó cửa khẩu tiểu ngạch Lao Chải - Múng Tủng, cửa khẩu tiểu ngạch Thanh Thủy cũng được đầu tư phát triển. 3.2.7. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trƣờng sinh thái bảo đảm an ninh quốc phòng Là huyện có cửa khẩu biên giới với huyện Châu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, một địa bàn nhạy cảm về địa chính trị trên ba phương diện: trước hết, sự phát triển năng động của Vân Nam - Trung Quốc hiện gây sức ép lớn đến Việt Nam thông qua cửa khẩu Thanh Thuỷ. Hàng ngày các xã biên giới chịu sức ép lớn của hàng hoá nhập lậu, của sự mua bán trao đổi hàng hoá địa phương, theo ý nghĩa nào đó, kích thích việc bán tài nguyên sang phía Vân Nam, nhận về một khối lượng hành hoá tiêu dùng thường nhật chất lượng thấp. Kết cục là phía Việt Nam nhận về phần thua thiệt nhãn tiền. Cũng chính tại nơi đây nhiều thế lực khai thác quan hệ mở cửa, du lịch, truyền đạo, thâm nhập vào vùng sâu, vùng cao, tranh thủ đồng bào dân tộc thiểu số về phía họ, gây khó khăn lớn cho việc triển khai công tác an ninh quốc phòng. Chính địa bàn cửa khẩu biên giới là nơi nhạy cảm nhất, có sức thu hút các luồng tiêu cực từ bên trong và từ bên ngoài rất khó kiểm soát. Xét về lâu dài, trong lịch sử cũng như trong tương lai, vấn đề biên giới thường là vấn đề rất quan trọng đối với phát triển KTXH. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, một khi nước ta là thành viên WTO, phải chấp nhận những thách thức chung do hội nhập khu vực và thế giới, thì vấn đề biên giới trở thành vấn đề nhạy cảm buộc chúng ta phải đặt vấn đề kết hợp phát triển KTXH với quốc phòng. Vì vậy, vấn đề phát triển khu kinh tế quốc phòng tại 4 xã biên giới là nhiệm vụ quan trọng, không chỉ trên tầm quốc gia, mà đối với nhân dân trên địa bàn huyện Vị Xuyên, Hà Giang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 95 Tiểu kết chƣơng 3 Vì mục tiêu phát triển KTXH nhanh, vững chắc theo hướng CNH, HĐH. Nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Huyện Vị Xuyên cần đề ra các định hướng phát triển chung và cụ thể cho các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội. Để thực hiện được những mục tiêu và định hướng phát triển cần tập trung vào các giải pháp quan trọng như: đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường hàng hóa cho các sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm mà huyện có thế mạnh, đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, thực hiện có hiệu quả các Chương trình và dự án trọng điểm, các chính sách phát triển KTXH ở các xã vùng cao gắn với chương trình định canh định cư, đồng thời trong điều kiện huyện Vị Xuyên phát triển KTXH phải gắn với an ninh quốc phòng. Thực hiện các giải pháp trên cần tính đến những lợi thế, những khó khăn, hạn chế của huyện, cũng như của tỉnh Hà Giang; những cơ hội và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mạng lại./. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 96 KẾT LUẬN Nghiên cứu phát triển KTXH là một đối tượng nghiên cứu quan trọng trong kinh tế học. Qua đó có thể đánh giá được các nguồn lực phát triển và hiện trạng phát triển, đồng thời đề ra các chiến lược, kế hoạch và giải pháp phát triển trong tương lai. Qua nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên trong thời kì đổi mới, đặc biệt từ năm 2000 đến nay chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Việc đặt vấn đề nghiên cứu phát KTXH địa phương cấp huyện là rất cần thiết. Bởi cấp huyện có vị trí chiến lược trong hệ thống tổ chức các đơn vị hành chính lãnh thổ quốc gia. Kiến thức địa lý cấp huyện có tầm quan trọng đáng kể trong hệ thống kiến thức địa lý. Thực tiễn phát triển KTXH huyện Vị Xuyên cũng đặt ra nhiệm vụ phải chuẩn bị nguồn lực con người, chuẩn bị hành trang cho họ bằng sự hiểu biết về thiên nhiên, kinh tế, xã hội, có tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương. 2. Qua nghiên cứu phát triển KTXH có thể nhận thấy: Huyện Vị Xuyên có vị trí quan trọng đối với tỉnh Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung. Là huyện rộng lớn nhất trong tỉnh, là điểm đầu của quốc lộ 2 thông với Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ đang được xây dựng ngày càng khang trang. Có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, tài nguyên phong phú, nguồn lao động khá dồi dào, đường lối chính sách phát triển kinh tế hợp lý, được sự giúp đỡ của Tỉnh, Trung ương và viện trợ của nước ngoài là nguồn lực quan trọng thúc đẩy KTXH ngày càng phát triển. Huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP, các ngành kinh tế có bước phát triển tiến bộ. Tình hình phát triển văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến, chú trọng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 97 nhiều hơn đến chất lượng cuộc sống, hạ dần tỷ lệ hộ đói nghèo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, an ninh - quốc phòng được củng cố. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều vấn đề đáng quan tâm và cần phải giải quyết trong đó nổi lên hơn cả là tình trạng nghèo của nhân dân, vấn đề tổ chức không gian kinh tế - xã hội, vấn đề phát triển KTXH ở đồng bào các dân tộc và miền núi. 3. Từ thực tiễn triển khai đề tài, chúng tôi nhận thấy đề tài đã được các mục đích và yêu cầu đề ra là: Nghiên cứu tiếp thu những lí luận cơ bản về phát triển KTXH. Tìm hiểu nguồn lực, thực trạng phát triển KTXH huyện Vị Xuyên trong thời kì đổi mới và đưa ra một số định hướng, giải pháp phát triển bền vững. 4. Trên cơ sở đánh giá, phân tích hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển KTXH của huyện trong thời gian tới. Đây là những giải pháp quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đối với một huyện miền núi, dân tộc và biên giới như huyện Vị Xuyên. 5. Kết quả nghiên cứu có những đóng góp nhất định đối với việc thực hiện phát triển KTXH của huyện ngày một giàu đẹp và vững mạnh, xứng đáng với thế và lực của một huyện biên giới. Đồng thời có thể được sử dụng để được nghiên cứu biên soạn, giảng dạy và học tập một số bài học về ĐLĐP huyện Vị Xuyên dành cho học sinh lớp 9 và lớp 12./. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Văn Ân (chủ biên), Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội tốc độ nhanh, bền vững chất lượng cao ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005. 2. Nguyễn Thế Chinh (Chủ biên), Lê Thu Hoa, Lê Hà Thanh (2001), Bài giảng phát triển bền vững, Dự án VIE/01/021, Khoa Kinh tế - Quản lí tài nguyên, Môi trường và Đô thị, Trường ĐHKTQD, Hà Nội, 2006. 3. Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh (2006), Nghèo đói và sự chênh lệch trong phát triển vùng ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ II, 3/ 2006, tr. 525 - 530. 4. Ngô Đình Giao (chủ biên), Kinh tế phát triển (Những vấn đề lí luận), Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1995. 5. Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Đình Kháng (đồng chủ biên) và nnk, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004. 6. Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung (đồng chủ biên), Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb ĐHKTQD, Hà Nội, 2008. 7. Niên giám Thống kê huyện Vị Xuyên, Hà Giang năm 2000, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009. 8. Nguyễn Thị Ngọc Phùng, Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2005. 9. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Giang, Hà Giang tiềm năng và cơ hội đầu tư, Hà Giang, 2008. 10. Bùi Phương Thuý (2010), Tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở huyện Vị Xuyên, Hà Giang: vấn đề và giải pháp, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 5/ 2010, tr. 640 - 645. 11. Nguyễn Văn Thường, Tăng trưởng kinh tế Việt Nam, những rào cản cần phải vượt qua, Nxb Lý luận chính trị, 2005. 12. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) - Nguyễn Viết Thịnh - Lê Thông, Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2006. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 99 13. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý kinh tếxã hội Việt Nam, Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2008. 14. UBND huyện Vị Xuyên, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ XXI nhiệm kỳ 2005 - 2010, Vị Xuyên, 10/2005. 15. UBND huyện Vị Xuyên, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ XXII nhiệm kỳ 2010 - 2015, Vị Xuyên, 6/2010. 16. UBND huyện Vị Xuyên, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và các mục tiêu giải pháp, kế hoạch năm 2009, Vị Xuyên, 2008. 17. UBND huyện Vị Xuyên, Chương trình XĐGN - GQVL huyện Vị Xuyên 2005, 2006, 2007, 2008. 18. UBND huyện Vị Xuyên, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên 2000 - 2010. Tài liệu lưu hành nội bộ, Vị Xuyên 2000. 19. UBND tỉnh Hà Giang, Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, Hà Giang 2006. 20. Vũ Như Vân (chủ nhiệm đề tài) và nnk, Giải pháp phát triển bền vững trong điều kiện khó khăn của môi trường địa lý vùng cao biên giới qua thực tế cao nguyên Đồng Văn - Lũng Cú, Hà Giang, Đề tài cấp bộ B 2000.03.43, Thái Nguyên. 21. Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế (Nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Ngô Doãn Vịnh, Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - Học hỏi và sáng tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. 23. Vũ Thị Vinh (2009), Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam. Tóm tắt luận án Tiến sỹ kinh tế, Viện Kinh tế - Viện Khoa học Việt Nam ./. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 100 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Thái Nguyên, tháng 08 năm 2010 Học viên Bùi Phƣơng Thúy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 101 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể và của các thầy cô giáo trong nhà trường. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Sau Đại học, Khoa Đại lý cùng toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Tiến sĩ Vũ Như Vân đã tận tình chỉ bảo cho em trong quá trình thực hiện luận văn. Em cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành của tỉnh Hà Giang, huyện Vị Xuyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập tài liệu và khảo sát thực tế để thực hiện luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, trao đổi của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các anh chị em học viên để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 08 năm 2010 Học viên Bùi Phƣơng Thúy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 102 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 2 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2 4. Khái quát tình hình nghiên cứu đề tài ......................................................... 3 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .......................................... 5 6. Cấu trúc đề tài nghiên cứu .......................................................................... 7 7. Những đóng góp của luận văn .................................................................... 7 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 8 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................. 8 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 8 1.1.1. Quan niệm về phát triển KTXH thời kì đổi mới .................................... 8 1.1.2. Đánh giá phát triển KTXH.................................................................. 10 1.1.3. Quan điểm về chiến lược phát triển đối với Việt Nam thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ...................................................... 15 1.1.4. Lý luận và cách tiếp cận đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương vùng dân tộc thiểu số miền núi và biên giới ........................... 22 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 24 1.2.1. Phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời kì đổi mới ........................ 24 1.2.2. Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Giang ........................ 277 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 30 Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI HUYỆN VỊ XUYÊN THỜI KÌ ĐỔI MỚI .............................. 31 2.1. Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên .................... 31 2.1.1. Nguồn lực bên trong (nội lực)............................................................. 31 2.1.2. Nguồn lực bên ngoài........................................................................... 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 103 2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế huyện Vị Xuyên, Hà Giang....................... 42 2.2.1. Đánh giá chung về nền kinh tế ............................................................ 42 2.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................................................ 43 2.2.3. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế ............................................... 45 2.3. Hiện trạng phát triển các lĩnh vực xã hội huyện Vị Xuyên, Hà Giang .... 55 2.3.1. Lao động - việc làm ............................................................................ 55 2.3.2. Giáo dục, y tế - chăm sóc sức khoẻ ..................................................... 56 2.3.3. Xoá đói giảm nghèo ............................................................................ 56 2.3.4. Các vấn đề xã hội khác ....................................................................... 58 2.4. Phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường ở huyện Vị Xuyên .... 58 2.4.1. Những thành tựu ................................................................................. 58 2.4.2. Khó khăn và thách thức ...................................................................... 60 2.5. Phân hoá lãnh thổ kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên trong thời kì đổi mới........ 63 2.5.1. Phân hóa các khu vực dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển huyện Vị Xuyên ................................................................. 63 2.5.2. Tổ chức lãnh thổ huyện Vị Xuyên theo yêu cầu an ninh quốc phòng biên giới .................................................................................. 66 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 68 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI HUYỆN VỊ XUYÊN, HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2015................................................................................. 69 3.1. Định hướng phát triển............................................................................ 69 3.1.1. Quan điểm, định hướng và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên đến năm 2015 .......................................................... 69 3.1.2. Định hướng phát triển các ngành kinh tế ............................................ 72 3.1.3. Phát triển về kết cấu cơ sở hạ tầng ...................................................... 78 3.1.4. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội .......................................... 79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 104 3.1.5. Định hướng tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên đến năm 2015 ..................................................................... 83 3.2. Các giải pháp chủ yếu............................................................................ 88 3.2.1. Phát triển nguồn nhân lực ................................................................... 88 3.2.2. Mở rộng thị trường hàng hóa cho các sản phẩm chủ yếu .................... 88 3.2.3. Đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ ......................................... 89 3.2.4. Các chính sách, khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội .................... 90 3.2.5. Phát triển kinh tế - xã hội vùng cao gắn với chương trình định canh định cư và chương trình xoá đói giảm nghèo ............................. 91 3.2.6. Tạo môi trường thuận lợi để mời gọi đầu tư trong nước và nước ngoài vào các công trình trọng điểm ................................................... 92 3.2.7. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái bảo đảm an ninh quốc phòng .............................................................. 94 Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................... 95 KẾT LUẬN ................................................................................................. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 105 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐBKK : Đặc biệt khó khăn CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DA : Dự án KTQP : Kinh tế quốc phòng KTXH : Kinh tế xã hội KTCK : Kinh tế cửa khẩu QL : Quốc lộ THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TT : Thị trấn TX : Thị xã UBDT : Ủy ban dân tộc UBND : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 106 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Vị Xuyên năm 2000, 2005 và 2009 ............ 44 Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu huyện Vị Xuyên năm 2005, 2009 ..................... 47 Bảng 2.3. Tình hình chăn nuôi của huyện Vị Xuyên thời kì 2000 - 2009 ...... 48 Bảng 2.4. Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế 2008 ............... 55 Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phát triển KTXH Vị Xuyên đến năm 2015 ............... 71 Bảng 3.2. Diện tích và sản lượng một số cây lương thực và cây công nghiệp chủ yếu huyện Vị Xuyên năm 2005 và 2015 .................. 73 Bảng 3.3. Đàn gia súc, gia cầm năm 2005 và 2015 ....................................... 74 Bảng 3.4. Quy hoạch sử dụng đất huyện Vị Xuyên đến năm 2015 ............... 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 107 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên ............................................. 32 Hình 2.2. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Vị Xuyên ...................................... 33 Hình 2.3. Quy mô dân số và gia tăng dân số Vị Xuyên thời kì 2000 - 2009....... 36 Hình 2.4. Bản đồ dân cư huyện Vị Xuyên .................................................... 39 Hình 2.5. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Vị Xuyên thời kì 2000- 2009 ........ 43 Hình 2.6. Bản đồ kinh tế chung huyện Vị Xuyên ......................................... 54 Hình 2.7. Phân định xã, TT thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi huyện Vị Xuyên theo trình độ phát triển, năm 2009 ................... 65 Hình 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo huyện Vị Xuyên thời kì 2005 - 2015 .................... 81 Hình 3.2. Mô hình vùng Vị Xuyên - TX Hà Giang trong mối liên kết với Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy .................................................. 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn PHỤ LỤC 1. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH HUYỆN VỊ XUYÊN, HÀ GIANG, 2009 STT Xã, TT Tổng số Diện tích Số thôn, bản, Dân số (Km ) tổ dân phố (Người) 15007 261 96250 2 1 TT Vị Xuyên 18.0 22 7803 2 TT Việt Lâm 14.9 14 4546 3 Xã Việt Lâm 38.2 8 4174 4 Đạo Đức 43.7 14 4975 5 Linh Hồ 77.7 16 7605 6 Trung Thành 57.9 12 5471 7 Phú Linh 48.3 19 5065 8 Kim Linh 37.2 9 2497 9 Kim Thạch 27.9 8 2190 10 Tùng Bá 123.1 15 6810 11 Phương Tiến 57.6 8 2874 12 Thượng Sơn 117.9 12 5210 13 Thanh Thủy 52.5 7 2095 14 Thanh Đức 23.3 4 743 15 Lao Chải 50.2 4 1796 16 Xín Chải 23.3 3 906 17 Minh Tân 111.6 14 5647 18 Thuận Hòa 108.6 15 5943 19 Phong Quang 33.1 6 2170 20 Cao Bồ 110.5 11 3678 21 Quảng Ngần 84.2 8 2153 22 Ngọc Linh 45.7 16 4213 23 Bạch Ngọc 120.0 9 3803 24 Ngọc Minh 75.2 7 3883 Nguồn: [7] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2. PHÂN ĐỊNH Xà THUỘC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI HUYỆN VỊ XUYÊN THEO TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN, NĂM 2009 Khu vực KVI KVII KVIII Diện tích Dân số (Km2) (Người) TT Vị Xuyên 18.0 7803 Vùng thấp TT Việt Lâm 14.9 4546 Vùng thấp Xã Việt Lâm 38.2 4174 Vùng thấp Đạo Đức 43.7 4975 Vùng thấp Linh Hồ 77.7 7605 Vùng cao Trung Thành 57.9 5471 Vùng thấp Phú Linh 48.3 5065 Vùng thấp Kim Linh 37.2 2497 Vùng thấp Kim Thạch 27.9 2190 Vùng thấp Tùng Bá 123.1 6810 Vùng cao Phương Tiến 57.6 2874 Vùng cao Thượng Sơn 117.9 5210 Vùng cao Thanh Thủy 52.5 2095 Vùng cao Biên giới Thanh Đức 23.3 743 Vùng cao ĐBKK Lao Chải 50.2 1796 Vùng cao ĐBKK Xín Chải 23.3 906 Vùng cao ĐBKK Minh Tân 111.6 5647 Vùng cao ĐBKK Thuận Hòa 108.6 5943 Vùng cao ĐBKK Phong Quang 33.1 2170 Vùng cao ĐBKK Cao Bồ 110.5 3678 Vùng cao ĐBKK Quảng Ngần 84.2 2153 Vùng cao ĐBKK Ngọc Linh 45.7 4213 Vùng thấp ĐBKK Bạch Ngọc 120.0 3803 Vùng cao ĐBKK Ngọc Minh 75.2 3883 Vùng cao ĐBKK Tên xã, TT Diện vùng Xã 135 gđ 2 Nguồn: [7] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI HUYỆN VỊ XUYÊN 2000 - 2009 Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2009 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 11,5 18 + Nông - lâm nghiệp % 5 10 + Công nghiệp - xây dựng % 15,5 26,5 + Dịch vụ % 14 18 Cơ cấu kinh tế % 100 100 + Nông - lâm nghiệp % 52 25 + Công nghiệp - xây dựng % 29 46 + Dịch vụ % 19 29 Triệu đồng 2,5 11 TT 1 2 3 Thu nhập bình quân đầu người 4 Thu ngân sách nhà nước Tỷ đồng 48,2 261,9 5 Chi ngân sách nhà nước Tỷ đồng 46,1 261,85 6 Giá trị hàng hóa xuất khẩu Triệu USD 1,6 10 7 Tổng sản lượng lương thực Tấn 29546 43910 8 Lương thực bình quân đầu người kg 355 479 9 Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên % 1,63 1,2 10 Tỷ lệ hộ nghèo % 15 15 11 Độ che phủ rừng % 49 59 12 Số bác sỹ/vạn dân % 2,4 4 13 Số thôn có điện lưới quốc gia % 83 90 14 Tỷ lệ trẻ từ 6 - 14 đến trường % 98 99 15 Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi % 37 18 16 Tỷ lệ xã có đường nhựa đến trung tâm % 81,5 87,5 Nguồn: [7] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4. ĐẢNG BỘ VỊ XUYÊN QUYẾT TÂM TẠO BƢỚC ĐỘT PHÁ TRONG NHIỆM KỲ TỚI (2011 - 2015) HGĐT- Với chủ đề “Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập, phát huy mọi nguồn lực để phát triển bền vững”, Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 sẽ diễn ra từ ngày 27 đến 29.6. Để đánh giá những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, phóng viên Báo Hà Giang đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Tiến Lợi, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện uỷ. Phóng viên: Là một huyện động lực trong phát triển KT-XH của tỉnh, xin đồng chí đánh giá khái quát những thành tựu nổi bật của huyện nhà đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua. Đồng chí Nguyễn Tiến Lợi: Có thể nói Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI của Đảng bộ huyện Vị Xuyên nhiệm kỳ 2005 - 2010 được triển khai tổ chức thực hiện trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của huyện được ổn định, với truyền thống đoàn kết toàn dân được phát huy, nhân dân các dân tộc trong huyện đã từng bước khắc phục khó khăn, quyết tâm đổi mới. Đặc biệt sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh cùng với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, biết phát huy nội lực, phấn đấu vươn lên, do đó đã đạt được những kết quả quan trọng, hoàn thành cơ bản các mục tiêu KT-XH giai đoạn 2005-2010. Trên lĩnh vực kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng trên 18%, trong đó Công nghiệp - xây dựng tăng 25,5%; Thương mại - dịch vụ tăng 18%; nông, lâm nghiệp tăng 100%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Bằng biện pháp đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, sản lượng lương thực quy thóc đạt 46.773 tấn, tăng gần 17% so với mục tiêu; bình quân lương thực đầu người đạt 479 kg / năm, tăng 16,8% so với mục tiêu; thu nhập bình quân đầu người từ 4,5 triệu đồng lên 11 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 15%... Đến nay đời sống nhân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn dân đã được nâng lên rõ rệt, tăng hộ giàu, hộ khá, giảm hộ nghèo. Huyện đã tranh thủ thời cơ, phát huy nội lực, cơ bản hoàn thành việc cứng hóa cơ sở hạ tầng, bộ mặt nông thôn được thay đổi rõ rệt, tạo ra một bước chuyển biến tích cực về mặt xã hội; duy trì và giữ vững chuẩn Quốc gia về Phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS; công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được thường xuyên quan tâm; sự nghiệp văn hóa, thể dục, thể thao, thông tin-truyền thông phát triển; phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn được duy trì và thực hiện có hiệu quả, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,2%, vượt mục tiêu đề ra; Quốc phòng, an ninh được tăng cường củng cố, bảo vệ và giữ vững chủ quyền biên giới Quốc gia; hệ thống chính trị ổn định; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KT-XH. Đảng bộ luôn biết vận dụng thực hiện tốt các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh vào điều kiện thực tế của huyện, đặc biệt là Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phong cách lãnh đạo được đổi mới, năng lực, trình độ, kinh nghiệm chỉ đạo của đội ngũ cán bộ chuyển biến theo hướng cụ thể, sâu sát cơ sở, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, có tác dụng quyết định đến phát triển KT-XH; tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh hàng năm đạt trên 90% và không có cơ sở yếu kém. ...... Phóng viên: Đồng chí cho biết phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu sẽ được Nghị quyết Đại hội đề ra cho nhiệm kỳ tới ? Đồng chí Nguyễn Tiến Lợi: Trong 5 năm tới là giai đoạn thực hiện Nghị quyết có nhiều thuận lợi để phát triển KT-XH, do thế và lực của đất nước ngày càng vững mạnh, vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế được nâng lên, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển với hệ thống chính trị ổn định... Vị Xuyên là huyện có diện tích lớn, dân số đông, có tiềm năng về đất đai, tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nguyên khoáng sản, thủy điện, có Cửa khẩu Quốc gia và Khu kinh tế Cửa khẩu Thanh Thủy, có thị trường Trung Quốc nhiều tiềm năng cho phát triển thương mại và du lịch; nguồn lực lao động dồi dào; đội ngũ cán bộ, đảng viên đoàn kết, năng động; các chính sách về phát triển công nghiệp của tỉnh tiếp tục được thực hiện ở KCN Bình Vàng, các Dự án thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản được đưa vào hoạt động là cơ hội tốt cho Vị Xuyên phát triển công nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động; phương án xây dựng TT Vị Xuyên lên đô thị loại IV được triển khai, hệ thống chính trị ổn định; khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục được phát huy sẽ là những điều kiện thuận lợi để huyện đẩy mạnh công cuộc phát triển KT-XH trong những năm tới. Từ tình hình thực tiễn về KT-XH của địa phương và yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ XXII với chủ đề: “Đoàn kết - Đổi mới - Sáng tạo - Hội nhập - phát huy mọi nguồn lực để phát triển bền vững”, Đại hội lần này sẽ đề ra mục tiêu đến năm 2015 là: Tiếp tục đẩy mạnh kinh tế công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp theo hướng CNH nông nghiệp và nông thôn, huy động tối đa nguồn lực tại chỗ; khai thác và phát huy tiềm năng thế mạnh của huyện, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, đồng thời huy động nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, tạo ra bước phát triển nhanh, vững chắc theo hướng CNH, HĐH; nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; tập trung chỉ đạo quyết liệt chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế đa dạng, tập trung; coi trọng sản xuất nông, lâm nghiệp, gắn sản xuất với quy hoạch lại nông thôn mới; bảo vệ môi trường; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, y tế; đẩy mạnh phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chất lượng khám, chữa bệnh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới Quốc gia; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý điều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn hành của chính quyền các cấp và hoạt động của các đoàn thể; tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; xây dựng hệ thống chính trị từ huyện tới cơ sở trong sạch, vững mạnh để thực hiện thắng lợi sự nghiệp phát triển KT-XH. Tuy có rất nhiều thuận lợi, song Vị Xuyên cũng xác định sẽ có không ít những khó khăn, thử thách. Với mục tiêu đặt ra đến năm 2015 rất lớn như: Giá trị tăng thêm của nền kinh tế đạt tốc độ tăng bình quân trên 22%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 18 triệu đồng/năm, thu thuế và phí đạt trên 200 tỷ đồng, tổng sản lượng lương thực đạt 49.880 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt trên 490 kg/người/năm... đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện cần phải đoàn kết, phát huy nội lực, tạo bước đột phá, khắc phục những khó khăn, vượt qua thử thách, để giành được những thắng lợi mới, đưa đời sống của nhân dân các dân tộc huyện nhà tới ấm no hạnh phúc. 5. TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VỊ XUYÊN, HÀ GIANG: VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP Bùi Phƣơng Thuý Học viên CH Địa lí K16 Khoa Địa lí, Trường ĐHSP Thái Nguyên Nằm ở vị trí gần như trung tâm tỉnh Hà Giang, tiếp giáp với Trung Quốc, huyện Vị Xuyên là nơi chuyển tiếp giữa vùng cao núi đá phía bắc và vùng núi đất phía tây, cho phép huyện này trở thành đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội quan trọng trong toàn tỉnh và với Trung Quốc. Trong thời kỳ đổi mới, Vị Xuyên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, từng bước khắc phục những khó khăn, bước đầu ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, huyện Vị Xuyên vẫn là một huyện khó khăn; nghèo đói vẫn còn phổ biến và là một vấn đề đầy bức xúc, đòi hỏi huyện phải có những giải pháp hữu hiệu, đồng bộ nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1. TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Một trong những thành tựu nổi bật của kinh tế Vị Xuyên những năm qua là tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định. Thời kỳ 1996 - 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,0 %, thời kỳ 2000 - 2005 đạt 11,5 %, năm 2008 đạt 14,3%. Tốc độ trên cao hơn mức tăng trưởng chung của cả tỉnh và nhiều huyện khác. Các ngành kinh tế công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất đạt 26,0%; dịch vụ 17,0%; ngành nông - lâm nghiệp tăng trưởng 5,0 % (2008). Cùng với tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Theo lãnh thổ, kinh tế nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm dần, ở khu vực thành thị có xu hướng tăng dần; trong 24 xã, thị trấn thì các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động hơn ở hai thị trấn Vị Xuyên, Việt Lâm và các xã ven đường quốc lộ 2. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, huyện Vị Xuyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế “mở”, trao đổi các mặt hàng nông sản, công nghiệp khai thác, du lịch sang Trung Quốc, sự phát triển của nền sản xuất hướng ra xuất khẩu đang thúc đẩy không chỉ hoạt động ngoại thương, du lịch mà còn thúc đẩy cả quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. 2. NHỮNG TIẾN BỘ TRONG GIẢM NGHÈO Thành quả về tăng trưởng và phát triển kinh tế đã góp phần giảm nhanh tỉ lệ nghèo đói. Từ năm 2005 đến nay trung bình mỗi năm giảm từ 6,0 đến 7,0 % hộ nghèo. Cơ bản không còn tình trạng đói kinh niên. Các chính sách và dự án hỗ trợ cho người nghèo thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo được lồng ghép với chương trình giải quyết việc làm và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Nhờ làm tốt công tác xã hội hóa trong xoá đói giảm nghèo mà nội lực được khai thác, sức dân được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn huy động tối đa. Số hộ thoát nghèo đã tăng lên trung bình mỗi năm có gần 800 hộ thoát nghèo, năm 2008 có 1762 hộ đã thoát nghèo, số hộ khá, giàu ngày càng tăng (năm 2008 đạt 27,28 %); đời sống nhân dân ngày một ổn định và nâng cao hơn. Kinh tế tăng trưởng nhanh và có lợi cho người nghèo chính là điểm mấu chốt trong thành tích giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở huyện Vị Xuyên thời gian qua. Sau 20 năm đổi mới, thu nhập và mức sống của đa số người dân đã được cải thiện, do vậy đặc điểm nghèo cũng có sự thay đổi. Trước đây nghèo là do thiếu lương thực, thực phẩm thì nay cơ bản đã được giải quyết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo ở huyện Vị Xuyên: do nguồn lực đầu tư hạn chế, thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, chính sách trong giáo dục, y tế, định canh định cư... Trong đó nổi bật lên là các nguyên nhân thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, thiếu lao động, thiếu kinh nghiệm làm ăn và đông người. Điều này phần nào cho thấy các chính sách phát triển kinh tế còn thiếu sót, chưa đủ mạnh cho phân bổ và luân chuyển các nguồn lực sản xuất, kinh doanh. Cơ hội làm ăn, tìm kiếm thu nhập do sự phát triển kinh tế tạo ra cho người nghèo còn hạn chế. - Phát triển kinh tế gắn với xây dựng an ninh quốc phòng: Theo yêu cầu phát triển kinh tế kết hợp với đảm bảo an ninh quốc phòng Đoàn kinh tế quốc phòng 313 (Đoàn KTQP 313) được thành lập từ 2002, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện dự án KTQP trên địa bàn phía bắc huyện Vị Xuyên gồm 4 xã biên giới: Thanh Thủy, Thanh Đức, Lao Chải, Xín Chải, với 18 thôn bản, trong đó có 8 thôn bản giáp với biên giới Việt - Trung có chiều dài biên giới hơn 28,7 km. Toàn vùng có diện tích 148,53 km2, dân số 5265 người, có 9 dân tộc sinh sống trong đó chủ yếu là dân tộc Dao và Mông. Đây là 4 xã ĐBKK, xã biên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn giới và thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II. Tính đến nay, trên địa bàn các xã vùng dự án KTQP, Đoàn đã triển khai xây dựng 10 công trình thủy lợi nhỏ, phục vụ tưới nước cho hơn 300 ha ruộng và nước sinh hoạt cho 350 hộ gia đình, đảm bảo cho khai hoang, phục hóa và gieo trồng 2 vụ; xây dựng một công trình hạ thế phục vụ điện sinh hoạt cho 65 hộ với trên 300 nhân khẩu, một công trình nước sinh hoạt cho 14 hộ/140 khẩu; 2 lớp học thôn bản; hỗ trợ trồng 30 ha ngô lai, 132 con trâu bò, 358 ha thảo quả. Đặc biệt từ việc trồng thảo quả có hiệu quả kinh tế, phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng nên trong những năm qua, nhân dân 4 xã đã trồng thêm được trên 1 nghìn ha, nhờ đó mà rừng được bảo vệ tốt hơn, bà con có thu nhập ổn định hơn. 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ GIẢM NGHÈO Tăng trưởng kinh tế ở mức cao, ổn định trong thời gian dài và cơ cấu các ngành có sự chuyển dịch theo hướng tích cực đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn và cải thiện đời sống nhân dân, nhưng do điểm xuất phát điểm của nền kinh tế thấp nên quy mô và cơ cấu của nền kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu kinh tế đã bước đầu chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiêp - xây dựng và dịch vụ, nhưng qua cơ cấu kinh tế vẫn cho thấy nền kinh tế của huyện vẫn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, còn kém năng động ở khu vực dịch vụ. Sự chênh lệch về thu nhập và phân hoá giàu nghèo có xu hướng gia tăng, khoảng cách chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo là 3,5 lần, giữa vùng núi thấp và vùng núi cao là 1,05 lần, giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số là 3,4 lần, giữa thành thị và nông thôn là 12,6 lần, số hộ nghèo mới phát sinh hàng năm còn cao. Năm 2008 số hộ nghèo mới phát sinh là 499 hộ. Cơ hội tiếp cận và hưởng thụ các thành quả của sự phát triển cũng có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm giàu và nhóm nghèo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Mặc dù tăng trưởng kinh tế đã làm cho tỉ lệ nghèo đói giảm đáng kể trong thời gian qua nhưng tình trạng nghèo nói chung còn rất đa dạng: tình trạng thiếu ăn hàng năm từ một đến ba tháng chủ yếu ở đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, xa. Nhiều hộ nghèo còn phải ở nhà tạm, chưa có điện sinh hoạt, thiếu điều kiện để phát triển sản xuất, chưa tiếp cận được thị trường, trình độ chuyên môn kĩ thuật hạn chế,… Huyện Vị Xuyên thuộc diện huyện miền núi và vùng dân tộc thiểu số có trình độ phát triển thấp, điều kiện phát triển khó khăn. Trên địa bàn huyện chỉ có 2 thị trấn Vị Xuyên và Việt Lâm thuộc khu vực I, 22 xã thuộc khu vực II và III, trong có 4 xã thuộc khu vực biên giới có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Trong huyện hiện còn 10 xã thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II (Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Thuận Hòa, Minh Tân, Cao Bồ, Ngọc Linh, Bạch Ngọc, Ngọc Minh); 9 xã thuộc diện ĐBKK, xã biên giới (Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Thuận Hòa, Minh Tân, Cao Bồ, Ngọc Minh, Quảng Ngần, Thượng Sơn); 11 thôn bản ĐBKK. Các xã trên đều có tỉ lệ hộ nghèo cao, trong đó có xã Thanh Đức có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất 54,61 %, Ngọc Minh 49,42 %, Minh Tân 48,68 % (2008). Theo không gian có thể nhận thấy trình độ phát triển của huyện Vị Xuyên phân hóa rõ ràng thành hai giải: Giải biên giới Việt - Trung gồm các xã Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Minh Tân; các xã cận thị xã Hà Giang và ven trục Quốc lộ 2, TT Vị Xuyên, TT Việt Lâm có điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển theo hướng kinh tế nông thôn - đô thị miền núi. 4. GIẢI PHÁP TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Mục tiêu của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững nói chung là phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự đa dạng sinh học, khắc phục suy thoái và cải thiện môi trường. Để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn tế và giảm nghèo bền vững Vị Xuyên cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác trồng và bảo vệ rừng, cải thiện chất lượng môi trường sống ở cả khu vực nông thôn và đô thị, sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên, tuyên truyền, giáo dục cho đồng bào các dân tộc về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Do đó, để tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo nhanh, bền vững bên cạnh việc thực hiện các chính sách, Chương trình của Đảng và Nhà nước (Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, Chương trình 134, 135…), huyện Vị Xuyên phải thực hiện đồng thời các giải pháp sau: - Tiếp tục đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ, đây là công cụ chủ yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế xã hội. Vì vậy cần đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ k ĩ thuật và đổi mới công nghệ trong mọi lĩnh vực từ sản xuất, dịch vụ đến quản lí. - Tăng cường các biện pháp huy động vốn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định. Với phương thức huy động tối đa mọi nguồn vốn trong nhân dân vào việc phát triển kinh tế nên huyện Vị Xuyên phải tranh thủ mọi cơ hội nhằm thu hút vốn nước ngoài, trước mắt khuyến khích nước ngoài đầu tư vào công nghiệp chế biến nông - lâm sản, đầu tư khai thác một số khoáng sản (sắt, man gan, chì- kẽm). Vốn vay ODA nên tập trung đầu tư vào các công trình về cơ sở hạ tầng giao thông, vi ễn thông, thuỷ lợi, điện… - Phát triển thị trường hướng vào việc thúc đẩy gắn kết với thị trường trong tỉnh, với các tỉnh trong cả nước và với nước ngoài trên cơ sở phát triển kinh tế hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tập trung vào các mặt hàng mà huyện có thế mạnh, các mặt hàng truyền thống, quan tâm đến thị trường vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ĐBKK. - Phát triển toàn diện nguồn nhân lực và phát triển con người: Trước hết là đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, đây được coi là giải pháp cơ bản để phát triển con người, do đó cần phải từng bước nâng cao hiệu quả và tính thiết thực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn của giáo dục, thực hiện hỗ trợ và công bằng hơn trong giáo dục đối với người nghèo. Nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm bằng cách đẩy mạnh công tác dạy nghề, hỗ trợ dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, cho vay vốn tạo việc làm, tăng cường thực hiện công tác xuất khẩu lao động. - Phát triển toàn diện các ngành kinh tế: phát triển nông nghiệp, nông thôn bằng cách xây dựng nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá, thân thiện với môi trường, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; nâng cao đời sống người dân ở nông thôn, nhất là các vùng khó khăn. Trong công nghiệp đầu tư phát triển mạnh các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; mở rộng các mối liên kết giữa công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản với công nghệ tiên tiến và quy mô hợp lý, đảm bảo có hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường, xúc tiến xây dựng và hoàn thiện khu công nghiệp Bình Vàng; khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch; phát triển kinh tế cửa khẩu đặc biệt là khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ. - Hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các chính sách xoá đói giảm nghèo và các chính sách an sinh xã hội. Trước hết, là các chính sách tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập thông qua các hoạt động: hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới. Thứ hai, là tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản bình đẳng thông qua các hoạt động: hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục; hỗ trợ người nghèo về đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt. Thứ ba, nâng cao nhận thức, năng lực của các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về xoá đói giảm nghèo. - Phát triển kinh tế gắn với xây dựng an ninh quốc phòng: Đoàn kinh tế quốc phòng đã trở nên gần gũi đối với nhiều người dân ở một số xã huyện Vị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Xuyên. Từ khi có Đoàn kinh tế không những tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững, mà nhiều hộ đã thoát nghèo. Cùng với địa phương thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản văn hóa… Thực hiện phát triển kinh tế - xã hội giữ vững quốc phòng an ninh là yêu cầu tất yếu khách quan, có tính quy luật lịch sử và là một quan điểm có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng. Hai nhiệm này phải được thống nhất với nhau nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đã đề ra. - Phát triển kinh tế cửa khẩu: trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy là cửa ngõ nối lãnh thổ Vị Xuyên và thị xã Hà Giang với huyện Châu Văn Sơn tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Cùng với khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập ngày 15/1/2010 sẽ tạo thế “mở” cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương, tăng nguồn thu ngân sách cho huyện. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả giải pháp trên huyện cần có sự đổi mới về cơ chế quản lí các thể chế kinh tế phù hợp với nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. - Tổ chức các không gian phát triển: (1) Tổ chức các tuyến phát triển: đó là tuyến phát triển dọc quốc lộ 2 chạy từ cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy qua thị xã Hà Giang - thị trấn Vị Xuyên - thị trấn Việt Lâm, đây không chỉ là tuyến giao thông huyết mạch của huyện mà còn là tuyến quốc lộ quan trọng của cả tỉnh và cả nước. Việc hình thành tuyến kinh tế dọc quốc lộ 2 sẽ thúc đẩy kinh tế các địa phương nhanh chóng phát triển, mở rộng giao lưu văn hóa - xã hội. (2) Tổ chức các vùng phát triển: qui hoạch vùng động lực phát triển là vùng dọc quốc lộ 2 bao gồm hai thị trấn Vị Xuyên, thị trấn Việt Lâm, các xã Đạo Đức, Linh Hồ Việt Lâm, Thanh Thủy, cần tiến hành xây dựng các hạng mục theo quy hoạch, tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển thương mại - dịch vụ theo hướng đô thị hóa các trung tâm cụm xã làm động lực thúc đẩy phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn triển kinh tế, văn hóa - xã hội của khu vực và toàn huyện; các vùng cần hỗ trợ phát triển là các xã ĐBKK và các xã KV III. Đồng thời xây dựng mô hình 4 xã (Trung Thành, thị trấn Vị Xuyên, Thượng Sơn, Lao Chải) phát triển toàn diện, đại diện của 3 tiểu vùng kinh tế của huyện. - Gắn phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường; tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ tài nguyên đất, nguồn nước, rừng phòng hộ, khoáng sản; xây dựng quy hoạch về sử dụng đất; cải thiện điều kiện vệ sinh, môi trường, thu gom rác thải, nước thải ở các khu dân cư tập trung, đưa chuồng trại chăn nuôi gia súc ra xa nhà, làm các công trình hợp vệ sinh ở các gia đình hộ gia đình nông thôn. 4. KẾT LUẬN Tốc độ tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đạt mức cao trong những năm qua đã mang lại những hiệu quả tích cực làm cho cuộc sống của người dân huyện Vị Xuyên được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều vấn đề đặt ra đối với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở Vị Xuyên: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng thấp; tỷ lệ nghèo còn cao, giảm nghèo chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn lớn; khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư và giữa các vùng có xu hướng gia tăng. Tập trung vào việc nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế đồng thời phải đẩy mạnh xoá đói nghèo kết hợp với các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái ./. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ XXII nhiệm kỳ 2010- 2015, (Dự thảo). 2. Chương trình XĐGN - GQVL huyện Vị Xuyên, H à Giang năm 2008. 3. Niên giám thống kê huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang các năm 2000, 2005, 2006, 2007, 2008. 4.Nghèo. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004. Báo cáo chung của các nhà tài trợ Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam. Hà Nội 2-3 / 12/ 2003. 5. Vũ Thị Vinh, Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam. Tóm tắt luận án Tiến sĩ kinh tế, Viện Kinh tế - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2009. SUMMARY ECONOMIC GROWTH AND POVERTY ELIMINATION IN VIXUYEN DISTRIC, HAGIANG PROVINCE: STATUS AND SOLUTIONS Bui Phuong Thuy Thai Nguyen Unniversity of Education In the article the author deales with assessing local natural and socioeconomic resourses, economic growth and poverty elimination of Vi Xuyen distric, Ha Giang province in the years of 2005 - 2010. In the author's opinion, in condition of Vi Xuyen distric, Ha Giang province, four breaking solutions should be paid much attentions that are as following: (i) bordegate economic development; (ii) step up economic - national defence development in frontier zone; (iii) spacio - territorial organisation of development lines and areas with the aimes of activating difficult communes; (iv) environment protection./. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6. DIỄN GIẢI CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ, NĂM 2009 (Provincial compitness index - PCI) (1) CHI PHÍ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG (EXCPENSES OF ACCESSING MARKET) (i) Thời gian đăng kí kinh doanh - số ngày (giá trị trung vị); (ii) Thời gian đăng kí kinh doanh bổ sung - số ngày (giá trị trung vị); (iii) Số giấy đăng kí kinh doanh và giấy phép cần thiết để chính thức hoạt động (giá trị trung vị); (iv) Thời gian chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giá trị trung bình); (v) % DN chờ hơn một tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để bắt đầu hoạt động; (vi) % DN phải chờ đợi hơn 3 tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để bắt đàu hoạt động. (2) TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI (LANDUSE APROACHES) (i) % DN có Giấy CNQSD đất chính thức; (ii) Tỉ lệ diện tích đất trong tỉnh có GCNQSD đất chính thức; (iii) DN đánh giá rủi do bị thu hồi đất (1: rất cao đến 5: rất thấp); (iii) Nừu bị thu hồi đất sẽ dược bồi thường thoả đáng (% luôn luôn hoặc thường xuyên); (iv) Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi giá thị trường (% đồng ý (CHỈ TIÊU MỚI - CTM); (v) DN không gặp cản trở về mặt bằng kinh doanh (CTM). (3) TÍNH MINH BẠCH VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN (TRANSPARENCES & APROACHES OF INFORMATION) (i) Tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch; (ii) Tính minh bạch của các tài liệu pháp lí như quyết định, nghị định; (iii) Cần có “mối quan hệ” để có được các tài liệu của tỉnh (% quan trọng hoặc rất quan trọng); (iv) Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý); (v) Khả năng có thể dự đoán được trong thực thi pháp luật của tỉnh (% luôn luôn hoặc thường xuyên); (vi) Độ mở của trang WEB của tỉnh; (vii) Các Hiệp hội kinh doanh đóng vai trò quan trọng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn trong tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh (% quan trọng hoặc rất quan trọng) (CTM). (4) CHI PHÍ THỜI GIAN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC QUI ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC (TIMERAL EXPENSES) (i) % DN sử dụng hơn 10% qũy thời gian để thực hiện các qui định của Nhà nước; (ii) Số cuộc thanh tra trung vị (tất cả các cơ quan); (iii) Số giờ trung vị làm việc với thanh tra thuế; (iv) Các cán bộ nhà nước làm việc có hiệu quả hơn sau thực hiện Cải cách hành chính công (CCHCC) (% có) (CTM); (v) Số lần đi xin dấu và xin chữ kí cùa doanh nghiệp giảm sau khi thực hiện CCHCC (% có) (CTM); (vi) Thủ tục giấy tờ giảm sau khi thực hiện CCHCC (% có) (CTM); Các loại phí của nhiều thủ tục giảm sau khi thực hiện CCHCC (% có) (CTM). (5) CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC (UNFORMAL EXPENSES) (i) % Doanh nghiệp cho rằng các DN cùng ngành trả chi phí không chính thức (CTM ); (ii) % các doanh nghiệp chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức (CTM); (iii) Chính quyền tỉnh sử dụng các qui định riêng của địa phương để trục lợi (% Đồng ý hoặc hoàn toàn Đồng ý) (CTM ); (iv) Công việc được giải quyết sau khi đã trả chi phí không chính thức (% luôn luôn hoặc thường xuyên) (CTM); (v) Doanh nghiệp trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan nhà nước (% Đúng) (CTM). (6) TÍNH NĂNG ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO TỈNH (DINAMICAL ABILITIES OF PROVINCIAL LEADESHIP) (i) Cán bộ tỉnh nắm vững chính sách, qui định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn vướng mắc cho DN (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý); (iii) Tính sáng tạo trong giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng doanh nghiệp tư nhân (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý); (iv) Cảm nhận của doanh nghiệp về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân (% Tích cực hoặc rất tích cực). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (7) HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP (SUPPORTS TO BUSSINESS) (i) Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng kí tổ chức cho năm nay; (ii) Số nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh; (iii) Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh (%) (CTM); (iv) Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh (%) (CTM) ; (v) Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh (%) (CTM); (vi) Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (%)(CTM); (viii) Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ tư vấn thông tin pháp luật (%)(CTM); (ix) Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (%)(CTM); (x) Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh (%)(CTM); (xi) Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%)(CTM); (xii) Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh (CTM); (xiii) Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh (%)(CTM); (xiv) Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại (%)(CTM); (xv) Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ xúc tiến thương mại (%)(CTM); (xvi) Doanh nghiệp có ý định sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ xúc tiến thương mại (%)(CTM); (xvii) Doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ có liên quan đến công nghệ (%)(CTM); (xviii) Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%)(CTM); (xix) Doanh nghiệp có ý định sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%) (CTM). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (8) ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG (LABORFORCE TRAINING) (i) Dịch vụ do các cơ quan nhà nước tại địa phương cung cấp: giáo dục phổ thông (% Tốt hoặc Rất tốt); (ii) ) Dịch vụ do các cơ quan nhà nước tại địa phương cung cấp: Dạy nghề (% Tốt hoặc Rất tốt); (iii) Số lượng trung tâm giới thiệu việc làm trên 100 nghìn dân; (iv) Số lao động tốt nghiệp THCS (% tổng lực lượng lao động) (CTM); (v) Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm (%) (CTM); (vi) Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm nói trên của nhà cung cấp dịch vụ tư nhân (%) (CTM); (vii) Doanh nghiệp có ý định sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm nói trên của nhà cung cấp dịch vụ tư nhân (%) (CTM); (viii) % tổng chi phí kinh doanh dành cho đào tạo lao động (CTM); (ix) Số lượng các trung tâm đào tạo nghề cấp huyện/ huyện - tỉnh (CTM); (x) % số cơ sở dạy nghề trong tỉnh do tư nhân thành lập (CTM) ; (xi) Số lượng học viên tốt nghiệp trường đào tạo nghề/ số lao động chưa qua đào tạo (CTM); (xii) Tổng số cơ sở đào tạo (Đại học, Trung cấp, TT dạy nghề (trên 100 nghìn dân (CTM). (9) THIẾT CHẾ PHÁP LÍ (LEGAL INSTITUTIONS) (i) Hệ thống tư pháp cho phép các doanh nghiệp tố cáo hành vi tham nhũng của các công chức (% luôn luôn hoặc thường xuyên); (ii) Doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng bảo vệ của pháp luật (bản quyền hoặc thực thi hợp đồng (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý); (iii) Số lượng vụ việc tranh chấp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Toà án kinh tế cấp tỉnh thụ lí trên 100 doanh nghiệp; (iv) Tỉ lệ nguyên đơn không thuộc nhà nước trên tổng số nguyên đơn tại Toà án kinh tế tỉnh (CTM); (v) Doanh nghiệp sử dụng toà án hoặc các thiết chế pháp lí khác để giải quyết tranh chấp (%) (CTM); (vi) Số ngày trung vị để giải quyết vụ kiện tại Toà (CTM); (vii) Chi phí (chính thức và không chính thức) để giải quyết tranh chấp trong tổng giá trị tranh chấp (CTM) ./. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan