Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh hà tĩnh luận văn ths. du lịch...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh hà tĩnh luận văn ths. du lịch

.PDF
119
241
133

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN HỒ HẢI ANH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC BẢO TÀNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM LÊ THẢO Hà Nội, 2015 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. ................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 6 7. Bố cục luận văn ............................................................................................. 6 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VĂN HÓA ..................... 7 1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 7 1.1.1. Du lịch văn hóa ....................................................................................... 7 1.1.2.Tài nguyên du lịch văn hóa ...................................................................... 7 1.1.3. Sản phẩm du lịch văn hóa ..................................................................... 10 1.1.4. Tuyến, điểm du lịch văn hóa ................................................................. 12 1.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch văn hoá .................................. 14 1.1.6. Nhân lực trong du lịch văn hoá ............................................................ 15 1.1.7. Xúc tiến, quảng bá du lịch văn hóa ....................................................... 18 1.2.Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hoá trên thế giới và Việt Nam. ......... 19 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hoá trên thế giới. .......................... 19 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam. ........................... 25 Tiểu kết chương: ............................................................................................. 29 CHƢƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HOÁ TẠI TĨNH HÀ TĨNH ..................................................... 31 2.1. Điều kiện và tiềm năng du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh ............................. 31 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .......................................................... 31 1 2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................... 35 2.1.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng......................................................................... 38 2.1.4.Tài nguyên du lịch văn hoá tiêu biểu ..................................................... 40 2.2.Thực trạng hoạt động du lịch văn hoá tại Hà Tĩnh ................................... 52 2.2.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch văn hóa .................. 52 2.2.2. Nguồn nhân lực du lịch ......................................................................... 57 2.2.3. Các sản phẩm và hoạt động du lịch văn hóa ........................................ 60 2.2.4. Công tác xúc tiến và quảng bá du lịch .................................................. 66 2.2.5. Doanh thu và thị trường khách du lịch ................................................. 68 2.2.6. Tình hình an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường du lịch văn hoá ............ 73 2.3. Đánh giá chung hoạt động du lịch văn hoá tại Hà Tĩnh .......................... 74 2.3.1.Những kết quả đạt được ......................................................................... 74 2.3.2.Những mặt hạn chế ................................................................................ 75 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 76 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ TỈNH HÀ TĨNH ........................................................................ 78 3.1.Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh ............................... 78 3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch ............................................................... 78 3.1.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................ 80 3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch văn hoá Hà Tĩnh .............................. 83 3.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý về du lịch ................................... 83 3.2.2. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ...... 84 3.2.3 . Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hoá ........................... 88 3.2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch văn hoá, xây dựng những sản phầm du lịch văn hoá đặc thù. ...................................................... 90 3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ................................. 94 2 3.2.6. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường du lịch văn hoá. .................................................................................................... 99 3.3. Một số kiến nghị và đề xuất ................................................................... 100 3.3.1. Đối với Chính phủ, Bộ VH - TT – DL ................................................. 100 3.3.2. Đối với UBND tỉnh Hà Tĩnh ............................................................... 100 3.3.3. Đối với Sở VH - TT - DL Hà Tĩnh ....................................................... 101 3.3.4. Đối với các công ty lữ hành, khách sạn nhà hàng .............................. 101 Tiểu kết chương 3: ........................................................................................ 101 KẾT LUẬN .................................................................................................. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 108 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT DIỄN GIẢI HST Hệ sinh thái Nxb Nhà xuất bản PTTH Phổ thông trung học TNXP Thanh niên xung phong UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn quốc gia VH TT DL Văn hoá thể thao du lịch 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Cơ cấu dân cư và nguồn lao động tỉnh Hà Tĩnh ............................. 37 Bảng 2.2. Tổng hợp di tích xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh và chưa xếp hạng ..... 46 Bảng 2.3. Hiện trạng cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Tĩnh ................................ 53 Bảng 2.4. Cơ cấu cơ sở lưu trú của du lịch Hà Tĩnh 2012 .............................. 54 Bảng 2.5. Hiện trạng lao động du lich Hà Tĩnh giai đoạn 2007 – 2012 ......... 58 Bảng 2.6. Bảng Ấn phẩm, tài liệu thông tin du lịch Hà Tĩnh phát hành giai đoạn 2007 – 2012 ............................................................................................ 68 Bảng 2.7. Cơ cấu thu nhập từ hoạt động du lịch Hà Tĩnh giai đoạn 2007 – 2012 ............................................................................................................. 69 Bảng 2.8. Diễn biến lượng khách du lịch đến Hà Tĩnh từ 2007 - 2012 .......... 71 Bảng 3.1 : Dự báo số lượt khách du lịch đến Hà Tĩnh đến năm 2030 ............ 81 Bảng 3.2. Dự báo tổng thu nhập từ khách du lịch của Hà Tĩnh đến năm 2030 ...... 82 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, du lịch văn hóa trở thành xu hướng của các nước đang phát triển vì loại hình này đã và đang mang lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội. Trong xu thế hội nhập, ngành du lịch Việt Nam cũng đã có những bước phát triển nhanh chóng để hòa mình vào xu hướng đó. Nghị quyết Đại hội Đảng lần VIII cũng đã nêu rõ: “Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái môi trường, xây dựng các chương trình và các điểm hấp dẫn du lịch về văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh”. Với tiềm năng du lịch văn hóa phong phú gồm hệ thống các di tích lịch sử, những lễ hội truyền thống dân tộc, các tín ngưỡng phong tục, đền chùa…nhiều sản phẩm du lịch văn hóa cụ thể đã được hình thành để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt, có bề dày lịch sử truyền thống, có nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên nhân văn đa dạng phong phú, như các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh, khu du lịch biển, các lễ hội, phong tục tập quán, vườn quốc gia với hệ động thực vật quý hiếm…đã tạo điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển du lịch. Tuy nhiên trong nhiều năm qua, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ngành du lịch Hà Tĩnh vẫn còn tồn tại nhiều bất cập đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch văn hóa. Tỉnh chỉ mới khai thác được một phần rất nhỏ những thế mạnh của mình vào hoạt động du lịch. Hiện nay nói đến du lịch văn hóa Hà Tĩnh, du khách chỉ mới biết đến Khu lưu niệm Nguyễn Du, Ngã ba Đồng Lộc, khu lưu niệm Tổng bí thư Trần Phú, Đền Củi (đền Hoàng Mười)… Trong khi đó Hà Tĩnh còn tiềm tàng một vốn di sản văn hóa với nhiều di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề, đền, chùa… có giá trị, hấp dẫn du khách chưa được biết đến. Trên thực tế tại các điểm du lịch văn hóa đã và đang được khai thác, hoạt động du lịch vần còn thiếu quy hoạch tổng thể, 1 thiếu sự đầu tư, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, tẻ nhạt, chưa thể hiện rõ tính đặc trưng của vùng, khó thu hút được khách du lịch chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Hoạt động du lịch chưa mang lại hiệu quả cao và còn nhiều ảnh hưởng đến môi trường văn hóa, sinh thái của các điểm du lịch. Bởi vậy cần có những nghiên cứu tổng thể về việc khai thác hoạt động du lịch sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất, đảm bảo cho việc phát triển du lịch lâu dài và bền vững. Là người con của quê hương Hà Tĩnh đồng thời là người làm du lịch, tôi tự nhận thấy rằng, phát triển du lịch văn hóa còn là điều kiện khơi dậy bản sắc văn hóa quê hương, phát huy bản lĩnh văn hóa dân tộc trong công cuộc hội nhập. Phát triển du lịch còn là điều kiện để giao lưu văn hóa, tìm được “cái hay, cái đẹp” của văn hóa toàn cầu để tự soi mình, phát huy, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Vì tất cả những lý do trên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. Tôi hi vọng với đề tài này sẽ giới thiệu thêm về mảnh đất xứ “Hồng Lam” tươi đẹp, giàu tuyền thống và góp phần nhỏ nào đó trong việc biến mảnh đất Hà Tĩnh trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, nâng cao vị thế ngành du lịch trong sự phát triển chung của cả nước. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch phổ biến trên thế giới, loại hình du lịch này đã trở thành một đối tượng nghiên cứu cho các nhà du lịch học trên thế giới, có thể kể đến như: + Cultural Tourism: The Partnership Between Tourism and Cultural Heritage Management của tác giả Bob McKercher đề cập đến vai trò của di sản văn hóa với phát triển du lịch. Ông cho rằng phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa là hai mặt của một thể thống nhất, có tác dụng tương hỗ lẫn nhau trong quá trình phát triển của mối xã hội mà văn hóa được xem là nền tảng. 2 + Còn Dallen J Tymothy trong cuốn Cultural Heritage and Tourism: An Introduction (Aspects of Tourism Texts) thì cho rằng các giá trị văn hóa được xem là các dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn khác biệt có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền mà còn giữa các quốc gia với nhau và điều này sẽ đem lại nét đặc sắc cho mỗi quốc gia. + Tourism and Culture: An Applied Perspective (Suny Series in Advances in Applied Anthropology) (Suny Series, Advances in Applied Anthropology) của Erve Chambers lại khai thác khía cạnh bảo tồn các giá trị văn hóa thông qua các hoạt động du lịch ở các di sản văn hóa. Đây là những công trình nghiên cứu có tính chất chung về du lịch văn hóa và vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của một quốc gia, là những tài liệu có tính chất tổng quan và định hướng cho nghiên cứu chuyên sâu về du lịch văn hóa ở một vùng miền riêng biệt. Còn ở Việt Nam hiện nay, du lịch văn hoá đã và đang trở thành một loại hình du lịch hấp dẫn thu hút du khách. Nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, tài liệu, các đề tài nghiên cứu đề cập và liên quan đến văn hoá, du lịch văn hoá nói chung. Có thể kể đến một số công trình như: + Trần Thúy Anh, Triệu Thế Việt, Nguyễn Thu Thuỷ (2011), Du lịch văn hóa - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục Việt Nam + Vũ Thế Bình (2008), Một số vấn đề về du lịch văn hóa ở Việt Nam (trong một con đường tiếp cận di sản), Cục Di sản văn hóa Ngoài ra, còn một số bài báo khoa học viết về vấn đề văn hoá, du lịch văn hoá này như: + Trần Thúy Anh (2011), Khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch Việt Nam, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 12 + Trần Thúy Anh (2009), Tăng cường gắn kết giữa văn hóa và du lịch, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 8. 3 + Nguyễn Văn Bốn (2012), “Văn hóa du lịch Việt Nam”, Tạp chí văn hóa Nghệ Thuật, số 335, tr. 35 – 37 + Dương Văn Sáu (2013), “khai thác sản phẩm văn hóa phi vật thể khu vực Bắc Miền Trung để phục vụ du lịch”(Hội thảo liên kết xây dựng sản phẩm du lịch các Tỉnh Bắc Miền Trung T10/2013). + Bùi Thanh Thủy, Một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu là các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã được bảo vệ thành công trong thời gian qua: + Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Đề tài khoa học trọng điểm nhóm A, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. + Lê Thị Lan Hương (2010), “Tìm hiểu việc khai thác tài nguyên du lịch Văn hóa của Tỉnh Nghệ An phục vụ hoạt động du lịch”, Luận văn thạc sĩ du lịch, trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn, ĐH quốc gia Hà Nội + Nguyễn Thị Thu Thủy (2012),”Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định”,Luận văn thạc sĩ du lịch, trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn, ĐH quốc gia Hà Nội Nhìn chung các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học, bài báo trên đã đề cập đến vấn đề du lịch văn hoá và việc khai thác tài nguyên văn hoá để phục vụ du lịch. Đây chính là những thành tựu nghiên cứu mà học viên có thể tham khảo giúp hoàn thiện công trình nghiên cứu về du lịch văn hoá Hà Tĩnh của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu để phát triển du lịch văn hoá tỉnh Hà Tĩnh, nhằm đưa du lịch văn hoá trở thành một thế mạnh, một ngành kinh tế quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn du lịch văn hóa. + Nghiên cứu đánh giá chính xác tiềm năng để phát triển du lịch văn hoá tỉnh Hà Tĩnh (tìm hiểu hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội truyền thống, các sinh hoạt văn hoá tiêu biểu trên địa bàn). + Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ở một số điểm di tích tiêu biểu. + Xây dựng các giải pháp trong việc phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các điều kiện và tài nguyên du lịch văn hóa của tỉnh Hà Tỉnh (cụ thể là các di tích lịch sử - văn hóa; lễ hội truyền thống; các loại hình dân ca và diễn xướng dân gian…); thực trạng khai thác du lịch văn hóa trên địa bàn (cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch, các sản phẩm du lịch văn hóa, nguồn nhân lực….) 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - Về thời gian: hoạt động du lịch văn hóa tỉnh Hà Tỉnh trong khoảng thời gian từ 2007 - 2013 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện bởi các phương pháp nghiên cứu có tính chất liên ngành sau: - Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu: + Nguồn dữ liệu thứ cấp: thu thập các thông tin dữ liệu từ hoạt động du lịch của Hà Tĩnh từ các nguồn sách báo, tạp chí, trang Web của du lịch Việt Nam và cơ quan quản lý du lịch địa phương…Các thông tin và số liệu chủ yếu được thu thập từ năm 2007 đến năm 2013 phục vụ cho việc phân tích thực trạng hoạt động du lịch văn hoá Hà Tĩnh. 5 + Nguồn dữ liệu sơ cấp: các thông tin, số liệu được điều tra khảo sát thực địa tại các điểm du lịch - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tổng hợp, phân tích các thông tin số liệu bằng phương pháp thống kê, quy nạp… để từ đó tổng hợp lại, rút ra những kết luận về hoạt động du lịch văn hoá Hà Tĩnh. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp hỗ trợ khác như phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp điều tra xã hội học…. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống tiềm năng du lịch văn hoá của tỉnh Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã làm rõ thực trạng hoạt động du lịch văn hoá trên địa bàn: về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, nguồn nhân lực, các sản phẩm dịch vụ du lịch văn hoá, hoạt động quản lý cũng như hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Từ đó, dưới góc độ nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm khăc phục tồn tại và góp phần nâng cao hiệu quả khai thác nguồn tài nguyên du lịch văn hoá một cách hợp lý; bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao chất lượng lao động ngành du lịch của tỉnh sao cho ngành du lịch ngày càng phát triển bền vững, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Bố cục luận văn gồm 3 chương : Chương 1: Lý luận chung về du lịch văn hóa Chương 2: Tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh 6 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VĂN HÓA 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Du lịch văn hóa Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch văn hóa: Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”. Theo Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích (ICOMOS): “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa – kinh tế xã hội”. Theo Luật Du lịch Việt Nam thì: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”. Như vậy du lịch văn hóa là một loại hình du lịch dựa vào việc khai thác các tài nguyên nhân văn của một vùng, quốc gia nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhận thức thẩm mỹ của con người khi đi du lịch. 1.1.2.Tài nguyên du lịch văn hóa Theo giáo trình địa lí du lịch: Tài nguyên du lịch là các đối tượng tự nhiên, văn hoá lịch sử đã bị biến đổi ở những mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích sử dụng. 7 Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng và hiện tượng do con người tạo ra được sử dụng dưới nhiều hình thức trực tiếp và gián tiếp phục vụ cho các hoạt động du lịch. Đặc trưng cơ bản của tài nguyên du lịch nhân văn là: - Có tác dụng nhận thức nhiều hơn là tác dụng giải trí. - Thời gian du lịch tìm hiểu các đối tượng này thường diễn ra ngắn. Số người quan tâm đến tài nguyên nhân văn thường có trình độ văn hóa, thu nhập và yêu cầu cao. - Các tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn. - Quá trình khai thác cho mục đích kinh doanh du lịch không có tính thời vụ, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng và phong phú, quan trọng nhất là: các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử, văn hóa, các lễ hội, các làng nghề, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các hoạt động văn hóa thể thao. Nhìn từ góc nhìn du lịch thì văn hóa là nguồn tài nguyên nhân văn của du lịch. Vì thế có thể coi các tài nguyên du lịch nhân văn cũng chính là tài nguyên du lịch văn hóa và các tài nguyên du lịch nhân văn được khai thác để phục vụ cho hoạt động du lịch văn hóa. Như vậy, chúng ta có thể hiểu “Tài nguyên du lịch văn hóa gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ học, kiến trúc, các công 8 trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khác có thể sử dụng với mục đích phục vụ du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. Ở một khía cạnh khác có thể hiểu: Tài nguyên du lịch văn hoá là toàn bộ tài nguyên văn hoá có khả năng kết hợp với các loại dịch vụ du lịch tương ứng để tạo thành sản phẩm du lịch. [10,tr 44] Tài nguyên du lịch văn hóa gồm hai loại tài nguyên văn hóa vật thể vật chất và tài nguyên văn hóa phi vật thể, trong đó [3,tr.37] Tài nguyên văn hóa vật thể/ Tài nguyên văn hóa phi vật thể vật chất - Di sản văn hóa thế giới vật - Di sản văn hóa thế giới truyền miệng và phi thể vật thể. - Di tích lịch sử văn hóa, danh - Các lễ hội truyền thống thắng cấp quốc gia và địa - Nghề và làng nghề thủ công truyền thống phương - Văn hóa nghệ thuật - Các cổ vật và bảo vật quốc - Thơ ca và văn học gia - Văn hóa ứng xử, phong tục tập quán - Các công trình đương đại - Văn hóa các tộc người - Văn hóa ẩm thực - Các phát minh, sáng kiến khoa học - Các hoạt động văn hóa, thể thao, kinh tế, xã hội có tính sự kiện Tuy nhiên cần lưu ý không phải tất cả tài nguyên văn hoá đều là tài nguyên du lịch văn hoá. Phải đầy đủ các điều kiện: - Tính đặc sắc, độc đáo - Tính đại diện cao - Có giao thông thuận tiện - Có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật thích hợp 9 - Tính liên kết cao - Khả năng tạo dịch vụ du lịch - Sức chứa đảm bảo (cả về không gian và thời gian) Như vậy, tài nguyên du lịch văn hoá chỉ có thể là những tài nguyên văn hoá đặc sắc nhất, có khả năng tạo thành sản phẩm hay hàng hoá du lịch. [10,Tr 44] 1.1.3. Sản phẩm du lịch văn hóa Hiện nay, xuất phát từ nhiều góc độ và cách tiếp cận nên có nhiều khái niệm khác nhau về sản phẩm du lịch: “Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho khách dựa trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng” [37,tr 10] Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến du lịch”. Các dịch vụ đó bao gồm: dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm phục vụ nhu cầu của khách. Như vây, hiểu một cách chung nhất sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch đáo ứng nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch = Dịch vụ du lịch + Tài nguyên du lịch Sản phẩm văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra và có trước sản phẩm du lịch. Một sản phẩm du lịch văn hoá trước hết phải là một sản phẩm văn hóa. Nó sẽ trở thành sản phẩm du lịch khi được sử dụng vào hoạt động kinh doanh du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách. [3,tr.18] 10 Sản phẩm du lịch và sản phẩm văn hoá có sự gắn bó nhưng cũng có nhiều khác biệt như [18, tr. 33] Sản phẩm văn hoá - Bền vững, tính bất biến cao. Sản phẩm du lịch - Thích ứng, tính khả biến cao. - Mang đậm dấu ấn của cộng đồng cư - Mang nặng dấu ấn của các cá nhân, dân bản địa. các nhà tổ chức, khai thác. - Dùng cho tất cả các đối tượng khác - Chỉ dùng cho khách du lịch, phục vụ nhau, phục vụ mọi người. những đối tượng sử dụng dịch vụ du - Sản xuất ra không phải để bán, chủ lịch. yếu phục vụ đời sống sinh hoạt văn - Sản phẩm ra phải được bán ra thị hoá – tinh thần của cư dân bản địa. trường, bán cho du khách, phục vụ - Chú trọng giá trị tinh thần, giá trị nhu cầu của các đối tượng du khách không đo được hết bằng giá cả. là cư dân của các vùng miền khác - Quy mô hạn chế, thời gian và không nhau. gian xác định. - Giá trị văn hoá đi kèm giá trị kinh tế - Sản phẩm mang nặng định tính, khó xã hội. Giá trị đo được bằng giá cả. xác định định lượng. Giá trị sản phẩm - Quy mô không hạn chế, thời gian và mang tính vô hình thể hiện qua ấn không gian xác định. tượng, cảm nhận,... - Định tính, định lượng được thể hiện qua thời gian hoạt động. Giá trị của sản phẩm là hữu hình, biểu hiện thông qua những chỉ số kinh tế thu được. Sản phẩm du lịch văn hoá vừa là một sản phẩm du lịch vừa là một sản phẩm văn hoá. Đó là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch văn hoá và các dịch vụ du lịch thích hợp phục vụ nhu cầu thưởng thức, khám phá trải nghiệm 11 những điểm khác biệt mới lạ của du khách. Giữa chúng có sự gắn bó với nhau nhưng cũng có sự khác biệt. Sản phẩm du lịch văn hoá là một sản phẩm văn hoá được đưa vào hoạt động kinh doanh nhằm thoả mãn các nhu cầu của du khách. Đồng thời sản phẩm du lịch văn hoá cũng là một sản phẩm du lịch được khai thác và sử dụng trong các chương trình du lịch văn hoá [2. Tr.19]. Cũng gần với đặc điểm của sản phẩm du lịch thì đặc điểm của sản phẩm du lịch văn hoá là vừa hữu hình vứa vô hình, quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra gần như đồng thời, chỉ có thể đánh giá được sau khi đã sử dụng xong. Sản phẩm du lịch văn hoá được cấu thành bởi các yếu tố chính là: Yếu tố tài nguyên du lịch văn hoá (di tích, lễ hội, truyền thuyết...), yếu tố dịch vụ (dịch vụ tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển...) Tài nguyên du lịch văn hoá là yếu tố góp phần quan trọng nhất trong việc tạo ra bản sắc đặc trưng cho điểm du lịch và đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra sức hút đối với các thị trường khách du lịch. Vì thế, có thể coi tài nguyên du lịch văn hoá là điều kiện tiên quyết tạo nên hoạt động du lịch, là yếu tố cơ sở để xây dựng sản phẩm du lịch văn hoá. 1.1.4. Tuyến, điểm du lịch văn hóa - Điểm du lịch văn hoá Theo Luật du lịch: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lich hấp dẫn có khả năng thu hút khách du lịch”. Có hai loại điểm du lịch: Loại thứ nhất là điểm du lịch quốc gia, yêu cầu “a) có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch; b) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm”. Và loại thứ hai là điểm du lịch địa phương với điều kiện “a) Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch; b) Có kết cấu 12 hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm”.[ 16] Đối với việc phát triển du lịch của mỗi địa phương, vùng miền hay mỗi quốc gia, điều quan trọng nhất là phải xây dựng được các điểm du lịch có sản phẩm du lịch hấp dẫn, có dịch vụ du lịch độc đáo, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất tốt, có sức chứa lớn và khả năng liên kết cao. Những yêu cầu chủ yếu của điểm du lịch: + Có sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc, khác biệt + Có các dịch vụ du lịch thích hợp, hấp dẫn + Có kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất du lịch đảm bảo + Có nguồn nhân lực phục vụ du lịch đủ chất lượng + Có vị trí giao thông thuận lợi + Có khả năng liên kết nội vùng và liên vùng du lịch + Có sức chứa du lịch thích hợp Như vậy có thể hiểu: Điểm du lịch văn hoá là điểm du lịch chủ yếu khai thác các tài nguyên và sản phẩm du lịch văn hoá phục vụ nhu cầu du khách. [10,tr 48] Một điểm du lịch văn hoá cũng phải đảm bảo những yêu cầu của một điểm du lịch. - Tuyến du lịch văn hoá Để phát triển du lịch, đòi hỏi phải xây dựng các tuyến du lịch. Tuyến du lịch là sự kết hợp hợp lý nhất giữa các điểm du lịch nhằm phục vụ tối ưu nhu cầu của du khách trong việc di chuyển giữa các điểm. Chính ví vậy, bên cạnh điểm du lịch có giá trị, hấp dẫn, để hình thành nên một tuyến du lịch đáp ứng được yêu cầu của khách cần quan tâm đến yếu tố giao thông thuận tiện. Theo Luật du lịch, có hai loại tuyến du lịch, đó là tuyến du lịch quốc gia và tuyến du lịch địa phương. 13 + Tuyến du lịch quốc gia với điều kiện: “a) Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có tính chất liên, vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế; b) Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và các dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến”; + Tuyến du lịch địa phương với điều kiện: “a) Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương; b) Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và các dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến”[16] Tuyến du lịch văn hoá là sự kết nối hợp lý giữa các điểm du lịch văn hoá nhằm phát huy tối ưu khả năng của con người trong việc khai thác các tài nguyên và sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu du khách.[ 10, tr 49] Khác với điểm du lịch là yếu tố tĩnh, cố định thì tuyến du lịch lại là một yếu tố động, có sự thay đổi. Điều này xuất phát từ sự biến động của nhu cầu du khách và năng lục của hệ thống giao thông. Vì vậy, để xây dựng được những tuyến du lịch văn hoá hợp lý đáp ứng yêu cầu của khách đòi hỏi các nhà du lịch cần chú ý đến tính chất biến động của các yếu tố này. 1.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch văn hoá Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò đặc biệt đối với hoạt động phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hoá nói riêng, là yếu tố đảm bảo cho hoạt động du lịch được thực hiện một cách hiệu quả. Hiểu theo nghĩa rộng thì cơ sở vật chất kỹ thuật là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác tài nguyên du lịch nhằm tạo ta sản phẩm, hàng hoá du lịch và thực hiện các dịch vụ thoả mãn nhu cầu của du khách trong chuyến hành trình của họ. Theo cách hiểu này thì cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế khác như: mạng lưới phương tiện giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, công trình cung cấp điện nước tham gia phục vụ du lịch…Những yếu tố này gọi chung là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng xã hội, giữ vai trò đảm bảo điều kiện chung cho phát triển du lịch. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan