Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người mường thuộc hai huyện kim bôi và...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người mường thuộc hai huyện kim bôi và tân lạc (tỉnh hòa bình)

.PDF
125
260
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------- NGHIÊM THỊ THU HUYỀN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MƢỜNG THUỘC HAI HUYỆN KIM BÔI VÀ TÂN LẠC (TỈNH HÒA BÌNH) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ________________ NGHIÊM THỊ THU HUYỀN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MƢỜNG THUỘC HAI HUYỆN KIM BÔI VÀ TÂN LẠC (TỈNH HÒA BÌNH) Chuyên ngành: Du lịch (Chƣơng trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM QUỐC SỬ HÀ NỘI – 2012 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ................................................................... 6 MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MƢỜNG THUỘC HAI HUYỆN .................... 12 KIM BÔI, TÂN LẠC (TỈNH HOÀ BÌNH) ..................................................... 13 1.1. Khái niệm du lịch cộng đồng, phát triển du lịch bền vững ..................... 13 1.1.1. Khái niệm du lịch cộng đồng ............................................................................. 13 1.1.1.1. Khái niệm cộng đồng ...................................................................................... 13 1.1.1.2. Khái niệm du lịch cộng đồng.......................................................................... 15 1.1.1.3. Các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng .............................................. 16 1.1.1.4. Các tiêu chí phát triển du lịch cộng đồng ..................................................... 17 1.1.1.5. Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng................................................ 19 1.1.1.6. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch cộng đồng .............................................. 20 1.1.2. Quan điểm phát triển du lịch bền vững ............................................................ 22 1.1.2.1. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững ...................................................... 22 1.1.2.2. Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững ...................................................... 23 1.1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc ...... 23 1.1.3.1. Du lịch cộng đồng gắn với nông thôn mới ở Hà Giang ............................... 23 1.1.3.2. Du lịch cộng đồng gắn với du lịch sinh thái và văn hóa ở Lào Cai ............ 24 1.1.3.3.Du lịch cộng đồng gắn với thăm quan lịch sử ở Điện Biên .......................... 25 1.2. Tiềm năng phát triển du lịch ở cộng đồng ngƣời Mƣờng thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc ( tỉnh Hòa Bình) .................................................. 26 1.2.1.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 26 1.2.1.1. Về tỉnh Hòa Bình ............................................................................................. 26 1.2.1.2. Tổng quan về huyện Kim Bôi ......................................................................... 30 1.2.1.3. Tổng quan về huyện Tân Lạc ......................................................................... 35 1 1.2.1.4. Cộng đồng người Mường ở Kim Bôi và Tân Lạc ......................................... 38 1.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường tại huyện Kim Bôi và Tân Lạc.......................................................................................................................... 41 1.2.2.1. Giá trị sinh thái nhân văn ở cộng đồng người Mường Kim Bôi .................. 41 1.2.2.2. Giá trị sinh thái nhân văn ở cộng đồng người Mường Tân Lạc .................. 47 Tiểu kết Chƣơng 1 ............................................................................................. 67 CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH GẮN VỚI CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MƢỜNG Ở HUYỆN KIM BÔI, TÂN LẠC (HOÀ BÌNH) 68 2.1. Khái quát hiện trạng du lịch tại tỉnh Hoà Bình ....................................... 68 2.2. Hiện trạng hoạt động du lịch tại huyện Kim Bôi ..................................... 71 2.2.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ........................................................................... 72 2.2.2. Cơ sở lưu trú phục vụ du lịch ............................................................................ 73 2.2.3. Nguồn nhân lực .................................................................................................. 73 2.2.4. Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch .................................................... 74 2.2.5. Nguồn khách và doanh thu từ du lịch ............................................................... 74 2.2.6. Một số đánh giá về hoạt động du lịch ở cộng đồng người Mường Kim Bôi .. 75 2.2.6.1. Hiệu quả đạt được........................................................................................... 75 2.2.6.2. Những hạn chế còn tồn tại .............................................................................. 75 2.3. Hiện trạng hoạt động du lịch tại huyện Tân Lạc ..................................... 76 2.3.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ........................................................................... 76 2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch .......................................... 76 2.3.3. Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch .................................................... 78 2.3.4. Các loại hình du lịch .......................................................................................... 79 2.3.5. Nguồn khách và doanh thu từ hoạt động du lịch ............................................. 81 2.3.6. Một số đánh giá về hoạt động du lịch ở cộng đồng người Mường Tân Lạc .. 82 2.3.6.1. Hiệu quả đạt được........................................................................................... 82 2.3.6.2. Những hạn chế còn tồn tại .............................................................................. 82 2.4. Vai trò của cộng đồng ngƣời Mƣờng trong việc thúc đẩy hoạt động du lịch ở Kim Bôi và Tân Lạc ................................................................................ 82 Tiểu kết chƣơng 2: ............................................................................................. 87 2 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MƢỜNG Ở HAI HUYỆN KIM BÔI VÀ TÂN LẠC THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ................................................. 88 3.1. Định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 ................. 88 3.2. Định hƣớng và các chỉ tiêu phát triển du lịch huyện Tân Lạc .............. 90 3.2.1.Quan điểm phát triển du lịch tại địa phương .................................................... 90 3.2.2.Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch huyện Tân Lạc .......................... 91 3.2.3.Định hướng phát triển không gian du lịch của huyện Tân Lạc ....................... 91 3.2.3.1. Số lượng khách du lịch ................................................................................... 93 3.2.3.3. Nhu cầu về lao động ....................................................................................... 94 3.2.3.4. Doanh thu từ du lịch ....................................................................................... 94 3.2.3.5. Tốc tộ tăng trưởng bình quân (giá trị tăng thêm) của ngành du lịch .......... 94 3.3. Định hƣớng phát triển du lịch huyện Kim Bôi ........................................ 94 3.3.1. Quan điểm phát triển du lịch của huyện ........................................................... 94 3.3.2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch của huyện Kim Bôi ......................... 95 3.3.3. Các chỉ tiêu chủ yếu trong phát triển du lịch huyện Kim Bôi ......................... 96 3.3.3.1. Số lượng khách du lịch ................................................................................... 96 3.3.3.2.Công suất buồng phòng ................................................................................... 96 3.3.3.3 .Nguồn nhân lực du lịch................................................................................... 96 3.4. Các giải pháp phát triển du lịch ở cộng đồng ngƣời Mƣờng thuộc hai huyện Tân Lạc và Kim Bôi ............................................................................... 97 3.4.1. Lựa chọn loại hình du lịch phù hợp định hướng phát triển du lịch gắn với cộng đồng người Mường theo hướng bền vững. ........................................................ 97 3.4.2.Tăng cường năng lực của cộng đồng người Mường trong các hoạt động du lịch. .............................................................................................................................. 100 3.4.3. Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch ở Kim Bôi và Tân Lạc ................... 103 3.4.4. Nghiên cứu và phát triển mô hình “Hợp tác xã du lịch” .............................. 104 3.5. Một số kiến nghị ........................................................................................ 106 3.5.1. Kiến nghị với Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ..................... 106 3.5.2. Kiến nghị với tỉnh Hòa Bình và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hòa Bình106 3 3.5.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương ........................................................... 107 3.5.4. Kiến nghị với các công ty lữ hành................................................................... 108 Tiểu kết Chƣơng 3: .......................................................................................... 109 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 112 PHỤ LỤC 4 CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBND Ủy ban nhân dân UNWTO Tổ chức du lịch thế giới USD Đô la Mỹ VH, TT & DL Văn hóa, Thể thao & Du lịch TP Thành phố CBET Mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Tên Bảng biểu STT 1 Bảng 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình Trang 12 Bảng số 2.1: Doanh thu hoạt động du lịch tỉnh Hòa Bình từ 2 70 2009 – 2012 Bảng 2.2: Doanh thu hoạt động du lịch huyện Kim Bôi từ 3 4 75 2009 – 2012 Bảng 2.4: Bản đồ quy hoạch du lịch tại Tân Lạc 81 Bảng 2.4: Bản đồ du lịch cộng đồng tại Tử Nê – Thanh Hối 5 6 86 (Tân Lạc) Bảng 3.4: Mô hình hợp tác xã du lịch 6 106 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, hình thức du lịch gắn với cộng đồng đang rất được ưa chuộng trên thế giới. Rất nhiều du khách đến những vùng đất khác không chỉ để thưởng thức cảnh đẹp mà còn muốn tìm hiểu kỹ hơn về đời sống, những phong tục tập quán của người dân tại vùng đất họ đến. Họ muốn được trực tiếp tham gia vào các hoạt động hàng ngày của người dân địa phương để có cái nhìn khách quan hơn về những nền văn hóa khác, qua đó giúp bảo vệ những giá trị này. Với ưu thế về tự nhiên và nhân văn, Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, vừa nhằm bổ sung thêm một loại hình du lịch mới, thu hút khách du lịch đến Việt Nam, vừa nhằm góp phần bảo tồn những nét giá trị tự nhiên, văn hóa và nâng cao đời sống cho người dân tại những vùng đất có du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra cho loại hình du lịch này, đó là sự thiếu hụt nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch; cơ sở hạ tầng còn chưa được đầu tư đúng mức theo hướng đa dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách; nhiều nơi sản phẩm du lịch thiếu bản sắc văn hóa riêng, bị trùng lặp với những vùng khác nên tính hấp dẫn bị hạn chế; việc quảng bá hình ảnh du lịch vẫn chưa tạo được ấn tượng, chưa đủ sức thu hút khách đến tham quan, v.v. Tại Việt Nam, loại hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam đã và đang được chú trọng phát triển. Có thể kể đến ở đây mô hình du lịch cộng đồng ở bản Cát Cát hay Lao Chải – Tả Van ở Sapa với sự đặc sắc của văn hóa người H’Mông, hay mô hình du lịch Homestay của người Thái trắng ở bản Lác và bản Poom Cọn ở Hòa Bình… Đây là những điểm du lịch vốn đa dạng về tài nguyên du lịch tự nhiên và phong phú về tài nguyên du lịch nhân văn, là nơi có yếu tố cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch và như một lẽ tự nhiên, việc phát triển du lịch cũng tác động một phần lên đời sống của người dân địa phương. 7 Hoà Bình là miền đất hội tụ đủ những yếu tố tự nhiên và văn hoá đặc sắc để phát triển du lịch. Nói đến Hoà Bình người ta nhớ ngay đến Bản Lác (Mai Châu) với loại hình du lịch Homestay rất hấp dẫn khách du lịch nước ngoài như là một mẫu hình tiêu biểu của du lịch cộng đồng ở Việt Nam. Cũng nổi tiếng không kém là khu sinh thái Hang Kia- Pà Cò, xa hơn nữa là suối khoáng Kim Bôi, hang Đồng Tâm (Lạc Thuỷ- Hoà Bình) nơi tìm ra dấu vết của nền văn hoá Hoà Bình có niên đại hơn 4000 năm. Tính đến nay, Hoà Bình là địa bàn cư trú lớn nhất của cộng đồng người Mường ở Việt Nam và nơi đây là khởi nguồn của nền văn hoá Hoà Bình- khởi thuỷ của nền văn hoá Việt Nam. Đề tài chọn nghiên cứu tại hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc bởi đây là địa bàn cư trú của 2 trong 4 Mường lớn nhất của tỉnh Hoà Bình: Nhất Bi, Nhì Vang, Tam Thàng, Tứ Động. Hơn thế nữa tính cho đến hiện nay đây là 2 huyện có hoạt động du lịch phát triển mạnh nhất tỉnh Hòa Bình, tuy việc phát triển du lịch chưa xứng với tiềm năng sẵn có. Khai thác những tiềm năng về tự nhiên, nhân văn để tạo ra nét đặc sắc riêng cho du lịch của tỉnh đặc biệt tập trung phát triển du lịch cộng đồng là chiến lược phát triển đúng đắn và bền vững, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hoà Bình đến năm 2020. Chính vì những lí do đó, học viên đã chọn đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu tiềm năng nhằm phát triển du lịch ở một vùng miền là vấn đề đã được đề cập rất nhiều trong báo cáo của Tổng cục du lịch, trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia, là định hướng phát triển du lịch lâu dài ở mỗi địa phương. Tuy nhiên xét riêng với tỉnh Hoà Bình, việc nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng gắn với người Mường (chiếm hơn 70% dân số của tỉnh) chưa được đề cập trong bất cứ tài liệu nào. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển du lịch ở tỉnh Hòa Bình, cụ thể hơn là huyện Kim Bôi và Tân Lạc có thể kể đến: 8 - Thạc sỹ Trần Thị Tuyết với công trình “ Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình”- Trường đại học nông nghiệp Hà Nội, 2008 - T.S Lê Văn Minh, Giải pháp cho phát triển du lịch Hòa Bình, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2011 Tác giả đã nghiên cứu, khai thác và phát triển đề tài trên cơ sở tiếp thu các kiến thức đã được các học giả đi trước trong đó có kế thừa những nhận xét tổng quát và rõ ràng nhất về du lịch cộng đồng, đồng thời kế thừa các kiến thức, tài liệu về cộng đồng người Mường Hòa Bình cùng với các tài liệu về phát triển sinh thái nhân văn của tỉnh Hòa Bình để phân tích và làm sáng rõ vấn đề cần nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tiềm năng sinh thái nhân văn và hiện trạng phát triển du lịch gắn với cộng đồng người Mường ở hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc của tỉnh Hoà Bình. Trên cơ sở đó góp phần nâng cao khả năng khai thác phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình theo hướng phát triển bền vững. Nhiệm vụ của đề tài - Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng và quan điểm phát triển du lịch bền vững. - Phân tích những điều kiện phát triển du lịch của hai huyện Kim Bôi và Tân lạc của Hòa Bình về tiềm năng, lợi thế sẵn có, những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch nói chung và gắn với cộng đồng người Mường nói riêng. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để giải quyết các tồn tại trong phát triển du lịch gắn với cộng đồng người Mường tại hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc của tỉnh Hòa Bình. 9 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tiềm năng du lịch sinh thái nhân văn và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng gắn với người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc của tỉnh Hòa Bình. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc của tỉnh Hòa Bình, tập trung vào các xã của 2 huyện trên như: Tử Nê – Thanh Hối (Tân Lạc), Thượng Tiến – Vĩnh Đồng (Kim Bôi)… 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở đưa ra những lý luận chung về mối quan hệ giữa du lịch và du lịch cộng đồng và các tác động của du lịch về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội lên cộng đồng người Mường trong phát triển du lịch ở đây. - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu : Luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. + Nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách báo, tạp chí, các trang web điện tử, các tài liệu, báo cáo của cơ quan quản lý du lịch và chính quyền địa phương. + Nguồn dữ liệu sơ cấp bằng việc điều tra, khảo sát thực địa, phỏng vấn các cán bộ chuyên trách du lịch huyện Kim Bôi và Tân Lạc và một số người dân địa phương. - Phân tích đánh giá tổng hợp: Phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa du lịch và du lịch cộng đồng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, từ đó đề xuất giải pháp thực hiện. - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến và kinh nghiệm từ các chuyên gia thuộc các tổ chức tài trợ các dự án phát triển du lịch cộng đồng ở Tân Lạc. 10 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục. Luận văn được trình bày trong 3 chương Chƣơng 1: Lý luận về du lịch cộng đồng, về phát triển du lịch bền vững và tiềm năng phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động du lịch gắn với cộng đồng người Mường ở hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc. Chƣơng 3: Một số giải pháp phát triển du lịch gắn với cộng đồng người Mường ở hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc theo hướng phát triển bền vững. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 11 Bảng 1 : Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình Nguồn : Sở VH, TT & DL tỉnh Hòa Bình 12 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MƢỜNG THUỘC HAI HUYỆN KIM BÔI, TÂN LẠC (TỈNH HOÀ BÌNH) 1.1. Khái niệm du lịch cộng đồng, phát triển du lịch bền vững 1.1.1. Khái niệm du lịch cộng đồng 1.1.1.1. Khái niệm cộng đồng Cộng đồng là một khái niệm lý thuyết cũng như thực hành xuất hiện vào những năm 1940 tại các nước thuộc địa của Anh. Năm 1950, Liên Hợp Quốc công nhận khái niệm phát triển cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này như một công cụ để thực hiện các chương trình viện trợ quy mô lớn về kỹ thuật, phương pháp và tài chính thập kỷ 50- 60. Trong quá trình triển khai các hoạt động liên quan đến phát triển cộng đồng, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp ba yếu tố hình thành nên một khái niệm tương đối đầy đủ về cộng đồng bao gồm: yếu tố lịch sử địa lý, yếu tố kinh tế và yếu tố văn hóa. - Yếu tố lịch sử, địa lý: Mỗi cộng đồng có một lịch sử hình thành nhất định, một quá trình tồn tại và vận động tuân theo các quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của các cá nhân thành viên. Cộng đồng dân cư có thời kỳ hình thành phát triển càng lâu dài thì những đặc điểm tâm lý xã hội của cộng đồng càng định hình rõ nét. Yếu tố địa lý là yếu tố đầu tiên để khu biệt một cộng đồng. Ý thức cương vực lãnh thổ là một trong những ý thức sâu sắc và lâu bền của con người trong lịch sử, là hạt nhân tạo nên tâm thức chung của cộng đồng. Trên cơ sở này, ta có thể chia theo đặc điểm địa hình thành các nhóm cộng đồng vùng núi, cộng đồng vùng đồng bằng, cộng đồng trung du, cộng đồng ven biển, cộng động hải đảo hoặc chia theo vùng miền đất nước như: cộng đồng miền Bắc, cộng đồn g miền Trung và cộng đồng miền Nam. 13 - Yếu tố kinh tế: Trong mối quan hệ tạo nên sự cố kết cộng đồng, nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng. Các hoạt động kinh tế tạo ra cho cộng động một sự gắn kết và bảo đảm về vật chất để họ cùng nhau tồn tại và phát triển. Từ đó, xã hội dần hình thành nhóm cộng đồng gọi là làng nghề. Làng nghề có thể là có một vài nghề chính, có nơi chỉ có thuần một nghề; trong đó, cộng đồng dân cư tương đồng nhau về địa vị kinh tế, thị trường nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ, cách thức làm ăn… Có những nơi họ thờ chung “ông tổ nghề” tạo nên sự cố kết chặt chẽ về mặt tinh thần bên cạnh các yếu tố về kinh tế. Đây là cơ sở hình thành làng nghề thủ công (ở vùng nông thôn) và các phường hội (trong các đô thị cổ). - Yếu tố văn hóa: Đây là yếu tố mang tính tổng hợp để nhận biết các cộng đồng, trong đó đặc biệt chú ý đến ba khía cạnh cơ bản về văn hóa đó là: tộc người, tôn giáo – tín ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực. + Tộc người: bao gồm các nhóm tộc người chủ thể quốc gia và các nhóm tộc người thiểu số. Trong vai trò ở bình diện quốc gia, hệ tư tưởng, ý thức hệ, các giá trị và chuẩn mực hay các yếu tố văn hóa khác của tộc người chủ thể được khuôn mẫu hóa trong toàn quốc. Tuy nhiên, được quy định bởi các điều kiện sinh thái, kinh tế, xã hội tại khu vực cư trú, văn hóa mỗi tộc người lại khác nhau, hình thành nên các “ đặc trưng văn hóa” có vai trò cố kết cộng đồng như: các biểu tượng, các phong tục tập quán, các nghi lễ, ngôn ngữ… + Tôn giáo – tín ngưỡng: Sự cố kết cộng đồng một cách bền vững còn dựa trên cơ sở niềm tin. Cùng chung tín ngưỡng tôn giáo là cùng chia sẻ những ước nguyện về mặt tinh thần và củng cố đạo lý chung của cả cộng đồng. + Hệ giá trị và chuẩn mực: Mỗi cộng đồng xác định cho mình một hệ thống giá trị và chuẩn mực riêng thông qua các định chế xã hội quy định ý thức và hành vi của các thành viên trong cộng đồng, đảm bảo sự thống nhất trong xã hội. Khi cộng đồng mới hình thành thì tâm lý cộng đồng cũng mới 14 được định hình, còn mờ nhạt và dễ thay đổi, biểu hiện ở sự rời rạc, tự phát của tâm lý và hành vi các cá nhân. Khi cộng đồng có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ổn định thì tâm lý cộng đồng trở nên bền vững và sâu sắc hơn, các giá trị và chuẩn mực của cộng đồng trở thành những nguyên tắc định hướng và điều chỉnh tâm lý, hành vi cá nhân, các thành viên của cộng đồng hành động một cách tự giác và thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đạt được những mục tiêu do cộng đồng đặt ra. Khái niệm cộng đồng trong phát triển du lịch cộng đồng là nhóm người sinh sống, làm ăn bên trong hoặc liền kề các điểm tài nguyên du lịch, tham gia vào quá trình hoạt động du lịch tại địa phương, có trách nhiệm nâng cao chất lượng tài nguyên và môi trường du lịch cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực từ việc khai thác tài nguyên và hoạt động của khách du lịch gây ra. 1.1.1.2. Khái niệm du lịch cộng đồng Thuật ngữ “du lịch cộng đồng” (hay còn được gọi là du lịch dựa vào cộng đồng – Community Based Tourism) xuất phát từ hình thức du lịch làng bản khởi nguồn vào những năm 1970, lúc đó khách du lịch thường gọi là những chuyến du lịch có sự hỗ trợ của người bản xứ. Khái niệm này đầu tiên do khách du lịch đưa ra khi du khách đi thăm quan các làng bản, tìm hiểu phong tục tập quán, lễ hội, cuộc sống hoang dã, khám phá hệ sinh thái tại những vùng còn hoang sơ, khi đó họ cần sự hỗ trợ giúp đỡ của người dân bản địa như dẫn đường, cung cấp đồ ăn thức uống… Đây là tiền đề cho phát triển du lịch cộng đồng. Một số tên gọi thường dùng khi nhắc đến du lịch cộng đồng: - Du lịch dựa vào cộng đồng (Community- based Tourism) - Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch (Community – development in tourism) - Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community- based Ecotourism) 15 - Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng (CommunityParticipation in Tourism). Có thể thấy, các nhà nghiên cứu du lịch đều xác định các khái niệm, quan niệm về mục tiêu, nguyên tắc, tiêu chí và các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng dựa trên những tư tưởng gốc rễ căn bản và nhất quán như sau: - Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được trước tiên tạo bởi khách du lịch đến thăm quan các khu vực có nhiều tài nguyên hấp dẫn phục vụ khách du lịch. - Địa điểm tổ chức phát triển du lịch cộng đồng là những khu vực, điểm có tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn khách du lịch, có độ nhạy cảm về đa dạng sinh học, chính trị văn hóa và xã hội, dễ bị tác động bởi cả khách du lịch và dân cư bản địa. - Vấn đề quan tâm nhất trong du lịch cộng đồng đó là mang lại lợi ích cho cộng đồng trong vùng có nhiều tài nguyên thông qua việc khuyến khích họ tham gia vào hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho du khách, tạo công ăn việc làm, nâng cao điều kiện sống, đồng thời cho họ nhận thấy vai trò quyết định của họ đối với sự phát triển bền vững tài nguyên tại khu vực đó. Như vậy, nội dung cốt lõi của du lịch cộng đồng được các nhà nghiên cứu thống nhất bao gồm các yếu tố cơ bản sau: mức độ tham gia của cộng đồng địa phương, lợi ích mà cộng đồng nhận được và ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường. Điều này có nghĩa là hoạt động kinh doanh du lịch dựa vào cộng đồng khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia, làm chủ và quản lý, đồng thời chính họ là người quan tâm đến sự bảo tồn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường nơi gắn liền với sự tồn tại cũng như lợi ích cá nhân của họ và của cả cộng đồng. 1.1.1.3. Các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng Những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch cộng đồng là: - Điều kiện về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn: đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch cộng đồng. Tài nguyên 16 thiên nhiên và nhân văn được xem xét ở mức độ phong phú về số lượng, chủng loại và giá trị về chất lượng từng loại. Điều kiện tài nguyên cũng nói lên mức độ hấp dẫn thu hút khách du lịch đến tham quan hiện tại và tương lai. - Điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư: đây được xem xét đánh giá trên các yếu tố số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ học vấn và văn hóa, nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch. Xác định phạm vi cộng đồng là những dân cư sống, sinh hoạt và lao động cố định, lâu dài trong hoặc liền kề vùng có tài nguyên thiên nhiên [8, 42]. - Điều kiện có thị trường khách: bao gồm thị trường khách trong nước và quốc tế đến thăm quan du lịch, nghiên cứu và nguồn khách trong tương lai. Điều kiện về thị trường khách du lịch cũng nói lên bản chất của vấn đề phát triển du lịch và vấn đề công ăn việc làm cho cộng đồng. Nơi nào thu hút được nhiều khách du lịch và khả năng chi trả cao tức là nơi đó tạo được nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Khi đó, du lịch đã làm đúng vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế nói chung và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. - Điều kiện về cơ chế, chính sách: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp cần phải có cơ chế, chính sách hợp lý, tối ưu nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng. - Điều kiện về sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước: bao gồm sự hỗ trợ về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, cũng như sự hỗ trợ của các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền, quảng bá nhằm thu hút khách du lịch đến thăm quan. 1.1.1.4. Các tiêu chí phát triển du lịch cộng đồng - Khuyến khích sự tham gia và chia sẻ trách nhiệm của cộng đồng: Xác định đúng vai trò và vị trí của cộng đồng trong quá trình tạo ra các sản phẩm du lịch. Cộng đồng là một thành phần, một nhân tố bình đẳng tham gia 17 tích cực trong quá trình phát triển du lịch. Đây là sự chia sẻ trách nhiệm với các cơ quan hữu quan, các công ty lữ hành. Còn nếu nhìn từ góc độ nội bộ cộng đồng, sự chia sẻ sẽ bao hàm sự phân công trách nhiệm giữa các thể chế trong cộng đồng, từ chính quyền, các tổ chức xã hội (chính thức và phi chính thức), các gia đình và các cá nhân trong cộng đồng. - Tăng tính tổ chức: Xác lập những năng lực cần có để tổ chức và quản lý các sản phẩm du lịch do cộng đồng làm ra. Đây không chỉ đơn thuần là một hoạt động kinh doanh mà là một hoạt động tổ chức xã hội, năng lực ở đây bao gồm việc vận dụng các bài toán kinh tế, từ vốn, nhân lực, vật lực; việc quảng bá sản phẩm, tiếp thị, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm; năng lực vận động và tổ chức xã hội. Tuy nhiên, năng lực quản lý của cộng đồng trong phát triển du lịch là yêu cầu hàng đầu trong phát triển du lịch cộng đồng. - Huy động nguồn lực: Đề cập tới phương hướng huy động các nguồn lực xã hội bên ngoài và bên trong cộng đồng, không chỉ bao gồm các nguồn lực về tài chính, nhân lực, vật lực, tài nguyên thiên nhiên, tài sản văn hóa mà còn các nguồn lực quản lý. Bản chất của du lịch dựa vào cộng đồng là hoạt động mang tính đa thành phần kinh tế, đa phương thức đầu tư và quản lý, có sự cân bằng quyền lực (theo nghĩa rộng, đó là một quá trình tương tác của các nhóm xã hội) bên trong cộng đồng, cân bằng các lợi ích của các nhóm xã hội bên trong và bên ngoài cộng đồng. Đó là lý do Đảng và Nhà nước ta đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn được ưu tiên phát triển dựa trên sự hỗ trợ từ nguồn lực tổng hợp của các ngành và các thành phần kinh tế khác. - Có sự lãnh đạo: Sự lãnh đạo ở đây bao gồm cơ chế và quy trình ra quyết định (dân chủ hay quan liêu, trực tiếp hay gián tiếp), quá trình thực hiện và cuối cùng là quá trình giám sát. Sự lãnh đạo chủ yếu sẽ là hoạt động của chính quyền, nhưng nó không đơn thuần chỉ là hoạt động của riêng tổ chức này. Sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư vào các quyết định đầu tư, triển khai cũng là rất cần thiết. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng