Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phát triển bền vững giao thông đô thị vũng tàu, bà rịa và phú mỹ tỉnh...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững giao thông đô thị vũng tàu, bà rịa và phú mỹ tỉnh bà rịa vũng tàu

.PDF
107
157
60

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HCM _______________________________________ NGUYỄN ĐỖ HẢI THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VŨNG TÀU, BÀ RỊA VÀ PHÚ MỸ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07 NĂM 2018 BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Đỗ Hải Thuận Ngày tháng năm sinh: 07/06/1979 Lớp: QH160.1 Số điện thoại liên hệ: 0909335959 Địa chỉ email: [email protected] Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu phát triển bền vững giao thông đô thị Vũng Tàu, Bà Rịa Và Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng Công trình giao thông Kiến nghị người hướng dẫn: TS. Trịnh Văn Chính Tp. HCM, ngày………….tháng…...năm 2018 Học viên đăng ký Nguyễn Đỗ Hải Thuận i LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu phát triển bền vững giao thông đô thị Vũng Tàu, Bà Rịa, Phú Mỹ, Tỉnh BRVT” do học viên Nguyễn Đỗ Hải Thuận thực hiện tại Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh. Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực, và không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Học viên Nguyễn Đỗ Hải Thuận ii LỜI CÁM ƠN Chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể Quý thầy cô của Trường Đại học giao thông Vận tải Tp. HCM và đặc biệt là Thầy hướng dẫn TS. Trịnh Văn Chính, đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, chỉ dẫn tận tình cho học viên trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Chân thành cám ơn các Sở, Ban, Ngành của tỉnh BRVT đã hỗ trợ về tài liệu, dữ liệu để học viên hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, học viên gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến các bạn bè đồng nghiệp và người thân trong gia đình - những người đã luôn ở bên cạnh, tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và động viên học viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Nhân đây học viên xin chân thành cám ơn. Học viên Nguyễn Đỗ Hải Thuận iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................ ii MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................. 4 5. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 5 Chương 1. HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................... 7 1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 7 1.2. Khí hậu ............................................................................................................ 7 1.3. Dân số, đô thị .................................................................................................. 8 1.4. Kinh tế ............................................................................................................. 9 1.5. Văn hóa – xã hội ........................................................................................... 11 1.6. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.................................................... 11 1.7. Hiện trạng giao thông vận tải tỉnh ................................................................. 11 1.7.1. Mạng lưới giao thông của tỉnh ............................................................... 11 1.7.2. Giao thông công cộng hành lang Vũng Tàu – Bà Rịa – Tân Thành...... 12 1.7.3. Cơ sở hạ tầng giao thông hiện hữu trên hành lang Vũng Tàu – Bà Rịa – Tân Thành ................................................................................................................. 14 1.8. Mạng lưới điện hiện hữu trên hành lang Vũng Tàu – Bà Rịa – Tân Thành . 15 Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CHO NGHIÊN CỨU ......................................... 17 2.1. Dự báo nhu cầu giao thông bằng phương pháp mô hình đàn hồi ................. 17 2.2. Phát triển bền vững giao thông đô thị ........................................................... 17 2.3. Phát triển đường sắt đô thị. ........................................................................... 20 2.4. Các đặc trưng chủ yếu của đường sắt nhẹ ..................................................... 21 2.4.1. Những ưu điểm và hạn chế của LRT ..................................................... 21 2.4.2. Lợi ích của LRT ..................................................................................... 22 iv 2.4.3. Chi phí xây dựng và khai thác của LRT ................................................ 22 2.4.4. Tốc độ/thời gian di chuyển và năng lực chuyên chở của LRT .............. 24 2.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến nghiên cứu 25 2.5.1. Ngoài nước............................................................................................. 25 2.5.2. Trong nước............................................................................................. 26 Chương 3. ĐỀ XUẤT TUYẾN ĐƯỜNG SẮT NHẸ ............................................. 27 3.1. Định hướng phát triển tuyến LRT Vũng Tàu – Bà Rịa – Tân Thành ........... 27 3.2. Điều tra lưu lượng giao thông ....................................................................... 28 3.2.1. Kết quả đếm lưu lượng xe ..................................................................... 29 3.2.2. Khảo sát tốc độ hành trình ..................................................................... 33 3.2.3. Điều tra phỏng vấn người sử dụng giao thông ...................................... 33 3.3. Dự báo lưu lượng hành khách đến năm 2025 và 2030 ................................. 36 3.4. Bố trí tuyến LRT Vũng Tàu – Bà Rịa – Tân Thành ..................................... 39 3.4.1. Trắc dọc phương án tuyến chọn ............................................................ 39 3.4.2. Bố trí mặt cắt ngang đường ................................................................... 40 3.5. Vị trí các trạm LRT ....................................................................................... 42 3.6. Xác định tính chất, năng lực chuyên chở LRT trên hành lang tuyến ........... 43 3.6.1. Tính toán số xe cần thiết ........................................................................ 43 3.6.2. Kế hoạch tuyến đường ........................................................................... 44 3.7. Lựa chọn phương tiện sử dụng trên tuyến LRT ............................................ 46 3.8. Quy hoạch các cơ sở hạ tầng liên quan cho LRT.......................................... 48 3.8.1. Kết cấu nền đường ................................................................................. 48 3.8.2. Kết cấu đường ray .................................................................................. 53 3.8.3. Khả năng tiếp cận của hành khách ........................................................ 54 3.8.4. Hệ thống thông tin tín hiệu .................................................................... 55 3.8.5. Hệ thống cung cấp điện cho tuyến ......................................................... 58 3.8.6. Hệ thống nhà ga, trạm dừng, depot cho tuyến ....................................... 59 3.9. Tính toán sơ bộ chi phí tuyến LRT Vũng Tàu – Bà Rịa – Tân Thành ......... 62 3.9.1. Dự kiến thời gian xây dựng ................................................................... 62 3.9.2. Ước tính chi phí xây dựng tuyến LRT Vũng Tàu – Bà Rịa – Tân Thành .................................................................................................................................. 62 v 3.10. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội tuyến LRT Vũng Tàu – Bà Rịa – Tân Thành ........................................................................................................................ 65 3.10.1. Hiệu quả tiết kiệm chi phí phương tiện và nhiên liệu.......................... 66 3.10.2. Hiệu quả giảm ô nhiễm môi trường ..................................................... 67 3.10.3. Hiệu quả sử dụng mặt đường ............................................................... 67 3.11. Đánh giá tác động môi trường..................................................................... 69 3.11.1. Môi trường xã hội ................................................................................ 69 3.11.2. Môi trường tự nhiên ............................................................................. 70 3.11.3. Môi trường sống .................................................................................. 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 73 Kết Luận ............................................................................................................... 73 Kiến Nghị ............................................................................................................. 74 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BRVT : Bà Rịa – Vũng Tàu GTCC : Giao thông công cộng GTCN : Giao thông cá nhân GTĐT : Giao thông đô thị GTVT : Giao thông vận tải KTXH : Kinh tế xã hội LRT : Light Rail Transit – Hệ thống đường sắt nhẹ PTGTCN : Phương tiện giao thông cá nhân QH : Quy hoạch TOD : Mô hình phát triển theo định hướng GTCC TP Thành phố TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TT : Thị trấn VTHK : Vận tải hành khách VTHKCC : Vận tải hành khách công cộng vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thống kê dân số, diện tích trong khu vực (tính đến năm 2016) [6] .......... 9 Bảng 2.1: Chi phí đầu tư các loại phương tiện [11] ................................................. 22 Bảng 2.2: Tổng hợp chi phí đầu tư của các loại phương tiện[11] ............................ 23 Bảng 2.3: Chi phí khai thác của một số phương tiện [11] ........................................ 23 Bảng 3.1: Các điểm khảo sát đếm lưu lượng giao thông ......................................... 29 Bảng 3.2: Hệ số quy đổi từ xe các loại ra xe con [Nguồn: TCXDVN 104:2007].... 29 Bảng 3.3: Kết quả đếm xe giờ cao điểm hướng Vũng Tàu – Phú Mỹ ..................... 31 Bảng 3.4: Kết quả đếm xe giờ cao điểm hướng Phú Mỹ - Vũng Tàu ...................... 32 Bảng 3.5: Tốc độ di chuyển của tuyến buýt số 06 ................................................... 33 Bảng 3.6: Số lượng mẫu phỏng vấn OD .................................................................. 34 Bảng 3.7: Kết quả phỏng vấn người sử dụng GTCC ............................................... 34 Bảng 3.8: Số lượng phương tiện của BRVT từ 2010-2016 ...................................... 36 Bảng 3.9: Hệ số đàn hồi α của lưu lượng xe theo GDP ........................................... 37 Bảng 3.10: Hệ số tăng trưởng (GDP % * α) của từng loại xe .................................. 37 Bảng 3.11: Số người trung bình trên từng loại phương tiện .................................... 37 Bảng 3.12: Kết quả dự báo lưu lượng hành khách đến năm 2025 và 2030 ............. 38 Bảng 3.13: Ảnh hưởng của tuyến và chi phí đầu tư đường sắt đô thị ...................... 40 Bảng 3.14: Vị trí bố trí các trạm dừng, nhà chờ tuyến thiết kế ................................ 43 Bảng 3.15: Biểu giờ chạy xe trên tuyến (Giãn cách giờ cao điểm là 5 phút, ngoài giờ cao điểm 10 phút Giờ xe chạy từ 5:00am đến 22:00pm) ......................................... 44 Bảng 3.16: Biểu giờ chạy xe trên tuyến (Giờ xe chạy từ 5:00am đến 22:00pm) ..... 45 Bảng 3.17: Các đặc trưng kỹ thuật của xe điện sàn thấp S70 – Siemens [15] ......... 46 Bảng 3.18: Bộ ghi dung cho khổ đường 1435mm (theo TCVN 8585:2011) ........... 54 Bảng 3.19: Bảng tính Giờ - xe vận hành mỗi ngày .................................................. 63 Bảng 3.20: Chi phí đầu tư xây dựng ban đầu cho tuyến LRT .................................. 64 Bảng 3.21: Chi phí đầu tư hình thái hàng năm của tuyến LRT ................................ 64 Bảng 3.22: Phân tích tác động môi trường cho dự án tuyến LRT ............................ 69 viii DANH MỤC HÌNH Hình 1:Sơ đồ phạm vi nghiên cứu [5] ........................................................................ 3 Hình 1.2: Sơ đồ điều tra, thu thập số liệu đầu vào theo các vủng giao thông ........... 5 Hình 1.3: Sơ đồ phương pháp luận dự báo nhu cầu giao thông đô thị ....................... 6 Hình 1.1: Bản đồ hành chính BRVT [23]................................................................... 7 Hình 1.2: Tuyến kết nối các trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh ............................ 13 Hình 1.3: Mạng lưới điện hiện hữu tỉnh BRVT (Nguồn: Sở Công Thương) ........... 15 Hình 1.4: Mạng lưới điện Bà Rịa- Vũng Tàu được quy hoạch đến năm 2020 (nguồn: Sở Công thương) ...................................................................................................... 16 Hình 2.1: Năng lực vận chuyển và Chi phí xây dựng của các loại hình vận tải hành khách công cộng ....................................................................................................... 24 Hình 2.2: Xe điện LRT loại S70 sử dụng ở Sandiego, Vigina Mỹ .......................... 25 Hình 3.1: Sơ đồ bố trí điểm khảo sát đếm lưu lượng giao thông ............................. 29 Hình 3.2: Mẫu thiết kế xe điện sàn thấp S70 – Siemen............................................ 47 Hình 3.3: Mô hình LRT ............................................................................................ 47 Hình 3.4: Nội thất bên trong LRT ............................................................................ 48 Hình 3.5: Cầu vượt ở những nơi giao cắt đồng mức với giao thông đường bộ ....... 49 Hình 3.6: Các loại cơ bản đường ray kín.................................................................. 49 Hình 3.7: Các loại cơ bản đường ray hở.................................................................. 50 Hình 3.8: Phương pháp lát mặt cho đường ray hở .................................................. 51 Hình 3.9: Đường ray trồng cỏ ................................................................................. 52 Hình 3.10: Mẫu thiết kế ray chữ I S49 ..................................................................... 53 Hình 3.11: Các dạng cầu vượt cho người đi bộ tiếp cận với ga .............................. 55 Hình 3.12: Hành lang qua đường an toàn cho hành khách ...................................... 55 Hình 3.13: Máy bán vé tự động ................................................................................ 56 Hình 3.14: Thiết bị trong hệ thống cung cấp điện trên cao [18] .............................. 58 Hình 3.15: Thiết bị lấy điện trên đoàn tàu ................................................................ 59 Hình 3.16: Phối cảnh của nhà ga Phú Mỹ - Tân Thành .......................................... 60 Hình 3.17: Phối cảnh nhà ga Phú Mỹ - Tân Thành .................................................. 61 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của toàn miền: phía Tây giáp TP. Hồ Chí Minh, phía Bắc và phía Tây - Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận và phía Nam giáp biển. Đây là đầu mối giao thông lớn ở miền Đông Nam Bộ, chỉ sau TP. Hồ Chí Minh, với tất cả các loại hình vận tải: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường không, trong đó hệ thống đường biển với luồng - cảng biển nước sâu Thị Vải - Cái Mép lớn nhất nước xét về diện tích, năng lực tiếp nhận tàu - hàng hóa. Định hướng đến năm 2020, BRVT sẽ có cảng biển lớn nhất ở Nam Bộ [1]. Năm 2011, để phục vụ cho công tác quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải (GTVT) của tỉnh nhằm đảm bảo phát triển bền vững và đầu tư hiệu quả, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh BRVT đã phối hợp với trường Đại học GTVT Hà Nội tiến hành nghiên cứu đề tài “Xây dựng luận cứ khoa học đầu tư phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tuyến hành lang ven biển Vũng Tàu – Phú Mỹ từ nay đến năm 2020” [2] . Kết quả đề tài đã phân tích và đề xuất phương án phát triển hạ tầng giao thông tỉnh đến năm 2020 phục vụ phát triển hạ tầng giao thông cho các cụm cảng (cụm cảng Mỹ Xuân - Phú Mỹ, cụm cảng Cái Mép và cảng Vũng Tàu - Sông Dinh). Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu, chưa đề xuất phát triển đường sắt đô thị trong khu vực tuyến hành lang ven biển Vũng Tàu - Phú Mỹ. Trong những năm gần đây, BRVT đã thu hút được nhiều vốn đầu tư về công nghiệp, du lịch, vận tải, trở thành địa phương có nguồn thu ngân sách lớn thứ 3 cả nước (chỉ sau TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội) và đang trở thành trung tâm kinh tế của Vùng Kinh tế Trọng điểm Phía Nam, trong đó hoạt động phát triển của các khu công nghiệp tập trung (như Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2; nhà máy điện – đạm Phú Mỹ, nhà máy điện Bà Rịa), các nhà máy thép lớn (như VinaKyoei, Pomina, Thép miền Nam, Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm, Thép SMC, …) và các cụm cảng biển nước sâu Thị Vải - Cái Mép nằm dọc quốc lộ 51 trên địa bàn của TT. Phú Mỹ – TP. Bà Rịa. 2 Nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu là một tuyến đường sắt quốc gia đã được xác định trong quy hoạch hệ thống giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với chức năng là phục vụ vận tải hàng hóa và hành khách giữa Vũng Tàu - Biên Hòa – TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt phục vụ vận chuyển hàng hóa cho cụm cảng biển Thị Vải - Cái Mép nhờ năng lực vận chuyển lớn. Đoạn tuyến trên địa phận tỉnh BRVT dài khoảng 44km qua các huyện Phú Mỹ, ngoại vi TP. Bà Rịa và ngoại vi TP. Vũng Tàu. Lộ giới đất dành cho tuyến đường sắt được duy trì nghiêm ngặt, sẵn sàng cho việc xây dựng; tuy nhiên, do một số nguyên nhân, dự án vẫn chưa được triển khai [3, 4]. Hoạt động công nghiệp và cảng biển phát triển kéo theo hoạt động của ngành Logistic tăng mạnh tạo áp lực lên hệ thống giao thông quốc lộ 51, giao thông đường thủy trên sông Thị Vải và hạ tầng giao thông đô thị (GTĐT) trên hành lang Vũng Tàu - Bà Rịa - Phú Mỹ. Bên cạnh đó, hoạt động ngành du lịch của tỉnh phát triển mạnh, đặc biệt vào các ngày nghỉ cuối tuần đã tạo nên tình trạng kẹt xe, mất an toàn trong hoạt động giao thông trên hành lang này. Do đó, hệ thống giao thông các đô thị trên hành lang Vũng Tàu – Bà Rịa – Phú Mỹ cần được nghiên cứu, tính toán dựa trên những luận cứ khoa học góp phần phát triển một hệ thống GTĐT bền vững, trong đó cần chú trọng đến hoạt động của đường sắt đô thị. Từ những vấn đề nêu trên, đề tài "Nghiên cứu phát triển bền vững giao thông đô thị Vũng Tàu, Bà Rịa, Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu" sẽ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài  Mục tiêu chung Đề xuất giải pháp phát triển bền vững giao thông các đô thị Vũng Tàu, Bà Rịa, Phú Mỹ tỉnh BRVT, chú trọng đường sắt đô thị.  Mục tiêu cụ thể - Trình bày tổng hợp thực trạng hoạt động GTĐT hành lang TP. Vũng Tàu – TP. Bà Rịa – TT. Phú Mỹ tỉnh BRVT; 3 - Phân tích các cơ sở phát triển bền vững giao thông các đô thị hành lang Vũng Tàu - Bà Rịa - Phú Mỹ, tỉnh BRVT; - Định hướng quy hoạch phát triển đường sắt đô thị; - Tính toán cho một tuyến đường sắt đô thị và phân tích đánh giá hiệu quả đến kinh tế - xã hội (KTXH) khu vực nghiên cứu; - Thiết kế mô hình mô phỏng ý tưởng vận hành và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và tác động môi trường của tuyến. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động GTĐT hành lang Vũng Tàu - Bà Rịa - Phú Mỹ, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GTĐT (KTXH, hạ tầng, …) và đường sắt đô thị. Hình 1:Sơ đồ phạm vi nghiên cứu [5]  Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm đô thị: thị trấn Phú Mỹ, TP. Bà Rịa và TP. Vũng Tàu (Xem Hình 1.2) 4 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài  Ý nghĩa khoa học Hệ thống đường sắt nhẹ (LRT - Light Rail Transit) là một dạng của hệ thống tàu điện bánh sắt có nguồn gốc từ Đức. Hiện nay, với tính ưu việc về hoạt động vận tải công cộng của đô thị về tiết kiệm chi phí, LRT đã được các nước trên thế giới hiện nay sử dụng khá phổ biến, trên 408 thành phố. Theo xu hướng phát triển về phát triển LRT gần đây trên thế giới, ở Việt Nam trong thời gian qua đã có những nghiên cứu và thiết kế nhằm áp dụng hệ thống giao thông hiệu quả này vào các đô thị lớn hoặc hành lang kết nối các đô thị có hoạt động giao thông mạnh mẽ ở Việt Nam giúp hoàn thiện hệ thống hạ tầng phục vụ tốt cho phát triển kinh tế - xã hội.  Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cho quy hoạch phát triển không gian đô thị Phú Mỹ, Bà Rịa và Vũng Tàu, tăng cường hoạt động giao thông công cộng, thúc đẩy phát triển KTXH tỉnh BRVT. Phát triển hệ thống LRT kết nối các không gian đô thị giải quyết nhu cầu giao thông vận chuyển hành khách đô thị, quy hoạch phát triển mạng lưới GTCC bằng đường sắt nhẹ có tính bền vững, hiện đại. Kết quả nghiên cứu này góp phần giải quyết các vấn đề về giao thông như giảm thiểu tai nạn giao thông, tránh ùn tắc giao thông trong các giờ cao điểm và cung cấp thêm một loại hình giao thông hiện đại cho khu vực và toàn tỉnh BRVT. 5. Nội dung nghiên cứu (1) Lập mô hình dự báo nhu cầu giao thông của tuyến quy hoạch và các khu vực đô thị, khu công nghiệp trên toàn tuyến; (2) Nghiên cứu loại hình LRT, lập quy hoạch tuyến LRT Phú Mỹ - BRVT; (3) Tìm hiểu khảo sát phân tích lưu lượng giao thông, dự báo nhu cầu giao thông cho toàn tuyến. (4) Đánh giá hiệu quả của tuyến, đánh giá tác động KTXH, môi trường của dự án đối với khu vực nghiên cứu; (5) Kết cấu nền đường cho tuyến LRT đoạn Phú Mỹ - BRVT. Nghiên cứu quy hoạch tuyến, nhà ga và Depot. 5 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập tài liệu, số liệu thực tế về hệ thống giao thông BRVT, từ đó đưa ra những đánh giá và đề xuất sử dụng LRT; - Phương pháp kế thừa các kinh nghiệm nghiên cứu: kế thừa những lý luận khoa học của các tài liệu, các công trình khoa học của các tác giả đi trước, nghiên cứu văn bản định hướng về hệ thống vận tải hành khách công cộng. Kế thừa những kinh nghiệm áp dụng thành công hệ thống LRT của các nước trên thế giới và kế hoạch mang tính định hướng cho phát triển hệ thống vận tải công cộng của Chính phủ và tỉnh BRVT hiện tại và tương lai. - Điều tra lưu lượng giao thông nhằm đánh giá hiện trạng mật độ giao thông cần nghiên cứu. - Điều tra phỏng vấn Anket: bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân sống trong vùng nghiên cứu về hoạt động giao thông hàng ngày, ý kiến về sử dụng hệ thống LRT. - Nghiên cứu theo hướng phân tích những số liệu giao thông thu thập được từ hiện trường và từ kết quả nghiên cứu liên quan, sau đó phân tích và tổng hợp; - Sử dụng những mô hình dự báo nhằm tính toán dự báo nhu cầu giao thông trên tuyến trong tương lai. Hình 1.2: Sơ đồ điều tra, thu thập số liệu đầu vào theo các vủng giao thông 6 - Hình 1.3: Sơ đồ phương pháp luận dự báo nhu cầu giao thông đô thị 7 Chương 1. HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1. Vị trí địa lý BRVT là tỉnh ven biển, nằm ở cực Đông của miền Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên khoảng 1.980,98 km2, chiếm 0,6% diện tích tự nhiên toàn quốc, bao gồm 8 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 2 thành phố và 6 huyện. Hai thành phố gồm TP. Vũng Tàu và TP. Bà Rịa, 6 huyện gồm 5 huyện đất liền: Châu Đức, Tân Thành, Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ và huyện Côn Đảo. Hình 1.1: Bản đồ hành chính BRVT [23] 1.2. Khí hậu Vùng nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có chế độ nhiệt tương đối ổn định với sự phân hóa hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Theo niên giám thống kê tỉnh BRVT năm 2016, các yếu tố khí hậu được tổng hợp nhiều năm như sau: - Lượng mưa: Mùa mưa trùng với gió mùa Tây Nam và mùa khô trùng với gió mùa Đông Bắc, lượng mưa giảm theo hướng từ đất liền ra biển. Lượng mưa dao động từ 1327,9 mm đến 1376,5 mm, thấp nhất là 1198,7 mm (2012) và cao nhất là 1421,9 mm (2010). 80% lượng mưa tập trung vào tháng 6 đến tháng 10 hằng năm. Đặc biệt năm 2015, lượng mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. 8 - Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí bình quân dao dộng từ 25,8 đến 30,1oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất đạt 30,8oC và thấp nhất là 25oC. Phía Nam vùng chênh lệch nhiệt độ thấp hơn do có sự điều hòa của gió biển. Biến thiên nhiệt độ trung bình hàng tháng trong năm không lớn, từ 3÷5ºC, nhưng chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thường lớn, từ 6÷8ºC. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm dao động từ 75,2 đến 80,9%. Độ ẩm cao nhất thường vào tháng 9 và tháng 10, có khi đạt đến 85% và thấp nhất vào các tháng mùa khô, có khi chỉ đạt 72%. - Gió: Hướng gió chính thay đổi theo mùa, mùa khô đón gió Đông Bắc do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc, khí hậu mát mẻ dễ chịu; mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Tần suất lặng gió trung bình năm là 26%, lớn nhất là tháng 8 (33,5%), nhỏ nhất là tháng 4 (14,1%). Tốc độ gió trung bình 2-3m/s. 1.3. Dân số, đô thị Theo Cục Thống kê tỉnh BRVT năm 2016 dân số toàn tỉnh là 1.076.060 người (thành thị chiếm 49,5% dân số toàn tỉnh). Dân cư chủ yếu là người Việt, ngoài ra còn có người Hoa, Châu Ro, Khmer, Mường, Tày. Mật độ dân số trung bình không đều, tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn như TP. Vũng Tàu và TP. Bà Rịa. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 543 người/km2, nơi thấp nhất là 73 người/km2 (huyện Côn Đảo), nơi cao nhất là 2.142 người/km2 (TP. Vũng Tàu). - TP. Vũng Tàu là Đô thị loại I – Trung tâm kinh tế -Văn hóa-Du lịch -Dịch vụ của tỉnh; - TP. Bà Rịa là Đô thị loại II – Trung tâm hành chính của tỉnh; - Thị trấn Phú Mỹ là Đô thị loại III – Trung tâm hành chính huyện Tân Thành Hiện tại khu vực này có dân cư khá đông với dân số gần 1.150.200 người, mật độ dân số đạt 516 người/km2. Khu vực nằm trong quy hoạch phát triển về hướng Tây của tỉnh Bà Ria Vũng Tàu, tiêu biểu là khu đô thị Phú Mỹ với rất nhiều các quy hoạch lớn nhỏ khác nhau. Sự hình thành, định hướng quy hoạch phát triển khu đô thị phía Tây là yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng hành khách trên tuyến đường Quốc lộ 51 nối TP. Vũng Tàu đến huyện Tân Thành. Khu đô thị Phú Mỹ nằm trên địa bàn huyện Tân Thành, tọa lạc ở trung tâm phát triển sôi động bậc nhất của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là tâm điểm ở TP. 9 cảng tương lai. Cùng với đó, khu đô thị Phú Mỹ đóng vai trò là trung tâm công nghiệp, cảng, dịch vụ và là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh BRVT cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện nay, về cơ bản đô thị mới Phú Mỹ đã hình thành 3 vùng chức năng là cảng biển – công nghiệp – dân dụng, có đầy đủ các đặc trung của một đô thị trẻ. Trong tương lai, huyện Tân Thành sẽ được Trung ương và tỉnh tiếp tục đầu tư mạnh về hệ thống giao thông, công trình văn hóa – thể dục thể thao, giáo dục, y tế, hạ tầng kỹ thuật, cấp điện, … TP. Bà Rịa là đầu mối giao thông quan trọng, nối kết được với 3 Quốc lộ (QL51, QL56, QL55) và có đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chạy qua, có hệ thống cảng nội địa đang phát triển và tương lai có đường sắt đi qua. Chuỗi đô thị tam giác: đô thị Phú Mỹ - TP. Bà Rịa – TP. Vũng Tàu mà trung tâm là TP. Bà Rịa là khu vực phát triển năng động và đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh. Góp phần quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đô thị hóa trên trục QL.51 và vùng tỉnh. Như vậy, hệ thống các đô thị trên của BRVT sẽ kết nối với nhau, tạo thành tuyến hành lang kinh tế công nghiệp – cảng biển đồng bộ. Các khu vực đô thị hóa bao gồm các khu vực phát triển mới gắn với các trung tâm kinh tế và các vùng mở rộng đô thị, các trục giao thông chính để hình thành khu đô thị mới. Bảng 1.1: Thống kê dân số, diện tích trong khu vực (tính đến năm 2016) [6] Huyện, thành Vũng Tàu Bà Rịa Tân Thành Dân số 331.891 102.931 145.154 Diện tích (Km2) 150,43 91,00 333,84 Mật độ (người/km2) 2.206 1.131 435 1.4. Kinh tế Tỉnh BRVT có vị trí thuận lợi, tài nguyên tương đối phong phú và đa dạng để phát triển ngành kinh tế biển, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, khai thác khoáng sản và đặc biệt là dịch vụ du lịch. Trong 5 năm qua (2011-2015) kinh tế tỉnh BRVT duy trì được mức tăng trưởng hợp lý; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ; 10 các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp có bước phát triển. Cơ cấu ngành công nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến; sản phẩm công nghiệp ngày càng đa dạng, có thêm nhiều sản phẩm mới; một số sản phẩm công nghiệp đã trở thành nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm công nghiệp khác; có nhiều sản phẩm sử dụng công nghệ cao, tiêu tốn ít năng lượng, có sức cạnh tranh, sức lan tỏa, thu hút công nghiệp hỗ trợ và các đề án khác. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng gấp 1,8 lần giai đoạn trước, trong đó vốn ngân sách chiếm 16%, vốn đầu tư của doanh nghiệp chiếm 84%; thu hút thêm 219 dự án đầu tư, gồm 76 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 2,4 tỷ USD, 143 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 78.119 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước trừ dầu khí trên địa bàn tỉnh tăng gấp 1,9 lần so với giai đoạn trước, vượt 19% dự toán, đóng góp lớn cho ngân sách quốc gia. Trong đó, thu thuế xuất nhập khẩu đạt 107% dự toán; thu nội địa tăng gấp 2 lần so với giai đoạn trước, vượt 31% dự toán. Cơ cấu nguồn chi hợp lý, chi đầu tư phát triển chiếm 49,7%, chi thường xuyên chiếm 48,3%, các khoản chi khác chiếm 2%, đáp ứng được yêu cầu chi cần thiết của tỉnh. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có bước tiến bộ; chất lượng cuộc sống của nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh BRVT giai đoạn 2016-2020 đã được Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh BRVT lần thứ VI đề ra như sau: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân trừ dầu khí 7%/năm; GRDP bình quân đầu người (trừ dầu khí) đến năm 2020 đạt 7.000 USD; - Cơ cấu kinh tế (trừ dầu khí): Công nghiệp, xây dựng 54,15% - dịch vụ 35,6% - nông nghiệp 10,25%; - Giá trị sản xuất công nghiệp (trừ dầu khí) tăng 7,6%/năm; - Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 10%; dịch vụ cảng tăng 6,65%/năm; - Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,53%/năm, lâm nghiệp tăng 1,24%/năm, ngư nghiệp tăng 4,95%/năm; - Giá trị xuất khẩu trừ dầu khí 19,8 tỷ USD, tăng bình quân 10%/năm; - Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội 206.606 tỷ đồng, tăng 1,39%/năm;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất