Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ vận động viên cờ vua cấp 1 và ki...

Tài liệu Nghiên cứu nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ vận động viên cờ vua cấp 1 và kiện tướng việt nam

.PDF
216
27
84

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO HOÀNG THỊ ÚT NGHIÊN CỨU NỘI DUNG HUẤN LUYỆN KHAI CUỘC CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN CỜ VUA CẤP I VÀ KIỆN TƯỚNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO HOÀNG THỊ ÚT NGHIÊN CỨU NỘI DUNG HUẤN LUYỆN KHAI CUỘC CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN CỜ VUA CẤP I VÀ KIỆN TƯỚNG VIỆT NAM Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 914 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đặng Văn Dũng 2. PGS.TS. Đinh Quang Ngọc HÀ NỘI – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Hoàng Thị Út MỤC LỤC Trang bìa. Trang phụ bìa. Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt trong luận án Danh mục các đơn vị đo lường trong luận án Danh mục các ký hiệu trong môn cờ vua Danh mục các biểu bảng, sơ đồ, hình vẽ trong luận án Phần mở đầu Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 1.1. Đặc điểm huấn luyện cờ vua hiện đại 1.1.1. Đặc điểm huấn luyện môn cờ vua hiện đại 1.1.2. Đặc điểm trình độ tập luyện của vận động viên Cờ vua 1.1.3. Đặc điểm phong cách chơi của vận động viên Cờ vua 1.1.4. Yếu tố quyết định của ván đấu, đặc điểm của đối thủ 1.1.5. Quan điểm của các danh thủ về huấn luyện khai cuộc cờ vua 1.1.6. Một số giai đoạn phát triển của công tác nghiên cứu khai cuộc 1.1.7. Quy trình huấn luyện khai cuộc cho vận động viên cờ vua 1.1.8. Tỷ trọng nội dung huấn luyện khai cuộc 1.2. Các quan điểm nghiên cứu về khai cuộc, nội dung huấn luyện khai cuộc và xu hướng sử dụng khai cuộc trong cờ vua 1.2.1. Khái niệm khai cuộc 1.2.2. Phân loại. 1.2.3. Một số khai cuộc cơ bản 1.2.4. Mã nguồn khai cuộc 1.2.5. Chiến lược chơi trong hệ thống khai cuộc 1.2.6. Mối liên hệ giữa khai cuộc và trung cuộc trong ván đấu cờ vua 1.2.7. Nội dung khai cuộc 1.2.8. Xu hướng, hiệu quả sử dụng khai cuộc của vận động viên 1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan 1.3.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước 1.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 1.4. Kết luận chương Chương 2. Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu Trang 1 6 6 6 7 13 14 15 18 21 25 28 28 30 32 37 39 40 43 44 47 47 50 54 55 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.2. Khách thể nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm 2.2.3. Phương pháp kiểm tra tâm lý 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.2.5. Phương pháp quan sát sư phạm 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê 2.3. Tổ chức nghiên cứu 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu 2.3.2. Thời gian nghiên cứu 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 3.1. Thực trạng công tác huấn luyện khai cuộc cho nữ vận động viên cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam 3.1.1. Thực trạng chương trình và nội dung huấn luyện cho nữ vận động viên cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam 3.1.2. Xác định tiêu chí và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực khai cuộc của nữ vận động viên cờ vua cấp I và kiện tướng 3.1.3. Thực trạng năng lực khai cuộc của nữ vận động viên cờ vua cấp I và kiện tướng 3.1.4. Bàn luận về thực trạng công tác huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam 3.2. Xây dựng nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam 3.2.1. Xác định nội dung khai cuộc cho nữ vận động viên cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam 3.2.2. Xác định thời lượng, quy trình và phân bổ thời lượng trong quy trình huấn luyện khai cuộc 3.2.3. Bàn luận về nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ vận động viên cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam 3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ vận động viên cờ vua cấp I và kiện tướng Việt 55 55 55 55 56 56 57 58 60 62 62 65 65 65 65 66 66 66 68 77 84 99 99 123 126 130 Nam 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm 130 3.3.2. Đánh giá hiệu quả của nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ vận động viên cờ vua cấp I và kiện tướng Việt 131 Nam 3.3.3. Bàn luận về ứng dụng và đánh giá hiệu quả của nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ vận động viên cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam Kết luận – Kiến nghị Kết luận Kiến nghị Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án Tài liệu tham khảo Phụ lục 141 147 147 148 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN EQ - Trí tuệ xúc cảm FM - Kiện tướng Fide GM - Đại kiện tướng HA - Huyết áp HLTT - Huấn luyện thể thao. HLV - HLV. IM - Kiện tướng quốc tế IQ - Chỉ số thông minh KHGD - Khoa học Giáo dục TDTT - Thể dục thể thao TT - Thứ tự VĐV - VĐV WFM - Kiện tướng nữ Fide WGM - Đại kiện tướng nữ WIM - Kiện tướng quốc tế nữ DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN ÁN Bis/s - Bít/giây cm - Centimet đ - Điểm l/min - Lần/phút l/2 min - Lần/2 phút kg - Kilôgam s - Giây mmHg - Milimét Thuỷ ngân DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU TRONG MÔN CỜ VUA I. Các ký hiệu đặc biệt trong cờ vua II. Cách ghi nước đi trong cờ vua. 2.1.Một nước đi trong cờ vua được ghi chép lần lượt là nước đi quân Trắng, sau đó đến nước đi quân Đen. 2.2. Cách ghi nước đi trong cờ vua: Ghi ký hiệu quân cờ trước, ký hiệu ô cờ sau. Ví dục: 1.d4 d5 (nước thứ nhất tốt Trắng lên ô d4, tốt Đen lên ô d5). 2. Mf3 Mc6 (Nước thứ 2 Mã Trắng lên ô f3, Mã Đen lên ô c6)…. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN Thể loại Biểu bảng Số Nội dung Trang 1.1 Top 100 VĐV hệ số Elo cao nhất thế giới Sau tr.9 1.2 Top 100 VĐV hệ số Elo cao nhất Việt Nam Sau tr.9 1.3 Danh mục mã nguồn các dạng thức khai cuộc cơ bản Sau tr.37 1.4 Thống kê sử dụng khai cuộc tại giải World Champion đoạn 2006 - 2008 Sau tr.45 1.5 Thống kê sử dụng khai cuộc tại giải World Cup năm Sau tr.45 2007 1.6 Thống kê sử dụng khai cuộc tại giải Moscow Aeroflot giai đoạn 2006 - 2008 1.7 Thống kê sử dụng khai cuộc tại giải Morelia Linares Sau tr.45 giai đoạn 2006 - 2008 1.8 Thống kê hiệu quả sử dụng các khai cuộc các giải cờ vua thế giới giai đoạn 2006 - 2008 46 3.1 Thực trạng chương trình huấn luyện nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng 66 3.2 Thực trạng phân bổ thời lượng trong quy trình huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng 68 3.3 Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chí đánh giá năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng (n = 45) 69 3.4 Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng (n = 45) Sau tr.71 3.5 Tính thông báo của các test đánh giá năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng 73 3.6 Độ tin cậy của các test đánh giá năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng 74 3.7 Sau tr.45 So sánh kết quả kiểm tra giữa nữ VĐV cờ vua cấp I Sau tr.76 với kiện tướng Thể loại Biểu bảng Số Nội dung Trang 3.8 Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu đánh giá năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I Sau tr.76 3.9 Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu đánh giá năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua kiện tướng Sau tr.76 3.10 Bảng điểm đánh giá năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I Sau tr.76 3.11 Bảng điểm đánh giá năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua kiện tướng Sau tr.76 3.12 Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng 3.13 Kết quả kiểm tra đánh giá thực trạng năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I Sau tr.77 3.14 Kết quả kiểm tra đánh giá thực trạng năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua kiện tướng Sau tr.77 3.15 Đánh giá thực trạng năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng qua tiêu chuẩn tổng hợp các test đã xây dựng 79 3.16 Thống kê số lượng sai lầm của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam tại các giải vô địch cờ vua toàn quốc giai đoạn 2014 – 2015 80 3.17 Thực trạng sử dụng khai cuộc của nữ VĐV tại giải vô địch khu vực 3.3 năm 2015 (n = 90) Sau tr.81 3.18 Thực trạng sử dụng khai cuộc của nữ VĐV cờ vua tại giải vô địch nữ châu Á năm 2014 (n = 141) Sau tr.81 3.19 Thực trạng sử dụng khai cuộc của nữ VĐV cờ vua tại giải vô địch thế giới năm 2015 (n = 202) Sau tr.81 3.20 Thực trạng sử dụng khai cuộc của nữ VĐV tại giải vô địch cá nhân năm 2014 Sau tr.83 3.21 Thực trạng sử dụng khai cuộc của nữ VĐV tại giải vô địch cá nhân năm 2015 Sau tr.83 3.22 Xác định nội dung khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Sau tr.102 3.23 Xác định thời lượng dành cho huấn luyện khai cuộc ở nữ VĐV cấp I và kiện tướng (n = 45) 77 124 Thể loại Biểu bảng Sơ đồ Biểu đồ Số Nội dung Trang 3.24 Phân bổ thời lượng trong quy trình huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng 126 3.25 So sánh kết quả kiểm tra các test của nữ VĐV cấp I ở thời điểm ban đầu và sau 6 tháng Sau tr.131 3.26 So sánh kết quả kiểm tra các test của nữ VĐV kiện tướng ở thời điểm ban đầu và sau 6 tháng Sau tr.131 3.27 So sánh kết quả kiểm tra các test của nữ VĐV cấp I ở thời điểm sau 6 tháng và sau 12 tháng Sau tr.132 3.28 So sánh kết quả kiểm tra các test của nữ VĐV kiện tướng ở thời điểm sau 6 tháng và sau 12 tháng Sau tr.132 3.29 So sánh kết quả kiểm tra năng lực khai cuộc trước và sau thực nghiệm sư phạm qua tiêu chuẩn đã xây dựng 134 3.30 So sánh số lượng sai lầm trong khai cuộc trước và sau thực nghiệm ở nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng 135 3.31 Sử dụng khai cuộc trước thực nghiệm của VĐV số 1 136 3.32 Sử dụng khai cuộc sau thực nghiệm của VĐV số 1 137 3.33 Sử dụng khai cuộc trước thực nghiệm của VĐV số 2 139 3.34 Sử dụng khai cuộc sau thực nghiệm của VĐV số 2 140 3.35 So sánh số lượng các sai lầm trong khai cuộc trước và sau thực nghiệm 141 1.1 Sơ đồ ván đấu cờ vua 6 3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chí đánh giá năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng 69 3.2 3.3 3.4 Đánh giá thực trạng năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng qua tiêu chuẩn đã xây dựng Thực trạng xu hướng sử dụng khai cuộc của nữ VĐV cờ vua tại các giải quốc tế Thực trạng xu hướng sử dụng khai cuộc của nữ VĐV cờ vua tại các giải quốc gia 79 82 84 Thể loại Số Trang Các dạng thức khai cuộc cơ bản hay được sử dụng của nữ VĐV cờ vua tại các giải quốc gia, quốc tế Hiệu quả sử dụng khai cuộc của nữ VĐV cờ vua tại các giải quốc gia, quốc tế Nhịp tăng trưởng của các test ở nữ VĐV cấp I 133 3.7b Nhịp tăng trưởng của các test ở nữ VĐV cấp I (tiếp theo) Sau tr.133 3.8a Nhịp tăng trưởng của các test ở nữ VĐV kiện tướng Sau tr.133 3.8b Nhịp tăng trưởng của các test ở nữ VĐV kiện tướng (tiếp theo) 134 1.1 Thống kê kết quả các ván đấu theo màu quân 23 1.2 Hiệu quả các sơ đồ khai cuộc 23 1.3 Tra cứu khai cuộc trên phần mềm chessbase 9. 24 1.4 Danh sách ván đấu trong dữ liệu của phần mềm chessbase 25 1.5 Các dạng thức khai cuộc thoáng cơ bản 33 1.6 Các dạng thức khai cuộc nửa thoáng cơ bản 34 1.7 Hệ thống khai cuộc tốt hậu 35 1.8 Hệ thống phòng thủ Ấn Độ 36 1.9 Các trả lời khác của đen đối với nước d4 36 1.10 Các khai cuộc cánh 37 3.5 3.6 3.7a Hình vẽ Nội dung 1.11 Sự chuyển biến giữa các mã nguồn khai cuộc 84 99 38 1 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, sự nghiệp Thể dục thể thao (TDTT) đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Đạt được những thành tích đó, đầu tiên phải kể đến sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Đảng và Nhà nước, của các cấp chính quyền và sự phấn đấu hết mình của những người làm công tác TDTT từ cơ sở tới Trung ương. Ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã chính thức thông qua Luật Thể dục, thể thao. Đây là văn bản pháp lý đặc biệt quan trọng đối với công tác thể dục, thể thao trong thời kỳ đổi mới, tạo hành lang pháp lý cho thể dục, thể thao Việt Nam phát triển đúng định hướng: vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 03 tháng 12 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2198/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020. Cùng với Luật Thể dục, thể thao, Chiến lược phát triển Thể dục, thể thao đến năm 2020 đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác TDTT. Đề cập tới thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp, Chiến lược phát triển Thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 đã nêu rõ thể thao thành tích cao còn có những hạn chế: “...thiếu hụt nguồn vận động viên (VĐV), huấn luyện viên (HLV), trọng tài… quy chế tuyển dụng VĐV nước ngoài đối với các đội tuyển thể thao chưa phù hợp với thực tiễn phát triển thể thao chuyên nghiệp. Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức trong thi đấu, thưởng thức thể thao chưa được quan tâm đúng mức, còn để xảy ra nhiều vụ việc tiêu cực, nhất là trong thi đấu bóng đá; còn có hiện tượng, trường hợp sử dụng doping; chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho thể dục, thể thao, thiếu chính sách và các quy định về đào tạo nguồn nhân lực cho thể dục, thể thao, nhất là đối với thể thao thành tích cao”...[48 tr.4]. 2 Vì vậy, Chiến lược phát triển Thể dục, thể thao đến năm 2020 đã chỉ rõ mục tiêu phát triển thể thao tình tích cao như sau: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống nhất quản lý phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân; nâng cao thành tích thi đấu, giữ vững vị trí là một trong 3 quốc gia có thành tích thể thao đứng đầu khu vực Đông Nam Á, tiến tới thu hẹp khoảng cách trình độ đối với thể thao châu Á và thế giới. Tăng cường hội nhập quốc tế, tích cực thực hiện chủ trương, đường lối ngoại giao nhân dân của Đảng và Nhà nước”. [48 tr.6]. Cờ vua là một môn thể thao trí lực, là cuộc đấu trí chủ yếu giữa hai đấu thủ trên bàn cờ. Trong quá trình thi đấu, hai đấu thủ không chỉ đua tranh với nhau về thể lực, kỹ - chiến thuật, chiến lược và tâm lý thi đấu, mà còn là sự đấu trí quyết liệt giữa 2 đấu thủ về năng lực tính toán, phán đoán sự đáp trả của đối phương sau mỗi nước cờ, thế cờ [6], [17]. Cờ vua, cũng như các môn thể thao trí lực khác rất phù hợp với đặc điểm thể chất và trí tuệ người Việt Nam. Mặc dù đầu năm 1980 phong trào cờ vua mới chính thức hình thành, song các VĐV cờ vua Việt Nam đã thu được những thành tích khả quan trên đấu trường khu vực, châu lục và thế giới như: Vô địch thế giới nữ lứa tuổi 12, 20, vô địch thế giới nam lứa tuổi 10, 14, 16, vô địch châu Á nữ lứa tuổi 20..., nhiều VĐV được Liên đoàn cờ vua thế giới phong danh hiệu Đại kiện tướng, kiện tướng. Tại các kỳ SEA Games, cờ vua Việt Nam luôn xuất sắc giành được nhiều huy chương vàng, góp phần không nhỏ vào thành tích chung của đoàn Thể thao Việt Nam tại đấu trường khu vực. Đặc biệt, với việc Lê Quang Liêm vô địch thế giới nội dung cờ chớp năm 2013, đương kim vô địch châu Á, 2 lần liên tiếp vô địch Giải cờ vua Aeroflot mở rộng; Võ Thị Kim Phụng vô địch Châu Á 2017 là những thành tích đáng tự hào cờ vua Việt Nam, trí tuệ Việt Nam. 3 Mặc dù cờ vua đã thu được những kết quả khả quan như vậy, song việc phấn đấu đạt được các mục tiêu của Ngành TDTT và Liên đoàn Cờ Việt Nam đặt ra đối với môn cờ vua trong những năm tới thì khó khăn không phải nhỏ. Những năm qua, bên cạnh những việc làm tốt, cờ vua Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế, về đào tạo và bồi dưỡng tài năng, về đội ngũ HLV và đặc biệt là vấn đề huấn luyện, trang bị cho VĐV những kiến thức, kỹ năng, năng lực chuyên môn trong đó có việc giảng dạy, huấn luyện khai cuộc cho VĐV. Qua tìm hiểu và phân tích biên bản các giải thi đấu, chúng tôi nhận thấy công tác huấn luyện khai cuộc cho VĐV cờ vua trong nước mặc dù đã được các HLV coi trọng song lại chưa mang lại kết quả như mong muốn. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân như: việc sử dụng phương pháp huấn luyện khai cuộc chưa hợp lý; VĐV ít có cơ hội thi đấu, cọ sát tại các giải Quốc tế ... thì một trong những nguyên nhân chính là nội dung huấn luyện khai cuộc chưa phù hợp, chưa cập nhập kịp thời những thông tin mới về các phương án khai cuộc, chưa bắt kịp xu hướng sử dụng các khai cuộc của VĐV châu lục và thế giới... Cách tiếp cận hoàn thiện nội dung khai cuộc cho VĐV còn mang sắc thái chủ quan của HLV. Hầu hết HLV chỉ dạy VĐV những khai cuộc mà mình am hiểu chứ chưa thực sự nghiên cứu xu hướng sử dụng khai cuộc cũng như đặc điểm các dạng thức khai cuộc phù hợp với phong cách cá nhân VĐV. Khai cuộc là giai đoạn bắt đầu ván đấu, có ảnh hưởng quyết định tới kết quả một ván đấu cờ vua. Việc thường xuyên cập nhật những thông tin mới về khai cuộc sẽ giúp ít cho các HLV và các VĐV có cách tiếp cận tốt hơn để thuận lợi cho công tác huấn luyện và tập luyện chuẩn bị cho thi đấu. Tuy nhiên, vấn đề này chưa thực sự được các nhà chuyên môn quan tâm nghiên cứu. Trong những năm qua, mới có tác giả như Hoàng Hải (2010) [25], Nguyễn Thị Thu Hương (2014) [31], Hoàng Thị Út (2014) [54] nghiên cứu về thực trạng và xu hướng sử dụng các dạng thức khai cuộc của nam VĐV cờ vua tại các giải toàn quốc, hay một số công trình nghiên cứu của các 4 tác giả Đàm Công Sử (2000) [43], Đặng Văn Dũng (1999, 2006) [11], [12], Nguyễn Hồng Dương (2008, 2015) [14][16], [17], Nguyễn Hải Bằng (2017) [2], Trần Văn Trường (2008, 2018) [51], [52] ... đã đề cập tới phần nào công tác huấn luyện, đánh giá trình độ khai cuộc của sinh viên, VĐV cờ vua ... Song việc nghiên cứu xây dựng nội dung huấn luyện khai cuộc cho VĐV cờ vua đặc biệt là nữ VĐV có đẳng cấp lại chưa được quan tâm đúng mức. Thực tiễn công tác huấn luyện VĐV cờ vua hiện nay cho thấy, các em bắt đầu tham gia tập luyện và thi đấu cờ vua từ rất sớm (5 – 6 tuổi), tuy nhiên đến khoảng 11-13 tuổi, khi mà các em đã đạt được trình độ nhất định (theo quy trình huấn luyện nhiều năm trong môn cờ vua phải đạt cấp I) thì bắt đầu phân chia thành hai xu hướng: Thứ nhất, vẫn tập luyện và thi đấu cờ vua nhưng chỉ mang tính chất nghiệp dư và tập trung chủ yếu vào con đường học văn hóa; thứ hai, xác định tập luyện và thi đấu cờ vua mang tính chuyên nghiệp. Vì vậy, đến thời điểm này, các HLV cờ vua mới xây dựng được kế hoạch đào tạo lâu dài cho các VĐV của mình. Nội dung huấn luyện khai cuộc đã được trình bày cụ thể trong các chương trình đào tạo VĐV cờ vua các cấp, song đó mới chỉ là phần “cứng”, nhằm trang bị cho VĐV kiến thức cơ bản về khai cuộc cũng như các hệ thống khai cuộc mà chưa quan tâm tới những yếu tố phần “mềm” như: sự thay đổi của các phương án khai cuộc; sự thay đổi về xu hướng sử dụng khai cuộc của các VĐV cờ vua trên thế giới; đặc điểm trình độ huấn luyện của VĐV; đặc điểm sở trường, phong cách của VĐV ...Vì vậy, việc xây dựng nội dung huấn luyện khai cuộc cho VĐV đẳng cấp cao (cấp I và kiện tướng) đảm bảo các điều kiện trên có vai trò quyết định tới thành tích và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển thành tích thể thao của VĐV cờ vua. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ vận động viên cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu 5 Trên cơ sở phân tích, tổng hợp những cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án tiến hành đánh giá thực trạng công tác huấn luyện khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng, từ đó lựa chọn và ứng dụng nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cấp I và kiện tướng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo VĐV cờ vua. Mục tiêu nghiên cứu Để thực hiê ên mục đích nghiên cứu, luận án đã giải quyết 3 mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Thực trạng công tác huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam. Mục tiêu 2: Xây dựng nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam. Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam. Giả thuyết khoa học Giả thuyết rằng, thực trạng công tác huấn luyê ên nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng còn tồn tại nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến thành tích của VĐV và hiê êu quả công tác huấn luyê ên, trong đó nguyên nhân cơ bản là viê êc lựa chọn và sử dụng nội dung huấn luyê ên khai cuộc cho VĐV chưa thực sự phù hợp và hiê êu quả. Vì vâ êy, nếu lựa chọn và ứng dụng nội dung huấn luyê ên khai cuộc khoa học, phù hợp đă êc điểm đối tượng sẽ góp phần nâng cao trình độ và thành tích của VĐV. 6 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm huấn luyện cờ vua hiện đại 1.1.1. Đặc điểm huấn luyện môn cờ vua hiện đại Đặc trưng của cờ vua là "ván đấu". Ván đấu cờ vua thường có 3 giai đoạn: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc, người chơi cần dẫn dắt ván đấu cờ vua đi đến kết quả cuối cùng (thắng, thua hoặc hòa). Muốn vậy, phải phân tích đánh giá và lập kế hoạch phục vụ cho tấn công hoặc phòng thủ thông qua việc sử dụng các phương tiện thực hiện ván đấu gồm: kỹ thuật, chiến thuật và chiến lược. Điều này được thể hiện qua sơ đồ ván đấu cờ vua được trình bày ở sơ đồ 1.1. [6], [17] Đặc trưng của cờ vua Ván đấu Khai cuộc Trung cuộc Kỹ thuật Chiến thuật Phân tích – đánh giá Tàn cuộc Chiến lược Kế hoạch Tấn công Các giai đoạn của ván đấu Các phương tiện thực hiện ván đấu партию Các phương pháp tiến hành ván đấu Phòng thủ Kết quả của ván đấu Thắng Hòa Thua Sơ đồ 1.1. Sơ đồ ván đấu cờ vua [6], [17] Ván đấu cờ vua được thực hiện thông qua một loạt các nước đi tuần tự của đấu thủ cầm quân Trắng và đấu thủ cầm quân. Tuy nhiên để lựa mỗi nước đi, đấu thủ cần tư duy nhanh hoặc sâu thông qua nhãn quan phối hợp hoặc cảm giác thế cờ, trên cơ sở tính toán các phương án phục vụ cho việc thực hiện đoàn phối hợp hoặc phân tích đánh giá - lập kế hoạch. Đặc biệt, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các chương 7 trình cờ vua trên máy tính, các loại máy chơi cờ ngày càng phong phú và có tính năng mạnh hơn. Vì vậy, việc lưu trữ và phân tích các ván đấu, các tình huống cờ trên máy đã cho phép đánh giá chính xác hơn bản chất của thế cờ. Từ đó, việc xác định kế hoạch và lựa chọn phương án chơi tiếp theo chuẩn xác hơn. Nhiều nước cờ, phương án trước kia được coi là yếu, thì nay với sự trợ giúp của máy tính thông qua các chương trình cờ vua được xác định lại là phương án, nước đi mạnh, là những nước đi mới trong cờ vua [17]. Như vậy trong quá trình đào tạo, đòi hỏi VĐV cờ vua phải thường xuyên tiếp cận với những kiến thức mới song song với việc củng cố kiến thứ cũ, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và phát triển các năng lực chuyên môn. Điều đó cho thấy lượng kiến thức phục vụ ván đấu trong cờ vua là rất lớn, đòi hỏi VĐV phải được đào tạo một cách bài bản, có hệ thống, có sự trợ giúp đắc lực của các phương tiện công nghệ thông tin như máy chơi cờ, các phần mềm chuyên khảo về cờ vua, các thông tin lấy từ các Website cờ vua trên mạng Internet và phải được thường xuyên tham gia thi đấu, cọ sát với các VĐV trong khu vực, châu lục và thế giới [14][17]. 1.1.2. Đặc điểm trình độ tập luyện của VĐV Cờ vua 1.1.2.1. Đặc điểm trình độ tập luyện nam VĐV cờ vua và nữ VĐV cờ vua Đối với các môn thể thao khác sự phân biệt giải đấu giữa nam và nữ là điều hiển nhiên, do hầu hết các môn thể thao là hoạt động cơ bắp, nơi mà không cần có sự chứng minh bằng khoa học thì sự công nhận khác biệt giữa nam và nữ vẫn là điều tất yếu. Tuy nhiên, cờ vua là môn thể thao trí tuệ không đòi hỏi của hoạt động cơ bắp, thậm chí các VĐV cờ vua trong quá trình chuẩn bị và ngay cả trong khi tham gia thi đấu thường ít vận động. Cờ vua được coi là môn thể thao trí lực với đặc trưng của nó là sự căng thẳng về cảm xúc, tư duy. Điều này dẫn đến dấu hỏi cho việc, liệu có hay không sự khác biệt giữa nam và nữ trong tập luyện và thi đấu của môn thể thao này [9]. Thực tế chứng minh, cờ vua cũng là một môn thể thao đòi hỏi rất lớn 8 đến hoạt động thể lực. Thậm chí, thể lực là một trong những nhân tố chính để tạo nên thành tích của VĐV. Tuy nhiên, thể lực trong hoạt động tập luyện, thi đấu cờ vua không đơn giản là các chỉ số hình thái cơ thể, cân nặng, chiều cao mà là các chỉ số sinh lý, sinh hóa và mức độ chịu đựng căng thẳng về các tác nhân tâm lý, thần kinh. Với VĐV cờ vua, trong thời gian thực hiện ván đấu, xuất hiện những căng thẳng về cảm xúc, điều đó dẫn đến lượng hóc môn và chất hoạt tính sinh vật trong máu tăng, có tác dụng kích thích tuần hoàn của cơ thể VĐV. Trong thời gian thi đấu, các VĐV cờ vua đều có sự tăng lên đáng kể của huyết áp động mạch và tần số mạch đập. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sức khỏe của VĐV xấu đi và thực tế, ảnh hưởng rất lớn đến thành tích của VĐV. Như vậy, khả năng khắc phục có kết quả sự căng thẳng về cảm xúc thần kinh nảy sinh trong quá trình thi đấu chính là khả năng xác định trạng thái sung sức thể thao của VĐV cờ vua [9]. Các dấu hiệu thể lực ảnh hưởng đến VĐV cờ vua: Trạng thái trầm uất, đau đầu, thiếu máu não, thần kinh bị kích động thậm chí xuất hiện các triệu chứng của bệnh tâm thần (cựu vô địch thế giới W. Steinitz đã phải điều trị các chứng bệnh này tại bệnh viện tâm thần Maxcova). Ngoài ra, các căn bệnh thuộc hệ tim - mạch cũng cần phải lưu ý đối với VĐV cờ vua. Hai cựu vô địch thế giới thứ 3 và thứ 4 Capapblanca và A.A. Lekhin đều mất ở tuổi 54 bởi hậu quả của các tai biến mạch máu trầm trọng [9]. Mỗi ván đấu cờ vua thường kéo dài trong nhiều giờ và một giải đấu thường kéo dài trong nhiều ngày. Thể lực và sự hồi phục của nam giới luôn tốt hơn nữ giới do đặc điểm sinh lý, cấu trúc cơ thể (tĩnh mạch lớn hơn, lưu lượng máu được phân bố đồng đều hơn, tế bào hồng cầu trong máu của nam giới thường lớn hơn 20% so với nữ giới, tần số mạch đập, huyết áp của nam giới điều tiết tốt hơn). Qua nghiên cứu, các chuyên gia thuộc Học viện Karolinska (Thụy Điển) đã nhận thấy, nữ giới chỉ sản sinh một nửa lượng serotonin - chất được sản sinh trong não và có khả năng điều tiết cảm xúc của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan