Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân huyện châu thành tỉ...

Tài liệu Nghiên cứu nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân huyện châu thành tỉnh an giang

.PDF
103
123
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH MAI HOÀNG TIẾN NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CỦA NÔNG DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 5 năm 2009 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CỦA NÔNG DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp Sinh viên thực hiện: MAI HOÀNG TIẾN Lớp: DH6KN Mã số Sv: DKN052161 Người hướng dẫn: ThS. TRẦN MINH HẢI Long Xuyên, tháng 5 năm 2009 L□i C□m T□! [ \ Trong kho□ng th□i gian t□ 1/2/1009 – 30/5/2009, c□ng là th□i gian Trung T□m Nghiên C□u Và S□n Xu□t Gi□ng Bình □□c □ang chu□n b□ thu ho□ch lúa □□ng Xu□n □□ cung c□p gi□ng cho v□ Hè Thu n□m 2009. M□c dù c□ng vi□c r□t b□n r□n nh□ng Trung T□m v□n ti□p nh□n t□i vào th□c t□p. T□i xin g□i l□i c□m □n ch□n thành □□n toàn th□ nh□n viên c□a Trung T□m Gi□ng Bình □□c và Tr□□ng Phòng kinh doanh là anh Bùi Quan S□n Ng□□i □□ tr□c ti□p h□□ng d□n t□i trong su□t quá trình th□c t□p và hoàn thành □□ tài nghiên c□u. Ti□p theo, t□i xin g□i l□i c□m □n □□n Tr□□ng □□i H□c An Giang – N□i □□ □ào t□o và rèn luyên cho t□i nh□ng k□ n□ng, ki□n th□c b□ ích trong su□t th□i gian h□c □□i H□c. Riêng ThS. Tr□n Minh H□i – Quy□n Tr□□ng Khoa Kinh t□ QTKD là ng□□i □□ H□□ng d□n T□i th□c hi□n □□ tài này. Cu□i ù t□i □ i □□□ □i l□i □ CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1 (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2 (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày 15 tháng 6 năm 2009 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I : TỔNG QUAN ...........................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................2 1.3.2 Không gian nghiên cứu.........................................................................................2 1.3.3 Thời gian nghiên cứu ............................................................................................2 1.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2 1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ...............................................................................2 1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu..............................................................................2 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu......................................................................................................3 1.6 Kết cấu của báo cáo .....................................................................................................3 Tóm tắt chương 1...............................................................................................................4 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................5 U Giới thiệu ...........................................................................................................................5 2.1 Các khái niệm .............................................................................................................5 2.2 Giới thiệu một số giống lúa đang được canh tác phổ biến ở An Giang.......................8 2.3 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................................11 2.4 Giải thích một số thuật ngữ........................................................................................13 Tóm tắt chương 2.............................................................................................................16 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................17 U Giới thiệu .........................................................................................................................17 3.1 Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................................17 Bước 1: Hình thành ý tưởng ........................................................................................17 Bước 2: Xây dựng đề cương (Nghiên cứu sơ bộ)........................................................17 Bước 3: Nghiên cứu chính thức ...................................................................................18 3.2 Thang đo ....................................................................................................................21 3.2.1 Thang đo định danh (Nominal)...........................................................................21 3.2.2 Thang đo thứ bậc (Ordinal) ................................................................................21 3.2.3 Thang đo nhị phân (Dichotomous Scale) ...........................................................21 3.2.4 Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple Response) .....................................................21 3.2.5 Thang đo định danh mức độ (Itemized Rating Scale) ........................................22 3.2.6 Câu hỏi mở..........................................................................................................22 3.3 Mẫu ............................................................................................................................23 3.3.1 Quy trình chọn mẫu ...........................................................................................23 3.3.2 Xác định không gian thu thập dữ liệu sơ cấp......................................................24 3.4 Tiến độ nghiên cứu ....................................................................................................26 Tóm tắt chương 3............................................................................................................27 CHƯƠNG IV: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH-KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH ......................................................................28 Giới thiệu .........................................................................................................................28 4.1 Giới thiệu tổng quan về Huyện Châu Thành .............................................................28 4.2 Một vài chỉ tiêu chủ yếu của Huyện Châu Thành.....................................................28 Trang i 4.3 Diện tích đất đai theo đơn vị hành chính ...................................................................30 4.4 Diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện Châu Thành ........................................32 4.5 Sản lượng các loại cây hàng năm ..............................................................................33 4.6 Tổng kết tình hình hoạt động nông nghiệp Huyện Châu Thành năm 2008...............34 4.6.1. Các chỉ tiêu vĩ mô ..............................................................................................34 4.6.2 Trồng trọt: ..........................................................................................................34 4.6.3 Công tác phục vụ sản xuất ..................................................................................34 4.6.4 Tình hình dịch hại ...............................................................................................35 4.6.5 Các công tác chuyên ngành bảo vệ thực vật (BVTV) ........................................35 4.6.6 Công tác khuyến nông: .......................................................................................36 Tóm tắt chương 4.............................................................................................................37 CHƯƠNG V : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................38 U Giới thiệu .........................................................................................................................38 5.1 Kết quả về mẫu điều tra ............................................................................................38 5.1.1 Phân bố mẫu theo xã...........................................................................................38 5.1.2 Phân bố mẫu theo độ tuổi ...................................................................................38 5.1.3 Phân bố mẫu theo giới tính .................................................................................39 5.1.4 Phân bố mẫu theo số năm kinh nghiệm canh tác lúa ..........................................39 5.1.5 Phân bố mẫu theo trình độ văn hóa.....................................................................39 5.1.6 Phân bố mẫu theo diện tích đất canh tác lúa.......................................................40 5.1.7 Phân bố mẫu theo tỷ lệ diện tích lúa thịt và lúa giống........................................40 5.2 Tình hình sử dụng giống chất lượng ở huyện Châu Thành vụ đông xuân 2009........41 5.2.1 Tên giống và cấp chất lượng giống.....................................................................41 5.2.2 Sự chuyển dịch cơ cấu cấp giống qua các năm ..................................................43 5.3 Phân tích nhu cầu sử dụng giống chất lượng .............................................................46 5.3.1 Nhu cầu hiện tại ..................................................................................................46 5.3.2 Dự báo nhu cầu giống chất lượng vụ Hè Thu 2009............................................49 5.4 Các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân ..............53 5.4.1 Nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của công tác chọn giống................53 5.4.2 Kỹ thuật canh tác ................................................................................................54 5.4.3 Trình độ và kinh nghiệm của nông dân ..............................................................55 5.4.4 Tác động của chính quyền địa phương và các phương tiện thông tin. ...............58 5.4.5 Giá giống và chất lượng giống............................................................................59 5.5 Một số giải pháp nân cao tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng Huyện Châu Thành – An Giang............................................................................................................60 5.5.1 Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương đối với nông dân. ......................60 5.5.2 Tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật canh tác lúa. ...............................................60 5.5.3 Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống..................................................................61 Tóm tắt chương 5.........................................................................................................62 CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN...........................................................................63 6.1 Kết luận......................................................................................................................63 6.2 Các đề nghị cho hướng nghiên cứu/giải quyết tiếp theo............................................63 Trang ii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Nguồn gốc nhu cầu ....................................................................................................6 Hình 2: Sơ đồ chuyển biến các cấp giống lúa.........................................................................8 Hình 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giống chất lượng của nông dân ......................11 Hình 4: Mô hình nghiên cứu.................................................................................................12 Hình 5: Lịch thời vụ canh tác ...............................................................................................15 Hình 6: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................................20 Hình 7: Biểu đồ tỷ lệ diện tích đất canh tác lúa của huyện Châu Thành năm 2007 .............24 Hình 8: Biểu đồ dân số Huyện Châu Thành .........................................................................29 Hình 9: Biểu đồ Tốc độ tăng trưởng GDP theo giá cố định trên địa bàn Huyện Châu ........29 Hình 10: Biểu đồ diện tích đất đai huyện Châu Thành theo đơn vị hành chính năm 2007 ..30 Hình 11: Cơ cấu đất đai Huyện Châu Thành........................................................................31 Hình 12: Biểu đồ tỷ lệ đất nông nghiệp theo đơn vị xã ........................................................31 Hình 13: Cơ cấu đất gieo trồng cây hàng năm của huyện Châu Thành................................32 Hình 14: Biểu đồ tỷ lệ sản lượng cây trồng qua các năm .....................................................33 Hình 15: Biểu đồ phân bố mẫu theo xã ................................................................................38 Hình 16: Biểu đồ phân bố mẫu độ tuổi.................................................................................38 Hình 17: Biểu đồ phân bố mẫu theo giới tính.......................................................................39 Hình 18: Biểu đồ phân bố mẫu theo số năm kinh nghiệm canh tác lúa................................39 Hình 19: Biểu đồ phân bố mẫu theo trình độ văn hóa ..........................................................39 Hình 20: Biểu đồ phân bố mẫu theo diện tích đất canh tác lúa ............................................40 Hình 21: Biểu đồ phân bố mẫu theo tỷ lệ diện tích lúa thịt và lúa giống .............................40 Hình 22: Cấp giống đang sử dụng ........................................................................................41 Hình 23: Biểu đồ cơ cấu các cấp giống lúa vụ Đông Xuân năm 2009 Huyện Châu Thành.42 Hình 24: Thời gian sử dụng đối với 1 giống lúa...................................................................42 Hình 25: Lý do đổi giống mới ..............................................................................................43 Hình 26: Biểu đồ biểu diễn sự chuyển dịch của giống lúa thường qua các năm..................44 Hình 27: Biểu đồ biểu diễn sự chuyển dịch của giống lúa nguyên chủng qua các năm.......44 Hình 28: Biểu đồ biểu diễn sự chuyển dịch của giống lúa Xác nhận qua các năm ..............45 Hình 29: Thời gian bắt đầu sử dụng giống chất lượng .........................................................46 Hình 30: Xu hướng sử dụng lúa giống chất lượng ...............................................................46 Hình 31: Lý do không sử dụng .............................................................................................47 Hình 32: Lý do chọn giống chất lượng để canh tác? ............................................................47 Hình 33: Nếu chọn giống chất lượng để canh tác thì sẽ chọn cấp giống nào? .....................48 Trang iii Hình 34: Chọn cấp giống nào cho vụ Hè Thu 2009?............................................................49 Hình 35: Xu hướng chuyển đổi cơ cấu giống qua các vụ.....................................................49 Hình 36: sử dụng giống từ nguồn nào?.................................................................................50 Hình 37: Các yếu tố quan tâm khi chọn giống .....................................................................51 Hình 38: Các yêu cầu nhất thiết đối với 1 loại giống ...........................................................52 Hình 39: Đánh giá mức độ quan trọng của việc chọn giống trong canh tác lúa...................53 Hình 40: Kiến thức về thị trường lúa của nông dân..............................................................57 Trang iv DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1: Bảng Giá Lúa Giống ...............................................................................................10 Bảng 2:Tiến độ các bước nghiên cứu ...................................................................................17 Bảng 3: các bước chọn mẫu nghiên cứu ...............................................................................23 Bảng 4: Diện tích đất canh tác lúa của huyện Châu Thành năm 2007 .................................24 Bảng 5: Tiến độ nghiên cứu..................................................................................................26 Bảng 6: Một vài chỉ tiêu chủ yếu của Huyện Châu Thành ...................................................28 Bảng 7: Diện tích đất đai huyện Châu Thành theo đơn vị hành chính năm 2007 ................30 Bảng 8: Diện tích đất gieo trồng cây hàng năm....................................................................32 Bảng 9: tỷ lệ sản lượng cây qua các năm..............................................................................33 Bảng 10: Cơ cấu các cấp giống lúa vụ Đông Xuân năm 2009 Huyện Châu Thành.............41 Bảng 11: Tổng hợp cơ cấu các cấp giống gieo sạ qua các năm............................................43 Bảng 12: Kiểm định sự khác biệt giữa nhận thức vai trò của giống và nhu cầu giống chất lượng .....................................................................................................................................53 Bảng 13: Bảng so sánh giữa nhận thức vai trò của giống và nhu cầu giống chất lượng ......54 Bảng 14: Kiểm định sự khác biệt giữa phương pháp gieo sạ và nhu cầu sử dụng giống chất lượng .....................................................................................................................................54 Bảng 15: Bảng so sánh giữa phương pháp gieo sạ và nhu cầu giống chất lượng.................55 Bảng 16: Kiểm định sự khác biệt giữa trình độ học vấn và nhu cầu sử dụng giống chất lượng .....................................................................................................................................55 Bảng 17: Bảng so sánh trình độ học vấn và nhu cầu giống chất lượng ................................56 Bảng 18: Kiểm định sự khác biệt giữa số năm kinh nghiệm canh tác lúa và nhu cầu sử dụng giống chất lượng ..........................................................................................................56 Bảng 19: Kiểm định sự khác biệt giữa kiến thức về thị trường lúa và nhu cầu sử dụng giống chất lượng ...................................................................................................................57 Bảng 20: Phân tích Tác động của chính quyền địa phương và các phương tiện thông tin đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng ........................................................................................58 Bảng 21: Kiểm định sự khác biệt giữa giá giống và chất lượng giống với nhu cầu sử dụng giống chất lượng ...................................................................................................................59 Bảng 22: Nông dân tham gia hội thảo, câu lạc bộ nông dân ................................................60 Trang v Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG CHƯƠNG I : TỔNG QUAN +ÌÌÌÌÌ ÌÌÌÌÌ 1.1 Lý do chọn đề tài Sản xuất lúa gạo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân có tham gia sản xuất lúa gạo và chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ công truyền thống. Trong gần ba thập kỷ qua nhờ có sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nên Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà hàng năm còn xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo. Hiện nay năng suất lúa bình quân của cả nước đã khá cao đạt khoảng 4,5 tấn/ha, song giữa các vùng sinh thái khác nhau trong nước lại có sự chênh lệch đáng kể về năng suất lúa. Lượng gạo tham gia vào các kênh lưu thông chủ yếu phụ thuộc vào hai nguồn cung cấp chính đó là Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). (Nguồn: http://www.agro.gov.vn/news/chitiet_nghiencuu.asp - Báo cáo mặt hàng lúa gạo – Nguyễn Ngọc Quế - Ngành gạo Việt Nam - Trang 47) An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất lúa gạo và đã góp phần đáng kể cùng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo của cả nước. Cụ thể những năm vừa qua, diện tích gieo trồng và sản lượng lúa gạo của tỉnh không ngừng gia tăng: từ 477.180 ha (năm 2002) đạt sản lượng 2,59 triệu tấn; 523.037 ha (năm 2004) sản lượng là 3,00 triệu tấn; 503.464 ha (năm 2006) đạt 2,90 triệu tấn. An Giang với hơn 70% dân số của tỉnh sống bằng nghề trồng lúa, đây là nghề được xem là thu nhập chủ yếu, là nền kinh tế chính của gia đình. (Nguồn: Cục Thống Kê An Giang – Phòng Thống Kê Huyện Châu Thành – Niên Giám Thống Kê Huyện Châu Thành Năm 2007). Bước vào thời kỳ kinh tế hội nhập, nghề trồng lúa đòi hỏi phải có sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ để nâng cao sức cạnh tranh. Nông nghiệp Việt Nam cạnh tranh thể hiện ngày một rõ nét hơn khi gia nhập WTO, chủ yếu trên cơ sở phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao... Trong nước, giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cũng có sự cạnh tranh về diện tích đất, mặt nước và nhất là nhân lực, khi quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra ngày một nhanh. Trong nông nghiệp, sự cạnh tranh này cũng xảy ra ở nhiều mặt: như giữa trồng trọt và chăn nuôi/thả tôm cá. Người nông dân luôn chọn giải pháp công nghệ hợp lý trong điều kiện của mình, nhất là những cây trồng, vật nuôi với những giống phù hợp nhất để sản xuất cho lợi nhuận cao nhất. Với môi trường cạnh tranh như trên, người sản xuất nào có sản phẩm chất lượng cao nhất và giá thành hạ nhất mới có thể tiến đến thành công. Giống tốt được coi như một trong những công cụ quan trọng nhất giúp nông dân tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản. (http://www.hoinongdan-quangtri.org.vn - WTO với Nông dân - GsTs Nguyễn Văn Luật - Nông Nghiệp Cạnh Tranh Thời Hội Nhập WTO – cập nhật Thứ Năm, 7 - 5 – 2009) GS-TS Võ Tòng Xuân, người đã có nhiều năm gắn bó với cây lúa vùng ĐBSCL trăn trở: “Nước ta gia nhập WTO sẽ đem về nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo lớn. Tuy nhiên, chất lượng gạo đòi hỏi cao và giá phải cạnh tranh. Để có thể cạnh tranh với gạo Thái Lan, người nông dân phải liên kết chặt chẽ với nhau và liên kết với các doanh nghiệp. Nông dân trồng lúa muốn làm giàu, không thể sử dụng kỹ thuật cũ. Trước đây, nông dân thường lấy giống mới GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 1 Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG trồng theo kỹ thuật cũ. Còn ngày nay, nông dân phải lấy giống mới trồng theo kỹ thuật mới. Có như vậy thì doanh nghiệp và nông dân mới giàu được”. (http://www.vietlinh.com.vn/docbao/tintucnongnghiep.asp - trồng trọt - “Mắc cạn” vì giống lúa chất lượng thấp - cập nhật 22/11/2008) Thay đổi giống chất lượng cao, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, chuyện nói từ lâu nhưng để làm được điều này không phải dễ, bởi vì còn tồn động nhiều nguyên nhân (cả khách quan và chủ quan). Chính vì thế đề tài nghiên cứu “Nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân huyện Châu Thành Tỉnh An Giang” sẽ tìm ra các giải pháp giúp nông khắc phục các khó khăn và nhanh chóng chuyển sang sử dụng giống chất lượng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Với các vấn đề vừa nêu ở trên thì mục tiêu đặt ra cho nghiên cứu như sau: - Nghiên cứu hiện trạng sử dụng giống lúa của nông dân huyện Châu Thành - Xác định nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân. - Đề ra một số giải pháp nâng cao tỷ lệ nông dân sử dụng giống lúa chất lượng. 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nông dân huyện Châu Thành, có diện tích canh tác lúa từ 1 ha trở lên. Ngoài ra, đề tài này cũng có thu thập thông tin từ các đơn vị sản xuất lúa giống và công ty xuất khẩu gạo trong tỉnh An Giang. 1.3.2 Không gian nghiên cứu(1) Do hạn chế về thời gian và kinh phí, tác giả chỉ chọn 5 xã thí điểm trong 12 xã và 1 thị trấn của huyện Châu Thành để nghiên cứu, đó là Hòa Bình Thạnh, An Hòa, Vĩnh Hanh, Vĩnh Nhuận và Vĩnh An. 1.3.3 Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ ngày 2/2/2009 đến ngày 5/5/2009 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - Thông tin thứ cấp: Thu thập dữ liệu có sẵn từ các phương tiện thông tin đại chúng như: Sách, báo, internet,…Ngoài ra đề tài còn sử dụng các thông tin từ các báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông huyện Châu Thành, phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành và một số cơ sở sản xuất lúa giống trên địa bàn nghiên cứu. - Thông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với nông dân, tham khảo ý kiến chuyên gia, thảo luận nhóm, phát bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp, điều tra nông dân bằng bảng câu hỏi đã dược thiết kế sẵn. 1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng: Thực hiện những cuộc nghiên cứu thông qua bảng thảo luận nhóm với một số nông dân và nhà cung cấp lúa giống chất lượng trong 1 Thông tin chi tiết ở phần phương pháp nghiên cứu (trang 25) và bảng đồ ở phụ lục 7 GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 2 Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG huyện Châu Thành nhằm tìm ra khía canh có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và làm cơ sở cho việc chỉnh sửa, bổ sung các biến, yếu tố trong bảng câu hỏi để tiến hành phỏng vấn chính thức. Dựa vào những ý kiến đã thu thập ở phần phỏng vấn sơ bộ để xây dựng bảng câu hỏi, thu thập và xử lý số liệu. Sau đó đưa ra kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị và giải pháp để làm rõ hơn, thuyết phục hơn vấn đề đang nghiên cứu. Dữ liệu sau khi thu thập mang về mã hóa xử lý và làm sạch được hỗ trợ bởi phần mềm SPSS (Statistical Package For Social Sciences) 13.0 và Microsoft Excel. 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu như trên, đề tài này mang lại lợi ích thiết thực không chỉ đố với nông dân mà còn là nguồn thông tin tham khảo rất đáng giá đối với các nhà sản xuất lúa giống, cụ thể: - Đối với nông dân: Giúp cho nông dân nhận ra được những tín năng và ưu điểm của hạt giống chất lượng, nhận thức được tầm quan trọng của hạt giống trong ngành sản xuất lúa, tìm ra giải pháp giúp họ có thể tiếp cận nguồn lúa giống chất lượng, nâng cao tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng. - Đối với nhà sản xuất lúa giống: Biết được hiện trạng sử dụng giống của nông dân ở hiện tại, và dự báo nhu cầu đối với giống lúa chất lượng. Từ đó nhà sản xuất có kế hoạch sản xuất hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của bà con nông dân trong huyện Châu Thành. Dần dần tạo được uy tín đối với nông dân giúp cho tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng ngày càng tăng, tạo thêm doanh thu cho nhà sản xuất giống. 1.6 Kết cấu của báo cáo: (có 6 chương) - Chương 1: Tổng quan: Trình bày các cơ sở để thực hiện dự án nghiên cứu, hoàn cảnh và sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa thực tiễn của kết quả nghiên cứu. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Mô hình nghiên cứu: chương này trình bày các định nghĩa, khái niệm nhằm giải thích về vấn đề nghiên cứu và phần sơ lược về tình hình sản xuất và tiêu thụ giống lúa chất lượng hiên nay. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Mô tả nội dung cơ bản, cách nghiên cứu (Định tính hay định lương), cách lấy mẫu, lý do chọn mẫu, cách thu thập thông tin và các thông tin cần thu thập trong nghiên cứu. - Chương 4: Giới thiệu khái quát về tình hình kinh tề - xã hội Huyện châu Thành: tác giả sẽ giới thiệu một vài nét cơ bản về Huyện Châu Thành (Địa bàn được chọn nghiên cứu) để cho đọc giả có thể hình dung một cách tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của Huyện. - Chương 5: Kết quả nghiên cứu: Đây là phần cốt lõi của đề tài nghiên cứu, trình bày tổng hợp kết quả nghiên cứu được về “Nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân huyện Châu Thành Tỉnh An Giang”. - Chương 6: Phần kết luận và khiến nghị: Phần này đúc kết tất cả các thông tin và kiến thức thu thập được trong suốt quá trình nghiên cứu. Để từ đó đưa ra các giải pháp giúp nông dân nhận thức được tầm quan trọng của công tác chọn giống và sử dụng giống trong canh tác, đồng thời cũng giúp nhà sản xuất lúa giống biết được nhu cầu về giống chất lượng của nông dân để có các kế hoạch sản xuất hợp lý. Các giải pháp do tác giả suy luận dựa trên kết quả nghiên cứu. GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 3 Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG Tóm tắt chương 1 Trong chương 1, Tác giả nêu lên hoàn cảnh và tính cấp thiết để thực hiện đề tài nghiên cứu “Nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân huyện Châu Thành Tỉnh An Giang”. Đề tài được thực hiện với 3 mục tiêu chính: (1) nghiên cứu hiện trạng sử dụng giống lúa của nông dân huyện Châu Thành, (2) xác định nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân, (3) đề ra một số giải pháp nâng cao tỷ lệ nông dân sử dụng giống lúa chất lượng. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày phạm vi, phương pháp, và ý nghĩa của nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là nông dân sản xuất lúa ở 5 xã: Hòa Bình Thạnh, An Hòa, Vĩnh Hanh, Vĩnh Nhuận và Vĩnh An của Huyện Châu Thành – An Giang với điều kiện là có diện tích canh tác 1 ha trở lên, thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 2/2/2009 đến ngày 5/5/2009. Về phương pháp thu thập dữ liệu gồm có dữ liệu thứ cấp (Thu thập dữ liệu từ các phương tiện thông tin đại chúng như: Sách, báo, internet,… các báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông huyện Châu Thành, phòng Nông Nghiệp huyện Châu Thành và một số cơ sở sản xuất lúa giống trên địa bàn nghiên cứu) và dữ liệu sơ cấp (Thông tin sơ cấp được thu thập bằng phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn trực tiếp với nông dân), dữ liệu được phân tích theo phương pháp phân tích định tính và định lượng, việc phân tích dữ liệu được hổ trợ bởi các phần mềm máy tính như: SPSS 13.0 và Microsoft Excel. Ý nghĩa nghiên cứu: Giúp cho nông dân nhận ra được những tín năng và ưu điểm của hạt giống chất lượng, nhận thức được tầm quan trọng của hạt giống trong ngành sản xuất lúa và giúp nhà sản xuất giống biết được hiện trạng sử dụng giống của nông dân ở hiện tại, và nhu cầu của họ đối với giống lúa chất lượng. GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 4 Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU +ÌÌÌÌÌ ÌÌÌÌÌ Giới thiệu Ở chương I chúng ta đã được giới thiệu về mục tiêu, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài. Để cho đề tài được thuyết phục và lập luận chặt chẽ, trong chương II này tác giả sẽ trình bày một vài điểm lý thuyết để làm sáng tỏ các thuật ngữ, khái niệm được nêu lên, đồng thời đưa ra các lý luận để làm cơ sở cho việc phân tích dữ liệu. 2.1 Các khái niệm 2.1.1. Nhu cầu và nhận thức nhu cầu Nhu cầu là một sự đòi hỏi phát sinh từ thiên nhiên hoặc từ đời sống xã hội mà sự thỏa mãn bị giới hạn bởi sự khan hiếm tài hóa. (Nguồn: Giải thích thuật ngữ của Nguyễn Thế Kỳ- Phạm Mạnh Khôi). Nhận thức nhu cầu là sự khác nhau về nhận thức giữa tình huống lý tưởng và thực tế của một người nằm thúc đẩy việc ra quyết định. Nhận thức về vấn đề có thể được kích thích bởi nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng hoặc bởi những nỗ lực tiếp thị. Nhận thức vấn đề xảy ra khi con người trải qua sự mất cân đối giữa trạng thái hiện tại và trạng thái mong muốn (trạng thái lý tưởng). Điều này là do mối quan hệ giữa nhu cầu và cơ hội. Khi sự khác nhau giữa trạng thái lý tưởng và thực tế đủ lớn, sẽ gây ra một cảm giác tâm lý (và đôi khi là vật lý) bực bội khó chịu (muốn) thúc đẩy con người hành động. (Nguồn: ThS. Nguyễn Thành Long biên tập và hiệu chỉnh từ KLTN của SV Huỳnh Thị Anh Thảo __ DH3KN1). 2.1.2 Khách hàng Khách hàng là người mua sắm và người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn cá nhân, là thị trường của doanh nghiệp. Đồng thời khách hàng còn là một trong những lực lượng – yếu tố quan trọng nhất chi phối mang tính quyết định tới các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi sự biến đổi về nhu cầu, về quyết định sử dụng hàng hóa, dịch vụ đều buộc doanh nghiệp phải xem xét lại kế hoạch và chiến lược kinh doanh của mình. Đối với ngân hàng biết được nhu cầu của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý, tạo được lòng tin, thu hút nhiều khách hàng. Do vậy việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên nhu cầu của khách hàng chịu sự tác động, hay ảnh hưởng của nhiều yếu tố. GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 5 Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG 2.1.3 Nguồn gốc của nhu cầu Nhu cầu của con người theo nhà hoạt động chính trị - xã hội, nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý - y học- giáo dục Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) có ba loại cơ bản: nhu cầu vật chất, nhu cầu xúc cảm và nhu cầu xã hội. Hình 1: Nguồn gốc nhu cầu Nhu Cầu vật chất Nhu cầu Nhu cầu cảm xúc Nhu cầu xã hội - Các nhu cầu vật chất: Nhu cầu vật chất là những nhu cầu căn bản nhất, quan trọng nhất của con người. Nhu cầu vật chất bao hàm cả nhu cầu tự nhiên và bao hàm cả những nhu cầu sinh hoạt vật chất của xã hội không ngừng phát triển. - Nhu cầu về cảm xúc: loại nhu cầu này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra động lực cho hành vi và khi cảm xúc bị hụt hẫn thì dẫn đến hậu quả gây ra các nhiễu loạn trong hành vi (nên chú ý khi ta muốn đề đạt vấn đề gì muốn được chấp nhận thì phải lựa lúc, lựa lời để tăng hiệu quả). Các nhu cầu chung về cảm xúc là: Nhu cầu về tình thương yêu của con người, sự tán thành và kính trọng, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu về sự xứng đáng, nhu cầu được cần tới và được người khác mong muốn. - Các nhu cầu xã hội: các nhu cầu xã hội và các cách thỏa mãn các nhu - cầu đó nảy sinh lừ nền văn hóa hoặc bối cảnh xã hội mà con người là một thành viên. Các nhu cầu xã hội đan xen với các nhu cầu vật chất và nhu cầu cảm xúc. Những nhu cầu xã hội chung là nhu cầu đồng nhất hóa hay nhu cầu được quy thuộc một nhóm, một hạng người nào đó: Nhu cầu giáo dục, nhu cầu theo tôn giáo, nhu cầu giải trí... Các nhu cầu xã hội cũng như các nhu cầu khác được đáp ứng trong tác động qua lại với những người gần gũi, các thành viên của cộng đồng, các nhóm xã hội cũng như gia đình. Các nhu cầu đan xen nhau phụ thuộc lẫn nhau quan hệ qua lại với nhau tới mức trong thực tế chúng không thể tách rời được nhau, chúng như một dịch lỏng và luôn luôn thay đổi. Có cái khởi sự bằng nhu cầu được thoả mãn bằng cách cùng chia sẻ món thức ăn đã trở thành lễ nghi như là tượng trưng cho sự tôn trọng: Chẳng hạn việc đưa đồ giải khát mời khách biểu thị lòng mến khách của người phương Nam, việc mời trầu hay một món ăn nào đó biểu thị sự kính trọng của người phương Đông. Một số món ăn nào đấy, một số cách nấu nướng nào đấy, một cách phục vụ nào đấy cả cách ngồi ăn, tập quán ăn uống được nhận biết cùng với nền văn hóa. GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 6 Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG 2.1.5 Khái niệm giống Giống cây trồng là những quần thể sinh vật do con người tạo ra, có các đặc điểm di truyền nhất định, chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định, có các phản ứng cùng kiểu đối với điều kiện ngoại cảnh, thích hợp với các điều kiện khí hậu, sinh thái, dinh dưỡng và kỹ thuật sản xuất nhất định. Giống cây trồng tốt là yếu tố đầu tư rất quan trọng và có hiệu quả kinh tế cao của ngành trồng trọt. Bởi vậy, công tác chọn tạo giống cây trồng rất được quan tâm và những năm gần đây đã thu được nhiều kết quả, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp của nước nhà. Hàng loạt giống mới được ra đời theo các mục tiêu: năng suất cao, cải tiến chất lượng nông sản, chống chịu sâu bệnh hại và các điều kiện bất thuận, rút ngắn thời gian sinh trưởng và tạo những đặc tính cần thiết cho sản phẩm. (http://elearning.hueuni.edu – Đai học Nông Lâm/Nông học – Chuyên mục Giống cây trồng) ¾ Giống chất lượng Nhiều quan điểm cho rằng, giống lúa chất lượng là các loại giống có phẩm chất gạo tốt, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu như OM1490, IR64, OMCS2000, VNĐ95-20, MTL250, IR65610, JASMINE... Tuy nhiên, Trong đề tài này giống chất lượng là nói đến tất cả các loại giống lúa (kể cả lúa xuất khẩu và không xuất khẩu) được gieo trồng, thu hoạch và bảo quản theo tiêu chuẩn hạt giống lúa Việt Nam(2). Hay nói cách khác, đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu vấn đề về chất lượng giống chứ không chú trọng nghiên cứu các vấn đề về chất lượng gạo. ¾ Hệ thống các cấp chất lượng giống Sự phân cấp hạt giống dựa trên cơ sở chủ yếu là hạt có độ thuần di truyền và chất lượng cao. Bốn cấp hạt được các cơ quan chứng nhận hạt giống công nhận chất lượng là: - Hạt giống tác giả là số lượng giới hạn hạt giống được sản xuất hoặc kiểm soát trục tiếp bở cá nhân hoặc cơ quan chọn tạo giống như: các trường đại học, viện chọn giống hoặc các công ty giống. Hạt giống tác giả có độ thuần cao nhất, mang đầy đủ các đặc tính nguyên thủy của giống và là nguồn giống dùng để sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng. Nó không có sẵn để bán cũng như sử dụng rộng rãi. - Hạt giống siêu nguyên chủng được nhân lên trực tiếp từ hạt giống tác giả dùng để duy trì độ thuần di truyền của giống và là nguồn để sản xuất hạt nguyên chủng. Hạt giống siêu nguyên chủng được sản xuất ở trường đại học, viện chọn giống hoặc các công ty giống. - Hạt giống lúa nguyên chủng: Là hạt giống được nhân lên từ giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn, chất lượng theo qui định: độ sạch > 99%, độ thuần 99,95%, tỷ lệ nảy mầm > 90%, độ ẩm < 13,5%, số hạt cỏ dại < 5 hạt/kg hạt giống. Sản xuất hạt giống nguyên chủng bằng phương pháp cấy 1 tép/bụi và khử lẫn nhiều lần. - Hạt giống lúa cấp xác nhận: Là hạt giống được nhân lên từ giống nguyên chủng dùng để duy trì độ thuần thích hợp. Cấp hạt giống này thường được các trạm trại giống ở huyện, xã hoặc các nông dân chuyên sản xuất giống chịu trách nhiệm sản xuất và đạt tiêu chuẩn, chất lượng theo qui định: độ sạch > 99%, độ thuần 99,7%, tỷ lệ nảy mầm > 90%, độ ẩm < 13,5%, số hạt cỏ dại < 10 hạt/kg hạt giống. Sản xuất hạt giống nguyên chủng bằng phương pháp sạ hàng hoặc cấy 2-3 tép/bụi và khử lẫn nhiều lần. (Nguồn: Quy trình khảo nghiệm giống lúa – Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội – 2007) 2 Tiêu chuẩn hạt giống lúa Việt Nam xem phụ lục 4 GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 7 Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG Với các khái niệm nêu trên, có thể biểu diễn qua sơ đồ sau: Hình 2: Sơ đồ chuyển hóa qua các cấp giống lúa Giống Tác Giả Gieo lần 1 Giống Siêu Nguyên Chủng Gieo lần 2 Giống Nguyên Chủng Gieo lần 3 Giống Xác Nhận Trong đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu nhu cầu sử dụng giống của nông dân huyện Châu Thành đối với hai loại giống là giống nguyên chủng và giống xác nhận. 2.2 Giới thiệu một số giống lúa đang được canh tác phổ biến ở An Giang(3) 3 Tên giống: OMCS 2000 Phẩm chất gạo: Gạo dài, trong, ngon cơm. Đặc tính: Bông to, chịu phèn nhẹ, thích hợp cả 3 vụ. Tên giống: VD 20 (Thơm nút) Phẩm chất gạo: Gạo hạt bầu, trong, cơm dẻo, thơm. Đặc tính: Gốc thân màu tím, hạt có nút tím, thích hợp vụ Đông Xuân. Tên giống: VND 95-20 Phẩm chất gạo: Gạo dài, trong, mềm cơm. Đặc tính: Chịu phèn khá, nẩy chồi khá, thích hợp vụ Đông Xuân và Thu Đông Tên giống: OM 3242-49 Phẩm chất gạo: Gạo dài, trong Đặc tính: Chịu phèn, mặn khá, hợp cả 3 vụ. Tên giống: JASMINE (An Giang) Phẩm chất gạo: Gạo dài, trong, cơm dẻo, thơm Đặc tính: Lá cờ đứng, nở bụi tốt, nhiễm cháy bìa lá, lúa von, thích hợp vụ Đông Xuân Tên giống: OM 1490 Phẩm chất gạo: Gạo dài, trong Đặc tính: chịu phèn khá, thích hợp cả 3 vụ. Nguồn: Phòng Marketing -Trung Tâm Nghiên Cứu Và Sản Xuất Giống Bình Đức GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 8 Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG Tên giống: OM 2395 Phẩm chất gạo: Gạo dài trong. Đặc tính: Chịu phèn khá, ít bệnh vàng lùn Tên giống: OM 2517 Phẩm chất gạo: Gạo dài trong, ít bạc bụng, hơi khô cơm. Đặc tính: Thấp cây, nẩy chồi khá, nhiễm bệnh lúa von. Thích hợp cả a vụ. Tên giống: OM 4218 Phẩm chất gạo: Gạo dài, trong, mềm, ngon cơm. Đặc tính: Chịu phèn khá, hạn chế Vàng Lùn – Lùn xoắn lá tốt. GVHD: ThS. Trần Minh Hải Tên giống: OM 2514-2 Phẩm chất gạo: Gạo dài, trong, thơm nhẹ, ngon cơm. Đặc tính: Bông đùm, nẩy chồi khá. Bộ lá gọn, xanh đậm, chịu phèn khá, thích hợp cả 3 vụ. Tên giống: OM 2514 Phẩm chất gạo: Gạo dài, trong, thơm nhẹ, ngon cơm. Đặc tính: Dạng hình đẹp. Nẩy chồi khá, bông đùm, ít lép, thích hợp cả 3 vụ. Tên giống: OM 2717 Phẩm chất gạo: Gạo dài, trong. Đặc tính: Nở bụi khá, chịu phèn mặn khá. Tên giống: OMCS 21 (OM 3536) Phẩm chất gạo: Gạo dài, trong, mềm cơm, thơm nhẹ Đặc tính: Chịu phèn khá, thích hợp cả 3 vụ trong năm. Tên giống: OM 4900-90 Phẩm chất gạo: Gạo dài, trong, hơi khô cơm. Đặc tính: Bông đùm, chịu phèn nhẹ, thích hợp cả 3 vụ. Tên giống: OM 4900 Phẩm chất gạo: Gạo dài, trong, ngon cơm. Đặc tính: Bông to, đùm. SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 9 Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG Tên giống: OM 5930 Phẩm chất gạo: Gạo dài, trong. Đặc tính: Thích nghi rộng, chịu phèn nhẹ. Nhiễm lúa von. Tên giống: OM 6073 Phẩm chất gạo: Gạo dài, trong, hơi khô cơm. Đặc tính: Bông to, đùm, chịu phèn nhẹ. Tên giống: OM 6561-85 Phẩm chất gạo: Gạo dài, trong, hơi khô cơm. Đặc tính: Bông to, đùm, nẩy chồi ít, chịu phèn khá, chống chịu vàng lùn khá. Cần bón phân sớm, thích hợp 3 vụ. Bảng 1: Bảng Giá Lúa Giống dụng từ ngày 10/11/2008 đến 27/2/1009 Số TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Tên Hàng OM 3242-49 OM 3295 OM 2717 OM 5930 OM 576 IR 59656 VND 95-20 OM-2517 OM 2514 OM 2514-2 OMCS 2000 OM 1490 OMCS 21 (OM 3536) OM 6561-85 OM 6073 OM 4900 OM 4218 JASMINE VD 20 ĐVT Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Giá Tiền (đ) NC 9.400 9.400 9.400 9.400 9.400 9.400 9.600 9.600 9.600 9.600 9.900 9.900 9.900 9.900 10.300 10.300 10.300 13.600 14.600 XN 12.800 12.800 12.800 12.800 12.800 13.000 13.000 13.000 13.000 13.300 13.300 13.300 13.300 13.600 13.600 13.600 16.900 17.900 (Nguồn: Phòng Marketing -Trung Tâm Nghiên Cứu Và Sản Xuất Giống Bình Đức) GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 10 Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG 2.3 Mô hình nghiên cứu 2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giống chất lượng của nông dân. Theo tác giả thì có 7 yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân. - Trình độ học vấn và kinh nghiệm canh tác lúa của nông dân - Kỹ thuật canh tác - Điều kiện canh tác (Đất, nước, tình hình dịch bệnh,…) - Nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của công tác chọn giống trong canh tác lúa - Giá và chất lượng của lúa giống. - Tác động của chính quyền địa phương - Các phương tiện thông tin. Có thể biều diễn qua sơ đồ sau: Hình 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giống chất lượng của nông dân Kỹ thuật canh tác Nhận thức tầm quan trọng của giống các phương tiện thông tin Nhu Cầu Giống Chất Lượng Chính quyền địa phương GVHD: ThS. Trần Minh Hải Trình độ và kinh nghiệm canh tác Điều kiện canh tác Giá lúa giống chất lượng SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng