Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm trong các trang trại ở t...

Tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm trong các trang trại ở tỉnh hải dương

.PDF
115
180
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------------------------- NGUYỄN VĂN NGHIÊM NGHIÊN CỨU NHU CẦU BẢO HIỂM DỊCH BỆNH CHĂN NUÔI GIA CẦM TRONG CÁC TRANG TRẠI Ở TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số : 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học : TS. DƯƠNG VĂN HIỂU HÀ NỘI - 2011 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Nghiêm Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………… i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn, tôi ñã nhận ñược sự hỗ trợ, giúp ñỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các ñơn vị, gia ñình và bạn bè về tinh thần và vật chất ñể tôi hoàn thành bản luận văn này. Lời ñầu tiên, tôi xin ñược bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS Dương Văn Hiểu, Trường ðại học Nông Nghiệp - Hà Nội ñã tận tình hướng dẫn, ñóng góp ý kiến quý báu, giúp ñỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu ñể hoàn chỉnh bản luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - Các Thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường ðại học Nông Nghiệp - Hà Nội, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo ñã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền ñạt những kinh nghiệm, ñóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu ñể tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, Chi cục thú y tỉnh Hải Dương, Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn các huyện Chí Linh, Cẩm Giàng, Kinh Môn, Ninh Giang tỉnh Hải Dương ñã cộng tác và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại ñịa phương. Tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia ñình, bạn bè ñã luôn ñộng viên và tạo ñiều kiện ñể tôi an tâm học tập và nghiên cứu./. Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Học viên Nguyễn Văn Nghiêm Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………… ii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục từ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục biểu ñồ vii Danh mục sơ ñồ, hình vii 1. MỞ ðẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 8 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 11 1.3 Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu 12 1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 12 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU BẢO HIỂM DỊCH BỆNH CHĂN NUÔI GIA CẦM 14 2.1 Cơ sở lý luận về nhu cầu bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm 14 2.2 Cơ sở thực tiễn nhu cầu bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm 38 3. ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48 3.1 ðịa bàn nghiên cứu 48 3.2 Phương pháp nghiên cứu 56 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 65 4.1. Nhu cầu bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm trong các trang trại 65 4.1.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi gia cầm của tỉnh Hải Dương 65 4.1.2 Mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm theo nguồn vốn sử dụng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………… 68 iii 4.1.3 Mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm theo tuổi của chủ trang trại 4.1.4 Mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm theo giới tính của chủ trang trại 4.1.5 80 Một số yếu tố khác ảnh hưởng ñến mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm của trang trại 4.1.9 78 Mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm theo quy mô trang trại (theo ñầu con gia cầm) 4.1.8 76 Mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm theo trình ñộ học vấn của chủ trang trại 4.1.7 75 Mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm theo phương thức chăn nuôi 4.1.6 72 80 ðánh giá chung về nhu cầu bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm trong các trang trại 82 4.2 ðịnh hướng và giải pháp phát triển bảo hiểm chăn nuôi gia cầm 85 4.2.1 ðịnh hướng 85 4.2.2 Giải pháp 87 4.2.3 Phương thức thực hiện 94 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96 5.1 Kết luận 96 5.2 Kiến nghị 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………… iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHCN Bảo hiểm chăn nuôi BH Bảo hiểm CP Cổ phần CNTT Chăn nuôi tập trung DN Doanh nghiệp HTX Hợp tác xã SXNN Sản xuất nông nghiệp NN Nông nghiệp LMLM Lở mồm long móng PTNT Phát triển nông thôn PTTH Phổ thông trung học UB ND Ủy ban nhân dân Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………… v DANH MỤC BẢNG STT 3.1 Tên bảng Trang Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế của tỉnh qua 3 năm (2008– 2010) 54 3.2 Mẫu trang trại ñiều tra 60 3.3 Mô tả các biến trong hồi quy 62 4.1 Số lượng, sản lượng, giá trị chăn nuôi gà giai ñoạn 2008-2010 của tỉnh Hải Dương 4.2 Tình hình dịch bệnh xẩy ra trên ñịa bàn tỉnh qua 3 năm (2008 – 2010) 4.3 69 Mức sẵn lòng chi trả của các trang trại có trên 70% nguồn vốn thuộc vốn vay với lãi suất ưu ñãi 4.5 67 Mức sẵn lòng chi trả của các trang trại có trên 70% nguồn vốn thuộc vốn chủ sở hữu 4.4 66 70 Mức sẵn lòng chi trả của các trang trại có trên 70% nguồn vốn thuộc vốn vay với lãi suất thương mại 71 4.6 Mức sẵn lòng chi trả của chủ trang trại theo ñộ tuổi 72 4.7 Mức sẵn lòng chi trả của chủ trang trại theo giới tính 75 4.8 Mức sẵn lòng chi trả của các trang trại theo phương thức nuôi 77 4.9 Mức sẵn lòng chi trả của các trang trại theo trình ñộ học vấn của chủ trang trại 79 4.10 Mức sẵn lòng chi trả của các trang trại theo quy mô ñầu con 80 4.11 Một số ý kiến của chủ trang trại về tham gia BHCN gia cầm 81 4.12 Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng ñến WTP 84 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………… vi DANH MỤC BIỂU ðỒ STT Tên biểu ñồ 2.1 Tháp nhu cầu 4.1 Mức sẵn lòng chi trả của các trang trại có trên 70% nguồn vốn Trang 16 thuộc vốn chủ sở hữu. 4.2 69 Mức sẵn lòng chi trả của các trang trại có trên 70% nguồn vốn thuộc vốn vay với lãi suất ưu ñãi 4.3 70 Mức sẵn lòng chi trả của các trang trại có trên 70% nguồn vốn thuộc vốn vay với lãi suất thương mại. 71 4.4 Mức sẵn lòng chi trả của chủ trang trại ở ñộ tuổi dưới 35 73 4.5 Mức sẵn lòng chi trả của chủ trang trại có ñộ tuổi từ 35 ñến 55. 74 4.6 Mức sẵn lòng chi trả của chủ trang trại có ñộ tuổi trên 55. 74 4.7 Mức sẵn lòng chi trả trung bình của chủ trang trại theo trình ñộ 79 học vấn. DANH MỤC SƠ ðỒ, HÌNH STT Tên sơ ñồ, hình Trang Sơ ñồ 2.1. Mô hình tổ chức bảo hiểm nông nghiệp Nhật Bản. 41 Hình 3.1: Bản ñồ hành chính tỉnh Hải Dương. 49 Sơ ñồ 3.1. Khung phân tích 57 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………… vii 1. MỞ ðẦU 1.1. Tính cấp thiết của ñề tài Nông nghiệp VN mỗi năm trung bình thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh chiếm 1% GDP[2].Thiệt hại thường tập trung vào một vài ñịa phương, lĩnh vực nên sự tổn thương rất lớn. ðặc thù của sản xuất nông nghiệp là lãi không nhiều nhưng thua thì mang nợ cả ñời. Sự hỗ trợ tức thời chỉ giải quyết một phần khó khăn trước mắt và rất nhỏ. Nông dân là nền tảng và ñóng góp rất nhiều cho xã hội, nhưng họ phải ñơn ñộc gánh vác phần rủi ro nhất của cuộc sống là ñiều bất công. Tuy vậy chia sẻ rủi ro chỉ là một ưu việt của bảo hiểm nông nghiệp. Có thể nói, tuy việc triển khai thực hiện bảo hiểm nông nghiệp ñã ñược tiến hành, nhưng dịch vụ bảo hiểm này ở nước ta mới manh nha. Theo Bộ Tài chính, tỷ trọng tham gia bảo hiểm của nông dân rất thấp, chưa tới 1% tổng diện tích cây trồng, vật nuôi [2]. Nhìn chung, kết quả triển khai bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam rất hạn chế. Cũng theo số liệu của Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ năm 2008 ñạt 10.949 tỷ ñồng, tuy nhiên, trong tổng doanh thu phí bảo hiểm này, doanh thu phí bảo hiểm nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (0,015%)[2]. Thực tiễn cho thấy, sau mỗi lần hứng chịu thiên tai, rất nhiều nông dân dễ dàng trở nên trắng tay, trở về với nghèo ñói, và Chính phủ phải hỗ trợ hàng nghìn tỷ ñồng. Mặt khác, các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh thua lỗ dẫn tới việc không hoạt ñộng hoặc ngừng hoạt ñộng bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. Gần ñây, mỗi năm thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cướp ñi từ 13 ñến 15 nghìn tỷ ñồng. Trong khi ñó, ngân sách nhà nước hằng năm chỉ dành từ 200 - 400 tỷ ñồng (chưa tính ngân sách ñịa phương) ñể hỗ trợ nông dân ñối phó dịch bệnh. Thống kê của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho thấy, ñến nay trên toàn quốc mới chỉ có khoảng 1% số cây trồng; Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………… 8 0,24% ñàn trâu, bò; 0,1% ñàn lợn và 0,04% số gia cầm ñược bảo hiểm [2]. Tuy số lượng khách hàng ñông ñảo song trình ñộ dân trí, nhất là hiểu biết về bảo hiểm, chưa cao. Do nhu cầu thất thường; lúc ñược mùa, khi mất mùa của người chăn nuôi không ổn, có khi chẳng thấy thất bát, nên chuyện quan tâm ñến việc mua bảo hiểm ngày càng lụi dần theo năm tháng. Báo cáo của Chính phủ tại Hội nghị “Tổng kết 2 năm (2004-2005) phòng chống dịch cúm gia cầm” tháng 4 năm 2005 cho thấy dịch cúm ñầu năm 2004 ñã làm giảm 0,5% tăng trưởng GDP quốc gia, tương ñương với 3000 tỷ ñồng. Nhiều hộ, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm lâm vào cảnh mất trắng. Một số vùng tuy không có dịch nhưng việc duy trì ñàn gia cầm rất khó khăn, ñặc biệt ñối với những cơ sở chăn nuôi tâp trung, qui mô lớn do không tiêu thụ ñược gia cầm và sản phẩm gia cầm. Mặc dù ñợt dịch cuối năm 2004-2005 thiệt hại trực tiếp không lớn, song thiệt hại gián tiếp vẫn ñáng kể do ảnh hưởng ñến việc tiêu thụ, sản xuất và chăn nuôi gia cầm. Ước tính ngành chăn nuôi mất thêm 500 tỉ ñồng [1]. Theo báo cáo của Cục Thú y, từ ñầu năm 2010 ñến nay, cả nước liên tục xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm và LMLM. Các ổ dịch cúm gia cầm phát ra tại Thái Nguyên, Thanh Hóa và Cà Mau, buộc phải tiêu hủy hơn 16.000 con gia cầm. Các ổ dịch LMLM tại Sơn La, Long An, Kon Tum ñã làm 324 con gia súc mắc bệnh, số ñã tiêu hủy là 153 con. Cục Thú y cho hay, hiện tình hình LMLM tại Kon Tum ñang diễn biến phức tạp, có nguy cơ lây lan rộng trong ñịa bàn tỉnh và khu vực Tây Nguyên. Mới ñây, ngày 4-2-2010, các trường hợp trâu, bò nghi mắc bệnh LMLM tại xã Cun Pheo, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình cũng ñã ñược xác ñịnh dương tính với vi rút LMLM tuýp O. Chi cục Thú y tỉnh này ñang tiến hành các biện pháp chống dịch theo quy ñịnh. Hiện nay, cả nước có Long An (19 ngày), Kon Tum, Sơn La và Hòa Bình có bệnh LMLM chưa qua 21 ngày[4]. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………… 9 Trong một vài năm qua ngành chăn nuôi ñã vươn lên mạnh mẽ là nhờ các Trang trại chăn nuôi tập trung ñã ñưa các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi về : giống vật nuôi, thức ăn, chuồng trại, quy trình kỹ thuật chăm sóc. Chăn nuôi quy mô lớn nhất thiết phải tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải làm cho người chăn nuôi hiểu ñể họ cùng chia sẻ lợi nhuận với nhà bảo hiểm. Có như vậy bảo hiểm mới là “bà ñỡ”, giúp người chăn nuôi chủ ñộng khắc phục thiệt hại do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, trụ vững hơn trước sự thất thường của thiên nhiên, ñây cũng là yếu tố ñể ngành chăn nuôi phát triển bền vững… Hải Dương là tỉnh nằm ở vùng ñồng bằng Bắc Bộ, nông nghiệp lấy trồng trọt và chăn nuôi làm sản xuất chính mà chăn nuôi ñã từng xảy ra dịch bệnh làm thiệt hại lớn cho nông dân. Hải Dương là ñịa phương nhiều năm qua thường xuất hiện dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Cúm gia cầm H5N1, Lở mồm long móng gia súc, Rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (Tai xanh) gây thiệt hại hàng trăm tỷ ñồng cho người chăn nuôi và ngân sách nhà nước, nhiều chủ hộ nông dân và chủ trang trại lâm vào cảnh phá sản. Năm 2010, do tình hình dịch bệnh và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, số hộ chăn nuôi giảm chỉ còn khoảng 35-40% so với tổng số hộ nông nghiệp kéo theo tổng ñàn gia súc, gia cầm giảm sút nghiêm trọng, ngành chăn nuôi không ñạt mục tiêu ñề ra trong nhiệm kỳ 5 năm 2006-2010 [4]. Hiện nay Hải Dương ñã quy hoạch ñược nhiều vùng chăn nuôi tập trung (CNTT) có quy mô từ 3 ha trở lên, ñể chăn nuôi lợn xuất khẩu, gia cầm giống và gia cầm lấy thịt, cho hiệu quả kinh tế cao. Cùng với các khu CNTT, Hải Dương ñã có 24.407 hộ nông dân tổ chức chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại; với 655 trang trại ñược cấp giấy chứng nhận. Mô hình sản xuất nhỏ khiến nguồn lực người nông dân phân tán (hiện ñang chiếm 30% trong cơ cấu chăn nuôi), chưa làm tốt công tác tiêm phòng khó có thể ñầu tư trang thiết bị, nâng cao kỹ thuật canh tác ñể tạo ra sản vật có số lượng lớn, chất lượng cao và ổn ñịnh [4] Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………… 10 Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng còn tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp làm giảm chi phí ñầu vào trong chi phí thức ăn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Do vậy chăn nuôi gia cầm nói chung có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng như ñối với nền kinh tế. ðể ngành chăn nuôi phát triển mang tính bền vững và giữ vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp, phải làm sao cho người dân, doanh nghiệp yên tâm mạnh dạn ñầu tư trang trại chăn nuôi, họ cần ñược sự ñảm bảo về tài sản của mình trước những rủi ro có thể xẩy ra. Do những năm gần ñây thường xuyên xảy ra dịch bệnh cộng thêm những bất cập sẵn có nên làm cho ngành này lao ñao, lúc nào cũng nơm nớp nỗi lo dịch tái phát. Xuất phát từ thực trạng nêu trên và tính cấp thiết của vấn ñề ñặt ra chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm trong các trang trại ở tỉnh Hải Dương”. Thông qua việc nghiên cứu ñề tài nhằm ñề xuất những giải pháp cụ thể ñể hỗ trợ cho sự phát triển ổn ñịnh, bền vững cho nghề chăn nuôi . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng nhu cầu tham gia bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm trong các trang trại ở tỉnh Hải Dương, từ ñó ñề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường nhu cầu tham gia bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi trong các trang trại ở tỉnh Hải Dương. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu tham gia bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm trong các trang trại. Phân tích thực trạng nhu cầu tham gia bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm trong các trang trại ở tỉnh Hải Dương. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………… 11 ðề xuất giải pháp phát triển nhu cầu bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm trong các trang trại của tỉnh Hải Dương. 1.3 Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng nhu cầu bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm trong các trang trại ở tỉnh Hải Dương? - Những yếu tố nào ảnh hưởng ñến nhu cầu bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm trong các trang trại ở tỉnh Hải Dương? - Làm cách nào ñể ñáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm trong các trang trại ở tỉnh Hải Dương? 1.3.2 Giả thiết nghiên cứu - Trang trại chăn nuôi gia cầm có nhu cầu về bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi. - Các chủ trang trại có nhu cầu lớn về bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm. - Chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi với quy mô lớn, sự vào cuộc của các công ty bảo hiểm là các giải pháp ñáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi. 1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 ðối tượng nghiên cứu * Nghiên cứu các vấn ñề kinh tế liên quan ñến phát triển ổn ñịnh của ngành chăn nuôi gia cầm và nhu cầu bảo hiểm dịch bệnh của các trang trại chăn nuôi gia cầm ở tỉnh Hải Dương. * Nghiên cứu các trang trại chăn nuôi gia cầm và các cán bộ có liên quan ñến vấn ñề bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm ở tỉnh Hải Dương. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1 Phạm vi về thời gian Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu, báo cáo từ năm 2009 ñến năm 2010. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………… 12 Số liệu sơ cấp: Thu thập tình hình của các trang trại chăn nuôi gia cầm 1.4.2.2 Phạm vi về không gian ðịa bàn tỉnh Hải Dương, trong ñó tập trung nghiên cứu tình hình chăn nuôi gia cầm và nhu cầu tham gia bảo hiểm dịch bệnh trong chăn nuôi tại 4 huyện trọng ñiểm về chăn nuôi gia cầm của tỉnh là huyện Chí Linh, Kinh Môn, Cẩm Giàng và Ninh Giang. 1.4.2.3 Phạm vi về nội dung Tập trung nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm về dịch bệnh của các trang trại chăn nuôi gia cầm ở tỉnh Hải Dương. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………… 13 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU BẢO HIỂM DỊCH BỆNH CHĂN NUÔI GIA CẦM 2.1 Cơ sở lý luận về nhu cầu bảo hiểm dịch bệnh chăn nuôi gia cầm 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản a.Cầu và nhu cầu Hiện nay có nhiều quan ñiểm khác nhau khi ñề cập ñến cầu. Ở ñây chúng tôi xin ñưa ra khái niệm cầu như sau: Khái niệm cầu (Demand): “Cầu là lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua sẵn sàng (Willing) và có khả năng mua (Able to buy) tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất ñịnh với giả thiết các yếu tố khác không ñổi (Ceteris Paribus)."[8] Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng là người có quyền lực tối cao vì họ chính là người quyết ñịnh loại hàng hoá, dịch vụ nào sẽ ñược sản xuất. Nhưng người tiêu dùng quyết ñịnh ñiều ñó trên cơ sở cầu của họ, tức là dựa trên những mong muốn, nguyện vọng ñược ñáp ứng bởi khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Như vậy, cầu là những nhu cầu, mong muốn có khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Người mua hay người tiêu dùng chỉ có cầu về một hàng hoá nào ñó khi anh ta có ñủ khả năng tài chính ñể trả cho việc mua hàng. Cũng chính vì thế, cầu không chỉ biểu hiện ở một số yếu tố là lượng hàng hoá mà người mua mua ñược, mà còn ở yếu tố thứ hai là giá của hàng hoá ñó. Trong khi cầu là cả mối quan hệ giữa lượng cầu và giá, thể hiện hành vi hoặc sự phản ứng của người mua ñối với sự thay ñổi của giá cả, thì lượng cầu chỉ là một lượng cụ thể về yêu cầu tại một mức giá nhất ñịnh, nó không phản ánh ñược hành vi của người tiêu dùng. Cầu là một bức ảnh chụp nhanh thị trường tại một thời ñiểm nhất ñịnh vì trong khoảng thời gian rất ngắn ñó, các yếu tố ảnh hưởng ñến cầu còn chưa Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………… 14 kịp thay ñổi ñể có thể phá vỡ mối quan hệ giữa giá và lượng cầu. Do ñó, trong khái niệm về cầu phải có giả thiết các yếu tố khác giữ nguyên. Vì chỉ cần một trong các yếu tố khác ảnh hưởng tới cầu làm cầu thay ñổi thì mối quan hệ giữa giá và lượng cũng thay ñổi, tức là với các mức giá khác nhau sẽ có những lượng cầu tương ứng. * Nhu cầu theo Kinh tế học: ðược hiểu là nhu cầu tiêu dùng, là sự cần thiết của một cá thể về một hàng hoá hay dịch vụ nào ñó. Khi nhu cầu của toàn thể các cá thể ñối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại, ta có nhu cầu thị trường. Khi nhu cầu của tất cả các cá thể ñối với tất cả các mặt hàng gộp lại ta có tổng nhu cầu. * Theo Philip Kotler: “Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì ñó mà con người cảm nhận ñược”[16]. ðây là trạng thái ñặc biệt của con người, xuất hiện khi con người tồn tại, sự thiếu hụt ñó ñòi hỏi phải ñược thoả mãn, bù ñắp. Nhu cầu thường rất ña dạng tuỳ thuộc vào từng cá nhân, xã hội và ñiều kiện sống. Trên thực tế, mỗi cá nhân ñều phải làm cái gì ñó ñể cân bằng trạng thái tâm lý của mình: ăn, uống, hít thở không khí, mua sắm quần áo, hay ñi chơi với bạn bè,… ñó chính là nhu cầu. Nhu cầu có thể hết sức ña dạng, muôn hình muôn vẻ. ðó có thể là nhu cầu về mặt vật chất (tiền bạc, của cải,…) hoặc nhu cầu về mặt tinh thần (giải trí, thư giãn,…) . * Theo Abraham H.Maslow: Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người ñược chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs) . Nhu cầu cơ bản liên quan ñến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có ñủ thức ăn, nước uống, ñược ngủ nghỉ,... Những nhu cầu cơ bản này ñều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không ñược ñáp ứng ñủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại ñược nên họ sẽ ñấu tranh Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………… 15 ñể có ñược và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên ñược gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự ñòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, ñịa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân,…[13]. Các nhu cầu cơ bản thường ñược ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống,... họ sẽ không quan tâm ñến các nhu cầu về vẻ ñẹp, sự tôn trọng,... (Biểu ñồ 2.1: Tháp nhu cầu). Biểu ñồ 2.1: Tháp nhu cầu Nguồn: Http:// www, ebook.edu.com Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong ñó, những nhu cầu con người ñược liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp. Những nhu cầu cơ bản ở phía ñáy tháp phải ñược thoả mãn trước khi nghĩ ñến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn ñược thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía ñáy tháp) ñã ñược ñáp ứng ñầy ñủ . - Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc “thể lý” (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, bài tiết, thở, nghỉ ngơi. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………… 16 - Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia ñình, sức khỏe, tài sản ñược ñảm bảo. - Tầng thứ ba: Nhu cầu ñược giao lưu tình cảm và ñược trực thuộc (love/belonging) - muốn ñược trong một nhóm cộng ñồng nào ñó, muốn có gia ñình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. - Tầng thứ tư: Nhu cầu ñược quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác ñược tôn trọng, kinh mến, ñược tin tưởng. - Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) muốn sáng tạo, ñược thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có ñược và ñược công nhận là thành ñạt. * Cầu thị trường và cá nhân Cầu thị trường: Cầu thị trường là cầu của toàn bộ các cá nhân trên thị trường. Cầu thị trường bằng tổng các cầu cá nhân, có nghĩa là lượng cầu thị trường bằng tổng các lượng cầu cá nhân tại từng mức giá. Như vậy muốn xác ñịnh cầu thị trường, ta cộng theo chiều ngang các lượng cầu cá nhân. Cầu cá nhân: Là ứng xử của một cá nhân khi muốn mua một hàng hoá hay dịch vụ nào ñó. Các yếu tố giá cả, thu nhập, thị hiếu... ñều có ảnh hưởng làm thay ñổi cầu trong hiện tại của cá nhân người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng dự ñoán giá hàng hoá sẽ giảm trong tương lai thì cầu hàng hoá trong hiện tại có thể sẽ giảm trong hiện tại và ngược lại [8]. ðối với ña số các hàng hoá thông thường, thu nhập có ảnh hưởng cùng chiều với cầu về hàng hoá ñó, tức là khi thu nhập tăng lên, cầu về hàng hoá thông thường cũng tăng lên và ngược lại. Với một số các hàng hóa ñặc biệt hoặc hàng hoá thứ cấp, thu nhập có ảnh hưởng ngược chiều với cầu. ðối với các hàng hoá bổ sung cho nhau (những hàng hoá sử dụng ñồng thời với nhau) thì giá hàng hoá này tăng làm giảm cầu hàng hoá kia. Ngược lại, ñối với các hàng hoá thay thế nhau (những hàng hoá có thể sử dụng thay thế hoàn toàn hàng hoá khác) thì giá hàng hoá này tăng làm tăng cầu hàng hoá kia Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………… 17 Sở thích, thị hiếu có ảnh hưởng lớn ñến cầu của người tiêu dùng vì nó phản ảnh sự ưu tiên của người tiêu dùng cho việc mua hàng hoá. Mỗi cộng ñồng có tiêu chuẩn và tập quán riêng về ăn uống, tiêu dùng. Vì thế, cầu về một hàng hoá, dịch vụ nào ñó rất khác nhau tuỳ theo thị hiếu, tập quán tiêu dùng của người tiêu dùng. - Quy mô thị trường( Market Size): Quy mô thị trường ñược phản ảnh qua số lượng người tiêu dùng cũng ảnh hưởng ñến cầu về hàng hoá theo hướng cầu tăng nếu lượng người mua tăng và ngược lại. - Kỳ vọng (Expectations): ðây là những dự ñoán về thay ñổi của. Các kỳ vọng về thu nhập, thị hiếu hoặc số lượng người tiêu dùng, ñều tác ñộng ñến cầu hàng hoá ñang xét. - Ngoài ra, ñiều kiện tự nhiên, chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước (như chính sách trợ cấp, thuế thu nhập...) cũng ảnh hưởng ñến cầu hàng hoá, dịch vụ. b. Bảo hiểm, bảo hiểm dịch bệnh Khái niệm về bảo hiểm: Theo Giáo trình bảo hiểm Trường ðại học Kinh tế Quốc dân; NXB thống kê năm 2005 “Bảo hiểm là hoạt ñộng thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường (theo quy ñịnh thống kê) cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với ñiều kiện người tham gia phải nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc cho người thứ ba”[6]. ðiều này có nghĩa là người tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp các khoản phí ñể hình thành quỹ dự trữ. Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn ñến tổn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia. Như vậy bảo hiểm là biện pháp ñể phân tán rủi ro hạn chế mất mát nhiều người cứu một người, nhiều vùng cứu một vùng. Mục ñích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn ñịnh kinh tế cho người tham gia từ ñó khôi phục và phát triển sản xuất, ñời sống, ñồng thời tạo nguồn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………… 18 vốn cho phát triển kinh tế và xã hội của ñất nước. Thực chất của bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa những người tham gia nhằm ñáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh tại nạn, rủi ro bất ngờ xảy ra tổn thất ñối với người tham gia bảo hiểm. Hoạt ñộng bảo hiểm dựa trên nguyên tắc “Số ñông bù số ít”. Nguyên tắc này ñược quán triệt trong quá trình lập quỹ dự trù bảo hiểm cũng như trong quá trình phân phối bồi thường, quá trình phân tán rủi ro. Hoạt ñộng bảo hiểm còn liên kết, gắn bó các thành viên trong xã hội cùng vì lợi ích chung của cộng ñồng, vì sự ổn ñịnh, sự phồn vinh của ñất nước. “Số ñông bù số ít” cũng thể hiện tính tương trợ, tính xã hội và nhân văn sâu sắc của xã hội trước rủi ro của mỗi thành viên. Như vậy: Bảo hiểm chăn nuôi là một nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ có ñối tượng bảo hiểm là các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực chăn nuôi và ñời sống nông thôn, bao gồm những rủi ro gắn liền với: vật nuôi, vật tư, hàng hóa, nguyên vật liệu nhà xưởng. Ngoài ra ñể góp phần thúc ñẩy chăn nuôi phát triển bình thường trong mọi tình huống cần thiết phải xác lập một quỹ tài chính ñể bảo hiểm cho tài sản chăn nuôi. Bảo hiểm cho vật nuôi không chỉ bồi thường vật chất do thiên tai gây ra ñối với sản xuất ñời sống của người chăn nuôi mà còn là ñiều kiện ñể ngân hàng yên tâm khi cho nông dân vay vốn. Quỹ bảo hiểm ñược coi là cái phao vật chất ñể giúp người chăn nuôi khôi phục sản xuất và ổn ñịnh cuộc sống mỗi khi gặp thiên tai, dịch bệnh. Sau mỗi vụ tổn thất xảy ra trong nông nghiệp nói chung và trong chăn nuôi thì nhà nước ñều phải hỗ trợ 1 khoản không nhỏ. Nếu sử dụng công cụ bảo hiểm trong quá trình ñầu tư phát triển trong khu vực kinh tế nông thôn sẽ giảm ñược gánh nặng chi hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nâng cao hiệu quả của các khoản chi từ ngân sách nhà nước ñối với ngành chăn nuôi. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………… 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan