Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu nhận thức của sinh viên trường đại học sư phạm đà nẵng về môn học giá...

Tài liệu Nghiên cứu nhận thức của sinh viên trường đại học sư phạm đà nẵng về môn học giáo dục thể chất

.PDF
77
31
92

Mô tả:

NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG VỀ MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT Sinh viên: Hà Thị Hân Khoa Giáo dục chính trị, trường Đại học sư phạm Đà Nẵng 1. Đặt vấn đề: Sức khỏe và trí tuệ của nhân dân là một nhân tố tạo nên sức mạnh của cộng đồng, của đất nước, của dân tộc, là nguồn hạnh phúc của giống nòi Việt Nam. Tại Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII), Tổng bí thư Đỗ Mười trong diễn văn khai mạc đã khẳng định về tầm quan trọng của yếu tố con người: “ Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và cộng đồng, của từng gia đình ở mỗi công dân, kết hợp tốt giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh…”. Như vậy con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của xã hội “chiến lược con người” là chiến lược quan trọng của Đảng Nhà nước ta. Nhận thức đó có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn thể hiện tính nhân bản trong đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Trong vô số vấn đề được quan tâm có liên quan đến sự phát triển xã hội, có lẽ không ai phủ nhận tác nhân thúc đẩy quan trọng nhất – con người . Con người là chủ thể của mọi sáng tạo, chủ thể của mội của cải vật chất văn hóa, chủ thể để xây dựng một xã hội công bằng văn minh. Sẽ không thu được kết quả ở mỗi chương trình phát triển khi con người yếu kém về sức khỏe và các năng lực hoạt động. Vì vậy, GDTC cho thế hệ trẻ là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. GDTC không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành Giáo dục và TDTT mà nó trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Trong hệ thống giáo dục, thì môn GDTC đưa vào giảng dạy là môn học chính khóa. Ở cấp bậc đại học, sinh viên muốn tốt nghiệp ra trường ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên còn phải hoàn thành chứng chỉ về GDTC. Chính vì vậy, GDTC là yếu tố cần và đủ để một sinh viên tốt nghiệp đại học. Ở tuổi sinh viên, đây là giai đoạn phát triển con người một cách toàn diện nhất. Là giai đoạn hoàn chỉnh về tâm lí, là lứa tuổi tràn đầy sức sống, họ có những khả năng tiếp thu kiến thức và sáng tạo ra những cái mới. Họ luôn muốn thể hiện và chứng tỏ bản thân mình là những chủ nhân tương lai của đất nước. 1 Ngoài việc trao dồi kiến thức nâng cao tầm hiểu biết của bản thân, họ còn có mong muốn có được thân hình tràn đầy sức sống, có tầm vóc và thể lực tốt. Chính vì vậy ngoài việc học môn GDTC trên lớp các bạn cũng tìm đến các CLB thể thao để luyện tập thêm như: aerobic, thể hình, bóng đá, teniss, bóng chuyền, cầu lông…hay họ cũng có thể xây dựng ra những bài tập để phù hợp với bản thân hơn. Trong môi trường đại học, sinh viên chịu tác động từ nhiều phía khác nhau: kinh tế, xã hội, môi trường sống và học tập… nhũng yếu tố này ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của sinh viên – lớp trí thức trẻ. Điều quan trọng là phải định hướng cho sinh viên tiếp thu những thông tin hiện đại theo hướng tích cực để họ sẵn sàng bước vào thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước. Xuất phát từ những lý do trên, việc “Nghiên cứu nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng về môn học giáo dục thể chất” trở thành vấn đề cấp thiết cần được quan tâm. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu về nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng về môn học GDTC nhằm xem xét mối quan hệ giữa nhận thức của họ về môn học với kết quả học tập, rèn luyện đồng thời đưa ra những tác động của các yếu tố xã hội từ đó nâng cao chất lượng chương trình đào tạo của nhà trường nói chung và hiệu quả công tác GDTC nói riêng. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Thực trạng nhận thức của sinh trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng về môn học GDTC - Mối quan hệ giữa nhận thức về môn học GDTC và kết quả học tập của sinh viên. - Những yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên về môn học GDTC. Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu khoa học,Phương pháp phỏng vấn - tọa đàm, Phương pháp quan sát sư phạm, Phương pháp toán học thống kê. 2. Kết quả nghiên cứu: 2.1. Thực trạng nhận thức của SV trường ĐHSP Đà Nẵng về môn học GDTC. 2.1.1 Động cơ học tập môn GDTC của SV ĐHSP Đà Nẵng. 2 Bảng 1: Động cơ học tập môn GDTC của sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng Mức độ Rất thích Thích Không Thích Cũng Được Kết quả phỏng vấn Tổng hợp n 27 320 80 140 n % 347 64.3 % 5 59.2 14.8 25.9 So sánh c2 P 246.07 < 0.001 220 40.7 2.1.2 Thái độ học tập của SV ĐHSP Đà Nẵng về môn học GDTC. Bảng 2: Các tiêu chí đánh giá thái độ học tập môn GDTC Các hành vi chỉ mức độ tham gia hoạt động. Tập trung ý chí cao Học tập 1 cách chủ Rất tích cực Kiên trì độ động Tích cực Kiên trì Tập trung ý chí Học đầy đủ nội dung Bình thường Không kiên trì Bị tác động ngoại lai Học thụ động Không học tập đủ nội Không tích cực Không kiên trì, bỏ tập Không chú ý dung. Mức độ tích cực Các hành vi biểu lộ ý chí Các hành vi biểu lộ sự tập trung Bảng 3: Biểu hiện về thái độ học tập trong giờ học GDTC của SV ĐHSP Đà Nẵng TT 1 2 3 4 5 Các biểu hiện Khóa 06 n = (121) SL % Có mặt đầy đủ trong các 104 giờ học Tập trung chú ý, tập luyện theo chỉ dẫn của 68 giáo viên Chỉ chú ý khi giờ học 67 hấp dẫn Chỉ chú ý khi GV nhắc 42 Buồn khi bị điểm kém 99 Khóa 07 n = (179) SL % Khóa 08 n = (144) SL % Khóa 09 n = (96) SL % 86 111 62 102 70,8 69 71,9 56,2 85 47,5 81 56,3 66 68,8 55,4 97 54,1 83 57,6 51 53,1 34,7 81,8 58 106 32,4 59,2 45 94 31,3 65,3 37 72 38,5 75 3 2.1.3. Biểu hiện về mặt hành vi: Bảng 4: Biểu hiện về hành động học tập môn GDTC của SV trường ĐHSP Đà Nẵng TT 1 2 3 4 5 Hành động Khóa 06 n = (121) SL % Học chuyên cần. tích cực và 11 thường xuyên tập luyện thêm Đi học đúng buổi quy định, thỉnh 93 thoảng có tập luyện thêm Đi học đúng buổi quy định nhưng 12 không tập luyện thêm Rất lười đi học, thỉnh thoảng 1 Nhờ bạn học thay, học rất đối phó 4 Khóa 07 n = (179) SL % Khóa 08 n = (144) SL % Khóa 09 n = (96) SL % 0,1 6 3,4 6 4,2 2 2,1 76,9 86 48 88 61,1 64 66,7 9,8 40 22,4 31 21,5 11 11,5 0,9 3,3 7 40 3,8 22,4 8 11 5,6 7,6 5 14 5,2 14,5 2.1.4 Nhu cầu và thực trạng học tập môn GDTC, tập luyện TT ngoại khóa của SV. Bảng 5: Nhu cầu học tập môn GDTC của SV. Khóa 06 Khóa 07 Khóa 08 Khóa 09 Câu Câu hỏi n = (121) n = (179) n = (144) n = (96) trả lời SL % SL % SL % SL % Bạn có muốn tăng thời gian Có 99 81,8 111 62 64 44,4 42 43,8 học môn GDTC không? Không 22 18,2 68 38 80 55,6 54 56,2 Bảng 5: Kết quả phỏng vấn nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa của SV trường ĐHSP Đà Nẵng (n= 540). Kết quả phỏng vấn TT Nội dung phỏng vấn SL Tỉ lệ % (n=540) 1 Cầu lông 103 19,1 2 Bóng chuyền 294 54,4 3 Bóng bàn 31 5,7 4 Bóng rổ 37 6,9 5 Bóng đá 239 54,3 6 Aerobic 97 18 7 Các môn khác 146 27 2.2. Mối quan hệ giữa nhận thức của SV về môn học GDTC với kết quả học tập. Nhận thức về một đối tượng, một hiện tượng khách quan từ đó cá nhân đó hành động theo những nhận thức bên trong để biểu hiện ra bên ngoài. Kết quả 4 của những hành động đó là kết quả của một quá trình nhận thức, thong qua tác động của hoạt động giáo dục. Môn học GDTC giáo dục toàn diện con người, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho tuổi trẻ. 2.3. Ảnh hưởng của môn học GDTC trong quá trình học tập Bảng 6: Mức độ ảnh hưởng của môn học GDTC tới các môn học khác Nội dung phỏng vấn TT 1 Không ảnh hưởng 2 Gây hưng phấn Tiếp thu các môn khác tốt Mệt, không muốn học Chiếm nhiều thời gian học 3 4 5 Khóa 06 n = (121) SL % 36 29,8 Khóa 07 n = (179) SL % 44 24,6 Khóa 08 Khóa 09 n = (144) n = (96) SL % SL % 65 45,1 42 43,8 49 40,5 59 33 42 29,2 33 34,4 72 59,5 67 37,4 43 29,9 31 32,3 22 18,2 41 22,9 39 27,1 26 27,1 18 14,9 26 29,9 33 22,9 51 53,1 2.4. Quan hệ giữa nhận thức về môn học GDTC và kết quả học tập của SV. Bảng 7: Kết quả học tập môn GDTC và các môn học văn hóa SV trường ĐHSP Đà Nẵng. Loại n Giỏi Khá TB Kém 23 378 119 20 Môn GDTC x d 8.38 0.82 7.80 3.56 5.70 2.64 3.81 0.38 Môn văn hóa x d 8.69 0.84 7.20 3.55 5.50 7.20 3.98 0.39 t P 2.319 1.44 1.02 2.018 < 0.01 < 0.05 < 0.05 < 0.05 2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của SV trường ĐHSP Đà Nẵng về môn học GDTC. Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC. 2.5.1 Nguyên nhân tạo nên tính tích cực và nhận thức đúng đắn của SV trường ĐHSP Đà Nẵng về môn học GDTC. 5 Bảng 8: Kết quả phỏng vấn GV về các nguyên nhân tạo nên nhận thức đúng đắn và thái độ tích cực học tập môn GDTC của SV (n = 30). TT 1 2 3 4 5 Nội dung phỏng vấn (các nguyên nhân) Do học sinh Do giáo viên Do cơ sở vật chất Do sắp xếp chương trình môn học Do phong trào TDTT của nhà trường và địa phương SL % 21 7 7 11 70 23.3 23.3 36.7 6 20 2.5.2 Những yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên. Bảng 9: Yếu tố tác động đến nhận thúc của sinh viên về môn học GDTC (n=540) TT 1 2 3 4 5 6 7 Yếu tố tác động Môi trường sống Bạn bè Gia đình Nhà trường Phương tiện thông tin Cơ sở vật chất Kinh tế SL 296 182 379 207 102 141 64 % 54.8 33.7 70.2 38.3 18.9 26.1 11.8 So sánh X2 123 P < 0.001 2.5.3 Một số biện pháp nâng cao nhận thức và kết quả học tập của sinh viên về môn học GDTC * Đổi mới chương trình môn học GDTC. * Phương pháp tổ chức GDTC * Tăng cường cơ sở vật chất: * Nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên cũng như có kế hoạch trong việc nhận và bồi dưỡng các giáo viên trẻ có trình độ đại học về công tác tại các bộ môn. * Công tác quản lí TDT 3. Kết luận, kiến nghị: 3.1 Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu đề tài, chúng tôi đi đến những kết luận sau: - Phần lớn sinh viên trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng có nhận thức đúng đắn, có động cơ học tập và thái độ tích cực, có nhu cầu và hứng thú khá cao đối với môn học GDTC song. Vẫn còn một số sinh viên nhận thức chưa đúng và có 6 thái độ xem nhẹ môn học GDTC. Sự nhận thức và thái dộ của sinh viên với môn học ở các khóa 06,07,08,09 khác nhau. - Qua nhận thức của sinh viên về môn học GDTC có ảnh hưởng đến kết quả học tập môn học GDTC và kết quả học tập các môn học khác. Phần lớn những sinh viên có nhận thức đúng đắn có thái độ học tập tích cực tự giác về môn học GDTC thì kết quả học tập các môn học GDTC và các môn học văn hóa khác khá cao, và ngược lại. - Quá trình nhận thức của sinh viên về môn học GDTC cũng chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Gia đình, nhà trường, môi trường sống, cơ sở vật chât,bạn bè, các yếu tố thông tin, kinh tế, chính trị. Quy chế đào tạo mới (tín chỉ) và cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng có những ảnh hưởng tốt, xấu đan xen lẫn nhau. Cần loại bỏ và miễn dịch cho sinh viên những ảnh hưởng xấu của các cơ chế, đồng thời phát huy cái tích cực trong các cơ chế đó. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về môn học GDTC, tăng cường hiệu quả công tác GDTC trường học. Cần thiết đổi mới chương trình môn học GDTC cho phù hợp nhu cầu đào tạo hiện nay. Nâng cao chất lượng buổi học thông qua phương pháp giảng dạy phong phú, lôi cuốn sinh viên học tập, phát huy tính tích cực, tự tập luyện của sinh viên. Nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên về chuyên môn, về tâm lí sinh viên. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ cho công tác GDTC. Tăng cường công tác quản lí TDTT. Đặc biệt tích cực tuyên truyền, giáo dục nhận thức của sinh viên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua quá trình học tập trên lớp từ đó kích thích động cơ, nhu cầu và hứng thú , thái độ, tình cảm của sinh viên góp phần hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục con người toàn diện. 3.2 Kiến nghị Kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên phụ thuộc vào phần lớn nhận thức của họ. Vì vậy để góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình đào tạo nói chung và chương trình GDTC nói riêng thì nhất thiết phải chú trọng đến sự trao dồi nhân cách của sinh viên theo các hình thức sau: - Điểm môn GDTC cộng chung với điểm các môn văn hóa 7 - Xây dựng chương trình GDTC phù hợp với nghề để phát huy năng lực giao tiếp, tổ chức và quản lý giờ học, năng lực sử dụng các môn TT trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông - Cải tiến chế độ học bổng, khen thưởng đối với những sinh viên tham gia tích cực vào những phong trào TDTT và đạt thành tích cao. - Tuyên truyền, giáo dục và ngày càng đầu tư thêm vào điều kiện giảng dạy, học tập hiện đại để thu hút sinh viên quan tâm hơn nữa tới việc học tập môn GDTC qua đó rèn luyện có hiệu quả nhân cách của sinh viên. - Trong công tác giáo dục sinh viên cần đặc biệt quan tâm tới các tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội. 8 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Thuỷ Trường Đại học TDTT Đà Nẵng 1. Đặt vấn đề: Trong những năm qua Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã phấn đấu không ngừng để nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu cán bộ TDTT của xã hội. Song, thực tiễn cho thấy chất lượng đào tạo không chỉ phụ thuộc vào việc tổ chức giảng dạy của giảng viên mà còn phụ thuộc vào hoạt động học tập (HĐHT) của sinh viên (SV). Sinh viên Trường đại học TDTT Đà Nẵng được tuyển sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Việc chuyển môi trường học tập với nội dung, phương pháp khác hẳn trường phổ thông. Trong hoạt động học tập sẽ có những khó khăn lớn mà sinh viên gặp phải mà ở môi trường đại học các sinh viên phải có tính tự giác tích cực, chủ động và sáng tạo rất cao, các sinh viên phải thích ứng cao mới hoàn thành được nhiệm vụ học tập. Với mong muốn làm rõ thực trạng mức độ thích ứng hoạt động học tập của sinh viên và phân tích một số yếu tố tác động chủ yếu và những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên, đề xuất những kiến nghị nhằm giúp sinh viên thích ứng tốt hơn với hoạt động học tập của mình. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đề tài khảo sát trên 230 sinh viên, trong đó có: năm thứ nhất: 54 SV; năm thứ hai: 61 SV; năm thứ ba: 57 SV và năm thứ tư: 59 SV. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên của trường về mức độ thích ứng với HĐHT của sinh viên. Khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi sử dụng hệ thống các phương pháp như: Phương pháp nghiên cứu lý luận, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, tác động sư phạm… Cách tính điểm: Chúng tôi sử dụng bảng hỏi, có câu hỏi về tần suất (thường xuyên, thỉnh thoảng, không bao giờ); có câu hỏi về mức độ hài lòng (hài lòng, ít hài lòng, không hài lòng); hoặc có câu về mức độ đúng (đúng, đúng một phần, không đúng)…Do đó, câu trả lời của sinh viên trong tất cả các câu hỏi đều ở 3 mức độ tương ứng với 3 mức điểm 2, 1 và 0. Ngoài ra, trong từng câu hỏi có những item thể hiện mức độ thích ứng “tích cực” và có item thể hiện mức độ thích ứng “tiêu cực”. Các mức độ thích ứng: Thích ứng ở mức độ cao: 1.34 < ĐTB ≤ 2.00. Trung bình: 0.67 < ĐTB ≤ 1.34. Thấp: 0 < ĐTB ≤ 0.67. 2. Kết quả nghiên cứu: 2.1. Thực trạng mức độ thích ứng hoạt động học tập của sinh viên trong quá trình học tập tại trường ĐH TDTT Đà Nẵng 2.1.1. Thích ứng với nội dung học tập 9 Chúng tôi tìm hiểu sự nhận thức của sinh viên về mức độ quan trọng của các khối kiến thức trong chương trình đào tạo. Kết quả thu được ở bảng 2.1. Bảng 2.1: Đánh giá của sinh viên về các khối kiến thức (n=231) Các mức độ (%) Ít Không Nội dung TT ĐTB Quan quan quan trọng trọng trọng 1 Các môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại 74.9 23.8 1.3 1.74 cương và khoa học xã hội nhân văn 2 Ngoại ngữ, toán tin.. 52.4 43.7 3.9 1.48 3 Các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở 87.0 11.3 1.7 1.85 ngành và khối nghiệp vụ sư phạm 4 Các môn học khối kiến thức chuyên ngành 91.3 7.4 1.3 1.90 Các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành và khối nghiệp vụ sư phạm chiếm tỉ lệ khá cao (chiếm 87.0% và ĐTB = 1.85). Các môn học về khối giáo dục đại cương và khoa học xã hội nhân văn đánh giá là “quan trọng” (74.9% và ĐTB = 1.74). Các môn học Ngoại ngữ, toán tin..là “ít quan trọng” chiếm số lượng đáng kể (52.4% và ĐTB = 1.48). Bảng 2.2: Sự hài lòng của sinh viên đối với các giờ học (n=231) Các mức độ (%) Ít Không Nội dung TT ĐTB Hài Hài Hài lòng lòng lòng 1 Các môn học thuộc khối kiến thức giáo dục 53.2 42.4 4.3 1.49 đại cương và khoa học xã hội nhân văn 2 Ngoại ngữ, toán tin.. 27.7 59.7 12.6 1.15 3 Các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở 62.8 34.2 3.0 1.60 ngành và khối nghiệp vụ sư phạm 4 Các môn học khối kiến thức chuyên ngành 65.8 29.9 4.3 1.61 Sinh viên “hài lòng” trong giờ học các môn chuyên ngành chiếm số lượng nhiều nhất (65.8% và ĐTB = 1.61), khối kiến thức cơ sở ngành và khối nghiệp vụ sư phạm (62.8% và ĐTB = 1.60) và khối kiến thức giáo dục đại cương và khoa học xã hội nhân văn (53.2% và ĐTB = 1.49). Để khảo sát thái độ của sinh viên đối với các môn học thuộc các khối kiến thức trong chương trình đào tạo đại học, ngành GDTC. Kết quả bảng 2.3 cho thấy, nội dung môn học có khá nhiều khái niệm mới chiếm 75.3% (ĐTB = 0.90), hoặc có quá nhiều kiến thức chiếm 73.6% (ĐTB = 0.81), hoặc cho rằng “có 10 những môn học rất khó chiếm 54.7% (ĐTB = 1.22), cảm thấy khó khăn khi phải tự mình tìm tài liệu” chiếm 74.9% (ĐTB = 0.81). Số lượng sinh viên “không tìm hiểu” hoặc “không thường xuyên” tìm hiểu tài liệu trước khi bắt đầu môn học, bài học chiếm 67.5% (ĐTB = 1.17). Bảng 2.3: Thái độ của sinh viên đối với các môn học (n=231) Các mức độ (%) TT Nội dung Đúng Không ĐTB Đúng 1 phần đúng 1 Có nhiều môn học cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi 48.1 39.8 12.1 0.64 Có một số môn học ở trường cảm thấy không cần 2 19.5 40.3 40.3 1.20 thiết Các môn học trong chương trình học có khá nhiều 24.7 60.2 15.2 0.90 3 khái niệm mới hay bị nhầm lẫn Có những môn học rất khó làm bạn nghĩ rằng giá 4 22.5 31.2 46.3 1.22 như không học thì hay hơn Bạn cảm thấy khó khăn khi phải tự mình tìm hiểu 5 24.2 63.2 12.6 0.87 một vấn đề trong tài liệu. Có quá nhiều kiến thức trong một môn học làm bạn 6 24.7 67.5 7.8 0.81 không thể khái quát được Khi bắt đầu một môn học bạn thường tìm hiểu 7 33.3 52,4 14.3 1.17 trước nội dung của nó qua tài liệu, thầy cô Tổng hợp các biểu hiện về thích ứng với nội dung học tập của sinh viên, kết quả được thể hiện trong biểu đồ 2.1. Kết quả trên biểu đồ 2.1 cho thấy, thích ứng của sinh viên với NDHT ở mức độ trung bình chiếm tỉ lệ nhiều nhất (49.8%), mức độ cao là 45.0% và mức độ thấp là 5.2%. Vấn đề đặt ra ở đây là cần có những biện pháp tác động nhằm giúp các em có mức độ thích ứng thấp và trung bình thích ứng tốt hơn với nội dung kiến thức ngành học. Thấp 5.2% Cao 45% Trung bình 49.8% Biểu đồ 2.1: Mức độ thích ứng của sinh viên với NDHT 11 2.1.2. Thích ứng với phương pháp học tập Chúng tôi tìm hiểu cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập của sinh viên. Kết quả thu được ở bảng 2.4. Số liệu bảng 2.4 cho thấy SV “Xác định trước thời gian học tập cụ thể cho mỗi môn học” chiếm 38.5% và ĐTB = 1.25, sau đó là “xác định thời gian hàng ngày…chiếm 31.6% và ĐTB =1.28. Bảng 2.4: Cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập của sinh viên (n=231) Các mức độ (%) T Nội dung Thường Thỉnh Không ĐTB T xuyên thoảng bao giờ Xác định thời gian hàng ngày dành cho việc 1 học tập thông qua việc lập thời gian biểu của 31.6 64.5 3.9 1.28 nhà trường ban hành Xác định trước thời gian học tập cụ thể cho 2 38.5 48.1 13.4 1.25 mỗi môn học Trong khi học, bạn thực hiện đúng thời gian đã 3 23.8 62.3 13.9 1.10 xác định trong kế hoạch Nhiều lần bạn không thực hiện được các nội 4 34.2 63.2 2.6 0.68 dung trong kế hoach đề ra Bảng 2.5: Cách tìm kiếm tài liệu học tập của sinh viên(n=231) Các mức độ (%) TT Nội dung Thường Thỉnh Không ĐTB xuyên thoảng bao giờ 1 Tìm trong thư viện của nhà trường. 25.5 61.9 12.6 1.13 2 Tìm ở các hiệu sách. 31.6 58.9 9.5 1.22 3 Mượn của các thầy, cô giáo. 9.5 58.4 32.0 0.77 4 Tìm trên mạng Internet. 22.2 56.3 22.5 0.99 5 Thông qua trao đổi với bạn bè 39.0 51.5 9.5 1.29 Số liệu bảng 2.5 cho thấy, sinh viên “Tìm kiếm tài liệu trên thư viện”chiếm 25,5% (ĐTB=1.13) và “thông qua trao đổi với bạn bè…” chiếm 39% (ĐTB=1.29). nhiều sinh viên chưa thường xuyên (61.9%) hoặc “không bao giờ” (12.6%) đến thư viện đọc sách. Thấp 10% Tổng hợp các biểu hiện về thích ứng với phương pháp học tập của sinh viên, kết quả được thể hiện trong biểu đồ 2.2. Sinh viên thích ứng của sinh viên với phương pháp học tập chưa cao, chủ yếu ở mức độ trung bình (64.9%), mức độ cao là 25.1% và vẫn còn có 10% sinh viên thích ứng ở mức độ thấp. 2.1.3. Thích ứng với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp Cao 25,1 Trung bình 64.9% 12 Biểu đồ 2.2: Mức độ thích ứng của sinh viên với Bảng 2.6: Thích ứng của SV với kỹ năng thiết kế giáo án chuyên ngành (n=231) Các mức độ (%) TT Nội dung Đúng Không ĐTB Đúng 1 phần đúng Nghiên cứu kỹ chương trình, giáo trình và tham 81.8 16.0 2.2 1.80 1 khảo các tài liệu liên quan để thiết kế giáo án. Bạn cảm thấy khó khăn để có thể thiết kế giáo 37.7 58.4 3.9 0.66 2 án theo đúng yêu cầu Bạn thường xuyên tham khảo ý kiến của giảng 34.6 54.5 10.8 1.24 3 viên để thiết kế giáo án Khi tiến hành thực tập giảng dạy SV cố gắng 4 để thực hiện đầy đủ các bước, các nội dung 55.4 38.1 6.5 0.51 giáo án Bạn thường cảm thấy lúng túng khi xử lý có 46.8 6.5 0.60 5 tình huống xảy ra trong quá trình thực tập giáo 46.8 án Kết quả nghiên cứu bảng 2.6 cho thấy: Hầu hết sinh viên phải “Nghiên cứu kỹ chương trình, giáo trình..” để thiết kế giáo án (chiếm 81.8% và ĐTB = 1.80); “ khó khăn trong việc thiết kế giáo án chiếm tỉ lệ khá cao (37.7% và ĐTB = 0.66). Luôn cảm thấy căng thẳng khi tiến hành tiết dạy trên lớp (chiếm 55.4% và ĐTB = 0.54) và lúng túng khi có tình huống chiếm 46.8% và ĐTB = 0.60. Bảng 2.7: Thích ứng của sinh viên với kỹ năng điều hành, tổ chức hoạt động thi đấu các môn thể thao chuyên ngành (n=231) Các mức độ (%) TT Nội dung Đúng 1 Không ĐTB Đúng phần đúng Bạn có thể vận dụng các biện pháp linh hoạt 1 khác nhau để điều hành công tác tổ chức thi 33.3 47.2 19.5 1.14 đấu các môn thể thao chuyên ngành Bạn cảm thấy khó khăn trong quá trình điều 2 hành tổ chức thi đấu theo yêu cầu của giáo 34.6 57.6 7.8 0.73 viên môn học đề ra. Bạn có thể xác định được mục tiêu, ý nghĩa 3 của công tác điều hành tổ chức thi đấu một 36.8 50.2 13.0 1.24 cách rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trong bảng 2.7 cho thấy: số lượng sinh viên cho rằng “có thể vận dụng các biện pháp linh hoạt khác nhau để điều hành công tác tổ chức thi đấu” chiếm 33.3% (ĐTB = 1.14) và “có thể xác định được mục tiêu, ý nghĩa của công tác điều hành tổ chức thi đấu một cách rõ ràng” chiếm 36.8% 13 (ĐTB = 1.24), không ít sinh viên “cảm thấy rất khó khăn” (34.6% và ĐTB = 0.73). Cao Tóm lại, sinh viên đều nhận thức rõ Thấp 27,2% vai trò của việc rèn luyện kỹ năng nghề 23,4% nghiệp ở trường đại học TDTT Đà Nẵng và có ý thức rèn luyện các kỹ năng cho nghề nghiệp tương lai. Tuy nhiên, số liệu biểu đồ 2.3 cho thấy, mức độ thích ứng của sinh viên với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp chủ yếu ở mức độ trung Trung bình bình (49.4%), mức độ thích ứng cao là 49,4% 27.2% và mức độ thích ứng thấp chiếm 23.4% . Biểu đồ 2.3: Mức độ thích ứng của sinh viên với việc rèn luyện KNCN 2.1.4. Thích ứng với điều kiện, phương tiện học tập ở trường Để nghiên cứu thích ứng của sinh viên với ĐK, PTHT, trước hết chúng tôi tìm hiểu việc sử dụng các phương tiện học tập của sinh viên. Kết quả thu được ở bảng 2.8. Bảng 2.8: Thích ứng của sinh viên với việc sử dụng các phương tiện học tập (n=231) TT 1 2 3 4 Các mức độ (%) Thành Khó Lúng thạo và khăn túng đúng yêu cầu Nội dung Sử dụng máy vi tính cho việc soạn thảo văn bản như: báo cáo thực tập, các bài thu hoạch, bài tiểu luận, các văn bản thông thường… Sử dụng máy chiếu để trình bày một báo cáo hay thuyết trình một vấn đề của môn học mà giáo viên yêu cầu… Tra cứu tài liệu trên thư viện để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. Sử dụng các đồ dùng DH truyền thống ĐTB 12.6 60.6 26.8 0.86 1.3 47.2 51.5 0.50 42.0 50.2 7.8 1.34 61.5 32.5 6.1 1.55 Kết quả trong bảng 2.8 cho thấy: Sinh viên sử dụng “thành thạo và đúng yêu cầu” các đồ dùng dạy học chiếm tỉ lệ khá lớn (61.5% và ĐTB = 1.55); kế tiếp là kỹ năng tra cứu tài liệu trên thư viện (chiếm 42% và ĐTB = 1.34).Không nhiều sinh viên biết sử dụng thành thạo máy vi tính (12.6% và ĐTB = 0.86) và máy chiếu (1.3% và ĐTB = 0.50). 14 Bảng 2.9: Thích ứng của sinh viên với các điều kiện học tập, sinh hoạt (n=231) Các mức độ (%) Không ĐTB Hài Bình TT Nội dung hài lòng thường lòng 1 Điều kiện về lớp học 68.8 25.5 5.6 1.63 2 Điều kiện chỗ ở trong ký túc xá 15.2 58.0 26.8 0.88 Trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho các giờ 3 14.7 55.8 29.4 0.85 học trên lớp lý thuyết Các trang thiết bị phục vụ cho các giờ học 4 11.7 65.4 22.9 0.89 ngoại khoá, các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giáo trình và tài liệu tham khảo trong thư 5 25.1 2.9 32.0 0.93 viện nhà trường phục vụ cho việc học tập 6 Điều kiện phục vụ vui chơi, giải trí 48.5 43.3 8.2 1.40 Số liệu bảng 2.9 cho thấy, hầu hết SV đều hài lòng với điều kiện về lớp học là nhiều nhất (chiếm 68.8% và ĐTB = 1.763); kế tiếp là hài lòng với điều kiện phục vụ cho vui chơi, giải trí (chiếm 48.5% và ĐTB = 1.40). Với những số liệu thu được qua nghiên cứu, mức độ thích ứng của sinh Thấp viên với ĐK. PTHT như sau: Cao 12,2 Số liệu biểu đồ 2.4 cho thấy, phần lớn sinh viên thích ứng với ĐK, PTHT ở mức độ trung bình (66.2%), mức độ cao là 21.6% và mức độ thấp là 12.1%. 22,6% % Trung bình 66,2% Biểu đồ 2.4: Mức độ thích ứng của sinh viên với ĐK, 2.1.5. Tổng hợp mức độ thích ứng hoạt động học tập của sinh viên Căn cứ vào cách đánh giá được trình bày và kết quả phân tích các chỉ số TƯHĐHT, mức độ TƯHĐHT của sinh viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng như sau: Thấp 6,9% Cao 22,1% Trung bình 71% Biểu đồ 2.5: Mức độ thích ứng với HĐHT của sinh Các số liệu biểu đồ 2.5 cho thấy, thích ứng với TƯHĐHT ở mức độ viên “trung bình” chiếm tỉ lệ cao nhất (71%); thích ứng ở mức độ “cao” chiếm tỉ lệ 15 không nhiều (22.1%); vẫn còn một bộ phận sinh viên thích ứng ở mức độ “thấp” (6.9%). Mức độ thích ứng với TƯHĐHT của sinh viên cụ thể ở từng chỉ số được trình bày trong bảng 2.10. Bảng 2.10: Thứ hạng các chỉ số TƯHĐHT của sinh viên (n=231) Các mức độ (%) Chỉ số thích ứng Thứ TT ĐTB Trung với TƯHĐHT hạng Cao Thấp bình 1 Thích ứng với nội dung học tập 45.0 49.8 5.2 1.29 1 2 Thích ứng với Phương pháp học tập 25.1 64.9 10.0 1.10 2 3 Thích ứng với việc rèn kỹ năng nghề 27.2 49.4 23.4 1.05 4 nghiệp 4 Thích ứng với điều kiện, phương tiện 21.6 66.2 12.1 1.08 3 học tập TƯNN 22.1 71.0 6.9 1.19 2.1.5.1. So sánh mức độ TƯHĐHT với kết quả học tập của sinh viên Trên cơ sở thu thập KQHT của sinh viên học kỳ I năm học 2011-2012 và mức độ TƯHĐHT thu được qua điều tra, chúng tôi xem xét MQH giữa mức độ TƯHĐHT và KQHT của sinh viên. Bảng 2.11: Mối quan hệ giữa mức độ TƯHĐHT và KQHT của sinh viên (n=231) Mức độ Thấp Trung bình Cao Tổng TƯNN KQHT N % N % N % Yếu 6 38 22 14 0 0 28 Trung bình 10 62 127 77 24 47 161 Khá 0 0 15 9 27 53 42 Tổng 16 164 51 231 Theo số liệu bảng 2.11 sinh viên có mức độ TƯHĐHT “cao” đạt KQHT loại “khá” chiếm 53%; đạt KQHT “trung bình” chiếm 47%; không có sinh viên nào có KQHT “yếu”. Với mức độ thích ứng “thấp”, sinh viên có KQHT “yếu” chiếm 38% và KQHT loại “trung bình” chiếm 62%, không có sinh viên nào đạt KQHT loại “khá”. Với mức độ thích ứng “trung bình”, sinh viên đạt KQHT loại “khá” chiếm 9%, đạt KQHT “trung bình” chiếm 77% và KQHT loại “yếu” chiếm 14%. KQHT là một trong các yếu tố phản ánh mức độ thích ứng với ngành học của sinh viên, tuy nhiên, cần chú ý đến những sinh viên có mức độ thích ứng “cao” nhưng KQHT chỉ đạt loại “trung bình” và những sinh viên có mức độ thích ứng “trung bình” lại đạt KQHT tốt. 2.1.5.2. So sánh mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên theo năm học 16 Với số liệu thu được qua điều tra, mức độ TƯHĐHT sinh viên theo năm học như sau: Bảng 2.12: Mức độ TƯNN của sinh viên theo năm học (n=231) Mức độ TƯNN Năm học N ĐTB SD Thấp Trung bình Cao N % N % N % Năm thứ I 54 1.15 0.23 6 11.11 40 74.07 8 14.81 Năm thứ II 61 1.20 0.24 4 6.56 45 73.77 12 19.67 Năm thứ III 57 1.21 0.19 4 7.02 38 66.67 15 26.32 Năm thứ IV 59 1.23 0.17 3 5.08 42 71.19 14 23.73 Tổng 231 17 165 49 Kết quả bảng 2.12 cho thấy, sinh viên năm thứ ba, thứ tư có khả năng thích ứng tốt hơn so với năm thứ nhất; còn giữa năm thứ hai và năm thứ ba thì mức độ chênh lệch không đáng kể. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về mức độ thích ứng nghề nghiệp giữa sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai và năm thứ ba và giả thuyết chúng tôi đưa ra là phù hợp. 2.2. Một số yếu tố cơ bản tác động đến mức độ TƯHĐHT của sinh viên Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. 2.2.1 Động cơ, thái độ học tập của sinh viên Bảng 2.13: Mối quan hệ giữa TĐHT và mức độ TƯHĐHT của sinh viên (n=231) Mức độ Thấp Trung bình Cao TƯNN Tổng % N % N % N % TĐHT Không tích cực 4 25 7 4 0 0 11 4.8 Tương đối tích cực 12 75 150 92 43 84 205 88.7 Tích cực 0 0 7 4 8 16 15 6.5 Tổng 16 164 51 231 100 Số liệu bảng 2.13 cho thấy, với thái độ học tập “tích cực” sinh viên có mức độ TƯNN “cao” chiếm tỉ lệ (16%), “trung bình” là 4% và không có sinh viên nào ở mức độ “thấp”. 2.2..2. Phương pháp giảng dạy của giảng viên Theo kết quả nghiên cứu, các phương pháp giảng dạy được nhiều sinh viên cho là “phù hợp” đó là “Giảng viên giảng bài, sinh viên tự ghi” (ĐTB = 1.61), “sinh viên đọc tài liệu trước, đặt câu hỏi và giảng viên giải đáp thắc mắc” (ĐTB = 1.67), “Sinh viên chuẩn bị bài theo chủ đề mà giảng viên đề ra cho từng nhóm, trình bày và thảo luận các vấn đề đó với các nhóm khác dưới sự tổ chức của giảng viên” (ĐTB = 1.60) và “Giảng viên phát tài liệu hoặc giới thiệu chủ đề rồi giảng giải, hướng dẫn sinh viên thảo luận” (ĐTB = 1.51) ). Đây là các phương pháp giảng dạy tạo nên sự tích cực, chủ động và tính hợp tác của sinh viên. 17 Phương pháp giảng dạy theo kiểu truyền thống “Giảng viên đọc cho sinh viên ghi” phần lớn sinh viên cho rằng không còn phù hợp với thực tế học tập ở trường đại học (ĐTB = 0.69). Tuy nhiên vẫn còn 29% sinh viên cho là “phù hợp”. 2.2.3. Các điều kiện sư phạm khác Phần 2.1.4 đã phân tích kết quả về mức độ thích ứng của sinh viên với ĐK, PTHT và cho thấy, còn nhiều sinh viên thích ứng ở mức độ “thấp” với ĐK, PTHT (12.1%), nguyên nhân dẫn đến sự kém thích ứng mà sinh viên đưa ra có nguyên nhân như: “tài liệu tham khảo cho môn học còn ít”(40.3%), hoặc “lớp học quá đông nên ít được thực hành trên lớp, ít có cơ hội trao đổi vấn đề một cách sâu sắc”(chiếm 15.2%). Nhiều sinh viên không hài lòng với các điều kiện “đồ dùng, phương tiện phục vụ cho các giờ học trên lớp” (chiếm 29.4%), “các trang thiết bị phục vụ cho các giờ học ngoại khoá, các hoạt động ngoài giờ lên lớp” (chiếm 22.9%) và “giáo trình và tài liệu tham khảo trong thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập” (chiếm 32.0%). 3. Kết luận: - Thích ứng hoạt động học tập của sinh viên sư phạm là quá trình sinh viên tích cực, chủ động hoà nhập với các điều kiện học tập, nội dung và PPHT; tự giác rèn luyện các thích ứng hoạt động học tập ; bồi dưỡng lòng yêu nghề nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết của người cán bộ, giáo viên TDTT, đáp ứng với yêu cầu của ngành TDTT và ngành giáo dục đào tạo hiện nay. - Thích ứng hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng chủ yếu ở mức độ “trung bình”, mức độ thích ứng “cao” không nhiều và vẫn còn một bộ phận sinh viên có mức độ thích ứng “thấp”. Trong đó, sinh viên thích ứng tốt nhất với các mối quan hệ và thích ứng kém nhất với điều kiện, phương tiện học tập ở trường đại học. - Mức độ thích ứng hoạt động học tập tương quan thuận với KQHT của sinh viên. Những sinh viên có mức độ thích ứng “cao”, thường đạt KQHT “khá” hoặc “trung bình”, không có loại yếu. Ngược lại, những sinh viên có mức độ thích ứng “thấp” thường chỉ đạt KQHT “yếu” hoặc “trung bình”. Nói cách khác, mức độ thích ứng hoạt động học tập có ảnh hưởng rất lớn đến KQHT của sinh viên. - Có sự khác biệt về mức độ thích ứng hoạt động học tập giữa các sinh viên qua các năm học. Trong đó, sinh viên năm thứ tư có mức độ thích ứng tốt nhất, kế tiếp là năm thứ ba và cuối cùng là sinh viên năm thứ nhất. Điều đó cho thấy, quá trình học tập ở trường TDTT giúp cho sinh viên ngày càng thích ứng với ngành học. Tuy nhiên, còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng thích 18 ứng của sinh viên và mức độ thích của sinh viên năm thứ tư chênh lệch không đáng kể so với sinh viên năm thứ ba. - Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thích ứng hoạt động học tập của sinh viên. Trong đó, động cơ, học thái độ học tập, phương pháp giảng dạy của giảng viên và các điều kiện sư phạm là những yếu tố cơ bản tác động mạnh mẽ đến thích ứng hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Bích (1982), Thích ứng học đường của sinh viên sư phạm, Khoa Tâm lý – Giáo dục trường đại học sư phạm Hà Nội. 2. Vũ Mộng Đoá (2006), Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên khoa Công tác xã hội và phát triển cộng đồng trường đại học Đà Lạt, Luận văn thạc sỹ. 3. Trần Thị Minh Đức (2004), Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất - Đại học Quốc gia Hà Nội với môi trường đại học, Đề tài nghiên cứu khoa học đặc biệt cấp đại học quốc gia, Hà Nội. 5. Phạm Minh Hạc, Hồ Thanh Bình (1978), Tâm lý học Liên Xô, NXB Tiến bộ Matxcơ. 6. Vũ Thị Nho (1996), Sự thích nghi với hoạt động học tập của học sinh tiểu học, Đề tài cấp Bộ. 7. Đinh Thị Kim Thoa (2004), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Giáo dục, số 17-18, tháng 4/2004. 8. Đinh Thị Kim Thoa (2005), Vấn đề hướng nghiệp trong các trường sư phạm, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế “Đối thoại Pháp – Á về các vấn đề và hướng đi cho Giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam”, tháng 1/2005. 9. Đậu Xuân Thoan (2002), Phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động học tập của sinh viên, Tạp chí Giáo dục số 27/2002. 19 NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN VŨ ĐIỆU RUMBA CHO SINH VIÊN PHỔ TU GIỜ NGOẠI KHÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP.HCM Sinh viên: Nguyễn Thị Quyên Khoa HLTT, trường ĐH TDTT TP.HCM 1. Đặt vấn đề: Trong hệ thống đào tạo của Trường Đại học TDTT TP. Hồ Chí Minh, môn học Khiêu vũ thể thao (KVTT) vừa mới được thành lập không lâu nhưng nó đã được rất nhiều người quan tâm. KVTT là một môn nghệ thuật sử dụng những động tác uyển chuyển, mềm mại của cơ thể. Mỗi một động tác, cử chỉ, chuyển động đều truyền tải cho người xem những thông điệp thông qua ngôn ngữ cơ thể. Chính vì vậy KVTT không chỉ đóng vai trò quan trọng về mặt lý luận mà nó còn là phương tiện giao tiếp trong xã hội hiện đại. Với nhu cầu của giới trẻ hiện nay, để có một sân chơi lành mạnh, giảm căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi. Môn KVTT luôn tạo cho mọi người sự thoải mái, vui vẻ. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả trong công tác huấn luyện và đào tạo, chúng tôi muốn đóng góp những hiểu biết của mình nhằm giúp các bạn sinh viên phổ tu nâng cao trình độ thể lực, kỹ thuật động tác, khả năng cảm thụ âm nhạc, phong cách biểu diễn, đồng thời tạo một sân chơi mới, bổ ích, hứng thú. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu biên soạn vũ điệu Rumba cho sinh viên phổ tu giờ ngoại khóa Trường Đại học TDTT TP.HCM”. Đề tài sử dụng 5 phương pháp nghiên cứu: phương pháp Phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp Phỏng vấn; phương pháp Kiểm tra sư phạm; phương pháp Thực nghiệm sư phạm và phương pháp Toán thống kê. Đối tượng nghiên cứu: Biên soạn các bài tập của vũ điệu Rumba cho chương trình tập luyện giờ ngoại khóa cho sinh viên. Khách thể nghiên cứu: 30 sinh viên phổ tu khiêu vũ Trường Đại học TDTT TPHCM. Thời gian nghiên cứu: tháng 3/2011 đến tháng 3/2012 2. Kết quả nghiên cứu: 2.1. Nghiên cứu thực trạng tập khiêu vũ của sinh viên phổ tu Trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh. + Đánh giá thực trạng tập khiêu vũ của sinh viên phổ tu trường đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan