Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số ký sinh trùng ký sinh trên tôm sú (penaeus monodon) bị bệnh ph...

Tài liệu Nghiên cứu một số ký sinh trùng ký sinh trên tôm sú (penaeus monodon) bị bệnh phân trắng nuôi tại tỉnh thừa thiên huế

.PDF
75
687
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI HOÀNG LÊ THÙY LAN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG KÝ SINH TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon) BỊ BỆNH PHÂN TRẮNG NUÔI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành Mã số : Nuôi trồng thuỷ sản : 60.62.70 Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ KÝ HÀ NỘI, 2010 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 11 năm 2010 Hoàng Lê Thùy Lan Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sư phạm Kỹ thuật - trường ðại học Sư phạm Huế - ðại học Huế ñã tạo ñiều kiện cho tôi tham gia và hoàn thành chương trình cao học tại trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Thông tin - ðào tạo và Hợp tác quốc tế Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, khoa Sau ñại học trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi ñể giúp tôi ñạt ñược kết quả học tập tốt. Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới thầy giáo hướng dẫn – TS. Hà Ký, ñã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện ñề tài. Lời cảm ơn chân thành sâu sắc em xin gửi tới thầy giáo TS. Bùi Quang Tề, cô giáo Th.S Nguyễn Thị Hà ñã tận tình hướng dẫn em trong việc thực hiện ñề tài. Xin cám ơn toàn thể cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh Thủy sản khu vực Miền Bắc ñã tạo mọi ñiều kiện cơ sở vật chất giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn ñến gia ñình và ñồng nghiệp, ñã luôn giúp ñở, ủng hộ và ñộng viên tôi trong suốt thời gian tham gia khoá học cũng như hoàn thành tốt luận văn này. Hà Nội, tháng 11 năm 2010 Hoàng Lê Thùy Lan Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... ii MỤC LỤC Nội dung Trang Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng v Danh mục các hình vi Danh mục các chữ viết tắt vii PHẦN 1. MỞ ðẦU 1 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Vài nét về nghề nuôi tôm sú trên thế giới và dịch bệnh 3 2.2 Hiện trạng nghề nuôi tôm sú trong nước và tình hình dịch bệnh 6 2.3 Một số nghiên cứu về bệnh tôm trên thế giới và trong nước 8 2.3.1 Một số nghiên cứu về bệnh tôm trên thế giới 8 2.3.2 Một số nghiên cứu về bệnh tôm ở Việt Nam 12 2.4 Diễn biến dịch bệnh phân trắng trên tôm sú nuôi ở nước ta 16 PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1 ðối tượng và ñịa ñiểm nghiên cứu 19 3.1.1 ðối tượng 19 3.1.2 ðịa ñiểm 19 3.1.3 Số lượng mẫu thu 19 3.2 Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng 20 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng 20 3.2.2 Phương pháp mô bệnh học 21 3.2.3 Phương pháp thu mẫu 21 3.2.4 Dụng cụ, hóa chất cần thiết ñể giải phẫu và nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh trên tôm Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... iii 21 3.2.5 Phương pháp kiểm tra ký sinh trùng 23 3.2.6 Cố ñịnh, bảo quản và làm tiêu bản ký sinh trùng 24 3.2.7 Phân loại ký sinh trùng 29 3.2.8 Tính cường ñộ và tỷ lệ nhiễm 30 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31 4.1 Dấu hiệu bệnh lý của tôm bị bệnh phân trắng 31 4.2 Số lượng và kích cỡ của tôm ñã kiểm tra 33 4.3 Thành phần loài ký sinh trùng trên tôm sú bị bệnh phân trắng và tôm sú không bị bệnh phân trắng 33 4.3.1 Thành phần giống loài KST trên tôm sú kiểm tra 33 4.3.2 Vị trí phân loại và ñặc ñiểm hình thái của các loài KST trên tôm sú bị bệnh phân trắng và tôm sú không bị bệnh phân trắng 34 4.4 Tỷ lệ nhiễm KST trên tôm sú bị bệnh và không bị bệnh phân trắng 44 4.5 Mức ñộ nhiễm của từng loài KST bắt gặp trên tôm sú bị bệnh và không bị bệnh phân trắng 4.6 Mức ñộ nhiễm của các loài KST trên các cơ quan của tôm sú bị bệnh và không bị bệnh phân trắng 4.6.1 47 Tỷ lệ nhiễm KST trên các cơ quan của tôm sú bị bệnh và không bị bệnh phân trắng 4.6.2 45 47 Tỷ lệ nhiễm và cường ñộ nhiễm của từng loài KST trên các cơ quan của tôm sú bị bệnh và không bị bệnh phân trắng 48 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 5.1 Kết luận 53 5.2 Kiến nghị 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC 61 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... iv DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1. Các bệnh do virus và ký sinh trùng thường gặp trên tôm he (Penaeid shrimp) ở khu vực châu Á. 9 Bảng 3.1. Các bước xử lý mẫu 27 Bảng 4.1. Số lượng, chiều dài và khối lượng tôm sú kiểm tra 33 Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm KST của số mẫu kiểm tra 44 Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm và cường ñộ nhiễm từng loài KST trên các cơ quan của tôm sú Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... v 49 DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình Trang Hình 3.1. Khái quát nghiên cứu ký sinh trùng 20 Hình 4.1. Phân trắng nổi trong ao tôm sú nuôi bị bệnh phân trắng tại Huế 31 Hình 4.2. A. Gan tụy tôm bình thường, B. Gan tụy tôm sú bị bệnh phân trắng 32 Hình 4.3. A gan tụy tôm khỏe, B gan tụy tôm bị bệnh phân trắng 32 Hình 4.4. Paraophioidina scolecoides trong ruột tôm sú (mẫu tươi, không nhuộm 35 Hình 4.5. Paraophioidina scolecoides trong ruột tôm sú 35 Hình 4.6. Cephalolobus penaeus trong ruột tôm sú bị bệnh phân trắng 37 Hình 4.7. A – Vi bào tử trong gan tụy tôm sú bị bệnh phân trắng (nhuộm Gram - mẫu thu ở Quỳnh Lưu-Nghệ An), B – Vi bào tử trong gan tụy tôm sú bị bệnh phân trắng (theo Nguyễn Thị Hà, 2010) 38 Hình 4.8. Tế bào mô hình ống gan tụy nhiễm vi bào tử (nhuộm H&E, mẫu ở Huế) 38 Hình 4.9. Gan tụy tôm sú nhiễm Vi bào tử (nhuộm giemsa, mẫu ở Huế, 2010) 39 Hình 4.10. Epistylis sp. ký sinh trên tôm sú bị bệnh phân trắng 40 Hình 4.11. Epistylis sp. ký sinh trên tôm sú bị bệnh phân trắng 41 Hình 4.12. Z. sinense ký sinh trên tôm sú bị bệnh phân trắng 42 Hình 4.13. Vorticella sp. ký sinh trên tôm sú bị bệnh phân trắng (mẫu tươi không nhuộm) Hình 4.14. Mức ñộ nhiễm của từng loài KST trên tôm sú bị bệnh phân trắng 44 45 Hình 4.15. Tỷ lệ nhiễm của từng loài KST trên tôm sú bị bệnh và không bị bệnh phân trắng 46 Hình 4.16. Tỷ lệ nhiễm KST trên các cơ quan của tôm sú 47 Hình 4.17. Cường ñộ nhiễm KST trên mang tôm sú 50 Hình 4.18. Cường ñộ nhiễm KST trên phần phụ tôm sú 51 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Từ gốc H&E Hematoxyline & Eosin CðN Cường ñộ nhiễm CðCNTB Cường ñộ cảm nhiễm trung bình CTV Cộng tác viên HPV Hepatopancreatic Parvo-like Virus (Virus gây bệnh gan tụy và bệnh còi trên tôm IHHNV Infectious hypodermal and haematopoietic necrosis (Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu KST Ký sinh trùng MBV Monodon Baculovirus (Virus gây bệnh còi trên tôm) NTTS Nuôi trồng thủy sản PCR Polymerase Chain Reaction (Phản ứng tổng hợp dây chuyền) TLN Tỷ lệ nhiễm Trùng/tt Trùng/thị trường kính hiển vi 10x10 TSV Taura Syndrome virus (Virus gây bệnh Taura trên tôm he) Viện NC NTTS 1 Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 YHV Yellow-head virus (Virus gây bệnh ñầu vàng) WSSV White spot syndrome virus (Hội chứng virút ñốm trắng) Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... vii PHẦN 1. MỞ ðẦU Nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon) phát triển rất nhanh trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ñóng vai trò rất lớn trong việc cải thiện ñời sống của các cộng ñồng dân cư ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ. Mặt hàng tôm mà chủ yếu là tôm sú ñang chiếm trên 18,5% về số lượng và trên 43,5% về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, ñã góp phần khẳng ñịnh thế mạnh thứ hai của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên, dịch bệnh ñang là trở ngại chính của nghề nuôi tôm sú. Một số bệnh là nguyên nhân gây chết hàng loạt tôm nuôi như bệnh ñốm trắng (WSSV), bệnh ñầu vàng (YHV), bệnh còi (MBV), bệnh do vi-rút gây hoại tử gan tụy (HPV), bệnh do vi khuẩn và những bệnh về dinh dưỡng .v.v.. Bên cạnh ñó, trong mấy năm gần ñây, ở những ao nuôi tôm sú còn xuất hiện loại bệnh gây tác hại không kém ñược gọi là bệnh phân trắng. Bệnh phân trắng trên tôm sú diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, gây thiệt hại ở hầu hết cả nước Việt Nam, trong ñó ñặc biệt là khu vực miền Trung và những vùng nuôi trên cát là nơi bệnh xuất hiện với tần suất lớn và ñang là bệnh gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm này (Nguyễn Khắc Lâm và ctv, 2004). Năm 2002, có khoảng 450 ha ao nuôi ở huyện Tuy Hòa-Phú Yên, 300 ha ở tỉnh Khánh Hòa, 60 ha ở tỉnh Bình ðình xuất hiện bệnh phân trắng. Năm 2003 bệnh tiếp tục phát triển lan rộng ra nhiều tỉnh như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, trong khi ñó Ninh Thuận cũng có diện tích bị bệnh phân trắng trong cả 2 vụ lên ñến 600 ha, và chỉ trong 6 tháng ñầu năm 2004 số diện tích bị dịch bệnh lên ñến 500 ha. Năm 2009, toàn tỉnh Sóc Trăng ñã có trên 30.000 ha tôm sú thả nuôi bị chết, trong ñó một số diện tích tôm chết do ñã xuất hiện bệnh phân trắng. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có hàng trăm ha nuôi tôm bị bệnh, trong ñó có bệnh phân trắng làm cho tôm còi cọc, chậm lớn. Thực tế tác nhân gây bệnh phân trắng trên tôm sú nuôi vẫn chưa ñược Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 1 xác ñịnh, mặc dù bệnh này xảy ra phổ biến ở nhiều khu vực nuôi. Có nhiều ý kiến nhận ñịnh về tác nhân gây bệnh phân trắng. Theo tiến sĩ Bùi Quang Tề bệnh gây ra có thể do nhóm nguyên sinh ñộng vật Gregarine gây tổn thương thành ruột, dạ dày tạo ñiều kiện cho nhóm vi khuẩn Vibrio gây hoại tử thành ruột tạo nên các ñốm trắng hay vàng nhạt trên thành ruột. ðặng Thị Hoàng Oanh (2008) cũng phát hiện thấy nhóm nguyên sinh ñộng vật Gregarine với tỷ lệ khá cao (32,38%) và nhóm trùng loa kèn cũng ñược tìm thấy trên tôm sú bị bệnh. Do chưa xác ñịnh ñược tác nhân chính gây bệnh phân trắng trên tôm sú nuôi nên cho ñến nay vẫn chưa có biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả. Việc xác ñịnh một số ký sinh trùng ký sinh trên tôm sú bị bệnh phân trắng có ý nghĩa thiết thực trong việc góp phần xác ñịnh tác nhân gây bệnh này trên tôm sú nuôi, từ ñó ñưa ra ñược những biện pháp phòng trị hữu hiệu bệnh phân trắng, ñặc biệt ñối với nhiều vùng nuôi tôm sú ở tỉnh Thừa Thiên Huế ñang bị thiệt hại nặng nề do bệnh phân trắng gây ra. Xuất phát từ thực tế ñó tôi thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu một số ký sinh trùng ký sinh trên tôm sú (Penaeus monodon) bị bệnh phân trắng nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. 1. Mục tiêu nghiên cứu: Xác ñịnh mức ñộ nhiễm một số giống loài ký sinh trùng ký sinh trên tôm sú bị bệnh phân trắng nuôi tại Tỉnh Thừa thiên Huế. 2. Nội dung nghiên cứu: - Thu mẫu, phân loại ñể xác ñịnh thành phần giống, loài ký sinh trùng trên tôm sú bị bệnh phân trắng nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thu mẫu, phân loại ñể xác ñịnh thành phần giống loài ký sinh trùng ký sinh trên tôm sú không bị bệnh phân trắng nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. - Xác ñịnh tỷ lệ nhiễm và cường ñộ nhiễm ký sinh trùng trên tôm sú bị bệnh phân trắng và không bị bệnh phân trắng nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Vài nét về nghề nuôi tôm sú trên thế giới và dịch bệnh Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) là ngành kinh tế quan trọng ñóng góp một phần ñáng kể trong thị phần xuất khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới. Sản lượng nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản trên thế giới trong hơn một thập niên qua tăng ñáng kể ñạt 120,7 triệu tấn năm 1995, nếu tính từ năm 1989 sản lượng gia tăng hàng năm vào khoảng 15,6 triệu tấn. Hầu hết sản lượng gia tăng ñều ñến từ nuôi trồng thủy sản (FAO, 1997). Trong ñó, sản lượng tôm nuôi ñược ñóng góp chủ yếu từ một số nước châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Bangladesh và Việt Nam. Chỉ tính riêng năm 2003 tổng sản lượng tôm nuôi trên thế giới ñạt 1,8 triệu tấn trong ñó Châu Á chiếm 82% (Ling và ctv, 2001). Tuy nhiên từ năm 1990 - 1995 sản lượng tôm nuôi có xu hướng giảm sút do các nguyên nhân từ sự suy thoái môi trường, quản lý ao nuôi không hợp lý và sự thất thu do dịch bệnh (FAO, 1997). Trong ñiều tra về nuôi tôm trên toàn cầu của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), năm 2001, dịch bệnh ñã gây thiệt hại khoảng 22% tương ñương với 1 tỷ USD; và theo ñánh giá của nhóm này thì trong 15 năm qua nghề nuôi tôm thế giới bị thiệt hại nặng khoảng 15 tỷ USD do dịch bệnh gây ra. Báo cáo ñầu tiên ñược công bố rộng rãi về tình hình dịch bệnh của tôm là Monodon baculovirus (MBV) tại ðài Loan vào giữa năm 1980 (Timothy và ctv, 2005). MBV hiện diện phổ biến ở các Châu lục, gây bệnh cho tôm nuôi và tôm tự nhiên (Lightner và Redman, 1981). Tiếp theo ñó là dịch bệnh gây hoại tử do vi rút gây hoại tử hệ thống gan tuỵ của tôm (IHHNV) tại Châu Mỹ, vi rút gây bệnh ñầu vàng (YHV) tại Thái Lan, hội chứng Taura (TSV) tại Châu Mỹ. Virus gây bệnh ñầu vàng YHV Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 3 cũng ñược xem là một trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm trước ñây ở Thái Lan (Flegel, 1997; Flegel và ctv, 1995, 1997). Loài virus này ñã gây thiệt hại trên tôm nuôi ở Thái Lan khoảng 40 triệu USD năm 1992. Sau sự bùng nổ dịch bệnh ñầu vàng ở Thái Lan là bệnh ñốm trắng (Flegel và ctv, 1997). Bệnh ñốm trắng nhanh chóng lan rộng ra khu vực Châu Á, lan sang Châu Mỹ và gây thiệt hại lớn từ năm 1999. Năm 2009, bệnh ñốm trắng cũng ñược báo cáo ñã xuất hiện tại một số nước như Myanma, Philippin, Srilanka, Malaisia, Thái Lan (NACA và FAO, 2009). WSSV, YHV, TSV ñã gây thành dịch bệnh toàn cầu trên cả hai ñối tượng nuôi phổ biến là tôm sú và tôm chân trắng. ðối với bệnh do tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, các nghiên cứu cho thấy việc giảm sút sản lượng tôm nuôi liên quan ñến bệnh vi khuẩn thường do chính nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra (Ruangpan, 1987). Vấn ñề này xảy ra khá phổ biến ở các nước châu Á nơi mà việc nuôi tôm ñược xem là hoạt ñộng chính yếu trong nuôi trồng thủy sản. Bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio ñã gây thiệt hại kinh tế trong nuôi tôm công nghiệp ở Philippines (Fernandez và Mayo, 1994), Ấn ðộ (Raju, 1994) và Indonesia (Sulasmi và ctv, 1994; Taslihan và Wijayati, 1994). Một số loài vi khuẩn Vibrio như V. harveyi, V. vulnificus và V. parahaemolyticus ñã gây ra dịch bệnh lớn ở Thái Lan (Nash và ctv, 1992.) và Philippines (Lavilla-Pitogo và ctv, 1990). Theo Chen (1992), khi nghiên cứu bệnh trên tôm sú nuôi ðài Loan cho thấy, có ñến 84,6% vi khuẩn Vibrio tồn tại trong khối gan tụy của tôm. Nghiên cứu về bệnh tôm, Jayasree và ctv (2006) cho rằng 5 loại bệnh xuất hiện là bệnh mòn cụt ñuôi, bệnh chết ñỏ ở tôm, bệnh vỏ, hội chứng mềm vỏ và WGD ñều do vi khuẩn Vibrio spp gây ra trên tôm sú trong các ao tôm ven biển Andhra Pradesh . Một số bệnh tôm còn do ký sinh trùng gây ra như bệnh trùng hai tế bào Gregarines, bệnh do vi bào tử. Gregarines ký sinh chủ yếu trong ruột ñộng vật không xương sống, có chu kì sống trực tiếp (John và ctv, 1979). Bệnh Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 4 Gregarines xuất hiện ở nhiều loài giáp xác nuôi biển khác nhau tại Châu Á, châu Mỹ, bệnh thường xảy ra ở hệ thống ương nuôi và ương thịt. Gregarines thường ký sinh ở tôm sú P. monodon với mức ñộ nhiễm rất cao, có trường hợp tỷ lệ nhiễm 100% (Shariff và Subasinghe, 1992). Ở Việt Nam, qua kiểm tra tôm thẻ, tôm sú nuôi có nhiễm Nematopsis sp ở ruột và dạ dày, mức ñộ nhiễm rất cao, tỷ lệ từ 70-100%, bệnh ñã xảy ra nhiều trong các ao nuôi tôm sú thâm canh ở cuối chu kỳ nuôi (Bùi Quang Tề, 1998, 2002). ðối với bệnh do vi bào tử ở tôm: Vi bào tử ký sinh trong các tổ chức của tôm, chúng bám vào cơ vân gây nên những vết tổn thương lớn làm ñục mờ cơ vì thế nên gọi là bệnh tôm “sợi bông trắng”. Bệnh này còn ñược gọi bằng tên khác như: bệnh tôm bông ở tôm he (Cotton shrimp disease), bệnh vi bào tử ở tôm he (Microsporidia Disease), bệnh tôm sữa (Milk Disease). ðối với tác nhân gây bệnh này người ta ñã phát hiện có 3 giống vi bào tử thường ký sinh gây bệnh ở tôm he: Giống Thelohania Hennguy, 1892 (Agmasoma), Giống Pleistophora Gurley, 1893 (Plistophora), giống Ameson (Nosema) (ðỗ Thị Hòa và ctv, 2004). Năm 2000-2002 ở Thái Lan ñã phát hiện bệnh chậm lớn ở tôm sú nuôi, tác nhân là do 1 chủng vi bào tử ký sinh ở gan tụy. Bệnh ñã gây thiệt hại gần 300 triệu USD năm 2002 (Kanokporn Chayaburakul và ctv, 2004). Năm 2009, theo Somjintana Tourtip và ctv, ñã công bố vi bào tử gây bệnh trong gan tụy của tôm sú là loài vi bào tử nội ký sinh Enterocytozoon hepatopenaei. Vi bào tử Enterocytozoon hepatopenaei (Enterocytozoonidae) ñược xác ñịnh ký sinh trên gan tôm sú. Các giai ñoạn phát triển khác nhau của vi bào tử trùng cũng ñược miêu tả, từ giai ñoạn sớm bào nang dạng amip cho ñến bào tử trưởng thành trong tế bào chất của tế bào vật chủ. Các ñĩa cực và dạng sớm của các sợi cực phát triển trong nguyên sinh chất của bào nang dạng amip ñể mọc chồi và giải phóng ra khỏi bề mặt của bào nang. Nghiên cứu cũng cho biết bào tử trưởng thành có hình oval, kích thước 0.7*1.1 µm, chứa một nhân ñơn, 5-6 sợi cực, một không bào phía Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 5 sau, một ñĩa móc gắn với sợi cực và một lớp thành electron dày (Somjintana Tourtip và ctv, 2009). Ngoài ra, trong ao nuôi có xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như: tôm bị bệnh phân trắng, gan tôm bị teo hoặc rữa ñược gọi là bệnh “phân trắng” (White faeces). Thông tin về bệnh ñã ñược ñăng tải trên tạp chí Nuôi trồng Thủy sản Châu Á - Thái Bình Dương, 2006. Theo Chalor Limsuwan (2006), bệnh phân trắng trên tôm sú có thể do vi khuẩn hoặc do nguyên sinh ñộng vật ñơn bào (Gregarine). Tuy nhiên theo nhận xét của tác giả thì trong hầu hết các trường hợp là do vi khuẩn. Pornlerd Chanratchakool (2004) cũng thông báo bệnh có xuất hiện tại một số khu vực nuôi tôm sú ở Việt Nam. Nhìn chung các thông tin ñó dừng lại ở mức ñộ thông báo về hiện tượng chứ chưa nghiên cứu sâu về bệnh này. 2.2. Hiện trạng nghề nuôi tôm sú trong nước và tình hình dịch bệnh Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam ñang là ngành phát triển mạnh và nhanh chóng trong những năm gần ñây. Theo thống kê mới nhất của FAO về xuất khẩu tôm sú trên thế giới (2006), Việt Nam tiếp tục 4 năm liền ñứng thứ 1 về giá trị xuất khẩu, sản lượng với 131.615 tấn, ñạt 1,25 tỷ USD. Năm 2008 tôm tiếp tục là nhóm sản phẩm xuất khẩu dẫn ñầu với khoảng 185.000 tấn, trị giá 1,6 tỷ USD so với năm 2007. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết tính ñến hết tháng 11/2009, xuất khẩu tôm của Việt Nam ñạt 190.490 tấn, trị giá trên 1,518 tỉ USD, tăng 7,4% về lượng và 0,73% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, dịch bệnh ñang là trở ngại chính và gây nhiều khó khăn cho nghề nuôi tôm sú. ðã có nhiều nghiên cứu về bệnh liên quan ñến việc xác ñịnh các tác nhân gây bệnh chính trên tôm nuôi ở ðồng bằng Sông Cửu Long cho thấy ngoài tác nhân gây bệnh thuộc nhóm Vibrios còn ghi nhận sự xuất hiện của hai tác nhân gây bệnh virus quan trọng là MBV (Monodon Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 6 Baculovirus) và WSSV (White Spot Syndrom Virus) (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 1997). Tại miền Bắc, theo Mai Văn Tài và ctv (2008), năm 2004 tỷ lệ nhiễm bệnh ñốm trắng do vi rút là khá cao, tại Hải Phòng là 36%, Nam ðịnh 30,3%, Thanh Hóa 40%, Nghệ An (28,5%) và Hà Tĩnh 18,5%. Bệnh ñầu vàng cũng xuất hiện với tỷ lệ nhiễm cao tại các tỉnh Hải Phòng, Nam ðịnh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Năm 2005, 2006, bệnh ñốm trắng vẫn là yếu tố trực tiếp gây chết ở một số khu vực thuộc các tỉnh Hải Phòng, Nam ðịnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế. Năm 2008, tại các vùng nuôi tôm ở ðồng bằng sông Cửu Long, tình trạng tôm sú chết hàng loạt ñã diễn ra trên diện rộng, trên khoảng 100.000 ha, trong ñó hơn 85% là diện tích luân canh lúa - tôm sú kết hợp. Năm 2009, bệnh ñốm trắng cũng ñược báo cáo ñã xuất hiện ở nước ta tại một số tỉnh Bạc Liêu, Bình Thuận, Long An, Cà Mau, ðồng Nai, Quảng Bình (NACA và FAO, 2009). Cũng trong năm này, diễn biến dịch bệnh trên tôm sú nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế ñang có chiều hướng gia tăng. Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Thừa Thiên Huế, bệnh tôm bắt ñầu xuất hiện vào cuối tháng 3 ñầu tháng 4/2010, tính ñến ñầu tháng 4/2010 tổng diện tích tôm sú trên toàn tỉnh bị nhiễm bệnh là 10 ha, xảy ra ở huyện Phú Lộc và Phú Vang. ðến cuối tháng 5 tổng diện tích tôm bị bệnh ñã lên tới 889,7 ha. Trong ñó có 20,2 ha/63 hồ ñược xác ñịnh tôm bị bệnh ñốm trắng, 869,5 ha/2.648 hồ tôm ñược xác ñịnh là bị nhiễm bệnh khác có khả năng lây lan. Hiện bệnh tôm ñã và ñang xảy ra trên ñịa bàn bốn huyện nhưng bùng phát mạnh trên hai huyện là Phú Lộc, Phú Vang (Nguyễn Thị Mai, 2010). Chi cục Nuôi trồng thủy sản Thừa Thiên - Huế còn cho biết, ñến nay, (06/05/2010), toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế ñã có trên 180 ha ao tôm nuôi bị chết; trong ñó có 18 ha bị bệnh ñốm trắng và 162 ha bị bệnh môi trường, ñầu vàng… làm chết khoảng 200 triệu con tôm giống từ 30 - 40 ngày tuổi. Số tôm Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 7 chết chủ yếu tập trung ở các huyện Phú Vang (gần 100 ha), Phú Lộc (trên 75 ha), Quảng ðiền (3,25 ha) và Hương Trà (gần 2 ha) (Bùi Quang Tề và ctv, 2010). Cho ñến nay thì một số bệnh nguy hiểm như hội chứng vi rút ñốm trắng (WSSV), bệnh ñầu vàng (YHD), bệnh hoại tử của cơ quan tạo máu (IHHNV), MBV thường gặp trên tôm sú nuôi cũng ñã ñược nghiên cứu sâu và có nhiều báo cáo tại Việt Nam. Tuy nhiên những báo cáo về bệnh phân trắng mới chỉ dừng lại ở một số báo cáo về sự xuất hiện bệnh mà chưa xác ñịnh ñược nguyên nhân và tác nhân gây bệnh, mặt dù bệnh này xảy ra phổ biến ở nhiều khu vực nuôi. 2.3. Một số nghiên cứu về bệnh tôm trên thế giới và trong nước 2.3.1. Một số nghiên cứu về bệnh tôm trên thế giới Nghiên cứu về bệnh tôm mới chỉ ñược phát hiện và tập trung trong vòng hơn 30 năm nay. Các nhà nghiên cứu ñã ñưa ra nhiều phương pháp nhằm tìm ra tác nhân gây bệnh trên tôm, từ ñó ñưa ra các phương pháp phòng và trị bệnh. Gây bệnh cho tôm nuôi do bởi nhiều tác nhân, trong ñó nhóm tác nhân gây bệnh là vi rút gây thiệt hại khoảng 60%, tiếp theo là vi khuẩn 20%, tác nhân gây bệnh là nấm gây thiệt hại khoảng 7%, 5% do ký sinh trùng và 8% còn lại không rõ tác nhân. Chỉ có khoảng 6 loài vi rút ñược phát hiện trên tôm vào những năm 1980, nhưng con số này ñã lên tới hơn 20 loài vào những năm 1990 (Hernandez-Rodriguez và ctv, 2001) và con số mới nhất ñược công bố hiện nay (2007) là khoảng 30 loại (Lightner và Redman, 2007). ðặc biệt, các bệnh truyền nhiễm do nhóm virus WSSV (White Spot Syndrome Virus), YHD (Yellow Head Disease) là những bệnh ñiển hình về mức ñộ gây thiệt hại nghiêm trọng. Phương pháp mô bệnh học và sinh học phân tử ñang ñược ứng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 8 dụng rộng rãi ñể chẩn ñoán, xác ñịnh WSSV, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp hữu hiệu khác như huyết học, ELISA, các kỹ thuật ứng dụng của PCR (Polymerase Chain Reaction) như Nested PCR, Realtime PCR… Bệnh MBV cũng khá phổ biến trên tôm sú nuôi, tôm bị nhiễm bệnh thân chuyển màu xám xanh ñến xanh sậm ñen, giảm ăn, kém linh hoạt và chậm tăng trưởng. Năm 1991, Kazuo Mômyama tổng kết tại Nhật Bản cho biết có khoảng 900 triệu con thuộc 20 loài giáp xác ñược sản xuất tại các trại giống và nuôi trong các ao ñầm bị nhiễm bệnh do Baculovirus. Trong ñó tôm sú Penaeus monodon là loài ñược nuôi nhiều thứ 2 sau tôm he Nhật Bản và chủ yếu nuôi ở vùng Yamaguchi bị bệnh MBV (Fulk Wendy và Main Kevan, 1992). Lightner (1996), Brock và Lightner (1990), Fulk và Main (1992) ñã ñưa ra một số bệnh thường gặp do virus và ký sinh trùng gây bệnh trên tôm he nuôi tại khu vực châu Á như sau: Bảng 2.1. Các bệnh do virus và ký sinh trùng thường gặp trên tôm he (Penaeid shrimp) ở khu vực châu Á. Bệnh do virus Bệnh do ký sinh trùng +Hội chứng ñốm trắng (WSBV) +Bệnh Leucothrix mucor +Bệnh ñầu vàng (YHD) +Bệnh trùng hai tế bào +Bệnh BMN và MBV +Bệnh sinh vật bám +Bệnh nhiễm trùng dưới vỏ và hoại +Bệnh tôm bông tử cơ quan tạo máu (IHHNV) +Bệnh HPV +Hội chứng REO virus Chen và ctv tổng kết năm 1989-1990 tại ðông Nam Á cho biết các ký sinh trùng gây bệnh thường gặp ở tôm là các dạng sinh vật bám như Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 9 Zoothamnium, Epistylis, trùng ống hút Acineta và bệnh trùng hai tế bào Gregarine… (Fulk Wendy và Main Kevan, 1992). Couch và Liao nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng trên tôm nuôi ở khu vực phía Nam ðài Loan. Kết quả nghiên cứu cho thấy tôm nuôi thường nhiễm ký sinh trùng giống Zoothamnium sp. với tỷ lệ nhiễm lên ñến 80%. Baticados (1988), Liao (1977) và Overstreest (1973) cũng có công trình nghiên cứu về tôm nuôi ở Thái Lan và ðài Loan cho thấy 2 loài ký sinh trùng 2 tế bào Gregarine ký sinh ở ruột tôm nuôi với tỷ lệ nhiễm ñến 94% (Nguyễn Khắc Lâm, 2009). ðối với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, các vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở tôm là vi khuẩn Vibrio, Pseudomonas. Nhóm gây hiện tượng tôm mòn vỏ, hoại tử phụ bộ, ñốm ñen, nâu ghi nhận là do các nhóm Vibrio, Aeromonas và Pseudomonas (Alapide-Tendencia và de la Pina, 2001). Bệnh do nhóm Vibrio phát sáng ñã gây thiệt hại kinh tế trong nuôi tôm công nghiệp ở Philippines, Ấn ðộ và Indonesia ñược xác ñịnh là Vibrio harveyi, Vibrio cholerae (Lightner, 1996). Nghiên cứu về bệnh do vi bào tử ở giáp xác cũng ñược nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu. Vi bào tử ký sinh ở nhiều loài giáp xác, hiện nay ñã mô tả các giống: Agmasoma, Ameson, Nosema, Pleistophora, Tuzetia, Thelohania, Flabelliforma, Glugoides, Vavraia, Ordospora, Nadelspora, Enterospora và Enterocytozoon (Kelly, 1987; Landgdon, 1991; Elizabeth et al., 2002; Moodie et al., 2003; Amogan et al., 2006; Stentiford et al., 2007; Somjintana et al., 2009), 50 loài vi bào tử ký sinh ở nhóm chân chèo (Copepoda); 30 loài vi bào tử ký sinh ở Cladocera và hơn 30 loài ở tôm nước mặn, tôm he (P. monodon, P. merguiensis, P. setiferus...), tôm nước ngọt (Cherax quadricarinatus, Cherax spp. ...), cua (Cancer magister, C. maenas) và tôm hùm (Panulirus ornatus và P. cygnus). Năm 1992, Flegel và ctv nghiên cứu về bệnh tôm bông trên tôm sú (Penaeus monodon) ở Thái Lan. Trong kết quả, tác giả cho biết năm 1989 tôm sú chết với tỷ lệ Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 10 chết cao (trên 24%) là do tác nhân gây bệnh vi bào tử thuộc giống Agmasoma (Thelohania). Kiểm tra dưới kính hiển vi ñiện tử cho thấy giai ñoạn phát triển nhân ñôi và giai ñoạn bào tử ở P. monodon và P. merguiensis không có sự khác biệt về mặt hình thái học. Tôm sú nuôi dễ bị nhiễm bệnh tôm bông trong suốt giai ñoạn sinh trưởng và dễ nhạy cảm bởi các yếu tố môi trường. Tác nhân gây bệnh vi bào tử Agmasoma sp ở giai ñoạn trưởng thành có kích thước 3 x 6 pm, trong bào nang có 8 bào tử. Tác giả còn cho biết kết quả ñề tài về tác nhân gây bệnh là giống vi bào tử Thelohania hay Agmasoma (Hazard và Oldacre, 1975) cũng tương tự với kết quả các tác giả khác ở Thái Lan như Donyadol et al., 1985; Prascrtphol, 1989 . Kanokporn Chayaburakul và ctv (2004) ở Thái Lan ñã tìm ra dạng vi bào tử trên tôm sú. Các tiêu bản mô học cho thấy một dạng ký sinh trùng thuộc lớp protozoan có khả năng kết thành bào tử chưa mô tả trước ñây và không phát hiện ñược bằng phương pháp PCR. Biến ñổi về mô bệnh học gây ra bởi trùng vi bào tử này là hoại tử các tế bào biểu mô, kết mảng và ngấm qua màng máu của cơ quan gan tụy. Ở giai ñoạn sớm thấy sự có mặt của các tế bào Lipid R, các tế bào biểu mô của ống gan tụy bị hoại tử từ nhẹ ñến vừa phải, xuất hiện sự gia tăng của các tế bào ưa kiềm, giảm lipid tế bào, nhân tế bào bị tiêu biến. Ở giai ñoạn muộn, ñặc trung là sự giảm các tế bào lipid, các ống gan bị teo lại, các tế bào biểu mô ống gan tụy bị bong tróc; một số tế bào biểu mô bong ra bị phình to do một số lượng lớn bào tử trong nguyên sinh chất . Theo Somjintana Tourtip và ctv, 2009 - Thái Lan: tìm thấy vi bào tử (Enterocytozoon hepatopenaei) ký sinh trong gan tụy của tôm sú (Penaeus monodon). Vi bào tử Enterocytozoon hepatopenaei (Enterocytozoonidae), ñược xác ñịnh ký sinh trên gan tụy tôm sú. Các giai ñoạn từ hợp tử sinh bào tử vô tính (sporogonal plasmodia) ñến bào tử trưởng thành chúng ñều kí sinh trong tế bào chất của tế bào gan tụy hình ống (vật chủ). Có rất nhiều nhân bào tử vô tính kết dính trực tiếp với tế bào chất và chứa rất nhiều hạt nhỏ (Bleb) trên bề mặt tế bào tôm. Theo Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 11 Toubiana và ctv, 2004 vi bào tử ký sinh trên ba loài tôm he: Fenneropenaeus indicus, Penaeus monodon và P. semisulcatus, ở Madagascar; bệnh vi bào tử (Enterospora canceri) trên cua (Stentiford và ctv, 2007); Trong mấy năm gần ñây, trong các ao nuôi tôm sú còn xuất hiện loại bệnh mới ñược gọi là bệnh phân trắng trên tôm sú nuôi, gây thiệt hại ñáng kể cho người nuôi tôm. Tuy nhiên so với các nghiên cứu khác về bệnh tôm sú thì những nghiên cứu về bệnh phân trắng còn rất ít. Theo Uma và ctv (2008) ñã ñặt tên bệnh phân trắng là Swollen Hindgut Syndrome (SHG) và cho rằng bệnh do ba loài vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio gây ra bao gồm: Vibrio harveyi, V. alginolyticus và V. Campbellii. Niti Chuchird và ctv (2008) cũng nghiên cứu về nguyên nhân của tôm sú bị bệnh phân trắng nuôi trong các ao có ñộ mặn thấp (3 - 5‰). Theo nhóm tác giả này, tôm ở giai ñoạn 70 – 80 ngày có xuất hiện hiện tượng phân trắng, ñó là những ñoạn phân trắng dài trên mặt nước. Tôm có màu tối và dạt vào bờ. Khi phân lập vi khuẩn thì thấy xuất hiện 2 loài vi khuẩn là V. alginolyticus và V. parahaemolyticus. Tác giả cũng so sánh về tôm khi thu hoạch: sản lượng trung bình, trọng lượng và tỷ lệ sống của tôm ở ao nuôi không bị bệnh cao hơn so với tôm ở những ao bị bệnh phân trắng. 2.3.2. Một số nghiên cứu về bệnh tôm ở Việt Nam Nghề nuôi tôm ở Việt Nam, ñặc biệt là tôm sú nuôi luôn phải ñối mặt với nhiều rủi ro trong ñó có dịch bệnh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. Năm 1990 Phan Văn Lương và ctv (1990) lần ñầu ñã công bố kết quả xác ñịnh ñược nguyên nhân gây chết tôm ở phía Nam chủ yếu do vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Bên cạnh ñó các tác giả cũng ñã ñề xuất một số biện pháp phòng trị bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng như dùng một số chất kháng sinh, Formalin; ñồng thời luôn phải giữ môi trường ao nuôi tôm sạch. Năm 1991, khi bệnh tôm ñã phát triển tập trung ở một số khu vực Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan