Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số giải pháp định hướng nhằm hạn chế tình trạng úng ngập cho thượ...

Tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp định hướng nhằm hạn chế tình trạng úng ngập cho thượng lưu sông phan cà lồ, vĩnh phúc

.PDF
214
27
54

Mô tả:

Nghiên cứu một số giải pháp định hướng nhằm hạn chế tình trạng úng ngập cho thượng lưu sông Phan – Cà Lồ, Vĩnh Phúc TS. Nguyễn Thu Hiền Bộ môn Thủy lực – ĐH Thủy lợi 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sông Phan là nhánh của sông Cà Lồ với chiều dài khoảng gần 60 km, nằm phía hữu sông Cà Lồ, thuộc khu vực đồng bằng có cao độ khoảng 8 – 18 m. Hàng năm trong mùa mưa lũ khu vực sông Phan thường xuyên chịu úng ngập do trực tiếp hứng nước mưa với lượng mưa khá lớn từ tâm mưa Tam Đảo và chịu ảnh hưởng của mực nước cao ở cửa sông Cà Lồ. Khu vực thượng lưu sông Phan – Cà Lồ tập trung chủ yếu là đất canh tác ở vùng đồng bằng và cũng là vùng sản xuất nông nghiệp chính cho tỉnh Vĩnh Phúc. Khu vực này thường xuyên bị úng ngập vào mùa mưa lũ gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp. Để giảm bớt tình trạng úng ngập cho khu vực thượng lưu sông Phan, hệ thống kênh tiêu Bến Tre đã được đề xuất nâng cấp, cải tạo. Các tính toán trong các nghiên cứu trước đây đều chứng tỏ rằng phương án này chỉ giảm được một phần hiện tượng úng ngập vùng thượng lưu sông Phan trước Đầm Vạc. Hiện tượng úng ngập vùng thượng lưu sông Phan vẫn còn đáng kể khi khu vực xuất hiện mưa lớn và mực nước sông Cầu tại Phúc Lộc Phương dâng cao. Điều này có thể gây ra ngập úng cho thành phố Vĩnh Yên, ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến nhiều hoạt động kinh tế của Tỉnh. Bằng việc ứng dụng mô hình toán thủy lực, bài báo này sẽ tập trung nghiên cứu một số giải pháp định hướng nhằm hạn chế tình trạng úng ngập cho thượng lưu sông Phan – Cà Lồ thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. 2. PHẠM VI VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN ÚNG NGẬP Khu vực nghiên cứu thuộc lưu vực sông Cà Lồ. Diện tích vùng nghiên cứu thuộc lưu vực sông Phan - Bến Tre, thượng lưu sông Cà Lồ, khoảng 13.455ha bao gồm 18 xã thuộc huyện Tam Dương, huyện Vĩnh Tường và Thành phố Vĩnh Yên (xem hình 1). Vùng nghiên cứu được bao quanh bởi bờ tả của hệ thống kênh Phó Đáy và bờ tả đê sông Hồng, các suối của sông Phủ Liễn, Hương Đào, Gia Khanh, Ba Hạnh, đê của sông Cà Lồ và dãy núi Tam Đảo. Khu vực nghiên cứu có diện tích lưu vực tiêu là 46.073 ha trong đó diện tích tiêu tự chảy: 31.225ha, diện tích cần tiêu bằng bơm: 14.848ha. Việc tiêu thoát nước của hệ thống vẫn là tiêu tự chảy ra sông Cầu. Các công trình tiêu thoát nước nội đồng với đủ loại phương thức vận hành cho tiêu thoát nước kênh tiêu với cống tiêu tự chảy, đập tràn các trạm bơm tiêu [6]. Qua nghiên cứu đặc điểm về tự nhiên, địa hình, khí tượng thủy văn và hiện trạng các công trình tiêu trong lưu vực nghiên cứu [4] đã cho thấy rằng nguyên nhân chính gây úng, ngập lớn của khu vực bao gồm: - Đặc điểm địa hình của khu vực là trũng đã khiến sông Phan, khu vực hữu Cà Lồ trở thành nơi trữ nước tự nhiên khi khả năng tiêu thoát trong thời kỳ mùa lũ rất hạn chế; - Đặc điểm mưa và phân bố mưa trong các tháng mùa mưa với cường độ mưa khá lớn đặc biệt từ tâm mưa Tam Đảo đã sinh ra một lưu lượng lũ lớn trên lưu vực sông Phan; - Sự đồng thời xuất hiện của mưa lớn nội đồng và mực nước lớn ngoài sông Cầu gây ra ứ và hiện tượng nước vật, cản trở việc tiêu thoát nước của sông Cà Lồ ra sông Cầu. Hình 1: Bản đồ vùng nghiên cứu 3. LỰA CHỌN MÔ HÌNH TÍNH TOÁN Mô hình toán thuỷ lực chính là bài toán dòng không ổn định trong lòng dẫn hở [1, 2, 3] . Hệ phương trình cơ bản chính là hệ phương trình Saint – Venant với biến phụ thuộc Q(x,t) và Z(x,t) như sau: ∂Z ∂Q =q +B ∂t ∂x ∂Q ∂  Q 2 +  ∂t ∂x  A  Q|Q| ∂Z  + gA ∂x + g AC 2 R = 0  (1) (2) Trong đó A là diện tích mặt cắt ướt; Q là lưu lượng; Z là mực nước; t và x là biến không gian và thời gian; q lưu lượng bên trên một đơn vị chiều dài dòng chảy; B chiều rộng mặt thoáng; R là bán kính thuỷ lực, C là hệ số Chezy, g là gia tốc trọng trường. 2 Để giải quyết bài toán này mô hình MIKE11 đã được lựa chọn [2]. Đây là mô hình tính toán thuỷ lực dòng không ổn định biến đổi chậm một chiều của Viện thủy lực Đan Mạch (DHI) đã được áp dụng tại Việt Nam từ đầu những năm 2000. Mô hình MIKE 11 có nhiều tính ưu việt như việc sử dụng dễ dàng, giao diện gần gũi, tốc độ và tính khả thi của mô hình cao. Đặc biệt, khi nghiên cứu các vùng mà các trạm đo lưu lượng hầu như không có mà chỉ có một số các trạm đo mưa, biên của bài toán sẽ được tính toán từ mô hình NAM (là một môdun trong mô hình MIKE 11). 4. MÔ HÌNH HOÁ HỆ THỐNG Sơ đồ tính toán thủy lực của mạng sông trong vùng nghiên cứu đã được xây dựng dựa trên cơ sở (i) bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25000, (ii) tài liệu đia hình và các mặt cắt ngang, dọc của của đoạn sông Phan (từ cống An Hạ), sông Cà Lồ (đến ngã 3 Cà Lồ với sông Cầu tại trạm thủy văn Phúc Lộc Phương), đoạn sông Cà Lồ cụt và kênh Bến Tre, (iii) Các khu chứa bao gồm Đầm Vạc và các khu vực úng ngập ven sông. Sơ đồ tính toán thuỷ lực bao gồm: + Số nút/mặt cắt trong sơ đồ: 82; + Số khu chứa: 4; + Số biên mực nước: 1 ( tại Phúc Lộc Phương) + Biên lưu lượng được tính toán từ mô hình NAM bao gồm 3 biên lưu lượng phân tán và 3 biên lưu lượng tập trung (xem Hình 2.2). Mô hình được chọn là mô hình trận mưa úng năm 1980 với thời đoạn tính toán từ 7:00 ngày 15/08/1980 đến 13:00 20/08/1980 ứng với năm thực tế có mực nước xấp xỉ p = 5%, và mưa nội đồng xấp xỉ 10%. Untitled 10000 n 0 -200 9000 8000 BT - Pha 461.487 7000 2131.21 00 tr Ben 0- n ha 15 5. 0 20 0 8 84 n 0- 63406.9 0 trhcl4 0-10 0-100 29 3686.83 5000 trhcl3 5 65. 3 trhcl2 0 -1 t rh h5 CL 1 an- 01 00 tlph tlph 0-182.48 2000 689 tlphan-h4 0-290. 76 0-325.5 h1 tlphan- 3000 -h3 tlphan t 10 an 43355 00 -t 2 36992.3 28397.9 55406.2 21580.7 000025816.2 0- Ca Lo 31200 htlphan 0-1 cut 0-3800 22 50555.7 100000.2 34613.3 27 0 2100.02 4389.43 6404.9 51000 chu ahu uCL 0 0 -1 000 0 4000 7500 1000 0 2510.93 0 tl p ha 3. 18 Va c-P ha 0 t rh c l5 0 -10 0- 0- nt1 2 chua-tlphan3 5810-6000 0- 15000 2921.19 0 12140.1 t3 0 5000 19219.5 9619.2 nttlphan 0-1 21200 22748.8 tlp 27086 pha 24720.6 l h 0-100 tlP h 56 3 tlp 15365 0 -1 16 ac 0 .4 m V 12 Da 99 a- 7. 19 ch ua 1400.94 2617.61 1 0 chu tlphan-h2 0-240.208 an ph 67 60 4142.31 -tl 0- 11753 5000 an 6000 577 6.1 0 -7 t5 951 c 0-2000 han54. 0700 BT-Va tlp 0 -2 e 0-1 t4 an- Tl u a Phch an 0-5 0 7187.05 hlPh 10000 -50 an 0 000 0 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 11000 12000 13000 15000 14000 Hình 2: SƠ ĐỒ THỦY LỰC 3 5. CÁC PHƯƠNG ÁN TÍNH TOÁN a. Hiệu chỉnh thông số mô hình Các thông số của mô hình được hiệu chỉnh và kiểm đinh dựa theo mô hình trận mưa úng từ ngày 03/10 đến ngày 07/10 năm 1978 dựa trên mực nước quan trắc lớn nhất tại một số vị trí trên Chợ Vàng (TLPHAN 8000), Cống Nghĩa Lập (TLPHAN 16000), Cầu Trắng (TLPHAN 21200) và Đầm Vạc. Kết quả hiệu chỉnh mô hình cho cho thấy mực nước lớn nhất tính toán tại vị trí này khá sát với các giá trị quan trắc mực nước được khảo sát đo đạc trước đây (chênh lệch mực nước lớn nhất tính toán và thực đo trong khoảng từ 1-5 cm). b. Các phương án tính toán: (i) Phương án hiện trạng là phương án khi kênh Bến Tre được cải tạo và kéo dài nối với sông Phan tại vị trí cống An Hạ (hiện kênh này đang được thi công theo dự án của ADB3) [6]. Kênh Bến Tre sẽ vận hành tiêu khi xuất hiện hoặc có nguy cơ xuất hiện mưa lớn trên khu vực. Phương án này được đưa vào tính toán để làm cơ sở so sánh với các phương án đề xuất. (ii) Các phương án đề xuất nhằm hạn chế tình trạng úng ngập cho khu vực: Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân úng ngập vùng thượng lưu sông Phan – Cà Lồ, nghiên cứu này đã đề xuất bốn phương án sau đây: − Phương án 1: Chuyển đổi phần diện tích thường xuyên chịu úng ngập ven sông Phan thành khu vực nuôi trồng thủy sản có chiều rộng trung bình là 100 m. Độ sâu ao nuôi khoảng 1,5 – 2,0 m, tùy vào đặc thù của loại thuỷ sản nuôi trồng. Trong phương án 1 này, sơ bộ chọn chiều sâu ao nuôi trung bình là 1.8 m trên chiều dài 10 km. − Phương án 2: Nạo vét sông Cà Lồ Cụt nhằm tăng cường khả năng tiêu thoát cho đoạn sông này kết hợp với phương án 1. Chiều dài nạo vét là 3520 m, chiều sâu nạo vét bình quân là 1.0 m. − Phương án 3: Bơm tiêu úng ra sông Hồng tại vị trí khoảng cách gần nhất giữa sông Phan và sông Hồng. Phương án sơ bộ trong nghiên cứu này tính với lưu lượng bơm ra sông Hồng là Q = 10 m3/s. − Phương án 4: Kết hợp bơm tiêu úng ra sông Hồng và xây dựng cống tiêu tại cửa sông Cà Lồ nhằm hạn chế ảnh hưởng của nước vật từ sông Cầu. Chọn sơ bộ chiều rộng cống B = 6,00 m, cao trình đáy cống z đáy = 0. 6. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CÁC PHƯƠNG ÁN Hình 3 và Hình 4 biểu diễn đường quá trình mực nước tính toán tại một số vị trí theo phương án 1 và phương án 4 so với phương án hiện trạng. 4 Bảng 2 cho kết quả tổng hợp về hiệu quả hạ thấp mực nước lớn nhất của các phương án đề xuất so với phương án hiện trạng. Hình 3: Quá trình mực nước tại Cầu trắng tính toán theo phương án hiện trạng, phương án 1 và phương án 4 10.00 Hiện trạng Phương án 1 Phương án 4 9.90 9.80 Z (m) 9.70 9.60 9.50 9.40 9.30 8/21/1980 8/20/1980 8/19/1980 8/18/1980 8/17/1980 8/16/1980 8/15/1980 9.20 Thời gian Hình 4: Quá trình mực nước tại khu trữ ven sông Phan (cách cống An Hạ 6 km) tính toán theo phương án hiện trạng, phương án 1 và phương án 4 9.80 Hiện trạng Phương án 1 Phương án 4 9.70 9.60 9.40 9.30 9.20 9.10 8/21/1980 8/20/1980 8/19/1980 8/18/1980 8/17/1980 8/16/1980 9.00 8/15/1980 Z (m) 9.50 Thời gian 5 Bảng 2: Độ hạ thấp mực nước lớn nhất tại một số vị trí theo các phương án tính toán so với hiện trạng TT 1 Sông Sông Phan Vị trí ∆Hmax1 ∆Hmax2 ∆Hmax3 ∆Hmax4 TLPHAN 8000.00 0.212 0.238 0.281 0.301 TLPHAN 16000.00 0.224 0.250 0.299 0.320 TLPHAN 21200.00 0.303 0.310 0.315 0.323 TLPHAN 51000.00 0.077 0.088 0.132 0.326 2 Đầm Vạc DAM VAC 1200.00 0.077 0.088 0.138 0.331 3 Sông Cà Lồ HLPHAN 3000.00 0.074 0.084 0.128 0.328 HLPHAN 8000.00 0.062 0.072 0.082 0.285 HLPHAN 21000.00 0.052 0.062 0.083 0.256 HLPHAN 42150.00 0.052 0.062 0.076 0.080 CHUATLPHAN 2617.61 0.208 0.233 0.276 0.295 CHUAHUUCL 2500.00 0.077 0.089 0.132 0.327 TTLPHAN 6000.00 0.290 0.309 0.293 0.321 HTLPHAN 3000.00 0.301 0.329 0.313 0.322 4 Các khu trữ Từ các kết quả tính toán, ta có thể đánh giá các phương án như sau: Phương án 1: là phương án thay đổi cơ cấu và hình thức sản xuất trong vùng bằng việc chuyển một phần diện tích ngập tại vùng trung lưu và hạ lưu sông Phan thành khu vực nuôi trồng thủy sản. Phương án này cho thấy việc thay đổi này đã có tác dụng điều tiết và giảm nhỏ được một phần mực nước trong trên sông Phan và tại các khu chứa. Trên sông Phan, mực nước tại các vị trí tính theo phương án 1 giảm đi khoảng từ 15 – 30 cm so với hiện trạng. Vùng gần với Đầm Vạc mực nước giảm khoảng 3 - 8cm. Mực nước trên sông Cà Lồ giảm không đáng kể từ 5 -7cm. Phương án 2: Nạo vét sông Cà Lồ Cụt nhằm tăng cường khả năng tiêu thoát cho đoạn sông này kết hợp với phương án 1. Khu vực thượng lưu sông Phan mực nước giảm đi khoảng 18 – 31 cm so với hiện trạng. Vùng gần với Đầm Vạc mực nước giảm khoảng 3 9cm. Tuy nhiên, chênh lệch mực nước với hiện trạng cũng không khác nhiều so với Phương án 1. Điều này cho thấy hiệu quả của việc nạo vét đoạn sông Cà Lồ cụt chưa góp phần đáng kể để cải thiện tình trạng úng ngập cho vùng thượng lưu sông Phan. Phương án 3: Bố trí trạm bơm tiêu úng ra sông Hồng tại vị trí Lũng Sa với lưu lượng tiêu ra là 10m3/s cho thấy phương án này khá hiệu quả. Mức độ hạ thấp mực nước tại các khu chứa và trên sông Phan giảm hơn so với các phương án 1 và 2. Kết quả tính toán cho thấy trên sông Phan, mực nước tại các vị trí tính theo phương án 3 giảm đi khoảng từ 28 – 32 cm so với hiện trạng. Độ hạ thấp mực nước tại Đầm Vạc của phương án này đạt được 13 cm. Điều này cho thấy giải pháp bơm tiêu úng ra sông Hồng là khá hiệu quả. Tuy nhiên, phương án này sẽ hiệu quả hơn nếu ta hạn chế được hiện tượng nước vật từ sông Cầu. Vì vậy chúng ta sẽ tiếp tục xét đến giải pháp theo trong phương án 4. 6 Phương án 4: Kết hợp bơm tiêu cưỡng bức ra sông Hồng và xây dựng thêm cống tiêu tại cửa sông Cà Lồ. Kết quả tính toán cho thấy trên sông Phan, mực nước tại các vị trí tính theo phương án 4 được cải thiện đáng kể so với các phương án trên. Mực nước trên sông Phan và các khu chứa dọc theo khu vực này giảm đáng kể từ 30 - 33cm. Mực nước trên sông Cà Lồ giảm đi một cách đáng kể, đặc biệt là vùng thượng lưu sông Cà Lồ mực nước mực nước giảm đi từ 25 -30cm. Kết quả tính toán này cho thấy đây là phương án đạt hiệu quả tốt cho việc tiêu úng cho vùng thượng lưu sông Phan- Cà Lồ, tỉnh Vĩnh Phúc. 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trên cơ sở phân tích với điều kiện cụ thể của hệ thống tính toán và tài liệu thủy văn sẵn có của vùng nghiên cứu, chuyên đề đã lựa chọn mô hình MIKE 11 để tính toán thuỷ lực cho phương án hiện trạng và các phương án tiêu định hướng cho khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu đã đề xuất 4 giải pháp tiêu định hướng cho vùng nghiên cứu. Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, ta thấy giải pháp bơm tiêu nước ra sông Hồng kết hợp với xây dựng cống tiêu ở cửa ra của sông Cà Lồ là một giải pháp hiệu quả nhất cho việc hạn chế úng ngập của hệ thống. Tuy nhiên, các phương án đề xuất trong nghiên cứu này mới chỉ mang tính chất định hướng. Để có được kết quả chính xác và đầy đủ hơn, cần nghiên cứu một cách tổng thể hơn cho toàn bộ lưu vực sông Phan – Cà Lồ để tìm ra được giải pháp tiêu cho toàn hệ thống. Đặc biệt, công tác thu thập các tài liệu cơ bản của hệ thống cần phải tiến hành một cách kỹ càng, đồng bộ, đạt mức độ chính xác cần thiết. Hơn nữa, hiện nay trong hệ thống sông Phan – Cà Lồ không có các trạm đo lưu lượng và mực nước. Vì vậy, để nghiên cứu qui hoạch tiêu tổng thể cho toàn hệ thống, cần phải đo đạc các giá trị mực nước và lưu lượng tại một số vị trí trong hệ thống để làm cơ sở kiểm định mô hình nghiên cứu. Những điều này tạo nên một cơ sở vững chắc và đáng tin cậy cho việc phân tích các kết quả tính toán. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cunge, J. A., Holly, F. M., Jr, and Verwey, A. (1980). Practical Aspects of Computational River Hydraulics, Pitman Advanced Pub. Program, Boston. 2. DHI Software, (2001). MIKE 11 – A modeling system for rivers and channels. 3. Lai, C. (1986). "Numerical modeling of unsteady open-channel flow". In Advances in Hydro-science, B. C. Yen, ed., Academic Press, 161-263. 4. Nguyễn Thu Hiền và nnk. (2008). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng úng ngập cho khu vực thượng lưu sông Phan – Cà Lồ, Vĩnh Phúc”. 5. Phòng thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2008). Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007. NXB Thống kê. 6. Các số liệu điều tra thực địa và thu thập tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Phúc. 7 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ÚNG NGẬP CHO KHU VỰC THƯỢNG LƯU SÔNG PHAN – CÀ LỒ, VĨNH PHÚC CHUYÊN ĐỀ 2 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIÊU ĐỊNH HƯỚNG CHO VÙNG THƯỢNG LƯU SÔNG PHAN – CÀ LỒ, VĨNH PHÚC Cơ quan chủ trì Trường Đại học Thuỷ lợi Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thu Hiền HÀ NỘI - THÁNG 2 – 2009 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ÚNG NGẬP CHO KHU VỰC THƯỢNG LƯU SÔNG PHAN – CÀ LỒ, VĨNH PHÚC CHUYÊN ĐỀ 2 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIÊU ĐỊNH HƯỚNG CHO VÙNG THƯỢNG LƯU SÔNG PHAN – CÀ LỒ, VĨNH PHÚC Cơ quan chủ trì Trường Đại học Thuỷ lợi Hiệu trưởng Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Thu Hiền HÀ NỘI, THÁNG 02 – 2009 ii BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ÚNG NGẬP CHO KHU VỰC THƯỢNG LƯU SÔNG PHAN – CÀ LỒ, VĨNH PHÚC CHUYÊN ĐỀ 2 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIÊU ĐỊNH HƯỚNG CHO VÙNG THƯỢNG LƯU SÔNG PHAN – CÀ LỒ, VĨNH PHÚC Chủ nhiệm đề tài: Tham gia thực hiện: TS. Nguyễn Thu Hiền - ThS. Lê thị Thu Nga - CN. Nguyễn Thị Hải Yến - TS. Nguyễn Văn Tài - ThS. Lê thị Thu Hiền - ThS. Nguyễn Thị Hảo - ThS. Đỗ Xuân Khánh HÀ NỘI, THÁNG 02 - 2009 iii MỞ ĐẦU Sông Phan là nhánh của sông Cà Lồ với chiều dài khoảng gần 60 km, nằm phía hữu sông Cà Lồ, thuộc khu vực đồng bằng có cao độ khoảng 8 – 18 m. Hàng năm trong mùa mưa lũ khu vực sông Phan thường xuyên chịu úng ngập do trực tiếp hứng nước mưa với lượng mưa khá lớn từ tâm mưa Tam Đảo và chịu ảnh hưởng của mực nước cao ở cửa sông Cà Lồ. Khu vực thượng lưu sông Phan –Cà Lồ tập trung chủ yếu là đất canh tác ở vùng đồng bằng và cũng là vùng sản xuất nông nghiệp chính cho tỉnh Vĩnh Phúc. Khu vực này thường xuyên bị úng ngập vào mùa mưa lũ gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế, đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp hạn chế tình trạng úng ngập cho thượng lưu sông Phan – Cà Lồ, Vĩnh Phúc” đã được đề xuất nhằm định hướng cho các giải pháp hạn chế úng ngập cho địa bàn dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững hơn nền kinh tế nông nghiệp của khu vực điển hình này. 1 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU 1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Phạm vi vùng nghiên cứu có toạ độ địa lý từ: 210 12’ 34’’ vĩ độ Bắc đến 21015’00’’ vĩ độ Bắc và 105026’52’’ Kinh độ Đông đến 105042’30’’ kinh độ Đông. Khu vực nghiên cứu thuộc lưu vực sông Cà Lồ. Diện tích vùng nghiên cứu thuộc lưu vực sông Phan - Bến Tre, thượng lưu sông Cà Lồ, khoảng 13.455ha bao gồm 18 xã: Hợp Hoà, Hướng Đạo, Hoàng Lâu, Hoàng Đan, An Hoà, Đạo Tú, Duy Phiên, Thanh Vân, Hoàng Hoa, Đồng Tĩnh và Hợp Hội (Huyện Tam Dương), Yên Lập, Nghĩa Hưng, Kim Xá và Yên Bình (huyện Vĩnh Tường), Tích Sơn, Định Trung, và Phường Đồng Tâm (Thành phố Vĩnh Yên). Đất canh tác trong vùng tập chung chủ yếu ở vùng đồng bằng và cũng là vùng sản xuất nông nghiệp chính cho tỉnh Vĩnh Phúc. Bảng 1 :Các huyện và xã trong vùng dự án TT Huyện Xã Dân số 1 Tam Dương 11 86, 740 2 Vĩnh Tường 4 31,721 3 Thành phố Vĩnh Yên 3 25,062 Tổng 18 142,523 Vùng nghiên cứu được bao quanh bởi bờ tả của hệ thống kênh Phó Đáy và bờ tả đê sông Hồng, các suối của sông Phủ Liễn, Hương Đào, Gia Khanh, Ba Hạnh, đê của sông Cà Lô và dãy núi Tam Đảo. 1.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH Địa hình vùng nghiên cứu được chia làm 2 loại địa hình chính: - Vùng đồi thấp được tạo bởi các khu trũng nhỏ trong thung lũng. Hướng dốc chính bắc - nam từ chân của dãy núi Tam đảo đến kênh Bến Tre. Độ cao từ 30 - 40m so với mực nước biển, độ cao lớn nhất là +60m. - Vùng đồng bằng sông ở phía nam, tây và tây nam dọc theo sông Phan. Nhìn chung, hướng dốc chính từ đông bắc xuống tây nam và cả hai bên bờ sông. Độ cao từ 12 15m, nơi cao nhất là +18m, nơi thấp nhất là vùng đất canh tác khoảng 8 - 9m nằm rải rác dọc sông Phan, và một vài khu trũng với độ cao thấp hơn khoảng 6 - 7m. 2 Hình 1: Bản đồ vùng nghiên cứu 1.3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, THỔ NHƯỠNG - - - Dựa trên đặc điểm thổ nhưỡng trong vùng được chia ra làm 3 vùng: Vùng đá granite bao gồm đá thạch anh, mica với dạng khối hoặc biến đổi và thay đổi thành dạng sét. Dạng đất sét này hầu như chỉ được bảo phủ bởi lớp trầm tích. Vùng này nằm ở phía bắc. Vùng đất đá trầm tích với nguồn gốc khác nhau chủ yếu là đất sét, cát, đá vỡ và sỏi với độ sâu của các tầng phụ thuộc vào địa hình và địa chất. Đây là một vùng nhỏ nằm ở phía Bắc thuộc các xã Đình Trung và Hoàng Lâu. Vùng còn lại là vùng đồng bằng sông được cấu tạo với đất sét cát và phù sa cổ, đất sét mịn do sự biến đổi của nền đá. 1.4 THẢM PHỦ Thảm phủ chủ yếu của vùng nghiên cứu là các cây nông nghiệp và cây ăn quả, phía Bắc giáp với dãy Tam Đảo nên có lớp phủ phong phú hơn nhưng diện tích không đáng kể. 1.5 MẠNG LƯỚI SÔNG NGÒI Trong lưu vực nghiên cứu bao gồm 2 sông chính là sông Phan và sông Cà Lồ 3 - Sông Phan bắt nguồn từ sườn tây dãy Tam Đảo, ở vào khoảng Kinh Độ 150040’, vĩ độ 21028’, sông chảy qua các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Thành phố Vĩnh Yên, Yên Lạc và nhập vào sông Cà Lồ tại Hương Canh. Chiều dài sông Phan tính từ cống An Hạ đến cửa nhập lưu là 54.5km. Diện tích lưu vực sông 341,3km2. Độ dốc lưu vực biến đổi từ 2.5%o ÷ 5.3%o. Sông chảy đổi theo hướng khác nhau và có độ uốn khúc lớn. Chiều rộng sông tăng dần xuống biến đổi từ 20 ÷ 30 m ở đoạn trên đến 40-50m tại đoạn gần cửa ra nối với sông Cà Lồ. - Sông Cà Lồ trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gồm 2 đoạn. Đoạn từ Hương Canh đến cầu Xuân Phương (xã Phúc Thắng, Mê Linh) sông chảy theo hướng Tây – Đông Nam. Đoạn sông dài 21,7km, cao độ đáy sông từ 1,5-0,5m. . Mặt cắt ngang sông từ 50-80m. Đoạn Cà Lồ cụt (phía thượng lưu sông Cà Lồ) tính từ đập phân lũ trước đây trên đê tả sông Hồng, thuộc xã Nguyệt Đức, Yên Lạc đến Tiền Châu, Mê Linh. Sông chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc. Đoạn sông dài 8.3 km. Cao độ lòng sông 4m đến 5.5m. Mặt cắt ngang sông từ 60-100m. - Các sông nhánh trong lưu vực sông Phan – Cà Lồ có 3 sông nhánh chính Cầu Tôn, Tranh – Ba Hanh, Thanh Cao - Đồng Đò và kênh tiêu Bến Tre. - Phụ lưu Đầm Vạc phía hữu Cà Lồ thông với sông Phan tại Lạc ý. Đầm có vai trò như một hồ điều tiết lũ. Đầm Vạc về mùa kiệt diện tích mặt thoáng rộng khoảng trên 200 ha, tương ứng với mực nước ở khoảng cốt +4.5m đến +5.5m nhưng về mùa lũ mực nước có thể lên tới cốt +7.0 đến +8.0m. Những năm lũ lớn có thể đạt tới cốt +9.0m đến +9.20m và mặt thoáng lúc này rộng tới 700 ha. Vùng nghiên cứu được bao quanh bởi các con sông lớn là sông Hồng, sông Phó đáy. Lưu lượng mùa lũ của các con sông này rất lớn. Mặt nước sông Hồng về mùa lũ đoạn này rộng tới 2000m, lưu lượng lớn nhất trận lũ 21/8/1971 tại Sơn Tây đã được 38.200 m3/s, tại Hà Nội 20/8/1971 là 22.000m3/s. Lưu lượng lũ sông Phó Đáy thường đạt tới từ 200 - 300m3/s. Năm lớn nhất như năm 1971 có thể đạt trên 800 m3/s. Sông Phó Đáy có độ dốc lớn nên lũ lên nhanh, xuống nhanh. Tuy nhiên, các hai bên bờ các con sông này đều có hệ thống đê trung ương bảo vệ nên khá an toàn. 1.6 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Khu vực nghiên cứu chủ yếu thuộc khu tưới Liễn Sơn. Hiện nay đất khu vực nghiên cứu chủ yếu là trồng các cây nông nghiệp như: lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày. 1.7 HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU Khu vực nghiên cứu bao gồm các huyện: - Huyện Vĩnh Tường 4 - Thị xã Vĩnh Yên - Huyện Tam Dương 13/17 xã. Tổng diện tích đất tự nhiên: 50.773 ha trong đó diện tích đất ngoài bãi sông Hồng là 4.700 ha. Phần còn lại thuộc diện tích lưu vực tiêu sông Phan với diện tích 46.073ha trong đó diện tích đất canh tác là 32.950 ha. Khu tiêu vào sông Phan được giới hạn bởi đê tả sông Phó Đáy, đê tả sông Hồng ở phía Tây và phía Nam, phía Bắc và Đông Bắc được giới hạn bởi kênh tiêu Bến Tre. Hiện trạng về công trình tiêu nước vùng thượng lưu sông Phan – Cà Lồ cho thấy các công trình được xây dựng, hoạt động chỉ phục vụ cho tiêu tiêu tự chảy ra sông Cầu. Chưa có một giải pháp tiêu tổng thể cho toàn hệ thống sông Phan, sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc. Cho đến nay chưa có công trình đầu mối nào được xây dựng, khả năng tiêu thoát đều hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của lòng dẫn và nhất là phụ thuộc rất lớn vào lũ sông Cầu. Trong nhiều năm đã xảy ra hiện tượng ứ nước sông Cầu vào sông Cà Lồ đến cầu Hương Canh và đến cống Sáu Vó làm giảm đáng kể khả năng thoát nước tự nhiên của sông Phan, sông Cà Lồ. Về công trình tiêu thoát nước nội đồng: tổng diện tích lưu vực tiêu là 46.073 ha trong đó diện tích tiêu tự chảy: 31.225ha, diện tích cần tiêu bằng bơm: 14.848ha. Nhiều công trình tiêu thoát nước nội đồng, với đủ loại phương thức vận hành cho tiêu thoát nước kênh tiêu, bờ vùng, cống tiêu tự chảy, đập tràn, cống tiêu nước trên sông và các trạm bơm tiêu với qui mô và năng lực rất đa dạng. Trục kênh tiêu nội đồng có 8 tuyến chính: Bến Tre, Dung Xuyên, Chấn Hưng, Tuân Chính, Tam Phúc, nam Yên Lạc, Yên Đồng-Trung Nguyên-Đồng Cường và Tam Hồng – Minh Tâm – Sáu Vó. Các cống tiêu nội đồng có 9 vị trí chủ yếu, trong đó có 4 cống thoát ra sông Phan và 5 cống thoát ra sông Cà Lồ. Các công trình điều tiết trên sông bao gồm cống An Hạ, cống Thụy Yên cắt lũ sông Phan vào kênh Bến Tre, công Lạc Ý điều tiết cho tưới và đập tràn hồ Đầm Vạc có tác dụng như một hồ điều tiết lũ. Hiện nay, diện tích có công trình trạm bơm tiêu là: 10918 ha. Tuy nhiên, thực tế mới tiêu được: 3.020 ha. 5 CHƯƠNG II ĐẶC TRƯNG KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1 MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG - THUỶ VĂN 2.1.1 Lưới trạm khí tượng thủy văn và đo mưa Vùng nghiên cứu nằm trong lưu vực sông Cà Lồ (21010’ ÷ 22013’ vĩ Bắc, 105019’ ÷105056’ kinh Đông). Hiện nay, trên lưu vực nghiên cứu này có 3 trạm khí tượng với thời gian quan trắc dài là Tam Đảo,Vĩnh Yên và Phúc Yên. Ngoài ra, để xét tới sự phân bố lượng mưa tưới tiêu cho vùng nghiên cứu còn sử dụng thêm 2 trạm đo mưa ngoài khu vực nghiên cứu nữa là Đông Anh và Đa Phúc. Bảng 2: Tài liệu khí tượng, đo mưa ở các trạm đại biểu cho lưu vực (1960 - 2004) TT Trạm 1 Tam Đảo 2 Vĩnh Yên Vị trí Yếu tố quan trắc Vĩ độ Bắc - Kinh độ Đông 0 0 0 0 0 0 21 27 - 105 38 21 18 - 105 36 21 08 - 105 25 Mưa Nắng Gió Nhiệt độ Độ ẩm Bốc hơi X X X X X X X X X X X X X X X X X X 3 Phúc Yên 4 Đa Phúc X 5 Đông Anh X 2.1.2 Lưới trạm thủy văn Trên hệ thống nghiên cứu, chỉ có duy nhất 2 trạm thủy văn: - Trạm Ngọc Thanh trên sông Thanh Lộc (1967 -1981). - Trạm Phú Cường trên sông Cà Lồ (1965 - 1973). Ngoài ra, trên dọc sông Phan còn có các trạm đo mực nước do hệ thống thủy nông Liễn Sơn đặt tại các trạm bơm nhưng tài liệu không đầy đủ và liên tục. Để có tài liệu về dòng chảy phục vụ nghiên cứu về chế độ thủy văn và ảnh hưởng của nó đến vấn đề tiêu cho khu vực, chúng tôi đã tham khảo thêm các trạm Thủy văn lân cận từ các sông xung quanh lưu vực gồm: sông Cầu, sông Hồng và sông Phó Đáy. Cụ thể như bảng sau: 6 2.2 CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ TƯỢNG Chế độ nhiệt Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ không khí trung bình tháng phổ biến từ (27-290 C) từ vùng núi cao như Tam Đảo chỉ dao động từ (21-230C). Tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất xảy ra vào tháng 7 với hầu hết các nơi trong lưu vực đạt trên dưới 290C. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình các tháng mùa lạnh dao động từ (16 -200C). Tháng có nhiệt độ thấp nhất thường là tháng 1 hàng năm. Tại vùng núi cao như Tam đảo thì nhiệt độ trung bình tháng 1 xuống tới 100C. Hai tháng còn lại là tháng 4 và tháng 10 là hai tháng chuyển tiếp từ mùa lạnh sang mùa nóng và ngược lại. Nhiệt độ các tháng này thường tương đối ôn hoà. Số giờ nắng Trung bình hàng năm, khu vực nghiên cứu thuộc lưu vực có từ 1500 - 1700 giờ nắng; nghĩa là bình quân từ 4 - 4.5 giờ/ngày, trừ vùng núi cao Tam Đảo có nhiều mây che phủ, chỉ có chưa đầy 1300 giờ/năm. Gió Nhìn chung tốc độ gió trung bình tháng và năm trong lưu vực biến động theo địa hình và độ cao tương đối rõ rệt. Chẳng hạn trạm Tam đảo ở độ cao 897m, tốc độ gió bình quân năm lên tới 3.0m/s trong khi đó tại Vĩnh Yên thuộc trung du tốc độ gió bình quân năm chỉ từ 1.5 – 1.6m/s. Bốc hơi Tổng lượng bốc hơi trung b́ nh nhiều năm trên lưu vực biến đổi khá đều, xấp xỉ trên dưới 1000 mm/năm. Trừ vùng núi cao Tam Đảo chỉ có 540 mm/năm, bằng 1/2vùng đồng bằng. Độ ẩm tương đối của không khí Trong thời kỳ mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 độ ẩm tương đối của không khí khá cao (80 - 88%). Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau độ ẩm tương đối giảm xuống 80%, vào các tháng 2, 3, 4 có mưa phùn ẩm ướt nên độ ẩm các tháng này thường xuyên lớn, thậm trí có nhiều ngày độ ẩm đạt tới giá trị gần bão hoà (99-100%). Đặc điểm mưa Theo các kết quả nghiên cứu trước đây cũng như số liệu thống kê tính toán cho thấy: - Lượng mưa phân bố trong lưu vực biến đổi khá rõ rệt từ 1500mm- 2450mm. Vùng có mưa lớn là vùng núi Tam Đảo thuộc thượng nguồn sông Cà lồ. Lượng mưa giảm nhanh từ 2450mm/năm ở vùng núi Tam Đảo xuống còn 1500-1800mm ở vùng cửa sông Cà Lồ. - Lượng mưa năm trên lưu vực biến động không lớn. Hệ số biến động của lượng mưa năm biến đổi từ 0.18-0.28. Mùa mưa từ tháng V đến tháng IX chiếm 75 – 7 85% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng XI đến tháng III năm sau. Hai tháng còn lại là tháng IV và X là hai tháng chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa khô và ngược lại. Tổng lượng mưa hai tháng này đạt khoảng 100mm/tháng. Bảng 3: Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm ở một số trạm đo mưa trong lưu vực Đơn vị: mm Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Tam Đảo 37.1 44.8 82.2 141.0 228.0 372.0 429.6 457.8 323.0 219.1 94.6 36.2 2465 Vĩnh Yên 22.0 23.9 38.8 99.8 179.1 248.5 260.3 305.2 189.8 130.5 53.1 16.7 1568 Vĩnh Phúc 25.7 28.4 44.6 101.1 182.3 268.8 268.0 280.1 196.0 145.7 55.8 18.5 1615 - Về lượng mưa úng: xét với tài liệu quan trắc tại trạm Vĩnh Yên từ năm 1960 đến nay, lượng mưa 1 ngày lớn nhất có giá trị trung bình là 127 mm, trong đó giá trị lớn nhất là 332.1 mm rơi vào trường hợp đặc biệt xảy ra ngày 31/10/2008, trị số nhỏ nhất 56.1mm vào ngày 26/6/1998. Lượng mưa 2 ngày lớn nhất, giá trị trung bình là 153 mm, trong đó trị số lớn nhất 442.6 mm và trị số nhỏ nhất 68.4mm. Lượng mưa 3 ngày lớn nhất, giá trị trung bình là 172mm, trong đó trị số lớn nhất 497 mm và trị số nhỏ nhất 69.7mm. Bảng 4 chỉ ra qui luật thống kê xác xuất của mưa úng 1 ngày, 2 ngày và 3 ngày lớn nhất tại trạm Vĩnh Yên Bảng 4: Qui luật thống kê xác xuất của mưa úng 1, 2, 3 ngày tại trạm Vĩnh Yên Loại mưa X(mm) 1 ngày Max 127 0.46 1.61 204 242 2 ngày Max 153 0.44 1.37 238 288 3 ngày Max 172 0.42 1.47 268 313 Cv Cs X 10% (mm) X 5% (mm) 2.3 ĐẶC ĐIỂM THUỶ VĂN 2.3.1 Dòng chảy năm Nhìn chung chế độ dòng chảy của hệ thống sông Phan và sông Cà Lồ rất phức tạp, trong lưu vực chỉ có thể có hai trạm thủy văn đo lưu lượng và mực nước nhưng chỉ được hơn 10 năm và nay đã giải thể. Trạm Ngọc Thanh (1967-1981) trên sông Thanh Lộc, một nhánh nhỏ thượng nguồn bờ tả Cà Lồ diện tích lưu vực của trạm đo 19,5 km2. Trạm thủy văn Phú Cường (1965-1975) trên dòng chính Cà Lồ. Ở hạ lưu sông nơi nhập lưu với sông Cầu về phía hạ lưu khoảng 500m có một trạm đọc mực nước Phúc Lộc Phương trên bờ hữu sông Cầu. Như vậy việc đánh giá chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Cà Lồ chủ yếu dựa vào hai trạm Ngọc Thanh và Phú Cường 8 Bảng 4: Dòng chảy trung bình theo tài liệu thực đo Đơn vị: m3/s Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Ngọc Thanh 0.034 0.029 0.028 0.094 0.339 0.638 1.00 1.35 1.03 0.539 0.174 0.058 0.446 (1967-1981) Phú Cường 4.61 6.39 6.51 15.4 23.6 46.3 50.5 74.6 64.3 34.7 12.6 4.23 29.0 (1965-1975) Bảng 5: Tần suất dòng chảy năm tại trạm Đơn vị: m3/s Trạm Q o m3/s Qp (%) Cv Cs/Cv 50 75 85 Ngọc Thanh 0.476 0.39 2 0.452 0.340 0.286 Phú Cường 29.6 0.22 2.4 30.2 25.6 22.8 2.3.2. Mùa lũ a. Dòng chảy lũ Sông Phan là một nhánh chính của sông Cà Lồ thông lưu với Đầm Vạc tại Lạc Ý. Diện tích lưu vực nhỏ, độ dốc phần thượng lưu tương đối lớn nên lũ tập trung nhanh. Mùa lũ ở đây kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10. Tổng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 85% dòng chảy năm. Do tính chất địa hình lưu vực sông cũng như vị trí sông có đặc thù riêng nên chế độ lũ sông Phan và sông Cà Lồ rất phức tạp. Các phụ lưu phía bờ tả có địa hình lưu vực là sườn dốc, lòng sông ngắn nên lũ lên nhanh, xuống nhanh. Năm 1971, tại trạm thủy văn Phú Cường đo được Qmax = 220 m3/s tương ứng với mực nước H = 752 cm xảy ra lúc 6-7h ngày 24/7 nhưng những giờ tiếp theo mực nước vẫn đang tiếp tục dâng cao ở sườn lũ lên thì vận tốc dòng chảy lại giảm tốc độ V = 0 và Q = 0 khi mực nước đạt tới 864 cm - 865 cm xảy ra lúc 16h - 17h ngày 25/7/1971. Rõ ràng việc xác định Qmax rất khó khăn và phức tạp, nếu chỉ dựa vào quan hệ H - Q thì chưa đủ. Lưu lượng lớn nhất tại Phú Cường trên sông Cà Lồ còn phụ thuộc vào khả năng điều tiết của Đầm Vạc và mực nước sông từ Đầm Vạc về cửa sông. Ta thấy diện tích lưu vực Cà Lồ chưa đầy 1000km2 nhưng trong cùng thời gian xuất hiện của một trận lũ lớn như 7/1971 mô số dòng chảy lũ ở thượng lưu tại Ngọc Thanh trên sông Thanh Lộc là 6300 l/s/km2, trong khi ấy ở Phú Cường đại lượng này chỉ đo được 250 l/s/km2. 9 Bảng 6: Lưu lượng lũ lớn nhất xảy ra trên lưu vực trong trận lũ VII/1971 Trạm Qmax (m3/s) Thời gian xuất hiện Mô số dòng chảy lũ (l/s/km2) Ngọc Thanh 123 23/7/71 6300 Phú Cường 220 24/7/71 250 b. Mực nước lũ. Để phục vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành xác định các đặc trưng thống kê mực nước theo các thời đoạn 1, 3, 5 và 7 ngày max ngoài sông. Hướng tiêu chính của khu vực là tiêu tự chảy ra sông Cầu. Riêng trạm Phú Cường chỉ có tài liệu mực nước thực đo (1965-1975). Tuy nhiên để nghiên cứu kỹ hơn, đề tài sử dụng phương pháp tương quan để kéo dài chuỗi số liệu mực nước 1, 3, 5, 7 ngày max của Phú Cường từ Phúc Lộc Phương. Kết quả phân tích chứng tỏ rằng 2 trạm thủy văn này có quan hệ khá chặt chẽ (R>0.96), quan hệ có dạng tương quan bậc nhất đường thẳng, điều này cũng giúp chúng ta có cơ sở đánh giá rằng ảnh hưởng của Phúc Lộc Phương đến Phú Cường là đáng kể. H Phú Cường = A. H Phúc Lộc Phương + B Bảng 5: Kết quả tính toán tương quan mực nước 1, 3, 5, 7 ngày max (Phúc Lộc Phương – Phú Cường) HÖ sè H max H 1ngµy max H 3ngµy max H 5ngµy max H 7ngµy max R 0.982 0.983 0.979 0.971 0.956 A 0.904 0.900 0.881 0.842 0.8178 B 77.004 79.958 101.018 135.741 158.377 R Max 0.971 0.967 0.968 0.973 A Th¸ng VII 0.835 0.847 0.88 0.914 126.647 117.404 100.132 80.994 B R Max 0.970 0.968 0.964 0.976 A Th¸ng VIII 0.853 0.868 0.875 0.890 116.547 112.156 110.055 96.965 B R Max 0.975 0.969 0.967 0.961 A Th¸ng IX 0.908 0.923 0.927 0.939 90.385 85.464 87.057 83.570 B 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan