Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của dịch tiêu chảy cấp trên lợn (porcine epid...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của dịch tiêu chảy cấp trên lợn (porcine epidemic diarrhea – ped) tại tỉnh thanh hóa và giải pháp phòng trị tt

.PDF
27
28
61

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG VĂN SƠN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA DỊCH TIÊU CHẢY CẤP TRÊN LỢN (PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA - PED) TẠI TỈNH THANH HÓA VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ Ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi Mã số: 9.64.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. PHẠM NGỌC THẠCH 2. GS.TS. NGUYỄN THỊ LAN Phản biện 1: PGS.TS. Cù Hữu Phú Hội Thú y Phản biện 2: PGS.TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. Phan Thị Hồng Phúc Trƣờng Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thanh Hoá là tỉnh có ngành chăn phát triển mạnh so với cả nước, trong đó chăn nuôi lợn chiếm vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh và nhanh chóng chuyển đổi thành sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, hiện nay những thông tin và hiểu biết về dịch tiêu chảy cấp (Porcine Epidemic Diarrhea- PED) của các nhà quản lý và người chăn nuôi còn hạn chế, chưa có công bố chính thức nào về tình hình mắc PEDV tại tỉnh. Nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và các giải pháp phòng trị để các nhà khoa học, nhà quản lý và người chăn nuôi lợn có thêm cơ sở khoa học cho việc chủ đ ng trong công tác phòng ng a s x m nhập của virus PED trên lợn cả nước nói chung và tại tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu m t số đặc điểm bệnh lý của dịch tiêu chảy cấp trên lợn (Porcine Epidemic Diarrhea – PED) tại tỉnh Thanh Hóa và giải pháp phòng trị”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống về dịch tiêu chảy cấp (PED) trên đàn lợn lai 3 máu nuôi tại Thanh Hoá. Kết quả khảo sát được th c trạng của bệnh trên tất cả các lứa tuổi lợn, mùa vụ mắc bệnh, quy mô đàn và đánh giá mô tả được các đặc điểm bệnh lý của lợn khi mắc bệnh PED. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Áp dụng các phương pháp điều tra dịch tễ học thường quy: phỏng vấn tr c tiếp, phát phiếu điều tra, hồi cứu tài liệu lưu trữ, dịch tễ học mô tả kết hợp với các phương pháp chẩn đoán l m sàng, chẩn đoán bằng Test kit PED Ag và phản ứng RT-PCR để đánh giá được tình hình mắc dịch tiêu chảy cấp (PED). Xác định được các biến đổi bệnh lý ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) biểu hiện l m sàng, bệnh tích (đại thể và vi thể), chỉ tiêu huyết học chủ yếu của bệnh PED để làm cơ sở cho chẩn đoán. Xác định được m t số biện pháp phòng trị bệnh PED đạt hiệu quả. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là lợn lai ba máu nuôi tại các trang trại và gia trại thu c tỉnh Thanh Hoá bị mắc PED. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Địa điểm theo dõi và lấy mẫu tại các trang trại và gia trại nuôi lợn tại 6 huyện bao gồm: Hoằng Hoá, Nông Cống, Như Thanh, Tĩnh Gia, Thạch Thành và Yên Định của tỉnh Thanh Hoá. Mẫu được xử lý và phân tích tại phòng thí nghiệm B môn N i - Chẩn – Dược – Đ c chất, khoa Thú y. Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ vắc-xin, Công ty RTD. Phòng thí nghiệm Chăn nuôi-Thú y, trường Đại học Hồng Đức. Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu t tháng 9/2014 đến tháng 01/2020. Số liệu của đề tài được thu thập t tháng 9/2014 đến tháng 01/2020. 1 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống về dịch tiêu chảy cấp (PED) trên đàn lợn lai 3 máu nuôi tại Thanh Hoá. Kết quả khảo sát được th c trạng của bệnh trên tất cả các lứa tuổi lợn, mùa vụ mắc bệnh, quy mô đàn và đánh giá mô tả được các đặc điểm bệnh lý của lợn khi mắc bệnh PED. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Kết quả của luận án chỉ ra được tình hình mắc bệnh, những đặc điểm bệnh lý của lợn lai 3 máu mắc PED và m t số biện pháp phòng trị bệnh PED. Các thông tin này có ý nghĩa quan trọng trong công tác chẩn đoán l m sàng cũng như công tác phòng trị bệnh. - Luận án là tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho những nghiên cứu khoa học tiếp theo về PED và cũng là nguồn tư liệu tham khảo phục vụ đào tạo ngành Chăn nuôi, Thú y. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - ết quả nghiên cứu giúp các Nhà quản lý và chuyên môn về Chăn nuôi, Thú y cũng như người chăn nuôi nắm rõ hơn về tình hình mắc bệnh PED tại Thanh Hoá, đồng thời hiểu biết rõ hơn về đặc điểm bệnh lý của lợn mắc PED, để t đó giúp chẩn đoán đúng, phát hiện sớm để có kế hoạch phòng chống giảm thiểu thiệt hại nâng cao hiệu quả chăn nuôi; - Chủ đ ng trong công tác phòng ng a s x m nhập của PED trên lợn cũng như biện pháp xử lý khi dịch bệnh xảy ra. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. SƠ LƢỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Thanh Hoá là tỉnh có dân số đông, diện tích r ng, địa hình phong phú, có khí hậu khá đa dạng và phân hoá mạnh theo không gian và thời gian. Lượng mưa lớn, nhiệt đ cao, cường đ chiếu sáng mạnh… là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp nói chung và phát triển chăn nuôi lợn nói riêng. Chăn nuôi lợn ở Thanh Hoá chiếm vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh và nhanh chóng chuyển đổi thành sản xuất hàng hoá. UBND tỉnh Thanh Hoá đã có các chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển m t cách thiết th c như: Quyết định số 1745/2011/QĐ-UBND về việc hỗ trợ giống gốc vật nuôi; Quyết định số 271/2011/QĐ-UBND về việc hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; Quyết định số 4833/2014/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trong đó, giai đoạn 2015 - 2020 đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi lợn ngoại quy mô lớn, chăn nuôi khép kín tại các huyện miền núi và trung du với tổng quy mô 40.000 - 50.000 lợn ngoại. Đến năm 2025 có tổng đàn lợn là 1.300.000 trong đó có 780.000 con lợn ngoại. 2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Tiêu chảy còn gọi là ỉa chảy, tiếng Anh là Diarrhea hoặc Diarrhoea, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là khi bệnh nhân có số lần đi ph n lỏng nhiều hơn ba lần mỗi ngày hoặc bệnh nhân ấy đi tiêu nhiều ph n hơn lúc khỏe mạnh. Tiêu chảy là m t biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù đường tiêu hóa. Biểu 2 hiện lâm sàng tùy thu c theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, đ tuổi mắc bệnh. Có các dạng tiêu chảy khác nhau như tiêu chảy “thẩm thấu”, “tiết”, hoặc “viêm”. 2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP TRÊN LỢN (PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA - PED) Dịch tiêu chảy cấp được phát hiện đầu tiên ở Anh quốc vào năm 1971 (Wood EN, 1977). Năm 1976, m t số nước ch u Âu khác cũng đã ghi nhận những ca bệnh này và đặt tên là “Epidemic viral diarrhea” (E D). Năm 1978 đổi tên thành PED (Porcine Epidemic Diarrhea) và được chính thức công nhận cho đến nay. Bệnh được ghi nhận ở nhiều nước như Anh, Bỉ, Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước châu Âu. Hiện nay bệnh phân bố khắp nơi trên thế giới (Andreas & cs., 2002). 2.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VIRUS PED Virus gây bệnh PED (PED ) được xếp vào chi Coronavirus, họ Coronaviridae, cùng với TGEV, Coronavirus g y bệnh cho mèo (Feline coronavirus), Coronavirus g y bệnh cho chó (Canine coronavirus) và Coronavirus 229E ở người (Human coronavirus) (Gonzales & cs., 2003). Hạt PEDV mang những điểm đặc trưng của họ Coronaviridae. Theo phân loại về huyết thanh học, người ta xác định vius PED hiện mới chỉ có 1 serotype. Các chủng PEDV phân lập t châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tương đồng về mặt huyết thanh với với chủng CV777 phân lập t th c địa ở Bỉ năm 1978 (Kweon & cs., 1993). 2.5. HIỂU BIẾT VỀ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở LỢN (PED) 2.5.1. Dịch tễ học Dịch xảy ra trên lợn ở mọi lứa tuổi đặc biệt là lợn dưới 5 ngày tuổi. Trong ổ dịch tỷ lệ ốm có thể tới 100%, tỷ lệ chết 50 – 100% (Sun & cs., 2012; Nguyễn Tất Toàn & Đỗ Tiến Duy, 2013; Geiger & Connor, 2013; Ge & cs., 2013; Alvarez & cs., 2015; Ojkic & cs., 2015; Sung & cs., 2015; Yamane & cs., 2016). 2.5.2. Triệu chứng lâm sàng Các mức đ nghiêm trọng gây ra bởi PEDV là rất khác nhau, phần lớn phụ thu c vào tình trạng miễn dịch và tình hình dịch bệnh ở các trang trại lợn. Khi lợn mắc PED, biểu hiện chủ yếu ở lợn đó là tiêu chảy mạnh, phân rất nhiều nước. Lợn có hiện tượng bỏ ăn, mệt mỏi, sốt cao. Lợn con theo mẹ: gầy, lười bú, ỉa chảy, phân lỏng, tanh, màu vàng, lẫn sữa không tiêu; nôn mửa, lợn con sụt cân nhanh do mất nước. Lợn con thích nằm lên bụng mẹ, điều trị bằng các loại kháng sinh đặc trị tiêu chảy không có kết quả. 2.5.3. Bệnh tích Lợn con đang theo mẹ chết do PED, xác gầy, khô do tiêu chảy nặng, phần mông dính nhiều phân vàng. Ru t căng phồng, đầy dịch, màu vàng, chứa những cục sữa chưa tiêu. Thành ru t mỏng và trong. Hạch lâm ba màng treo ru t xuất huyết nhẹ. Lát cắt ngang ru t non của lợn bị nhiễm virus PED cho thấy lông nhung ru t non bị, đứt gãy, teo và ngắn lại. Pensaert & cs. (1992) cho biết virus nhân lên ở tế bào ru t non và gây thoái hoá và tổn thương các tế bào lông nhung (villous), làm cho tỷ lệ chiều cao giữa lông nhung và rãnh ru t (crypt) giảm xuống còn 3:1, trong khi đó tỷ lệ này ở lợn khoẻ mạnh là 7:1, Gregory & cs. (2013) cho biết tỷ lệ này ở lợn 19 ngày tuổi mắc PED giảm xuống còn 1:1. Theo Hak- Mo & cs. (2000), virus PED nhân lên trong tế bào biểu mô ru t, làm cho tế bào lông nhung bị đứt nát và dính vào nhau. 3 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận án là bệnh PED trên đàn lợn lai ba máu nuôi tại các trang trại và gia trại của 6 huyện bao gồm: Hoằng Hoá, Nông Cống, Như Thanh, Tĩnh Gia, Thạch Thành và Yên Định thu c tỉnh Thanh Hoá bị mắc PED. 3.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Địa điểm theo dõi và lấy mẫu: Tại các trang trại và gia trại nuôi lợn lai ba máu tại tỉnh Thanh Hoá. Mẫu được xử lý và phân tích tại phòng thí nghiệm B môn N i - Chẩn Dược, khoa Thú y. Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ vắcxin, Công ty RTD. Phòng thí nghiệm Chăn nuôi-Thú y, Trường Đại học Hồng Đức. 3.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu t tháng 9/2014 đến tháng 01/2020. 3.4. TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU * Vật liệu Mẫu bệnh phẩm (ph n, ru t) t những lợn có triệu chứng của PED và dương tính với Test kit PED Ag để xét nghiệm RT-PCR xác định bệnh. Mẫu máu lợn mắc PED và lợn khoẻ mạnh ở tuần tuổi thứ 2 để xác định các chỉ tiêu huyết học. Xác chết của lợn mắc PED ở tuần tuổi thứ 2 để mổ khám bệnh tích đại thể và làm tiêu bản bệnh tích vi thể. Ru t lợn dưới 1 tuần tuổi mắc PED để làm chế phẩm “Gut feedback” Lợn nái khoẻ mạnh mang thai tuần thứ 13 để thử nghiệm phương pháp phòng bệnh “Gut feedback”. Máu của lợn nái sau khi dùng thử nghiệm phương pháp phòng bệnh “Gut feedback” có biểu hiện tiêu chảy ngày thứ 14 và 21 để xác định kháng thể trong huyết thanh. Thuốc thú y: Colistin sulfat, Atropin sulfat, Lactat ringer, Glucose 5%. * Hóa chất - Formol trung tính 10%; nước cất, cồn, xylen, parafin, thuốc nhu m; heamatoxylin, eosin...; Kit tách chiết QIAamp Viral RNA Minikit (Qiagen), Primers; Hóa chất: Môi trường dùng để bảo quản mẫu bệnh phẩm: Formol 10%. Hóa chất dùng để nhu m tiêu bản: nước cất, cồn ở các nồng đ , xylen, paraffin; - Máy móc thí nghiệm cần thiết: máy RT-PCR, ELISA, máy phân tích huyết học, máy đúc Block, khuôn đúc, máy cắt mảnh Microtom, máy ly tâm, kính hiển vi, tủ lạnh âm, tủ ấm, lam kính, la men, dao, panh, kẹp, ống nghiệm... 3.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.5.1. Tình hình dịch tiêu chảy cấp ở lợn (PED) tại Thanh Hoá Xác định tình hình chăn nuôi lợn ở Thanh Hoá đoạn t năm 2016 đến 2019; tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết và tỷ lệ tử vong ở lợn mắc PED theo vị trí địa lý; theo đối tượng lợn; theo mùa và theo quy mô đàn. 3.5.2. Một số đặc điểm bệnh lý ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) tại Thanh Hoá - Xác định triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED); - Xác định chỉ tiêu l m sàng ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED): Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim; 4 - Xác định bệnh tích đại thể của lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED); - Xác định biến đổi bệnh lý vi thể của tá tràng, không tràng, hồi tràng và kết tràng của lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED); - Xác định m t số chỉ tiêu huyết học của lợn mắc PED: chỉ số hồng cầu; các chỉ số bạch cầu và các chỉ số sinh hóa máu. 3.5.3. Thử nghiệm biện pháp phòngtrị dịch tiêu chảy cấp ở lợn (PED) - Phòng dịch tiêu chảy cấp ở lợn (PED) bằng phương pháp “Gut feedback” của Thai Swine eternary Association (2015) để phòng bệnh. - Điều trị thử nghiệm lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) 3.6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.6.1. Phƣơng pháp xác định một số đặc điểm bệnh lý ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) - Chẩn đoán l m sàng và phi lâm sàng (Kít PED-Ag test và RT – PCR); - Khám bệnh tích đại thể theo TCVN 8402: 2010 làm tiêu bản vi thể theo Robert (1969) và Burn (1974), cắt dán mảnh bằng Microtom; - Các chỉ tiêu huyết học được xác định bằng máy Cell Dyn-3700 của hãng Abbott), khúc xạ kế Zena... 3.6.2. Thử nghiệm phòng dịch tiêu chảy cấp ở lợn(PED) Sử dụng phương pháp “Gut feedback” của Thai Swine eternary Association (2015) để phòng bệnh và xác định lượng kháng thể trong huyết thanh của lợn thử nghiệm bằng phương pháp test ELISA theo ISO/IEC 17025:2005. 3.6.3. Thử nghiệm phác đồ trị bệnh PED - Xác định tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn E. coli phân lập t phân lợn mắc dịch tiêu chảy cấp; - Xây d ng phác đồ điều trị: Sử dụng các thuốc (Atropin sulfat) điều trị triệu chứng (tiêu chảy, nôn); Sử dụng kháng sinh (Colistin sulfat) điều trị b i nhiễm vi khuẩn (E. coli); Bổ sung nước và chất điện giải (Dung dịch Glucose 5%, Lactat Ringe), sử dụng huyết liệu pháp (máu cùng loài) để kích thích chức năng phòng vệ của cơ thể (tăng bạch cầu đa nh n trung tính, tăng th c bào) nâng cao sức đề kháng và tăng quá trình trao đổi chất. 3.6.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu - Dung lượng mẫu được xác định theo Thrusfield (1997): 1,962 x Pexp (1- Pexp) n= d2 - Số liệu thô được xử lý và tính toán trên Excel, số liệu tổng hợp được xử lý bằng chương trình thống kê T.Test và Chitest. Phép thử chi bình phương (χ2) được sử dụng để so sánh tỷ lệ dương tính và giá trị P < 0,05 được coi là có ý nghĩa. PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. TÌNH HÌNH DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở LỢN (PED) TẠI THANH HOÁ 4.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại Thanh Hoá giai đoạn từ năm 2016 đến 2019 Để khái quát về tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong các năm gần đ y, chúng tôi đã tổng hợp số liệu của Cục thống kê tỉnh Thanh Hoá các năm 2016, 2017, 2018 và 2019. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1. 5 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại Thanh Hoá giai đoạn 2016 - 2019 Năm Tổng đàn Nông hộ 2016 2017 2018 2019 945.300 785.120 813.789 795.071 652.919 500.750 520.255 490.479 Tỷ lệ % 69,07 63,78 63,93 61,69 Gia trại 124.401 132.685 113.524 111.866 Tỷ lệ % 13,16 16,90 13,95 14,07 Trang trại 167.980 151.764 180.010 192.725 Tỷ lệ % 17,77 19,33 22,12 24,24 4.1.2. Tình hình mắc PED trên đàn lợn tại 6 huyện của tỉnh Thanh Hoá Kết quả theo dõi tình hình dịch PED trên đàn lợn ở m t số gia trại và trang trại chăn nuôi tại 6 huyện của Thanh Hoá được thể hiện qua bảng 4.2. Bảng 4.2. Tình hình mắc PED trên đàn lợn tại một số huyện của tỉnh Thanh Hoá Địa điểm (huyện) Hoằng Hoá Như Thanh Nông Cống Thạch Thành Tĩnh Gia Yên Định Tổng Số lợn điều tra (con) 2.771 1.757 2.982 3.459 2.642 2.832 16.443 Trung bình Số lợn mắc (con) 398 293 414 521 426 342 2.394 Số lợn chết (con) 198 149 207 294 241 189 1.278 Tỷ lệ mắc bệnh (%) 14,36c 16,68dg 13,88b 15,06ce 16,12d 12,08a Tỷ lệ chết (%) 7,15abc 8,48abd 6,94ab 8,50d 9,12e 6,67a Tỷ lệ tử vong (%) 49,75a 50,85ab 50,00ab 56,43e 56,57e 55,26abc 14,56 7,77 53,38 Ghi chú: Các chữ cái biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị so sánh trong cùng cột (P<0,05) Qua bảng 4.2 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết và tỷ lệ tử vong ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) của 6 huyện thu c tỉnh Thanh Hoá là khá cao, trung bình tỷ lệ mắc bệnh là 14,56%, tỷ lệ chết là 7,77% và tỷ lệ tử vong là 53,38%. Trong đó lợn nuôi tại huyện Tĩnh Gia có tỷ lệ mắc bệnh (16,12%), tỷ lệ chết (9,12%) và tỷ lệ tử vong (56,57%) là cao nhất và huyện Yên Định có tỷ lệ mắc bệnh (12,08%) và tỷ lệ chết (6,67%) thấp nhất so với các huyện (P<0,05). Nguyên nhân dẫn đến có s khác nhau giữa các huyện trong tỉnh là do có s khác biệt về đặc điểm địa lý và trình đ kỹ thuật chăn nuôi. Phạm Khắc Hiếu & cs. (1998) cho rằng các yếu tố khí hậu, thời tiết không thuận lợi là yếu tố tác đ ng rất mạnh đến quá trình loạn khuẩn ở lợn và là nguyên nhân gây ra h i chứng tiêu chảy. Theo Hoàng ăn Tuấn (1998), tỷ lệ mắc tiêu chảy trong m t số cơ sở chăn nuôi lợn phụ thu c vào điều kiện chăm sóc, vệ sinh thú y. 4.1.3. Tình hình dịch tiêu chảy cấp theo đối tƣợng lợn nuôi tại Thanh Hoá Kết quả theo dõi được trình bày tại bảng 4.3. Qua bảng 4.3 ta thấy, 100% đối tượng lợn đều bị mắc bệnh, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh ở các nhóm đối tượng là khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở lợn con theo mẹ với tỷ lệ mắc bệnh là 22,01%, tiếp đến là lợn sau cai sữa với tỷ lệ mắc bệnh là 12,04% và thấp nhất là lợn đ c giống (p<0,05). Ba nhóm đối tượng lợn là lợn thịt, lợn nái và lợn đ c giống có tỷ lệ mắc bệnh tương đương nhau và không có s khác biệt về mặt thống kê học (p>0,05). Về tỷ lệ chết và tỷ lệ tử vong do mắc bệnh tiêu chảy cấp (PED) trên đàn lợn chỉ xảy ra đối với hai nhóm đối tượng là nhóm lợn con theo mẹ với tỷ lệ chết là 15,99% và tỷ lệ tử vong là 72,63%. Nhóm lợn sau cai sữa với tỷ lệ chết là 3,20% và tỷ lệ tử vong là 26,59%. Theo Nguyễn ăn Điệp & cs. (2014) khi nghiên cứu về PED ở 6 tỉnh phía Bắc, lợn ở tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, tỷ lệ tử vong 6 ở lợn con theo mẹ là 68,60% và có s khác biệt lớn về mức đ mắc bệnh giữa các nhóm tuổi. Cũng nghiên cứu về chủ đề này, Đoàn Anh Tuấn (2012) cho biết: Nếu lợn con mắc bệnh ở đ tuổi 0 – 5 ngày tuổi: tỷ lệ tử vong 100%, nếu lợn con mắc bệnh ở đ tuổi 6 – 7 ngày tuổi tỷ lệ tử vong khoảng 50% còn nếu lợn con mắc bệnh ở đ tuổi lớn hơn 7 ngày tuổi tỷ lệ tử vong khoảng 30%. Tomoyuki (2014), khi theo dõi tình hình mắc PED tại Nhật Bản giai đoạn t tháng 10 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014 cho biết: Lợn nái sau khi mắc PED sẽ t phục hồi sau m t tuần, trong khi đó lợn con theo mẹ trong vòng 10 ngày tuổi có tỷ lệ tử vong rất cao, t 50 – 100%. Bảng 4.3. Tình hình mắc dịch tiêu chảy cấp ở các đối tượng lợn tại Thanh Hoá Đối tƣợng lợn Lợn con theo mẹ Lợn cai sữa Lợn thịt Lợn nái Lợn đ c giống Tổng Số lợn điều tra (con) 7.287 Số lợn mắc (con) 1.604 Số lợn chết (con) 1.165 Tỷ lệ mắc (%) 22,01c Tỷ lệ chết (%) 15,99b Tỷ lệ tử vong (%) 72,63b 3.529 4.496 1.131 86 425 281 84 5 113 0 0 0 12,04b 6,25a 7,43a 5,81a 3,20a 0,00 0,00 0,00 26,59a 0,00 0,00 0,00 16.443 2.394 1.278 Ghi chú: Các chữ cái biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị so sánh trong cùng cột (P<0,05) Theo Pensaert & cs. (2006), virus PED có chu kỳ nhân lên t 12 đến 36 giờ. Sau 4-5 chu kỳ nhân lên của virus, hầu hết các tế bào niêm mạc đường tiêu hóa ở lợn mới sinh bị phá huỷ làm cho khả năng tiêu hóa và hấp thu giảm t 7/1 xuống còn 3/1. Do vậy, khi bị bệnh lợn con gầy sút rất nhanh trong vài ngày, tỷ lệ tử vong rất cao, hầu hết lợn dưới 7 ngày tuổi sẽ tử vong sau 2 - 7 ngày với biểu hiện của s mất nước và hôn mê. Huang & cs. (2013); Stevenson & cs. (2013) cho biết: Trong năm 20052006, dịch PED xảy ra nghiêm trọng ở Ý, với tỷ lệ chết ở lợn con theo mẹ t 8,3% đến 11,9%. Năm 2013 dịch bệnh đã l y lan trên 200 trại nuôi lợn ở khắp nước Mỹ, hơn 17 bang có dịch bệnh trong vòng 3 tháng, với tỷ lệ chết trên lợn con t 50 – 100%. Ở Trung Quốc t tháng 2 năm 2010 đến tháng 11 năm 2011 bệnh bùng phát trở lại và gây hậu quả nghiêm trọng, tỷ lệ lợn chết t 90 tới 100% (tương ứng 50.000 con), chủ yếu là lợn dưới 7 ngày tuổi (Chen & cs., 2013). 4.1.4. Tình hình lợn mắc dịch tiêu chảy cấp theo mùa trong năm tại Thanh Hoá Kết quả theo dõi tình hình dịch PED trên đàn lợn theo mùa trong năm tại Thanh Hoá được thể hiện qua bảng 4.4. Qua bảng 4.4 cho thấy: Tỷ lệ mắc PED tại mùa Đông là cao nhất, tỷ lệ mắc bệnh trong đàn lên đến 21,70% và thấp nhất là mùa Hè với với tỷ lệ mắc là 7,43%. S sai khác về tỷ lệ mắc bệnh ở các mùa khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với với đ tin cậy 99,99% (p<0,001). Mùa Đông và mùa Xuân tỷ lệ tử vong cao nhất (58,93%), trong khi đó mùa Hè với mùa Thu là hai mùa có tỷ lệ tử vong thấp nhất (p<0,05). Theo Hồ ăn Nam & cs. (1997), khi gia súc bị nhiễm lạnh, ẩm kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng th c bào, do đó gia súc dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh. Kết quả này cũng phù hợp với Nguyễn ăn Điệp & cs. (2014) khi nghiên cứu tình hình PED xảy ra tại m t số tỉnh phía Bắc Việt Nam cho biết tại các trại, PED thường bùng phát vào mùa lạnh (t tháng 11 đến tháng 4). Tomoyuki 7 (2014), khi theo dõi tình hình mắc PED tại Nhật Bản giai đoạn t tháng 10 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014 cho biết: PED bùng phát t tháng 12 năm trước đến tháng tháng 4 năm sau (tháng 12, dịch bùng phát ở miền nam Kyushu và tập trung vào quận Kagoshima; tháng 2 và 3 tiếp tục bùng phát ở khu v c phía Nam Kyushu; Đến đầu tháng 4, dịch bệnh bùng phát ở t ng khu v c thu c miền Đông Nhật Bản và miền Bắc Nhật Bản), t tháng 5 đến tháng 9 dịch ít xảy ra. M t trong những nguyên nhân chính của việc PED bùng phát theo mùa đó là do đặc tính sinh học của PEDV. Theo Callebaut & cs. (1982) thì PEDV bền vững ở khoảng pH 5,0 – 9,0 ở 40C và pH t 6,5 – 7,5 ở 370C; Thai Swine Veternary Association (2015) ở nhiệt đ 40C PEDV có thể tồn tại được 49 ngày, trong khi đó ở nhiệt đ 370C PEDV chỉ có thể tồn tại được 8 - 10 ngày. Bảng 4.4. Tình hình lợn mắc dịch tiêu chảy cấp theo mùa tại Thanh Hoá Mùa Xuân Hạ Thu Đông Tổng Số con điều tra (con) 4.508 3.811 3.707 4.417 16.443 Số con mắc (con) 769 283 385 957 2.394 Số con chết (con) 439 114 161 564 1.278 Tỷ lệ mắc (%) 17,10b 7,43a 10,40b 21,70c Tỷ lệ chết (%) 9,74b 2,99a 4,34b 12,77c Tỷ lệ tử vong (%) 57,09b 40,28a 41,82a 58,93b Ghi chú: Các chữ cái a,b,c biểu hiện sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị so sánh trong cùng cột (P<0,05). Theo kết quả nghiên cứu của Mai Thi Ngan (2020), tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam tỷ lệ mắc nhiễm PEDV cao nhất ở mùa Xuân (56,3%) và thấp nhất ở mùa Hè (23,2%). 4.1.5. Tình hình lợn mắc dịch tiêu chảy cấp theo quy mô đàn tại Thanh Hoá Thai Swine Veternary Association (2015) khi lợn lớn mắc bệnh PED thường không xảy ra tử vong, tuy nhiên đối tượng này ảnh hưởng tr c tiếp đến an toàn sinh học tại trang trại do chúng mang mầm bệnh và thường xuyên thải ra môi trường. Tình trạng lây lan trong trang trại là con đường lây truyền chính của PEDV qua đường phân-miệng (Kim & cs., 2015). Việc cải thiện quản lý vệ sinh trang trại và tránh các th c hành rủi ro liên quan đến việc tiếp xúc với phân lợn là chìa khóa trong việc ngăn chặn s xâm nhập của virus PED vào trang trại (Toyomaki & cs., 2018). S lây truyền PEDV gián tiếp qua thiết bị bảo vệ cá nhân bị ô nhiễm xảy ra nhanh chóng trong vòng 24 giờ (Kim & cs., 2017). Ở Nhật Bản, các trang trại quy mô lớn, gần trang trại bị nhiễm bệnh, số lượng xe chở thức ăn và thời gian tiếp xúc với chất khử trùng ngắn hơn, các yếu tố bác sĩ thú y đến thăm là mối liên hệ chặt chẽ với tình trạng PED (Sasaki & cs., 2016). Theo Huỳnh Minh Trí & cs. (2017) khi các trại nhập con giống t bên ngoài vào thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2,35 lần so với trại t túc con giống. Cũng theo Huỳnh Minh Trí & cs. (2017) khi nghiên cứu tỷ lệ nhiễm PEDV tại các trại lợn nái tại tỉnh An Giang thì tỷ lệ mẫu dương tính với PEDV ở quy mô trại lớn (trên 50 nái) là cao nhất và ở các trại nhỏ (dưới 20 nái) là thấp nhất. Mai Thi Ngan (2020) khi nghiên cứu về tình hình nhiễm PED tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam cho biết những trại quy mô lớn (trên 600 lợn) có tỷ lệ nhiễm bệnh là 37,7%, những trại có quy mô nhỏ có tỷ lệ nhiễm là 23,8%. 8 Bảng 4.5. Tình hình lợn mắc PED theo quy mô đàn tại Thanh Hoá Quy mô trại Gia trại Trại nhỏ Trại lớn Tổng Số lợn theo dõi (con) 2.875 5.597 7.971 16.443 Số lợn bị bệnh (con) 349 786 1.259 2.394 Số lợn bị chết (con) Tỷ lệ mắc bệnh Tỷ lệ chết (%) Tỷ lệ tử vong (%) 231 408 639 1.278 12,14a 14,04b 15,79bc 8,03a 7,29a 8,02a 66,19b 51,91a 50,75a Ghi chú: Các chữ cái a,b,c biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị so sánh trong cùng cột (P<0,05). Về tỷ lệ tử vong, các gia trại có tỷ lệ tử vong cao hơn các trang trại (p<0,05), nguyên nhân là do ở trang trại có l c lượng cán b kỹ thuật tốt đã có các biện pháp can thiệp kịp thời nên đã làm giảm tỷ lệ tử vong, ngược lại thì ở các gia trại hầu hết là chăn nuôi theo kinh nghiệm nên việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật (tiêm phúc mạc, truyền dịch...) gặp khó khăn và đ y cũng là nguyên nh n quan trọng làm cho tỷ lệ tử vong tăng cao (66,19%). 4.2. ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ Ở LỢN MẮC DỊCH TIÊU CHẢY CẤP (PED) TẠI THANH HOÁ 4.2.1. Triệu chứng lâm sàng ởlợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) Bằng phương pháp quan sát mô tả, phân tích và thống kê số liệu khi theo dõi lợn mắc dịch tiêu chảy cấp ở đàn lợn con theo mẹ tại m t số trang trại ở tỉnh Thanh Hoá. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.6. Triệu chứng lâm sàng của lợn bệnh thay đổi, phụ thu c vào trạng thái miễn dịch của cơ thể trong đàn lợn bệnh, cũng như điều kiện quản lý, chăm sóc. Nhìn chung các biểu hiện chính ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) là: Ủ rũ, mệt mỏi, giảm ăn, bỏ ăn, gầy sút và đ y cùng là triệu chứng chung của các bệnh truyền nhiễm. Lợn bệnh giảm hoặc bỏ bú (ăn) và bị tổn thương niêm mạc ru t nên quá trình hấp thu được dinh dưỡng kém đồng thời bị tiêu chảy mạnh nên cơ thể mất năng lượng, nước và chất điện giải. Do vậy nên thân nhiệt giảm, để giữ nhiệt cho cơ thể lợn thích leo lên người lợn mẹ hoặc nằm chồng lên nhau để giữ ấm (Pospischil & cs., 1981; Pensaert & cs., 2006). Bảng 4.6. Triệu chứng của lợn mắc PED nuôi tại tỉnh Thanh Hoá (n =40) STT 1 2 3 4 5 6 Số lợn biểu hiện (con) 40 40 40 33 17 16 Triệu chứng Tiêu chảy phân lỏng màu vàng xám Ủ rũ, mệt mỏi Gầy sút, giảm ăn (bú) Nằm dồn đống Bỏ bú, bỏ ăn Nôn Tỷ lệ (%) 100 100 100 82,50 42,50 40,00 Hiện tượng lợn tiêu chảy phân màu vàng xám nhiều nước, lợn gầy sút nhanh và nằm dồn đống (chồng lên nhau) là những triệu chứng chính, đặc trưng và điển hình của bệnh và có tần suất xuất hiện là 82,50 - 100%. Ngoài các triệu chứng trên thì tại cho thấy lợn bị tiêu chảy cấp còn có các triệu chứng khác như bỏ ăn, bỏ bú có tần suất là 42,50%, lợn nôn tần suất là 40%. Khi nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) trên đàn lợn thu c các tỉnh phía Nam, Do Tien Duy & cs. (2011)cho biết: các triệu chứng lâm sàng chủ yếu ở lợn mắc PED là: chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy, tỷ lệ chết cao ở lợn con theo mẹ. 9 Theo Thai Swine Veternary Association (2015), lợn ở mọi lứa tuổi rất nhạy cảm với nhiễm trùng và cho thấy các triệu chứng l m sàng tương t như nôn mửa và tiêu chảy nhưng có mức đ nghiêm trọng khác nhau. 4.2.2. Chỉ tiêu lâm sàng ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) Kết quả theo dõi các chỉ tiêu l m sàng được trình bày tại bảng 4.7. Bảng 4.7. Chỉ tiêu lâm sàng ở lợn mắc PED tại tỉnh Thanh Hoá MSE Lợn khoẻ (n=40) 38,57  0,02a Lợn bệnh (n=40) 37,70  0,05b <0,05 MSE 22,83  0,20b 43,23  0,15a <0,05 MSE 93,32  0,20b 135,08 0,29a <0,05 Chỉ tiêu theo dõi Th n nhiệt (0C) Tần số hô hấp (lần/phút) Tần số tim đập (lần/phút) P Ghi chú: Các chữ cái a,b biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị so sánh trong cùng cột (P<0,05). 4.2.3. Bệnh tích ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) 4.2.3.1. Bệnh tích đại thể ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) Chúng tôi ghi nhận được các biến đổi đại thể của bệnh PED ở các cơ quan trên cơ thể lợn bệnh và được trình bày ở bảng 4.8. Qua bảng 4.8, cho thấy 100% lợn mổ khám có biểu hiện xác chết gầy. Nguyên nhân của biểu hiện này là do khi lợn mắc bệnh niêm mạc ru t bị tổn thương nên khả năng chuyển hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng giảm. Mặt khác lợn mắc bệnh thường giảm hoặc bỏ ăn (bú) và do tiêu chảy mãnh liệt dẫn đến mất nước nên lợn gầy còm. Bệnh tích chủ yếu của lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) thể hiện ở ru t như ru t non căng phồng, dịch, bọt vàng trong ru t non chiếm tỷ lệ 100%. Theo Sueyoshi & cs. (1995), Lee & cs. (2015) thì lớp tế bào biểu mô thành ru t của lợn mắc PED bị thoái hoá và hoại tử không tăng sinh vì vậy thành ru t trở nên mỏng. Chen & cs. (2016) cũng ghi nhận lợn khi nhiễm bệnh 7 ngày thì 60 – 100% ru t non chứa đầy dịch lỏng lợn cợn, căng phồng và thành ru t mỏng. Bảng 4.8. Bệnh tích đại thể ở lợn mắc PED nuôi tại Thanh Hoá (n=25) STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Bệnh tích Xác chết gầy Ru t non căng phồng, thành mỏng Dịch, bọt vàng trong ru t non Dạ dày căng phồng chứa dịch sữa chưa tiêu Hạch lympho màng treo ru t sung huyết, xuất huyết Gan thoái hóa màu đất sét Phổi tụ huyết Thận sưng nhẹ Tim to, cơ mềm Số lợn có bệnh tích (con) 25 25 25 22 Tỷ lệ (%) 100 100 100 88 20 80 13 12 10 6 52 48 40 24 Ngoài các bệnh tích kể trên, lợn con theo mẹ còn có biểu hiện như dạ dày căng phồng chứa dịch sữa không tiêu chiếm tỷ lệ 88%; hạch màng treo ru t sung huyết, xuất huyết chiếm tỷ lệ 80%. Bệnh tích còn thấy xuất hiện ở gan thoái hóa màu đất sét chiếm tỷ lệ 52%, phổi tụ huyết (48%), thận sưng nhẹ chiếm tỷ lệ 40% 10 số lợn mổ khám. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với m t số nghiên cứu trong và ngoài nước. Theo Kwonil & cs. (2014), Lee & cs. (2015) cho biết, ngoài bệnh tích đặc trưng của PED là thành ru t mỏng và trong suốt (tá tràng đến đại tràng) và tích tụ m t lượng lớn chất lỏng màu vàng trong lòng ru t thì dạ dày chứa đầy sữa đông do nhu đ ng ru t giảm. Nguyễn ăn Điệp & cs. (2014), Nguyễn Thị Thơm & cs. (2018) khi lợn mắc bệnh PED thì các bệnh tích như: xác chết gầy, da nhăn nheo, ru t non căng phồng chứa dịch vàng lợn cợn xuất hiện 100%, các cơ quan n i tạng như tim, gan, thận, phổi... có biểu hiện tụ huyết. 4.2.3.2. Bệnh tích vi thể ở ruột lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) Trong 25 lợn mổ khám bệnh tích đại thể (đ y là những lợn có triệu chứng lâm sàng điển hình, có kết quả chẩn đoán bằng Test kit PED Ag và phản ứng RT-PCR dương tính với), tiến hành lấy các mẫu bệnh phẩm là các mẫu ru t bao gồm: tá tràng, không tràng, hồi tràng và kết tràng. Sau khi lấy các mẫu bệnh phẩm t ru t của lợn mắc dịch tiêu chảy cấp, chúng tôi bảo quản trong formol 10% trong thời gian t 1 - 2 tuần, sau đó làm tiêu bản nhu m HE. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.9: Bảng 4.9. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể ở ruột của lợn mắc tiêu chảy cấp (PED) trên đàn lợn ở tỉnh Thanh Hoá Tổn thƣơng vi thể (n = 25) Cơ quan Tá tràng Không tràng Hồi tràng Kết tràng Sung huyết Xuất huyết n % n (+) (+) 25 100 11 25 100 15 22 88 17 19 76 3 % 44 60 68 12 Tăng Thoái Thâm Lông sinh các hóa tế nhiễm tế nhung bị nang bào bào viêm phá hủy lympho n % n % n % n % n % (+) (+) (+) (+) (+) 19 76 23 92 25 100 22 88 25 100 25 100 25 100 25 100 25 100 25 100 23 92 24 96 25 100 25 100 25 100 8 32 10 40 23 92 6 24 25 100 Hoại tử tế bào Ở tá tràng của lợn mắc bệnh PED nuôi tại Thanh Hoá xuất hiện các tổn thương bệnh lý vi thể nghiêm trọng, trong đó rõ nhất là hiện tượng sung huyết, thoái hoá tế bào, thâm nhiễm các tế bào viêm, các lông nhung bị tổn thương và các nang lympho tăng sinh (100%). Các biểu mô của niêm mạc ru t bị thoái hóa tế bào, tế bào thường mọng nước, gây phù nhẹ niêm mạc, cùng hạ niêm mạc bị xuất huyết các mạch quản (76%), xuất huyết xảy ra ít nhất (44%). Theo Madson & cs. (2015) ở các tế bào lông nhung tá tràng của lợn chết do mắc PED s có mặt của virus PED ở mức cao nhất so với ở các đoạn ru t còn lại. Ở lợn con theo mẹ khi mắc bệnh thì có 50% lợn bị viêm tá tràng làm cho các lông nhưng bị co ngắn lại, gây phù ở niêm mạc và tổn thương tế bào (Lin & cs., 2015). Không tràng và hồi tràng là nơi chịu các tổn thương nặng nhất, hầu hết các tổn thương như sung huyết, hoại tử tế bào, lông nhung bị phá huỷ, tăng sinh tế bào lympho và thâm nhiễm tế bào viêm đều xuất hiện với tỷ lệ 100%. Hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm là các đại th c bào, bạch cầu ái toan, đa nh n trung tính: Bệnh 11 tích vi thể chủ yếu xuất hiện ở cả 25 block không tràng và hồi tràng, chiếm tỷ lệ 100%. Ngoài ra, khi quan sát các tiêu bản vi thể ru t đều cho thấy rõ s phá hủy của lông nhung ở không tràng và hồi tràng rất cao chiếm tỷ lệ 100% mẫu bệnh quan sát. Hiện tượng tăng sinh các nang lympho xuất hiện ở cả 25 không tràng và hồi tràng, chiếm tỷ lệ 100%. Hiện tượng thoái hóa và hoại tử của các tế bào biểu mô ru t, teo nhung mao nặng, thâm nhiễm tế bào lympho, tắc nghẽn nhẹ đến trung bình và giãn mạch bạch huyết và các hạch bạch huyết màng treo ru t biểu hiện tăng sản bạch huyết ở khu v c ru t không tràng và hồi tràng đã được Ortega & cs. (2016) ghi nhận tại các ổ dich xảy ra ở Mexico năm 2014. Các tổn thương mô học cấp tính, viêm teo niêm mạc, các lông nhung bị tổn thương trầm trọng làm cho thành của không tràng mỏng và trong suốt (Jung & cs., 2014; Qian & cs., 2019). Ở ru t kết (kết tràng), tổn thương vi thể xuất hiện nhiều nhất là tăng sinh các nang lympho (100%), thâm nhiễm tế bào viêm (92%) và sung huyết (76%). Trong khi đó, tỷ lệ các block kết tràng có tổn thương ở lông nhung chỉ chiếm 24% và xuất huyết chỉ chiếm 12% trong tổng số các block kết tràng. Theo Nguyễn ăn Điệp & Nguyễn Thị Lan (2012) về s tác đ ng của virus PED thì các tế bào biểu mô hấp thu ở lông nhung rất mẫn cảm với PEDV, những tế bào biểu mô nhiễm virus có thể được quan sát sau 12 đến 18 giờ gây nhiễm, rõ nhất sau khoảng 24 đến 36 giờ, tuy nhiên không quan sát thấy có s phá hủy tế bào biểu mô ở kết tràng (Pospischil & cs.,1981). 4.2.4. Các chỉ tiêu sinh lý máu của lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) 4.2.4.1. Một số chỉ tiêu về chất lượng hồng cầu a. Số lượng hồng cầu (RBC: 106/µL) Số lượng hồng cầu ở các loài gia súc là khác nhau, trong cùng m t loài số lượng hồng cầu thay đổi theo giống, giới tính, chế đ dinh dưỡng. Khi gia súc bị bệnh số lượng hồng cầu có thể tăng hay giảm. Kết quả kiểm tra số lượng hồng cầu ở lợn khoẻ và lợn bệnh chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.10. Số lượng hồng cầu ở lợn khoẻ trung bình là 6,51 0,10x106/µL, dao đ ng t 5,28 - 7,52x106/µL. So với kết quả nghiên cứu của tác giả (Hồ ăn Nam & cs., 1997) số lượng hồng cầu lợn trung bình là 6,5 x106/µL, dao đ ng t 6 - 8x106/µL; Khi lợn bị bệnh đã xuất hiện triệu chứng tiêu chảy mãnh liệt và giảm bú nên lượng nước trong cơ thể lợn giảm mạnh. Vì vậy, máu lợn sẽ bị cô đặc nên lượng hồng cầu/µL tăng. Phạm Ngọc Thạch & cs. (2006). Tại nghiên cứu này, các tác giả cho rằng: Trong thú y số lượng hồng cầu tăng thường do các nguyên nh n làm cơ thể mất nước như những bệnh gây tiêu chảy, nôn mửa, ra nhiều mồ hôi... Bảng 4.10. Số lượng, tỷ khối và thể tích bình quân của hồng cầu ở lợn khoẻ và lợn mắc PED nuôi tại tỉnh Thanh Hoá Đối tƣợng Lợn khoẻ Lợn bệnh P Số lƣợng (con) 40 40 MSE 6,51  0,10b 7,76  0,09a Tỷ khối hồng cầu (%) MSE 37,30  0,38b 43,84  0,26a Thể tích bình quân hồng cầu (fL) MSE 57,73  0,91 56,76  0,70 <0,05 <0,05 >0,05 Số lƣợng hồng cầu (106/µL) Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu hiện sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị so sánh trong cùng cột 12 b. Tỷ khối hồng cầu (HCT: %) Kết quả kiểm tra tỷ khối hồng cầu ở lợn khoẻ và lợn bệnh được trình bày ở bảng 4.10. Ở lợn bệnh, tỷ khối hồng cầu trung bình là 43,84  0,26 %, dao đ ng t 40,08 – 45,98 %, cao hơn so với tỷ khối hồng cầu của lợn khoẻ mạnh (p<0,05). Nguyên nhân của việc tăng tỷ khối hồng cầu là do số lượng hồng cầu/µL tăng đã dẫn đến thể tích hồng cầu so với thể tích máu toàn phần tăng. Bush & cs. (1955) tỷ khối hồng cầu trung bình của lợn khoẻ là 34,7  1,07 %, dao đ ng t 29,5 - 40,5 %. c. Thể tích trung bình quân của một hồng cầu (MCV: fL) Kết quả kiểm tra thể tích trung bình của hồng cầu ở 40 lợn khoẻ và 40 lợn bệnh được thể hiện tại bảng 4.10. Thể tích trung bình của hồng cầu ở lợn khoẻ trung bình là 57,73  0,91fL, trong khi đó ở lợn mắc PED, thể tích trung bình của hồng cầu có kích thước là 56,76  0,70 fL. Qua số liệu cho thấy, ở lợn bệnh thể tích bình quân của hồng cầu có kích thước bé hơn kích thước của hồng cầu lợn khoẻ mạnh. Tuy nhiên, s chênh lệch chỉ số này không đáng kể và không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Khi nghiên cứu về chỉ số này, Bush & cs. (1955) cho biết: thể tích bình quân của hồng cầu lợn dao đ ng t 50 - 68 fL. d. Sức kháng hồng cầu Sức kháng của hồng cầu là đ bền của màng hồng cầu ở nồng đ dung dịch muối NaCl loãng. Ở nồng đ dung dịch muối loãng làm hồng cầu bắt đầu vỡ gọi là sức kháng tối thiểu và ở nồng đ muối làm toàn b hồng cầu vỡ gọi là sức kháng tối đa của hồng cầu. Sức kháng hồng cầu của lợn khoẻ và lợn bệnh được thể hiện ở bảng 4.11. Bảng 4.11. Sức kháng hồng cầu ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) tại tỉnh Thanh Hoá Chỉ tiêu Đối tượng Lợn khỏe (n = 40) Lợn bệnh (n = 40) P Tối thiểu MSE 0,66  0,002a 0,68  0,002b <0,05 Tối đa MSE 0,44  0,004a 0,47  0,003b <0,05 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu hiện sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị so sánh trong cùng cột Theo Hồ ăn Nam & cs. (1997) thì ở lợn khoẻ mạnh có sức kháng tối thiểu là 0,78 - 0,68 (% NaCl) và sức kháng tối đa là 0,48 - 0,42 (% NaCl). Khi lợn mắc dịch tiêu chảy cấp PED thì sức kháng của hồng cầu lại giảm so với lợn khoẻ mạnh bình thường (p<0,05). Sức kháng hồng cầu tối thiểu là 0,68  0,002 và tối đa của lợn bệnh là 0,47  0,003 (% NaCl). Theo chúng tôi sức kháng của hồng cầu giảm ở lợn bệnh có lẽ do đ c tố của vi khuẩn b i nhiễm tiết ra tác đ ng vào màng hồng cầu làm giảm tính bền vững của màng. Đồng thời, khi bị tiêu chảy cấp làm cho cơ thể mất lượng nước và muối nhất định do vậy nồng đ muối trong máu giảm nên khi ta cho máu vào dung dịch muối nhược trương thì hồng cầu dễ vỡ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến sức kháng hồng cầu của Phạm Ngọc Thạch & cs. (2008). Tại nghiên cứu này, các tác giả cho rằng: Sức kháng hồng cầu liên quan đến nồng đ các muối ở trong máu... 13 4.2.4.2. Một số chỉ tiêu về Hemoglobin a. Hàm lượng Huyết sắc tố (Hemoglobin – HGB:g/l) Xác định hàm lượng huyết sắc tố của 40 lợn khoẻ cho thấy: hàm lượng huyết sắc tố trung bình là 122,16  1,83g/l, dao đ ng t 10,34 ÷ 14,28g/l. Theo Lê ăn Thọ & Đàm ăn Tiện (1992), hàm lượng huyết sắc tố trung bình ở lợn khoẻ là 123g/l và dao đ ng t 100 ÷ 140g/l. Craft & cs. (1994), hàm lượng huyết sắc tố trung bình là 130g/l. Ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED), hàm lượng huyết sắc tố tăng lên là: 139,78  1,84g/l và dao đ ng t 123,2 ÷162,5 g/l. Như vậy, khi lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED), hàm lượng huyết sắc tố cao hơn lợn khoẻ là 17,62g/l (p<0,05). Nguyên nhân của s tăng này là do số lượng hồng cầu/μl tăng do nước trong cơ thể giảm vì tiêu chảy. Phạm Ngọc Thạch (2004) cho biết hàm lượng huyết sắc tố trung bình ở lợn khoẻ t 110 ÷ 130g/l và lợn mắc bệnh phù đầu t 150 ÷ 185g/l. b. Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (MCHC: g/l) Nồng đ huyết sắc tố trung bình của lợn khoẻ là 319,09  1,83g/l, dao đ ng t 258,4 ÷ 383,4g/l. Khi lợn mắc PED, nồng đ huyết sắc tố bình qu n tăng lên 335,89  4,80g/l. Lợn mắc PED có nồng đ huyết sắc tố bình qu n tăng do tiêu chảy mạnh nên máu bị cô đặc so với máu ở lợn khoẻ (p<0,05). Như vậy, khi lợn mắc PED thì chỉ số HGB và MCHC tăng, đ y là dấu hiệu bệnh lý có thể sử dụng trong chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh. c. Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (MCH: pg). Ở lợn khoẻ mạnh có lượng huyết sắc tố trung bình là 18,92  0,38pg, dao đ ng t 13,97 ÷ 23,97pg. Theo Nguyễn Thị Tường Vy & Đinh ăn Dũng (2016), lượng hemoglobin trung bình của lợn lai 3 máu sơ sinh t 19,57 ÷ 21,09 pg. So với lượng huyết sắc tố trung bình của lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) thì chỉ số này ở lợn mắc PED thấp hơn 0,79 pg, tuy nhiên s sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Phạm Ngọc Thạch (2004) cho biết ở lợn mắc bệnh phù đầu do đ c tố E.coli làm tan máu nên MCH ở lợn bệnh (27,3÷ 45,4pg) rất cao so với lợn khoẻ (16,5 ÷ 21,3pg). Qua đ y cho thấy, đ c l c virus gây PED không ảnh hưởng đến việc tồn tại và tái tạo hồng cầu. Bảng 4.12. Hàm lượng huyết sắc tố, nồng độ huyết sắc tố trung bình, lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) nuôi tại Thanh Hoá Đối tƣợng Số lƣợng (con) Hàm lƣợng huyết sắc tố (g/l) Nồng độ huyết sắc tố trung bình (g/l) MSE Lƣợng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu (pg) MSE MSE Lợn khoẻ 40 122,16  1,83b 319,09  1,83b 18,92 0,38 Lợn bệnh P 40 139,78  1,84a <0,05 335,89  4,80a <0,05 18,13  0,36 >0,05 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu hiện sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị so sánh trong cùng cột 4.2.4.3. Một số chỉ tiêu về bạch cầu a. Số lượng bạch cầu (RBC: 103/µL) Kết quả xác định số lượng bạch cầu ở 80 lợn (trong đó có 40 lợn khỏe mạnh bình thường và 40 lợn mắc dịch tiêu chảy cấp) được trình bày ở bảng 4.5. 14 Qua bảng 4.13 cho thấy số lượng bạch cầu ở lợn khoẻ trung bình là 14,70  0,29x103/µL, dao đ ng t 13,39 - 16,24 x103/µL. Theo kết quả nghiên cứu của Hồ ăn Nam & cs. (1997) thì số lượng bạch cầu ở lợn khoẻ là 8- 16 x103/µL. Trong khi số lượng bạch cầu trung bình ở lợn bệnh PED là 20,43  0,17x103/µL, dao đ ng t 19,77- 21,19 x103/µL (p<0,05). Quách Đăng Bắc (2006) nghiên cứu chỉ tiêu này ở lợn con theo mẹ hướng nạc bị viêm ru t ỉa chảy là 19,93 0,24 x103/µL. b. Công thức bạch cầu. hi xác định công thức bạch cầu của lợn mắc PED chúng tôi thấy bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan tăng cao so với lợn khoẻ mạnh còn bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đơn nh n lớn và lymphocyte lại giảm so với lợn khoẻ (p<0,05). Như vậy có s thay đổi rất rõ về công thức bạch cầu giữa lợn mắc PED và lợn khoẻ mạnh. Như chúng ta đã biết bạch cầu trung tính có khả năng th c bào mạnh, chúng thường có mặt sớm nhất và hầu như có số lượng lớn nhất trong bệnh PED, chúng có tính hoá ứng đ ng dương với các tổ chức viêm hoại tử. Chức năng chính của chúng là th c bào: nuốt, trung hoà và có thể tiêu huỷ dị v t. Điều này cũng có thể thấy trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi trình bày tại bảng 4.13. Kết quả cho thấy ở lợn khoẻ mạnh tỷ lệ bạch cầu trung tính là 42,64  0,36%, trong khi đó ở lợn mắc bệnh PED là 52,77  0,22%. Bảng 4.13. Số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu của lợn khoẻ và lợn mắc PED nuôi tại tỉnh Thanh Hoá Đối tƣợng Lợn khoẻ Lợn bệnh 40 40 b 16,89  0,19 23,41  0,30a <0,05 MSE 2,99  0,02b 4,20  0,07a <0,05 MSE 0,73  0,01a 0,57  0,01b <0,05 MSE 42,64  0,36b 52,77  0,22a <0,05 MSE 4,58  0,05a 3,49  0,03b <0,05 MSE 49,05  0,44a 38,98  0,23b <0,05 Chỉ tiêu theo dõi Số lượng lợn theo dõi (con) MSE Số lượng Bạch cầu (103/µL) Bạch cầu ái toan EOS (%) Bạch cầu ái kiềm BASO (%) Bạch cầu trung tính NEU (%) Đơn nh n lớn MONO (%) Lymphocyte LYM (%) P Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu hiện sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị so sánh trong cùng hàng Về tỷ lệ lymphocyte ở lợn khoẻ và lợn bệnh, tỷ lệ lymphocyte ở lợn mắc PED (38,98  0,23) thấp hơn so với lợn khoẻ (49,05  0,44). Theo chúng tôi có thể giải thích như sau: theo quy luật thì các tế bào lymphocyte t tuỷ xương đi vào máu chia làm hai dòng: m t dòng đến tuyến ức được biệt hoá thành lâm ba cầu T có nhiệm vụ th c bào tạo khả năng miễn dịch; m t dòng khác đi theo hệ thống túi Bursa, tạo lâm ba cầu B với nhiệm vụ sản sinh kháng thể. Hiện tượng lymphocyte giảm ở lợn mắc PED là biểu hiện khả năng miễn dịch bị giảm sút khi đ c l c virus gây suy thoái các tổ chức của cơ thể. Theo Trần C & cs. (1975), Tạ Thị Vịnh (1995) thì lợn khoẻ có 15 tỷ lệ bạch cầu trung tính thấp hơn tỷ lệ lymphocyte, tuy nhiên khi lợn bị viêm ru t thì tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng cao hơn so với lymphocyte. 4.2.5. Các chỉ tiêu sinh hoá máu của lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) 4.2.5.1. Protein huyết thanh Protein huyết thanh gồm 2 loại: Albumin và globulin, mối tương quan giữa albumin và globulin trong huyết thanh của các loài gia súc không giống nhau. Tương quan này gọi là hệ số protein, hệ số protein phản ánh tình trạng sức khoẻ của cơ thể. Hàm lượng protein huyết thanh tăng hay giảm có thể là m t triệu chứng của bệnh. Do đó xét nghiệm hàm lượng protein huyết thanh là m t biện pháp khá quan trọng trong việc đánh giá chức năng của gan. Xác định hàm lượng protein huyết thanh của 40 lợn khoẻ và 40 lợn mắc PED để đánh giá ảnh hưởng của PED đến s tổn hại gan, thận của lợn mắc bệnh, kết quả thể hiện ở bảng 4.14. Bảng 4.14. Hàm lượng protein tổng số và các tiểu phần protein trong huyết thanh lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) nuôi tại Thanh Hoá Đối tƣợng Lợn khoẻ Lợn bệnh (n=40) (n=40) b 6,76  0,09 7,31  0,07a 47,52  0,09a 36,41  0,12b 22,69  0,10b 25,13  0,10a Chỉ tiêu theo dõi Protein tổng số (g%) Albumin (%) Các tiểu α Globulin (%) phần Protein β Globulin (%) (%) γ Globulin (%) MSE MSE MSE 15,05  0,04b 14,74  0,12b 0,91a MSE MSE Tỷ lệ A/G 17,32  0,19a 21,14  0,24a 0,57b P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu hiện sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị so sánh trong cùng hàng Kết quả bảng 4.14 cho thấy: hàm lượng protein tổng số trung bình của lợn khoẻ là 6,76  0,09g%, dao đ ng t 5,59 ÷ 7,54g%. Khi lợn mắc bệnh, lượng protein tổng số trung bình là: 7,31  0,07g% và dao đ ng t 6,43 ÷ 8,22 (p<0,05). So sánh s thay đổi hàm lượng protein tổng số trung bình ở lợn Mán và lợn R ng khi mắc PED với lợn khoẻ mạnh Nguyễn Thị Thơm (2019) cho biết: Ở lợn Mán khoẻ mạnh hàm lượng protein tổng số trung bình là 7,65  0,45 g%, trong khi đó lợn Mán mắc PED, hàm lượng protein tổng số trung bình giảm xuống còn 4,65  0,21 g%. Hàm lượng huyết sắc tố trung bình của lợn R ng khoẻ mạnh là 7,99  0,43 g%, còn lợn R ng mắc PED hàm lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu giảm (4,55  0,21 g%). Có s khác biệt giữa kết quả nghiên cứu với Nguyễn Thị Thơm (2019), do khác biệt về đối tượng nghiên cứu. Nguyễn Thị Thơm (2019) nghiên cứu lợn R ng và lợn Mán, đ y là đối tượng lợn bản địa nên sức chống chịu bệnh tốt nên khi mắc bệnh ít xảy ra thể cấp tính. Như vậy hàm lượng protein tổng số trong huyết thanh của lợn mắc bệnh tăng so với lợn khoẻ mạnh. Lợn bị bệnh PED thì có triệu chứng tiêu chảy mạnh làm cho lượng nước trong cơ thể giảm nên huyết tương bị cô đặc làm cho hàm lượng protein tổng số trong huyết thanh tăng, đặc biệt là nồng đ Albumin bên trong máu có thể tăng lên, đ y chỉ là m t s gia tăng giả xảy ra khi lượng huyết tương bên trong cơ thể tụt giảm. Phạm Ngọc Thạch (2004) cho rằng: nguyên nhân của protein huyết thanh 16 tăng là do huyết tương cô đặc trong các trường hợp ỉa chảy, nôn mửa, chảy máu cấp tính... 4.2.5.2. Các tiểu phần protein trong huyết thanh Để xác định các tiểu phần protein trong huyết thanh, chúng tôi dùng phương pháp điện di trên phiến Axetat cellulose. Kết quả được trình bày ở bảng 4.14. Kết quả nghiên cứu cho rằng ở lợn khoẻ các tiểu phần protein trong huyết thanh lần lượt là: tỷ lệ albumin trung bình là: 47,52  0,09%, tỷ lệ  globulin trung bình là 22,69  0,10%, tỷ lệ  globulin trung bình là 15,05  0,04%, tỷ lệ  globulinlà 14,74  0,12%. Khi lợn mắc bệnh tỷ lệ tiểu phần protein huyết thanh thay đổi rõ rệt: Tỷ lệ albumin giảm xuống chỉ còn 36,41  0,12%; Tỷ lệ  globulin là 25,13  0,10, tỷ lệ  globulin 17,32  0,19 và tỷ lệ  globulin lại tăng cao so với lợn khoẻ mạnh bình thường: 21,14  0,24%. Hệ số A/G ở lợn khoẻ mạnh trung bình là 0,91, khi lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) hệ số A/G giảm chỉ còn 0,57 (p<0,05). Phạm Ngọc Thạch (2004) khi nghiên cứu chỉ tiêu này ở lợn mắc h i chứng tiêu chảy cho biết, tỷ lệ A/G ở lợn khoẻ là 0,89, ở lợn mắc h i chứng tiêu chảy là 0,59. 4.2.5.3. Hàm lượng đường huyết và chức năng trao đổi protit của gan -phản ứng Gross a. Hàm lượng đường huyết. Để định lượng đường huyết chúng tôi lấy máu xét nghiệm vào buổi sáng sớm trước khi cho gia súc ăn và định lượng bằng phương Glucometter. ết quả thu được trình bày ở bảng 4.15. Kết quả nghiên cứu hàm lượng đường trong máu của lợn khoẻ trung bình là: 6,53  0,05 mmol/l. Trong khi đó hàm lượng đường trong máu lợn bệnh là: 5,37  0,09 mmol/l (p<0.05). Zhang & cs. (2019) khi nghiên cứu s ức chế vận chuyển chất dinh dưỡng ở đường ru t của lợn mắc PED cho biết không có s khác biệt về hàm lượng Glucoze trong máu so với lợn khoẻ. Ngược lại, theo kết quả nghiên cứu của Masiuk & cs. (2018) thì hàm lượng Glucoze trong máu của lợn mắc PED giảm mạnh t 5,07mmol/l (ở lợn khoẻ) xuống còn 2,01mmol/l. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Masiuk & cs. (2018), đó là ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp, hàm lượng đường huyết giảm nhiều so với lợn khoẻ mạnh. Như vậy, ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp, hàm lượng đường huyết giảm nhiều so với lợn khoẻ và giảm nhiều khi lợn bị bệnh nặng. Nguyên nhân gây giảm đường huyết theo chúng tôi là do khi con vật bị bệnh các sản vật đ c của quá trình viêm đã làm cho con vật mệt mỏi, ủ rũ, ít vận đ ng, bỏ ăn hoặc kém ăn, quá trình tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng bị hạn chế do vậy nguồn cung cấp glucoze ngoại sinh không đầy đủ. Bên cạnh đó trong thời gian bệnh con vật bị sốt dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng do đó glucoze trong máu tăng cường chuyển hoá để cung cấp năng lượng cho cơ thể. b. Xét nghiệm chức năng trao đổi protein của gan - phản ứng Gros. Để làm rõ tình trạng của gan lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED), chúng tôi tiến hành xét nghiệm cơ năng trao đổi protein của gan bằng phản ứng Gros. Nghiên cứu 40 lợn khoẻ, 40 lợn bệnh, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.15. 17 Bảng 4.15. Phản ứng Gros và hàm lượng đường huyết ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) tại tỉnh Thanh Hoá Hàm lượng đường huyết (mmol/l) Phản ứng Gros (số ml dung dịch Hayem) MSE Lợn khoẻ (n=40) 6,53  0,05a Lợn bệnh (n=40) 5,37  0,09b MSE 1,57  0,03a 0,94  0,02b Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị so sánh trong cùng hàng (P<0,05) Ở lợn khoẻ mạnh bình thường dung dịch Hayem dùng để lên bông 1ml huyết thanh tươi là 1,57  0,03 ml. Khi lợn bị bệnh lượng dung dịch Hayem cần dùng trong phản ứng thấp hơn bình thường rõ rệt: 0,94  0,02ml. Bùi Thanh Phong (2017) cho biết lượng dung dịch Hayem dùng để lên bông 1ml huyết thanh tươi ở lợn khoẻ là 1,56  0,022 ml, ở lợn mắc PED là 0,87  0,027 ml. Kết quả cho thấy khi lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED), đ bền vững của huyết thanh giảm so với lợn khỏe, điều đó đã phản ánh s rối loạn chức năng gan của lợn bệnh. Theo chúng tôi hiện tượng này là do: khi bị bệnh quá trình tiêu hoá và hấp thu bị rối loạn t đó làm rối loạn trao đổi protein của gan. Hơn nữa, lượng đ c tố do vi khuẩn b i nhiễm tiết ra nhiều cũng tác đ ng lớn đến chức năng gan. Do vậy, làm đ bền vững của huyết thanh thay đổi, protit dễ kết vón lại do trạng thái keo thay đổi. 4.2.5.4. Hàm lượng Natri, Kali trong huyết thanh và độ dự trữ kiềm trong máu lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) nuôi tại Thanh Hoá a. Độ dự trữ kiềm trong máu Lượng kiềm chứa trong máu gọi là lượng kiềm d trữ, đó chính là muối NaHCO3 tính bằng mg% có trong 100 ml máu. Lượng d trữ kiềm là chỉ tiêu đánh giá khả năng làm việc bền bỉ của gia súc, lượng kiềm d trữ càng lớn thì khả năng làm việc của gia súc càng dẻo dai, bền bỉ. Do vậy, việc xác định lượng kiềm d trữ hay đ d trữ kiềm trong máu gia súc ở trạng thái bệnh lý có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị. Kết quả định lượng đ d trữ kiềm trong máu lợn bệnh được trình bày ở bảng 4.16. Ta thấy, đ d trữ kiềm ở lợn mắc PED chỉ còn 386,57  7,07mg%, thấp hơn ở lợn khoẻ 51,68mg% (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương ứng với các tác giả trước (Quách Đăng Bắc, 2006; Bùi Thanh Phong, 2017) lợn khoẻ là 438,57  9,41 mg%, lợn bệnh là 381  0,48 mg%. Bảng 4.16. Độ dự trữ kiềm trong máu và hàm lượng Natri, Kali trong huyết thanh lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) tại tỉnh Thanh Hoá Lợn khoẻ Lợn bệnh Đ d trữ kiềm trong máu (mg%) MSE 438,25  5,93a 386,57  7,07b Hàm lượng Natri (mEq/l) MSE 128,29  0,28a 100,84  0,33b Hàm lượng Kali (mEq/l) MSE 9,28  0,02a 9,05  0,05b Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị so sánh trong cùng hàng (P<0,05) 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan