Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường trung ...

Tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông phù lưu, huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang

.PDF
97
214
75

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em là nguồn nhân lực tƣơng lai của đất nƣớc, đóng vai trò quan trọng với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của thời đại là nhiệm vụ của ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung theo tiêu chí giáo dục toàn diện cho học sinh cả về thể chất và tri thức ở mọi lứa tuổi. Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nhấn mạnh việc cải thiện các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe cho con ngƣời, từng bƣớc nâng cao thể trạng và tầm vóc, trƣớc hết là nâng cao thể lực của bà mẹ và trẻ em. Đây là nhiệm vụ song song của ngành giáo dục và ngành y tế. Các chỉ số thể lực và trí tuệ không phải là hằng định mà có thể thay đổi phụ thuộc vào môi trƣờng tự nhiên, xã hội, đáng kể nhất là chế độ dinh dƣỡng và lƣợng thông tin [11], [12], [17], [42], [48], [70], [71], [104]. Chính vì vậy, các chỉ số này cũng phần nào phản ánh sự phát triển của đất nƣớc, khu vực. Do đó việc nghiên cứu phải đƣợc diễn ra thƣờng xuyên. Thực tế cho thấy, muốn đề xuất đƣợc các biện pháp đúng đắn và hữu hiệu đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo một cách toàn diện phải hiểu đặc điểm phát triển thể lực và trí tuệ của học sinh. Điều đó góp phần hoạch định chiến lƣợc, lựa chọn phƣơng pháp giáo dục hiệu quả cao. Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về thể lực và trí tuệ ở cả trong và ngoài nƣớc. Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này. Các kết quả nghiên cứu hơn 15 năm đã đƣợc trình bày trong quyển “Hằng số sinh học ngƣời Việt Nam” [94]; công trình của các tác giả trong nhóm đề tài “nghiên cứu đặc điểm sinh thể con ngƣời Việt Nam, tình trạng dinh dƣỡng và các biện pháp nâng cao chất lƣợng sức khỏe”: mã số KX - 07 - 07 do GS. TS Lê Nam Trà làm chủ nhiệm đề tài [97], [92], [68] và nhóm đề tài “Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh” do GS. TSKH Tạ Thúy Lan làm chủ nhiệm đề tài [48], [49], [50], [53], 2 [54], [58]. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về vấn đề này trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói chung và ở huyện Hàm Yên nói riêng còn rất ít. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi với nền kinh tế nông - lâm nghiệp chiếm ƣu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Tuyên Quang xếp ở vị trí thứ 56 trong số 63 tỉnh thành của cả nƣớc. Trƣờng Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Phù Lƣu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang nằm ở phía Bắc của huyện Hàm Yên. Nhà trƣờng có nhiệm vụ đào tạo con em các dân tộc thuộc 8 xã. Do đóng trên địa bàn xã vùng cao nên điều kiện của nhà trƣờng có những khó khăn nhất định. Điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất của các gia đình học sinh còn thiếu thốn, ảnh hƣởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trên và với mong muốn đóng góp một phần công sức của mình vào sự phát triển của quê hƣơng, đất nƣớc chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”. 2. Mục đích nghiên cứu - Xác định đƣợc thực trạng sự phát triển một số chỉ số hình thái thể lực (chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số pignet, chỉ số BMI) của học sinh trƣờng THCS và THPT Phù Lƣu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. - Xác định đƣợc các chỉ số chức năng một số hệ thống cơ quan của học sinh 12 - 18 tuổi (tần số tim, huyết áp động mạch). - Xác định đƣợc các chỉ số trí tuệ của học sinh trƣờng THCS và THPT Phù Lƣu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (số IQ, kiểu hình thần kinh, trí nhớ ngắn hạn, khả năng chú ý, trạng thái cảm xúc). 3 - Góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng phát triển thể chất đối với học sinh trƣờng THCS THCS và THPT Phù Lƣu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực của học sinh 12 - 18 tuổi (chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số pignet, BMI). - Nghiên cứu chức năng một số hệ thống cơ quan của học sinh 12 18 tuổi (tần số tim, huyết áp động mạch). - Nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh 12 - 18 tuổi (chỉ số IQ, trí nhớ ngắn hạn, khả năng chú ý, trạng thái cảm xúc và kiểu hình thần kinh). - Nghiên cứu mối liên quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số nghiên cứu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu là học sinh từ 12 - 18 tuổi của trƣờng THCS và THPT Phù Lƣu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực, chức năng một số hệ thống cơ quan, năng lực trí tuệ và mối liên quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số nghiên cứu của học sinh trƣờng THCS và THPT Phù Lƣu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Các chỉ số hình thái thể lực, chức năng một số hệ thống cơ quan đƣợc xác định theo các phƣơng pháp hiện hành. - Năng lực trí tuệ đƣợc xác định bằng test Ravent. - Trí nhớ ngắn hạn đƣợc xác định bằng phƣơng pháp Nechaiev. - Khả năng chú ý đƣợc xác định bằng phƣơng pháp Ochan Bourdon. - Trạng thái cảm xúc đƣợc xác định bằng phƣơng pháp CAH. Kết quả nghiên cứu đƣợc phân tích và xử lý trên máy tính bằng chƣơng trình Microsoft Excel. 4 6. Những đóng góp của đề tài - Đánh giá đƣợc đặc điểm phát triển một số chỉ số hình thái thể lực, chức năng một số hệ thống cơ quan, năng lực trí tuệ của học sinh trƣờng THCS và trƣờng THPT Phù Lƣu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. - Bƣớc đầu nghiên cứu mối liên quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số nghiên cứu. - Kết quả trong luận văn có thể bổ sung số liệu cho hƣớng nghiên cứu về thể lực, trí tuệ của học sinh từ 12 - 18 tuổi, góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của trƣờng và của tỉnh. 5 NỘI DUNG CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu hình thái thể lực của học sinh Thể lực là những khái niệm phản ánh cấu trúc tổng hợp của cơ thể, nó liên quan chặt chẽ tới thể trạng, hình thái, sức khỏe, sức lao động, thẩm mỹ và là khả năng, năng lực vận động của mỗi cá nhân con ngƣời. Vì vậy, từ lâu đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm. Cùng với sự phát triển của y học và sinh học ngƣời, các công trình nghiên cứu hình thái, thể lực đƣợc bắt đầu từ rất sớm trong lịch sử và đến nay vẫn là vấn đề thời sự khoa học về con ngƣời, nên việc nghiên cứu hình thái thể lực ngày càng phát triển mạnh mẽ. Một trong những biểu hiện cơ bản của thể lực là số đo về kích thƣớc cơ thể. Trong đó, chiều cao, cân nặng, vòng ngực là những chỉ số đặc trƣng cơ bản để phản ánh thể lực của con ngƣời. Từ ba chỉ số này có thể tính thêm các chỉ số khác biểu hiện mối liên quan giữa ba chỉ tiêu đó nhƣ chỉ số Pignet, chỉ số khối cơ thể (BMI)… các chỉ số này có ý nghĩa cao trong việc đánh giá sự phát triển của học sinh [53]. Chiều cao cơ thể là dấu hiệu đƣợc lựa chọn sớm nhất trong hầu hết các lĩnh vực ứng dụng nhân trắc học. Với những số liệu về chiều cao, ngƣời ta đã bỏ ra nhiều công sức để tìm mối liên hệ giữa phát triển cơ thể ngƣời và các yếu tố môi trƣờng tự nhiên (địa lý, khí hậu…) và xã hội (văn hóa, tâm lý…) đặc biệt là loại hình chủng tộc trên thế giới. Ludman Nold và Volanski [92] đã có nhiều minh chứng cho ảnh hƣởng của hoàn cảnh địa lý đến sự tăng trƣởng chiều cao. Ý nghĩa phổ biến hơn cả của chiều cao là chỗ đƣợc coi nhƣ biểu hiện của thể lực và nó là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá thể lực trong công tác tuyển chọn vào quân đội, tuyển học sinh, tuyển thợ…[92]. Sự phát triển chiều cao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên trong cơ thể nhƣ di truyền, các yếu tố bên ngoài nhƣ dinh dƣỡng, điều 6 kiện kinh tế, văn hóa xã hội. Các yếu tố này tác động nên sự phát triển chiều cao một cách dần dần, liên tục và không đồng nhất (theo [66]). Những ngƣời đầu tiên lƣu ý tới số đo vòng ngực của những năm 20 của thế kỷ trƣớc là các bác sỹ lâm sàng khi họ nhận thấy mối liên quan giữa mức độ phát triển lồng ngực và các bệnh cơ quan hô hấp. Dần dần đến cuối thế kỷ XIX, vòng ngực trở thành một chỉ tiêu đánh giá thể lực quan trọng sau chiều cao trong các cuộc tuyển chọn binh lính, nhân công lao động… Khi ngƣời ta khẳng định tầm quan trọng của việc gia tăng lƣợng oxy đƣa vào phổi thì độ giãn nở của lồng ngực cũng đƣợc lƣu ý thêm qua số đo vòng ngực hít vào và thở ra. Vòng ngực chỉ tăng nhanh vào giai đoạn dậy thì và phát triển đến một giai đoạn nhất định thì dừng lại. Ở nữ, tuổi dậy thì đến sớm hơn nam và thƣờng từ 11 - 13 tuổi, ở nam 13 - 15 tuổi [53]. Trọng lƣợng cơ thể tính bằng kg đã đƣợc nhắc tới trong công trình của Tenon từ thế kỷ 18 (theo [92]). Bƣớc vào thế kỷ XIX, trọng lƣợng đƣợc coi là tiêu chuẩn thứ ba không thể thiếu đƣợc trong công tác tuyển mộ binh lính [92]. So với chiều cao, cân nặng ít phụ thuộc vào yếu tố di truyền hơn, mà có liên quan chủ yếu tới chế độ dinh dƣỡng [3], [76]. Cân nặng tăng không đồng đều trong quá trình phát triển của con ngƣời. Ở các châu lục khác nhau, cân nặng cơ thể con ngƣời cũng khác nhau và trong cùng một nƣớc ở mỗi vùng miền cũng có sự khác nhau [33]. Trong khi tiếp tục khảo sát những đặc điểm hình thái có liên quan đến việc đánh giá mức độ tăng trƣởng và phát triển thể lực, ngƣời ta dần dần nhận ra rằng ở mức độ khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau, với các loại hình cơ thể khác nhau, các chỉ tiêu hình thái có tƣơng quan với nhau theo nhiều mức độ. Thể lực không thể hiện đồng nhất ở từng loại chỉ tiêu riêng rẽ, ngƣợc lại là tổng hòa của một số yếu tố cấu thành. Ngƣời ta bắt đầu suy nghĩ đến việc tính các chỉ số dựa trên những chỉ tiêu quan trọng nhất và phƣơng pháp đánh giá thể lực bằng các chỉ số ra đời [92]. 7 Pignet là chỉ số đánh giá mối tƣơng quan giữa chiều cao với cân nặng và vòng ngực. Chỉ số pignet đã đƣợc quốc tế thừa nhận từ lâu và đƣợc dùng để đánh giá thể lực của con ngƣời. Đây là một chỉ số dễ vận dụng phổ cập để phân loại sức khỏe cho nhiều đối tƣợng nên đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu [8], [11], [16], [25], [28], [38], [66] … Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Nông lƣơng Thế giới (FAO) đã công nhận chỉ số khối cơ thể (Body mass index = BMI) là chỉ số đƣợc dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một ngƣời, còn chỉ số pignet để đánh giá mức độ khỏe hay yếu. Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu đầu tiên về sự tăng trƣởng chiều cao và cân nặng của trẻ em là của Mondiere (1875) và sau này là của Huard P và Bogot (1938), Đỗ Xuân Hợp (cộng tác với Huard) (1943) với cuốn "Hình thái học và giải phẫu học mỹ thuật" (theo [68]). Tuy nhiên những công trình này còn lẻ tẻ, phƣơng pháp còn đơn giản. Từ 1954 đến nay, đã có nhiều công trình của các tác giả nghiên cứu về các đặc điểm sinh học của ngƣời Việt Nam. Đến năm 1975, cuốn “Hằng số sinh học của ngƣời Việt Nam” [94] do GS. Nguyễn Tấn Gi Trọng, nguyên chủ nhiệm bộ môn sinh lý trƣờng Đại học Y Hà Nội làm chủ biên đƣợc xuất bản đầu tiên ở nƣớc ta. Đó là một công trình nghiên cứu tƣơng đối công phu, khá hoàn chỉnh về các chỉ số sinh học, sinh lý, sinh hóa của ngƣời Việt Nam. Các chỉ số sinh học của trẻ em Việt Nam từ sơ sinh đến 15 tuổi đƣợc nghiên cứu tƣơng đối toàn diện và đƣợc coi là mốc đánh dấu trong lịch sử nghiên cứu Sinh học ngƣời Việt Nam. Sách đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho nhiều công trình khoa học trong nƣớc và nƣớc ngoài. Sau đó, các chỉ số sinh học của ngƣời Việt Nam lại tiếp tục đƣợc thể hiện qua tập “Atlat nhân trắc học ngƣời Việt Nam trong lứa tuổi lao động" của tập thể tác giả do Võ Hƣng chủ biên [39]. Atlat đã cung cấp số liệu về hình thái ngƣời lao động Việt Nam ở cả ba miền đất nƣớc theo giới tính và nhiều lứa tuổi khác nhau. Các dẫn liệu trong Atlat còn gợi mở một nhận 8 xét về các qui luật phát triển hình thái, thể lực ngƣời lao động Việt Nam ở cả ba vùng lãnh thổ theo chiều dài đất nƣớc [39]. Đề tài KX - 07 - 07 với “Kết quả bƣớc đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học ngƣời Việt Nam” thì các chỉ số về hình thái thể lực của ngƣời Việt Nam cuối thế kỉ XX đã đƣợc nghiên cứu khá toàn diện [92]. Các tác giả nhận thấy, các kích thƣớc hình thái ngƣời Việt Nam nhỏ hơn so với ngƣời châu Âu và châu Mỹ. Đa số kích thƣớc thể lực của nam lớn hơn của nữ và tăng dần đến một lứa tuổi nhất định tùy mỗi cá thể [91], [97]. Năm 1980, 1982, 1987, Đoàn Yên và cs [103] đã nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học của ngƣời Việt Nam từ 3 - 110 tuổi nhƣ chiều cao, cân nặng. Phân tích kết quả nghiên cứu ở ngƣời Việt Nam, các tác giả nhận thấy chiều cao và cân nặng trung bình của ngƣời Việt Nam nhỏ hơn ngƣời Âu, Mỹ ở mọi lứa tuổi, nhịp độ tăng trƣởng chậm, thời gian tăng trƣởng kéo dài hơn và bƣớc vào thời kỳ tăng trƣởng dậy thì nhảy vọt cũng muộn hơn. Tăng trƣởng nhảy vọt về chiều cao của nữ xuất hiện ở thời điểm 12 13 tuổi, của nam ở thời điểm 13 - 16 tuổi, và đến 23 tuổi đạt giá trị tối đa. Tăng trƣởng nhảy vọt về cân nặng ở nữ lúc 13 tuổi, ở nam lúc 15 tuổi và kết thúc tăng trƣởng cân nặng lúc 19 tuổi ở nữ và 20 tuổi ở nam. Nhƣ vậy, nữ bƣớc vào thời kỳ tăng trƣởng và ổn định về chiều cao và cân nặng sớm hơn nam. Từ năm 1980 - 1990, Thẩm Thị Hoàng Điệp [16] đã nghiên cứu dọc trên 101 học sinh Hà Nội từ 6 - 17 tuổi, với 31 chỉ số sinh học. Tác giả đã rút ra kết luận là chiều cao phát triển mạnh nhất lúc 11 - 12 tuổi ở nữ, 13 15 tuổi ở nam, còn cân nặng phát triển mạnh nhất lúc 13 tuổi ở nữ và 15 tuổi ở nam. Tác giả nhận thấy có sự gia tăng về chiều cao và cân nặng của học sinh. Quy luật phát triển các đoạn chi phù hợp với quy luật phát triển chiều cao, còn quy luật phát triển kích thƣớc các vòng gần giống với quy luật phát triển cân nặng. 9 Năm 1991, Đào Huy Khuê [42] đã nghiên cứu 36 chỉ tiêu kích thƣớc về sự tăng trƣởng và phát triển cơ thể của học sinh từ 6 - 17 tuổi ở Thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Sơn Bình. Tác giả nhận thấy, hầu hết các chỉ số sinh học đều tăng dần theo tuổi, nhƣng nhịp độ tăng trƣởng không đều. Tốc độ tăng trƣởng các thông số lớn nhất của nam thƣờng ở lứa tuổi 14 - 16 và của nữ ở lứa tuổi 11 - 15. Năm 1991 - 1995, nghiên cứu trên 13747 học sinh từ 8 - 14 tuổi ở các địa phƣơng Hà Nội, Vĩnh Phú, Thái Bình với các chỉ tiêu chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình của nhóm tác giả Trần Văn Dần và cs [11] nhận thấy so với dẫn liệu trong cuốn “HSSH” [94] thì sự phát triển chiều cao của trẻ em từ 6 - 16 tuổi tốt hơn, đặc biệt là trẻ em thành phố và thị xã, nhƣng sự tăng về cân nặng chỉ thấy rõ ở trẻ em Hà Nội, còn ba khu vực nông thôn chƣa thấy có sự thay đổi đáng kể. So sánh kết quả nghiên cứu năm 1871 và năm 1993 các tác giả nhận thấy rằng sau hơn một thập kỷ, đối với học sinh Hà Nội có sự khác biệt rõ rệt về chiều cao và cân nặng, còn đối với học sinh Vĩnh Phú thì về chiều cao có sự khác biệt rõ, còn về cân nặng thì chƣa có sự khác biệt rõ. So với học sinh nông thôn ở cùng một độ tuổi thì học sinh ở thành phố, thị xã có xu hƣớng phát triển thể lực tốt hơn. Từ năm 1998 - 2002, Trần Thị Loan [66] đã tiến hành nghiên cứu trên 3023 học sinh ở Hà Nội từ 6 - 17 tuổi. Tác giả nhận thấy chiều cao của học sinh nam tăng nhanh ở giai đoạn 11 - 15 tuổi, của học sinh nữ ở giai đoạn 10 - 13 tuổi. Cân nặng ở học sinh nam tăng nhanh lúc 14 - 16 tuổi và ở học sinh nữ lúc 11 - 14 tuổi. Vòng ngực trung bình của học sinh nam tăng vọt lúc 13 - 16 tuổi, ở học sinh nữ tăng vọt lúc 12 - 14 tuổi. Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của một số tác giả từ thập kỷ 80 trở về trƣớc và với học sinh Thái Bình, Hà Tây cùng thời điểm nghiên cứu thì kết quả các chỉ số sinh học của học sinh Hà Nội lớn hơn. Điều này chứng tỏ, điều kiện sống đã ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng và phát triển các chỉ số sinh học của học 10 sinh. Năm 2009, Đỗ Hồng Cƣờng [8] nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh THCS các dân tộc tỉnh Hoà Bình, cho thấy, tốc độ tăng các chỉ số sinh học của học sinh diễn ra không đều. Chiều cao của học sinh nam tăng nhanh nhất ở giai đoạn từ 13 - 15 tuổi và của học sinh nữ từ 11 13 tuổi. Tốc độ tăng cân nặng của học sinh nam diễn ra nhanh ở giai đoạn 13 - 15 tuổi, học sinh nữ từ 11 - 13 tuổi. Vòng ngực trung bình của học sinh nam tăng nhanh nhất ở giai đoạn từ 13 - 15 tuổi, ở học sinh nữ từ 11 13 tuổi. Năm 2010, Hoàng Quý Tỉnh [89] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em ngƣời dân tộc Thái, Hmông, Dao ở tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ số sinh học của trẻ em các dân tộc nghiên cứu thể hiện tính quy luật phát triển cơ thể của ngƣời Việt Nam. Tuy nhiên, chế độ dinh dƣỡng có ảnh hƣởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ em, điều này thể hiện ở chỗ tỉ lệ suy dinh dƣỡng thể còm, còi và nhẹ cân còn cao ở trẻ em các dân tộc nghiên cứu. Gần đây, theo nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh [25] trên học sinh phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2004 - 2009 cho thấy, chiều cao của học sinh nam đã tăng 1,2 - 2,4 cm nhƣng chiều cao của học sinh nữ lại không có sự thay đổi đáng kể. So với học sinh ngoại thành, học sinh nội thành cao hơn 3 - 4 cm và nặng hơn 8,5 - 10 kg, tỉ lệ suy dinh dƣỡng thấp hơn nhƣng tỉ lệ thừa cân lại cao hơn gấp 2 - 5 lần. Các chỉ số sinh học của học sinh cũng đƣợc nhiều tác giả khác nghiên cứu [5], [12], [13], [21], [28], [33], [37], [51], [52], [61], [62], [74], [80], [96], [101], [102]. Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu về các chỉ số sinh học của trẻ em Việt Nam khá phong phú. Kết quả nghiên cứu có sự khác nhau giữa nam và nữ, giữa trẻ em thành thị và nông thôn, giữa trẻ em thuộc các địa bàn nghiên cứu khác nhau, giữa các nhóm dân tộc khác nhau và giữa các thời 11 điểm nghiên cứu khác nhau. Hầu hết các chỉ số hình thái thể lực đều tăng dần theo tuổi, nhƣng tốc độ tăng không đều, có thời kỳ tăng nhảy vọt. Mốc đánh dấu sự nhảy vọt tăng trƣởng của của các công trình tƣơng đối thống nhất, chiều cao tăng nhanh nhất khoảng 12 - 15 tuổi ở nam và 11 - 13 tuổi ở nữ, cân nặng cũng tăng nhanh nhất từ 13 - 15 tuổi ở nam và 11 - 13 tuổi ở nữ, vòng ngực trung bình tăng nhanh nhất từ 14 - 16 tuổi ở nam và 12 14 tuổi ở nữ. 1.2. Nghiên cứu tần số tim và huyết áp động mạch của học sinh Hệ tuần hoàn giữ chức năng chủ đạo là cung cấp oxy và chất dinh dƣỡng cho toàn bộ cơ thể. Trong đó, hoạt động của hệ tuần hoàn đƣợc biểu hiện rõ thông qua những chỉ số cơ bản là tần số tim và huyết áp động mạch. Tần số tim là số chu kì tim trong một phút, phản ánh gián tiếp hoạt động của tim. Huyết áp là áp lực máu lên thành mạch máu. Huyết áp đƣợc tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của thành mạch. Sự biến đổi của huyết áp có quan hệ mật thiết với lƣu lƣợng tâm thu, tần số tim, trở ngại ngoại vi, tính đàn hồi của các mạch máu, độ nhớt của máu. Huyết áp tối đa (hay còn gọi là huyết áp tâm thu) là số đo ghi đƣợc khi tim co và huyết áp tối thiểu (hay còn gọi là huyết áp tâm trƣơng) là số đo ghi đƣợc khi tim giãn. Việc nghiên cứu tần số tim và huyết áp động mạch của trẻ em đã đƣợc nhiều tác giả thực hiện [8], [14], [19], [64], [65], [66], [74], [84], [93], [94]. Theo các tác giả, tần số tim của trẻ em giảm dần theo tuổi, sự giảm dần đó có liên quan đến hoạt động của nút xoang và sự giảm ảnh hƣởng của các dây thần kinh ngoài tim. Nghiên cứu trên trẻ em trƣớc tuổi đến trƣờng và trẻ em tuổi học đƣờng, nhiều tác giả nhận thấy huyết áp động mạch của học sinh tăng dần theo tuổi nhƣng tăng không đều [103], thời điểm huyết áp tăng nhảy vọt ở nữ là 9 tuổi và 12 tuổi, ở nam là 9, 12 và 13 tuổi [103]. 12 Khi nghiên cứu trên đối tƣợng trẻ em, nhiều tác giả đã nhận thấy, tần số tim và huyết áp động mạch biến đổi có tính chất chu kì. Trong đó tần số tim giảm dần theo tuổi, còn huyết áp động mạch tăng dần theo tuổi nhƣng mức tăng, giảm không đồng đều ở các độ tuổi, có thời điểm tăng - giảm nhảy vọt. Tần số tim có thể thay đổi theo trạng thái cơ thể, khí hậu, bệnh lí cũng nhƣ khi khóc, xúc động, sợ hãi, làm việc gắng sức [64], [66], [74], [78], [103]. Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về tần số tim và huyết áp của trẻ em. Theo số liệu trong “HSSH” [94], thì huyết áp động mạch của trẻ em từ 3 - 15 tuổi tăng dần. Huyết áp của nam cao hơn của nữ cùng tuổi. Huyết áp thay đổi theo tƣ thế của trẻ khi đo, khi đứng cao hơn khi nằm và ngồi. Năm 1982, Trịnh Bỉnh Dy [14] đƣa dẫn cứ huyết áp ngƣời Việt Nam thấp hơn ngƣời Âu - Mỹ (số thƣờng gặp 110/70, so với 120/80 mmHg ở ngƣời Âu - Mỹ), tăng theo tuổi chậm hơn ngƣời Âu - Mỹ và cho rằng đặc điểm này liên quan với cơ thể ít mỡ cholesterol huyết thấp ở ngƣời Việt Nam, đồng thời minh họa đặc điểm sinh hóa đó bằng thực tế lâm sàng Việt Nam, với tiêu chuẩn tăng huyết áp của ngành tim học Việt Nam (lấy mốc 140/90), thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế (lấy mốc 160/95). Nghiêm Xuân Thăng [84] đã nghiên cứu mối tƣơng quan giữa hoạt động của hệ tim mạch và huyết áp với khí hậu ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh ở hai nhóm tuổi 12 - 15 và 18 - 25. Tác giả nhận thấy, tần số tim và huyết áp động mạch ở bất kì lứa tuổi nào cũng chịu ảnh hƣởng của khí hậu. Ngoài ra, tần số tim còn chịu sự chi phối bởi các yếu tố xã hội nhƣ lao động, trạng thái tâm lí. Đoàn yên và cs [103] nghiên cứu tần số tim và huyết áp của ngƣời Việt Nam, nhận thấy từ sau khi sinh, tần số tim và huyết áp động mạch biến đổi có tính chất chu kỳ. Huyết áp động mạch tăng đến 18 tuổi, sau đó ổn định đến 49 tuổi rồi lại tăng dần, còn tần số tim lại giảm dần cho đến 25 13 tuổi, sau đó ổn định đến 69 tuổi. Huyết áp động mạch trên ngƣời Việt Nam ở mọi lứa tuổi thấp hơn so với ngƣời Âu, Mỹ. Trần Đỗ Trinh và cs [93] đã tiến hành nghiên cứu trị số huyết áp ngƣời Việt Nam và công bố trong chƣơng trình nghiên cứu một số chỉ số sinh học ngƣời Việt Nam thập kỷ 90. Công trình đƣợc tiến hành tại 20 tỉnh thuộc 7 vùng địa lý trong cả nƣớc từ lứa tuổi 15 trở lên. Kết quả cho thấy trị số huyết áp tăng dần theo tuổi ở cả nam và nữ, mức tăng chậm nhất ở nhóm tuổi 15 - 19. Huyết áp ở nam giới cao hơn so với nữ giới, dù mức chênh lệch không nhiều, chỉ khoảng 1 - 3 mmHg, nhƣng khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trần Thị Loan [66] nghiên cứu tần số tim và huyết áp động mạch của học sinh từ 6 - 17 tuổi ở Hà Nội đã cho thấy, tần số tim của học sinh giảm dần theo tuổi nhƣng tốc độ giảm không đều, có thời gian giảm nhanh, có thời gian giảm chậm, giảm nhanh ở lứa tuổi dậy thì. Huyết áp tâm thu và tâm trƣơng tăng dần theo tuổi, nhƣng tốc độ tăng không đều, có thời gian tăng nhanh, có thời gian tăng chậm. Thời điểm tần số tim giảm nhanh nhất và huyết áp tăng nhanh nhất đối với nam là lúc 13 - 14 tuổi và đối với nữ là lúc 11 - 12 tuổi. Nguyễn Văn Mùi [74] nghiên cứu đặc điểm biến đổi tần số mạch và huyết áp của trẻ em lứa tuổi 7 - 15 ở ngoại thành Hải Phòng, nhận thấy tần số mạch của các em nam và nữ giảm dần theo tuổi còn huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trƣơng tăng dần theo tuổi. Tần số mạch ở lứa tuổi 7 - 12 của các em nam nhanh hơn so với các em nữ cùng tuổi, nhƣng từ 13 - 15 tuổi không có sự khác biệt. Huyết áp tâm thu của nam từ 7 - 9 tuổi cao hơn của nữ, còn từ 10 - 15 tuổi không có sự khác biệt. Huyết áp tâm trƣơng của các em nam từ 7 - 13 tuổi lớn hơn so với các em nữ. Tần số tim và huyết áp động mạch còn đƣợc đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu khác [64], [65], [94], [103]. Nhƣ vậy, qua kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy, tần số 14 tim và huyết áp động mạch biến đổi có tính chất chu kì. Tần số tim giảm dần, huyết áp tâm thu và tâm trƣơng tăng dần, nhƣng tốc độ tăng không đều. Tần số tim, huyết áp động mạch ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng chịu ảnh hƣởng của khí hậu. Ngoài ra, tần số tim còn chịu sự chi phối bởi các yếu tố xã hội nhƣ lao động, trạng thái tâm lí. 1.3. Nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh Nói đến khả năng thông minh của con ngƣời, ngƣời ta đã dùng nhiều cách gọi khác nhau nhƣ trí tuệ, trí thông minh, trí khôn, trí óc… [98]. Theo tiếng la tinh, trí tuệ có nghĩa là hiểu biết, là sự thông thái. Còn trong tiếng Việt, khái niệm trí tuệ thƣờng đƣợc dùng để chỉ khả năng hoạt động trí óc của con ngƣời trong việc nhận thức thế giới và xử lý tình huống. Cho đến nay vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ và tựu trung lại có thể thấy rõ ba khuynh hƣớng chính. Khuynh hƣớng thứ nhất coi trí tuệ là năng lực nhận thức, năng lực học tập của cá nhân. Theo Huarte J. thì trí tuệ là tập hợp các khả năng lĩnh hội tri thức, phán xét, đánh giá và sáng tạo. Hệ thống những thuộc tính trí tuệ là những năng lực chung đảm bảo sự lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng và có hiệu quả (theo [86]). Hệ thống những thuộc tính trí tuệ là những năng lực chung đảm bảo cho sự lĩnh hội tri thức một cách rõ ràng và có hiệu quả [98]). Khuynh hƣớng thứ hai coi trí tuệ là năng lực tƣ duy trừu tƣợng. Chức năng của trí tuệ là sử dụng có hiệu quả của khái niệm. Hạt nhân của trí tuệ là thao tác tƣ duy nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa [98]. Đặc trƣng của trí tuệ là tích lũy vốn tri thức và các thao tác trí tuệ [100]. Khuynh hƣớng thứ ba coi trí tuệ là năng lực thích nghi của con ngƣời đối với thế giới khách quan [86]. Trí tuệ là năng lực thích ứng chung của con ngƣời đối với điều kiện và nhiệm vụ mới trong đời sống 15 [24]. Piagie cho rằng sự phát triển trí tuệ của trẻ em là một bộ phận của toàn bộ sự phát triển cá thể nhằm thích ứng với môi trƣờng sống [79]. Sự phát triển trí tuệ của trẻ em là quá trình tạo lập ra các cấu trúc trí tuệ mới và phủ nhận những cấu trúc đã có của bản thân. Quá trình này phụ thuộc vào sự hoàn thiện các cấu trúc sinh học của cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh [9], [27], [32]. Ngoài khái niệm “trí tuệ” còn có thêm thêm một số khái niệm có liên quan tới trí tuệ nhƣ “trí khôn” và “trí thông minh”. Theo Nguyễn Khắc Viện, khả năng hành động thích nghi với biến động của hoàn cảnh thiên nhiên đƣợc gọi là trí khôn. Nếu khả năng này thiên về tƣ duy trừu tƣợng thì gọi là trí tuệ (theo [6]). Theo Claparade và Stern, trí khôn là sự thích nghi của tinh thần đối với hoàn cảnh mới. D.Wechsler lại coi trí khôn là tổng thể của nhiều chức năng trí tuệ gắn chặt chẽ với các điều kiện văn hóa, xã hội nơi con ngƣời sinh ra và lớn lên. Thông minh là khả năng tổng hợp của mỗi con ngƣời, để hành động có mục đích, để suy nghĩ nhiều mặt và để tác động có hiệu quả vào môi trƣờng (theo [6]). Hay có thể định nghĩa “Thông minh là khả năng phản ứng có hiệu quả trong những tình huống mới, là khả năng tƣ duy và giải quyết những vấn đề nảy sinh [6]”. Nhƣ vậy, trí tuệ, trí khôn và trí thông minh là những khái niệm có điểm trùng nhau. Trong đó, trí khôn, trí thông minh là phạm trù hẹp hơn nằm trong nội hàm trí tuệ. Sự tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ và mỗi khái niệm chỉ nêu đƣợc một số mặt của trí tuệ, chứng tỏ trí tuệ là một loại hoạt động phức tạp của con ngƣời. Vì vậy, việc nghiên cứu trí tuệ đƣợc coi là một lĩnh vực liên ngành, phức hợp. Nó đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các nhà sinh lý học, tâm lý học, tâm thần học, điều khiển học, sinh học và toán học và các ngành khoa học khác [18], [26], [38]. Nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu về trí tuệ [20], [40], [44], [87], [89]. Năm 1905, Binet và Simon đã dùng trắc nghiệm (test) nghiên cứu trí 16 tuệ để phân biệt các trẻ em học kém bình thƣờng và các trẻ em học kém do trí tuệ chậm phát triển (theo [86]). Sau đó, test này đƣợc cải tiến nhiều lần để dùng cho trẻ em và ngƣời lớn [86]. Để đánh giá trình độ phát triển trí tuệ của trẻ em ở từng lứa tuổi, năm 1912, Stern V. đã đƣa ra cách tính chỉ số thông minh (IQ) bằng thƣơng số giữa trí tuệ (MA) và tuổi thực (CA) (theo [85]. Meili R. sử dụng test trí tuệ vào việc tƣ vấn nghề nghiệp và tƣ vấn học đƣờng (theo [86]). Với mục đích chuẩn đoán trình độ phát triển trí tuệ của trẻ em, ngƣời ta xây dựng nhiều loại test đo lƣờng trí tuệ khác nhƣ test “Trí tuệ đa dạng”, test “Khuôn hình tiếp diễn” của Raven, test “WISC”, test “Hình thức hợp REY”. . . Ngƣời đầu tiên nghiên cứu về trí tuệ là F.J.Gall (theo [73]). Vào đầu thế kỷ XVII, ông đã đƣa ra thuật ngữ “não tƣớng học” và cho rằng chức năng trí tuệ tập trung ở các vùng chuyên biệt nên có thể đánh giá trí tuệ con ngƣời qua đƣờng nét và đo sọ não. Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ của F.Galton (1893), Alled Binnet và Simon (1905), Petersalovey và John Mager (theo [44], [86]).... Kết quả nghiên cứu của các công trình [1], [2], [29], [30], [31], [36], [44], [47], [48], [66], [83], [85].... cho thấy, có thể sử dụng test Raven để chuẩn đoán khả năng hoạt động trí tuệ của trẻ em Việt Nam. Ở Việt Nam, trƣớc năm 1975, việc nghiên cứu trí tuệ còn rất mới mẻ. Chỉ có ít công trình do cán bộ trong ngành y sử dụng để chuẩn đoán trí tuệ của bệnh nhân tâm thần ở bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện nhi Thụy Điển [86]. Từ cuối những năm 1980 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ ở Việt Nam. Việc nghiên cứu trí tuệ đƣợc tiến hành theo ba hƣớng chính là nghiên cứu mối liên quan giữa các chỉ số sinh học với sự phát triển trí tuệ; nghiên cứu mối liên quan giữa yếu tố di truyền với trí tuệ; nghiên cứu ảnh hƣởng của môi trƣờng tới sự phát triển trí tuệ. Về mối liên quan giữa các chỉ số sinh học với sự phát triển trí tuệ đã có nhiều tác giả nghiên cứu [7], [18], [27], [29], [36], [47], [48], [49], [50], [55], [56], [58], 17 [59], [60], [63], [66], [83], [85], [88], [90], … Một trong những tác giả đầu tiên nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam là Trần Trọng Thủy [85]. Công trình nghiên cứu của ông đƣợc thực hiện trên học sinh ở quận Hoàn Kiếm - Hà Nội bằng test Raven (1989). Ông đã xác định chiều hƣớng, cƣờng độ, trình độ và chất lƣợng phát triển trí tuệ của học sinh đồng thời ông còn đề cập tới mối liên quan giữa trí tuệ và thể lực của học sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân bố học sinh theo chỉ số IQ gần với phân phối chuẩn, có sự khác biệt về chỉ số IQ giữa học sinh ở thành thị và ở nông thôn, trình độ phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam không thua kém học sinh nƣớc ngoài. Năm 1991, Ngô Công Hoàn [29] nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh thành phố Huế và Hà Nội, nhận thấy có sự chênh lệch về mức độ phát triển trí tuệ giữa học sinh thƣờng và học sinh chuyên toán. Nguyễn Thạc, Lê Văn Hồng [83] đã nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh Hà Nội từ 10 - 14 tuổi. Kết quả cho thấy, sự phát triển trí tuệ tăng theo lứa tuổi và có sự phân hoá từ 11 tuổi trở đi, trí tuệ của nam có xu hƣớng cao hơn của nữ. Dƣới sự chủ trì của giáo sƣ tiến sĩ Tạ Thúy Lan, từ năm 1990 đến nay, nhiều cán bộ của các trƣờng đại học đã tiến hành nghiên cứu hoạt động trí tuệ của học sinh, sinh viên. Tạ Thuý Lan - Võ Văn Toàn nghiên cứu khả năng trí tuệ của học sinh Quy Nhơn và học sinh Hà Nội (1993 1995). Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực trí tuệ của học sinh phát triển theo lứa tuổi và có mối tƣơng quan thuận với kết quả học tập. Khả năng trí tuệ của học sinh Quy Nhơn thấp hơn so với học sinh Hà Nội cùng tuổi [55], [57]. Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (1996) đã nghiên cứu đánh giá sự phát triển trí tuệ của học sinh thành phố và học sinh nông thôn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ, học sinh thành phố có mức trí tuệ cao hơn học sinh nông thôn [49], [60]. 18 Năm 1998 Tạ Thúy Lan và Mai Văn Hƣng [47] nghiên cứu trí tuệ của học sinh Thanh Hóa và nhận thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi và năng lực trí tuệ có mối tƣơng quan thuận với học lực. Trần Thị Loan (2002) nghiên cứu trí tuệ của học sinh ở độ tuổi 6 đến 17 tuổi, mối liên quan giữa năng lực trí tuệ và học lực của học sinh phổ thông [66]. Kết quả cho thấy, điểm trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi nhƣng tốc độ tăng không đồng đều, năng lực trí tuệ của học sinh nam và học sinh nữ không có sự khác biệt. Quá trình phát triển trí tuệ của học sinh diễn ra liên tục, tƣơng đối đồng đều và không phụ thuộc vào giới tính. Đồng thời giữa năng lực trí tuệ và học lực của học sinh có mối tƣơng quan thuận nhƣng không chặt chẽ [59], [66]. Mai Văn Hƣng (2003) đã nghiên cứu một số chỉ số thể lực và năng lực trí tuệ của sinh viên ở một số trƣờng đại học phía Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối tƣơng quan thuận không chặt chẽ giữa trí tuệ và các chỉ số thể lực. Năng lực trí tuệ có mối tƣơng quan thuận với khả năng tập trung chú ý [38]… 1.4. Nghiên cứu trí nhớ của học sinh Trí nhớ là hoạt động liên quan đến toàn bộ đời sống tâm lý của con ngƣời và là một thành phần quan trọng của trí tuệ [22], [46], [52]. L.M Xêtrênôp cho rằng trí nhớ là “điều kiện cơ bản của cuộc sống tâm lý”. Ông nói rằng “nếu không có trí nhớ thì các cảm giác và tri giác của chúng ta sẽ biến mất không để lại dấu vết gì và do đó đẩy ngƣời ta vĩnh viễn ở vào trạng thái của trẻ sơ sinh” (theo [66]. Trí nhớ là sự tiếp nhận và sự tái hiện những sự vật, những hiện tƣợng mà con ngƣời đã cảm giác, đã suy nghĩ, đã hành động. Trí nhớ của con ngƣời là một quá trình hoạt động phức tạp, có bản chất là việc hình thành các đƣờng liên hệ thần kinh tạm thời, lƣu giữ và tái hiện chúng. Khi các sự vật, hiện tƣợng trong thế giới khách quan tác động vào cơ thể thì chúng gây ra cảm giác. Trên cơ sở cảm giác đơn lẻ, bộ 19 não phân tích và tổng hợp để cho tri giác trọn vẹn các sự vật, hiện tƣợng và để lại dấu vết của chúng trên vỏ não [53]. Về cơ chế nhớ có nhiều quan điểm, tựu trung lại có ba thuyết chính: thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov I.P. (theo [67]), thuyết điều kiện hóa mà đại diện là Skiner B.F. và thuyết phân tử của Conell M.C và Thomson (theo [67]). Các tác giả cho rằng việc hình thành các phản xạ có điều kiện đã tạo nên các “vết hằn” trí nhớ. Nhƣ vậy, phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của trí nhớ. Theo Hyden thì cơ sở của trí nhớ là sự thay đổi trong cấu trúc phân tử của axit ribonucleic (ARN) (theo [67]). Còn theo Conell M.C. và Jacobso (theo [67]), thì trí nhớ có liên quan đến lƣợng acid desoxyribonucleic (ADN) trong các neuron. Một số tác giả nhƣ Penphild W. (theo [67] lại cho rằng trong não có trung khu nhớ và mọi kích thích tác động lên cơ thể đƣợc giữ lại dƣới dạng lƣu trữ. Trên thế giới, có nhiều tác giả nghiên cứu trí nhớ. L.X.Vƣgotxki (1930), A.N.Leonchiev (1931) nghiên cứu về ghi nhớ gián tiếp; A.A.Smirnov (1943) nghiên cứu về vai trò của hoạt động đối với trí nhớ; P.M.Xêtrênov (1952) nghiên cứu về cơ chế sinh lý của trí nhớ (theo [24]). Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về trí nhớ trên học sinh và sinh viên [46], [49], [66], [85]... Ngƣời đầu tiên nghiên cứu về trí nhớ ở Việt Nam là Phạm Minh Hạc. Bằng thực nghiệm ông đã chứng minh rằng cả hai thuỳ của não (thuỳ trán và thuỳ đỉnh) đều tham gia vào sự lƣu trữ thông tin, nhƣng thuỳ đỉnh có vai trò quan trọng hơn [24]. Nghiêm Xuân Thăng đã nghiên cứu về khả năng ghi nhớ của học sinh và sinh viên Nghệ Tĩnh từ 10 - 20 tuổi trong những điều kiện khí hậu khác nhau cho thấy khả năng ghi nhớ của học sinh biến đổi theo sự biến động của nhiệt độ, độ ẩm, cƣờng độ bức xạ và đối lƣu không khí [84]. Trịnh Văn Bảo và cs [3] nghiên cứu trí nhớ của học sinh lớp 6 của trƣờng năng khiếu Marie - Curie và trƣờng trung học cơ sở Tô Hoàng (Hà 20 Nội) có nhận xét rằng, trí nhớ của nhóm học sinh năng khiếu tốt hơn so với của học sinh bình thƣờng. Kết quả nghiên cứu trí nhớ của Trần Thị Loan [66] trên đối tƣợng học sinh từ 6 - 17 tuổi ở quận Cầu Giấy, Hà Nội đã cho thấy, trí nhớ của học sinh tăng dần theo tuổi nhƣng tốc độ tăng không đều và không có sự khác biệt về khả năng nhớ giữa học sinh nam và học sinh nữ. Các nghiên cứu của các tác giả đều cho thấy, trí nhớ của học sinh tăng theo tuổi, ít hoặc không có sự khác biệt về trí nhớ theo giới tính. 1.5. Nghiên cứu khả năng chú ý của học sinh Chú ý là một trạng thái tâm sinh lí tham gia vào mọi quá trình hoạt động của cơ thể. Chú ý đƣợc ví nhƣ một chiếc đèn pha chiếu rọi vào một vật nào đấy, với độ sáng khác nhau, sẽ mang lại kết quả soi sáng nhiều hay ít [35]. Nhà giáo dục Nga - Usinxki đã viết: “Chú ý là cánh cửa, qua đó tất cả những cái gì của thế giới bên ngoài đi vào tâm hồn con ngƣời”. Trong một thời điểm nhất định ngƣời ta chỉ có thể nhận thức đƣợc một số đối tƣợng hay hiện tƣợng nhất định. Khi ta tập trung tƣ tƣởng để nhận thức những đối tƣợng hiện tƣợng này thì đồng thời phải bỏ qua những đối tƣợng, hiện tƣợng khác. Sự tập trung tƣ tƣởng để nhận thức một số đối tƣợng hay hiện tƣợng nào đó gọi là sự chú ý. Nhƣ vậy, chú ý không phải là một quá trình tâm lý nhƣ những quá trình cảm giác, tri giác, tƣ duy,... mà chú ý là sự định hƣớng tích cực của con ngƣời vào một số đối tƣợng hay hiện tƣợng nhất định [24]. Chú ý là trạng thái tâm lý tham gia vào mọi quá trình tâm lý tạo điều kiện cho một đối tƣợng hay một số đối tƣợng đƣợc phản ánh một cách tốt nhất. Chú ý luôn đi kèm với quá trình tâm lý khác. Nó không tồn tại độc lập. Nó cần cho các loại hoạt động của con ngƣời, từ lao động chân tay đến lao động trí óc. Ở đâu và lúc nào không có nó tham gia hoặc tham gia không đầy đủ thì kết quả của hoạt động giảm sút [34].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất