Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉ...

Tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

.PDF
107
235
94

Mô tả:

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 . 1.1- Sơ lược về tình hình quản lý rác thải trên thế giới . . . . . . . . . . . 5 . 1.2- Thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở các thị trấn, thị tứ vùng nông thôn Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.2.1- Khối lượng thành phần rác thải . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.2.2- Hiện trạng thu gom, xử lý rác thải ở các thị trấn, thị tứ . . . . . 1.2.3- Các loại hình quản lý rác thải. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 10 11 13 4.2.4- Đánh giá chung về công tác quản lý rác thải ở khu vực nông thôn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . . . 17 . . . . . . . 2.1. Nội dung nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2. 2- Phương pháp nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chương 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI THỊ TRẤN HỒ. . . . 3.1- Điều kiện tự nhiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.1.1- Vị trí địa lý. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.1.2- Điều kiện địa hình. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.1.3- Điều kiện khí hậu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.1.4- Hiện trạng sử dụng và phân bố đất đai. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.2- Điều kiện kinh tế- xã hội. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.2.1- Dân số và phân bố dân cư. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.2.2- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh . . . . . . . . . . . . . . . 3.2.3- Cơ cấu kinh tế và thu nhập bình quân trên đầu người . . . . . . 3.1.3.1- Cơ cấu các ngành kinh tế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.2.3.2- Thu nhập bình quân trên đầu người. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.2.4 - Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 i 17 18 20 20 20 20 20 21 21 21 21 22 22 22 23 3.2.5- Hiện trạng môi trường . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.2.5.1- Nguồn nước dùng cho sinh hoạt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.2.5.2- Điều kiện vệ sinh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.2.5.3- Tình hình sử dụng chất thải chăn nuôi. . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.2.5.4- Hiện trạng hệ thống tiêu thoát nước trong khu dân cư . . . . . 3.2.5.5- Ảnh hưởng của chất thải đến chất lượng nước mặt . . . . . . . . 3.3- Hiện trạng thu gom, quản lý rác thải. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.3.1- Thành phần, khối lượng rác thải thị trấn Hồ. . . . . . . . . . . . . . 3.3.1.1- Khối lượng rác thải theo các nguồn phát sinh trên địa bàn thị trấn Hồ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.3.1.2- Dự báo khối lượng rác thải đến 2010. . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.3.1.3- Thành phần rác thải. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.3.2- Hiện trạng công tác quản lý rác thải tại thị trấn Hồ. . . . . . . . 3.3.2.1- Các biện pháp thu gom, xử lý rác thải tại thị trấn Hồ. . . . . 3.3.2.2- Tái sử dụng phế thải, phế liệu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.3.2.3- Tổ chức dịch vụ thu gom, xử lý rác thải . . . . . . . . . . . . . . . 3.3.2.4- Hiện trạng bãi rác thải trên địa bàn thị trấn Hồ. . . . . . . . . 3.3.2.5- Phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải. . . . . . . . . . . . . . 3.3.2.6- Cơ chế, chính sách đã áp dụng trong thu gom, xử lý rác thải. . Chương 4: XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI Ở THỊ TRẤN HỒ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.1- Cơ sở pháp lý xây dựng mô hình. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23 23 24 24 24 24 25 25 25 26 26 28 28 28 28 29 32 33 35 35 4.2- Các nội dung xây dựng trong mô hình quản lý rác thải thị trấn Hồ 36 4.2.1- Thành lập hợp tác xã dịch vụ vệ sinh môi trường thị trấn Hồ. 36 4.2.1.1- Cơ cấu tổ chức của HTX dịch vụ VSMT thị trấn Hồ . . . . . . 36 4.2.1.2- Một số kết quả hoạt động của HTX dịch vụ VSMT thị trấn Hồ 37 4.2.2- Quy hoạch mạng lưới tuyến thu gom, vận chuyển . . . . . . . . . . 38 4.2.3- Tổ chức phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải. . . . . . . . . 41 4.2.3.1- Phương án phân loại rác thải tại nguồn. . . . . . . . . . . . . . . . 41 4.2.3.2- Phương án tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải. . . . . . . . . 42 ii 4.2.4- Lựa chọn thiết bị thu gom, vận chuyển rác thải. . . . . . . . . . . . 4.2.4.1- Thiết bị lưu chứa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.2.4.2- Thiết bị thu gom. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.2.4.3- Thiết bị vận chuyển. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.2.5- Các giải pháp công nghệ xử lý rác thải 4.2.5.1- Công nghệ xử lý rác hữu cơ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.2.5.2- Công nghệ xử lý rác vô cơ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.2.5.3- Phương án thu hồi chất tái chế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.2.5.4- Phương án xử lý nước rác. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.2.5.5- Phương án sản xuất chế phẩm vi sinh khử mùi và xử lý rác hữu cơ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.2.6- Thiết kế khu xử lý rác thải thị trấn Hồ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.2.6.1- Bố trí mặt bằng khu xử lý rác thải . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.2.6.2- Tính toán thông số các hạng mục khu xử lý rác thải . . . . . . . 4.2.6.3- Quy trình vận hành BCL rác thải thị trấn Hồ. . . . . . . . . . . . 4.2.6.4- Phương án đóng bãi. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.2.6.5- Quan trắc môi trường khu xử lý rác thải thị trấn Hồ. . . . . . . 4.2.6.6- Kinh phí và nguồn kinh phí xây dựng mô hình quản lý rác thải thị trấn Hồ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.2.7- Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng 4.2.7.1- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ địa phương trong quản lý rác thải. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.2.7.2- Hướng dẫn kỹ thuật quản lý rác thải. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.2.7.3- Công tác truyền thông. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.2.7.4- Xây dựng phòng trưng bày. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43 43 45 46 46 46 47 48 48 50 51 51 53 61 62 62 63 65 65 65 67 68 68 4.2.8- Xây dựng quy định về quản lý rác thải trên địa bàn thị trấn Hồ 4.2.9- Các thủ tục đã hoàn thành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74 4.3- Ảnh hưởng của mô hình đến kinh tế, xã hội và môi trường. . . . 75 . 4.3.1- Tác động đến kinh tế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75 4.3.2- Tác động về mặt xã hội. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76 iii 4.3.3- Tác động đến môi trường. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76 4.4- Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình triển khai mô hình quản lý rác thải thị trấn Hồ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77 Chương 5: KIẾN NGHỊ QUY TRÌNH TỔ CHỨC VÀ CÁC BIỆN PHÁP THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI VÙNG NÔNG THÔN . . . . . . 79 5.1- Quy trình tổ chức thu gom, xử lý rác thải quy mô cấp thị trấn. 79 5.2- Kiến nghị các biện pháp tổ chức thu gom, xử lý rác thải quy mô cấp thị trấn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 84 iv DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG THỊ TRẤN VÀ THỊ TỨ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12 . Bảng 1.2: CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ RÁC THẢI Ở THỊ TRẤN THỊ TỨ (%). . . 13 Bảng 3.1: TỶ TRỌNG CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ THU NHẬP BÌNH QUÂN GIAI ĐOẠN 2001 ĐẾN 2005 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22 Bảng 3.2: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT THẢI ĐẾN NGUỒN NƯỚC MẶT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25 . Bảng 3.3: KHỐI LƯỢNG RÁC THẢI THEO CÁC NGUỒN PHÁT SINH . . 25 . Bảng 3.4: DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG RÁC THẢI ĐẾN 2020 . . . . . . . . . . . . . 26 . Bảng 3.5: BẢNG THÀNH PHẦN RÁC THẢI THỊ TRẤN HỒ . . . . . . . . . . . 27 Bảng 4.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX DỊCH VỤ VSMT . . . . . . . . . . 37 Bảng 4.2: KHOẢNG CÁCH THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI Ở THỊ TRẤN HỒ THEO QUY HOẠCH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39 . Bảng 4.3: BỐ TRÍ PHƯƠNG TIỆN XE THU GOM, VẬN CHUYỂN TẠI TRẠM TRUNG CHUYỂN THEO LOẠI RÁC . . . . . . . . . . . . . 43 Bảng 4.4: QUY MÔ VÀ CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ RÁC THẢI . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52 . Bảng 4.5: KÍCH THƯỚC HỐ CHÔN RÁC VÔ CƠ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54 Bảng 4.6: THÀNH PHẦN NƯỚC RÁC TẠI BÃI RÁC ĐỒNG HỶ. . . . . . . . 56 Bảng 4.7: GIÁ TRỊ GIỚI HẠN CÁC THÔNG SỐ VÀ NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56 Bảng 4.8: TỔNG HỢP THÔNG SỐ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ L‎Ý v NƯỚC RÁC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61 . Bảng 4.9: TỔNG HỢP KINH PHÍ DUY TRÌ MÔ HÌNH HÀNG NĂM . . . . . . 64 Bảng 5.1: CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CTR 82 vi DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1: HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI TUYẾN THU GOM, VẬN 30 CHUYỂN RÁC THẢI THỊ TRẤN HỒ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hình 3.2: BÃI RÁC CŨ CỦA THỊ TRẤN HỒ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31 Hình 3.4: PHƯƠNG TIỆN THU GOM, VẬN CHUYỂN TỰ TẠO THÔN CHƯƠNG XÁ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32 Hình 3.3: PHƯƠNG TIỆN THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC KHU PHỐ 33 HỒ Hình 4.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HTX DỊCH VỤ VSMT THỊ TRẤN HỒ . . . . . . 36 Hình 4.2: QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TUYẾN THU GOM, VẬN CHUYỂN 40 RÁC THẢI THỊ TRẤN HỒ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hình 4.3: SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI THỊ TRẤN HỒ . . . . . . . . . . 41 Hình 4.4: DỤNG CỤ LƯU CHỨA RÁC TẠI GIA ĐÌNH . . . . . . . . . . . . . . . . 43 . Hình 4.5: THIẾT BỊ LƯU CHỨA RÁC TẠI CƠ QUAN VÀ KHU CÔNG CỘNG 44 Hình 4.6: THIẾT BỊ LƯU CHỨA RÁC TẠI TRẠM TRUNG CHUYỂN . . . . 45 . 45 Hình 4.8: sƠ ĐỒ Ủ RÁC HỮU CƠ Ở THỊ TRẤN HỒ . . . . . . . . . . . . . . 47 Hình 4.7: MẪU XE THU GOM KÉO TAY Ở NÔNG THÔN. . . . . . . . . . . . . . Hình 4.9: CẤU TẠO Ô CHÔN LẤP RÁC VÔ CƠ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48 Hình 4.10: SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC RÁC. . . . . . . . . . . . . . . . . 49 . Hình 4.11: QUY TRÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NHÂN GIỐNG 51 Hình 4.12: MÔ PHỎNG MẶT BẰNG KXL RÁC THẢI THỊ TRẤN HỒ . . . . 52 Hình 4.13: TẬP HUẤN KỸ THUẬT PHÂN LOẠI RÁC CHO NHÂN DÂN 66 CHẾ PHẨM EM CHO THỊ TRẤN HỒ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . THÔN LẠC THỔ NAM. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . vii Hình 4.14: TẬP HUẤN KỸ THUẬT Ủ RÁC HỮU CƠ CHO XÃ VIÊN HTX DỊCH VỤ VSMT THỊ TRẤN HỒ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66 Hình 4.15: DIỄU HÀNH TUYÊN TRUYỀN, CỔ ĐỘNG VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . Hình 4.16: TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN PHÁT CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH viii 67 68 DANH MỤC KHUNG Trang Khung 4.1: NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN HỒ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69 Khung 4.2: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG QUẢN LÝ RÁC THẢI TẠI THỊ TRẤN HỒ. . . . . . . . . . . 69 Khung 4.3: NỘI DUNG QUY ĐỊNH TẠM THỜI MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ RÁC THẢI . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71 Khung 4.4: NỘI DUNG QUI ĐỊNH XỬ PHẠT CÁC VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RÁC THẢI. . . . . ix 73 CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCL : Bãi chôn lấp BVMT : Bảo vệ môi trường. BVTV : Bảo vệ thực vật CTR : Chất thải rắn CNH-HĐH : Công nghiệp hoá hiện đại hoá CN-TTCN : Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp CBCNV : Cán bộ công nhân viên DVTM : Dịch vụ thương mại EM : Effective Micro-organisms. GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HTX : Hợp tác xã KDDV : Kinh doanh dịch vụ. KXL : Khu xử lý. ONMT : Ô nhiễm môi trường TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TTCN : Tiểu thủ công nghiệp SX : Sản xuất SXNN : Sản xuất Nông nghiệp UBND : Uỷ ban nhân dân VSMT : Vệ sinh Môi trường x MỞ ĐẦU 1- Sự cần thiết Việt Nam là nước có trên 70% dân số sống ở khu vực nông thôn, nhưng trong những năm qua việc thu gom, xử lý rác thải mới chỉ được triển khai ở các thành phố lớn, các khu đô thị, thị xã. Công tác quản lý rác thải ở nông thôn chưa được quan tâm thoả đáng còn thả nổi và mang tính tự phát nên vấn đề rác thải gây ONMT ở nhiều nơi trong khu vực nông thôn đã ở mức báo động. Các thị trấn, thị tứ thường nằm ở trung tâm huyện lỵ, tập trung đông dân cư, phát sinh nhiều rác thải nên các vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng hơn. Rác thải sau khi thu gom, không được xử lý đổ bừa bãi ra ven đường, kênh mương, ao hồ hay ngay tại nơi công cộng. ô nhiễm môi trường do rác thải ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và cảnh quan khu vực. Trước thực trạng trên, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách thông qua việc ban hành các văn pháp quy nhằm giải quyết vấn đề trên như: Luật bảo vệ môi trường sửa đổi đã được Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ 1/7/2006 đã có những qui định cụ thể về thu gom, xử lý rác thải cho khu vực nông thôn; Nghị quyết 41-NQ/TW, ngày 15-11-2004 về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước quy định ngân sách nhà nước đã có mục chi riêng cho hoạt động sự nghiệp môi trường và tăng chi để bảo đảm đến năm 2006 đạt mức chi không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nuớc và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nhiều địa phương cũng đã bước đầu triển khai công tác thu gom, quản lý rác thải. Tuy nhiên, do chưa định hướng được công tác quản lý rác thải, nên các địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức, lựa chọn công nghệ, thiết bị thu gom, xử lý. 3 Để làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý rác thải cho các thị trấn, thị tứ nói chung, trong nghiên cứu luận văn cao học của mình, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh” Kết quả nghiên cứu trong đề tài cũng là một phần trong nội dung dự án: “Tổng hợp, xây dựng các mô hình thu gom xử lý rác thải cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã” do Cục Bảo vệ Môi trường quản lý, Viện Khoa học Thuỷ lợi chủ trì thực hiện. 2- Mục tiêu của đề tài - Đánh giá thực trạng quản lý rác thải, những vấn đề bất cập và nhu cầu bức thiết trong quản lý rác thải ở thị trấn Hồ. - Xây dựng mô hình quản lý rác thải thị trấn Hồ phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và chính sách của Nhà nước. - Kiến nghị các biện pháp tổ chức thu gom, xử lý rác thải vùng nông thôn. 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn, thị tứ chiếm khoảng 97%; rác thải làng nghề, tiểu thủ công nghiệp, rác xây dựng không đáng kể. Do vậy, trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu quản lý rác thải sinh hoạt gồm: rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, rác cơ quan, trường học, khu chợ và các khu vực công cộng. - Phạm vi nghiên cứu: Quy hoạch quản lý rác thải theo quy mô cấp thị trấn, thị tứ. 4- ý nghĩa của đề tài - Về khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để kiến nghị giải pháp công nghệ, cơ chế chính sách hỗ trợ công tác quản lý rác thải cho các thị trấn. - Về thực tiễn + Góp phần cải thiện môi trường trên địa bàn thị trấn Hồ. 4 + Nâng cao nhận thức cộng đồng và trách nhiệm cấp quản lý địa phương. 5 Chương 1 TổNG quan tài liệu 1.1- Sơ lược về tình hình quản lý rác thải trên thế giới  Quản lý rác thải đối với các nước trên thế giới hiện nay đang có xu hướng tập trung nghiên cứu vào các biện pháp nhằm giảm thiểu lượng rác thải phát sinh, tăng cường tái chế các chất vô cơ và áp dụng các biện pháp sinh học trong xử lý rác hữu cơ làm phân bón hoặc tái tạo thành năng lượng khí đốt sinh học. Việc tái chế chất thải mang lại nhiều lợi ích như: Tiết kiệm được tài nguyên, thiên nhiên do việc sử dụng vật liệu tái chế thay cho vật liệu gốc; Giảm thiểu lượng rác, qua đó giảm chi phí đổ thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp và giảm tác động môi trường do đổ thải gây ra. Ngoài ra, việc tái chế có thể mang lại lợi nhuận cho người thu gom, cũng như các nhà sản xuất tái chế. Tuy nhiên, việc tái chế chất vô cơ cũng như việc xử lý chất hữu cơ bằng biện pháp sinh học chỉ có hiệu quả khi triển khai việc phân loại rác thải tại nguồn [25]. Tuỳ theo thành phần rác thải ở mỗi nước, mỗi khu vực mà việc phân loại rác tại nguồn có thể khác nhau. Đối với các nước phát triển, thành phần rác vô cơ tái chế chiếm tỷ lệ cao, việc phân loại rác tại nguồn có thể chia thành 2 loại: rác tái chế và không tái chế. Ngược lại, ở các nước kém phát triển, thành phần rác hữu cơ nhiều, rác thải có thể chia làm loại lên men và loại không lên men [21]. Việc thu gom các loại rác phân loại tại nguồn được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, nhưng có 2 cách được nhiều nước sử dụng phổ biến nhất là: (i) Tự nguyện đưa đến địa điểm như: bỏ vào các côngtenơ (ở Pháp) ; mang đến các điểm thu mua (xưởng ô tô, nơi bán pin, quầy thu mua vỏ chai) hay mang đến những nơi chứa đồ thải đối với các đồ thải cồng kềnh, độc hại. 6 (ii) Thu gom tại nhà. Hình thức thu gom có thể qui định theo ngày thu gom đối với một số chất thải hoặc thu gom cùng ngày với rác thải bình thường nhưng phải đưa vào túi đựng rác hay thùng đựng rác riêng. Việc thu gom ở nhà rất có hiệu quả nhưng lại tốn chi phí hơn so với phương pháp tự đưa đến các địa điểm. Để động viên mọi người đưa chất thải tới điểm qui định bằng cách cho họ ký gửi những vật mà họ đóng góp: cách làm này đã được áp dụng với các loại lọ như : ở Đan Mạch, Đức người ta đã áp dụng phương pháp này đối với các loại chai bằng chất dẻo và dự định sẽ áp dụng phương pháp này đối với các loại bao bì, xác ô tô, lốp cũ, pin và ắc qui dùng rồi [21]. Tại Thái Lan, hàng năm có khoảng 20 triệu tấn chất thải phát sinh, khoảng 11% trong số đó được áp dụng công nghệ tái chế[29]. Tại xứ Wales (2000), với dân số là 2,9 triệu dân, phát sinh 1,62 triệu tấn rác thải mỗi năm. 93% là được xử lý bằng biện pháp chôn lấp và 7% còn lại được tái chế. Sau chương trình hợp tác với chính phủ Anh thì lượng rác thải được tái chế trong giai đoạn 2003 - 2004 là 15%; giai đoạn 2006 - 2007 tăng lên 25% và sẽ tăng lên 40% vào giai đoạn 2009 - 2010 [27].  Cơ chế chính sách Để giảm thiểu lượng rác thải phát sinh, cũng như tăng cường khả năng tái chế chất vô cơ, nhiều nước đã có các cơ chế chính sách khác nhau như: - ở Phần Lan, thực hiện giảm lãi suất các khoản vay để tài trợ cho các chương trình đầu tư cho tái chế rác thải [8]. - ở Ba Lan, nếu sử dụng rác thải hoặc vật liệu chất lượng thấp để sản xuất sản phẩm phụ thì sẽ được giảm 20% thuế thu nhập [8]. - ở Mỹ, Đan Mạch, Phần Lan, Thuỵ Điển bắt buộc thực hiện ký quĩ hoàn trả đối với các vỏ bao bì, các vỏ chai nước ngọt, nước giải khát, vỏ xe ôtô hỏng [8]. 7 - Tại Ailen, mỗi người mua hàng sẽ bị đánh thuế 0,15 Euro cho một túi nhựa sử dụng. ở Bănglađét, Chính phủ đã ban hành việc cấm sử dụng túi nhựa tại Thủ đô của nước này [19]. - ở ấn Độ, việc áp dụng các nguyên tắc, chủ trương và các công cụ kinh tế trong QLMT quốc gia đã được chú ý tới. Các chính sách đang được áp dụng là “người gây ô nhiễm phải trả tiền và chi phí giảm thiểu”. - ở Thuỵ Điển năm 2002 đã tiến hành cấm chôn lấp các chất thải dễ cháy nổ ở các BCL và tới năm 2005 tiến tới cấm chôn lấp rác thải hữu cơ tại các BCL [27].  Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng Bên cạnh đó, các nước cũng tiến hành nhiều các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng như: - Tổ chức cho cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như chiếu phim về môi trường, các chương trình truyền hình, xuất bản các tạp chí chuyên ngành về môi trường. Nhắc nhở mọi người việc tái sử dụng rác thải thông qua các chiến dịch áp-phích [21]. - Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển Châu Âu, Mỹ, úc… đã đưa lồng ghép vào nhiều chương trình giáo dục phổ thông về kiến thức môi trường và đặc biệt vấn đề thu gom, phân loại rác thải như: Tổ chức cho học sinh các trường tham quan các điểm nóng về môi trường rác thải, các cơ sở xử lý rác thải nhằm nâng cao nhận thức của học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và quản lý rác thải nói riêng; Khuyến kích việc sử dụng các loại đồ dùng học tập làm từ rác tái chế như: giấy, vỏ hộp... Tại trường tiểu học Oak Grove (bang California - Mỹ) đã xây dựng được chương trình về quản lý rác thải với sự tham gia chủ yếu của các em học sinh. Từ năm 1992, chương trình này đã hoạt động thành công đưa tỷ lệ tái sử dụng rác thải lên đến 80%. Chương trình được thực hiện với các nội dung cơ bản 8 sau: (1) Đặt các thùng phân loại rác tại từng lớp học; (2) ủ các loại rác thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ sử dụng bón cây xanh trong nhà trường; (3) Rác thải vô cơ được chuyển đến khu tái chế. (4) Những thức ăn không dùng hết trong ngày được thu gom và chuyển đến những người vô gia cư vào cuối mỗi ngày [31]. ở Cộng hoà liên bang Đức, tất cả các bang, các khu đô thị, dân cư đều có các cơ quan, công ty khuyến cáo tuyên truyền cho chương trình bảo vệ môi trường sống nói chung và đặc biệt là vấn đề thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng. Họ xây dựng những tài liệu, tư liệu giảng bài cho cộng đồng gồm: (i) Sáng tạo ra những thùng phân tách rác với những màu sắc, ký hiệu rõ rệt, đẹp, hấp dẫn, dễ phân biệt; (ii) Các loại rác phế thải được tách ra theo các sơ đồ, hình ảnh dây chuyền rất dễ hiểu, dễ làm theo, từ phân loại rác thải giấy, thủy tinh, kim loại, chất dẻo nhân tạo, vải và đặc biệt là rác thải hữu cơ; (iii) Hoạt động tuyên truyền, khuyến cáo còn được thể hiện bằng các áp phích tuyên truyền phong phú, hấp dẫn [7].  Về công nghệ xử lý chất thải Xử lý chất thải hiện nay, chủ yếu gồm công nghệ chôn lấp, thiêu đốt và xử lý bằng biện pháp sinh học đối với rác hữu cơ, trong đó: - Chôn lấp chất thải Chôn lấp là phương pháp được sử dụng phổ biến và rộng rãi khắp các nước trên thế giới. Từ các nước phát triển như Mỹ, Canada, các nước Tây Âu, Bắc Âu đến các nước kém phát triển như các nước nghèo ở Châu á, Châu Phi đều sử dụng đến phương pháp này để xử lý chất thải, do giá thành chi phí xử lý rẻ và có thể áp dụng được với nhiều loại chất thải [20]. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp chôn lấp là tốn rất nhiều diện tích. Chính vì vậy các quốc gia có diện tích đất ít như Nhật Bản, Singapore hầu như không áp dụng phương pháp này trong xử lý chất thải [33]. 9 Ngoài ra, các bãi chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh sẽ trở thành nguồn ô nhiễm mới, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng trong khu vực. Kết quả nghiên cứu của Phòng Y tế bang Califonia (Hoa Kỳ) cho thấy các cấu tử vết sinh ra tại bãi rác Puente Hills đã làm cho rủi ro mắc bệnh ung thư của dân sống ở gần bãi rác tăng gấp 10 lần so với các khu vực khác. - Công nghệ thiêu đốt chất thải Thiêu đốt rác có ưu điểm: Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải. Cho phép xử lý gần như toàn bộ chất thải mà không cần nhiều diện tích đất như phương pháp chôn lấp. Tuy nhiên, do đầu tư ban đầu và chi phí xử lý lớn. Vận hành dây truyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao. Nên phương pháp này chủ yếu được áp dụng để xử lý các chất thải độc hại, khi các phương pháp khác không thể giải quyết hoặc đối với nơi khó khăn về diện tích [9]. Hiện nay, phương pháp thiêu đốt được sử dụng rộng rãi ở những nước phát triển như Đức, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản. Đây là những nước có số lượng đất dành cho các bãi rác thải là hạn chế và thành phần vô cơ cao có đặc điểm chung là năng suất toả nhiệt cao [9]. Tỷ lệ rác thải được đốt ở một số nước như sau: ở Anh - nơi sáng tạo ra phương pháp đốt rác, tỷ lệ rác được đốt 10%, Pháp 41%, Bắc Mỹ 10%. Riêng Nhật Bản, Thuỵ Sĩ là 70% [21]. Chi phí xử lý 1 tấn rác theo phương pháp thiêu đốt thường cao hơn khoảng 10 lần so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh [9]. ở Tây Ban Nha, giá thành để xử lý 1 tấn rác từ 54 đến 87 Euro [27]. - Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học, gồm ủ phân Compost và Metan hoá trong các bể thu hồi khí sinh học, trong đó phổ biến và đơn giản nhất là công nghệ ủ phân compost. 10 Công nghệ ủ phân Compost được bắt đầu từ Italia [21]. Từ giữa thế kỷ XX đến nay, công nghệ xử lý chất thải rắn làm phân compost đã phát triển không ngừng và được áp dụng rộng rãi ở Châu Âu, Bắc Mỹ và một số quốc gia Châu á. Hiện nay, Cộng hoà Liên bang Đức là nước dẫn đầu Châu Âu về lĩnh vực này với hơn 535 nhà máy sản xuất phân compost và xử lý hàng năm trên 7,1 triệu tấn nguyên liệu hữu cơ [29]. Tại Nam á và Đông Nam á, một số nước như: ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia, Malayxia đã bắt đầu áp dụng phương pháp ủ compost trong xử lý rác thải. Tuy nhiên, chưa nước nào tận dụng hết tiềm năng chế biến phân compost mà họ có được. Tỷ lệ rác thải được chế biến thành phân compost cao nhất ở ấn Độ là 20%. Các nước Thái Lan, Inđônêxia, Malayxia, Philippin tỷ lệ này là 10%. Riêng ở Việt Nam tỷ lệ làm phân Compost chiếm một tỷ lệ khiêm tốn là 4% [1]. 1.2- Thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở các thị trấn, thị tứ vùng nông thôn Việt Nam 1.2.1- Khối lượng thành phần rác thải Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở khu vực nông thôn trung bình là: 0,3 kg/người/ngày. Thành phần rác thải sinh hoạt phần lớn là chất hữu cơ dễ phân huỷ. Tỷ lệ rác thải hữu cơ dễ phân huỷ chiếm 99% trong chất thải nông nghiệp và 65% trong rác thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn [2]. Lượng rác thải sinh hoạt trung bình ở thị trấn chiếm 95,36% và thị tứ là 93,70% [11]. Kết quả diều tra chi tiết tại thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) [15] và thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định [16], cho thấy: - Nguồn rác thải phát sinh từ khu vực dân cư chiếm từ 38,55 đến 51,53%; Khu kinh doanh dịch vụ từ 34,83 đến 55,71%; Chợ từ 2,8 đến 12,21%; Rác cơ quan trường học từ 2,92 đến 4,30%. Rác công nghiệp, làng 11 nghề và rác y tế không có hoặc không đáng kể. - Tiêu chuẩn thải đối với khu vực dân cư từ 0,29 đến 0,40 kg/người/ngày; đối với khu kinh doanh dịch vụ thương mại từ 0,7 đến 0,8 kg/người/ngày. - Trong thành phần chất thải, rác hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn từ 56 đến 57%. Thành phần chất vô cơ tái chế chiếm tỷ lệ từ 7,0 đến13,4%. 1.2.2- Hiện trạng thu gom, xử lý rác thải ở các thị trấn, thị tứ Tỷ lệ thu gom rác thải tại các đô thị nhỏ, thị xã năm 2000 chỉ đạt từ 20 đến 30% và thậm chí còn thấp hơn [6]. Năm 2002 tỷ lệ thu gom rác ở các đô thị nhỏ từ 30 đến 50%. Rác thải không được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn sau đó được vận chuyển đến bãi chôn lấp. [3]. Đánh giá của ngân hàng thế giới năm 2004, chỉ có 1/5 lượng rác thải nông thôn Việt Nam được thu gom [18]. Tỷ lệ xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp chiếm 80%, làm phân compost chiếm 6% và các phương pháp khác chiếm 14% [20]. Hầu hết rác được đổ tự nhiên theo phương thức hỗn hợp, nửa chìm, nửa nổi và chủ yếu được hình thành nên từ các hố trũng, ruộng bỏ hoang. Sau đó phát triển dần trở thành bãi rác có diện tích từ 1 đến 5 ha [6]. Tự tiêu huỷ là hình thức khá phổ biến ở các vùng không có dịch vụ thu gom và tiêu huỷ rác thải. Thống kê trong năm 2003 cho thấy: có khoảng gần 10% các hộ gia đình đổ rác xuống sông, hồ, 55% số hộ đổ rác ở gần nhà. Còn lại tự tiêu huỷ theo phương pháp đốt thủ công hoặc chôn lấp trong vườn. Điều tra năm 2005 về hiện trạng thu gom, xử lý rác thải trên 7 thị trấn và 6 thị tứ trên địa bàn 6 tỉnh (Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc) thuộc vùng đồng bằng sông Hồng (bảng 1.1) [10], cho thấy: - Đối với thị trấn 85,7% tổ thu gom do thị trấn quản lý; 14,3% do các cá nhân tự tổ chức. Đối với thị tứ 33,33% tổ thu gom do xã quản lý; 33,33% 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan