Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu luận cứ nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn tỉnh...

Tài liệu Nghiên cứu luận cứ nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn tỉnh bà rịa vũng tàu

.PDF
116
94
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HCM ----------oOo---------- TRẦN ĐỨC THẮNG NGHIÊN CỨU LUẬN CỨ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT TP.HCM, 09-2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HCM ----------oOo---------- TRẦN ĐỨC THẮNG NGHIÊN CỨU LUẬN CỨ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÀ KỸ THUẬT GIAO THÔNG MÃ SỐ: 60.58.02.05.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Đoàn Trung Kiên TP.HCM, 09-2018 LUẬN VĂN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học : ................................................................................ (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) Cán bộ chấm nhận xét 1 : ...................................................................................... (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) Cán bộ chấm nhận xét 2 : ...................................................................................... (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Giao thông vận tải Tp. HCM ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. PGS.TS. Nguyễn Quốc Hiển Chủ tịch Hội đồng; 2. PGS.TS. Trần Quang Phú Ủy viên, phản biện; 3. TS. Trịnh Tú Anh Ủy viên, phản biện; 4. TS. Nguyễn Hoàng Hải Ủy viên, thư ký; 5. TS. Trịnh Văn Chính Ủy viên. Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu luận cứ nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” do học viên Trần Đức Thắng thực hiện tại Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh. Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực, và không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Học viên Trần Đức Thắng i LỜI CÁM ƠN Chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể Quý thầy cô của Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp. HCM và đặc biệt là Thầy hướng dẫn TS. Đoàn Trung Kiên, đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, chỉ dẫn tận tình cho học viên trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Chân thành cám ơn các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã hỗ trợ về tài liệu, dữ liệu để học viên hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, học viên gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến các bạn bè đồng nghiệp và người thân trong gia đình - những người đã luôn ở bên cạnh, tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và động viên học viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Nhân đây học viên xin chân thành cám ơn. Học viên Trần Đức Thắng ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... viii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN ....................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................................2 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................................................2 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................4 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .............................................................. 5 7. TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU.............................................................................5 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ ................................................................ 6 1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN ...............6 1.1.1. Khái niệm Giao thông nông thôn..........................................................6 1.1.2. Phân loại hệ thống đường giao thông nông thôn ..................................8 1.1.3. Các nguyên tắc quy hoạch giao thông nông thôn .................................9 1.1.4. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ............................... 9 1.1.5. Giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới ............................ 11 1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................................11 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .......................................................12 iii 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................13 1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN ..................................................................15 1.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN ............................................................................................ 17 1.4.1. Quan điểm về hiệu quả đầu tư ............................................................ 17 1.4.2. Phân loại hiệu quả đầu tư ....................................................................18 1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư đường giao thông nông thôn ........................................................................................................................22 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN ...................................................................................31 2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................31 2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 31 2.1.2. Điều kiện khí tượng ............................................................................31 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................32 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU .......................................................................36 2.2.1. Hiện trạng hệ thống giao thông nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ..37 2.2.2. Thực trạng đầu tư xây dựng giao thông nông thôn giai đoạn 2011 2017 .......................................................................................................................39 2.2.3. Các tồn tại, khó khăn của hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .........................................................................................41 2.2.4. Nhu cầu phát triển giao thông nông thôn gắn liền với phát triển nông thôn mới .................................................................................................................42 2.3. CÁC LUẬN CỨ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ GIAO THÔNG NÔNG THÔN............................................................................................................46 2.3.1. Các cách tiếp cận đánh giá hiệu quả đầu tư của đường GTNT ..........46 2.3.2. Đánh giá hiệu quả đầu tư 02 tuyến đường giao thông nông thôn điển iv hình tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ...............................................................................60 CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ............................................................................................................................... 67 3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN CỦA TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ............................................................................................. 67 3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN CỦA TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ........................................................................................................................... 68 3.2.1. Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông nông thôn .............................. 68 3.2.2. Định hướng quy hoạch hệ thống giao thông nông thôn .....................69 3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2030 ........................70 3.3.1. Các giải pháp về cơ chế, chính sách ...................................................70 3.3.2. Các giải pháp về quy hoạch phát triển hệ thống giao thông nông thôn ............................................................................................................................... 71 3.3.3. Các giải pháp về nguồn vốn................................................................ 72 3.3.4. Các giải pháp tổ chức quản lý đầu tư xây dựng..................................77 3.3.5. Các giải pháp tổ chức quản lý, khai thác hệ thống giao thông nông thôn ........................................................................................................................78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................80 1. KẾT LUẬN ..............................................................................................................80 2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 83 PHỤ LỤC .....................................................................................................................85 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GTNT Giao thông nông thôn CSHT Cơ sở hạ tầng ĐH Đường huyện ĐT Đường tỉnh KCHT Kết cấu hạ tầng NTM Nông thôn mới QL Quốc lộ TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TP Thành phố UBND Uỷ ban nhân dân vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân cấp hệ thống giao thông nông thôn ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ...........37 Bảng 2.2. Hệ thống kết cấu mặt đường giao thông .......................................................37 Bảng 2.3. Ưu, nhược điểm của các công nghệ đường GTNT .......................................55 Bảng 2.4. Bảng tổng hợp kết cấu mặt đường GTNT ....................................................59 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ kết nối đường giao thông nông thôn [5]................................................7 Hình 1.2. Sơ đồ phân loại hiệu quả đầu tư về mặt định tính .........................................19 Hình 1.3. Phân loại hiệu quả đầu tư về mặt định lượng ................................................20 Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020..........36 Hình 2.2. Con đường ấp Phú Quý xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc ............................ 39 Hình 2.3. Nhu cầu đầu tư hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .......................................................................................................................45 Hình 2.4. Công nghệ thi công đường giao thông nông thôn được lựa chọn .................45 Hình 2.5. Nguồn vốn được lựa chọn để đầu tư GTNT ..................................................46 viii MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong những năm gần đây, diện mạo nhiều vùng nông thôn có nhiều đổi mới; năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ khá cao, bền vững; hàng hóa nông sản được phân phối rộng khắp các vùng miền trên toàn quốc nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ đã có bước phát triển vượt bậc so với những năm trước. Tuy nhiên, đứng trước công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn, nhiều thách thức được đặt ra, trong đó việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn (bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các làng mạc, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi… phục vụ sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp và phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của các địa phương) là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn đối với xã hội, để xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển [6]. Hiện nay, việc đẩy mạnh đầu tư phát triển giao thông nông thôn là một trong 19 tiêu chí quan trọng phải đạt tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới, đặc biệt, đối với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ và nằm ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của toàn miền: phía Tây giáp TP. Hồ Chí Minh, phía Bắc và phía Tây-Bắc giáp tỉnh Đồng Nai [8]. Trên thực tế, phát triển giao thôn nông thôn (GTNT) là yêu cầu cấp thiết nhằm xây dựng nông thôn mới tạo tiền đề và động lực phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa giao thông nông thôn. Tuy nhiên, quá trình đầu tư xây dựng GTNT còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả đầu tư phát triển GTNT chưa cao như: (1) Có sự chồng chéo công việc giữa các ngành; (2) Quá trình thực hiện ở vùng nông thôn còn lúng túng, thiếu sự chặt chẽ trong quá trình lập, thẩm định, đấu thầu,…; (3) Nguồn lực tài chính gặp khó khăn; (4) Quy hoạch giao thông thiếu sự gắn kết với quy hoạch phát triển của các ngành và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và chương trình đầu tư nông thôn mới; (5) Việc lựa chọn công nghệ và vật liệu thi công đường phù hợp với điều kiện tự nhiên và phương tiện giao thông nông thôn còn nhiều 1 khó khăn (ví dụ trải nhựa, cấp phối, cứng hóa bằng bê tông thông thường, cứng hóa bằng sử dụng nguồn vật liệu đất, ….) Từ những vấn đề nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: (1) Thực trạng đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như thế nào? (2) Tính hiệu quả đầu tư các tuyến đường giao thông nông thôn hiện ra sao? (3) Việc lựa chọn công nghệ và vật liệu nào là hiệu quả? (trải nhựa, cấp phối, cứng hóa bằng bê tông thông thường,..) (4) Các chính sách, chương trình đầu tư phát triển giao thông nông thôn phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương đáp ứng các tiêu chí Chương trình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là gì? (5) Các giải pháp nào nâng cao hiệu quả phát triển hệ thống giao thông nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu? Nhằm góp phần phát triển hệ thống giao thông nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đề tài luận văn "Nghiên cứu luận cứ nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu" được đề xuất thực hiện. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Đánh giá thực trạng đầu tư giao thông nông thôn (những khó khăn, tồn tại và hạn chế) của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian qua.  Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn phục vụ phát triển kinh tế xã hội đáp ứng các tiêu chí Chương trình nông thôn mới. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đạt mục tiêu đề ra, các nội dung chính của luận văn được thực hiện bao gồm: (1) Thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan hoạt động giao thông nông thôn; (2) Khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng hoạt động giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; 2 (3) Lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư phát triển giao thông nông thôn (các chuyên gia làm việc ở Ban quản lý dự án xây dựng và dân dụng, Ban QLDA chuyên ngành giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,..) thông qua phiếu điều tra thu thập thông tin; (4) Đánh giá và phân tích điểm mạnh, điểm yếu của phương thức đầu tư đường giao thông nông thôn hiện hữu và phát triển giao thông nông thôn phù hợp chương trình nông thôn mới; (5) Đề xuất các luận cứ đánh giá hiệu quả đầu tư hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; (6) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống giao thông nông thôn, các chính sách về phát triển giao thông nông thôn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài vùng nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hình 0.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong luận văn này học viên sẽ tiếp cận nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá được thực trạng phát triển giao thông nông thôn hiện nay của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, xác định rõ những khó khăn vướng mắc từ các bước đầu tư phát triển giao thông nông thôn phù hợp chương trình nông thôn mới, qua đó đề xuất khung phân tích đánh giá và lựa chọn phương thức đầu tư và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn. Sơ đồ tiến trình nghiên cứu như sau: Đặt vấn đề, xác định nhiệm vụ nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin và phân tích tổng hợp Phương pháp phân tích, thống kê Thu thập tài liệu Hiện trạng đầu tư hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài Phương pháp chuyên gia Phương pháp điều tra, khảo sát Xây dựng khung đánh giá đầu tư hiệu quả hệ thống giao thông nông thôn So sánh, đánh giá hiệu quả đầu tư tại 02 tuyến đường cụ thể Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Hình 0.2. Sơ đồ tiến trình nghiên cứu của luận văn 5.2. Các phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, học viên sử dụng các phương pháp sau: 5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin, tư liệu 4 Phương pháp này được sử dụng để thu thập các thông tin, tài liệu, đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến luận văn; các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường đặc biệt là tài liệu về giao thông nông thôn (bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các làng mạc, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi… phục vụ sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp và phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của các địa phương) và các vấn đề khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu từ các nghiên cứu đã có trong khu vực nghiên cứu. 5.2.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Phương pháp này được áp dụng nhằm đánh giá nhu cầu, những khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư phát triển giao thông nông thôn, các tiêu chí phát triển giao thông nông thôn trong phát triển nông thôn mới từ các chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty thiết kế và thi công các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh và cộng đồng dân cư. 5.2.3. Phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích số liệu. Tổng hợp, thống kê, xử lý số liệu, dữ liệu liên quan dựa trên phương pháp thống kê và giải tích đang được ứng dụng để đánh giá biến động của chúng theo không gian và thời gian. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Kết quả thực hiện luận văn sẽ góp phần cung cấp thông tin và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư đường giao thông nông thôn gắn với thực trạng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần giải quyết các tồn tại trong việc đầu tư không hiệu quả các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 7. TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hiệu quả đầu tư đường giao thông nông thôn gắn với đặc điểm, điều kiện thực tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm nâng cao năng lực, hiện đại hóa hệ thống đường giao thông nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Chương trình nông thôn mới. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ 1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN 1.1.1. Khái niệm Giao thông nông thôn Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nông thôn, tuy nhiên những ý kiến của các chuyên gia chỉ đúng trong từng khía cạnh cụ thể và từng khu vực nhất định. Giao thông nông thôn: là sự di chuyển người, phương tiện tham gia giao thông và hàng hóa trên các tuyến đường địa phương ở cấp huyện và cấp xã. Giao thông nông thôn bao gồm kết cấu hạ tầng, phương tiện vận chuyển và con người. (Theo Quyết định 167 về quản lý mạng lưới đường giao thông nông thôn được các cán bộ cấp huyện và xã quản lý) Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác lập dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật, khái niệm giao thông nông thôn được hiểu theo TCVN 10380:2014 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn [5]. Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ định nghĩa sau:  Đường giao thông nông thôn (GTNT) bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các làng mạc, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi… phục vụ sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp và phát triển kinh tế văn hóa – xã hội của các địa phương, xem Hình 1.1. 6 Hình 1.1. Sơ đồ kết nối đường giao thông nông thôn [5]  Đường thôn: nối từ đường huyện, đường xã hoặc các thôn, làng, ấp, bản và đơn 7 vị tương đương đến các đồng ruộng, nương rãy, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi... hoặc đến các thôn, làng, ấp, bản lân cận.  Đường dân sinh: nối từ đường xã, đường thôn hoặc các cụm dân cư đến đồng ruộng, nương rãy, cơ sở sản xuất... hoặc đến các cụm dân cư, các hộ gia đình lân cận.  Đường vào khu vực sản xuất (KVSX): nối từ quốc lộ, tỉnh lộ hoặc trung tâm hành chính của huyện đến các khu vực sản xuất, gia công, chế biến Nông Lâm Thủy Hải sản thuộc huyện quản lý (vùng trồng cây công nghiệp, cánh đồng mẫu lớn, đồng muối, làng nghề, trang trại và các cơ sở tương đương). 1.1.2. Phân loại hệ thống đường giao thông nông thôn Đường giao thông nông thôn: bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các làng mạc, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi… phục vụ sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp và phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của các địa phương.[14] Theo Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2020, đường giao thông nông thôn có cấp AH, cấp A, cấp B và cấp C. [9]  Đường giao thông nông thôn bao gồm đường huyện, đường xã, đường thôn xóm, đường từ thôn xóm ra cánh đồng (đường phục vụ sản xuất). Các tiêu chí giao thông nông thôn được quy định theo Luật Giao thông đường bộ, Nghị định 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ – CP và Thông tư số 41/2013/TTBNNPTNT hướng dẫn thực hiện tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.  Theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP [7] ngày 24/02/2010 của Chính phủ và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, mới chỉ phân cấp đến đường huyện và đường xã (từ đường quốc lộ đến đường xã), còn mạng lưới đường thôn xóm và đường ra đồng chưa được phân cấp.  Theo Luật giao thông đường bộ, có quy định rõ tiêu chí xác định đường huyện và đường xã, cụ thể như sau: 8 + Đường huyện: là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. + Đường xã: là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.  Theo Thông tư số 41/2013/TT – BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới:[12] + Đường trục xã: là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm các thôn; + Đường trục thôn: là đường nối trung tâm thôn đến các cụm dân cư trong thôn; + Đường ngõ, xóm: là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm dân cư; + Đường trục chính nội đồng: là đường chính nối từ khu dân cư đến khu sản xuất tập trung của thôn, xã. 1.1.3. Các nguyên tắc quy hoạch giao thông nông thôn Mạng lưới quy hoạch giao thông của huyện, xã phải phù hợp với chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh. Mạng lưới giao thông đường bộ cần được nghiên cứu phát triển, đi trước một bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xã, đồng thời đảm bảo về an ninh quốc phòng. Phải tạo được hệ thống giao thông hoàn chỉnh giữa quốc lộ, đường tỉnh và đường đô thị. Thực hiện tốt chức năng đối nội, đối ngoại của mạng lưới đường bộ, tạo điều kiện cho các hệ thống giao thông khác phát triển. Phát triển mạng lưới giao thông phải gắn với việc sắp xếp điều chỉnh lại các điểm dân cư, các khu vực sản xuất công, nông, lâm nghiệp, bố trí lại khu vực dân cư, hình thành các địa giới hành chính mới nếu xét cần thiết. Gắn việc quy hoạch phát triển với việc đầu tư duy tu bảo dưỡng, nâng cấp mạng lưới hiện có để vừa tiết kiệm đầu tư vừa từng bước hoàn thiện mạng lưới trên từng địa bàn trong tỉnh. 1.1.4. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là một bộ phận của cơ sở hạ tầng nông nghiệp, bao gồm cơ sở hạ tầng đường sông, đường mòn, đường đất phục vụ sự đi lại trong nội bộ nông thôn, nhằm phát triển sản xuất và phục vụ giao lưu kinh tế, văn hóa 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất