Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu lựa chọn giải pháp khả thi đối với hoạt động thu khí và tái sinh năng...

Tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp khả thi đối với hoạt động thu khí và tái sinh năng lượng tại bãi chôn lấp đông thạnh và phước hiệp 1 phục vụ cho dự án cdm

.PDF
142
143
139

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------------ BÁO CÁO NGHIỆM THU (Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu) NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KHẢ THI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU KHÍ VÀ TÁI SINH NĂNG LƯỢNG TẠI BÃI CHÔN LẤP ĐÔNG THẠNH VÀ PHƯỚC HIỆP 1 PHỤC VỤ CHO DỰ ÁN CDM CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI ThS. VŨ THỊ HỒNG THỦY CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 08 / 2008 TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Với lượng rác phát sinh mỗi ngày tại TP. HCM là hơn 6000 tấn, các bãi chôn lấp rác của TP ngày càng quá tải và đi kèm với chúng là các vấn đề bức xúc về môi trường như nước rỉ rác, mùi hôi và khí bãi rác… Khí bãi rác không chỉ gây ô nhiễm môi trường tại địa phương mà còn góp phần đáng kể trong việc làm Trái đất ấm dần lên. Khí bãi rác không được thu gom và tận dụng đúng cách còn gây lãng phí 1 lượng lớn CH4 trong bối cảnh các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng khan hiếm và đắt đỏ. Đề tài đã nghiên cứu với các nội dung chính sau 1. Dựa trên các kết quả nghiên cứu về mô hình và sản lượng phát sinh khí thải tại 2 bãi chôn lấp rác Đông Thạnh và Phước Hiệp 1, nghiên cứu lựa chọn các phương án công nghệ phù hợp để thu gom, xử lý hoặc tận dụng khí bãi rác để tái sinh năng lượng. 2. Nghiên cứu lập dự toán chi phí đầu tư và khả năng thu lợi từ mỗi phương án công nghệ đề xuất 3. Nghiên cứu đánh giá tính khả thi tài chính của từng phương án nếu không thực hiện tiến hành kinh doanh giảm phát thải theo cơ chế phát triển sạch (CDM) 4. Nghiên cứu, thuyết minh tính bổ sung tài chính khi tiến hành dự án CDM dựa vào nguồn thu từ việc kinh doanh giảm phát thải. 5. Nghiên cứu, đánh giá những khiá cạnh bổ sung khác mang lại cho địa phương và cộng đồng khi tiến hành dự án CDM. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện dự án CDM cho 2 bãi rác Đông Thạnh và Phước Hiệp 1 là khả thi và cần thiết nhằm bổ sung tài chính (thu mỗi năm từ 2.832 triệu đồng – 16.983 triệu đồng/ năm với chu kỳ dự án là 7 năm) cho việc xây dựng và vận hành hệ thống thu hồi khí bãi rác và phát điện lên lưới. I SUMMARY OF RESEARCH CONTENT With more than 6000 tonnes per day of waste disposal, the landfills of Ho Chi Minh City have been being overloaded, and enclosed with them were some environmental problems such as the leakage, bad odour and the landfill gas… The landfill gas not only pollutes the local environment but also contributes to global warming. The landfill gas which is not collected and utilized in right direction will waste a large amount of CH4 in case that fossil fuels have been becoming more scarce and expensive. This minor thesis did research in main contexts as following: 1. Based on the result of the research in Model and amount of gas emission at Dong Thanh and Phuoc Hiep 1 landfills, this thesis chooses suitable technologies to collect, treat or utilise the landfill gas for energy regeneration. 2. Research to put in an estimate for the investment cost and the ability to gain profit from each proposed technology 3. Research to evaluate the financial feasibility of each option in case of not doing the emission reduction trading according to clean development mechanism (CDM) 4. Make study and demonstrate the additionality in finance of the CDM project implementation basing on the revenue from emission reduction trading. 5. Research to evaluate the additionality in other aspects which affects region and community from CDM project implementation The result of this research has shown that the CDM project implementation for Dong Thanh and Phuoc Hiep landfills is feasible and necessary to supplement finance (receive from 2.832 million VND to 16.983 million VND annually in 7 years of project period) for constructing and operating the landfill gas capture system and electricity generation to grid. II MỤC LỤC Trang Tóm tắt đề tài (gồm tiếng Việt và tiếng Anh) Mục lục I III Danh sách các chữ viết tắt VIII Danh sách bảng IX Danh sách hình XI PHẦN MỞ ĐẦU 01 ĐẶT VẤN ĐỀ 03 CHƯƠNG I: 04 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA 2 BÃI CHÔN LẤP RÁC ĐÔNG THẠNH VÀ PHƯỚC HIỆP 1 Khảo sát thực địa và xác định ranh giới thực của dự án 04 1.2. Xác định tổng lượng rác 06 1.2.1 Mô hình dự báo 06 1.2.2 Mô hình bãi rác mô phỏng theo không gian 3 chiều 06 1.2.3 Kết quả tính toán 10 1.2.4. Ước tính tổng lượng rác tại mỗi bãi rác 12 Xác định thành phần chất thải rắn tại bãi Đông Thạnh và Phước Hiệp 1 13 Thành phần vật lý 13 Thành phần hóa học 13 1.3.3. Độ ẩm, thành phần cháy được và hàm lượng tro: 15 1.3.4. Tổng Carbon Hữu cơ: 16 16 Khảo sát sự phân bố độ ẩm trong 2 bãi Đông Thạnh và Phước Hiệp 1: 1.4.1. Vị trí các đường dò: 16 III 1.4.2. Kết quả phát hiện dòng rò theo mặt cắt ngang (Biểu đồ đường vành đai): 18 1.4.3. Kết quả phát hiện dòng rò (bản đồ đường đồng mức): 19 Diễn giải kết quả phân tích : 21 Dự báo sản lượng và mô hình phát sinh khí bãi rác (LFG) tại bãi Đông Thạnh và Phước Hiệp 1: 22 1.5.1. Dự báo lượng LFG phát sinh tại bãi rác Đông Thạnh: 22 1.5.2. Dự báo lượng LFG phát sinh tại bãi rác Phước Hiệp 1: 27 CHƯƠNG II: 32 NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP ĐỂ THU GOM, XỬ LÝ HOẶC TẬN DỤNG KHÍ BÃI RÁC NHẰM TÁI SINH NĂNG LƯỢNG 2.1. Thành phần LFG tại Phước Hiệp 1: 32 2.2. Hệ thống thu hồi LFG : 34 2.3. Công nghệ và thíêt bị thu gom LFG cho bãi Đông Thạnh 35 2.3.1. Hệ thống thu gom LFG: 35 2.3.2. Hệ thống xử lý sơ bộ khí LFG: 37 2.3.3. Hệ thống phát điện: 38 2.3.4. Hệ thống đốt LFG: 40 2.3.5. Hệ thống tuần hoàn nước rỉ rác: 41 2.4. Công nghệ và thíêt bị thu gom LFG cho bãi Phước Hiệp 1: 41 2.4.1. Hệ thống thu LFG: 41 2.4.2. Hệ thống xử lý sơ bộ khí LFG: 43 2.4.3. Hệ thống đốt LFG: 44 2.4.4. Hệ thống phát điện: 44 2.4.5. Hệ thống tuần hoàn nước rỉ rác: 44 IV 2.5. Phương án giám sát lượng LFG thu hồi được: 44 CHƯƠNG III: 46 NGHIÊN CỨU CHI PHÍ ĐẦU TƯ, ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI TÀI CHÍNH THEO CÔNG NGHỆ THU GOM XỬ LÝ VÀ TÁI SINH NĂNG LƯỢNG 3.1. Chi phí đầu tư cho hệ thống thu gom LFG – đốt bỏ và thu gom LFG – có tái sinh năng lượng: 46 3.1.1. Những giả định và phương pháp tính toán 46 3.1.2. Chi phí đầu tư và vận hành dự án thu khí phát điện (triệu USD) 47 3.1.3. Sản lượng điện từ việc sử dụng LFG làm nhiên liệu: 47 3.2. Phân tích kinh tế và tài chính dự án 49 49 3.3. Đánh giá tính khả thi về kinh tế: 3.3.1. Đối với dự án thu khí và đốt bỏ: 49 3.3.2. Đối với dự án thu khí và tái sinh năng lượng: 49 CHƯƠNG IV: 51 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC VIỄN CẢNH ĐƯỜNG CƠ SỞ TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ VÀ KHÔNG CÓ DỰ ÁN CDM 4.1. Ước tính lượng giảm phát thải theo giai đoạn tín dụng đã chọn: 51 4.2. Ứng dụng phương pháp luận đường cơ sở cho bãi chôn lấp Đông Thạnh và Phước Hiệp 1: 52 4.2.1. Mô tả hoạt động của dự án và cơ sở lựa chọn: 52 4.2.2. Mô tả cách thức đưa các nguồn và khí thải vào đường biên dự án: 53 4.2.3. Mô tả cách xác định kịch bản đường cơ sở và mô tả kịch bản cơ sở đã xác định: 54 V 4.3. Xây dựng dự án CDM cho bãi Đông Thạnh: 54 4.3.1. Xây dựng các viễn cảnh đường cơ sở trong trường hợp có và không có dự án CDM cho bãi chôn lấp Đông Thạnh: 54 4.3.2. Tính toán lượng giảm phát thải (CERs) dựa trên phương pháp luận đường cơ sở và viễn cảnh đường cơ sở đã chọn: 57 4.4. Xây dựng dự án CDM cho bãi Phước Hiệp 1: 72 4.4.1. Xây dựng các viễn cảnh đường cơ sở trong trường hợp có và không có dự án CDM cho bãi chôn lấp Phước Hiệp 1: 72 4.4.2. Tính tóan lượng giảm phát thải (CERs) cho bãi Phước Hiệp 1: 75 CHƯƠNG V: 91 NGHIÊN CỨU, THUYẾT MINH TÍNH BỔ SUNG TÀI CHÍNH KHI TIẾN HÀNH DỰ ÁN CDM DỰA VÀO NGUỒN THU TỪ VIỆC KINH DOANH GIẢM PHÁT THẢI 5.1. Phân tích tài chính: 91 5.1.1. Những giả định và phương pháp tính toán 91 5.1.2. Chi phí đầu tư và vận hành dự án thu khí phát điện (triệu USD) 92 5.1.3. Phân tích kinh tế và tài chính dự án 93 5.2. Đánh giá tính khả thi của dự án thu khí và tái sinh: 94 5.2.1. Đối với dự án thu khí đốt bỏ hoàn toàn và có bán CER: 94 5.2.2. Đối với dự án thu khí phát điện và có bán CER: 94 CHƯƠNG VI: 95 ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÍA CẠNH BỔ SUNG KHÁC MANG LẠI CHO ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÔNG ĐỒNG KHI TIẾN HÀNH DỰ ÁN CDM VI 6.1. Những trở ngại trong phương án thu gom LFG và tái sinh năng lượng (giảm phát thải khí nhà kính) khi không có hoạt động kinh doanh giảm phát thải: 95 6.2. Các giá trị bổ sung mang lại cho địa phương và công đồng từ quá trình hoạt động của dự án kinh doanh giảm phát thải theo cơ chế phát triển sạch: 95 6.2.1. Về mặt môi trường: 95 6.2.2. Kinh tế xã hội: 96 6.2.3. Kỹ thuật công nghệ: 96 CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN VÀ KÍÊN NGHỊ 97 7.1. Kết luận: 97 7.2. Kiến nghị: 97 7.2.1 Veà maët chính saùch 97 98 7.2.2 Veà kyõ thuaät 7.2.3 Veà kinh teá, xaõ hoäi 98 7.3. Các vướng mắc thự tế khi xây dựng dự án CDM 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC 101 PHIẾU ĐĂNG KÝ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tên đề tài: Nghiên cứu lựa chọn giải pháp khả thi đối với hoạt động thu khí và tái sinh năng lượng tại bãi chôn lấp Đông Thạnh và Phước Hiệp 1, phục vụ cho dự án CDM Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vũ thị Hồng Thủy Cơ quan chủ trì đề tài: Đại Học Nông Lâm TP.HCM Ngày 30/7/2008, tại Sở Khoa Học và Công Nghệ TP. HCM đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu lựa chọn giải pháp khả thi đối với hoạt VII động thu khí và tái sinh năng lượng tại bãi chôn lấp Đông Thạnh và Phước Hiệp 1, phục vụ cho dự án CDM” do thạc sỹ Vũ thị Hồng Thủy làm chủ nhiệm đề tài. Tại buồi họp, hội đồng nghiệm thu đã đánh giá kết quả thực hiện của nhóm tác giả và nội dung đề tài đã được thông qua với kết quả “khá”. Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm những vấn đề chính như sau: 1. Dựa trên các kết quả nghiên cứu về mô hình và sản lượng phát sinh khí thải tại 2 bãi chôn lấp rác Đông Thạnh và Phước Hiệp 1, nghiên cứu lựa chọn các phương án công nghệ phù hợp để thu gom, xử lý hoặc tận dụng khí bãi rác để tái sinh năng lượng. 2. Nghiên cứu lập dự toán chi phí đầu tư và khả năng thu lợi từ mỗi phương án công nghệ đề xuất 3. Nghiên cứu đánh giá tính khả thi tài chính của từng phương án nếu không thực hiện tiến hành kinh doanh giảm phát thải theo cơ chế phát triển sạch (CDM) 4. Nghiên cứu, thuyết minh tính bổ sung tài chính khi tiến hành dự án CDM dựa vào nguồn thu từ việc kinh doanh giảm phát thải. 5. Nghiên cứu, đánh giá những khiá cạnh bổ sung khác mang lại cho địa phương và cộng đồng khi tiến hành dự án CDM. Kết luận tại hội đồng, phần lớn các ý kíên của các thành viên hội đồng cho rằng đây là một đề tài mới, có thể sử dụng làm cơ sở cho việc xác định tính khả thi, điều kiện xây dựng dự án CDM cho các bãi chôn lấp tại Việt Nam cũng như các vấn đề cần chú ý để dự án CDM được phê duyệt bởi DNA và EB. Tuy nhiên, cần chỉnh sửa một số vấn đề mà Hội đồng đã góp ý như xác định hiệu suất thu khí, cơ sở lựa chọn Baseline Study, bổ sung các vướng mắc VIII thực tế trong quá trình xây dựng dự án CDM và các giả định về mặt tài chính khác nhau để đề tài được hoàn chỉnh. Chủ nhiệm đề tài ThS. Vũ thị Hồng Thủy XÁC NHẬN CHỈNH SỬA BÁO CÁO NGHIỆM THU (Theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu ngày 30/07/2008) Tên đề tài: Nghiên cứu lựa chọn giải pháp khả thi đối với hoạt động thu khí và tái sinh năng lượng tại bãi chôn lấp Đông Thạnh và Phước Hiệp 1, phục vụ cho dự án CDM Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vũ thị Hồng Thủy Cơ quan chủ trì đề tài: Đại Học Nông Lâm TP.HCM TT Góp ý của Hội đồng Chỉnh sửa của chủ nhiệm đề tài 1 Công suất quạt tại bãi Đông thạnh và Phước Hiệp 1 được thiết kế lớn hơn nhiều lần so với lượng khí mà báo cáo đã mô tả ở chương I Lưu lượng phát sinh khí tại bãi rác Tr35, là không đồng đều, ngoài thành 38 và phần rác, lượng khí phát sinh còn tr 43 phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và áp suất trong bãi. Vì vậy, cần lắp đặt quạt có công suất lớn để có thể thu hết lượng khí phát sinh nhiều bất thường để phòng ngừa trường hợp nổ bãi (dựa vào mô hình dự báo khả năng sinh khí và lượng khí có khả năng thu hồi lớn nhất tại trang 26 và 28). 2 Chương III: lượng khí phát sinh ước tính cho bãi Đông Thạnh là 9.000m3/h và Phước Hiệp 1 là 7.000m3/h. Trong khi lượng khí tính ở chương 1 lại là: Đông Thạnh – 1.200m3/h; Phước Ước tính lượng khí phát sinh cho Tr 48 bãi Đông Thạnh là 7.000m3/h, bãi và tr92 Phước Hiệp là 9.000m3/h (đã điều chỉnh). Ước tính của chương III dựa vào IX Trang Hiệp 1 – 1.260m3/h công suất quạt của chương II và biện pháp tuần hoàn nước rác nhằm tăng lượng khí sinh ra thêm từ 1,5 – 2 lần. Giả định này nhằm tính toán hệ thống thu gom và xử lý LFG đồng bộ, phù hợp với lượng khí phát sinh ở thời điểm thuận lợi nhất (giả định điều kiện đầu tư lớn nhất). Tuy nhiên, thể tích khí Mêtan dùng để tính sản lượng điện được lấy từ kết quả của mô hình dự báo ở chương II (lượng điện phát sinh ít hơn). Các giả định và tính toán này nhằm đặt các điều kiện tài chính của dự án vào tình huống xấu nhất nhằm xác định tính khả thi của việc đầu tư vào dự án CDM. 3 Hiệu suất thu khí của công nghệ được áp dụng và cơ sở tính tóan lượng CERs thu được (có thể tăng lên hay không)? Hiệu suất thu khí được tính là 70% và tỷ lệ Mêtan là 55%. Vì đây là đề tài nhằm mục đích phục vụ cho dự án CDM nên các thông số này phải dựa trên thông số được IPCC chấp thuận. trong thực tế vận hành dự án sẽ được đo đạc chính xác và lượng CERs thực tế có thể tăng. Tr26, 28; và chương IV 4 Hệ thống thu khí: chủ động và Đề tài chọn phưong pháp thu khí Tr 35 bị động. Đề tài chọn phương chủ động nhằm tăng hiệu suất thu gom LFG và ngừa khả năng nổ bãi pháp nào? 5 Cơ sở lựa chọn Baseline study? 6 Các vướng mắc thực tế trong Bổ sung mục 7.3 quá trình xây dựng CDM Tr 99 7 Bổ sung việc tính tóan đối với Đã bổ sung trường hợp giá bán điện là 7cent/kWh Tr50 8 Nêu rõ cơ sở tính tóan lượng Tính tóan trong trường hợp dự án Tr 52 giảm phát thải CO2 trong bảng thu hồi LFG và phát điện lên lưới 4.1 và 4.2 theo phương pháp luận ACM0001 (đã bổ sung) Sử dụng phiên bản 6 của phương Tr 53 pháp luận ACM0001 đã được IPCC phê duyệt X CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Vũ Thị Hồng Thủy PHẢN BIỆN 1 PHẢN BIỆN 2 TS. Trần Ứng Long CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TS. Nguyễn Trung Việt GS, TS. Phan Minh Tân PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài/dự án: Nghiên cứu lựa chọn giải pháp khả thi đối với hoạt động thu khí và tái sinh năng lượng tại bãi chôn lấp Đông Thạnh và Phước Hiệp 1, phục vụ cho dự án CDM Chủ nhiệm đề tài/dự án: Vũ thị Hồng Thủy Cơ quan chủ trì: Trường ĐH Nông Lâm TP HCM Địa chỉ: khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP HCM Điện thoại: 08.8961711 ; 08.7220291 Fax: 08.8960713 Thời gian thực hiện: Từ tháng 08 / 07 đến tháng 01/ 08 Kinh phí được duyệt: Tổng số: 230 triệu đồng Trong đó từ NSSN khoa học của thaønh phố: 230 triệu đồng Kinh phí đã cấp: theo TB số: TB-SKHCN ngày / Mục tiêu • Dựa trên các kết quả nghiên cứu về mô hình và sản lượng phát sinh khí thải tại 2 bãi chôn lấp rác Đông Thạnh và Phước Hiệp 1, nghiên cứu lựa chọn các phương án công nghệ phù hợp để thu gom, xử lý hoặc tận dụng khí bãi rác để tái sinh năng lượng. • Nghiên cứu lập dự toán chi phí đầu tư và khả năng thu lợi từ mỗi phương án XI công nghệ đề xuất • Nghiên cứu đánh giá tính khả thi tài chính của từng phương án nếu không thực hiện tiến hành kinh doanh giảm phát thải theo cơ chế phát triển sạch (CDM) • Nghiên cứu, thuyết minh tính bổ sung tài chính khi tiến hành dự án CDM dựa vào nguồn thu từ việc kinh doanh giảm phát thải. • Nghiên cứu, đánh giá những khiá cạnh bổ sung khác mang lại cho địa phương và cộng đồng khi tiến hành dự án CDM. Nội dung 1. Tổng quan về tình hình hoạt động của 2 bãi chôn lấp rác Đông Thạnh và Phước Hiệp 1 2. Nghiên cứu lựa chọn các phương án công nghệ phù hợp để thu gom, xử lý hoặc tận dụng khí thải tái sinh năng lượng. 3. Nghiên cứu lập dự toán chi phí đầu tư, đánh giá tính khả thi tài chính theo công nghệ của từng phương án thu gom xử lý và tái sinh năng lượng 4. Nghiên cứu xây dựng các viễn cảnh đường cơ sở trong trường hợp có và không có dự án CDM 5. Nghiên cứu, thuyết minh tính bổ sung tài chính khi tiến hành dự án CDM dựa vào nguồn thu từ việc kinh doanh giảm phát thải. 6. Nghiên cứu đánh giá những khiá cạnh bổ sung khác mang lại cho địa phương và cộng đồng khi tiến hành dự án CDM. Nội dung thực hiện giai đoạn 1 (dành cho báo cáo giám định) Sản phẩm của giai đoạn 1 (dành cho báo cáo giám định) Sản phẩm của đề tài/dự án Báo cáo Nghiên cứu lựa chọn giải pháp khả thi đối với hoạt động thu khí và tái sinh năng luợng tại 2 bãi chôn lấp Đông Thạnh và Phước Hiệp 1 trong trường hợp thực hiện dự án CDM. XII ĐẶT VẤN ĐỀ Theo thống kê, TPHCM có dân số xấp xỉ 8 triệu người. Tuy nhiên, một khối luợng lớn dân nhập cư phục vụ cho sản xuất tại các khu chế xuất và khu công nghiệp và các hoạt động sản xuất - thương mại và dịch vụ đã hàng ngày tạo ra một lượng chất thải rắn đô thị khoảng 6000 tấn. Lượng chất thải này khi được đổ bỏ, chôn lấp tại các bãi chôn lấp rác sẽ phát sinh một luợng khí thải có khả năng gây ô nhiễm rất lớn trong vòng nhiều năm sau đó. Thực tế ở nước ta hiện nay, khí thải phát sinh tại các bãi chôn lấp CTRĐT (bao gồm CO2, CH4 và các khí khác) hầu hết đều được phát tán tự do mà chưa qua một biện pháp xử lý nào. Tình trạng này sẽ góp phần tiếp tục làm gia tăng mức độ ô nhiễm bầu không khí vốn đã chịu nhiều áp lực từ các nguồn thải khác, đồng thời gia tăng các hiệu ứng toàn cầu gây ra do việc phát sinh một lượng lớn khí nhà kính và làm Trái đất nóng dần lên. Trước tình hình đó, việc thu gom và xử lý luợng khí thải này là một yêu cầu cấp bách, đặc biệt là đối với các bãi chôn lấp CTRĐT. Quá trình xử lý có thể được lựa chọn từ nhiều giải pháp công nghệ : đốt bỏ hoàn toàn, đốt bỏ có thu hồi năng lượng và phát điện lên lưới,… Tuy nhiên, nếu thực hiện đơn độc các giải pháp này thì chủ dự án sẽ gặp khó khăn trong việc đầu tư do chi phí khá cao và hầu như là lỗ, dẫn đến việc tiến hành xử lý trong thực tế thường là chậm. Vì vậy, để bổ sung thêm nguồn kinh phí cho dự án xử lý khí thải tại các bãi chôn lấp CTRĐT hiện hữu, một trong các giải pháp khả thi nhất là tạo nguồn thu bổ sung từ hoạt động của dự án kinh doanh giảm phát thải (CER) theo cơ chế phát triển sạch (gọi tắt là dự án CDM). Tuy nhiên, do hoạt động của từng bãi chôn lấp có tính đặc thù khác nhau, bắt đầu từ công nghệ chôn lấp, thành phần và sản luợng rác, điều kiện tự nhiên khu vực,…mà các phương án áp dụng để tiến hành dự án CDM cũng không giống nhau. Xa hơn, sự chậm trễ tiến hành đăng ký và thực hiện dự án sẽ kéo theo những hậu quả tiềm ẩn từ việc gia tăng khối lượng khí thải vào môi trường không khí, giảm nguồn bổ sung tài chính cho dự án vì tổng lượng giảm phát thải được xác nhận trong thời kỳ dự án không được tính ngược về quá khứ,… Nghiên cứu lựa chọn phương án khả thi cho hoạt động thu gom, xử lý và tái sinh năng lượng từ khí thải tại các bãi chôn lấp rác Đông Thạnh và Phước Hiệp 1, vì thế cần thiết phải tiến hành nhanh chóng, nhằm mục đích sớm hoàn thiện cơ chế đầu tư dự án CDM vào các bãi chôn lấp. XIII CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA 2 BÃI CHÔN LẤP RÁC ĐÔNG THẠNH VÀ PHƯỚC HIỆP 1 Bãi chôn lấp Đông Thạnh tọa lạc tại phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh và tiếp nhận chất thải rắn đô thị (CTRĐT) từ Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) với dân số trung bình xấp xỉ 8 triệu người. Tổng diện tích chung của bãi chôn lấp là khoảng 165.662 m2 và lượng chất thải rắn chôn lấp hiện tại là 3.191.724 m3 được chôn từ năm 1991 đến năm 2002, và hiện đã đóng cửa. Bãi chôn lấp Phước Hiệp 1 thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi. Bãi chôn lấp nằm tại phía tây Quốc lộ 22 và phía Bắc Tỉnh lộ 8, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 37 km. Bãi chôn lấp Phước Hiệp 1 tiếp nhận chất thải rắn đô thị từ Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) với dân số trung bình xấp xỉ 8 triệu người. Diện tích thực tế được sử dụng cho hệ thống thu khí là 195,297m2. Bãi chôn lấp Phước Hiệp 1 nhận 1.904.894 tấn chất thải rắn đô thị từ năm 2003 đến tháng 3 năm 2007 và hiện tại bãi đã đầy. 1.1. Khảo sát thực địa và xác định ranh giới thực của dự án 1.1.1 Ranh giới thực tế của Dự án 1) Ranh giới của bãi rác Đông Thạnh Bãi rác Đông Thạnh bắt đầu hoạt động kể từ năm 1991 và đóng cửa vào năm 2002 trong điều kiện của một bãi chôn lấp hở, thiếu vệ sinh, không có lớp lót đáy, lớp phủ trung gian và ngay cả lớp phủ cuối cùng, không có hệ thống xử lý nước rác, khí bãi rác được phát tán tự do…Nói một cách cụ thể, chính những yếu tố này đã tạo ra sự khác biệt về tổng lượng rác trong bãi chôn lấp còn có khả năng sinh khí và số liệu mà Sở Tài nguyên và Môi trường đã cung cấp trong giai đoạn dự thảo dự án. Nhóm chuyên gia thiết kế đã tính toán tổng lượng rác thực tế tại thời điểm này bằng phương pháp mô phỏng không gian 3 chiều dựa theo kết quả của BKC khi xây dựng bản đồ địa hình. Đường ranh giới sử dụng trong tính toán này được quyết định trên đường GL hiệu hữu, có xem xét đến hiệu suất thu hồi LFG trong thực tế. • Diện tích bãi rác : 165,662㎡ • Chiều cao bãi rác : BOP.EL(+) 2.5m ~ TOP.EL(+) 30.0m XIV Hình. 1.1 Đường ranh giới giả định của Bãi rác Đông Thạnh 2) Đường ranh giới của bãi rác Phước Hiệp 1: Vì Phước Hiệp 1 là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, mới được xây dựng và cũng vừa đóng cửa, cho nên không có yêu cầu nào đặc biệt cần xem xét khi xác định ranh giới của bãi này. Vì vậy, đường ranh giới hiện hữu có thể sử dụng trực tiếp vào Dự án này. • Diện tích bãi rác: 195,297㎡ • Chiều cao bãi rác: BOP.EL(+) 0.6m ~ TOP.EL(+) 18.8m Hình 1.2 Đường ranh giới giả định của Bãi rác Phước Hiệp 1 1.2. Xác định tổng lượng rác (sử dụng kết quả từ báo cáo khảo sát thành phần và khả năng sinh khí của KM Green, Hàn Quốc): XV 1.2.1 Mô hình dự báo Phầm mềm mô phỏng 3D (Auto Desk 2007) 1.2.2 Mô hình bãi rác mô phỏng theo không gian 3 chiều 1) Bãi Đông Thạnh HÌnh 1.3. Đáy bãi rác Đông Thạnh nguyên thủy trước khi tiếp nhận rác, EL(+)2.5m HÌnh 1.4. Bãi rác Đông Thạnh hiện hữu XVI Hình 1.5 Xử lý bằng phần mềm mô phỏng theo không gian 3 chiều đối với bãi rác ĐôngThạnh Hình 1.6. Thể tích bãi rác Đông Thạnh được tính toán bằng phương pháp phân vùng trên mặt cắt ngang 2) Bãi rác Phước Hiệp 1 XVII HÌnh 1.1. Đáy bãi rác Phước Hiệp 1 nguyên thủy trước khi tiếp nhận rác HÌnh 1.8. Bãi rác Phước Hiệp 1 hiện hữu XVIII Hình 1.9 Xử lý bằng phần mềm mô phỏng theo không gian 3 chiều đối với bãi rác Phước Hiệp 1 Hình 1.10 Thể tích bãi rác Phước Hiệp 1 được tính toán bằng phương pháp phân vùng trên mặt cắt ngang XIX
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan