Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích ...

Tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích đẩy tạ vai hướng ném cho nam học sinh khối 11 trường thpt kim anh hà nội

.PDF
51
25
56

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH ĐẨY TẠ VAI HƢỚNG NÉM CHO NAM HỌC SINH KHỐI 11 TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIM ANH - HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hà Nội, tháng 5 năm 2019 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH ĐẨY TẠ VAI HƢỚNG NÉM CHO NAM HỌC SINH KHỐI 11 TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIM ANH - HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: GDTC Hƣớng dẫn khoa học: ThS. VŨ TUẤN ANH Hà Nội, tháng 5 năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp K41 - GDTC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN BTPTSM - Bài tập phát triển sức mạnh GDTC - Giáo dục thể chất HLV - Huấn luyện viên m - mét NĐC - Nhóm đối chứng NTN - Nhóm thực nghiệm NXB - Nhà xuất bản TDTT - Thể dục thể thao THPT - Trung học Phổ Thông TT - Thứ tự TTN - Trước thực nghiệm VĐV - Vận động viên RSCC - Ra sức cuối cùng STN - Sau thực nghiệm SMTĐ - Sức mạnh tốc độ QN - Quãng nghỉ S - Giây L - Số lần DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Thể loại Danh mục các bảng và biểu đồ Trang 3.1 Thực trạng sử dụng các bài tập sức mạnh tốc độ trong chương trình giảng dạy kỹ thuật Đẩy tạ cho nam học sinh khối 11 Trường THPT Kim Anh – Hà Nội 20 3.2 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá sức mạnh tốc độ trong môn đẩy tạ cho nam học sinh khối 11 Trường THPT Kim Anh - Hà Nội (n=20) 23 3.3 Kết quả mối tương quan giữa các chỉ số với thành tích đẩy tạ 24 3.4 Đánh giá thực trạng thông số phát triển SMTĐ của nam học sinh khối 11 Trường THPT Kim Anh – Hà Nội năm 2019 (n=64) 25 3.5 Kết quả phỏng vấn các bài tập phát triển SMTĐ trong môn đẩy tạ cho nam học sinh khối 11 Trường THPT Kim Anh - Hà Nội năm 2019 (n=20) 28 3.6 Nội dung các bài tập phát triển SMTĐ trong môn đẩy tạ cho nam học sinh khối 11 Trường THPT Kim Anh - Hà Nội năm 2019 (n=64) 31 3.7 Kết quả đánh giá SMTĐ trong môn đẩy tạ của nam học sinh khối 11 Trường THPT Kim Anh – Hà Nội giữa nhóm đối chiếu và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm (nA = nB = 32) 33 3.8 Tiến trình huấn luyện sức mạnh tốc độ trong Đẩy tạ cho nam học sinh khối 11 Trường THPT Kim Anh Hà Nội 35 3.9 Kết quả kiểm tra thành tích đẩy tạ cho nam học sinh khối 11 Trường THPT Kim Anh - Hà Nội giữa hai 36 Bảng nhóm trước thực nghiệm và sau thực nghiệm (nA = nB = 32) Biểu đồ 3.10 Kết quả kiểm tra thành tích bật xa tại chỗ cho nam học sinh khối 11 Trường THPT Kim Anh – Hà Nội giữa hai nhóm trước thực nghiệm và sau thực nghiệm (nA = nB = 32) 37 3.11 Kết quả kiểm tra thành tích tại chỗ ra sức cuối cùng cho nam học sinh lứa tuổi 16 - 17 Trường THPT Kim Anh - Hà Nội giữa hai nhóm trước thực nghiệm và sau thực nghiệm (nA = nB = 32) 37 3.1 Trình độ GV, HLV được phỏng vấn (n=20) 22 3.2 Biểu đồ biểu diễn thành tích bật xa tại chỗ của hai nhóm trước thực nghiệm và sau thực nghiệm 38 3.3 Biểu đồ biểu diễn thành tích tại chỗ ra sức cuối của giữa hai nhóm trước thực nghiệm và sau thực nghiệm 39 3.4 Biểu đồ biểu diễn thành tích đẩy tạ của hai nhóm trước thực nghiệm và sau thực nghiệm 39 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................... 4 1.1. Quan điểm của đảng và nhà nước v gdtc và thể thao trường học. ........... 4 1.2. Đặc điểm các tố chất sức mạnh tốc độ .................................................... 6 1.3. Khái niệm và các quan điểm v sức mạnh tốc độ ................................... 7 1.4. Cơ sở sinh lý, lý luận của tố chất sức mạnh tốc độ ................................. 7 1.5. Cơ chế sinh lý đi u hòa sức mạnh ........................................................... 9 1.6. Đặc điểm phát triển tố chất sức mạnh của học sinh THPT ......................... 10 1.7. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi 16 – 17 .................................................. 11 1.8. Yếu tố ảnh hưởng đến thành tích đẩy tạ ................................................ 13 CHƢƠNG 2 NHIỆM VỤ, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 15 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 15 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 15 2.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu .............................................. 15 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm .......................................................... 15 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm............................................................. 16 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm............................................................. 16 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ...................................................... 16 2.2.6. Phương pháp toán học thống kê ............................................................ 17 2.3. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 17 2.3.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 17 2.3.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 19 3.1. Đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ trong môn đẩy tạ cho nam học sinh khối 11 trường THPT Kim Anh – Hà Nội ...................................................... 20 3.1.1. Thực trạng việc sử dụng bài tập sức mạnh tốc độ trong chương trình giảng dạy kỹ thuật đẩy tạ cho nam học sinh khối 11 trường THPT Kim Anh Hà Nội ……………………………………………………………….….......20 3.1.2. Xác định test đánh giá sự phát triển sức mạnh tốc độ trong môn đẩy tạ cho nam học sinh khối 11 trường THPT Kim Anh - Hà Nội………………..21 3.2. Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong môn đẩy tạ cho nam học sinh khối 11 trường THPT Kim Anh – Hà Nội................................ 24 3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập ứng với việc phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích đẩy tạ vai hướng ném cho nam học sinh khối 11 Trường THPT Kim Anh – Hà Nội ............................................................. 31 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm: ........................................................................... 31 3.3.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập sau thực nghiệm nhằm nâng cao thành tích đẩy tạ vai hướng ném cho nam học sinh khối 11 Trường THPT Kim Anh – Hà Nội. ......................................................................................................... 36 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vị trí Thể Dục Thể Thao“đối với thế hệ trẻ. Xem đó là động lực quan trọng và khẳng định cần phải có chính sách chăm sóc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển hài hòa v các mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức. Sức khỏe xem như là một bộ phận cấu thành trong n n văn hóa. Đó là một mặt quan trọng trong chất lượng đời sống, là nguồn tài sản quý báu trong mỗi quốc gia, là sản phẩm phản ánh một cách khách quan thành tựu trong mỗi lĩnh vực khoa học, trong đó có sự đóng góp quan trọng trong ngành”Thể Dục, thể thao nói chung và ngành khoa học TDTT nói riêng. “Để kêu gọi toàn dân tập thể dục, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “...Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt đi một phần, mỗi người dân khỏe mạnh tức là làm cho cả nước khỏe mạnh .... Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong các đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng”tập”[4]. Giáo dục thể chất (GDTC) và Thể thao trường học là bộ phận cơ hữu của mục tiêu giáo dục và đào tạo, góp phần tạo ra thế hệ trẻ phát triển toàn diện: “Phát triển cao v trí tuệ, cường tráng v thể chất, phong phú v tinh thần, trong sáng v đạo đức” đáp ứng yêu cầu xã hội, phục sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, “TDTT trường học có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát hiện, bồi dư ng nhân tài và nâng cao thành tích thể thao”. S không có thể thao thành tích cao nếu như thể thao trường học không phát triển [7]. TDTT nói chung và Đi n Kinh nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục thể chất. Nó là bộ phận không thể thiếu và tách rời trong mục tiêu giáo dục - đào tạo chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống mới. So với các môn thể thao khác, Đi n Kinh sát thực hơn các hoạt động tự nhiên của con người và cũng là môn có lịch sử lâu đời nhất. Với nội dung hoạt động phong phú và nhi u hình thức khác nhau như chạy, nhảy, ném 1 đẩy, các môn phối hợp... nên nó đã“thu hút được nhi u người tập tham gia tập luyện ở mọi nơi, mọi lứa tuổi. Tập luyện Đi n Kinh đơn giản nhưng nó mang lại hiệu quả cao, vì vậy Đi n Kinh là môn thể theo quần chúng. Ngày nay Đi n Kinh là một trong các môn thể thao không thể thiếu trong những cuộc thi đấu đại hội toàn quốc, khu vực, châu lục và”thế giới. Đẩy tạ là một môn mũi nhọn của thể thao trong các cuộc thi đấu quốc tế, trong đó đẩy tạ là môn thi đấu chính thức trong các kỳ Đại hội Olimpic. Đẩy tạ là một hoạt động không có chu kỳ trong quá trình tiếp thu động tác đòi hỏi người tập phải tập trung cao độ, thành tích đẩy tạ phụ thuộc vào hai yếu tố chính, đó là trình độ kỹ thuật và trình độ thể lực. Trên thực tế, để có được thành tích trong tất cả các môn thể thao thì người tập ngoài việc có kỹ thuật hoàn chỉnh còn cần phải có một thể lực tốt. Trong việc giảng dạy kỹ thuật đẩy tạ, việc giảng dạy và huấn luyện cho người học có một kỹ thuật hoàn chỉnh là một công việc đã khó, xong để trang bị cho các em một thể lực chung tốt và đặc biệt là thể lực chuyên môn hoàn hảo là một công việc càng khó khăn. Lý luận và thực tiễn huấn luyện đã khẳng định vai trò quan trọng của quá trình chuẩn bị thể lực đối với việc nâng cao trình độ tập luyện của học sinh cũng như vận động trong bất kỳ môn thể thao nào, trình độ thể lực cao s là đi u kiện cơ bản để đạt thành tích cao. Trong các môn thể thao, đẩy tạ là môn đòi hỏi kỹ thuật rất phức tạp, nó bao gồm các giai đoạn chuẩn bị, chuẩn bị tạo đà và trượt đà, ra sức cuối cùng, đẩy tạ và giữ thăng bằng. Thành tích đẩy tạ phụ thuộc vào nhi u yếu tố như tố chất thể lực mức độ hoàn hiện với đẩy tạ. Vì vậy mà việc lựa chọn bài tập xây dựng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ phù hợp với lứa tuổi các em để đạt thành tích cao trong thể thao có ý nghĩa thiết thực. Vấn đ cấp bách ở đây là làm thể nào để phát triển toàn diện các tố chất thể lực nói chung và phát triển tố chất sức mạnh tốc độ nói riêng một cách có hiệu quả cao để hoà đồng với sự phát triển lớn mạnh của phong“ trào Đi n Kinh. Trường THPT Kim Anh đóng trên địa bàn huyện Sóc Sơn là một trong những trường có phong trào thể thao trong học sinh rất phát triển, đặc biệt là nội dung đi n kinh đã có rất nhi u rất nhi u học sinh dành 2 được huy chương vàng, bạc, đồng ở nội dung chạy 100m, 200m, 400m và nội dung chạy tiếp sức trong Hội khỏe phù Đổng. Tuy nhiên thành tích đẩy tạ học sinh nhà trường trong một vài năm qua chưa đạt kết quả cao trong các giải thi đấu. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn với mong muốn là không ngừng nâng cao kết quả tập luyện và thi đấu môn đẩy tạ của nhà trường trong một vài năm”tới có thể đóng góp cho quê hương Sóc Sơn một số VĐV có thành tích cao. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đ tài: “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích đẩy tạ vai hướng ném cho nam học sinh khối 11 Trường THPT Kim Anh - Hà Nội”. * Mục đích nghiên cứu Lựa chọn các bài tập phù hợp để phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích Đẩy tạ cho nam học sinh khối 11 Trường THPT Kim Anh - Hà Nội. * Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích của đ tài chúng tôi giải quyết 2 nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng trình độ thể lực sức mạnh tốc độ trong môn đẩy tạ của nam học sinh khối 11 Trường THPT Kim Anh – Hà Nội. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích đẩy tạ cho nam học sinh khối 11 Trường THPT Kim Anh 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của đảng và nhà nƣớc về giáo dục Thể chất và thể thao trƣờng học. “Ngay từ những ngày đầu thành lập nước Bác Hồ đã phát động lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Bác luôn cho rằng việc rèn luyện TDTT là rất cần thiết đối với mọi người dân và đặc biệt là lực lượng vũ trang. Bác đã nói:“ Mỗi một người dân yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân khỏe mạnh là góp phần làm cả nước khỏe mạnh. Vậy nên tập thể dục bồi dưỡng sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước.[6] Lời kêu gọi của Bác đã được toàn Đảng, toàn dân hưởng ứng và thực hiện. Các hoạt động thể thao được phát triển mạnh m cả v chi u sâu và”chi u rộng. “Định hướng v công tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ trong những năm tới, Nghị quyết Trung ương II khóa VIII đã khẳng định: "Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu... Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI... Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện, không chỉ phát triển v trí tuệ, trong sáng v đạo đức lối sống mà phải là con người cường tráng v thể”chất. Chăm lo cho con người v thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội của tất cả các ngành các đoàn thể, trong đó có giáo dục đào tạo, y tế TDTT. Trước tình hình mới, định hướng của Đảng v phát triển sự nghiệp TDTT: "Phát triển TDTT là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dư ng và phát huy nhân tố con người công tác TDTT phải góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang" “Trong các văn bản Nghị quyết của Đảng đã khẳng định: Phải xây dựng n n TDTT có tính dân tộc, khoa học và nhân dân, phát triển rộng rãi phong 4 trào TDTT quần chúng, thể thao thành tích cao và tăng cường công tác GDTC trong nhà trường các cấp với khẩu hiệu: "Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Cũng như khẳng định phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quy n, các đoàn thể nhân dân và”tổ chức xã hội. Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu: "Mục tiêu cơ bản lâu dài của công tác TDTT là hình thành n n TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân... thực hiện n n giáo dục thể chất trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngày của hầu hết học sinh - sinh viên" [1]. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 có ghi: "Quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học".“Đi u đó đã khẳng định sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với TDTT và GDTC trong nhà trường, coi đó là nhiệm vụ cấp thiết của Đảng toàn dân, để tạo đi u kiện thuận lợi cho sự phát triển TDTT”nước nhà.[5] Chỉ thị 133 của Thủ tướng chính phủ đã chỉ rõ “Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc giáo dục thể chất trong nhà trường. Cải tiến nội dung giảng dạy TD,TT nội khóa, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học, quy chế bắt buộc ở các trường, nhất là các trường đại học phải có sân bãi, phòng tập TDTT, có định hướng hợp lý và có kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên TDTT đáp ứng nhu cầu ở tất cả cấp học" [3]. Luật giáo dục đã khẳng định: "Giáo dục là con đường chủ yếu và cơ bản để chuẩn bị cho con người cho sự phát triển b n vững của đất nước trong đi u kiện kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là con người có sức khỏe và được phát triển toàn diện, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [6]. Để“đưa công tác GDTC trong nhà trường trở thành một khâu quan trọng mà sự nghiệp giáo dục - đào tạo, cũng như xác định đúng v vị trí GDTC trong nhà trường các cấp phải được triển khai thực hiện đồng bộ với các mặt 5 giáo dục tri thức và nhân cách từ tuổi thơ cho đến Đại học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản quyết định ban hành quy chế v công tác GDTC trong nhà trường các cấp. Trong đó đã”khẳng định: "Giáo dục thể chất được thực hiện trong nhà trường từ mầm non đến đại học, góp phần đào tạo những công dân phát triển toàn diện. GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhằm giúp con người phát triển cao v trí tuệ, cường tráng v thể chất, phong phú v tinh thần, trong sáng v đạo đức". 1.2.Đặc điểm các tố chất sức mạnh tốc độ Thể lực là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả của con người, đặc biệt là trong lĩnh vực TDTT việc phát triển thể lực là một nhiệm vụ cơ bản của GDTC; bởi vậy, các nhà sư phạm TDTT cần có những hiểu biết v bản chất, sự phân loại các quy luật như các phương pháp và phương tiện rèn luyện chúng. Thể lực là n n tảng để thực hiện các kỹ thuật và nâng cao thành tích, tố chất thể lực là một phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người, bao gồm các tố chất: sức nhanh, sức mạnh, sức b n khả năng phối hợp động tác và độ m m dẻo. Giáo dục các tố chất thể lực là một vấn đ rất quan trọng, trong đó việc thi đấu đẩy tạ là nhiệm vụ hàng đầu. SMTĐ là khả năng hệ thống thần kinh cơ bắp, khắc phục sự đối kháng với tốc độ co duỗi của cơ bắp. Khi“con người thực hiện một số động tác với sự nỗ lực tối đa làm chuyển động những vật thể khác nhau thì s tạo ra lực khác nhau. Lực tối đa mà con người có thể sản sinh ra một mặt phụ thuộc vào đặc tính sinh cơ động tác. Mặt khác phụ thuộc vào mức độ hoạt động của từng nhóm cơ riêng biệt, là sự phối hợp giữa chúng, muốn phát triển được sức mạnh thì nhất thiết phải tạo ra được sự căng cơ tối đa, nếu không tập luyện ở mức độ căng cơ tương đối cao thì sức mạnh s không phát triển”được. Phương pháp tập luyện sức mạnh tốc độ rất phong phú như các bài tập khắc phục trọng lượng bên ngoài gồm các bài tập với tạ, bao cát và các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể bao gồm: bật nhảy tại chỗ, chống đẩy,..[10]. 6 1.3. Khái niệm và các quan điểm về sức mạnh tốc độ * Khi nghiên cứu v SMTĐ rất nhi u nhà TDTT cho rằng: - Sức mạnh là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài, hoặc đ kháng lại lực cản đó nhờ nỗ lực của cơ bắp. Phân loại sức mạnh: các nhà khoa học đã chia sức mạnh ra làm hai loại là sức mạnh đơn thuần và sức mạnh tốc độ. + Sức mạnh đơn thuần: Là khả năng sinh lực trong các hoạt động chậm hoặc tĩnh. + Sức mạnh tốc độ: Là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh và thời gian ngắn. + Ngoài ra, còn có sức mạnh bột phát: Đó là khả năng con người phát huy một lực trong khoảng thời gian ngắn nhất. - Sức mạnh cơ bắp có thể phát huy trong những trường hợp sau: + Không thay đổi độ dài của cơ thể (chế độ tĩnh – đẳng trường) + Giảm độ dài của cơ thể (chế độ khắc phục) - Tăng độ dài của cơ thể (chế độ nhượng bộ) Khái niệm “chế độ hoạt động động lực” bao gồm các chế độ hoạt động nhượng bộ và khắc phục [10]. 1.4. Cơ sở sinh lý, lý luận của tố chất sức mạnh tốc độ -“Sức mạnh tốc độ là khả năng của con người thể hiện sự nỗ lực lớn nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Ngoài ra thể hiện rõ mối quan hệ giữa sức mạnh và tốc độ, ta cần phải hiểu rõ tố chất”này. - Sức“mạnh mà cơ phát ra phụ thuộc vào số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia vào căng cơ, chế độ co cơ các đơn vị vận động của sợi cơ đó, chi u dài ban đầu của sợi cơ co trước lúc”co. -“Tốc độ là khả năng thực hiện động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất, yếu tố quyết định của tốc độ là độ linh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ co cơ. Độ linh hoạt của quá trình thần kinh thể hiện khả năng biến đổi nhanh chóng giữa hưng phấn và ức chế trong các trung tâm thần”kinh. 7 - Tốc“độ co cơ phụ thuộc vào tỷ lệ sợi cơ nhanh và sợi cơ chậm. Trong hoạt động thể dục thể thao, sức mạnh và tốc độ có liên quan mật thiết với nhau. Mức độ phát triển sức mạnh, ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ trong nhi u môn thể thao. Kết quả hoạt động phụ thuộc vào sự phối hợp giữa hai tố chất, các hoạt động như vậy gọi là hoạt động sức mạnh tốc độ”(như các môn chạy ngắn, ném, nhảy). *“Bằng thực nghiệm và phân tích khoa học, người ta đi đến một số kết luận có ý nghĩa cơ bản trong phân loại sức”mạnh. - Trị“số lực sinh ra trong các hoạt động chậm hầu như không khác biệt với trị số lực phát huy đi u kiện”tĩnh. -“Trong chế độ nhượng bộ, khả năng sinh lực của cơ là lớn nhất, đôi khi gấp hai lần lực phát huy đi u kiện”tĩnh. - Trong“các động tác nhanh, trị số lực giảm dần theo chi u tăng tốc độ, khả năng sinh lực trong các động tác nhanh tuyệt đối (tốc độ) và khả năng sinh lực trong các động tác tĩnh tối đa (sức mạnh tĩnh) không có tương quan với”nhau. * Trên cơ sở đó, cơ thể phân chia năng lực sinh lực phát huy của con người thành các loại: - Sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh). - Sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong các động tác chậm nhanh). Nhóm sức mạnh tốc độ đó lại được phân chia nhỏ tùy theo chế độ vận động thành sức mạnh và sức mạnh hoãn sung. Ngoài nhóm sức mạnh cơ bản nêu trên, trong thực tế và nhi u tài liệu khoa học còn thường gặp khái niệm sức mạnh bột phát. Để đánh giá sức mạnh bột phát, người ta thường dùng chỉ số sức mạnh tốc độ: 8 Trong đó: I : là chỉ số sức mạnh tốc độ Fmax : là lực tối đa phát huy trong động tác tmax : là thời gian đạt được số lực tối đa 1.5. Cơ chế sinh lý điều hòa sức mạnh Lực“tối đa mà con người có thể sản ra một mặt phụ thuộc vào đặc tính sinh cơ động tác (độ dài cánh tay đòn). Khả năng thu hút các nhóm cơ lớn nhất hoạt động. Mặt khác còn phụ thuộc vào mức độ hoạt động của từng nhóm cơ riêng biệt và sự phức hợp giữa”chúng. Mức độ hoạt động của các cơ được thực hiện bởi hai nhân tố sau: - Xung động từ các notron thần kinh vận động trong xương từ tủy sống đến cơ. - Phản ứng của cơ tức là lực do nó sinh ra để đáp lại xung thần kinh. Phản ứng của cơ phụ thuộc vào thiết điện sinh lý và đặc điểm cấu trúc của nó ảnh hưởng dinh dư ng của hệ thần kinh trung ương thông qua dự phòng adrenalin giao cảm. Độ dài của cơ tại thời điểm nó kích thích và một số nhân tố cơ thể chủ đạo cho phép thay đổi mức độ hoạt động của cơ bằng hai cách: - Huy động số lượng khác nhau các đơn vị vận động vào hoạt động. - Thay đổi tần số xung động ly tâm ( trong một giây từ 5 – 6 đến 35 – 40 xung động). Nếu“lực do cơ phát huy chỉ vào khoảng 20 - 80% khả năng tối đa của nó thì có thể đi u hòa số lượng sợi cơ có ý nghĩa cơ bản, đi u đó có nghĩa nếu lực kích thích nhỏ (trọng lượng nhỏ thì chỉ ít số sợi cơ hoạt động tích cực, trong trường hợp do cơ phát huy đạt trị số tối đa có thể xảy ra cách đi u hòa thứ ba đồng bộ hoạt động đồng bộ với nhau. Cùng với sự phát triển của trình độ luyện tập, khả năng đi u hòa toàn bộ tăng lên”bấy nhiêu [10]. Để“phát huy sức mạnh, một vấn đ quan trọng là phải lựa chọn được lực đối kháng bên ngoài và mặt kích thích sinh lý có cường độ nhất định. Qua nghiên cứu v các đặc điểm cơ chế sinh lý của các bài tập có lực đối kháng 9 khác nhau cho thấy, muốn phát triển được sức mạnh thì nhất thiết phải tạo ra được sự căng cơ tương đối cao thì sức mạnh không phát triển được, tập luyện với mức căng cơ quá nhỏ s giảm sút sức mạnh, thực tế cho thấy có ba cách tạo sự căng cơ”tối đa: - Lặp lại cực hạn lực đối kháng chưa tối đa. - Sử dụng lực đối kháng tối đa. - Sử dụng trọng lực chưa tới mức tối đa với tốc độ cực hạn. Trong khi xây dựng các bài tập phát triển sức mạnh, sức mạnh tốc độ là một vấn đ quan trọng cần phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. 1.6. Đặc điểm phát triển tố chất sức mạnh của học sinh THPT Việc“tập luyện sức mạnh có ý nghĩa rất lớn, tập luyện thường xuyên thì sự cung cấp máu cho cơ bắp s được tăng cường hàm lượng chất dinh dư ng và các men tham gia vào quá trình trao đổi chất trong vận động cao hơn người bình thường, nhờ đó mà cơ bắp nở nang xương tăng độ dày và phát triển”vững chắc. Tập“luyện sức mạnh còn góp phần rèn luyện ý chí làm tiêu hao lượng m thừa tạo cho cơ thể có vóc dáng khoẻ mạnh, thoả mãn nhu cầu vươn tới cái đẹp v hình thể của con người, nảy sinh những tình cảm tốt đẹp”lành mạnh. Sức“mạnh lớn hay nhỏ phụ thuộc vào thiết diện sinh lý của cơ, cơ năng chi phối của thần kinh. Ở lứa tuổi THPT cơ thể chủ yếu phát triển theo chi u cao, cho nên các cơ dài bé, vỏ não chi phối sự hoạt động của cơ thường bị lan toả, không tập trung cho nên các cơ và cơ duỗi hoạt động không nhịp nhàng, tốn sức, chóng mệt. Cùng với sự phát triển cơ thể, đến lứa tuổi THPT thiết diện sinh lý của cơ cũng tăng lên nhanh chóng, thần kinh chi phối các cơ tập trung hơn cho nên sức mạnh của các cơ ở lứa tuổi này tăng lên rõ rệt. Những bài tập với dụng cụ có khối lượng trung bình có tác dụng thúc đẩy phát triển sức mạnh nhanh”chóng. Các bài tập: Nhảy cao, Nhảy xa, Đẩy tạ, Chạy tốc độ…. cũng có tác dụng lớn trong việc phát triển sức mạnh cơ thể. 10 Ở lứa tuổi THCS chú trọng phát triển sức nhanh thì ở lứa tuổi THPT cần chú trọng phát triển sức nhanh lẫn sức mạnh [11]. 1.7. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi 16 – 17 Ở tuổi 16 - 17 là lứa tuổi mà các em đã và đang học ở bậc trung học phổ thông, do đó ở lứa tuổi này tâm lý của các em cũng có các đặc điểm riêng và khác so với các lứa tuổi trước đó. 1.7.1. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 16 - 17 - Hệ“thần kinh; hệ thần kinh phát triển, khả năng tư duy thần kinh tổng hợp và trừu tượng hóa học được phát triển tạo thuận lợi cho việc nhanh chóng hình thành các phản xạ có đi u kiện, đây là đặc điểm thuận lợi để các em nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện động tác, ngoài ra do sự hoạt động của các tuyến tạng, tuyến sinh dục, tuyến yên,... làm cho sự hưng phấn, ức chế không cân bằng làm ảnh hưởng tới hoạt động TDTT. Tuy nhiên, có một số bài tập đơn điệu, không hấp dẫn s làm cho học sinh chóng mệt mỏi, vì vậy, cần thay đổi nhi u hình thức tập luyện như trò chơi, thi đấu s giúp học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ”bài học. - Hệ“xương: bắt đầu giảm tốc độ phát triển, lứa tuổi các xương nhỏ như xương cổ tay, bàn tay hầu như đã hoàn thiện nên các em có thể luyện tập một số động tác treo, chống, mang vác nặng mà không làm tổn hại hoặc không tạo sự phát triển lệch lạc của cơ thể; cột sống đã ổn định hình dạng nhưng vẫn chưa hoàn thiện, vẫn có thể bị cong vẹo, nên tiếp tục bồi dư ng tư thế chính xác thông qua hệ thống bài tập như”chạy, nhảy,... -“Hệ cơ: các tổ chức cơ phát triển muộn hơn, co cơ vẫn còn tương đối, các bắp cơ lớn phát triển tương đối nhanh, còn các cơ nhỏ phát triển chậm hơn cơ duỗi. Đây là thời kỳ cơ bắp phát triển nhanh nhất, do vậy cần tập nhi u bài tập phát triển sức mạnh để góp phần thúc đẩy sự phát triển các”cơ. Vì vậy, người huấn luyện viên, giáo viên cần phải chú ý đến bài tập luyện phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và đảm bạo sự phát triển cân đối của các cơ. 11 -“Hệ hô hấp: đã phát triển tương đối hoàn thiện, diện tích tiếp xúc của phổi khoảng 100 – 200... gần bằng tuổi trưởng thành, dung lượng phổi cũng được tăng lên nhanh chóng, tần số hô hấp gần giống như người lớn 10 – 26 lần/ phút. Tuy nhiên, các cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sự co giãn của lồng ngực còn nhỏ, vì vậy, giáo viên, huấn luyện viên cần chú ý sự phát triển của các cơ hô hấp cho học sinh, đặc biệt là cơ hoành và dạy các em thở sâu và tập trung chú ý thở bằng”ngực. -“Hệ tuần hoàn: hệ tuần hoàn phát triển dần đi đến hoàn thiện, buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh, hệ thống đi u hòa vận mạch tim phát triển tương đối hoàn chỉnh. Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ ràng và sau vận động, mạch đập và huyết áp hồi phục nhanh chóng. Do đó, huấn luyện viên, giáo viên có thể cho học sinh tập bài tập dai sức và những bài tập có cường độ và khối lượng tương đối lớn. Đồng thời chú ý thường xuyên kiểm tra, theo dõi trạng thái sức khỏe của học”sinh [9]. 1.7.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 16 - 17 * Ở lứa tuổi này có những biểu hiện tâm lý như sau: - Quá trình hưng phấn, ức chế gần thăng bằng nhưng hưng phấn, ức chế vẫn chiếm ưu thế. Vì vậy, cần có những bài tập phù hợp gây hưng phấn cao trong vận động tập luyện. - Đã có sự nhận thức ngh nghiệp, có tính tự giác cao trong tập luyện, tuy vậy tính tự trọng, tự ái đôi khi vẫn còn xen lẫn. Sự tập luyện phải kết hợp giữa tự nguyện, tự giác và bắt buộc ngiêm khắc, động viên khuyến khích. - Ở lứa tuổi này, hệ sinh dục đã phát triển, tình yêu chớm nở nên có biểu hiện phân tán tư tưởng vào việc yêu đương. Vậy nên trong tập luyện cần giáo dục, uốn nắn để hiệu quả tập luyện cao hơn [13]. Qua những cơ sở lý luận trên, cho“thấy: để rèn luyện khả năng nhanh chóng phát huy được sức mạnh, người ta sử dụng phương pháp nỗ lực động lực; trong trường hợp này, căng cơ tối đa được tạo nên bằng phương pháp nỗ lực đối kháng được mức giới hạn và tốc độ lớn nhất. Trong rèn luyện sức mạnh tốc độ, lưu ý rằng phải thực hiện với biên độ cực đại. Nếu thực hiện với biên độ hạn chế tốc độ với các bài tập sức mạnh đơn thuần thì nên lấy các bài 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan