Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu lồng ghép biến đổi khí hậu trong chương trình giáo dục môi trường tại...

Tài liệu Nghiên cứu lồng ghép biến đổi khí hậu trong chương trình giáo dục môi trường tại trường trung học cơ sở vĩnh hưng, hoàng mai, hà nội

.PDF
218
17
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN LINH VÂN NGHIÊN CỨU LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĨNH HƢNG, HOÀNG MAI, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HÀ NỘI – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN LINH VÂN NGHIÊN CỨU LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĨNH HƢNG, HOÀNG MAI, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ HÀ NỘI – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Nguyễn Linh Vân i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, ngƣời đã nhiệt tình giúp đỡ, và chỉ bảo cho tôi khi chọn đề tài nghiên cứu là truyền thông về biến đổi khí hậu – một đề tài mới lạ nhƣng cũng đầy thách thức. Thầy luôn quan tâm và tận tình hƣớng dẫn, cung cấp tài liệu cũng nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành bản luận văn dƣới đây. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo của Khoa Sau đại học- Đại học Quốc gia Hà Nội đã đã tận tình giảng dạy, trang bị cho chúng tôi những kiến thức nền tảng quý báu, để chúng tôi có đủ hành trang thực hiện công tác nghiên cứu khoa học. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này, tôi đã nhận đƣợc nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình, bạn bè, ngƣời thân và sự chỉ dạy tận tình của các giảng viên, chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn trƣờng THCS Vĩnh Hƣng đã tạo điều kiện để tôi thực hiện khảo sát và thí điểm nghiên cứu này trong chƣơng trình giáo dục của nhà trƣờng. Sau cùng, xin cảm ơn các anh chị, bạn bè K1, K2, K3 lớp Biến đổi khí hậu- Trƣờng ĐHQG Hà Nội, những ngƣời ít nhiều đã giúp đỡ, cổ vũ, động viên tôi khi thực hiện đề tài này. Hà nội, tháng 12/2015 Nguyễn Linh Vân ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii Danh mục các kí hiệu viết tắt .........................................................................................vi Danh mục các hình ....................................................................................................... vii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................3 2.1 Mục tiêu tổng quát ..............................................................................................3 2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu .........................................................................................4 3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................4 4. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ..............................................................4 4.1. Vấn đề nghiên cứu .............................................................................................4 4.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................4 5. Nội dung, đặc điểm và đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu .......................................5 5.1. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................5 5.2 Đặc điểm, đặc trƣng của đối tƣợng .....................................................................5 6. Dự kiến kết quả đạt đƣợc.............................................................................................7 7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ...........................................................................................8 1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ...........................................................................8 1.1.1 Một số thuật ngữ và khái niệm cơ bản...........................................................8 1.1.2 Biểu hiện và tác động của BĐKH.................................................................10 1.2 Tổng quan về GDMT và lồng ghép BĐKH ..........................................................15 1.2.1 Tổng quan về GDMT....................................................................................15 1.2.2 Những công trình nghiên cứu về lồng ghép BĐKH trong GDMT ...............22 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................27 2.1 Phƣơng pháp luận ...................................................................................................27 iii 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................28 2.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................36 CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ..................................................................................................................................38 3.1 Các nguyên tắc và điều kiện của việc lồng ghép ....................................................38 3.1.1 Các nguyên tắc ..............................................................................................38 3.1.2 Các điều kiện lồng ghép ...............................................................................39 3.2. Thực trạng nhận thức về BĐKH của trƣờng THCS Vĩnh Hƣng ..........................39 32.1 Nhận thức của GV ........................................................................................40 3.2.2 Nhận thức của học sinh .................................................................................42 3.2.3 Mức quan tâm của học sinh và GV đối với BĐKH ......................................44 3.3 Những nội dung chủ yếu về BĐKH cần đƣợc lồng ghép vào chƣơng trình GDMT .......................................................................................................................................45 3.3.1 Khái niệm về BĐKH ....................................................................................45 3.3.2 Biểu hiện của BĐKH ....................................................................................46 3.3.3 Nguyên nhân biến đổi khí hậu ......................................................................47 3.3.4 Tác động của BĐKH ....................................................................................48 3.3.5 Ứng phó với BĐKH ......................................................................................51 3.3.6 Những hành động thiết thực của mỗi cá nhân ..............................................52 3.4 Đối tƣợng lồng ghép ..............................................................................................52 3.4.1 Đối tƣợng trong chƣơng trình GDMT chính khóa cần đƣợc lồng ghép .......52 3.4.2 Đối tƣợng trong chƣơng trình GDMT ngoại khóa cần đƣợc lồng ghép .......53 3.5 Phƣơng pháp và trình tự lồng ghép .......................................................................54 3.5.1 Phƣơng pháp lồng ghép BĐKH vào GDMT ở trƣờng THCS ......................54 3.5.2 Trình tự lồng ghép ........................................................................................55 3.6 Xây dựng mô hình lồng ghép BĐKH trong GDMT .............................................58 3.6.1 Lựa chọn đối tƣợng và nội dung lồng ghép trong chƣơng trình chính khóa 58 3.6.2 Lồng ghép trong chƣơng trình ngoại khóa ...................................................60 3.6.3 Mô hình lồng ghép BĐKH trong các môn học GDMT ................................61 3.6.4 Kết quả lồng ghép BĐKH vào các bài giảng từng môn học theo mô hình .65 iv 3.7 Thí điểm triển khai mô hình lồng ghép BĐKH trong giáo dục môi trƣờng tại trƣờng Trung học cơ sở Vĩnh Hƣng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội ...................................69 3.7.1 Những hoạt động triển khai thí điểm mô hình ...............................................69 3.7.2 Đánh giá kết quả ............................................................................................71 3.7.3 Tổng kết và hoàn thiện mô hình ....................................................................74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................75 1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................75 2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................79 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Một số giáo án tích hợp Phụ lục 2. Hoạt động ngoại khóa về BĐKH Phụ lục 3. Các mẫu phiếu điều tra và bảng biểu thống kê kết quả điều tra Phụ lục 4. Một số hình ảnh triển khai thí điểm mô hình lồng ghép BĐKH tại trƣờng THCS Vĩnh Hƣng v Danh mục các kí hiệu viết tắt BĐKH Biến đổi khí hậu Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo GDCD Giáo dục công dân GDMT Giáo dục môi trƣờng IPCC Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu PPDH Phƣơng pháp dạy học SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở vi Danh mục các hình Hình 3.1 Hình 3.2 Hình 3.3 Hình 3.4 Thống kê nhận thức của GV trƣờng THCS Vĩnh Hƣng về các khái niệm cơ bản về BĐKH Thống kê nhận thức của GV trƣờng THCS Vĩnh Hƣng về các khái niệm nâng cao về BĐKH Thống kê nhận thức của HS trƣờng THCS Vĩnh Hƣng trƣớc khi triển khai mô hình lồng ghép BĐKH vào GDMT Thống kê câu trả lời của HS trƣờng THCS Vĩnh Hƣng về BĐKH trƣớc khi triển khai mô hình lồng ghép BĐKH vào GDMT Hình 3.5 Chƣơng trình GDMT tại trƣờng THCS Hình 3.6 Sơ đồ trình tự lồng ghép BĐKH theo phƣơng pháp tích hợp Hình 3.7 Hình 3.8 Hình 3.9 Sơ đồ trình tự lồng ghép BĐKH theo phƣơng pháp truyền thông nhóm nhỏ Sơ đồ trình tự lồng ghép BĐKH theo phƣơng pháp truyền thông một chiều Sơ đồ trình tự lồng ghép BĐKH theo phƣơng pháp truyền thông nhóm lớn Hình 3.10 Sơ đồ chung trình tự lồng ghép BĐKH trong GDMT Hình 3.11 Mô hình chung lồng ghép BĐKH trong GDMT Hình 3.12 Sơ đồ yêu cầu lồng ghép BĐKH trong một số môn học chính khóa Hình 3.13 Mô hình lồng ghép BĐKH vào GDMT ở các môn học chính khóa Hình 3.14 Mô hình lồng ghép BĐKH trong một số hoạt động ngoại khóa Hình 3.15 Hình 3.16 Thống kê nhận thức của HS trƣờng THCS Vĩnh Hƣng sau khi triển khai mô hình lồng ghép BĐKH vào GDMT Thống kê câu trả lời của HS trƣờng THCS Vĩnh Hƣng về BĐKH sau khi triển khai mô hình lồng ghép BĐKH vào GDMT vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề giáo dục về biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang đƣợc nhà nƣớc và ngành giáo dục hết sức quan tâm và chỉ đạo từ các cấp Cao học, Đại học cho tới tiểu học và mầm non. Theo chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 158/2008/QĐTTg ngày 02/12/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ, đến năm 2015, triển khai kế hoạch nâng cao nhận thức, phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống giáo dục đào tạo các cấp; Thực hiện việc tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào các kế hoạch phát triển giai đoạn 2010- 2020[1]. Giáo dục BĐKH là một trong những nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững, giúp ngƣời học hiểu và biết đƣợc những tác động của hiện tƣợng nóng lên toàn cầu; đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với biến đổi khí hậu[16]. BĐKH toàn cầu đang và sẽ tiếp tục diễn ra lâu dài, không chỉ ảnh hƣởng đến thế hệ hiện nay mả các thế hệ mai sau. Cơ sở khoa học của việc lồng ghép BĐKH vào chƣơng trình giáo dục môi trƣờng là “BĐKH hiện nay là vấn đề môi trƣờng toàn cầu lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt, ứng phó”. Bên cạnh đó việc lồng ghép vào môn học ở các trƣờng phổ thông nhƣ địa lý, công nghệ, ... hay trong chính các hoạt động giáo dục môi trƣờng (GDMT) chính là giải pháp hữu hiệu để thay đổi hành vi và nhận thức của học sinh đối với biến đổi khí hậu, hƣớng thế hệ trẻ trở thành các công dân toàn cầu nỗ lực hành động để chống biến đổi khí hậu. Hiện nay, một số tổ chức phi chính phủ và một số sở, ban ngành đã lên kế hoạch và bƣớc đầu xây dựng đƣợc một số tài liệu, giáo trình hay chƣơng trình về GDMT và có nhắc tới yếu tố BĐKH. Tuy nhiên chƣa có một mô hình hay một giáo trình cụ thể cho việc lồng ghép BĐKH vào các trƣờng trung học cơ sở (THCS). Đây là một trong những hạn chế rất lớn trong giáo dục vể môi trƣờng 1 ở Việt Nam. Chính vì vậy việc đƣa BDKH vào chƣơng trình học theo hình thức vừa giảng dạy kết hợp với vui chơi, tìm hiểu sẽ làm tăng hiệu quả giáo dục. Đối tƣợng học sinh trung học, cụ thể là THCS là đối tƣợng có tâm lí muốn khám phá, tìm hiểu và có tính sáng tạo rất cao. Các em cũng chỉ phải học một buổi/ngày, do đó các em có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trƣờng. Trƣờng THCS Vĩnh Hƣng là một ngôi trƣờng đã có 50 năm hoạt động và phát triển và có nhiều thành tích trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Trƣờng cũng là một trong những tập thể đi đầu trong công tác đổi mới giáo dục. Với những kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục ngoại khóa của nhà trƣờng, việc lồng ghép BĐKH vào chƣơng trình GDMT là một biện pháp khả thi và có thể mang lại hiệu quả cao. Theo những chỉ đạo, mục tiêu giáo dục nói riêng cũng nhƣ mục tiêu phát triển quốc gia và thế giới nói chung, việc truyền thông bằng phƣơng pháp giáo dục về BĐKH là một việc hết sức cần thiết và nhất định phải đƣợc thực hiện. Việc lồng ghép BĐKH vào các trƣờng THCS đã đƣợc tổ chức thí điểm tại nƣớc ta từ năm 2013. Với một vài dự án, thí điểm đã thành công tại Thừa Thiên Huế, Cà Mau và ngay cả ở Hà Nội việc đƣa BĐKH vào giáo dục THCS đã không còn nằm trên giấy tờ hay công văn nữa. Tuy nhiên, các trƣờng đƣợc thí điểm đều là các trƣờng tiểu học và THCS có đặc điểm đặc biệt nhƣ: Tại Huế, 5 trƣờng đƣợc chọn thí điểm là những trƣờng thƣờng xuyên phải ứng phó với thiên tai, lũ lụt… Đối với các trƣờng thuộc vùng đô thị nhƣ trƣờng THCS Vĩnh Hƣng, việc chịu những ảnh hƣởng trực tiếp từ BĐKH là chƣa rõ rệt, tuy nhiên, những hiểu biết cũng nhƣ mối quan tâm của các em học sinh tại trƣờng THCS Vĩnh Hƣng đối với vấn đề này là không hề nhỏ (nhƣ đã đƣợc nêu trên). Bên cạnh đó, việc truyền thông, nâng cao nhận thức để nhằm mục đích thay đổi hành vi là một trong những việc không thể thiếu và có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến dịch ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững của nƣớc ta hiện nay. Lồng ghép BĐKH vào giáo dục chính là một trong những biện pháp chính và có hiệu 2 quả cao vì các em HS là thế hệ kế cận, cần nhận thức rõ hiện trạng, nguyên nhân, kết quả của BĐKH và phải thấy đƣợc vai trò của mình trong công cuộc xây dựng đất nƣớc trong bối cảnh BĐKH. Mỗi một học sinh còn là một nhà truyền thông rất hiệu quả cho chính những ngƣời xung quanh các em. Nâng cao nhận thức của các em sẽ góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cả xã hội. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Giúp cho học sinh THCS nâng cao nhận thức về BĐKH và những ảnh hƣởng (trƣớc mắt và tiềm tàng lâu dài) của chúng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống, qua đó các em học sinh rèn luyện kỹ năng sống thân thiện với môi trƣờng, biết tự bảo vệ mình, gia đình và cộng đồng trƣớc những tác động của BĐKH, sẵn sàng làm chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc trong xây dụng và bảo về tổ quốc. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Xây dựng đƣợc mô hình lồng ghép và một tài liệu khung hƣớng dẫn “lồng ghép biến đổi khí hậu vào giáo dục môi trƣờng ở cấp THCS” và áp dụng thí điểm thành công tại trƣờng THCS Vĩnh Hƣng, Hoàng Mai, Hà Nội. - Xây dựng đƣợc một bộ phân phối chƣơng trình có hƣớng dẫn lồng ghép BĐKH vào từng bài học cụ thể và vào hoạt động ngoài giờ lên lớp và giáo dục ngoài nhà trƣờng cho cấp THCS. 2.3 Dự kiến những đóng góp của đề tài Kết quả 1: Góp phần truyền thông nâng cao nhận thức dẫn tới thay đổi hành vi của học sinh THCS về BĐKH; Kết quả 2: Cung cấp Bộ tài liệu cơ bản bao gồm mô hình lồng ghép và hƣớng dẫn lồng ghép BĐKH vào giảng dạy môi trƣờng cho đối tƣợng học sinh THCS, góp phần ứng phó với BĐKH và tiến tới phát triển bền vững; 3 Kết quả 3: Góp phần hoàn thiện tài liệu giáo dục Môi trƣờng ở bậc THCS. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Mô hình và khung chƣơng trình lồng ghép BĐKH vào giáo dục môi trƣờng tại trƣờng THCS. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Trƣờng THCS Vĩnh Hƣng, bao gồm 18 lớp với các đối tƣợng HS từ khối 6 đến khối 9. 4. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Vấn đề nghiên cứu Lồng ghép BĐKH vào giáo dục môi trƣờng ở trƣờng THCS. Bao gồm: - Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc thực hiện lồng ghép BĐKH vào giáo dục môi trƣờng ở trƣờng THCS; - Những nội dung BĐKH cần lồng ghép, tài liệu hƣớng dẫn lồng ghép và mô hình lồng ghép; - Đánh giá hiệu quả của việc lồng ghép BĐKH trong giáo dục môi trƣờng ở trƣờng THCS Vĩnh Hƣng. 4.2. Giả thuyết nghiên cứu - Có cơ sở khoa học vững chắc để khẳng định: “Cần và có thể lồng ghép BĐKH trong giáo dục môi trƣờng ở trƣờng THCS”. - Việc lồng ghép BĐKH trong giáo dục môi trƣờng ở trƣờng THCS là hợp lý, hiệu quả mà không làm nặng thêm chƣơng trình GDMT hiện nay, trái lại tạo thêm sức hấp dẫn của môn học đối với học sinh. . 4 - Bộ tài liệu mô hình lồng ghép và hƣớng dẫn lồng ghép BĐKH trong giáo dục môi trƣờng ở trƣờng THCS Vĩnh Hƣng đƣợc xây dựng và thử nghiệm thành công có thể nhân rộng ra các trƣờng THCS khác trong hệ thống giáo dục hiện nay. 5. Nội dung, đặc điểm và đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu 5.1. Nội dung nghiên cứu - Điều tra nhận thức và nhu cầu tìm hiểu về BĐKH của đối tƣợng giáo viên (GV) và học sinh (HS) tại trƣờng THCS Vĩnh Hƣng - Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan trên thế giới và ở Việt Nam - Nghiên cứu xác định nội dung lồng ghép. - Xây dựng mô hình lồng ghép. - Biên soạn tài liệu hƣớng dẫn lồng ghép truyền thông BĐKH vào chƣơng trình GDMT ở cấp trung học cơ sở: + Lồng ghép trong chƣơng trình giáo dục chính khóa + Lồng ghép trong chƣơng trình giáo dục ngoài giờ lên lớp + Lồng ghép trong chƣơng trình giáo dục ngoài nhà trƣờng - Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện thí điểm lồng ghép. - Đánh giá kết quả thực hiện để hoàn thiện mô hình lồng ghép BĐKH vào GDMT ở trƣờng THCS - Đề xuất giải pháp để phổ biến rộng rãi mô hình lồng ghép đã xây dựng. 5.2 Đặc điểm, đặc trƣng của đối tƣợng Trƣờng THCS Vĩnh Hƣng là một trong 16 trƣờng THCS thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội. Trƣờng có bề dày 50 năm hoạt động và đạt danh hiệu trƣờng chuẩn Quốc gia từ năm 2011. Về cảnh quan sƣ phạm cũng nhƣ môi trƣờng giáo dục, trƣờng đƣợc đánh giá cao và là một trong những trƣờng dẫn đầu của quận. Là một trƣờng THCS tại vùng ven nội đô thành phố Hà Nội, trƣờng THCS Vĩnh 5 Hƣng đã là một trong những trƣờng tiếp cận và thực hiện sớm nhất các nghị quyết và văn bản chỉ đạo về việc GDMT tại các trƣờng THCS. Nề nếp học tập của HS trƣờng THCS Vĩnh Hƣng đƣợc hình thành và rèn luyện qua nhiều năm đã đi vào ổn định. Nội dung chƣơng trình GDMT đã đƣợc nhà trƣờng xây dựng và vẫn đang đƣợc bổ sung hoàn thiện qua từng năm học. Trong những năm gần đây, nhà trƣờng đã xây dựng một chƣơng trình GDMT với nhiều tâm huyết và đã đƣợc đánh giá cao trong các cuộc thi cũng nhƣ nhận đƣợc phản hồi tích cực từ phía phụ huynh và học sinh toàn trƣờng. Chƣơng trình GDMT tại THCS Vĩnh Hƣng đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở việc lồng ghép GDMT trong hai khía cạnh chính: - Giáo dục chính khóa: 100% các GV trong nhà trƣờng đều đã đƣợc phổ biến về GDMT và đã thực hiện nhiều chủ đề, dạy thử cũng nhƣ áp dụng chính thức nhiều giáo án có tích hợp GDMT. Nhờ đó, cá nhân các GV trong trƣờng cũng đạt đƣợc một số thành quả tốt đẹp nhƣ: đồng chí (đ/c) Trƣơng Thị Mai Hƣơng – giải nhì cấp Thành phố giáo án điện tử E- learning năm học 2011- 2012 với bài giảng: Bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên (môn GDCD lớp 7); đ/c Đỗ Thị Thanh Nhiên – giải nhì GVG cấp Quận năm học 2011- 2012 với bài giảng: Sự nổi (môn Vật lí lớp 8); đ/c Nguyễn Thị Hồng Nhung – Đạt GVG cấp Quận năm học 2014- 2015 với bài giảng: Sự biến dạng của lá (môn Sinh học lớp 6)… - Giáo dục ngoài giờ lên lớp: Kể từ năm 2007 đến nay, mỗi năm, nhà trƣờng đều tổ chức cho học sinh tham quan học tập ngoại khóa ít nhất mỗi năm 1 lần. Ba năm 2012; 2013; 2014 mỗi năm 2 lần. Với những ngày nhƣ vậy, nhà trƣờng luôn đặt tiêu chí đƣa học sinh đi để tham gia học tập thực tế, do đó các địa điểm mà nhà trƣờng chọn lựa cũng góp phần giáo dục cho học sinh về thiên nhiên môi trƣờng và việc bảo vệ môi trƣờng. Ngoài ra, nhà trƣờng còn thƣờng xuyên đƣa nội dung GDMT vào các buổi sinh hoạt đầu tuần và các tiết sinh hoạt lớp. Trên cơ sở đó, luận văn tiếp tục nghiên cứu nhằm đƣa ra khung chƣơng trình lồng ghép BĐKH - vấn đề môi trƣờng toàn cầu lớn nhất hiện nay - vào giáo dục tại nhà trƣờng nhƣng có bổ sung thêm vấn đề giáo dục ngoài nhà trƣờng (xã 6 hội hóa), giúp các em học sinh có thêm kiến thức gắn liền với thực tiễn sinh động, nóng bỏng đang diễn ra ở trên thế giới và ở Việt Nam . 6. Dự kiến kết quả đạt đƣợc - Xây dựng đƣợc mô hình lồng ghép truyền thông BĐKH vào chƣơng trình GDMT ở cấp trung học cơ sở phù hợp với thực tiễn, đối tƣợng, đảm bảo hiệu quả của việc lồng ghép. - Biên soạn đƣợc bộ tài liệu hƣớng dẫn lồng ghép BĐKH vào chƣơng trình chính khóa theo phân phối của các môn học: Vật lí, Địa lí, Sinh học, Công nghệ, Giáo dục công dân (GDCD). - Đánh giá đƣợc hiệu quả của mô hình lồng ghép. Tìm ra ƣu, nhƣợc điểm của mô hình thí điểm. Đề xuất đƣợc phƣơng án khắc phục những tồn tại hoặc một phƣơng án thay thế có hiệu quả cao hơn. - Đề xuất giải pháp để phổ biến rộng rãi mô hình lồng ghép đã xây dựng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận - kiến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và số liệu. Chƣơng 3: Xây dựng mô hình lồng ghép BĐKH vào chƣơng trình GDMT tại trƣờng THCS. 7 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Một số thuật ngữ và khái niệm cơ bản - Biến đổi khí hậu (BĐKH): Theo IPCC (2007), biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu. - Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính: + Hiệu ứng nhà kính là khả năng giữ nhiệt của bầu khí quyển ngay phía trên bề mặt Trái Đất, do các khí nhà kính có khả năng giữ lại nhiệt tỏa ra từ bề mặt Trái Đất và mây và phát lƣợng nhiệt đã giữ lại đó vào bầu khí quyển[23]. + Khí nhà kính: Mặc dù chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong khí quyển nhƣng các khí nhà kính lại có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng hấp thụ bức xạ nhiệt của khí quyển. VD: H2O; CO2; CH4; N2O; CFC… Theo nguồn gốc phát sinh, khí nhà kính chia làm 2 loại: * Khí nhà kính tự nhiên chủ yếu vốn có trong khí quyển (H2O; CO2; CH4; N2O) với nồng độ ổn định. Nhƣng sau thời kì tiền công nghiệp (1750) đến nay nồng độ các chất này đã tăng lên. VD: Kể từ thế kỉ XIX cho đến nay, lƣợng khí CO2 trong khí quyển đã tăng lên 1,35 lần. Năm 2005, nồng độ CO2 là 379 ppm; Nồng độ CH4 trong khí quyển hiện nay (Thế kỉ 21) cao gấp khoảng 2,48 lần thời kì trƣớc Cách mạng Công nghiệp [24]. * Khí nhà kính do con ngƣời tạo ra là các hợp chất Halocacbon [22] nhƣ CFC, HFC, HCFC. Trong đó, CFC đƣợc con ngƣời sản xuất từ năm 1930 và sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật làm lạnh, các bình xịt mĩ phẩm…cho đến năm 1989, 8 chất này bị phát hiện làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tầng Ozon thì các nƣớc mới bắt đầu cam kết kiểm soát và giảm sử dụng CFC. Từ năm 1995, nồng độ CFC trong khí quyển có chiều hƣớng tăng chậm lại hoặc có xu hƣớng giảm. Tuy nhiên, thời gian tồn tại của các hợp chất này có thể lên tới 1700 năm trong bầu khí quyển và có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp hàng nghìn lần CO2 nên nó sẽ còn gây ra tác động kéo dài trong nhiều năm[22]. - Tính dễ bị tổn thương do BĐKH: là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên hay xã hội) có thể bị tổn thƣơng do BĐKH hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của BĐKH. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song tính dễ bị tổn thƣơng (vulnerability) của một đối tƣợng có thể tạm coi nhƣ hàm của ba yếu tố chính: độ phơi lộ (exposure); độ nhạy (sensitive) và khả năng thích ứng (adaptive capacity) [21]. Dựa trên những nghiên cứu và thực tiễn cho thấy, đối tƣợng trẻ em là một trong những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất với BĐKH và những thiên tai bất thƣờng do BĐKH[15]. - Ứng phó với BĐKH: Bao gồm hai mảng: thích ứng và giảm nhẹ + Thích ứng với biến đổi khí hậu: là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con ngƣời để phù hợp với tác động hiện tại hoặc tƣơng lai của BĐKH, do đó làm giảm tác hại hoặc tận dụng những mặt có lợi[10]. + Giảm nhẹ biến đổi khí hậu : là các hoạt động để giảm bớt mức độ, cƣờng độ hoặc không phát thải khí nhà kính[13], tăng bể hấp thụ khí nhà kính. Giảm nhẹ có thể có nghĩa là sử dụng công nghệ mới và những năng lƣợng tái tạo, làm các trang thiết bị cũ hoạt động hiệu quả hơn, hoặc thay đổi phƣơng thức quản lý và thói quen của ngƣời tiêu dùng đề hạn chế phát thải khí nhà kính (UNEP). - Kịch bản biến đổi khí hậu: là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tƣơng lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng. Lƣu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đƣa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động[3]. 9 - Lồng ghép biến đổi khí hậu: là việc đƣa những nội dung về BĐKH, giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH vào quá trình hoạch định các chiến lƣợc, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, nhằm bảo đảm phát triển bền vững [14]. 1.1.2 Biểu hiện và tác động của BĐKH - Biểu hiện của BĐKH: BĐKH hiện nay đƣợc nhận biết thông qua sự gia tăng của nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất, dẫn đến hiện tƣợng nóng lên toàn cầu. Cụ thể, trong thời kỳ 1906- 2005, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,74oC[24]. +Trên Thế giới: Những năm đầu của thế kỉ XXI, nhiệt độ Trái đất tiếp tục tăng. Nhƣ năm 2003, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 0,46 oC so với trung bình thời kì 1971-2000 và là năm ấm thứ 3 kể từ sau năm 1861. Theo một phân tích tổng hợp của Tổ chức Khí tƣợng Thế giới (WMO), nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu trong năm 2015 đã phá vỡ tất cả các kỷ lục trƣớc đó với biên độ là 0,76 ± 0,1°C so với trung bình thời kì 1961-1990. Lần đầu tiên đƣợc ghi nhận, nhiệt độ vào năm 2015 cao hơn khoảng 1°C so với thời kỳ tiền công nghiệp[33]. Cũng theo thông cáo này, 15 trong 16 năm nóng kỷ lục đã thuộc thế kỷ này, với năm 2015 là ấm hơn so với nhiệt độ kỷ lục của năm 2014. Có thể thấy, xu hƣớng dài hạn đó là trong các năm 2011-2015 là khoảng thời gian 5 năm nóng nhất trong lịch sử. Biểu hiện của BĐKH còn đƣợc thể hiện qua những biến động của lƣợng mƣa tuy xu thế không rõ rệt nhƣ nhiệt độ. Trong thế kỉ XX, lƣợng mƣa trên lục địa ở Bắc bán cầu tăng 5-10% và giảm ở một số nơi[10]. Tƣơng ứng với sự tăng nhiệt độ toàn cầu là băng tan, sự dâng mực nƣớc biển, thiên tai và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, bất thƣờng, bão lũ, hạn hán và giá rét tăng lên… Sự nóng lên của Trái đất, băng tan đã dẫn đến mực nƣớc biển dâng cao. Nếu khoảng thời gian 1962 - 2003, mực nƣớc biển trung bình toàn cầu tăng 1,8mm/năm, thì từ 1993 - 2003 mức tăng là 3,1mm/năm. Tổng cộng, trong 100 năm qua, mực nƣớc biển đã tăng 0,31m. Theo quan sát từ vệ tinh, diện tích các 10 lớp băng ở Bắc cực, Nam cực, băng ở Greenland và một số núi băng ở Trung Quốc đang dần bị thu hẹp. Chính sự tan chảy của các lớp băng cùng với sự nóng lên của các đại dƣơng toàn cầu (tới độ sâu 3.000m) đã góp phần làm cho mực nƣớc biển dâng cao[25]. Nhiệt độ kỷ lục trên cả mặt đất và bề mặt đại dƣơng vào năm 2015 tăng lên đã kéo theo nhiều sự kiện thời tiết khắc nghiệt nhƣ các đợt nóng, lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng. Theo dự báo của IPCC đƣa ra trong bản báo cáo thứ 5: trong tƣơng lai gần (2016- 2025) nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên khoảng 0,3 - 0,7oC và đến cuối thế kỉ XXI, nhiệt độ trung bình sẽ tăng khoảng 0,3 - 4,8oC, mực nƣớc biển toàn cầu sẽ tăng từ 0,43m - 0,73m[25]. + Tại Việt Nam: Sự biến đổi của tần số fron lạnh qua Bắc Bộ (RLF), của tần số xoáy thuận nhiệt đới, của nhiệt độ trung bình, nhiệt độ cực trị hay của lƣợng mƣa [10] đều cho thấy dấu hiệu của sự BĐKH trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Theo số liệu thời kì 1961 – 2000, biến đổi về tần số FRL trong thập kỉ 19611970 là 268 đợt. Sang tới thập kỉ 1971-1980 và 1981-1990 đều là 288 đợt. Tuy nhiên, các thập kỉ gần đây, số fron lạnh qua Bắc Bộ chỉ còn 249, thấp hơn cả thập kỉ 1961-1970. Có thể thấy xu thế giảm của tần số FRL bắt đầu từ những năm 1971[10]. Số xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) năm có ảnh hƣởng tới Việt Nam trong những năm 1961-1970 là 74, thấp hơn so với hai thập kỉ tiếp theo (76-77 cơn). Xu thế giảm đi của XTNĐ Việt Nam bắt đầu từ thập kỉ 1972-1980 và rõ rệt hơn trong những năm 1991-2000[10]. Biến đổi của nhiệt độ có nhiều biểu hiện rõ ràng hơn. Ở Hà Nội, nhiệt độ trung bình năm trong 7 thập kỉ (từ 1931-2000) có xu thế tăng lên tƣơng đối rõ với phƣơng trình xu thế dạng: Yx = 23,4 +0,0056x. Tƣơng tự nhƣ ở Hà Nội đó là Tân Sơn Nhất với phƣơng trình xu thế của nhiệt độ trung bình năm trong 7 thập kỉ là Yx = 26,8 + 0,010x. Ở Đà nẵng, xu thế này không thể hiện rõ lắm (3 thập kỉ 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan