Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Nghien cuu khoa hoc. doc (1)...

Tài liệu Nghien cuu khoa hoc. doc (1)

.DOCX
19
280
58

Mô tả:

Câu 1: Định nghĩa và đặc điểm của nghiên cứu khoa học? Lấy ví dụ minh họa Trả lời:1. Định nghĩa: Nghiên cứu là quá trình thu thập, phân tích, diễn giải và trình bày dữ liệu một cách khách quan, chính xác và hệ thống để trả lời hoặc giải quyết vấn đề quan tâm. Nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi nhằm phát hiện quy luật của sự vật, hiện tượng và / hoặc vận dụng quy luật để tạo dựng nguyên lý công nghệ. 2. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học: - Hướng tới cái mới, tìm ra cái mới: Quá trình nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại các thí nghiệm hoặc một việc gì đã được làm trước đó. VD: Đã có nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh tại bệnh viện rồi thì năm sau không thể làm cùng nghiên cứu đó, nếu như chưa có bất kỳ can thiệp nào. - Có độ tin cậy cao: ứng dụng các kiến thức có được từ nghiên cứu mang lại kết quả đúng như đã công bố. Ví dụ, khi nói “nước sôi ở nhiệt độ 1000 C”, thì người nghiên cứu đã phải chỉ ra điều kiện là nước nguyên chất, đun nóng dưới áp xuất 1atm. Nếu lặp lại các điều kiện giống như thế, mọi người đều có thể đạt được kết quả giống như những kết quả đạt được trước đó. - Có tính thông tin: cung cấp cho người đọc thông tin có ý nghĩa. VD: Nghiên cứu tỷ lệ rửa tay đúng quy trình trong bệnh viện phải cung cấp cho người đọc thông tin về tỷ lệ nhân viên y tế rửa tay đúng quy trình. - Tính mạo hiểm: có thể gặp rủi ro, thất bại cũng phải tổng kết và vẫn được coi là kết quả nghiên cứu. VD: Kết quả kiên cứu có thể mong muốn hoặc không mong muốn đều chấp nhận. - Tính kế thừa:Hầu hết các phương hướng nghiên cứu đều xuất phát và kế thừa từ các kết quả đã đạt được trước đó. VD: Nghiên cứu trước về kết quả rửa tay đúng quy trình, thì nghiên cứu của mình có thể là nguyên nhân để đạt được kết quả rửa tay đúng cách cao. - Tính cá nhân: Dù có thể là một nhóm người cùng thực hiên nghiên cứu thì vai trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định VD: Đã có nghiên cứu về tỷ lệ hút thuốc lá và nghiên cứu về ung thư cổ tử cung thì mình có thể nghiên cứu về mối liên quan giữa hút thuốc lá và ung thư cổ tử cung. 1 - Tính phi kinh tế, khó khấu hao trang thiết bị: – Nghiên cứu khoa học rất khó định lượng được một cách chính xác như trong lao động sản xuất và thậm chí có thể nói không thể định mức. –Hiệu quả kinh tế không thể xác định được – Lời nhuận không dễ xác định VD: Trong một kết quả nghiên cứu mình không thể tính được chất xám đã bỏ ra. - Rất khó tìm ra các định mức, các tiêu chuẩn để định giá sản phẩm (trong một số trường hợp)./. Câu 2: Định nghĩa, tiêu chuẩn của vấn đề nghiên cứu. Liệt kê các tiêu chuẩn? 1. Định nghĩa:Vấn đề/ đề tài nghiên cứu chính là sự vật, hiện tượng (vấn đề) đang tồn tại quanh chúng ta, đòi hỏi hay có nhu cầu cần phải được giải quyết và có thể giải quyết được. Muốn lựa chọn được một vấn đề hay đề tài nghiên cứu người nghiên cứu thường phải trải qua các bước hay qui trình sau: - Chọn lĩnh vực nghiên cứu, chủ đề nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu. - Tham khảo tài liệu khoa học có liên quan. - Phân tích vấn đề nghiên cứu. - Lựa chọn ưu tiên cho một đề tài nghiên cứu. 2. Tiêu chuẩn của vấn đề nghiên cứu. Liệt kê các tiêu chuẩn: Trước những vấn đề đang tồn tại trong một chủ đề đã được chọn, người nghiên cứu phải lựa chọn ra 1 vấn đề nghiên cứu. Để chọn ra một vấn đề nghiên cứu cần xác định tổng điểm của 7 tiêu chuẩn sau:- Tính xác đáng. - Tránh lặp lại. - Tính khả thi. - Tính bức thiết của vấn đề. - Tính ứng dụng của đề tài. - Sự chấp nhận của chính quyền và cơ quan quản lý. - Sự chấp nhận về mặt đạo đức./. Câu 3:các bước lựa chọn một vấn đề nghiên cứu. Chọn lĩnh vực nghiên cứu, chủ đề nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu.Lấy ví dụ. Trả lời:1. các bước lựa chọn một vấn đề nghiên cứu - Chọn lĩnh vực nghiên cứu, chủ đề nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu. - tham khảo tài liệu khoa học có liên quan. 2 - Phân tích vấn đề nghiên cứu. - lựa chọn ưu tiên cho một đề tài nghiên cứu. 2. Chọn lĩnh vực nghiên cứu, chủ đề nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu. Lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu sao cho phù hợp với năng lực của bản thân để có thể triển khai nghiên cứu được là rất quan trọng. Có 3 lĩnh vực nghiên cứu điều dưỡng là: đào tạo điều dưỡng, thực hành điều dưỡng, quản lý điều dưỡng. Khi lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu cần phải xem xét đến giá trị và tầm ảnh hưởng của nó đến nghề nghiệp, môi trường, xã hội. Trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu có nhiều chủ đề nghiên cứu, và trong mỗi chủ đề nghiên cứu có nhiều vấn đề nghiên cứu.Đề tài nghiên cứu chính là vấn đề ưu tiên được chọn ra để tiến hành nghiên cứu trong số những vấn đề đang tồn tại. Cần lưu ý chỉ được coi là vấn đề khi: - Vấn đề đó là có thật và đang tồn tại. - Vấn đề đó gây bức xúc cho người bệnh, người nhà, chúng ta hoặc xã hội. - Có đủ năng lực, vật lực và tài lực để giải quyết vấn đề đó. 3. VD: Lĩnh vực, chủ đề, vấn đề và đề tài nghiên cứu ĐD Lĩnh vực NC Chủ đề NC Chương đào tạo Đào tạo điều dưỡng Phương dạy học Vấn đề NC - Khối lượng kiến thức. - Khối lượng thực hành. trình - Đào tạo kỹ năng giao tiếp. -Thứ tự các học phần Đề tài NC Thực hành về đào tạo - thuyết trình. -vấn đề nghiên cứu. pháp - Tích cực hóa học viên. - Lồng ghép các phương pháp dạy học. …… Hiệu quả học tập thực hành lâm sàng của sinh viên trường cao đẳng y tế B kỹ năng giao tiếp trong chương tình đào tạo điều dưỡng hiện nay. 3 - Tuân thủ rửa tay. Thực hành về tiêm an Thực hành kỹ - Tuân thủ quy trình thay toàn hiện nay tại bệnh bang. thuật chăm sóc viện K. - Tuân thủ quy trình tiêm truyền tĩnh mạch. Thực hành điều - …… dưỡng - thực hành giao tiếp với nghề nghiệp. Thực hành giao - Thực hành giao tiếp với đồng nghiệp. tiếp nghề nghiệp - Thực hành giao tiếp với bác sỹ. …… - làm việc theo chế độ hành chính. Quản lý nhân - Làm việc theo ca. - Kết hợp các hình thức trên. lực - Quản lý đào tạo. Quản lý điều ….. dưỡng Quản lý tài lực - Bảo hiểm y tế. - Viện phí. …… Sự hài lòng của người bệnh với điều dưỡng tại phòng khám bệnh viện S. Đánh giá hiệu quả làm việc theo ca của điều dưỡng tại bệnh viện M. Thực trạng về quản lý viện phí tại bệnh viện T Câu 4: Tại sao phải phân tích vấn đề nghiên cứu? Nêu các bước khi phân tích vấn đề. 4 Trả lời: 1. Tại sao phải phân tích vấn đề nghiên cứu: - Định rõ hướng cần tập trung trong vấn đề nghiên cứu. - Làm rõ được các yếu tố liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Giúp cho việc xác định được trọng tâm và phạm vi nghiên cứu một cách hiệu quả nhất. 2. Nêu các bước khi phân tích vấn đề: - Làm rõ vấn đề nghiên cứu. - Mô tả rõ hơn vấn đề, xác định mấu chốt, trọng tâm và lượng hóa vấn đề nghiên cứu. - Vẽ cây vấn đề./. Câu 5: Định nghĩa nghiên cứu khoa học điều dưỡng. Nội dung các lĩnh vực nghiên cứu. Trả lời: 1. Định nghĩa nghiên cứu khoa học điều dưỡng: là nghiên cứu khoa học về lĩnh vực điều dưỡng. Mục đích của nghiên cứu điều dưỡng là tìm tòi, sàng lọc, nhằm tìm ra bằng chứng để mở rộng kiến thức và cải tiến thực hành điều dưỡng. 2. Nội dung các lĩnh vực nghiên cứu. - Đào tạo điều dưỡng: + xây dựng một chương trình đạo tạo điều dưỡng phù hợp với hoàn cảnh Việt nam và hội nhập với khu vực và thế giới. Để làm được điều này cần tiến hành các đề tài nghiên cứu thực địa tại các cơ sở sử dụng điều dưỡng viên về chức năng, nhiệm vụ, trình độ, công việc phải làm, những điểm mạnh, điểm yếu… của người điều dưỡng và chương trình đào tạo điều dưỡng trong ngoài nước. Những nghiên cứu này phải được tiến hành 3-5 năm một lần.Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, chương trình đào tạo sẽ được chỉnh sửa cho phù hợp. + Phân tích kết quả nghiên cứu về quá trình đào tạo tại các trường đào tạo điều dưỡng và kiến thức, kỹ năng tay nghề, kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng viên tại các cơ sở khám chữa bệnh sẽ giúp cho các trường có bằng chứng để sửa đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp, nhằm đào tạo ra đội ngũ điều dưỡng có thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng cao. - Thực hành điều dưỡng: + Thực hành dựa vào các bằng chứng là một nguyên tắc tiếp cận mới đang được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực y học. 5 + Những dịch vụ chăm sóc và kỹ thuật do điều dưỡng cung cấp liên quan trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của con người vì thế kiến thức và thực hành điều dưỡng phải có cơ sở khoa học vững chắc và chính xác. Thực hành dựa vào bằng chứng là trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức của người điều dưỡng nhằm đảm bảo an toàn cho người nhận dịch vụ chăm sóc. + Nghiên cứu điều dưỡng được khẳng định là phương tiện khách quan, đáng tin cậy nhất để tạo ra các bằng chứng hướng tới việc hoàn thiện các kỹ năng thực hành chăm sóc lâm sàng và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ điều dưỡng. + Kết quả của nhiều đề tài nghiên cứu đã làm thay đổi nhận thức và thực hành nghề nghiệp. - Quản lý điều dưỡng: đây là lĩnh vực quan trọng trong quản lý và nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh. Đối với điều dưỡng, đây là một lĩnh vực khá mới mẻ.Để có thể đưa ra được phương pháp quản lý điều dưỡng hiệu quả cần có các bằng chứng khoa học./. Câu 6: Tầm quan trọng và cách viết mục tiêu nghiên cứu. Lấy ví dụ 1 đề tài. Trả lời: 1. Tầm quan trọng - xác định rõ nội dung nghiên cứu. - Tránh thu thập thông tin thừa. - Định hướng cho việc phân tích và báo cáo kết quả nghiên cứu. 2. cách viết mục tiêu nghiên cứu: - Đề cập đến tất cả các khía cạnh của vấn đề và các yếu tố liên quan một cách ngắn gọn, mạch lạc và logic. - Dùng từ ngữ rõ ràng, cụ thể, chỉ rõ ta sắp làm gì, ở đâu và để làm gì. - Mục tiêu nghiên cứu phải đo lường được. - Bao giờ cũng bắt đầu mỗi mục tiêu bằng động từ hành động (xác định, so sánh, tính, mô tả, thiết lập, đánh giá….) 3. Lấy ví dụ 1 đề tài “Khảo sát thực trạng kiến thức và kỹ năng của điều dưỡng chức năng chủ động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện Tâm Thần tỉnh Thanh Hóa năm 2017” Có 2 mục tiêu: - Xác định thực trạng thực hiện chức năng chủ động trong chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên tại BVTT 6 - Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thực trạng thực hiện chức năng chủ động của điều dưỡng tại BVTT Câu 7: Định nghĩa và cách phân loại mục tiêu nghiên cứu. Lấy ví dụ. Trả lời: Mục tiêu nghiên cứu là phần tóm tắt nhất những gì mà nghiên cứu mong muốn đạt được. Nó liên quan chặt chẽ với phần đặt vấn đề và phải phù hợp với tên đề tài nghiên cứu, với nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Mục tiêu phải được xác định sao cho phù hợp với nội dung và khả năng giải quyết của đề tài. Không thể nêu ra mục tiêu theo ý muốn chủ quan mà nội dung và khả năng của đề tài không thể giải quyết được. Mục tiêu nghiên cứu giúp cho nhà nghiên cứu xác định rõ nội dung nghiên cứu, tránh thu thập thông tin thừa và định hướng cho việc phân tích báo cáo kết quả nghiên cứu. Mỗi đề tài thường đưa ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. - mục tiêu tổng quát : là sự khái quát điều mà nghiên cứu mong muốn đạt được. Đôi khi mục tiêu tổng quát được phản ánh bởi chính tên đề tài nghiên cứu. - mục tiêu cụ thể: cần đề cập một cách hệ thống, đầy đủ những khía cạnh khác nhau của vấn đề và các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng hoặc gây ra vấn đề. + Các mục tiêu cụ thể thường gồm 2 nhóm chính: .Mục tiêu nghiên cứu nhằm lượng hóa vấn đề. .Mục tiêu nghiên cứu để cụ thể hóa vấn đề. + Mỗi loại nghiên cứu có mục tiêu nghiên cứu khác nhau: . Mục tiêu nghiên cứu của nghiên cứu mô tả nhằm mô tả các biến số nghiên cứu, nhận ra mối quan hệ và sự khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu. . Mục tiêu của nghiên cứu phân tích là để đo lường mối quan hệ giữa các biến số nghiên cứu. . Mục tiêu của nghiên cứu can thiệp là để xác định mối quan hệ nhân quả giữa biến số độc lập lên biến số phụ thuộc. * Lấy ví dụ 1 đề tài “Khảo sát thực trạng kiến thức và kỹ năng của điều dưỡng chức năng chủ động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện Tâm Thần tỉnh Thanh Hóa năm 2017” Có 2 mục tiêu. 7 1 mục tiêu tổng quát: Khảo sát thực trạng kiếến thức và kỹỹ năng của điếều dưỡng ch ức năng chủ động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện Tâm Thâền t ỉnh Thanh Hóa năm 2017 ” 2mục tiêu cụ thể. - Xác định thực trạng thực hiện chức năng chủ động trong chăm sóc người bệnh của điều - dưỡng viên tại BVTT Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thực trạng thực hiện chức năng chủ động của điều dưỡng tại BVTT Câu 8: Khái niệm, cách xác định biến số. Phân loại các biến số. Trả lời: 1. Biến số: Biến số là thuộc tính mà người nghiên cứu lựa chọn để quan sát, đo lường, tác động hoặc kiểm soát trong quá trình nghiên cứu. Biến số có thể là thuộc tính của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) và cũng có thể là các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến ĐTNC. Thông qua việc quan sát đo lường các biến số này, người nghiên cứu mới có được các số liệu để phân tích, báo cáo. Người ta gọi là biến số vì các thuộc tính này có giá trị khác nhau giữa các ĐTNC, hoặc khác nhau trên cùng một ĐTNC nhưng ở các thời điểm khác nhau. Như vậy, biến số chính là các thuộc tính của người, vật, sự việc, hiện tượng mà người nghiên cứu quan sát, đo lường trong khi tiến hành nghiên cứu. 2. Phân loại các biến số: - Căn cứ vào tính chất đo: * Biến định lượng: Biến định lượng là loại biến số khi giá trị của nó được biểu hiện bằng các con số, có thể đo lường được, có đơn vị và được sắp xếp trong một khoảng nào đó. VD: Chiều cao có đơn vị centimet, cân nặng có đơn vị gram hoặc kilogam, nhiệt độ có số đo là độ C, huyết áp có số đo là mmHg. Biến định lượng bao gồm: + Biến liên tục: Khi các giá trị của biến có thể mang giá trị thập phân như: chiều cao, cân nặng, vòng đầu, vòng ngực…Người ta chia ra 2 loại Biến liên tục dựa vào bản chất của giá trị zero: Biến khoảng chia: Biến tỷ suất: 8 + Biến rời rạc: khi các giá trị của biến chỉ mang số nguyên, không có giá trị thập phân như: số bệnh viện, số giường, số người bệnh đến khám và điều trị, số người bệnh phẩu thuật… * Biến định tính: là loại biến số khi giá trị của nó được biểu thị bằng các chữ hoặc ký hiệu và các số liệu được sắp xếp theo các nhóm hoặc loài. Biến định tính được phân ra: + Biến định danh là biến được sắp xếp theo tên gọi hoặc phân loại theo một tiêu chuẩn nào đó nhưng không biểu thị thứ hạng giữa các nhóm. VD: Giới, dân tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân…. +Biến thứ tự khi các nhóm của biến được sắp xếp theo một trình tự nhất định nào đó tùy theo quy ước của người nghiên cứu. VD: nhóm tuổi, mức độ suy dinh dưỡng, trình độ văn hóa, phân hạng bệnh viện….. + Biến nhị phân là biến chỉ có 2 giá trị như: nam và nữ, người bệnh phẫu thuật và không phẫu thuật, có bệnh và không có bệnh….. - Dựa vào mối liên quan giữa các biến số nghiên cứu + Biến số độc lập (nguyên nhân hoặc liệu pháp điều trị). + Biến số phụ thuộc là kết quả nghiên cứu thu được được, đo lường được, là hậu quả do biến độc lập (nguyên nhân) gây nên. + Biến gây nhiễu là các yếu tố đã có từ trước hoặc yếu tố mới phát sinh trong quá trình nghiên cứu mà người nghiên cứu không kiểm soát được. 3. Cách xác định được các biến số: - Dựa vào mục tiêu nghiên cứu: giúp ta chọn đủ, chọn đúng, không chọn thừa các biến số cần quan sát đo lường. - Dựa vào cây vấn đề: liệt kê các biến số theo cây vấn đề sẽ giúp người nghiên cứu không bỏ sót biến số và chọn cách thu thập biến số thích hợp./. Câu 9: Khái niệm, thành phần và lý do cần phải đưa một giả thuyết. Trả lời:1. Khái niệm: Gỉa thuyết nghiên cứu là một câu có tính chất giả định, nêu lên dự báo trước về mối quan hệ nhân quả giữa hai hay nhiều biến số nghiên cứu mà người nghiên cứu mong đợi tìm được trong kết quả nghiên cứu. 2. Thành phần của giả thuyết nhân quả: 9 Một trong những mục đích của nghiên cứu y học là hình thành giả thuyết về mối tương quan giữa hai hay nhiều biến số nghiên cứu. Gỉa thuyết dịch tễ học về mối quan hệ nhân quả phải có đủ các thành phần sau đây: - yếu tố nhân (nguyên nhân): là bất kỳ yếu tố nguy cơ (phơi nhiễm) nghi ngờ nào có liên quan đến việc phát sinh bệnh (quả). - Yếu tố quả (hậu quả): là bệnh/ hậu quả được gây nên bởi các yếu tố nguy cơ. Ví dụ:Gỉa thuyết 1: Những người bệnh có phẫu thuật có xác suất nhiễm trùng vết mổ cao hơn những người bệnh không phẫu thuật. Giả thuyết 2: những người bệnh có phẫu thuật kéo dài trên 180 phút sẽ có xác suất nhiễm trùng vết mổ cao hơn những người bệnh có phẫu thuật dưới 180 phút. Giả thuyết 3: những người bệnh có thông tiểu sẽ có xác suất nhiễm trùng bệnh viện đường niệu cao hơn người bệnh không có thông tiểu. Giả thuyết 4: những người có bệnh thông khí hỗ trợ sẽ có xác xuất nhiễm khuẩn bệnh viện đường hô hấp cao hơn người bệnh ko có thông khí hỗ trợ. 3. lý do cần phải đưa một giả thuyết. Gỉa thuyết nghiên cứu được trình bày trước khi nghiên cứu được tiến hành, nó định hướng cho việc thu thập, phân tích và trình bày số liệu. Mục đích đưa ra giả thuyết nghiên cứu nhằm: - Đưa ra mối liên quan giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa nhân và quả. - Đưa ra định hướng ban đầu về kết quả nghiên cứu mong đợi. - Là công cụ quan trọng để nhà nghiên cứu khám phá những kiến thức mới./. Câu 10: Định nghĩa và đặc điểm của phương pháp nghiên cứu định tính/ nghiên cứu mô tả cắt ngang. Lấy ví dụ. Trả lời:1. Định nghĩa và đặc điểm của phương pháp nghiên cứu định tính: - Đ/N: nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người hay của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. - Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu định tính: + Cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau khi cần được mô tả đầy đủ để phản ánh cuộc sống thực tế hàng ngày. 10 + Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. + Nghiên cứu định tính cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó. + Trong nghiên cứu định tính một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, nhưng chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập. 2. Nghiên cứu mô tả cắt ngang: - Có 2 loại nghiên cứu mô tả cắt ngang là nghiên cứu cắt ngang tại một thời điểm và nghiên cứu cắt ngang giai đoạn. Nghiên cứu cắt ngang tại một thời điểm thường được tiến hành trên một mẫu đại diện cho quần thể hoặc toàn bộ quần thể nghiên cứu tại một thời điểm nhất định. - Nghiên cứu mô tả cắt ngang là nghiên cứu được thực hiện trên những cá thể có mặt trong quần thể nghiên cứu vào đúng thời điểm nghiên cứu được thực hiện. - Quần thể được quan sát trong một thời điểm nhất định và thông tin cần thu thập về phơi nhiễm/ tình trạng sức khỏe được thực hiện trong một thời gian ngắn nhất định. - Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu cắt ngang là mô tả dịch tể học nhằm tìm ra tần số của một phới nhiễm (hay một bệnh) hoặc sự phân bố của một hiện tượng sức khỏe nào đó.Ngoài ra nghiên cứu cắt ngang có thể được sử dụng để tìm ra căn nguyên của một bệnh hay các nguy cơ gây bệnh, nhất là các nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp. - Dữ liệu thu thập vào một thời điểm nhất định và thu thập dữ liệu một lần trên mỗi đối tượng nghiên cứu nhằm cung cấp một bức ảnh chụp nhanh về trang thái hiện tại của hiện tượng nghiên cứu. - Sản phẩm của nghiên cứu ngang là ước lượng ra tỷ lệ mắc của bệnh, nghĩa là phần trăm các cá thể bị ốm trong quần thể và giả thuyết nhân quả. - Nghiên cứu ngang thường được áp dụng nhằm mô tả các hiện tượng lâm sàng và phát hiện mối tương quan giữa các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng với bản chất của bệnh: VD: Nghiên cứu tình hình bệnh: nghiên cứu các chỉ số lưu hành của bệnh, mối liên quan giữa bệnh với các yếu tố nguy cơ. Nghiên cứu tình trạng sức khỏe: tình trạng dinh dưỡng, thể chất… Nghiên cứu hệ thống y tế: điều tra về nguồn lực, số lượng các dịch vụ y tế, mô hình sử dụng dịch vụ y tế, sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ y tế…. 11 Nghiên cứu thực hiện các quy trình kỹ thuật chuyên môn: kỹ thuật điều trị, điều dưỡng…. Nghiên cứu về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế./. Câu 11: các loại sai số hệ thống trong nghiên cứu và các biện pháp hạn chế sai số. Lấy ví dụ minh họa cho sai số hệ thống. Trả lời: 1. các loại sai số hệ thống trong nghiên cứu: - Sai lệch về phương tiện nghiên cứu: phương tiện đo lường thiếu chính xác. - Sai lệch do không tuân thủ qui định, qui trình trong nghiên cứu: Đối tượng không tuân thủ các yêu cầu của người nghiên cứu. - Kỹ thuật làm mù bị lộ: Các nghiên cứu thử nghiệm liên quan đến cách thức phẫu thuật hay các thiết bị y học thì bản thân phẫu thật đó hoặc thiết bị cũng đã có thể gợi ý cho những người liên quan về liệu pháp can thiệp. - Sai lệch do đối tượng nghiên cứu bỏ cuộc: Người bệnh bỏ cuộc sau khi họ đã được chọn ngẫu nhiên vào nhóm nghiên cứu dẫn đến làm giảm cỡ mẫu và tăng nguy cơ sai số. - Sai lệch do nhớ lại: Trong các nghiên cứu hồi cứu do đối tượng không nhớ được chính xác các hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ. - Thông tin thu thập không đầy đủ và thiếu chính xác. - Sai số do nhập dữ liệu không đúng. - Sai số do tính toán (xử lý số liệu) sơ xuất, thiếu chính xác. 2. Các biện pháp hạn chế sai số hê thống: - Chuẩn bị bộ câu hỏi rõ ràng, cụ thể và đầy đủ. - Đào tạo điều tra viên. - Chọn kỹ thuật thu thập thông tin phù hợp để tăng độ tin cậy. - Kiểm tra giám sát khi thu thập thông tin. - Kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của thông tin. - Cẩn thận khi nhập và tính toán số liệu. - Kiểm tra chéo để khẳng định thêm độ tin cậy./. Câu 12: Các bước xử lý và phân tích số liệu. Trình bày một số vấn đề cần quan tâm khi kiểm tra chất lượng số liệu. Trả lời: 12 * Các bước xử lý và phân tích số liệu: 1. Kiểm tra chất lượng và làm sạch số liệu. 2. Mã hóa các biến số nghiên cứu. 3. Xử lý số liệu. 4. Phân tích số liệu và trình bày số liệu nghiên cứu. * một số vấn đề cần quan tâm khi kiểm tra chất lượng số liệu. Ngay trong quá trình thu thập số liệu, người thu thập số liệu và người giám sát phải kiểm tra tại chỗ: tính đầy đủ, tính chính xác và thống nhất của thông tin. Nếu phát hiện các câu hỏi chưa được trả lời, các thông tin trong bộ câu hỏi chưa được điền đầy đủ, thiếu chính xác hoặc không thống nhất phải bổ sung và hoàn chỉnh ngay. Trước khi tiến hành xử lý số liệu, các thông tin cũng cần được kiểm tra lại một lần nữa để khẳng định tính đầy đủ, chính xác và tính thống nhất của số liệu. Một số vấn đề cần quan tâm khi tiến hành kiểm tra chất lượng số liệu: - Đảm bảo tính đầy đủ của thông tin: từng câu hỏi trong bộ câu hỏi phải được điền đầy đủ các thông tin.Nếu các phiếu thiếu quá nhiều thông tin chưa được điền thì phải loại bỏ. - Đảm bảo tính chính xác của thông tin: nếu nghi ngờ về sự thiếu chính xác của thông tin, cần hỏi lại người thu thập số liệu, người trả lời, nếu cần phải quan sát lại thực địa để xác định số liệu lại cho chính xác và khách quan. - Đảm bảo tính thống nhất của số liệu: khi số liệu không đảm bảo tính thống nhất , nguyên nhân do người đi phỏng vấn thì cần trao đổi với người đi phỏng vấn để chỉnh lại. Nếu do người trả lời thì cần phải đưa lại phiếu hoặc trao đổi với người trả lời để họ trả lời lại thông tin đó./. Câu 13: Phân loại bảng và nguyên tắc trình bày bảng khi trình bày số liệu nghiên cứu. Lấy ví dụ minh họa về mỗi loại bảng. Trả lời: 1. Phân loại bảng * Bảng một chiều: bảng một chiều hay còn gọi là bảng đơn là bảng được dùng để trình bày số liệu của từng biến số. Số liệu trong bảng đơn có tổng số ở cuối cột, không có tổng số ở cuối hàng. VD: kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện theo cơ quan bị nhiễm trùng Bảng 1: Tỷ lệ nhiễm tùng bệnh viện phân loại theo cơ quan bị nhiễm khuẩn Vị trí nhiễm khuẩn Vết mổ Số lượng 72 Tỷ lệ (%) 17.6 13 Hô hấp Tiêu hóa Đường tiết niệu Da và mô mềm Nhiễm khuẩn huyết Viêm màng não Sản khoa Cộng 171 23 68 50 16 5 5 410 41.8 5.6 16.4 12.2 3.9 1.2 1.2 100 * Bảng 2 chiều: bảng 2 chiều hay còn gọi là bảng kết hợp là bảng khi có tên 2 biến số có quan hệ với nhau được trình bày trên một bảng. Bảng 2 chiều giúp so sánh sự khác nhau giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu. VD: So sánh tần suất rủi ro do vật sắc nhọn đối với nhóm bác sỹ và nhóm điều dưỡng trong thời gian 1 năm được minh họa trong bảng kết hợp dưới đây. Bảng 2: Số lượng và tỷ lệ rủi ro do vật sắc nhọn theo vị trí và theo nghề. Nghề Bác sỹ Số % Vị trí tổn Điều dưỡng Số lần % lần thương Ngón tay Bàn tay Khác Tổng số 67 3 0 70 Chung Số % lần 95.7 4.3 0 100.0 173 8 2 183 94.5 4.4 1.1 100.0 240 11 2 253 94.9 4.3 0.8 100.0 Bảng đơn giản nhất là bảng 2x2; bảng 2x2 thường được sử dụng để trình bày các biến nhị phân được phân loại thành “có bệnh/ không có bệnh” và “có phơi nhiễm/ không có phơi nhiễm” VD: Hút thuốc lá và ung thư phổi hoặc đặt ống thông tiểu và nhiễm trùng tiết niệu… Bảng 3: Liên quan giữa đặt ống thông tiểu và nhiễm trùng tiết niệu. Thủ thuật can thiệp Đặt ống thông tiểu Nhiễm trùng Không nhiễm trùng Có 35 399 Không 33 4929 Câu 14: Định nghĩa, cơ sở xác định phương pháp thu thập số liệu và khía cạnh đạo đức. 14 1. Định nghĩa: phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu là các kỹ thuật áp dụng để thu thập thông tin một cách có hệ thống, khách quan, chính xác về các đối tượng nghiên cứu. 2. Các phương pháp thu thập số liệu: - Quan sát. - Phỏng vấn sâu. - Điều tra theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn. - Khám lâm sàng, xét nghiệm sàng lọc tại cộng đồng. - Thảo luận nhóm. 3. Cơ sở để lựa chọn phương pháp thu thập thông tin: Phụ thuộc vào các yếu tố sau. - Mục tiêu nghiên cứu. - Đối tượng, quy mô của nghiên cứu. - Loại thông tin cần thu thâp (các biến số). - Thông tin có sẵn và độ tin cậy của thông tin. 4. Các khía cạnh đạo đức: - Không nên thu thập thông tin mà đối tượng không biết hoặc chưa đồng ý. - Không được để lộ thông tin liên quan tới cá nhân, nghề nghiệp hoặc quốc gia. - Tuyệt đối không được điều chỉnh thông tin vì mục đích cá nhân./. Câu 15: Các phương pháp chọn mẫu xác suất. Trình bày quy trình chọn mẫu. Trả lời:1. Các phương pháp chọn mẫu xác suất Mẫu xác suất là mẫu trong đó các cá thể được chọ ra một cách ngẫu nhiên, mỗi cá thể trong cộng đồng đều có cơ hội chọn mẫu như nhau và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người nghiên cứu. Các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên bao gồm: - Mẫu ngẫu nhiên đơn. - Mẫu ngẫu nhiên hệ thống. - Mẫu ngẫu nhiên phân tầng. - Mẫu chùm. 2. Trình bày quy trình chọn mẫu. - Mẫu ngẫu nhiên đơn. 15 + Lập danh sách toàn bộ các đơn vị/ đối tượng trong quần thể nghiên cứu và đánh số thứ tự. Danh sách này gọi là khung mẫu. + Quyết định kích thước của mẫu. + Dùng phương pháp bốc thăm hoặc bảng ngẫu nhiên để chọn mẫu nghiên cứu. - Mẫu ngẫu nhiên hệ thống. + Lập danh sách các đối tượng trong quần thể nghiên cứu và đánh số thứ tự. + Chọn hệ số khoảng cách k k= N n trong đó: N là số cá thể có trong quần thể nghiên cứu. n là cỡ mẫu + Chọn đối tượng nghiên cứu đầu tiên: chọn ngẫu nhiên 1 số trong khoảng từ 1 đến k bằng phương pháp bốc thăm hoặc dùng bảng số ngẫu nhiên. + Tìm các đối tượng nghiên cứu tiếp theo: Theo nguyên tắc chọn số thứ tự của đối tượng sau bằng số thứ tự của đối tượng trước nó cộng với hệ số k cho tới khi đủ số lượng theo cỡ mẫu nghiên cứu. n x i   x−1 k Trong đó: nx là đối tượng nghiên cứu thứ x. x là số thứ tự của đối tượng nghiên cứu. i là số thứ tự của đối tượng nghiên cứu đầu tiên. K là khoảng cách giữa 2 đối tượng liền kề. - Mẫu ngẫu nhiên phân tầng. + Lập danh sách các đối tượng trong quần thể nghiên cứu. + Phân chia quần thể nghiên cứu thành các tầng khác nhau dựa vào một/ một số đặc điểm nào đó như nhóm tuổi, tầng lớp xã hội, dân tộc, qui mô……. Giữa các tầng không có sự chồng chéo. + Quyết định số cá thể chọn ra để nghiên cứu ở mỗi tầng (cỡ mẫu ở mỗi tầng).Nên chọn cỡ mẫu ở mỗi tầng tỷ lệ thuận với kích cỡ của từng tầng. + Thực hiện kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn trong từng tầng. - Mẫu chùm. 16 + Xác định các chùm thích hợp. Chúm thường được hình thành bởi tập hợp các cá thể gần nhau và thường có chung 1 số đặc điểm (gia đình, làng, xã, trường học, khoa , phòng, bệnh viện…). Các chùm thường không có cùng kích cỡ. + Lên danh sách tất cả các chùm. + Chọn ngẫu nhiên một số chùm vào mẫu. + Chọn đối tượng nghiên cứu. Có 2 cách chọn Cách 1: Tất cả các cá thể trong các chùm đã chọn (ở bước 3) sẽ được nghiên cứu. Trong trường hợp này, đơn vị mẫu là các chùm đã được chọn, trong khi đơn vị quan sát (đơn vị nghiên cứu) lại là các cá thể trong chùm. Cách 2: liệt kê danh sách các cá thể trong chùm đã chọn (ở bước 3). Sau đó áp dụng cách chọn ngẫu nhiên đơn hoặc mẫu ngầu nhiên hệ thống trong mỗi chùm để chọn các cá thể vào mẫu. Trong trường hợp này đơn vị mẫu và đơn vị quan sát trùng nhau./. Câu 16: Mục đích của tổng quan tài liệu tham khảo, Cách phân loại tài liệu tham khảo. 1. Mục đích của tổng quan tài liệu tham khảo: Công việc tổng quan tài liệu chủ yếu được thực hiện ở giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu và một phần ở giai đoạn viết báo cáo. Mục đích của tổng quan tài liệu tham khảo nhằm: + Cập nhật kiến thức về vấn đề nghiên cứu. + Định hướng cho đề tài nghiên cứu. + Cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về vấn đề nghiên cứu. + Trích dẫn các dữ liệu có bằng chứng khoa học, tăng sự tin cậy cho người đọc. 2. Cách phân loại tài liệu tham khảo. Nguồn tài liệu tham khảo bao gồm các báo cáo nghiên cứu đã được công bố trên các nội san, kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản chính thức và các báo cáo nghiên cứu chưa được công bố như các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ…. Người ta phân loại tài liệu tham khảo thành 2 loại : tài liệu gốc và tài liệu không chính gốc. - tài liệu gốc là tài liệu do chính tác giả viết và chịu trách nhiệm về các tài liệu mà mình công bố. - tài liệu không chính gốc là tài liệu tóm tắt hoặc trích dẫn nội dung của nguồn tài liệu gốc; nói một cách khác, tác giả của nguồn tài liệu không chính gốc diễn giải lời văn của nhà nghiên cứu 17 ban đầu hay học giả ban đầu và vì thế nó có thể bị sai lệch theo quan điểm của người diễn giải. Do đó, nguồn trích dẫn trong các báo cáo nghiên cứu nên sử dụng nguồn tài liệu gốc và chỉ sử dụng nguồn tài liệu không chính gốc khi không tìm được nguồn tài liệu gốc./. Câu 17: Các nội dung của một báo cáo nghiên cứu khoa học. 1. Phần đầu của một báo cáo khoa học. - Tên đề tài nghiên cứu. - Mục lục. - Tóm tắt kết quả nghiên cứu. - Lời cảm ơn. 2. Các nội dung chính của một báo cáo nghiên cứu khoa học. 2.1 Đặt vấn đề: + Yêu cầu: Giải thích rõ các vấn đề sau Lý do tại sao tiến hành nghiên cứu này. Thực trạng kết quả nghiên cứu (trong và ngoài nước) trước đó về vấn đề nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu. + Mục đích: Cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về lĩnh vực được nghiên cứu. Chỉ rõ lợi ích của công trình nghiên cứu bằng cách nêu rõ tại sao nghiên cứu được tiến hành và mục đích của nghiên cứu là gì 2.2 Mục tiêu. - Gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. - yêu cầu viết mục tiêu ngắn gọn rõ ràng và phản ánh đầy đủ nội dung nghiên cứu. - Mục tiêu bao giờ cũng được bắt đầu bằng một động từ hành động, tránh dùng những động từ triều tượng, khó đo lường. 2.3 Tổng quan tài liệu 2.4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Chỉ rõ đối tượng nghiên cứu là người hay vật. + Mô tả rõ các tiêu chuẩn chọn lựa và loại trừ các đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu 18 + thiết kế nghiên cứu: chỉ rõ phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng: nghiên cứu mô tả, thuần tập, bệnh chứng hay nghiên cứu cắt ngang….. các can thiệp được sử dụng trong . + Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu. Cần đưa ra cách chọn mẫu, công thức tính mẫu. + Kỹ thuật thu thập số liệu Nguồn thông tin thu thập Phương pháp thu thập. Công cụ thu thập số liệu. + Biện pháp hạn chế sai số. + Người thu thập số liệu. + Địa điểm và thơì gian nghiên cứu. + xử lý và phân tích số liệu. 2.5. Kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là trọng tâm báo cáo. Kết quả được trình bày theo mục tiêu nghiên cứu và là cơ sở của phần bàn luận. 2.6. Bàn luận Mục đích của phần bàn luận là nhằm cắt nghĩa và phân tích, làm sáng tỏ những kết quả mà nghiên cứu đã thu được. Phần bàn luận tập trung vào 3 nội dung chính: Phân tích ý nghĩa của các kết quả mà nghiên cứu đã thu được. So sánh kết quả thu được trong nghiên cứu với kết quả nghiên cứu của các tác giả. Thảo luận và phân tích quy trình nghiên cứu đã thực hiện. 2.7. Kết luận Được rút ra trên cơ sở sự kết hợp giữa kết quả thu được và mục tiêu đề ra của đề tài nghiên cứu. 2.8 Khuyến nghị 2.9. Tài liệu tham khảo. 2.10. Phụ lục./. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng