Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nghiên cứu khái quát hệ thống giám sát trạm nén khí thiết kế giám sát cho trạm k...

Tài liệu Nghiên cứu khái quát hệ thống giám sát trạm nén khí thiết kế giám sát cho trạm khí nén có nhiều máy nén

.DOC
116
80
117

Mô tả:

Chương 1 : Tổng quan về máy nén khí 1.1. Khái niệm chung [ 1] 1.1.1. Khái niệm máy nén Máy nén là máy để nén khí với cơ số tăng áp e > 1,15 và có làm lạnh nhân tạo ở nơi xảy ra quá trình nén khí. Công dụng của máy nén khí là nén khí và di chuyển khí nén đến nơi tiêu thụ theo hệ thống ống dẫn. 1.1.2. Phân loại máy nén khí Khí nén có nhiều công dụng : là nguyên liệu sản xuất ( trong công nghiệp hoá học ), là tác nhân mang năng lượng ( khuấy trộn tạo phản ứng ), là tác nhân mang tín hiệu điều khiển ( trong kĩ thuật tự động bằng khí nén ), là nguồn động lực cấp cho tuabin, kích….hay là Có nhiều cách để phân loại máy nén khí a. Theo nguyên lí làm việc , gồm có : + Máy nén thể tích : Trong máy này áp khí tăng do nén cưỡng bức nhờ giảm thể tích dãn cách không gian làm việc , loại này có máy nén pittong, máy nén rôtor (cánh trượt , bánh răng …) + Máy nén động học : Trong máy này áp khí tăng do được cấp động năng cưỡng bức nhờ có cơ cấu làm việc , loại này có máy nén li tâm, máy nén hướng trục. b. Theo áp suất có : + Máy nén áp suất cao + Máy nén áp suất trung bình + Máy nén áp suất thấp + M áy nén chân không c. Theo năng suất + Loại lớn + Loại vừa + Loại nhỏ d. Theo cách làm mát + Làm lạnh theo quá trình nén + Không làm lạnh e. Theo số cấp nén + Máy nén một cấp + Máy nén nhiều cấp f. Theo cấu tạo + Máy nén piston + Máy nén cánh gạt + Máy nén Rôto + Máy nén trục vít + Máy nén li tâm … 1.1.3. Các thông số cơ bản của máy nén khí Một máy nén có 3 thông số cơ bản sau : + Tỉ số nén (  ) là tỉ số giữa áp khí ra và áp suất khí vào của máy nén P( Ra ) = P (Vao ) (1-1) + Năng suất của máy nén (Q) : là khối lượng (kg/s) hay thể tích ( m 3/h) khí mà máy nén cung cấp trong một đơn vị thời gian. + Công suất của máy nén (N) : là công suất tiêu hao để nén và truyền khí. Ngoài ra máy nén còn có các thông số về hiệu suất máy nén, về khí nén (nhiệt độ, áp suất khí vào ra, lí tính và hoá tính của khí với các thông số khí đặc trưng). 1.1.4. Tự động khống chế máy nén [4] Để đảm bảo cấp khí nén hợp lí cho các thiết bị tiêu dùng máy nén phải được tự động khống chế nhằm thoả mãn 2 điều kiện chính : - Đảm bảo lưu động tiêu thụ - Đảm bảo áp suất khí yêu cầu, thường giới hạn  ( 8-10 %) áp suất yêu cầu. Ngoài ra khí nén còn phải được đảm bảo về chất lượng như độ ẩm, sạch … theo yêu cầu riêng. Máy nén khí thường kèm theo các bộ lọc và bình chứa khí với mục đích : - Điều hoà lưu lượng, áp suất, khử các xung áp trong kênh tiêu thụ đối với máy nén piston. - Làm việc dễ dàng việc điều chỉnh giới hạn cực đại hoặc cực tiểu của áp suất, hạn chế tới giá trị có thể của tần suất mở máy động cơ lai. - Tránh các sụt áp đột ngột của khí khi có tiêu thụ đột ngột trong một thời gian ngắn ( như phanh khí nén, chuyển động của kích khí có piston lớn …) . - Làm mát khí nén và ngưng tụ hơi nước, tạp chất … Đối với thiết bị dưới 10KW người ta thường dùng tiếp điểm áp khí đảm bảo dừng động cơ khi bình chứa áp suất (đặt) cực đại và chạy lại động cơ khi áp suất đặt cực tiểu. Tiếp điểm áp khí sẽ đóng cắt công tắc tơ cấp điện cho động cơ kéo máy nén. Một bình trung gian được lắp trên dường ống dẫn khí và có thể tích được tính toán sao cho 5-6s đầu động cơ đạt tốc độ bình thường mà không có áp suất, tránh mở máy có áp suất. Một đầu xả gắn với tếp điểm áp khí sẽ đảm bảo xả khí trong bình phụ vào khí quyển khi động cơ dừng, van bi một chiều khi đó sẽ đóng kín do vậy khi động cơ chạy lại thì không có áp suất đặt vào máy nén khi mới mở máy. Khi công tắc tơ đóng thì đầu xảcũng đóng, khí điều hành tiếp điểm áp khí lấy từ bình chứa, thường tiếp điểm áp khí đóng mạch cho động cơ khi p ‫ﺱ‬ 10-9 bar và ngắt mạch động cơ khi p 3-2 ‫ ﺱ‬bar. Đối với thiết bị trên 10KW người ta thường dùng cơ cấu điện khí, khi áp kế đạt giá trị cực đại, tiếp điểm áp kế mở ra và động cơ dừng. Bình thường van điện không hút và đường xả khí đóng kín. Khi áp suất giảm tới giá trị cực tiểu, tiếp điểm áp kế sẽ đóng lại do lực lò xo điều chỉnh áp suất. Động cơ mở máy kéo máy nén . Van điện được cấp điện 5-6s để mở cửa xả, giảm tải cho động cơ khi mở máy. 1.1.5. Những ưu khuyết điểm của truyền động bằng khí nén [6] Sự phát triển kinh tế của mỗi nước phụ thuộc rất nhiều váo mức độ cơ giới hoá và tự động hoá các quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất, máy nén, trạm khí nén công nghiệp đã và đang đóng góp vai trò khá quan trọng, nó được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến,được trang bị cho các thiết bị máy móc, trong các nhà máy công nghiệp. So với các loại truyền dẫn khác truyền dẫn khí nén có nhiều điểm mạnh. + Truyền được công suất cao và lực lớn với những cơ cấu tương đối đơn giản, hoạt động với độ tin cậy cao, đòi hỏi ít phải bảo dưỡng, chăm sóc. + Dễ dàng điều chỉnh tinh, không cấp, dễ thực hiện tự động hoá theo điều kiện làm việc hay chương trình cho sẵn. + Kết cấu gọn nhẹ,vị trí các phần tử dẫn và thiết bị dẫn không cố định, các bộ phận nối thường là những đường ống dễ dàng thay đổi. + Nhờ quán tính nhỏ của khí nén nên có thể sử dụng vận tốc cao mà không sợ bị va đập mạnh như trong cơ khí hay điện. + Dễ biến đổi chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến của cơ cấu chấp hành. + Tự động hoá đơn giản. Tuy nhiên truyền động khí nén cũng có những điểm yếu : + Tổn thất bên trong đường ống dẫn và rò rỉ bên trong các phần tử làm giảm hiệu suất và hạn chế phạm vi sử dụng. + Khó giữ được vận tốc không đổi khi phụ tải thay đổi. + Khó thực hiện sự đồng bộ hoá chính xác các chuyển động. 1.2. Trang bị điện cho hệ thống máy nén khí [2] 1.2.1. Giới thiệu chung Tự động hóa hệ thống khí nén là trang bị cho hệ thống nén, các dụng cụ mà nhờ những dụng cụ đó có thể vận hành toàn bộ hệ thống hoặc từng phần hệ thống một cách tự động, chắc chắn, an toàn và độ tin cậy cao mà không cần tham gia trực tiếp của công nhân vận hành. Càng ngày các thiết bị tự động hoá càng được phát triển và hoàn thiện vịc vận hành hệ thống bằng tay càng được thay thế bằng các hệ thống tự động hoá một phần hoặc toàn phần. Các hệ thống khí nén lớn đều có trung tâm điều khiển, điều chỉnh, báo hiệu và bảo vệ. Bên cạnh việc duy trì tự động các thông số ( như áp suất, nhiệt độ …) trong giới hạn đã cho, cũng cần bảo vệ hệ thống thiết bị tránh khỏi chế độ làm việc nguy hiểm. Tuy nhiên việc trang bị thiết bị cho hệ thống tự động cũng chỉ hợp lí khi tính toán kinh tế là có lợi hoặc do nhu cầu tự động hoá vì không thể điều khiển bằng tay do tính chính xác của quá trình, lý do khác cũng có thể do công nghệ đòi hỏi phải thực hiện trong môi trường độc hại hoặc dễ cháy nổ nguy hiểm … 1.2.2. Một số khí cụ thường dùng trong hệ truyền động máy nén khí 1. Công tắc, nút bấm Các nhà sản xuất đưa ra thị trường rất nhiều loại công tắc và nút bấm khác nhau cho các ứng dụng khác nhau Công tắc, nút bấm có các loại thường đóng hoặc thường mở, tự nhả hay giữ ở các vị trí tác động Các nút bấm được bố trí các mầ khác nhau để dễ phân biệt như ; + Đỏ : OFF, ngắt mạch cắt thiết bị ra khỏi nguồn điện. + Vàng : Tác động để đề phòng các trường hợp bất thường. + Xanh lá cây : ON, đóng mạch đưa nguồn điện vào các thiết bị. + Các mầu còn lại như xanh nước biển, đen, xám, trắng không có chỉ định cụ thể. 2. Rơle thời gian : Là thiết bị đóng ngắt mạch điện theo thời gian đặt, bao gồm + Rơle thời gian trễ hút + Rơle thời gian trễ nhả Rơle thời gian có nhiều loại khác nhau đáp ứng các nhu cầu tự động trong truyền động khí nén nói riêng và trong kỹ thuật nói chung ( ví dụ như rơle thời gian dùng trong bộ khống chế máy nén khí khởi động tránh khởi động đầy tải ). 3. Rơle nhiệt độ và rơle áp suất Rơle nhiệt độ và rơle áp suất là 2 thiết bị điều khiển, điều chỉnh nhiêt độ và áp suất trong hệ thống khí nén theo kiểu hai vị trí đóng ngắt và thường được sử dụng với bộ chuyển đổi đống ngắt. Rơle nhiệt độ là một tiếp điểm đóng ngắt điện của một mạch điều khiển tác động theo nhiệt độ của đầu cảm biến nhiệt độ. Rơle áp suất là một tiếp điểm đóng ngắt điện của một mạch điều khiển theo áp suất của đầu cảm biến áp suất. Rơle nhiệt độ và rơle áp suất là các thiết bị biến đổi các đại lượng không điện ra các đại lượng điện. 4. Cầu chì Để chống ngắn mạch người ta thường sử dụng cầu chì. Khi có dòng ngắn mạch, dây chảy trong cầu chì sẽ nóng chảy, ngắt mạch để bảo vệ động cơ và các phụ kiện Một số yêu cầu trong việc sử dụng cầu chì : - Cần đáp ứng sự đốt nóng dây chảy trong một thời gian nhất định - Cần ngắt thật nhanh trường hợp ngắn mạch - Không cản trở động cơ khởi động nhiều lần với dòng khởi động cao Trong hệ thống khí nén , không nên thiết kế một cầu chì chung cho nhiều máy nén, nên mỗi máy nén một cầu chì riêng và nên thường xuyên kiểm tra tránh dính tiếp điểm cầu chì. 5. Aptomat Aptomat là khí cụ điện dùng để cắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp…Aptomat còn gọi là cầu dao tự động Sử dụng Aptomat có 3 yêu cầu - Chế độ làm việc định mức của Aptomat phải là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa là dòng điện có trị số định mức chạy qua Aptomat bao lâu cũng được. Mặt khác Aptomat phải chịu được dòng điện lớn lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay đang đóng - Aptomat phải ngắt được dòng ngắn mạch lớn. Sau khi ngắt dòng ngắn mạch, Aptomat phải đảm bảo vẫn làm việc tốt ở trị số dòng điện định mức - Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện, hạn chế sự phá hoại của dòng điện ngắn mạch gây re, Aptomat phải có thời gian cắt nhanh, Muốn vậy thường phải kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang bên trong Aptomat - Để thực hiện yêu cầu bảo vệ có chọn lọc, Aptomat cần phải có jha nămg điều chỉnh trị số dòng điện đặt và thời gian tác động Cấu tạo và nguyên lý làm việc của Aptomat : 3 1 4 2 6 5 2 6 Hình 1.1 : Nguyên lý làm việc của Aptomat a - Aptomat dòng điện cực đại bảo vệ quá tải, ngắn mạch b - Aptomat điện áp thấp bảo vệ sụt áp hoặc mất điện 1 – Móc giữ 2 – Nam châm điện 3 – Lò xo 4 – Phần ứng của nam châm điện 5 – Cần răng 6 – Lò xo a – Aptomat ở trạng thái bình thường, sau khi đóng điện, Aptomat được giữ ở trạng thái đóng truyền động nhờ móc giữ 1 khớp với cần 5 cùng 1 cụm với truyền động động. Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, nam châm điện 2 sẽ hút pần ứng 4xuống làm nhả móc 1, cần 5 được thả tự do, truyền động nhả do lực lò xo 6. Cực nam châm 2 ở đây được gọi là móc bảo vệ quá tải hay ngắn mạch. b – Khi sụt áp quá mức, nam châm điện 2 nhả phần ứng 4, móc giữ 1 bị lò xo 3 kéo lên,cần 5 được tự do và nhờ lò xo 6, các truyền động được ngắt ra. Cụm nam châm 2 ở đây được gọi là móc abro vệ sụt áp hay mất điện áp./ 6. Contactor Contactor là một loại khí cụ điện dùng để đóng, ngắt từ xa tự động hoặc bằng nút ấn các mạch điện có phụ tải, điện áp đến 500V, dòng điện đến 600A. Hình 1.2 : Nguyên tắc cấu tạo Contactor điện từ xoay chiều a – Loại lắp chuyển động quanh bản lề, truyền động chuyển động thẳng với tay đòn truyền chuyển động. b – Nắp và tiếp điểm chuyển động theo hai hướng vuông góc với nhau c – Nắp chuyển động thẳng, tiếp điểm chuyển động xoay quanh bản lề d – Nắp và tiếp điểm đều chuyển động xoay quanh 1 bản lề có hệ thống tay đòn chung Cơ cấu điện từ của Contactor xoay chiều bao gồm : + Mạch từ : Là các lõi gồm nhiều tấm tôn Silic ghép lại tránh tổn hao dòng điện xoáy, gồm có : - Phần động - Phần tĩnh + Cuộn dây có điện trở rất bé so với điện kháng, dòng trong cuộn dây phụ thuộc vào khe hở của không khí giữa phần động và phần tĩnh. 7. Rơle hiệu áp dầu Máy nén gồm nhiều chi tiết cơ khí truyền động với các bề mặt ma sát nên phải bôi trơn bằng dầu. Dầu được bơm dầu hút từ đáy dầu ở các cácte đưa qua các rãnh dầu bbố trí trên trục khuỷu và các chi tiết đến bề mặt ma sát, Do đối áp trong khoang cácte là áp suất cácte hay áp suất hút nên áp suất tuyệt đối của dầu không có ý nghĩa mà hiệu áp dầu Poil- Ph mới có ý nghĩa đối với quá trình bôi trơn máy nén. Hình 1.3 : Rơle hiệu áp dầu và sơ đồ nguyên lý mạch điện của hãng Danfoss 1- Tiếp điểm hiệu áp dầu Tín hiệu áp suất dầu nối vào đầu hộp xốp OIL, tín hiệu áp suất hút hoặc áp suất cácte nối vào hộp xốp LP ( low pressure ). LP đồng thời là phía hút và OIL là phía đẩy của bơm dầu. Hiệu áp suất đặt trên rơle là tín hiệu để đóng cắt mạch điện động cơ máy nén. 2- Thiết bị trễ thời gian (T1-T2) Khi dừng máy Poil = 0, khi khởi động, bơm dầu làm việc, hiệu áp dầu không được tác động trong vòng 120s từ khi bắt đầu khởi động cho đến lúc hiệu áp dầu dạt được giá trị định mức. Để thực hiện việc trễ thời gian 120s người ta đã dùng thanh lưỡng kim. T2 L Test T2 P Oil LP A R B 220V M 110V S Hình 1.4 : Mạch điện của rơle hiệu áp dầu 3- Reset ( trả lại vị trí ban đầu ) Khi rơle hiệu áp suất dầu tác động, có nghĩa áp suất dầu bôi trơn quá thấp với yêu cầu. Bởi vậy không nên cho máy nén khởi động lại và trước hết phải tìm cách khắc phục. Nếu khởi động lại nhiều lần máy sẽ bị hư hại. Khi khởi động máy nén, truyền động 13-14 dặt điện áp vó T 2, đóg truyền động của bộ bảo vệ máy nén là cần thiết để bbộ trễ thời gian chỉ hoạt động khi máy nén bắt đầu làm việc. ở rơle hiệu áp dầu, áp suất dầu chưa đạt được của bộ trễ T1,T2 vẫn đóng và mạch điện cho thanh lưỡng kim của bộ trễ thời gian qua kẹp 220V đóng ( giữa kẹp 220V và 110V chỉ có điện trở do đó rơle hiệu áp dầu có thể hoạt động ở cả 110V). Do mạch L – M thông (tiếp điểm nằm ở vị trí A) nên mạch điện đến bộ bảo vệ máy nén đóng. Nếu sau 120s, hiệu suất dầu bôi trơn đạt mức yêu cầu thì rơle hiệu áp dầu mở truyền động T1-T2 và như vậy cũng ngắt mạch của thanh lưỡng kim của bộ trễ thời gian. Mạch L-M vẫn đóng ( vị trí A) và mạch của máy nén vẫn đóng. Nếu thiếu dầu, rơle hiệu áp dầu đóng lại đóng mạch đến bộ trễ thời gian và giữ ở trạng thái đóng lâu hơn 120s thì mạch sẽ chuyển từ A sang B nối thông L-S và mở mạch điện tới bộ bảo vệ. Máy nén ngừng làm việc và đèn hiệu báo sáng. Sau khi sửa chữa xong có thể dùng tay đưa tiếp điểm trở về vị trí A. 8. Rơle áp suất cao và thấp : Chức năng của rơle áp suất đã nhắc tới ở mục 1.5. Có thể chia rơle áp suất ra các loại sau : + Rơle áp suất : Là các dụng cụ có thể ngắt và đóng trong quá trình điều chỉnh khi áp suất tăng quá hoặc giảm quá so với trị số đã cho trước. + Rơle áp suất an toàn : Là dụng cụ có thể ngắt mạch điện khi áp suất vượt quá các giá trị áp suất cao hoặc thấp đặt trước của các thiết bị ( bình cao áp, chai gió …) và khi nào áp suất thay đổi trở lại khoảng vận hành an toàn thì rơle tự động đóng trở lại. + Rơle áp suất khoá an toàn : Là các dụng cụ có thể ngắt mạch điện khi áp suất vượt quá các giá trị áp suất cao hoặc thấp đặt trước, khoá này không tự động đóng lại, để đóng lại phải dùng tay hoặc các dụng cụ tác động. 1.2.3. Một số thiết bị tự động thường dùng trong hệ truyền động máy nén khí 1. Thiết bị thừa hành a. Van điện từ Van điện từ là loại đóng mở nhờ lực của cuộn dây điện từ ( hay nam châm điện ), van điện từ có thể là loại van chặn ( van 1 ngả ), hoặc van chuyển dòng ( nhiều ngả ). - Van điện từ 1 ngả dùng để đóng mở tự động dòng chất lỏng hoặc chất khí từ xa. - Van điện từ nhiều ngả ( van chuyển dòng ) dùng để thay đổi tự động dòng chảy chất lỏng hay khí. Theo vị trí lá van khi tác động còn có thể chia ra van thường đóng hay van thường mở. Van thường đóng là loại van đóng khi cuộn dây điện từ không có điện và thường mở là loại van mở khi cuộn dây không có điện. Hình1.5 : Van điện từ ( Solenoid Valves ) 1 – Thân van 2 – Đế van 3 – Clopê 4 – ống dẫn hướng đồng thời là ống ngăn cách khoang hút với bên ngoài 5 – Lõi sắt 6 – Lõi cố định 7 – Vỏ 8 – Cuộn dây điện từ 9 – Vít cố định vỏ 10 – Vòng đoản mạch chống ồn 11 – Dây tiếp điện 12 – Mũ ốc nối vít 13 – Lò xo b. Van thừa hành piot ( van chủ ) Van thừa hành piot gọi tắt là van chủ được sử dụng kết hợp với một van điều khiển khác để thực hiện nhiều chức năng trong việc tự động hoá hệ thống. Hình 1.6 : Van thừa hành piot, van lõi với van chủ 1 – Thân van 2 – Bộ lọc 3 – Vít mở van bằng tay 4 – Nắp trên 5 –Lỗ cân bằng 6 – Bích nối 7 – Thanh đẩy 8 – ống lưới lọc 9 – ống dẫn hướng 10 – Lò xo 11 – Nắp dưới 12 – Tấm van 13 – Xi lanh 14 – Piston 15 – Van piot Khi đóng, tấm van 12 sẽ ép lên đế van nhờ sức ép của lò xo 10 đồng thời áp suất p1 của chất lỏng phía áp cao Khi mở, van piot trên ống dẫn 15, toàn bộ chất lỏng trên đầu piston đi qua lỗ S xuống khoang dưới do lực đẩy của lò xo 10. Van chính từ từ đóng lại, khoang trên piston lại có áp suất ra p2. 2. Cơ cấu thừa hành a. Các cơ cấu thừa hành có môtơ điện Các cơ cấu thừa hành có môtơ điện là các thiết bị nhằm biến đổi tín hiệu điều chỉnh thành sự dịch chuyển cơ học của cơ quan điều chỉnh Theo dạng của sự dịch chuyển cơ học có thể chia ra cơ cấu có chuyển động quay và cơ cấu có chuyển động tịnh tiến Theo sơ đồ mạch điện có thể dùng cho sự điều khiển có tiếp điểm hay không tiếp điểm. Các loại van đóng mở bằng môtơ điện ít được sử dụng trong các hệ thống khí nén. b. Các cơ cấu thừa hành điều khiển bằng khí nén Các cơ cấu thừa hành điều khiển bằng khí nén biến tín hiệu khí nén thành sự dịch chuyển cơ khí của cơ cấu điều khiển, thường chúng được chuyển thành sự dịch chuyển tịnh tiến của các thành đẩy Theo dạng phần tử cảm biến có thể phân ra các cơ cấu thừa hành dạng màng mỏng và dạng piston Hình 1.7 : Cơ cấu thừa hành dùng khí nén kiểu màng mỏng để điều chỉnh cửa thoát của van 1 – Thân 2 – Nắp dưới hộp màng 3 – Nắp trên hộp màng 4 – Màng cao su 5 – ống nối khí nén điều khiển 6 – Tấm đỡ màng 7 – Lò xo 8 – Thanh truyền 9 – Đầu nối 10 – Vạch chia 3. Các dụng cụ tự động điều chỉnh báo hiệu – bảo vệ áp suất và hiệu áp suất a. Các phần tử cảm biến đàn hồi Các phần tử cảm biến đàn hồi biến sự thay đổi áp suất hay sự chênh lệch nhiệt của áp suất môi trường làm việc thành sự chuyển dịch cơ học. Các phần tử cảm biến đàn hồi không những được sử dụng trong các dụng cụ điều chỉnh, báo hiệu bảo vệ áp suất và cả trong các dụng cụ điều chỉnh, báo hiệu, bảo vệ nhiệt độ. Các phần tử cảm biến đàn hồi cũng được chia làm hai loại theo cấu tạo là hộp xếp ( hay niphông ) và màng đàn hồi Hình 1.8 : Các phần tử cảm biến đàn hồi a – ống màng có vỏ hình song b– Hộp xếp một đáy c- Hộp xếp một đáy d – Màng phẳng đơn giản e - Màng phẳng đơn giản + Màng phẳng đơn giản sử dụng cho các loại dụng cụ nhỏ và thường được sử dụng khi sự dịch chuyển không đáng kể + Màng đàn hồi lượn sóng được sử dụng khi yêu cầu độ dãn nở lứn hơn, để làm giảm độ cứng người ta dập các nếp sóng hình tròn đồng tâm với màng. b. Các dụng cụ điều chỉnh hai vị trí Các rơle áp suất và rơle hiệu áp thuộc vào loại dụng cụ có đặc tính rơle hay dụng cụ điều chỉnh hai vị trí Rơle áp suất là dụng cụ chuyển đổi các tín hiệu áp suất hoặc hiệu áp suất thành ra sự đóng ngắt (ON/OFF) của mạch điện … * Rơle áp suất đơn + Rơle áp suất thấp : Là dụng cụ hoạt động ở áp suất thấp và ngắt mạch điện của máy nén khi áp suất giảm xuống quá mức cho phép để bảo vệ máy nén và đôi khi để điều chỉnh công suất nén. Hình 1.9 : Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của rơle áp suất thấp a- Nguyên tắc cấu tạo b- Tiếp điểm ON – OFF (LP) c- Tiếp điểm ON – OFF (HP) Hình 1.10 : Cấu tạo của rơle áp suất thấp 1 – Vít đặt áp suất thấp LP 2 – Vít đặt vi sai LP 3 – Tay đòn chính 5 – Vít đặt áp suất cao HP 7 – Lò xo chính 8 – Lò xo vi sai 9 – Hộp xếp dãn nở 10 – Đầu nối áp suất thấp 11 - Đầu nối áp suất cao 12 – Tiếp điểm 13 – Vít đấu dây điện 14 –Vít nối đất 15 – Nối luồn dây điện 16 – Cơ cấu lật để đóng mở tiếp điểm dứt khoát 18 – Tấm khoá 19 –Tay đòn + Rơle áp suất cao Rơle áp suất cao hoạt động với áp suất cao, khi áp suất đầu đẩy máy nén tăng vượt quá trị số cho phép, rơle mở truyền động ngắt mạch điện cung cấp cho máy nén để bảo vệ Hình 1.11 : Rơle áp suất cao kiểu KP7W của Danffoss 1 – Vít đặt sáp suất 2 – Vít đặt vi sai áp suất 3 – Tay đòn chính 4 – Lối cáp vào 5 – Tấm khoá 6 – Tay đòn 7 – Tay đòn reset trong 8 – Tay đòn reset ngoài Tuy nhiên do yêu cầu về an toàn ngừơi ta chia rơle áp suất cao ra làm 3 loại : - Rơle áp suất cao thường là loại sau khi áp suất tăng cao thì cắt mạch, khi áp suất giảm xuống rơle tự đóng mạch cho máy nén hoạt động trở lại - Rơle áp suất cao có giới hạn áp suất, đặc biệt là có nút reset bằng tay trên vỏ máy. Khi đã ngắt (OFF) rơle không tự đóng lại mà phải có tác động ấn nút reset của người vận hành máy. - Rơle áp suất cao có giới hạn an toàn, đặc điểm là có tay đòn reset nằm trong vỏ máy, khi đã ngắt mạch điện máy nén (OFF) người vận hành máy nén phải kiểm tra nguyên nhân tăng áp suất, mở nắp rơle và dùng dụng cụ để đưa tay đóng reset về vi trí ban đầuư Do nhiệm vụ bảo vệ an toàn như vậy nên thường người ta bố trí đèn báo khi rơle tác động OFF. * Rơle áp suất kép Rơle áp suất kép gồm rơle áp suất cao và rơle áp suất thấp được tổ hợp chung lại trong một vỏ thực hiện chức năng của hai rơle, ngắt điện cho máy nén khi áp suất cao vượt quá mức cho phép và khi áp suất thấp hạ xuống dưới mức cho phép. Việc đóng điện lại cho máy nén khi áp suất giảm xuống và khi áp suất tăng lểntong phạm vi an toàn cũng được thực hiện bằng tay với nút ấn reset ngoài hoặc bằng tay đòn với tay đòn reset phía trong vỏ như đã nói ở trên. Hình 1.12 : Cấu tạo rơle áp suất kép kiểu KP15 của Danfoss a- Cấu tạo b, c, d – Tiếp điểm ON – OFF 1 – Vít đặt áp suất thấp LP 2 – Vít đặt vi sai P ( LP) 3 – Tay đòn chính 5 – Vít đặt áp suất cao HP 7 – Lò xo chính 8 – Lò xo vi sai 9 – Hộp xếp dãn nở 10 – Đầu nối áp suất thấp 11 - Đầu nối áp suất cao 12 – Tiếp điểm 13 – Vít đấu dây điện 14 –Vít nối đất 15 – Nối luồn dây điện 16 – Cơ cấu lật để đóng mở tiếp điểm dứt khoát 18 – Tấm khoá 19 –Tay đòn 30 – Nút reset
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan