Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của cây chè trong mô hình nông lâm kết hợp c...

Tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của cây chè trong mô hình nông lâm kết hợp chè rừng tại xã tức tranh huyện phú lương tỉnh thái nguyên

.PDF
57
66
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- HOÀNG ĐỨC KINH NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CARBON CỦA CÂY CHÈ TRONG MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP CHÈ - RỪNG TẠI XÃ TỨC TRANH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2011-2015 Thái Nguyên - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- HOÀNG ĐỨC KINH NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CARBON CỦA CÂY CHÈ TRONG MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP CHÈ - RỪNG TẠI XÃ TỨC TRANH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2011-2015 Giáo viên hướng dẫn: 1. TS. NGUYỄN THANH TIẾN 2. Ths. NGUYỄN ĐĂNG CƯỜNG Khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm! Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2015 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học! Hoàng Đức Kinh TS. Nguyễn Thanh Tiến XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên) ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó giúp sinh viên có điều kiện củng cố, hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Sau thời gian thực tập, đến nay đề tài của tôi đã hoàn thành. Có được kết quả như hôm nay, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy,cô giáo khoa Lâm nghiệp, các đồng nghiệp, các chú, các anh và bà con nhân dân tại khu vực tôi thực tập. Đặc biệt là sự chỉ bảo, giúp đỡ trực tiếp và tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Tiến và thầy giáo Ths. Nguyễn Đăng Cường. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Tiến và thầy giáo Ths. Nguyễn Đăng Cường cùng toàn thể thầy, cô giáo khoa Lâm nghiệp, các bạn đồng nghiệp, các chú, các anh và bà con nhân dân xã Tức Tranh nơi tôi tiến hành thực tập đã giúp đỡ nhiệt tình để tôi hoàn thành khóa luận này. Do thời gian, trình độ bản thân có hạn nên khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để bản khóa luận được hoàn chỉnh./ Xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên,ngày 30 tháng 5 năm 2015 Sinh viên HOÀNG ĐỨC KINH iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Cấu trúc sinh khối tươi của cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng ..................................................................................... 29 Bảng 4.2. Cấu trúc sinh khối khô của cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng ..................................................................................... 31 Bảng 4.3. Lượng C tích lũy ở cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng ..... 32 Bảng 4.4. Lượng CO2 hấp thụ ở cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng..... 34 Bảng 4.5. Giá trị môi trường hấp thụ CO2 của cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng .......................................................................... 38 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Hình ảnh OTC ................................................................................. 23 Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm sinh khối tươi của cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng .................................................................. 30 Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm sinh khối khô của cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng .................................................................. 32 Hình 4.3. Biểu đồ lượng C tích lũy ở cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng.... 34 Hình 4.4. Biểu đồ lượng CO2 hấp thụ ở cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng ..................................................................................... 36 Hình 4.5. Biểu đồ lượng hấp thụ CO2 trên mặt đất và dưới mặt đất của cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng ........................................... 36 v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN C Carbon CDM Clean Development Mechanism Cơ chế phát triển sạch CIFOR Center for International Forestry Research Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế CO2 Carbondioxit D0.0 Đường kính gốc Dt Đường kính tán ICRAF International Centre for Research in Agroforestry Trung tâm nghiên cứu quốc tế về Nông lâm kết hợp NLKH Nông lâm kết hợp OTC Ô tiêu chuẩn REDD Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation Giảm phát thải từ suy thoái rừng và mất rừng SKK Sinh khối khô SKT Sinh khối tươi UBND Ủy ban nhân dân USD Đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ VND Đơn vị tiền tệ Việt Nam vi MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ..................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Danh mục các bảng ......................................................................................... iii Danh mục các hình ........................................................................................... iv Danh mục các từ, cụm từ viết tắt trong khóa luận ............................................ v Phần 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ................................................................ 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 3 Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................................ 4 2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ........................................................................... 4 2.1.1. Nghiên cứu hấp thụ CO2 của rừng .................................................................... 4 2.1.2. Thị trường Carbon ............................................................................................. 5 1.2.3. Chi trả dịch vụ môi trường hấp thụ CO2 của rừng ............................................ 6 2.2. Tổng quan vấn đền ghiên cứu .............................................................................. 7 2.2.1. Những cứu trên thế giới .................................................................................... 7 2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................... 10 2.2.3. Nhận xét chung ............................................................................................... 13 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu .......................................................................... 15 2.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .......................................... 15 2.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 17 2.3.3. Nhận xét và đánh giá chung ............................................................................ 20 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 22 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 22 vii 3.1.1. Đối tượng nhiên cứu........................................................................................ 22 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 22 3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 22 3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 22 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 22 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa ................................................................... 23 3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu................................................................................ 25 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................ 27 4.1. Khái quát một số đặc điểm của mô hình NLKH Chè - Rừng xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ................................................... 27 4.2. Đặc điểm sinh khối của cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ............................................ 28 4.2.1. Đặc điểm cấu trúc sinh khối tươi .................................................................... 28 4.2.2. Đặc điểm cấu trúc sinh khối khô ..................................................................... 31 4.3. Lượng carbon tích lũy và CO2 hấp thụ ở cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng ....................................................................................................... 32 4.3.1. Lượng carbon tích lũy ở cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng ............. 32 4.3.2. Lượng CO2 hấp thụ của cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng .............. 34 4.4. Đề xuất phương pháp xác định lượng CO2 hấp thụ ở cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng và ước tính giá trị môi trường thông qua lượng CO2 hấp thụ ...................................................................................................... 37 4.4.1. Đề xuất phương pháp xác định lượng CO2 hấp thụ ở cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng ................................................................................... 37 4.4.2. Ước tính giá trị môi trường thông qua lượng CO2 hấp thụ ở cây chè trong mô NLKH Chè - Rừng tại xã Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên ..... 38 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 40 5.1. Kết Luận ............................................................................................................. 40 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, các phương thức canh tác Nông lâm kết hợp (NLKH) đã có ở Việt Nam từ lâu đời, như các hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống của các đồng bào dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên khắp cả nước,… Mô hình NLKH không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất, mà còn đáp ứng các yêu cầu về bền vững môi trường như: Giảm dòng chảy bề mặt, hạn chế xói mòn đất, duy trì độ mùn, cải thiện lý tính của đất, phát huy chu trình tuần hoàn dinh dưỡng làm tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của cây trồng và vật nuôi; Việc phối hợp các loài cây thân gỗ vào nông trại đã tận dụng không gian của hệ thống trong sản xuất làm tăng tính đa dạng sinh học ở phạm vi nông trại và tạo cảnh quan; Hấp thụ và lưu giữ khí CO2 trong hệ thống, giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển, đóng góp vào việc giảm thiểu sự biến đổi khí hậu. Nhiều nhà nghiên cứu gợi ý rằng sự phát triển Nông lâm kết hợp trên qui mô lớn có thể làm giảm khí CO2 và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác (Dixon, 1995, 1996; Schroeder, 1994). Các cơ chế của tác động này có thể là: Sự đồng hóa khí CO2 của cây thân gỗ trên nông trại; Gia tăng lượng carbon trong đất và giảm nạn phá rừng (Young, 1997) [20]. Trên thế giới, việc nghiên cứu khả năng tích lũy carbon (C) của các hệ sinh thái rừng khác nhau để lượng hóa những giá trị về mặt môi trường của rừng đã được bắt đầu từ khá lâu. Ở Việt Nam nghiên cứu lượng C tích lũy trong rừng trồng đã được tiến hành trong vài năm qua, tập trung cho các loài cây trồng rừng thuần loại chính, trong khi đó mô hình NLKH, một kiểu sử dụng đất bền vững hơn về môi trường chưa được nghiên cứu lượng C tích lũy để chỉ ra ý nghĩa về môi trường của phương thức này. 2 Phú Lương là vùng trung du, địa hình tương đối bằng phẳng do đó các phương thức canh tác độc canh sẽ mang lại nhiều nguy cơ về môi trường và thiếu bền vững. Trong thực tế nhiều nông dân cũng đã nhận thức được điều này và từng bước áp dụng các mô hình NLKH. Mô hình NLKH Chè - Rừng là một trong số các mô hình đó. Tức Tranh thuộc huyện Phú Lương, là một xã có mô hình NLKH Chè Rừng khá phổ biến, tạo ra khối lượng sản phẩm ổn định và đóng góp quan trọng trong thu nhập của người dân. Mô hình này đã khắc phục nhược điểm của canh tác cây chè độc canh. Cây rừng trồng xen với chè giúp cản gió, ngăn chặn tác động của mưa bão. Với sự đóng góp của cây rừng đã tạo nên việc sử dụng đất đai khá bền vững, nông dân có thể kinh doanh dài ngày và có thu nhập ổn định. Bên cạnh giá trị về kinh tế và ổn định về đất đai, mô hình với cây rừng được kinh doanh theo chu kỳ đã giúp cho việc hấp thụ và lưu trữ một lượng C không hề nhỏ, và như vậy nó có ý nghĩa làm giảm khí gây hiệu ứng nhà kính hiện nay. Vì vậy cần có nghiên cứu khả năng tích lũy C trong cây chè của mô hình NLKH Chè - Rừng nhằm cung cấp các cơ sở dữ liệu, thông tin về đóng góp của mô hình trong giảm khí gây hiệu ứng nhà kính, từ đó có cơ sở khuyến cáo nhân rộng và định hướng cho việc chi trả dịch vụ môi trường cho phương thức NLKH. Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự đồng ý của nhà trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng tích lũy Carbon của cây Chè trong mô hình Nông lâm kết hợp Chè - Rừng tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” 1.2. Mục đích nghiên cứu Nhằm cung cấp thêm những thông tin khoa học về giá trị môi trường của mô hình NLKH nói chung và tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên nói riêng. 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được một số đặc điểm của mô hình NLKH Chè - Rừng tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. - Xác định được lượng C tích lũy của cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất phương pháp xác định lượng CO2 hấp thụ ở cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng và ước tính giá trị kinh tế môi trường thông qua lượng CO2 hấp thụ. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu Qua quá trình thực hiện đề tài, sinh viên sẽ được thực hành việc nghiên cứu khoa học, biết phương pháp phân bổ thời gian hợp lý và khoa học trong công việc để đạt được hiệu quả cao trong quá trình làm việc, đồng thời là cơ sở để củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường vào hoạt động thực tiễn. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần xác định được khả năng tích lũy C của cây Chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng, từ đó có thể làm tư liệu tham khảo cho các cấp, các nghành trong việc đề xuất chi trả dịch vụ môi trường cho mô hình NLKH nói chung và cho cơ quan quản lý nhà nước tại xã Tức Tranh nói riêng. 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu 2.1.1. Nghiên cứu hấp thụ CO2 của rừng Biến đổi khí hậu là tất yếu của sự nóng lên toàn cầu làm tất cả các thành phần của môi trường như nước biển dâng cao, gia tăng hạn hán, ngập lụt, khí hậu thay đổi, nhiều loại bệnh tật xuất hiện ảnh hưởng xấu đến đời sống con người. Với tầm quan trọng của các bể chứa carbon ở vùng nhiệt đới, trong gần một thập kỷ qua, nhiều tổ chức thế giới đã có các nghiên cứu liên quan đến sinh khối rừng và lượng carbon tích lũy trong các hệ sinh thái rừng để đưa ra phương pháp luận hoặc các đề xuất về thể chế chính sách trong việc bảo vệ các khu rừng nhiệt đới, sử dụng đất rừng bền vững vì giá trị môi trường trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu. Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế CIFOR (2007) đưa ra nhu cầu nghiên cứu để theo dõi thay đổi che phủ rừng, bể chứa carbon và chính sách để thực hiện chương trình REDD. Trung tâm Nông lâm kết hợp thế giới ICRAF (2007) đã phát triển các phương pháp dự báo nhanh lượng carbon lưu trữ thông qua việc giám sát thay đổi việc sử dụng đất bằng phân tích ảnh viễn thám, lập ô mẫu nghiên cứu sinh khối và ước tính lượng carbon tích lũy. Các phương pháp này cần được kế thừa và xem xét áp dụng một cách phù hợp hơn đối với các hệ sinh thái rừng của Việt Nam. Ở Việt Nam cho đến nay chưa có nghên cứu đầy đủ và hoàn chỉnh về xác định sinh khối (biomass) và carbon tích lũy trong các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các mô hình NLKH ở Việt Nam để làm cơ sở lượng giá trị lượng giá tri dịch vụ môi trường hấp thụ CO2 của các kiểu rừng, canh tác NLKH khác nhau. Nghiên cứu của trung tâm sinh thái rừng và môi trường thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã xác định trữ lượng carbon của thảm tươi 5 cây bụi, tương ứng với trạng thái rừng IA, IB, để cung cấp thông tin nhằm xác định đường carbon cơ sở trong các dự án trong theo cơ chế CDM. Việc xác định sinh khối tươi khô được thực hiện theo từng bộ phận thân cành và lá. Trữ lượng carbon được xác định thông qua sinh khối khô của các bộ phận và hệ số chuyển đổi 0,5. Tuy nhiên nghiên cứu chấp nhận lượng carbon lưu trữ được chuyển đổi theo hệ số, chưa được phân tích hàm lượng trong từng bộ phận thực vật cụ thể. Về nghiên cứu hấp thụ carbon trong các khu rừng trồng, trung tâm sinh thái rừng và môi trường trong đề tài nghiên cứu định giá và đưa ra ước tính carbon thông qua đường kính cây rừng cho 5 loài trồng rừng là Acasia mangium; A.Auriculiformis; A. Hybrid; Pinus assoniana và P. Merkusii. Nghên cứu dự báo khả năng hấp thụ CO2 của rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên của Bảo Huy, Phạm Tuấn Anh (2007 - 2008) [4] với sự tài trợ của Tổ chức Nông lâm kết hợp thế giới (ICRAF). Kết quả đã xây dựng được phương pháp nghiên cứu, phân tích hàm lượng carbon hấp thụ của cây rừng và lâm phần trên mặt đất rừng và bao gồm trong thân, vỏ, lá cành của cây gỗ và cho lâm phần. Trên cơ sở đó, Bảo Huy (2009) [5] và phát triển phương pháp nghiên cứu ước tính trữ lượng carbon trong các bể chứa ở các hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam. 2.1.2. Thị trường Carbon Tháng 8 năm 2001 thị trường mua bán về chỉ tiêu phát thải khí nhà kính đã được khai trương tại London. Tại thị trường này sẽ có 6 loại khí nhà kính sẽ được giao dịch trong đó quan trọng nhất là khí Carbon đioxit (CO2). Đơn vị các loại hàng hóa khí thải nhà kính trên thị trường được tính theo tấn CO2 và lượng quy đổi các loại khí khác. Hiện tại, khách hàng tham gia thị trường Quốc tế tại London về chỉ tiêu phát thải gồm 34 tập đoàn và hơn 6.000 doanh nghiệp nhỏ. Trong đó 34 tập đoàn Sell, Ford, Roll - Royce, Dalkia và 6 Dupont được xem là lớn hơn cả. Để tạo nguồn hàng ban đầu, Chính phủ Anh đã khuyến khích 34 tập đoàn trên khí thải để đổi lại khoản ưu đãi 215 triệu bảng Anh. Với khoản tiền này, 34 tập đoàn lớn đã thiết lập mức giá khởi điểm cho một đơn vị khí thải là 53,37 bảng Anh. Ngày 5/2/2010 Chính phủ Anh đã tổ chức bán đấu giá giấy phép carbon lần thứ 9 với 4,4 triệu định mức xả thải Châu Âu đã được bán ra mức 12,66 euro/tấn. Tháng 12/2009 Công ty cổ phần tài chính dầu khí Việt Nam đưa ra bán đấu giá 350.000 CER từ dự án thu hồi và sử dụng khí đồng hành mở rộng dự án phát triển sạch (dự án CDM 0125) đầu tiên được chứng nhận giảm phát thải. Tháng 4/2010 Tokyo (Nhật Bản) đã khởi động chương trình buôn bán phát thải carbon. Trong chương trình này 1.400 tổ chức chuyên sâu về năng lượng và carbon của thành phố này đã đáp ứng mục tiêu giảm thải ràng buộc về mặt pháp lý. Giai đoạn đầu của chương trình này kéo dài đến năm 2014, trong thời gian đó các tổ chức tham gia phải cắt giảm khí thải carbon ở mức 6%. Những công ty nào không tuân thủ theo các quy định mới sẽ phải nộp phạt và bị chính phủ lên án, nhưng đơn vị nào hoạt động trong hạn mức phát thải sẽ bị ra lệnh cắt giảm phát thải 1,3 lần so với mức ban đầu trong suốt giai đoạn đầu tiên của chương trình. 1.2.3. Chi trả dịch vụ môi trường hấp thụ CO2 của rừng Từ các dịnh vụ môi trường mà các cộng đồng vùng cao có thể được đền bù (hấp thụ carbon, bảo vệ vùng đầu nguồn và bảo tồn đa dạng sinh học) thì cơ chế đền bù cho thị trường carbon là cao hơn cả, thậm chí rừng carbon được coi xem là một đóng góp quan trọng trong xóa đói giảm nghèo. Đây là cơ hội cho những người sống bằng nghề rừng có thể tiếp cận được nguồn đầu tư tài chính, cũng như cơ hội để phát triển nguồn nhân lực thông qua việc chuyển giao công nghệ, giúp người dân xây dựng môi trường sống an toàn, bền vững, đặc biệt ở những nước đang phát triển. Các kế hoạch đền bù carbon hiện cũng đang tăng lên nhanh chóng. 7 Từ cơ sở này hình thành khái niệm rừng carbon (Carbon Forestry), đó là các khu rừng được xác định với mục tiêu điều hòa và lưu giữ carbon phát thải từ công nghiệp. Khái niệm rừng carbon thường gắn với các chương trình dự án cải thiện đời sống cho cư dân sống trong và gần rừng, đang bảo vệ rừng. Họ là những người bảo vệ rừng và chịu ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu toàn cầu, do đó cần sự đền bù, chi trả thích hợp, có như vậy mới vừa góp phần nâng cao sinh kế cho người giữ rừng đồng thời bảo vệ môi trường khí hậu bền vững trong tương lai, hay nói cách khác là các hoạt động nhằm tích lũy carbon dựa vào cộng đồng chỉ có thể thành công nếu như có một cơ chế cụ thể để duy trì và bảo vệ lượng carbon lưu trữ gắn với sinh kế của người dân sống gần rừng và đang sử dụng đất rừng. Hiện nay cơ chế trao đổi carbon vẫn đang được tranh luận, từ chương trình CDM và cho đến nay khái niệm mới là REDD cũng mới ở mức phát triển khung khái niệm, tiếp cận và mội số nơi đang được thúc đẩy thử nghiệm. Tuy nhiên với xu thế biến đổi khí hậu hiện nay do lượng CO2 phát thải không giảm xuống, thì việc bảo vệ, phát triển rừng tự nhiên là một chiến lược đúng đắn nhằm cân bằng lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời với nó các quốc gia đang gần đến các thỏa thuận để đền bù, chi trả cho các cộng đồng ở các quốc gia đang phát triển để bảo vệ và phát triển rừng với mục đích lưu giữ và tăng khả năng hấp thụ CO2 của các hệ sinh thái rừng, các kiểu sử dụng đất ở vùng nhiệt đới. 2.2. Tổng quan vấn đền ghiên cứu 2.2.1. Những cứu trên thế giới Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, những hoạt động của con người ngày càng gia tăng đã và đang dẫn đến những tác động tiêu cực đối với hệ thống khí hậu toàn cầu. Xuất phát từ thực tế đó đã có nhiều công trình và dự án nghiên cứu về các loại khí nhà kính trong đó loại khí nhà kính được 8 quan tâm nhất là CO2 (Carbon dioxit). Tính đến năm 2004 đã có 16 dự án về hấp thụ carbon qua việc trồng mới và tái trồng rừng được thực hiện, trong đó Châu Mỹ - Latinh có 4 dự án, Châu Phi có 7 dự án, Châu Á có 5 dự án và 1 dự án liên quốc gia được thực hiện tại các nước Ấn Độ, Brazil, Jordan và Kenya (FAO, 2004) [13]. Tại Ấn Độ, một dự án nâng cao hấp thụ carbon đang được thực hiện trong thời gian 50 năm, theo tính toán, khi kết thúc dự án có thể cố định được từ 0,4 - 0,6 Mt C, trong đó sau 8 năm, mỗi ha có thể cố định được 25,44 tấn, sau 12 năm có thể cố định được 41,2 tấn và sau 50 năm có thể cố định được 58,8 tấn (tương đương khoảng 3 tấn carbon/ha). Một dự án khác nhằm giảm những thiệt hại do nóng lên toàn cầu và giảm tỷ lệ đói nghèo của người dân trong vùng được thực hiện tại Tây Phi thông qua việc tăng cường khả năng hấp thụ carbon của trảng cỏ Savannah (FAO, 2004). Nhìn chung, mục tiêu của các dự án về khả năng hấp thụ carbon biến động rất lớn, từ 7 tấn/ha trong dự án tại vườn quốc gia Noel Kempf Mercado ở Bolivia đến 129 tấn/ha trong dự án thực hiện tại vùng Andean ở Ecuador (FAO, 2004) [13]. Theo Noordwijk (2000), ở Indonexia, khả năng tích lũy carbon ở các hệ thống Nông lâm kết hợp và thâm canh lâu năm và rừng thứ sinh trung bình là 2,5 tấn/ha/năm và có sự biến động rât lớn trong các điều kiện khác nhau từ 0,5 - 12,5 tấn/ha/năm. Như vậy, quá trình tích lũy carbon cũng chính là quá trình sinh trưởng của cây. Nghiên cứu lượng Carbon lưu trữ trong rừng trồng nguyên liệu giấy, Romain Pirard (2005) đã tính lượng carbon lưu trữ dựa trên tổng sinh khối tươi trên mặt đất, thông qua lượng sinh khối khô (không còn độ ẩm) bằng cách lấy tổng sinh khối tươi nhân với hệ số 0.49, sau đó nhân sinh khối khô với hệ số 0.5 để xác định lượng carbon lưu trữ trong cây (Romain Pirard) [19]. 9 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng hỗn giao giữa P. masoniana và Cunninghamia lanceolata kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với cả 2 loài, hàm lượng carbon tập chung chủ yếu ở tầng cây gỗ đạt trung bình 51,1% tiếp đến là vật rơi rụng chiếm 48,3%, cây bụi chiếm 44,1% và thấp nhất là trong cỏ chỉ chiếm khoảng 33,0% so với tổng sinh khối khô từng bộ phận. Khả năng hấp thụ carbon của loài P. massoniana lớn hơn lượng carbon của C. lanceolata, trong đó hàm lượng carbon chứa trong rễ, cành, vỏ, lá của P. massoniana lần lượt là 58,6%, 56,3%, 51,2%, 49,8% và 46,8% trong khi đó loài C. lanceolata có hàm lượng carbon lần lượt là vỏ (52,2%), lá (51,85), gỗ (50,2%), rễ (47,5%) và thấp nhất là cành 46,7% (Kang Bing và cs, 2006) [16] Năm 1995 Murdiyarso D. đã nghiên cứu và đưa ra dẫn liệu Indonesia có lượng carbon hấp thụ từ 161 - 300 tấn/ha trong phần sinh khối trên mặt đất. Noonpragop K. đã xác định lượng carbon trong sinh khối trên mặt đất là 72 - 182 tấn/ha. Ở Malaysia lượng carbon trong rừng biến động từ 100 - 160 tấn/ha và tính cả trong sinh khối và đất là 90 - 780 tấn/ha (ICRAF, 2001) [14]. Theo một công trình nghiên cứu được thực hiện tương đối toàn diện và có hệ thống của Ilic (2000) và Mc Kenzie (2001) về lượng carbon tích lũy của rừng. Theo Mc kenzie (2001), carbon trong hệ sinh thái rừng thường tập trung ở bốn bộp hận chính: Thảm thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơi rụng, rễ cây và đất rừng. Việc xác định khối lượng carbon trong rừng thường được thực hiện thông qua xác định sinh khối rừng và xác định tích lũy carbon rừng (Mc Kenzie, 2001) [17]. Nghiên cứu của Jianhua Zhu (2007) [15], khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng Larix potaninii có độ tuổi từ 2 - 40 cho thấy, hàm lượng carbon của sinh khối trên mặt đất chứa 49,70% và hàm lượng carbon của sinh khối dưới mặt đất chứa 48,99%. Hàm lượng carbon trong thân cây chứa 49,47% 10 trong khi hàm lượng carbon trong cành chiếm 50,03% và hàm lượng carbon trong lá chiếm 49,61% so với sinh khối khô của nó. Thị trường về dịch vụ môi trường của rừng trên phạm vi toàn cầu đã được xem xét và đánh giá. Theo đó rừng có tác dụng cung cấp các dịch vụ môi trường gồm: Bảo tồn đa dạng sinh học, hấp thụ carbon, bảo vệ đầu nguồn, vẻ đẹp cảnh quan, vv. Nghiên cứu đã xác định cơ cấu giá trị cho các loại dịch vụ môi trường của rừng là: Hấp thụ carbon chiếm 27%; Bảo tồn đa dạng sinh học chiếm 25%; Bảo vệ đầu nguồn chiếm 21%; Vẻ đẹp cảnh quan chiếm 17% và giá trị khác chiếm 10% (Natasha Land-Mill & Ina T. Porras, 2002) [18]. Như vậy có thể thấy, giá trị của rừng là rất to lớn mà đặc biệt là giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của rừng. Với tầm quan trọng này nhiều tổ chức, quốc gia đã hình thành các cơ chế khác nhau nhằm quản lý dịch vụ môi trường rừng trên quan điểm coi dịch vụ môi trường là một loại hàng hoá. Một số quốc gia đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường - PES (Payment for Environment Services - PES) nhằm quản lý bền vững các dịch vụ môi trường rừng. Theo đó, các khái niệm và thuật ngữ được thừa nhận để chỉ sự thương mại các dịch vụ môi trường như: Chi trả (Payments), đền đáp (Reward), thị trường (Market), bồi thường (Compensation) (Sven Wunder, 2005). Đây được coi là những xu hướng mới nhằm quản lý dịch vụ môi trường rừng và hướng tới phát triển bền vững. 2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Mặc dù các nghiên cứu trong nước chưa thực sự đa dạng, chưa đánh giá được một cách đầy đủ và toàn diện về khả năng tích lũy carbon của rừng tự nhiên, rừng trồng và các phương thức canh tác Nông lâm nghiệp nhưng những nghiên cứu ban đầu về lĩnh vực này có ỹ nghĩa rất quan trọng, làm nền tảng thiết lập thị trường giao dịch carbon trong nước. Một số kết quả nghiên cứu đã ghi nhận như: 11 Ngô Đình Quế và cs (2006) [7], tuỳ thuộc vào năng suất lâm phần ở các tuổi nhất định mà khả năng hấp thụ CO2 của các lâm phần có sự khác nhau. Để tích luỹ khoảng 100 tấn CO2/ha, Thông mã vĩ và Thông 3 lá ở tuổi 10, Keo lai 4 - 5 tuổi, Keo tai tượng 5 - 6 tuổi và Bạch đàn urô ở tuổi 4 - 5, Thông nhựa phải đến tuổi 16 - 17, Thông 3 lá ở tuổi 10 và Thông mã vĩ. Tác giả đã lập phương trình tương quan hồi quy tuyến tính giữa lượng CO2 hấp thụ hàng năm với năng suất gỗ và năng suất sinh học, từ đó tính ra được khả năng hấp thụ CO2 thực tế ở nước ta đối với 5 loài cây trên. Cũng theo Ngô Đình Quế (2005), với tổng diện tích 123,95 ha khi trồng Keo lai 3 tuổi, Quế 17 tuổi, Thông 3 lá 15 tuổi, Keo lá tràm 12 tuổi thì sau khi trừ đi tổng lượng C của đường cơ sở, lượng C thực tế thu được qua việc trồng rừng CDM là 7.553,6 tấn C hoặc 27.721,9 tấn CO2. Võ Đại Hải và cs (2009) [3], trong đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại Carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam” đã tiến hành nghiên cứu năng suất sinh khối của một số loài cây trồng rừng như: Mỡ, Thông đuôi ngựa, Thông nhựa, Keo lai, Keo lá tràm,… Kết quả đã đánh giá được cấu trúc sinh khối cây cá thể và cấu trúc sinh khối lâm phần rừng trồng, tìm hiểu rõ được mối quan hệ giữa sinh khối cây cá thể và lâm phần với các nhân tố điều tra,… Góp phần quan trọng trong nghiên cứu sinh khối rừng trồng và nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của một số loài cây trồng rừng sản xuất chủ yếu ở nước ta hiện nay. Hoàng Văn Dưỡng (2000) [2], đã tìm ra quy luật quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh khối với các chỉ tiêu biểu thị kích thước của cây, quan hệ giữa sinh khối tươi và sinh khối khô các bộ phận keo lá tràm. Nghiên cứu cũng đã lập được biểu tra sinh khối và ứng dụng biểu xác định sinh khối cây cá lẻ và lâm phần Keo lá tràm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan