Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của 15 cây chè trung du búp tím tại thái nguyên...

Tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của 15 cây chè trung du búp tím tại thái nguyên

.PDF
85
416
59

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------------------- NGUYỄN THỊ LƢƠNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, CỦA 15 CÂY CHÈ TRUNG DU BÚP TÍM TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------------------- NGUYỄN THỊ LƢƠNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, CỦA 15 CÂY CHÈ TRUNG DU BÚP TÍM TẠI THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số ngành: 60.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Dƣơng Trung Dũng Thái Nguyên - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bởi một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên Nguyễn Thị Lƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng của tất cả các học viên trước khi ra trường, nó như là trang giấy cuối cùng tổng kết lại tất cả những gì đã viết trong một cuốn sách cũng như là bài tổng kết lại quá trình học tập, rèn luyện về đạo đức, kỹ năng và tư cách của một người học viên. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, của 15 cây chè Trung du búp tím tại Thái Nguyên”. Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường, gia đình, bạn bè đã cùng tôi đi suốt chặng đường vừa qua. Đặc biệt, tôi muốn cảm ơn tới thầy giáo TS. Dƣơng Trung Dũng đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian tôi thực tập tại trường. Do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy, các cô và các bạn để luận văn của tôi ngày một hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 30 tháng 10 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Lƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT ................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5 1.2. Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố cây chè ............................................. 6 1.2.1. Nguồn gốc cây chè .................................................................................. 6 1.2.2. Phân loại cây chè ..................................................................................... 7 1.2.3. Sự phân bố của cây chè ........................................................................... 9 1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây chè ..................................... 9 1.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè trên Thế giới và trong nước ............ 10 1.3.1. Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè trên Thế giới ................................ 10 1.3.1.1. Tình hình sản xuất .............................................................................. 10 1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu chè trên Thế giới ............................................. 13 1.3.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè ở Việt Nam .................................. 15 1.3.2.1. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam ................................................... 15 1.3.2.2. Tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên .............................................. 16 1.3.2.3. Tình hình nghiên cứu chè ở Việt Nam ............................................... 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................... 28 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .............................................. 28 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 28 2.1.2. Thời gian địa điểm nghiên cứu ............................................................. 28 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28 2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.................................................. 28 2.3.2. Phương pháp điều tra tuyển chọn cây chè Trung du đầu dòng ............. 29 2.3.3. Nghiên cứu đánh giá, khả năng nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành của cây chè Trung du ưu tú ........................................................... 31 2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 32 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 33 3.1. Điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết của tỉnh Thái Nguyên .................... 33 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 33 3.1.2. Địa hình,đất đai ..................................................................................... 33 3.1.2.1. Địa hình .............................................................................................. 33 3.1.2.2. Đất đai ................................................................................................ 34 3.1.3. Ảnh hưởng của thời tiết Thái Nguyên đến cây chè .............................. 34 3.2. Kết quả tuyển chọn cây chè Trung du...................................................... 37 3.2.1. Kết quả tuyển chọn cây chè Trung du ưu tú ......................................... 37 3.2.2. Đặc điểm hình thái của cây chè Trung du............................................. 38 3.2.3. Đặc điểm sinh trưởng của các cây chè Trung du ưu tú......................... 44 3.2.4. Chất lượng chè nguyên liệu và thành phẩm của các cây chè Trung du ...... 46 3.2.4.1. Kết quả phân tích thành phần hóa sinh búp chè của các cây chè Trung du .......................................................................................................... 47 3.2.4.2. Kết quả đánh giá chất lượng chè xanh thành phẩm của 16 cây chè Trung du .......................................................................................................... 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 3.3. Kết quả nghiên cứu khả năng nhân giống của các cây chè Trung du ...... 50 3.3.1. Tỷ lệ ra mô sẹo của các cây chè Trung du ............................................ 50 3.3.2. Tỷ lệ ra rễ của các cây chè Trung du .................................................... 51 3.3.3. Tỷ lệ nẩy mầm của các cây chè Trung du ............................................. 53 3.3.4. Khả năng cung cấp hom giống, tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của các cây chè Trung du khi giâm cành ..................................................................... 54 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 57 1. Kết luận ....................................................................................................... 57 2. Đề nghị ........................................................................................................ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt II. Tài liệu từ Internet Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT BNN : Bộ nông nghiệp CR : Chiều rộng lá ĐC : Đối chứng TC : Tân Cương ĐT : Đại Từ SC : Sông Cầu TL : Tỷ lệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Diện tích chè của Thế giới và một số nước trồng chè chính năm 2008 - 2012 .............................................................................. 11 Bảng 1.2: Năng suất chè của Thế giới và một số nước trồng chè chính năm 2008 - 2012 ...................................................................................... 12 Bảng 1.3: Sản lượng chè của Thế giới và một số nước trồng chè chính năm 2008 - 2012 .............................................................................. 13 Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam từ năm 2002 - 2011 .............................................................................. 16 Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Thái Nguyên từ năm 2004 - 2011 .......................................................................... 18 Bảng 1.6: Diện tích trồng, diện tích thu hoạch, sản lượng chè của một số địa phương trong tỉnh Thái Nguyên năm 2011 ..................................... 20 Bảng 3.1: Bảng thời tiết, khí hậu của Thái Nguyên năm 2013 - 2014 ........... 35 Bảng 3.2: Kết quả tuyển chọn cây chè Trung du ưu tú................................... 37 Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái thân cành của 16 cây chè Trung du................. 39 Bảng 3.4. Đặc điểm hình dạng màu sắc lá của các cá thể chè Trung du ........ 41 Bảng 3.5: Kích thước và số đôi gân chính của chè Trung du ưu tú ................ 41 Bảng 3.6. Đặc điểm búp của các cá thể chè Trung du .................................... 43 Bảng 3.7. Thời gian sinh trưởng búp chè và số lứa hái trong năm Của 16 cây chè Trung du ưu tú........................................................ 45 Bảng 3.8. Khả năng cho năng suất của 16 cây chè Trung du ......................... 46 Bảng 3.9. Kết quả phân tích thành phần hóa sinh của 16 cây chè Trung du ........ 47 Bảng 3.10. Kết quả thử nếm cảm quan sản phẩm chè xanh của 16 cây chè Trung du ........................................................................................... 49 Bảng 3.11. Tỉ lệ ra mô sẹo của các cá thể chè Trung du ................................ 50 Bảng 3.12. Tỉ lệ ra rễ của các cá thể chè Trung du ......................................... 52 Bảng 3.13. Tổng số hom, tỉ lệ sống, tỷ lệ xuất vườn của các cá thể chè ........ 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ loại bỏ các cá thể qua các chỉ tiêu đo đếm ........................... 23 Hình 1.2: Sơ đồ chọn lọc cá thể chè................................................................ 24 Hình 1.3: Sơ đồ đợt sinh trưởng tự nhiên ....................................................... 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây chè (Camellia sinensis (L) O. kuntze) là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, tập trung chủ yếu ở các nước châu Á, châu Phi. Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì cây chè được trồng ở hơn 60 nước trên Thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trên thế giới có tới 63 quốc gia trồng chè, nhưng tập trung chủ yếu ở các nước châu Á và châu Phi. Sản phẩm từ cây chè được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới dưới nhiều dạng khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là đồ uống. Người ta uống chè không chỉ để thưởng thức hương vị độc đáo của nó mà còn do chè có giá trị dinh dưỡng rất lớn đối với sức khoẻ con người. Các nhà khoa học Nhật Bản khi nghiên cứu các loại thực phẩm kỹ thuật cao đã xác nhận uống chè có tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể, chống phóng xạ, ngăn ngừa và chống bệnh tim mạch, viêm nhiễm…. Ngoài ra, chè còn có tác dụng giải khát, khử đờm, làm sáng mắt, lợi tiểu, khử ngấy, nâng cao độ tinh tường, làm tỉnh táo tinh thần… uống trà (chè) còn có thể phòng và chữa một số bệnh như bệnh tiểu đường, ngăn ngừa bệnh ung thư, chữa bệnh viêm khớp. Do chè có những tác dụng tốt lại là thức uống phù hợp với mọi đối tượng nên số người uống chè ngày càng tăng. Chè là một loại cây trồng mang lại lợi ích kinh tế cao. Theo các nghiên cứu về sinh vật học, Việt Nam là một trong những quê hương của cây chè trên thế giới. Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Chè trồng một lần, có thể thu hoạch 30 - 40 năm hoặc lâu hơn nữa. Ngày nay trên thế giới có khoảng 40 nước trồng chè. Chè được trồng tập trung nhiều nhất ở châu Á, sau đó đến châu Phi. Nghề trồng chè Việt Nam đã có từ lâu, nhưng cây chè được khai thác và trồng với diện tích lớn mới bắt đầu khoảng hơn 50 năm nay. Trong các vùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 trồng chè, chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Việc sản xuất và cung cấp chè vừa có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng trong nước và nhu cầu xuất khẩu. Chính bởi vậy, so với các loại cây trồng khác ở Việt Nam, chè là một trong những cây có ưu thế nhất cả về điều kiện khí hậu và nguồn lực lao động. Do điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp cho nên cây chè được trồng rải rác ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi của Việt Nam. Ở miền Nam chè được trồng chủ yếu ở hai tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai, ở miền Bắc là các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai... Hiện nay, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới chỉ sau Ấn Độ, Trung Quốc, Kenya, Sri Lanka và ngang hàng với Indonesia. Thái Nguyên là một tỉnh Trung du, miền núi Bắc Bộ, được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết khá thích hợp cho phát triển cây chè. So với các huyện trong tỉnh, thành phố Thái Nguyên có diện tích chè khá lớn được phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây, với các vùng trọng điểm là các xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức. Hiện nay, cây chè Thái Nguyên trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân trong Tỉnh. Với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu các giống chè Trung du, Viện Nghiên cứu chè Kenia cho thấy chè Trung du có chất lượng rất cao nên khi đưa ra sản xuất chè thành phẩm có giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều so với các giống chè bình thường khác. Trong chè Trung du có nồng độ chất chống oxy hóa cao hơn các giống chè khác. Cũng theo hướng nghiên cứu, phân tích này, thế giới đã tạo ra triết chất chống oxy hóa trong chè Trung du làm chất bảo quản thực phẩm và thuốc bồi bổ sức khỏe. Giống chè Trung du quý hiếm này nếu được phát triển sẽ tạo ra một thương hiệu riêng, một loại chè đặc biệt cao cấp không chỉ sử dụng làm nước uống mà còn có tác dụng trong y học phòng chữa một số bệnh, đặc biệt ngăn ngừa phóng xạ, chống ung thư. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Tuy nhiên, một mặt do chè Trung du được hình thành tự phát nhờ hạt mọc tự nhiên, hoặc do người dân trồng từ hạt không qua tuyển chọn nên vùng chè Trung du không có sự đồng đều về hình thái và chất lượng búp, trong đó có cây chè Trung du có nguồn gốc từ các thứ chè khác. Sự không đồng đều về hình thái đó đã có ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây chè và đặc biệt là có ảnh hưởng đến chất lượng chè thành phẩm của vùng chè Thái Nguyên. Mặt khác, do không hiểu biết về giống chè này cũng như hiệu quả về y học của nó nên người dân đã chặt bỏ chuyển sang trồng chè lai và một số loại cây trồng khác. Để phát triển ngành chè phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hôi trong phạm vi cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã và đang tiếp tục xây dựng chiến lược bảo tồn các giống chè quý của địa phương, trong đó có giống chè Trung du - giống chè được coi là giống địa phương của Thái nguyên. Xuất phát từ vấn đề trên tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, của 15 cây chè Trung du búp tím tại Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển chè Trung du tại Thái Nguyên. - Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của 15 cây chè Trung du ưu tú tại Thái Nguyên. - Đánh giá được tỷ lệ sống, khả năng sinh truởng và tỷ lệ xuất vườn của 15 cây chè Trung du ưu tú tại Thái Nguyên. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Chọn được cây chè Trung du ưu tú làm vườn cây giống gốc có năng suất cao, chất lượng tốt, cung cấp hom chè giống để phát triển vùng chè. - Bảo tồn giống chè Trung du mang nhiều đặc tính quý. - Nghiên cứu kỹ thuật giâm cành chè Trung du, tạo cây chè con có kích thước thích hợp để phát triển sản xuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 - Góp phần phát triển vùng chè Trung du miền núi phía bắc một cách bền vững.Vừa tạo ra độ che phủ mặt đất, chống xói mòn, vừa cho thu hoạch thường xuyên, từng bước xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân khu vực trung du miền núi phía Bắc. - Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho cán bộ khoa học kĩ thuật, người sản xuất kinh doanh chè, giáo viên, sinh viên và học viên cao học trong học tập, nghiên cứu về cây chè. 4. Phạm vi nghiên cứu - Đánh giá về năng suất, chất lượng, khả năng sinh trưởng, tuyển chọn cây chè Trung du ưu tú. - Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong tỉnh Thái nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Chè là cây lâu năm, nở hoa hàng năm. Cây chè sau trồng 2 - 3 năm đã có khả năng ra hoa. Cây chè có từ 2000 - 4000 nụ hoa/năm, nhưng tỷ lệ đậu quả rất thấp, thường chỉ đạt từ 2 - 4 %. Hoa chè là hoa lưỡng tính nhưng khả năng tự thụ của hoa chè rất thấp, hầu hết các quả chè là kết quả của sự thụ phấn khác hoa, đây là nguyên nhân quan trọng làm cho cây chè mọc từ hạt có sự phân ly lớn về hình thái, về khả năng cho năng suất, chất lượng. Nói chung những cây chè con mọc từ hạt có sự phân ly lớn so với cây mẹ. Mặt khác chè là cây thân gỗ, ngoài khả năng nhân giống bằng hạt thì người ta có thể nhân giống chè bằng phương pháp nhân giống vô tính như phương pháp nuôi cấy mô tế bào, ghép cành, giâm cành… Ưu điểm của phương pháp nhân giống vô tính là hệ số nhân giống cao, cây con giữ được những đặc tính tốt của cây mẹ, vườn chè có độ đồng đều cao, có khả năng cho năng suất cao hơn so với trồng hạt, nguyên liệu có độ đồng đều cao, dễ canh tác, thu hái và chế biến. Dựa trên cơ sở khoa học này, ngày nay ở hầu hết các cơ sở sản xuất chè trên thế giới cũng như Việt Nam, các giống chè thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Khả năng giâm cành của chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trong đó có 3 yếu tố quan trọng đó là yếu tố hom giống. Thời vụ giâm cành (điều kiện môi trường ngoại cảnh) và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trong vườn ươm. Giống chè Trung du của tỉnh Thái Nguyên, hầu hết được mọc từ hạt do vậy phân ly rất lớn về sinh trưởng, phát triển và các đặc điểm hình thái. Những vấn đề trên là cơ sở thực tiễn quan trọng của đề tài. Nghiên cứu chọn lọc cây đầu dòng phục vụ công tác nhân giống cho vùng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 1.2. Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố cây chè 1.2.1. Nguồn gốc cây chè Nguồn gốc của cây chè là vấn đề phức tạp, cho đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc cây chè, dựa trên những cơ sở về lịch sử, khảo cổ học và thực vật học. Một số quan điểm được nhiều người công nhận nhất là: Cây chè có nguồn gốc ở Vân Nam - Trung Quốc: Theo Daraselia, Gruzia (1989) thì các nhà khoa học Trung Quốc như Schenpen, Jaiding … đã giải thích sự phân bố của cây chè mẹ ở Trung Quốc như sau: Tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu của hàng loạt con sông lớn đổ về các con sông ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma. Đầu tiên, cây chè mọc ở Vân Nam, sau đó hạt chè di chuyển trôi theo dòng nước đến các vùng nói trên và lan sang các vùng khác. Cũng theo Daraselia, dựa trên cơ sở học thuyết “Trung tâm khởi nguyên cây trồng” của Vavilop thì cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc, phân bố ở khu vực Đông nam, men theo cao nguyên Tây Tạng [10]. Cây chè có nguồn gốc ở vùng Atxam (Ấn Độ): Năm 1823, R.Bruce đã phát hiện được những cây chè dại lá to ở vùng Atxam (Ấn Độ ), từ đó các học giả người Anh cho rằng: Nguyên sản của cây chè là ở vùng Atxam chứ không phải ở Vân Nam - Trung Quốc [10]. Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam: Những công trình nghiên cứu của Djemukhatze (1961 - 1976) về phức catechin của lá chè có nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất catechin của lá chè được trồng trọt và mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm về sự tiến hoá sinh hoá của cây chè và trên cơ sở đó xác minh “Nguồn gốc cây chè chính là ở Việt Nam”[10]. Các quan điểm nêu trên tuy có khác nhau về địa điểm nhưng đều có điểm chung thống nhất là: Nguyên sản của cây chè là ở châu Á, nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm [10]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 1.2.2. Phân loại cây chè Khi nghiên cứu về cây chè, năm 1753 nhà thực vật học nổi tiếng Line đã đặt tên cho cây chè là: Thea sinensis, sau lại đặt là Camellia Sinensis. Vấn đề này cũng được nhiều nhà nghiên cứu tranh luận và cũng có rất nhiều cách đặt tên. Theo Nguyễn Ngọc Kính thì cách phân loại của Cohen Stuart (1919) được các nhà thực vật học thống nhất đến nay: Cây chè thuộc: - Ngành Hạt kín Angiospermae - Lớp Song tử diệp Dicotyledonae - Bộ Chè Theales - Họ Chè Theaceae - Chi Chè Camellia (Thea) - Loài Camellia Sinensis Dựa vào các đặc điểm thực vật học, đặc điểm sinh hóa, nguồn gốc phát sinh cây chè Cohen Stuart chia Camellia Sinensis ra làm bốn thứ: a) Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. Bohea) Đặc điểm: - Cây bụi thấp phân cành nhiều. - Lá nhỏ, dày nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, lá dài 3,5 - 6,5 cm. - Có 6 - 7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ, không đều. - Búp nhỏ, hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất bình thường. - Khả năng chịu rét ở độ nhiệt -120C đến -150C. Phân bố chủ yếu ở miền đông, đông nam Trung Quốc, Nhật Bản và một số vùng khác. b) Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla) Đặc điểm: - Thân gỗ nhỡ cao tới 5m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 - Lá to trung bình chiều dài 12 - 15 cm, chiều rộng 5 - 7 cm, màu xanh nhạt, bóng, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn. - Có trung bình 8 - 9 đôi, gân lá rõ. - Năng suất cao, phẩm chất tốt. Nguyên sản ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc). c) Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan) Đặc điểm: - Thân gỗ, cao từ 6 đến 10 m. - Lá to và dài 15 - 18 cm màu xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ và dày. - Tôm chè có nhiều lông tơ, trắng và mịn trông như tuyết, nên còn gọi là chè tuyết. - Có khoảng 10 đôi gân lá. - Có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao, năng suất cao, phẩm chất thuộc loại tốt nhất. Nguyên sản ở Vân Nam - Trung Quốc, miền Bắc của Miến Điện và Việt Nam. d) Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. assamica) Đặc điểm: - Thân gỗ cao tới 17 m phân cành thưa. - Lá dài tới 20 - 30 cm, mỏng, mềm, thường có màu xanh đậm, dạng lá hình bầu dục, phiến lá gợn sóng, đầu lá dài. - Có trung bình 12 - 15 đôi gân lá. - Rất ít hoa quả. - Không chịu được rét hạn. - Năng suất, phẩm chất tốt. Trồng nhiều ở Ấn Độ, Miến Điện, Vân Nam (Trung Quốc) và một số vùng khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 1.2.3. Sự phân bố của cây chè Sự phân bố của cây chè phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu. Các kết quả nghiên cứu đều đưa đến một kết luận chung là: Vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới thích hợp cho cây chè. Ngày nay, do trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đã lai tạo, chọn lọc ra nhiều giống chè khác nhau và được trồng rộng rãi ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Theo Đỗ Ngọc Quỹ [16], thì hiện nay chè được phân bố khá rộng từ 42º vĩ Bắc Pochi (Liên Xô cũ) đến 27º Nam Coriente (Achentina). Sự phân bố của cây chè theo điều kiện khí hậu đất đai và địa hình cũng có sự khác nhau. Đất trồng chè tốt phải nhiều mùn, thoát nước tốt và có độ dốc thoải. Ảnh hưởng của độ cao đã hình thành nên các vùng chè với nhiều giống chè, chất lượng khác nhau. Các nhà khoa học cho rằng: Chè trồng ở những vùng có độ cao lớn hơn so với mặt nước biển thường có chất lượng tốt hơn so với chè trồng ở vùng thấp. Về điều kiện khí hậu, chè sinh trưởng tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 15ºC đến 20ºC, tổng nhiệt độ hàng năm vào khoảng 8.000ºC; lượng mưa trung bình hàng năm 1500 - 2000 mm; độ ẩm đất 70 - 80%. Tuy nhiên với khả năng thích nghi rộng cùng với sự tiến bộ của khoa học hiện nay chè được trồng ở những vùng khắc nghiệt hơn [10]. 1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây chè Chè là cây công nghiệp lâu năm có chu kì kinh tế dài, sản phẩm cho thu hoạch chính là lá và búp non. Trong thời gian sống cây chè trải qua 2 chu kì phát triển lớn và chu kì phát triển nhỏ. - Chu kỳ phát triển lớn bao gồm suốt cả đời sống của cây chè được chia làm 5 giai đoạn: Giai đoạn phôi thai, đây là giai đoạn đầu tiên của cây chè chủ yếu nằm ở vườn chè giống lấy hạt hoặc lấy cành -> giai đoạn cây con trong vườn ươm -> giai đoạn cây con -> giai đoạn cây chè trưởng thành -> giai đoạn chè già cỗi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 - Chu kỳ phát triển nhỏ (chu kỳ phát triển hàng năm) bao gồm giai đoạn sinh trưởng và giai đoạn tạm ngừng sinh trưởng. Giai đoạn sinh trưởng của cây chè gồm 2 quá trình hoạt động song song: Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Tùy điều kiện ngoại cảnh và sinh trưởng của giống mà cây chè có những ưu thế sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực khác nhau. Những đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây chè là kết quả phản ánh tổng hợp giữa các đặc điểm của giống (tính di truyền) với các điều kiện ngoại cảnh. Như vậy nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của giống trong các vùng sinh thái khác nhau chúng ta sẽ đánh giá được khả năng thích ứng của giống trong từng vùng sinh thái, từ đó đề ra các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất búp cao, phẩm chất tốt. Nghiên cứu mối quan hệ giữa giống chè và môi trường sống, tác giả Carr. (1972), Wickramaratne (1981) cho thấy, sự thay đổi môi trường nếu không được xem xét kỹ khi lựa chọn giống chè sẽ không phát huy được bản chất tốt của giống mà còn có tác dụng ngược lại. Cây chè trồng trong môi trường thích hợp là yếu tố quan trọng quyết định đến sản lượng và chất lượng chè. 1.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè trên Thế giới và trong nƣớc 1.3.1. Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè trên Thế giới 1.3.1.1. Tình hình sản xuất Chè là cây trồng có lịch sử lâu đời (khoảng hơn 4000 năm) [10]. Ngày nay chè là thứ nước uống chủ yếu và phổ biến với những sản phẩm chế biến đa dạng và phong phú. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu về giải khát, dinh dưỡng, thưởng thức chè ở nhiều nước đã được nâng lên tầm văn hóa với cả những nghi thức trang trọng và thanh cao của trà đạo. Theo Đỗ Ngọc Quỹ (2008) [19], quốc gia đầu tiên trên Thế giới phát triển sản xuất chè là Trung Quốc, sau đó được truyền bá sang Nhật Bản vào những năm 805 sau Công Nguyên, vào Indonexia năm 1654, vào Ấn Độ năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất