Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu khả năng sinh sản của heo đực giống nuôi tại trại chăn nuôi thực nghi...

Tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh sản của heo đực giống nuôi tại trại chăn nuôi thực nghiệm hòa an

.PDF
65
1155
93

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BẠCH VĂN LƯỚC NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO ĐỰC GIỐNG NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI THỰC NGHIỆM HÒA AN Luận văn tốt nghiệp Ngành: CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI Cần Thơ, 2011 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO ĐỰC GIỐNG NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI THỰC NGHIỆM HÒA AN Giáo viên hướ ng dẫn : TS. Phạm Ngọc Du Sinh viên thực hiện: Bạch Văn Lước MSSV: 3087414 Lớp: CN08Z2A1 Cần Thơ, 2011 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BẠCH VĂN LƯỚC Luận văn tốt nghiệp Ngành: CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO ĐỰC GIỐNG NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI THỰC NGHIỆM HÒA AN Cần Thơ, N gày….tháng….năm…... Cần Thơ, Ngày….tháng….năm…… DUYỆT CÁN BỘ HƯỚNG DẪN DUYỆT BỘ MÔN TS. Phạm Ngọc Du Cần Thơ, Ngày…. tháng….năm…… DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong các công trình nghiên cứu trước đây. Tên tác giả Bạch Văn Lước i LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành cám ơn cha mẹ đã hy sinh cả đời chăm sóc và dạy dỗ anh em chúng tôi thành người có ích cho xã hội. Xin chân thành cảm ơn : Thầy Phạm Ngọc Du đã giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cô Nguyễn Thị Kim Khang đã giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tôi và các bạn lớp Công Nghệ Giống Vật Nuôi khóa 34 trong suốt những năm học đã qua. Thầy Đỗ Võ Anh Khoa và thầy Phạm Hoàng Dũng đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi có thể thực hiện đề tài tốt nghiệp tại trại. Chú Nguyễn Văn Hùng, anh Phan Văn Thưởng và các chú ở trại đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tại trại. Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ, cùng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học tại trường. Quý thầy cô trong bộ môn Di truyền giống, bộ môn Chăn nuôi, bộ môn Thú y và quý thầy cô của trường Đại học Cần Thơ đã giảng dạy, trang bị cho t ôi hành trang kiến thức trong suốt những năm học tại trường. Cám ơn tập thể lớp Công nghệ giống vật nuôi khóa 34 đã giúp đỡ và luôn hổ trợ cho tôi trong suốt khoảng thời gian học tại trường. ii TÓM LƯỢC Đề tài “ Nghiên cứu khả năng sinh sản của heo đực gi ống nuôi tại trại chăn nuôi thực nghiệm Hòa An”, được tiến hành với 3 đực giống làm việc thuộc giống Yorkshire, Landrace và YL (Yorkshire x Landrace). Đề tài nhằm đánh giá phẩm chất tinh dịch và khả năng sinh sản của từng heo đực giống để có hướng sử dụng phù hợp cho mục tiêu tăng trưởng và chất lượng của đàn heo. Kết quả thu được như sau: - Phẩm chất tinh dịch của các đực giống ở trại đều tốt, đạt tiêu chuẩn nhà nước TCVN 1859/76. Tuy nhiên, giữa các giống lại có sự khác biệt trên một số chỉ tiêu như thể tích tinh dịch, hoạt lực, tỷ lệ kỳ hình, tỷ lệ sống của tinh trùng; tốt nhất là đực giống YL, kế đến là đực giống Landrace và thấp nhất là đực giống Yorkshire. - Năng suất sinh sản: + Khối lượng heo con sơ sinh của các đực giống khác biệt có ý nghĩa thống kê (P ≤ 0,05) giữa đực giống YL (1,65 kg/con) và đực giống Yorkshire (1,47 kg/con), còn đực giống Landrace (1,55 kg/con) không khác biệt so với 2 đực giống trên. + Khối lượng heo con cai sữa của đực giống Landrace (7,50 kg/con) và Yorkshire (7,21 kg/con), cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với đực giống tơ YL (6,26 kg/con) với P ≤ 0,05. + Tỷ lệ phối đậu, số lượng heo con sơ sinh và cai sữa của cả 3 đực giống không khác biệt (P > 0,05). Qua những kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy đực giống Landrace và Y L có phẩm chất tốt hơn đực giống Yorkshire. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ ii TÓM LƯỢC ................................................................................................................. iii MỤC LỤC .....................................................................................................................iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................x CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................1 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................2 2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC GIỐNG HEO .............................................................................2 2.1.1. Heo Yorkshire ......................................................................................................2 2.1.2. Heo Landrace........................................................................................................2 2.1.3. Heo Duroc.............................................................................................................3 2.1.4. Heo Pietrain ..........................................................................................................4 2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC CỦA HEO ĐỰC .............................................4 2.2.1. Giải phẫu cơ quan sinh dục đực ...........................................................................4 2.2.2. Sự thành thục sinh dục .........................................................................................6 2.2.3. Cơ chế thần kinh nội tiết điều k hiển quá trình thành thục sinh dục .....................6 2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TINH DỊCH ...............................................................................7 2.3.1. Đặc điểm chung ....................................................................................................7 2.3.2. Các đặc tính của tinh dịch ....................................................................................7 2.3.2.1. Tỷ trọng .............................................................................................................7 2.3.2.2. Độ nhớt ..............................................................................................................7 2.3.2.3. Áp suất thẩm thấu ..............................................................................................8 2.3.2.4. Thành phần hóa học của tinh dịch .....................................................................8 2.3.2.5. Độ pH ................................................................................................................8 2.3.2.6. Năng lực đệm.....................................................................................................9 2.3.2.7. Men trong tinh dịch ...........................................................................................9 2.4. ĐẶC TÍNH SINH LÝ CỦA TINH TRÙNG...........................................................9 2.4.1. Quá trình hình thành tinh trùng ............................................................................9 iv 2.4.2. Cấu tạo của tinh trùng ...........................................................................................9 2.4.3. Đặc điểm sinh vật học của tinh trùng .................................................................10 2.4.3.1. Đặc điểm vận động ..........................................................................................10 2.4.3.2. Đặc điểm về trao đổi chất của tế bào ...............................................................10 2.4.3.3. Các đặc điểm khác ...........................................................................................11 2.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng ............................................12 2.4.4.1. Khi tinh trùng còn trong cơ thể gia súc ...........................................................12 2.4.4.2. Khi tinh trùng ở ngoài cơ thể gia súc ..............................................................12 2.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾ N KHẢ NĂNG PHỐI GIỐNG CỦA HEO ĐỰC ....................................................................................................................13 2.5.1. Giống ..................................................................................................................13 2.5.2. Tuổi phối giống ..................................................................................................13 2.5.3. Tần số phối giống ...............................................................................................13 2.5.4. Chế độ vận động .................................................................................................14 2.5.5. Thức ăn và dinh dưỡng .......................................................................................14 2.5.6. Mùa vụ ................................................................................................................15 2.6. PHƯƠNG PHÁP LẤY TINH, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ PHA LOÃNG TINH DỊCH ...................................................................................................15 2.6.1. Phương pháp lấy tinh ..........................................................................................15 2.6.2. Kỹ thuật kiểm tra chất lượng tinh dịch ...............................................................16 2.6.2.1 Yêu cầu về chất lượng tinh dịch .......................................................................16 2.6.2.2 Kiểm tra chất lượng tinh dịch ...........................................................................17 2.6.3 Kỹ thuật pha loãng tinh dịch ...............................................................................23 CHƯƠNG III: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................25 3.1. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ..........................................................................25 3.1.1. Thời gian và địa điểm .........................................................................................25 3.1.2. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................25 3.1.3. Dụng cụ thí nghiệm ............................................................................................26 3.1.4. Sơ lược về trại chăn nuôi thực nghiệm Hòa An .................................................27 3.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ............................................................................28 3.2.1 Phương pháp đánh giá chất lượng tinh ................................................................28 3.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi ...........................................................................................32 3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ..........................................32 v CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................33 4.1 KẾT QUẢ KIỂM T RA CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH CỦA CÁC ĐỰC GIỐNG ................................................................................................................33 4.1.1 Kết quả về các chỉ tiêu độ pH, thể tích, hoạt lực, nồng độ, chỉ tiêu tổng hợp VAC của tinh dịch ........................................................................................................33 4.1.2 Kết quả kiểm tra tỷ lệ kỳ hình và tỷ lệ sống của tinh trùng.................................36 4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN KHẢ NĂNG SINH SẢN................................38 4.2.1 Kết quả khảo sát tỷ lệ phối đậu của từng đực giống ...........................................38 4.2.2 Kết quả theo dõi về số con, khối lượng của heo con sơ sinh và cai sữa .............39 CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................43 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................43 5.2 ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................44 PHỤ CHƯƠNG ............................................................................................................47 I. XỬ LÝ THỐNG KÊ VỀ CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH ..........................................47 II. XỬ LÝ THỐNG KÊ TRÊN KHẢ NĂNG SINH SẢN ...........................................51 vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ L Landrace NXB Nhà xuất bản PSE Pale Solf Exudative TT Tinh trùng TTTT Tinh trùng tiến thẳng VAC Thể tích, hoạt lực, nồng độ Y Yorkshire YL Yorkshire x Landrace Diễn giải Thịt có màu tái, mềm, rỉ nước vii DANH MỤC BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 2.1 Thành phần hóa học của tinh dịch 8 2.2 Tần suất lấy tinh có ảnh hưởng đến chất lượng tinh 14 2.3 Chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch heo đực (TCVN 1859/76-1976) 16 2.4 Lượng xuất tinh của heo 17 2.5 Thể tích tinh dịch của các giống heo 18 2.6 Thang điểm đánh giá hoạt lực của tinh trùng 20 2.7 Chỉ tiêu tổng hợp VAC của một số loài gia súc 23 3.1 Thang điểm đánh giá hoạt lực của tinh trùng 29 4.1 Kết quả theo các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch của các đực giống 33 4.2 Kết quả kiểm tra trên tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng 36 4.3 Kết quả kiểm tra trên tỷ lệ sống của tinh trùng 37 4.4 Tỷ lệ phối đậu của từng đực giống 39 4.5 Kết quả theo dõi trên số con, khối lượng của heo con sơ sinh và cai sữa 40 viii DANH MỤC HÌNH Tựa hình Hình Trang 2.1 Heo đực giống Yorkshire 2 2.2 Heo cái giống Yorkshire 2 2.3 Heo đực giống Landrace 3 2.4 Heo cái giống Landrace 3 2.5 Heo đực giống Duroc 3 2.6 Heo cái giống Duroc 3 2.7 Heo đực giống Pietrain 4 2.8 Heo cái giống Pietrain 4 3.1 Các dãy chuồng nuôi heo của trại 25 3.2 Đực giống Landrace thí nghiệm 25 3.3 Đực giống Yorkshire thí nghiệm 25 3.4 Đực lai Yor -Land thí nghiệm 26 3.5 Sơ đồ bố trí các bộ phận của trại Chăn nuôi Thực nghiệm Hòa An 28 ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tựa biểu đồ Trang 4.1 Thể tích tinh dịch (ml) của các đực giống 34 4.2 Hoạt lực tinh trùng của các đực giống 34 4.3 Nồng độ tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh của các đực giống 35 4.4 Độ pH và chỉ tiêu VAC của các đực giống 36 4.5 Kết quả kiểm tra trên tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng 37 4.6 Kết quả kiểm tra trên tỷ lệ sống của tinh trùng 38 4.7 Kết quả theo dõi trên tỷ lệ phối giống đậu thai của đàn nái 39 4.8 4.9 Kết quả theo dõi trên trọng lượng sơ sinh và cai sữa của heo con Kết quả theo dõi trên số con sơ sinh và cai sữa của heo con 40 41 x CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ Châu Á là một châu lục có nền chăn nuôi heo lớn nhất thế giới. Trong đó, Việt Nam là nước có nền chăn nuôi heo đứng thứ 2 (sau Trung Quốc) (Đinh Công Thẳng, 2010). Tuy nhiên, Việt Nam lại không nằm trong 10 nước có s ản lượng thịt heo lớn nhất thế giới và kim ngạch xuất khẩu về thịt heo lại rất thấp. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng trên, và một trong những lý do đó là nước ta chưa có một nền chăn nuôi công nghiệp hoàn chỉnh nên chưa đạt năng suất và chất lượng cao. N gười dân phần lớn sống bằng nghề chăn nuôi nhưng chủ yếu là nuôi theo phương thức tích góp, bỏ ống mà chưa có đầu tư thích đáng về chuồng trại, kỹ thuật, đặc biệt là con giống và thức ăn. Theo chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Bộ Nông Nghiệ p và Phát Triển Nông Thôn sẽ phát triển nhanh quy mô đàn heo ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tăng sản lượng thịt heo hơi từ 2,5 triệu tấn (2006) lên 3,1 triệu tấn năm 2010; 3,9 triệu tấn năm 2015 và 4,8 triệu tấn năm 2020 (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2008). Để khắc phục những khó khăn trên và có thể hoàn thành tốt chiến lược phát triển do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã đề ra thì công tác giống là biện pháp tối ưu. Trong đó, khâu chọn lựa đực giống có phẩm chất tốt đóng một vai trò khá quan trọng. Nhưng phẩm chất của từng giống heo, từng cá thể thì lại khác nhau. Xuất phát từ những nhu cầu trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh sản của heo đực giống nuôi tại trại Chăn Nuôi Thực Nghiệm Hòa An”. Mục tiêu của đề tài: - So sánh phẩm chất tinh dịch của các heo đực giống. - Khảo sát ảnh hưởng của đực giống t rên số con, khối lượng của heo con sơ sinh và cai sữa. Trên cơ sở đó, chúng tôi có thể xác định được đực giống nào có phẩm chất tốt nhất và chọn lựa chúng cho mục tiêu tăng sản lượng và chất lượng đàn heo của trại. -1- CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁ C GIỐNG HEO 2.1.1. Heo Yorkshire Giống heo Yorkshire được hình thành tại vùng Yorkshire miền Nam nước Anh từ năm 1900. Heo Yorkshire là giống kiêm dụng, hướng nạc – mỡ. Giống heo này được nhập vào nước ta từ rất sớm vào những năm 1936. Chúng có 3 loại hì nh: kích thước lớn gọi là Đại bạch (Large White Yorkshire), Trung bạch (Middle White Yorkshire) và cỡ nhỏ là tiểu bạch (Little White Yorkshire). Ở Việt Nam xuất hiện nhiều nhất là dòng Large White Yorkshire (Hình 2.1 và 2.2): màu sắc lông trắng ánh vàng; đầu to, trán rộng, mỏm khá rộng, thẳng hoặc cong quớt lên; mắt lanh lợi, tai to, đứng có hình tam giác hơi nghiên về phía trước. Vành tai có nhiều lông dài, mịn. Đòn dài, vai nở, lưng thẳng, bụng gọn; ngực rộng và sâu; mông và đùi to và dài, chân cao và khỏe. Heo có khả năng thích nghi cao, nuôi nhốt hoặc chăn thả đều được (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). Hình 2.1: Heo đực giống Yorkshire Hình 2.2: Heo cái giống Yorkshire (Nguồn: www.ganadero.org) (Nguồn: www.indiamart.com) Heo cái và đực được sử dụng làm giống vào lúc 6 – 8 tháng tuổi, trọng lượng đạt trên 100 kg. Heo đẻ sai: 10 – 12 con/lứa; trọng lượng sơ sinh: 1,2-1,3 kg/con. Heo nuôi thịt 6 tháng tuổi đạt khối lượng khoảng 90 – 100 kg, tiêu tốn khoảng 3 – 4 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng, tỷ lệ thịt nạc chiếm từ 51- 54% (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). 2.1.2. Heo Landrace Giống heo Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch, được nuôi phổ biến ở khắp nơi trên thế giới và được xem như là một giống heo hướng nạc. Đây là giống heo có sắ c lông da trắng; tầm vóc lớn, cổ dài, đầu thon nhỏ, mõm nhỏ dài và thẳng; tai to dài che phủ hai mắt; dài đòn (16 – 17 đôi xương sườn), lưng thẳng, bụng gọn, phần sau nở nang, cho nên thân hình giống như cái nêm; đùi nở nang. Bốn chân nhỏ, nhưng hiện -2- nay đã có dòng Landrace cải tiến với bốn chân to, khỏe như Landrace Mỹ, Canada (hình 2.3 và 2.4) (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). Heo cái và heo đực được sử dụng làm giống lúc 7 – 8 tháng tuổi, nặng trung bình 100 – 110 kg. Heo nái có 12 – 14 đôi vú, đẻ 10 – 12 con còn sống/lứa, nuôi con tốt. Cai sữa ở 60 ngày tuổi, nặng 12-13 kg/con. Heo Landrace nuôi thịt tăng trọng nhanh, 6 tháng tuổi đạt khối lượng 90 -100 kg, tỷ lệ nạc chiếm 54 – 56% (Lê Hồng Mận, 2006). Hình 2.3: Heo đực giống Landrace Hình 2.4: Heo cái giống Landrace (Nguồn: www.anco.com.vn) (Nguồn: www.ttgiongvatnuoipy.com) 2.1.3. Heo Duroc Heo Duroc có nguồn gốc ở miền Đông Bắc nước Mỹ. Được hình thành từ dòng heo Duroc của New York và dòng heo đỏ Jersey. Heo Duroc có màu sắc lông da hung đỏ hoặc nâu sẫm (Lê Thị Mến, 2010). Ngoại hình cân đối, thể chất vững chắc, tai to, ngắn, cụp che mắt, bốn mũi chân và mõm đen, tầm vóc vừa phải. Đực giống trưởng thành nặng 250 – 280 kg, nái 200 – 230 kg, thích ứng chịu cao với khí hậu (hình 2.5 và 2.6). Năng suất sinh sản vừa phải trên 9 con/ổ, tiết sữa kém (Lê Hồng Mận, 2002). Hình 2.5: Heo đực giống Duroc Hình 2.6: Heo cái giống Duroc (Nguồn: www.ias-cnsh.org) (Nguồn: www: goodtimeshowpigs.com) Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), đây l à giống heo hướng nạc, phẩm chất thịt thơm ngon. Cho nên, trong việc lai tạo heo con nuôi thịt, người ta thích -3- sử dụng đực Duroc phối với heo nái lai 2 máu Yorkshire và Landrace, hoặc lai với các dòng heo khác, tạo ra con lai nuôi mau lớn, chịu đựng stress . Heo nuôi thịt 6 tháng tuổi đạt khối lượng 100 kg, tỷ lệ nạc có thể lên đến 65 %, độ dày mỡ lưng bình quân 10 – 12 mm. 2.1.4. Heo Pietrain Giống heo này có nguồn gốc từ Bỉ, được công nhận giống từ năm 1956. Là giống heo tiêu biểu cho hướng nạc. Heo có sắ c lông da trắng, có những đốm sẫm màu hoặc trắng, đen không đều nhau trên toàn thân mình. Thân mình heo có hình trụ; đòn dài, vai, lưng, mông, đùi đều phát triển; đầu nhỏ mõm dài, tai to và đứng (hình 2.7 và 2.8). Heo mẫn cảm với stress, phẩm chất thịt dễ bị PSE (Pale Solf Exudative) vì có liên quan tới gen Halothan dương tính (Lê Thị Mến, 2010). Hình 2.7: Heo đực giống Pietrain Hình 2.8: Heo cái giống Pietrain (Nguồn: vietaz.com.vn) (Nguồn: www.tovip.cn) Theo Võ Văn Ninh và Hồ Mộng Hải (2006), heo Pietrain đạt khối lượng trung bình 80 kg ở 150 ngày tuổi, độ dày mỡ lưng dưới 10 mm, tỷ lệ thịt nạc chiếm 65 %, nhưng sớ nạc thô, dai, ít có vân mỡ, hương vị không thơm ngon. Heo thích nghi kém với điều kiện khí hậu quá nóng, quá lạnh, quá ẩm, dễ mắc các b ệnh về dinh dưỡng, sinh sản, hô hấp và tiêu hóa. Heo trưởng thành có thể đạt khối lượng 200 – 250 kg. Hiện nay, heo Pietrain thuần rất khó nuôi ở quy mô gia đình và trang trại nhỏ. Các trại lớn thường nuôi để sản xuất đực cuối tạo dòng heo con nuôi thịt ho ặc sản xuất nọc lai 2 máu để dễ nuôi trong nhân dân, cải thiện phẩm chất thịt và tỷ lệ nạc trên một số giống heo khác. 2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC CỦA HEO ĐỰC 2.2.1. Giải phẫu cơ quan sinh dục đực Theo Phan Vũ Hải (2008), bộ máy cơ quan sinh dục đực gồ m dịch hoàn, dịch hoàn phụ, các tuyến sinh dục phụ và dương vật. -4- 2.2.1.1. Dịch hoàn Dịch hoàn là bộ phận đảm nhiệm vai trò sản sinh ra tinh trùng. Đi từ ngoài vào trong gồm có: bao dịch hoàn, nhu mô tinh hoàn (ống sinh tinh, hệ thống ống dẫn). Sau khi sinh ra, nếu dịch hoàn vẫn còn nằm trong xoang bụng, gọi là dịch hoàn ẩn (có thể ẩn 1 bên hoặc 2 bên). Trong điều kiện như vậy, sẽ không đáp ứng được nhiệt độ đặc thù cho dịch hoàn. Mặc dù chức năng nội tiết của dịch hoàn không suy giảm và những gia súc có dịch hoàn ẩn vẫn có biểu hiện sinh dục bình thường nhưng nó vẫn có thể bị vô sinh. 2.2.1.2. Dịch hoàn phụ Dịch hoàn phụ nằm dọc theo mặt ngoài dịch hoàn, có 3 phần: đầu, thân và đuôi. Trong đầu dịch hoàn phụ có nhiều (13 đến 20) ống nhỏ xa tâm nối với ố ng dẫn tinh. Nó tạo nên một cấu trúc dẹt nằm ở một đầu của dịch hoàn. Thân dịch hoàn phụ hẹp, kéo dài theo chiều dọc của dịch hoàn đến tận cùng tại đầu kia của dịch hoàn, nơi bắt đầu của đuôi dịch hoàn phụ. Khu vực giữa của mỗi ống nhỏ xa tâm có hoạt động tuyến tiết rõ rệt. Ống dẫn tinh trong dịch hoàn phụ (uốn khúc) rất dài (54m). ! Chức năng của dịch hoàn phụ: - Vận chuyển tinh trùng: khi xuất tinh, do nhu động của lớp cơ trơn của dịch hoàn ụ và áp lực âm nhẹ (hoạt động hút), kết hợp với nhu động của ố ng dẫn tinh ra và của ph niệu quản đã đẩy nhanh tinh trùng từ dịch hoàn pụ vào ống dẫn tinh ra và niêu quản. - Tăng độ đậm đặc của tinh trùng: do dịch thể di chuyển theo tinh trùng đã được ấp phụ tại đầu dịch hoàn phụ. h - Là nơi chứa tinh trùng: đuôi dịch h oàn phụ là nơi dự trữ tinh trùng chuinhs (chiếm khoảng 75% tổng số tinh trùng trong dịch hoàn phụ). - Là nơi tinh trùng thành thục: trong dịch hoàn phụ, Acrosom của tinh trùng được hình thành (từ giai đoạn tinh tử 4); màng sinh chất được ổn định; tinh trù ng có được hoạt lực tiến thẳng và khả năng gắn kết vào màng trong suốt của tế bào trứng để tiến hành thụ tinh (cần khoảng 25 ngày). 2.2.1.3. Các tuyến sinh dục phụ - Tuyến tinh nang: nằm 2 bên ống dẫn tinh ra, gồm những thùy đặc, chắc. Tuyến tinh nang và ống dẫn tinh ra đổ vào niệu quản ở cùng vị trí. Chất tiết của tinh nang thường kém toan hơn so với chất tiết tuyến tiền liệt, có nhiều vật chất khô và nhiều K + hơn. Ngoài ra, còn có các axit amin, protein, lipit. - Tuyến tiền liệt: phần thân tuyến gồm những thùy nhỏ rõ rệt nằm bên ngoài cơ niệu quản dày. Phần còn lại phân tán rải rác, kéo dài như cái đuôi đến tận ống của tuyến cầu niệu đạo. Chát tiết của tuyến tiền liệt có mùi hăng hắc đặc trưng, có chứa những protein để hấp thụ CO 2 trong môi trường của niệu đạo. Nơi đây có nồng độ rất cao các ion vô cơ (Zn2+, Ca2+, Mg2+, K+ ) và spermin (Zn có khả năng làm cho tinh thanh diệt khuẩn và làm ổn định các nucleoprotein của tinh trùng). - Cầu niệu đạo (tuyến Cowper; tuyến cầu – niệu đạo; tuyến củ hành) là một t uyến đôi nằm dọc theo niệu quản ở gốc thể hổng của dương vật. Hình thái và kích thước có khác nhau tùy loài. -5- - Tuyến niệu đạo ! Chức năng của các tuyến sinh dục phụ : Chất tiết của các tuyến sinh dục phụ (tinh thanh) có tác dụng trước hết là làm cho hoạt động và vận chuyển của tinh trùng được dễ dàng. Đây là dạng dung dịch đệm, có những chất cần thiết cho hoạt động của tinh trùng. 2.2.1.4. Dương vật và bao quy đầu Ở dương vật loài có vú có 3 thể hổng tập hợp quanh niệu quản. Thể hổng dương vật phìn rộng ra, được bao phủ bằng cơ hổng. Dương vật được giữ đúng vị trí nhờ dây chằng treo dương vật. Có thể chia dương vật thành 3 phần: gốc, thân và chóp (quy đầu). Quy đầu là đoạn đầu mút tự do, có tuyến quy đầu và được bọc trong bao quy đầu. Chức năng chính của dương vật loài có vú là để đưa tinh dịch vào đường sinh dục con cái thông qua giao cấu. 2.2.2. Sự thành thục sinh dục Theo Nguyễn Thiện (2008), sự thành thục sinh dục ở heo nọc tơ được xác định khi tinh hoàn đủ khả năng sản xuất ra tinh trùng trưởng thàn h có hiệu lực thụ tinh. Sự sinh tinh bắt đầu vào giai đoạn 50 ngày tuổi sau khi đẻ, trong các ống sinh tinh đã có xuất hiện các tinh bào sơ cấp và các hormone xuất hiện làm thay đổi hình thái cấu trúc của tinh hoàn, các ống sinh tinh to lên nhanh chóng, là m tăng nhanh kích thước và khối lượng của tinh hoàn. Giai đoạn 150 ngày tuổi, đường kính của ống sinh tinh đã đạt 130 – 140 µ, 240 ngày đạt 210 µ. Từ 3 tháng tuổi trong ống sinh tinh có tất cả các dạng tế bào sinh dục, từ nguyên bào đến tiền tinh trùng. Tớ i 4 tháng tuổi đã có nhiều tinh trùng, 8 tháng thì ống sinh tinh đã đạt mức độ ổn định, không thay đổi về kích thước. Ở các giống heo nội thuần chủng (Ỉ, Móng Cái) sự xuất hiện tinh trùng càng sớm hơn, 40 ngày tuổi đã có tinh trùng thành thục, hoạt lực 0,6 – 0,7. Đến 50 – 55 ngày tuổi đã có thể giao phối thụ thai. 2.2.3. Cơ chế thần kinh nội tiết điều khiển quá trình thành thục sinh dục Theo Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt (2007), quá trình thành thục sinh dục ở heo nọc hậu bị chịu sự điều khiển của hoạt động n ội tiết tuyến yên, chủ yếu là FSH và LH. FSH kích thích sự phát triển của các ống sinh tinh, kích thích quá trình sinh tinh làm cho các tế bào sinh dục biến đổi qua các giai đoạn cho đến lúc tạo thành tinh trùng. LH làm sinh sản và phát triển các tế bào Leydig (tế bào kẽ, nằm trong những mô mềm của dịch hoàn phụ, xen giữa các ống sinh tinh) để tiết ra các hormone Testosterone và một ít các androgen (rồi đổ vào trong hệ tĩnh mạch dịch hoàn và hệ lympho). -6- Hệ thần kinh tác động lên tuyến yên qua vùng dưới đ ồi làm tuyến yên tiết FSH và LH để khởi phát sự thành thục sinh dục. Nhìn chung sự thành thục sinh dục ở các giống heo ngoại như Yorkshire, Landrace, Berkshire vào lúc 7 – 8 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 70 – 80 kg, các giống heo Ỉ, Móng Cái lúc 5- 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 20 – 25 kg. Thời kỳ 4 – 8 tháng tuổi đối với heo ngoại và 2 – 6 tháng tuổi đối với heo nội, tinh hoàn phát triển rất nhanh để đạt tới mức độ thành thục sinh dục. Ngoài ra, độ thành thục sinh dục còn phụ thuộc vào sự phát triển cơ thể hơn là tuổi con vật. Nếu nuôi dưỡng kém sẽ kéo dài thời gian thành thục sinh dục và ngược lại nếu nuôi dưỡng tốt sẽ thành thục sinh dục sớm hơn. 2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TINH DỊCH 2.3.1. Đặc điểm chung Theo Phan Vũ Hải (2008), tinh dịch có 3 đ ặc điểm chung: - Tinh dịch là dịch tiết của cơ quan sinh dục đực, khi con đực có phản xạ sinh dục. - Tinh dịch được hình thành một cách tức thời khi con đực phóng tinh, nghĩa là lúc nó hưng phấn cao nhất trong quá trình thực hiện phản xạ giao phối. - Tinh dịch gồm 2 thành phần cơ bản là tinh trùng (3 -5 %) và tinh thanh (9597%). + Tinh trùng là tế bào sinh dục đực. + Tinh thanh là chất tiết của các tuyến sinh dục phụ. 2.3.2. Các đặc tính của tinh dịch 2.3.2.1. Tỷ trọng Trong tinh dịch, tỷ trọng tinh trùng nặng hơn tinh thanh nên tỷ trọng tinh dịch thường chịu ảnh hưởng của số lượng tinh trùng có trong tinh dịch. Như vậy, trong một mẫu tinh nếu tỷ trọng càng cao thì nồng độ tinh trùng càng đậm đặc (Phan Vũ Hải, 2008). 2.3.2.2. Độ nhớt Độ nhớt của tinh dịch phụ thuộc vào tỷ trọng và thành phần chất nhầy có trong tinh dịch. Việc xác định độ nhớt của tinh dịch có ý nghĩa cần thiết cho việc xây dựng môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch vì môi trường phải có độ nhớt tương đương với độ nhớt tinh d ịch (Phan Vũ Hải, 2008). -7-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng