Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Bài giảng điện tử Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà lai zl và khả năng sản xuất thịt của tổ hợp ...

Tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà lai zl và khả năng sản xuất thịt của tổ hợp lai giữa gà trống mía với gà mái zl

.PDF
75
243
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- ĐINH THỊ THẢO NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ LAI ZL VÀ KHẢ NĂNG SẢN SUẤT THỊT CỦA TỔ HỢP LAI GIỮA GÀ TRỐNG MÍA VỚI MÁI ZL LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI THÁI NGUYÊN - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- ĐINH THỊ THẢO NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ LAI ZL VÀ KHẢ NĂNG SẢN SUẤT THỊT CỦA TỔ HỢP LAI GIỮA GÀ TRỐNG MÍA VỚI MÁI ZL Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60 62 01 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Thanh Vân Đại học Thái Nguyên 2. TS. Hồ Lam Sơn Viện Chăn nuôi Quốc gia THÁI NGUYÊN - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin đảm bảo rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng 9 năm 2017 Tác giả luận văn Đinh Thị Thảo ii LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên nơi tôi được đào tạo để trưởng thành cũng như tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi xin cảm ơn các đơn vị sau đây đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Ban Giám Đốc Viện Chăn nuôi, các đơn vị trong Viện Chăn nuôi (Bộ môn Di truyền Giống, phòng Khoa học và HTQT, phòng Đào tạo và thông tin, Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi…) nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện về thời gian và đề tài cho tôi trong quá trình học tập, cũng như trong giai đoạn thực hiện đề tài. Để hoàn thành bản luận văn này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thanh Vân, TS. Hồ Lam Sơn là người thầy hướng dẫn về khoa học, đã giúp đỡ tôi tận tình và có trách nhiệm trong quá trình nghiên cứu cũng như hoàn thiện bản luận văn. Xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành bản luận văn này. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới gia đình đã tận tình giúp đỡ, động viên khích lệ để tôi vượt qua mọi khó khăn hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2017 Tác giả luận văn Đinh Thị Thảo iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii MỤC LỤC............................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ v DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 2. Mục đích đề tài .................................................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài...................................................................................... 4 1.1.1. Cơ sở lý luận về đặc điểm ngoại hình .............................................................. 4 1.1.2. Bản chất di truyền của các tính trạng sản xuất ................................................. 4 1.1.3. Cơ sở khoa học của công tác lai tạo ............................................................. 14 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................................... 19 1.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm lai thế giới ................ 19 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 21 1.3. Giới thiệu về gà thí nghiệm ............................................................................. 23 CHƯƠNG2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 26 2.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 26 2.3. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 26 2.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 26 2.4.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 26 2.4.1.1. Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà mái nền ZL ...................................... 26 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 27 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 33 3.1. Kết quả nghiên cứu trên đàn gà mái nền ZL ..................................................... 33 iv 3.1.1. Đặc điểm ngoại hình ..................................................................................... 33 3.1.2. Tỷ lệ nuôi sống ............................................................................................. 35 3.1.3. Khối lượng cơ thể gà nuôi thí nghiệm ........................................................... 37 3.1.4. Tuổi thành thục sinh dục ............................................................................... 39 3.1.5. Tỷ lệ đẻ trứng qua các giai đoạn.................................................................... 41 3.1.6. Tiêu tốn thức ăn/1 gà chuyển lên đẻ .............................................................. 43 3.1.7. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng.............................................................................. 44 3.1.8. Tỷ lệ ấp nở ................................................................................................... 45 3.2. Kết quả nghiên cứu trên đàn gà thí nghiệm nuôi thịt MZL .............................. 46 3.2.1. Đặc điểm ngoại hình ..................................................................................... 46 3.2.2. Tỷ lệ nuôi sống ............................................................................................. 47 3.2.3. Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ........................................ 49 3.2.4. Sinh trưởng tuyệt đối .................................................................................... 51 3.2.5. Sinh trưởng tương đối ................................................................................... 53 3.2.6. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng .............................................................. 54 3.2.7. Một số chỉ tiêu giết mổ của gà thí nghiệm .................................................... 56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 59 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam ƯTL Ưu thế lai KL Khối lượng TB Trung bình Nxb Nhà xuất bản Cs Cộng sự vi DANH MỤC BẢNG Sơ đồ thí nghiệm 2.1. Bố trí thí nghiệm công thức lai 2 máu (mái nền).................. 27 Bảng 2.2. Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng gà đẻ ................................................... 28 Bảng 2.3. Chế độ dinh dưỡng gà đẻ ....................................................................... 28 Sơ đồ thí nghiệm 2.4. Phương thức nuôi gà lai 3 máu (gà thương phẩm) ............... 30 Bảng 2.5. Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng gà thịt ................................................. 30 Bảng 2.6. Chế độ dinh dưỡng gà thịt...................................................................... 31 Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm giai đoạn 0 - 20 tuần (%) .................. 35 Bảng 3.2. Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm (0-20 tuần tuổi) (g)....................... 37 Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về thành thục sinh dục của gà thí nghiệm ...................... 40 Bảng 3.4. Tỷ lệ đẻ của đàn gà thí nghiệm (%) ....................................................... 41 Bảng 3.5. Tiêu tốn thức ăn/1 gà chuyển đẻ (kg) ..................................................... 43 Bảng 3.6. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng (kg) ............................................................... 45 Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu ấp nở của gà thí nghiệm ................................................. 46 Bảng 3.8. Tỷ lệ nuôi sống (%) ............................................................................... 48 Bảng 3.9. Khối lượng cơ thể (g) ............................................................................ 50 Bảng 3.10. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thịt (g/con/ngày) ..................................... 51 Bảng 3.11. Sinh trưởng tương đối của gà thịt (%) .................................................. 53 Bảng 3.12. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) ............................................. 55 Bảng 3.13. Khảo sát một số chỉ tiêu thành phần và tỷ lệ thân thịt của gà thí nghiệm .... 57 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 3.1. Ảnh gà ZL 1 ngày tuối ........................................................................... 33 Hình 3.2. Ảnh gà ZL 84 ngày tuồi ......................................................................... 34 Hình 3.3. Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm ............................................................ 42 Hình 3.4. Ảnh gà thịt MZL lúc 15 tuần tuổi ........................................................... 47 Hình 3.5. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thịt thí nghiệm ................................ 52 Hình 3.6. Đồ thị sinh trưởng tương đối của gà thịt ................................................. 54 Hình 3.7. Biểu đồ tiêu tốn thức ăn cộng dồn/kg tăng khối lượng............................ 56 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Trong đó chăn nuôi gà lấy thịt có nhiều lợi thế hơn so với chăn nuôi các gia súc khác như: Sinh trưởng nhanh hơn, số lượng đầu con nhiều, có thời gian nuôi ngắn và quay vòng vốn nhanh. Hàng năm, chăn nuôi gia cầm cung cấp 18- 20 % tổng khối lượng thịt các loại, đứng thứ hai sau thịt lợn (thịt lợn chiếm vị trí số 1 với 75- 76 %). Bên cạnh đó chăn nuôi gia cầm cũng cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá hoàn chỉnh đó là trứng gia cầm. Ngày 16 tháng 1 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”, theo đó, mục tiêu của chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020: Tổng đàn gà tăng bình quân từ 2008 đến 2020 là 5 %/năm, đến năm 2020 tổng đàn gà đạt 300 triệu con; sản lượng thịt gà đạt 1.760 tấn, chiếm 32 % tổng sản lượng thịt xẻ các loại; sản lượng trứng đạt 14 tỷ quả, sản lượng thịt xẻ thuỷ cầm 293.000 tấn, cho người/năm đạt 3,0 kg. Để đạt được mục tiêu trên, chăn nuôi gà thịt ngày càng được đẩy mạnh và phát triển rộng khắp trong phạm vi cả nước từ thành phố, tỉnh, huyện, đến các hộ nông dân. Trong xu thế phát triển kinh tế như hiện nay, đời sống của người dân được nâng lên thì nhu cầu sản phẩm gia cầm chất lượng cao nói chung và gà nói riêng ngày càng lớn.Trong thực tế, các giống gà quý hiếm chất lượng cao thường có năng suất thấp, vì vậy khó phát triển thành hàng hóa. Do đó việc tạo ra các sản phẩm gia cầm lai vừa dễ nuôi, có chất lượng cao vừa nâng cao năng suất, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu thị hiếu cho người tiêu dùng là cần thiết. Mặt khác các giống gà thịt đó phải phát huy tốt tiềm năng về chăn nuôi trong điều kiện chăn thả và bán chăn thả với quy mô vừa và nhỏ ở nông hộ Việt Nam, thì chúng ta phải đặc biệt chú trọng tới công tác giống. 2 Để giải quyết điều trên, cách nhanh nhất là áp dụng phương pháp lai tạo giữa các dòng thuần đã được chọn lọc để tận dụng triệt để ưu thế lai và những đặc điểm tốt của mỗi dòng bố mẹ. LV là giống kiêm dụng thịt trứng, gà có màu sắc lông đa dạng (vàng tuyền, vàng đốm đen, hoặc vàng nâu đốm hoa), sức đề kháng cao, khối lượng gà thương phẩm (84 ngày tuổi) đạt 1,8-1,9 kg, chất lượng thịt thơm và mềm. Tuy nhiên còn hạn chế về khả năng sinh sản, năng suất trứng/mái/72 tuần tuổi (160-165 quả), tiêu tốn thức ăn/10 trứng cao (2,6-2,8 kg), (Nguyễn Huy Đạt và cs, 2000) [5]. Gà VCN-Z15 là giống gà kiêm dụng trứng thịt, được nhập vào nước ta từ tháng 8 năm 2007 (từ dự án DA 15-99). Đây là giống gà có tầm vóc trung bình, sức sống cao, tỷ lệ nuôi sống giai đoạn (0 - 19 TT) đạt 97,5 - 98,0 %, có năng suất trứng khá cao 180-185 quả/mái/72 tuần tuổi. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng thấp (2,1-2,25 kg), khối lượng trứng đạt từ 53,0-53,7 g, tỷ lệ lòng đỏ đạt 29,5 %. Nghiên cứu qua 2 thế hệ cho thấy gà VCN-Z15 có ngoại hình đồng nhất ở con trống và con mái, gà trống đều có màu lông nâu đỏ, cườm cổ vàng, lông bụng đen, lông đuôi xanh đen, con mái đều có lông màu nâu đất, cườm cổ vàng đốm đen, cả gà trống và gà mái có chân màu vàng, mào đơn (Vũ Ngọc Sơn, Phạm Công Thiếu, 2010 [33]). Đây là giống gà lông màu có ngoại hình đẹp, chất lượng thịt, trứng thơm ngon. Nhược điểm là tốc độ sinh trưởng chậm. Gà Mía trống có thân hình to, dài hình chữ nhật, lông chủ yếu màu mận chín, còn lại màu đen, chân hơi cao, da chân màu vàng có vảy đỏ chạy dọc hai bên, mào đơn, tích tai chảy, khối lượng lúc 15 tuần tuổi đạt 2175 g/con. Gà mái thân hình to, lông có màu lá chuối khô xám, da chân màu vàng nhạt khối lượng cơ thể lúc 15 tuần tuổi đạt 1840 g/con, sản lượng trứng đẻ trong 12 tháng đạt 80 quả/mái. Trên nguồn nguyên liệu đó, phân tích tính năng của mỗi giống và dựa trên nguyên lý cơ bản của lai tạo giống, Viện Chăn nuôi quyết định cho 3 phép thực hiện đề tài Nghiên cứu sử dụng nguồn gen gà LV và gà VCN-Z15, gà Mía tạo gà thịt thương phẩm lai 3 máu có năng suất và chất lượng cao (1/2016-12/2018). Để có các số liệu khoa học phục vụ cho đề tài, phục vụ công tác bảo tồn, khai thác nguồn gen nguyên liệu cũng như hoạch định các chính sách phát triển chăn nuôi địa phương, việc nghiên cứu các tổ hợp lai trên là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao là nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của 3 giống gà trên để mang lại hiệu quả thiết thực. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tham gia tiến hành đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà lai ZL và khả năng sản xuất thịt của tổ hợp lai giữa gà trống Mía với gà mái ZL”. 2. Mục đích đề tài Tạo được gà mái nền (con lai 2 máu) có năng suất trứng cao và phù hợp với chăn nuôi nông trại Tạo được gà thịt thương phẩm (con lai 3 máu) có năng suất và chất lượng thịt tốt. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Đề tài cung cấp các số liệu, thông tin khoa học về đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của con gà mái nền 2 máu ZL và khả năng cho thịt của gà thương phẩm 3 máu MZL. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề góp phần thúc đẩy sản xuất chăn nuôi quy mô nông hộ tại các địa phương trong cả nước. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Cơ sở lý luận về đặc điểm ngoại hình Hình dáng, kích thước cơ thể: Tuỳ mục đích sử dụng, các dòng gà được chia thành 3 loại hình: hướng trứng, hướng thịt và hướng kiêm dụng. Gà hướng trứng có thân hình thon nhỏ, cổ dài, nhẹ cân, dáng nhanh nhẹn. Gà hướng thịt có thân hình to thô, cổ dài trung bình, ngực nở, dáng đi nặng nề, khối lượng lớn. Gà kiêm dụng có hình dáng trung gian, cơ thể có hướng kiêm dụng trứng thịt hoặc thịt trứng. Đầu: cấu tạo xương đầu được coi như có độ tin cậy cao nhất trong việc đánh giá đầu gia cầm. Da mặt và các phần phụ của đầu cho phép rút ra kết luận về sự phát triển của mô đỡ và mô liên kết. Mào: Gà đa dạng về hình dạng, kích thước và màu sắc đặc trưng cho từng giống gà. Mào và mào dưới thuộc về các đặc điểm sinh dục phụ, khi buồng trứng hoạt động bình thường thì mào lớn chứa nhiều máu. Khi thay lông hoạc bị bệnh thuộc tuyến sinh dục sẽ tạm thời ngừng trệ sự cung cấp máu. Như vậy, kích thước da đầu bị giảm và màu sắc bị kém đi. Mỏ: Mỏ chắc chắn và ngắn. Gà có mỏ dài và mảnh không có khả năng sản xuất cao. Lông: Lông là một dẫn xuất của da, thể hiện đặc điểm di truyền của giống và có ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại. Tốc độ mọc lông là sự biểu hiện khả năng mọc lông sớm hay muộn, có thể có quan hệ mật thiết với cường độ sinh trưởng của gia cầm. Chân: Những gà giống tốt phải có chân chắc chắn, nhưng không thô. Đặc điểm chân cao có liên quan tới khả năng cho thịt thấp và phát dục chậm (Brandsch và Biilchel, 1978 [3]). 1.1.2. Bản chất di truyền của các tính trạng sản xuất Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm được nuôi dưỡng trong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu các đặc điểm di truyền số lượng và ảnh hưởng của những tác động môi trường lên các tính 5 trạng đó. Hầu hết các tính trạng về năng suất của vật nuôi như sinh trưởng, sinh sản, tốc độ mọc lông đều là các tính trạng số lượng. Cơ sở di truyền của tính trạng số lượng đều do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Nguyễn Ân và cs (1983) [1] cho rằng các tính trạng sản xuất là các tính trạng số lượng, thường là các tính trạng đo lường được như khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo, sản lượng trứng, khối lượng trứng ... Các tính trạng số lượng thường bị chi phối bởi nhiều gen, các gen này hoạt động theo 3 phương thức. - Cộng gộp (A) hiệu ứng tích lũy của từng gen; - Trội (D) hiệu ứng tương tác giữa các gen trong cùng một lô cut; - Át gen (I) hiệu ứng do tương tác giữa các gen không cùng một lo cut; Hiệu ứng cộng gộp A là các giá trị thông thường có thể tính toán được, có ý nghĩa trong chọn lọc nhân thuần. Hiệu ứng trội D và át gen I là những hiệu ứng không cộng tính và là giá trị giống đặc biệt (special breeding value) có y nghĩa đặc biệt trong các tổ hợp lai. Ở các tính trạng số lượng giá trị kiểu hình cũng do giá trị kiểu gen (kiểu di truyền) và tác động của môi trường quy định, nhưng giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gen) cấu tạo thành. Đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ nhưng tập hợp lại sẽ ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu, đặc biệt là tính trạng sinh sản. (Nguyễn Văn Thiện, 1995 [34]). Khác với các tính trạng chất lượng, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố của ngoại cảnh. Tuy các điều kiện bên ngoài không thể làm thay đổi cấu trúc di truyền, nhưng nó có tác động làm phát huy hoặc kìm hãm việc biểu hiện các hoạt động của các gen. Các tính trạng số lượng được quy định bởi kiểu gen và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh, mối tương quan đó được biểu thị như sau: P = G + E Trong đó: P : là giá trị kiểu hình (phenolypic value), G : là giá trị kiểu gen (genotypic value), E : là sai lệch môi trường (environmental deviation). 6 Giá trị kiểu gen (G) hoạt động theo 3 phương thức : cộng gộp, trội và át gen. Người ta đã biểu thị kiểu di truyền (G) bằng công thức sau : G = A+ D+I; Trong đó : G: là giá trị kiểu gen (genotypic value), A: là giá trị cộng gộp (additive value), D: là giá trị sai lệch trội (dominance deviation value), I: là giá trị sai lệch tương tác (Interaction deviation value). Ngoài ra các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường, có 2 loại môi trường chính: - Sai lệch môi trường chung (Eg) : Là sai lệch do các yếu tố môi trường tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi, loại yếu tố này có tính chất thường xuyên như : thức ăn, khí hậu... - Sai lệch môi trường riêng (Es) : Là sai lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể trong nhóm vật nuôi, hoặc ở giai đoạn nhất định trong cuộc đời con vật. Loại này có tính chất không thường xuyên. Nếu bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G) và môi trường (E) của một cá thể được xác định bởi kiểu gen có từ hai locut trở lên có giá trị là : P=G+E Trong đó: G = A + D + I ; E = Eg + Es; P = A + D + I + Eg + Es. Trên cơ sở đó cho thấy các giống gia cầm cũng như các sinh vật khác, con cái đều nhận được từ bố mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng nào đó. Tính trạng đó được xem như nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền song khả năng đó có phát huy được hay không còn phụ thuộc và môi trường sống như chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý́ ... Tương tác giữa kiểu di truyền và môi trường là rất quan trọng đối với ngành chăn nuôi gia cầm. Do đó việc chọn lọc nâng cao năng suất một tính trạng nào đó hoặc lai tạo ra một giống mới, việc nghiên cứu di truyền các tính trạng số lượng là vấn đề hết sức cần thiết. 7 1.1.2.1. Tính trạng sinh sản a. Cơ sở khoa học của năng suất trứng Các nhà phôi thai học cho rằng trứng gia cầm nói chung và trứng gà nói riêng là một tế bào sinh sản khổng lồ gồm lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ. Buồng trứng có chức năng tạo thành lòng đỏ, còn các thành phần khác như lòng trắng, màng vỏ và vỏ do ống trứng tạo nên. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định ở gà mái, trong quá trình phát triển phôi 2 bên phải, trái của gà mái đều có buồng trứng, nhưng sau khi nở thì buồng trứng bên phải tiêu biến, chỉ còn lại buồng trứng bên trái (Vương Đống, 1968 [12]). Số lượng tế bào trứng theo một số tác giả có khác nhau. Pearl và Schoppe (1921) đếm được 1906 trứng bằng mắt thường và 12000 trứng bằng kính hiển vi. Theo Jull (1939 - 1948) thì cho rằng ở gà mái thời kỳ đẻ trứng có thể đếm được 3600 trứng, trong khi đó Hutt (1978) [16] đã đếm và cho biết số lượng tế bào trứng của gà mái có thể lên tới hàng triệu tế bào, còn Frege (1978) cho rằng tế bào trứng lúc bắt đầu đẻ là 900 - 3500 ở gà mái, 1500 ở vịt mái, nhưng chỉ có một số lượng rất hạn chế được chín và rụng (dẫn theo Lê Thị Nga, 2005) [27]. Trong thời gian phát triển, lúc đầu các tế bào trứng được bao bọc bởi một tầng tế bào, không có liên kết gì với biểu bì phát sinh. Tầng tế bào này phát triển trở thành nhiều tầng, sự tạo thêm sẽ tiến tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo này gọi là follicun, bên trong follicun có một khoang hở chứa đầy một chất dịch. Bề ngoài follicun trông giống như một cái túi. Trong thời kì đẻ trứng nhiều, follicun trở nên chín dần làm thay đổi hình dạng buồng trứng trông giống như một “chùm nho”. Sau thời kì đẻ trứng, buồng trứng trở lại hình dạng ban đầu, các follicun chín vỡ ra, tế bào trứng chín ra ngoài cùng với dịch follicun và rơi vào phễu ống dẫn trứng, sự rụng trứng đầu tiên báo hiệu sự thành thục sinh dục. Theo Melekhin và Niagridin (1989) dẫn theo Ngô Giản Luyện, 1994 [22] cho rằng, hầu hết vật chất lòng đỏ trứng gà được tạo thành trước khi đẻ trứng 9 -10 ngày. Tốc độ sinh trưởng của lòng đỏ từ 1 - 3 ngày đầu rất chậm, khi đường kính của lòng đỏ đạt tới 6mm, bắt đầu thời kì sinh trưởng cực nhanh, đường kính có thể tăng 4 mm trong 24 giờ, cho tới khi đạt đường kính tối đa là 40 mm. Tốc độ sinh trưởng của lòng đỏ không tương quan với cường 8 độ đẻ trứng. Quá trình hình thành trứng và rụng trứng là một quá trình sinh lý phức tạp, do sự điều khiển của hoocmon. Thời kỳ từ lúc đẻ quả trứng đến khi rụng trứng tiếp theo kéo dài 15 - 75 phút, sự rụng trứng ở gà xảy ra 1 lần trong ngày, thường là 30 phút sau khi đẻ trứng. Trường hợp nếu trứng đẻ sau 16 giờ thì sự rụng trứng sẽ chuyển đến đầu ngày hôm sau. Trứng bị giữ lại trong ống dẫn trứng làm ngừng sự rụng trứng tiếp theo. Nếu lấy trứng ra khỏi tử cung thì cũng không làm tăng nhanh sự rụng trứng được. Khi tế bào trứng chín, rụng, trứng rơi vào phễu và được đẩy xuống ống dẫn trứng, đây là một ống dài có nhiều khúc cuộn, bên trong có tầng cơ, trên thành ống có lớp màng nhầy lót bên trong, trên bề mặt lớp màng nhầy có tiêm mao rung động. Ống dẫn trứng có nhiều phần khác nhau: Phễu, phần tạo lòng trắng, phần eo, tử cung và âm đạo. Chúng có chức năng tiết ra lòng trắng đặc, loãng, màng vỏ, vỏ trứng và lớp keo mỡ bao bọc bên ngoài quả trứng. Thời gian trứng lưu lại trong ống dẫn trứng từ 20 - 24 giờ. Khi trứng rụng và qua các phần của ống dẫn trứng tới tử cung, đầu nhọn quả trứng bao giờ cũng đi trước nhưng khi nằm trong tử cung quả trứng được xoay một góc 1800, do vậy trong điều kiện bình thường gà đẻ đầu tù của quả trứng ra trước. b. Tuổi đẻ quả trứng đầu Nhiều tác giả khi nghiên cứu về tuổi đẻ quả trứng đầu cho rằng, đây là chỉ tiêu đánh giá sự thành thục sinh dục, cũng được coi là một yếu tố cấu thành năng suất trứng. Đối với từng cá thể, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là số ngày tuổi kể từ khi nở ra đến khi đẻ quả trứng đầu. Trong thực tế sản xuất tuổi đẻ quả trứng đầu của một đàn (quần thể) được xác định khi có 5 % số cá thể trong đàn đã đẻ (Pingel và Jeroch, 1980 [66]). Guideil, Lerner và một số tác giả khác cho rằng có các gen trên nhiễm sắc thể tính biệt cùng tham gia hình thành tính trạng này (dẫn theo Khavecman, 1972 [17]). Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) [25] thì có ít nhất hai cặp gen cùng quy định tuổi đẻ quả trứng đầu, cặp thứ nhất gen E và e liên kết với tính biệt, cặp thứ hai là E’ và e’. Tuổi đẻ và năng suất trứng có mối tương quan nghịch, giữa tuổi đẻ và khối lượng trứng lại có tương quan thuận. Tuổi đẻ quả trứng đầu phụ thuộc vào bản chất di truyền, chế độ nuôi dưỡng, các yếu tố môi trường. Đặc biệt là thời gian chiếu sáng sẽ thúc đẩy gia cầm thành thục sinh dục, thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm (Khavecman, 1972 [17]). 9 Dickerson (1952) [55] đã tính toán hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể gà chưa trưởng thành với sản lượng trứng thường có giá trị âm (0,21 đến -0,16). Còn Nicola và cs tính hệ số tương quan di truyền giữa tuổi thành thục với sản lượng trứng là 0.11 (dẫn theo Trần Long, 1994 [21]). c. Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ Năng suất trứng là số lượng trứng đẻ ra của một gia cầm mái trong một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm đẻ trứng thì đây là chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh và cũng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản xuất, mùa vụ, điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc và đặc điểm của cá thể. Hutt (1978) [16] đã đề nghị tính sản lượng trứng từ khi gia cầm đẻ quả trứng đầu tiên, còn theo Brandsch và Buelchel (1978) [3] cho rằng sản lượng trứng được tính đến 500 ngày tuổi, cũng theo tác giả trên thì sản lượng trứng còn được tính theo năm sinh học 365 ngày, kể từ khi đẻ quả trứng đầu tiên. Trong thời gian gần đây, sản lượng trứng được tính theo tuần tuổi. Các hãng gia cẩm nổi tiếng trên thế giới như Shaver (Canada), Lohmann (Đức)..., sản lượng trứng được tính phổ biến nhất đến 70 và 80 tuần tuổi. Năng suất trứng là một tính trạng số lượng có mối tương quan nghịch chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng sớm, do đó trong chăn nuôi gà sinh sản người ta thường quan tâm đến việc cho gà ăn hạn chế trong các giai đoạn cuối gà con, giai đoạn gà dò - hậu bị để đảm bảo cho năng suất trứng cao trong giai đoạn đẻ trứng. Theo Bùi Thị Oanh (1996) [29] thì năng suất trứng còn phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng thức ăn, đặc biệt là mức năng lượng trao đổi, hàm lượng protein và các acid amin thiết yếu trong khẩu phần ăn của gia cầm sinh sản. Năng suất trứng có hệ số di truyền không cao, nhưng lại dao động lớn. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [34] cho biết hệ số di truyền năng suất trứng của gà là 0,12 - 0,3. Đối với tính trạng năng suất trứng, để cải thiện năng suất cần áp dụng phương pháp lai, kết hợp với chọn lọc cá thể, nếu chỉ áp dụng chọn lọc thì việc nâng cao năng suất trứng ít có hiệu quả. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng có liên quan chặt chẽ với nhau, tỷ lệ đẻ trứng được tính theo tuần, tháng, năm, đó cũng thể hiện cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian. Cường độ đẻ trứng phụ thuộc và độ dài của chu kỳ 10 đẻ trứng, chu kỳ đẻ trứng chính là thời gian gia cầm đẻ liên tục không bỏ ngắt quãng còn được gọi là trật đẻ, Pingel và Jeroch, 1980 [66]). Cường độ đẻ trứng có tương quan dương và chặt chẽ với sản lượng trứng, đây chính là tính trạng có hệ số di truyền cao, thường đượng sử dụng để chọn lọc nâng cao năng suất trứng. Wegner (1980) cho biết hệ số di truyền về cường độ đẻ trứng của gà vào loại cao h2 = 0,66 (dẫn theo....). Cường độ đẻ trứng có tương quan rất chặt chẽ với năng suất trứng của cả năm, thường người ta dựa theo các số liệu của trật đẻ trứng những tháng đầu tiên và thường theo dõi sản lượng trứng từ lúc bắt đầu đẻ đến 36 hoặc 38 tuần tuổi đẻ đánh giá sức đẻ trứng của cả năm. Hutt (1978) [16] đã áp dụng ổ đẻ có cửa sập tự động để kiểm tra sản lượng trứng cả năm có tương quan di truyền chặt chẽ, với hệ số di truyền của tính trạng này từ 0,7 đến 0,9. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng Theo Đặng Hữu Lanh và cs (1999) [20], Nguyễn Trọng Thiện (2008) [36], sức sản xuất trứng chịu sự chi phối của các tập hợp gen khác nhau; các gen quy định tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường và bị hạn chế bởi tính biệt. Sản lượng trứng được truyền lại cho đời sau từ bố mẹ, Hayer và cs (1994) cho rằng sức đẻ trứng của gà mái chịu sự ảnh hưởng của 5 yếu tố di truyền cá thể là: Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học, cường độ đẻ, tính nghỉ đẻ mùa đông, tính ấp bóng và tuổi thành thục sinh dục. 1.1.2.2 Tính trạng sinh trưởng a. Khả năng sinh trưởng Trong chăn nuôi động vật , sự sinh trưởng được xác định bằng sự tăng lên về khối lượng , kích thước cơ thể qua những giai đoạn nhất định, thực chất của sự phát triển đó là sự tăng lên về số lượng protein và khoáng chất (dẫn theo Trần Thị Mai Phương, 2004 [30]). Sinh trưởng là quá trình sinh học rất sinh động, việc xác định toàn bộ quá trình sinh trưởng không phải là việc dễ dàng, các nhà chọn giống thường sử dụng các phương pháp đơn giản và thực tế đó là xác định khối lượng cơ thể, tốc độ lớn và cấu tạo cơ thể. 11 Đánh giá khả năng sinh trưởng, người ta còn sử dụng khái niệm sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối. - Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (TCVN.2.39, 1977). Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng Parabon. Sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng gam/ con/ ngày hoặc gam/ con/ tuần. - Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN.2.40,1977). Sinh trưởng tương đối giảm dần qua các tuần tuổi, Đơn vị tính là %, đồ thị có dạng Hyperbon. b. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của gia cầm + Ảnh hưởng của giống: Theo Godfrey và Joap (1952) [57] sự di truyền về khối lượng cơ thể do 15 cặp gen tham gia trong đó có ít nhất một gen sinh trưởng liên kết với tính biệt (nằm trên nhiễm sắc thể X) vì vậy có sự khác nhau về khối lượng cơ thể giữa con mái và con trống trong cùng một giống, gà trống nặng hơn gà mái từ 24-32 %. Ở gà, các giống gà hướng trứng nhẹ hơn các giống gà hướng thịt 2 lần và giống gà kiêm dụng 1,3-1,7 lần. Boshhlebao và cộng tác viên (1972), (dẫn theo Đào Văn Khanh 2001 [18]) thì cho rằng sự tồn tại của các gen hoặc các nhóm gen trong các dòng, giống gia súc, gia cầm rất khác nhau nên dòng, giống khác nhau có tốc độ sinh trưởng không giống nhau. Lenner và Asmundson (1938) [63] đã so sánh tốc độ sinh trưởng của các giống gà Leghorn trắng và Plymouth Rock tới 24 tuần tuổi cho rằng gà Plymouth rock sinh trưởng nhanh hơn gà Leghorn từ 36 tuần tuổi và sau đó không có sự khác nhau. Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [14] cho biết sự khác nhau về khối lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng khoảng 500- 700 g (13-30 %). Chọn lọc tính trạng sinh trưởng là do di truyền. Jaap và Moris (1973) [58] đã phát hiện những sai khác trong cùng một giống và cường độ sinh trưởng trước 8 tuần ở gà con của các bố mẹ có sự khác nhau. Kết quả nghiên cứu Nguyễn Đức Hưng và Nguyễn Đăng Vang (1997) [15] cũng khẳng định các giống gia cầm khác nhau có năng suất khác nhau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan