Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn - Báo cáo Nghiên cứu hoàn thiện công tác tư vấn đấu thầu của trung tâm xúc tiến đầu tư tỉn...

Tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện công tác tư vấn đấu thầu của trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh long an

.PDF
83
128
146

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI -------o0o------- LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TƢ VẤN ĐẤU THẦU CỦA TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TỈNH LONG AN Bộ môn quản lý : Công nghệ và quản lý xây dựng Chuyên ngành : Quản lý xây dựng Giảng viên hƣớng dẫn khoa học : PGS. TS. ĐỒNG KIM HẠNH Học viên thực hiện : HUỲNH DƢƠNG QUỐC VŨ Lớp : 24QLXD21 – CS2 Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2019 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI -------o0o------- LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TƢ VẤN ĐẤU THẦU CỦA TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TỈNH LONG AN Bộ môn quản lý : Công nghệ và quản lý xây dựng Chuyên ngành : Quản lý xây dựng Giảng viên hƣớng dẫn khoa học : PGS. TS. ĐỒNG KIM HẠNH Học viên thực hiện : HUỲNH DƢƠNG QUỐC VŨ Lớp : 24QLXD21 – CS2 Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu hoàn thiện công tác tƣ vấn đấu thầu của Trung tâm xúc tiến đầu tƣ tỉnh Long An”, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS. TS. Đồng Kim Hạnh, đƣợc thực hiện một cách trung thực. Tất cả số liệu, tài liệu thu thập đƣợc, và kết quả nghiên cứu chƣa đƣợc công bố ở bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nghiên cứu của mình theo quy định của Pháp luật. Tp. Hồ Chí Minh, ngày ...... tháng năm 2019 Học viên thực hiện HUỲNH DƢƠNG QUỐC VŨ 3 LỜI CÁM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của thầy PGS.TS. Đồng Kim Hạnh và những ý kiến về chuyên môn quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Công trình – Trƣờng Đại học Thủy lợi cũng nhƣ sự giúp đỡ của Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ tỉnh Long An. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trƣờng Đại học Thủy lợi đã chỉ bảo hƣớng dẫn khoa học tận tình và các cơ quan cung cấp số liệu trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của quý độc giả. Xin trân trọng cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày ...... tháng năm 2019 Học viên thực hiện HUỲNH DƢƠNG QUỐC VŨ 4 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... vii 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... vii 1.2. Mục đích của đề tài ......................................................................................... viii 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. viii 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... viii 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. viii 1.4. Kết quả đạt đƣợc ............................................................................................. viii CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN CÔNG TÁC TƢ VẤN ĐẤU THẦU .......................... 10 1.1. Khái quát chung các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc .. 10 1.2. Thực trạng công tác đấu thầu các công trình xây dựng ................................... 15 1.3. Công tác quản lý chất lƣợng quá trình tƣ vấn đấu thầu dự án xây dựng ......... 20 1.4. Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................ 30 CHƢƠNG 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TƢ VẤN ĐẤU THẦU ............. 31 2.1. Cơ sở pháp lý về lĩnh vực đấu thầu ở Việt Nam.............................................. 31 2.2. Các hình thứcđấu thầu ..................................................................................... 34 2.2.1 Các hình thức tƣ vấn đấu thầu ......................................................................... 34 2.2.2 Các hình thức lựa chọn nhà thầu ..................................................................... 35 2.3. Các phƣơng pháp quản lý về đấu thầu ............................................................. 37 2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác tƣ vấn đấu thầu ....................................... 41 2.4.1. Về Con Ngƣời ........................................................................................... 41 2.4.2. Môi trƣờng bên ngoài ................................................................................ 42 2.4.3. Môi trƣờng pháp lý.................................................................................... 42 2.4.4. Thị trƣờng .................................................................................................. 43 2.4.5. Nội bộ doanh nghiệp ................................................................................. 43 5 2.4.6. Các nhân tố khác: ...................................................................................... 46 2.5. Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................ 47 CHƢƠNG 3.GIẢI PHÁP NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TƢ VẤN ĐẤU THẦU CỦA TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TỈNH LONG AN, ÁP DỤNG CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG THUỘC TỈNH LONG AN ................................................................................... 48 3.1. Giới thiệu chung về công tác tƣ vấn đấu thầu của Trung tâm xúc tiến đầu tƣ tỉnh Long An..................................................................................................................... 48 3.2. Thực trạng quá trình thực hiện công tác tƣ vấn đấu thầu tại Trung tâm xúc tiến đầu tƣ tỉnh Long An .................................................................................................... 50 3.3. Đánh giá chất lƣợng công tác tƣ vấn đấu thầu đối với các gói thầu công trình xây dựng dân dụng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Long An 53 3.4. Giải pháp nghiên cứu hoàn thiện công tác tƣ vấn đấu thầu của Trung tâm xúc tiến đầu tƣ tỉnh Long An ................................................................................................ 64 3.4.1. Giải pháp về đối tƣợng quản lý........................................................................ 64 3.4.2. Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Trung Tâm XT Tỉnh Long An........ 65 3.4.3. Giải pháp quy trình tổ chức tƣ vấn đấu thầu.................................................... 66 3.5. Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................ 69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 70 4.1. Kết luận ............................................................................................................ 70 4.2. Kiến nghị.......................................................................................................... 70 PHỤ LỤC………………………………………………………………………….....73 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng là một trong những tiền đề quan trọng của sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Căn cứ vào hoạt động xây dựng ngƣời ta có thể đánh giá đƣợc mức độ phát triển hoặc tiềm năng phát triển của một quốc gia hoặc khu vực, lãnh thổ nào đó. Nhu cầu xây dựng trong xã hội gần nhƣ là vô hạn, tuy nhiên, chi phí xây dựng lại hữu hạn. Thống kê cho thấy khoảng 2530% GDP của một quốc gia đƣợc đầu tƣ vào lĩnh vực xây dựng. Chính vì sự hạn chế này mà bất cứ chủ đầu tƣ nào cũng mong muốn việc đầu tƣ cho hoạt động xây dựng của mình phải đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu, nhất là đối với các nguồn vốn vay hoặc các nguồn vốn ngân sách.Chính vì vậy công tác đấu thầu là một trong những công cụ quan trọng để đảm bảo mục tiêu đó. Thƣờng thì công tác đấu thầu (lựa chọn nhà thầu) xảy ra sau khi dự án đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc phê duyệt, nhƣng công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu để có đƣợc 1 dự án nhƣ trong mong muốn thì lại diễn ra trong suốt vòng đời của 1 dự án để hình thành một dự án có nội dung phù hợp (về mặt kỹ thuật, kinh tế, môi trƣờng, thị trƣờng…). Tại Việt Nam, tốc độ tăng trƣởng ngành xây dựng đạt ngƣỡng trung bình trên 6%/năm, xếp thứ 3 trong khu vực Châu Á (sau Trung Quốc và Ấn Độ) và dấu hiệu tăng trƣởng này đƣợc dự báo là vẫn tiếp diễn. Sự tăng trƣởng diễn ra không chỉ trong lĩnh vực xây dựng dân dụng với vốn đầu tƣ tƣ nhân mà còn trải rộng ở vốn đầu tƣ ngân sách và các khoản vay. Do đó, công tác đấu thầu là công tác bắt buộc và đòi hỏi phải liên tục nghiên cứu, cập nhật.Tuy nhiên, thực tiễn công tác tổ chức và quản lý các hoạt động đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng những năm qua ở nƣớc ta cho thấy còn có nhiều vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu để bổ sung hoàn thiện về cơ chế, chính sách cũng nhƣ trong tổ chức thực hiện các cuộc đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng.Chính vì vậy mà tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện công tác tư vấn đấu thầu của Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Long An” với mục tiêu đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác tƣ vấn đấu thầu cho các dự án trên địa bàn tỉnh trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và xử lý vấn đề thông qua thực tiễn. 7 1.2. Mục đích của đề tài Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác tƣ vấn đấu thầu của Trung tâm xúc tiến đầu tƣ tỉnh Long An; áp dụng cho các công trình xây dựng dân dụng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác tƣ vấn đấu thầu của Trung tâm xúc tiến đầu tƣ tỉnh Long An, áp dụng cho các gói thầu công trình xây dựng dân dụng trên địa bàn tỉnh Long An. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Các nghiên cứu trong luận văn chỉ tập trung vào các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn quản lý của tỉnh Long An. 1.4. Kết quả đạt đƣợc  Đánh giá đƣợc thực trạng công tác tƣ vấn đấu thầu của Trung tâm xúc tiến đầu tƣ tỉnh Long An;  Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp mang tính khoa học dựa trên thực tiễn trong công tác tƣ vấn đấu thầu đối với các dự án công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc tại các UBND huyện, các Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại các huyện thuộc tỉnh Long An.  Vận dụng kết quả nghiên cứu làm tài liệu trong công tác đấu thầu dự án một cách hiệu quả và hợp lý nhất. 8 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÔNG TÁC TƢ VẤN ĐẤU THẦU 1.1. Khái quát chung các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc Ngân sách nhà nƣớc, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nƣớc" đƣợc sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nƣớc lại chƣa thống nhất, ngƣời ta đã đƣa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nƣớc tùy theo các trƣờng phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nƣớc là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia. Luật Ngân sách Nhà nƣớc của Việt Nam đã đƣợc Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nƣớc trong dự toán đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nƣớc. Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nƣớc gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phƣơng thức sản xuất của cộng đồng và nhà nƣớc của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nƣớc, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nƣớc. Ngân sách nhà nƣớc bao gồm ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng. Ngân sách trung ƣơng là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ƣơng. Ngân sách địa phƣơng bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân. Theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nƣớc thì vốn ngân sách nhà nƣớc bao gồm công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phƣơng; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay đƣợc bảo đảm bằng tài sản của Nhà nƣớc; vốn đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp nhà nƣớc; giá trị quyền sử dụng đất; các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản do Chính phủ vay trong và ngoài nƣớc để bù đắp bội chi ngân sách nhà nƣớc và các khoản viện trợ của các tổ chức nƣớc ngoài. Công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc là các công trình xây dựng đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định đầu tƣ; đƣợc cấp vốn, tạm ứng và chi vốn để thực 9 hiện nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nƣớc và nhân dân và đảm bảo thực thi quyền lực nhà nƣớc trong xã hội. Sau đây là một số hình ảnh thuộc công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc điển hình nhƣ sau: Tên công trình: Dự Án Trung tâm Hành Chính Tỉnh Long An Chủ đầu tƣ: UBND Tỉnh Long An 10 Tên công trình: Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Long An Chủ đầu tƣ: Sở Y Tế Tỉnh Long An Tên công trình: Công Trình Đƣờng N1, Khu Trung Tâm Thƣơng Mại Phƣờng 2 (Vincom Tân An) Chủ đầu tƣ: UBND Thành Phố Tân An 11 Tên công trình: Công Trình Đƣờng Hùng Vƣơng Nối Dài Chủ đầu tƣ: UBND Tỉnh Long An Tên công trình: Công Trình Trƣờng THPT Tân An Chủ đầu tƣ: UBND thành phố Tân An. 12 Phân loại dự án đầu tƣ xây dựng: - Dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tƣ công và đƣợc quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. - Dự án đầu tƣ xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tƣ xây dựng gồm: + Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo; + Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tƣ dƣới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất). - Dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc, dự án sử dụng vốn nhà nƣớc ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác. Trình tự đầu tƣ xây dựng: - Trình tự thực hiện đầu tƣ xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau: + Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tƣ xây dựng để xem xét, quyết định đầu tƣ xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án; + Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lƣợng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đƣa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác; 13 + Giai đoạn kết thúc xây dựng đƣa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng. - Tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, ngƣời quyết định đầu tƣ quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. - Các bản vẽ thiết kế đã đƣợc thẩm định, đóng dấu đƣợc giao lại cho chủ đầu tƣ và chủ đầu tƣ có trách nhiệm lƣu trữ theo quy định của pháp luật về lƣu trữ. Chủ đầu tƣ có trách nhiệm đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần xem xét hồ sơ đang lƣu trữ này. Chủ đầu tƣ nộp tệp tin (file) bản vẽ và dự toán hoặc tệp tin bản chụp (đã chỉnh sửa theo kết quả thẩm định) về cơ quan chuyên môn theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 về xây dựng để quản lý. Tại Việt Nam, tốc độ tăng trƣởng xây dựng luôn đạt mức cao (trên 6%/năm), trong đó công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc góp một phần đáng kể trong ba thập kỷ vừa qua. Sự phát triển vƣợt bậc về hạ tầng kỹ thuật và công trình xây dựng công là minh chứng rõ nét của sự phát triển đất nƣớc. Số lƣợng công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc vẫn duy trì liên tục qua các năm và sẽ tiếp tục trong một thời gian tƣơng đối dài nữa để đạt mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh theo tiêu chí của một cƣờng quốc phát triển.Tuy vậy, vẫn tồn tại vấn đề nan giải là hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách có thực sự là tốt? Những năm vừa qua đánh dấu rất nhiều vụ án nghiêm trọng trong nƣớc liên quan đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc nhƣ Vinashin, Vinalines, PVN..., mà chủ yếu là do khâu tổ chức tƣ vấn, quản lý đấu thầu của các ban quản lý dự án và trình độ năng lực chuyên môn của cá nhân các lãnh đạo. 14 1.2. Thực trạng công tác đấu thầu các công trình xây dựng Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 6 ngày 26/11/2013 đã thông qua Luật đấu thầu năm 2013, bao gồm 13 chƣơng với 96 điều, đƣợc xây dựng trên cơ sở sửa đổi toàn diện Luật đấu thầu năm 2005. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 đƣợc xây dựng từ những đòi hỏi cấp thiết trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, nhất thể hóa hệ thống pháp luật về mua sắm sử dụng vốn Nhà nƣớc, bỏ đi những chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu. Sau khi Luật đấu thầu ra đời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.Theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội đã nêu rõ nội dung của một số thuật ngữ về đấu thầu: Một số Khái niệm liên quan công tác tư vấn đấu thầu: - Đầu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tƣ vấn, dịch vụ phi tƣ vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tƣ để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ, dự án đầu tƣ có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. - Đấu thầu qua mạng là đấu thầu đƣợc thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. - Đấu thầu trong nƣớc là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tƣ trong nƣớc đƣợc tham dự thầu. - Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tƣ chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tƣ. - Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu, nhà đầu tƣ làm căn cứ để bên mời thầu lựa chọn danh sách nhà thầu, nhà đầu tƣ trúng sơ tuyển, danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đƣợc đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm. 15 - Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu, nhà đầu tƣ làm căn cứ để bên mời thầu lựa chọn danh sách nhà thầu, nhà đầu tƣ trúng sơ tuyển, danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đƣợc đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm. - Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tƣ lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. - Giá gói thầu là giá trị gói thầu đƣợc xác định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. - Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. - Giá đề nghị trúng thầu là giá dự thầu của nhà thầu đƣợc đề nghị trúng thầu sau khi đã đƣợc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). - Giá trúng thầu là giá đƣợc phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu. - Giá đánh giá là giá dự thầu sau khi đã đƣợc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình. Giá đánh giá dùng để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế. - Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu đƣợc lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh. - Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng đƣợc ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. - Danh sách ngắn là danh sách nhà thầu, nhà đầu tƣ trúng sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển; danh sách nhà thầu đƣợc mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn chế; danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm. 16 - Bên mời thầu: Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định của Luật. Bên mời thầu đƣợc quyền yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu. Bên mời thầu tổng hợp quá trình lựa chọn nhà thầu và báo cáo chủ đầu tƣ về kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu. Từ đó chủ đầu tƣ sẽ thƣơng thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu đƣợc duyệt và chuẩn bị nội dung hợp đồng để ký kết hợp đồng. Trong quá trình đấu thầu nguyên tắc phải bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đấu thầu. Ngoài ra bên mời thầu phải có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật. Bên mời thầu phải cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu và bảo mật các tài liệu về đấu thầu. Sau đây là một số thực trạng công tác đấu thầu hiện nay đang phải vƣớn mắc nhƣ sau: Trong công tác đấu thầu để lựa chọn nhà thầu theo ý muốn của chủ đầu tƣ, một số chủ đầu tƣ đã gây khó khăn, chƣa tạo đƣợc môi trƣờng minh bạch cho các nhà thầu tham dự nhu gói thầu “Tuyế n đƣờng có chiề u dài L=48km; điể m đầ u tuyế n giao với đƣờng Huổ i Lóng - Tủa Chùa tại Km 17+800 thuô ̣c điạ phâ ̣n huyê ̣n Tủa Chùa ; điể m cuố i tuyế n Km 48+00 tại xã Huổi Mí , huyê ̣n Mƣờng Chà do Ban QLDA các công t rình giao thông tỉnh làm chủ đầu tƣ làm chủ đầu tƣ. (Trích nguồn từ báo pháp luật 2017). Và còn trƣờng hợp Chủ đầu tƣ gây khó khăn trong việc phát hành HSMT, không tạo điều kiện cho nhà thầu khi đến mua HSMT, điển hình nhƣ dự án Đƣờng nội thị huyện Ia Pa và Đƣờng liên xã huyện Ia Pa do Ban Quản lý đầu tƣ xây dựng huyện Ia Pa làm chủ đầu tƣ. (Trích nguồn từ báo pháp luật 2018) Có nhiều nhà thầu mạnh về mọi mặt nhƣ tiềm lực kinh tế, kinh nghiệm dày dặn, nhân sự chất lƣợng… nhƣng vì một lý do nào đó vẫn nộp hồ sơ dự thầu (HSDT) với tƣ cách dự thính Quá trình kiến nghị đã lộ ra việc một nhà thầu lớn tại miền Trung cho mƣợn hồ sơ để một nhà thầu khác dự thầu gói thầu xây lắp giao thông quy mô lớn tại TP.HCM. Thậm chí, dù đã là ông lớn nhƣng tại nhiều gói thầu xây lắp, họ vẫn chấp nhận chỉ làm quân xanh cho một nhà thầu khác. Những hành vi này phần nào đang khiến cho việc tổ chức đấu thầu trở nên phức tạp, có sự dằn xếp nhà thầu với nhau trong lúc tham dự thầu. 17 Thông tin từ các thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu đƣợc công bố gần đây cho thấy, nhiều nhà thầu dù có tên tuổi trên thị trƣờng, đã xây dựng đƣợc thƣơng hiệu nhƣng lại rớt thầu bởi những lý do vô cùng nghiệp dƣ điển hình là Dự án: Tuyến đƣờng nâng Cấp đƣờng Điện Biên Phủ tại quận 3, đại diện chủ đầu tƣ là Ban QLDA xây dựng quận 3 phụ trách. Tại một gói thầu xây lắp dân dụng khác cũng tổ chức ở TP.HCM, một loạt nhà thầu tên tuổi ở cả TP.HCM đến Hà Nội đều rủ nhau trƣợt từvòng gửi xe. Cụ thể, nhà thầu GT tại TP.HCM bị loại từ khâu tƣ cách hợp lệ do đơn dự thầu sai. Còn nhà thầu TS ở Hà Nội thì bị loại do không có bảo đảm dự thầu. Khi bị “bắt bài”, GT cho biết mình chỉ là “quân xanh” cho một nhà thầu khác. (Trích nguồn từ báo đấu thầu 2018). Trƣờng hợp khác, Tổng công ty CC là nhà thầu có tiếng trong giới xây lắp nhƣng cũng nổi tiếng không kém khi có nhiều chiêu trong kiến nghị đấu thầu. Khi nộp HSDT một gói thầu xây lắp bệnh viện quy mô lớn, do bị loại từ bƣớc đánh giá năng lực kỹ thuật nên CC đã liên tục kiến nghị. Nhƣng càng kiến nghị kéo dài, CC càng lộ ra việc mƣợn hồ sơ để liên danh từ một nhà thầu tiềm lực khác. Điều này đã đƣợc chính đại diện VC – nhà thầu cho CC mƣợn hồ sơ để đấu thầu xác nhận. (Trích nguồn từ báo đấu thầu 2018). Và một dự án diển hình nữa là trƣờng hợp nhà thầu tham gia đấu giá và trúng thầu khu đất vàng số 23 Lê Duẩn (Q.1, TP.HCM) rộng hơn 3.000 m2 vừa có đơn khiếu nại Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đã triển khai phƣơng án đấu giá không đúng theo hồ sơ phát hành ban đầu, khiến giá trúng thầu trở nên “cắt cổ”. Điều này sẽ thấy đƣợc những mặt thiếu chuyên môn của đại diện chủ đầu tƣ. (Trích nguồn từ báo tuổi trẻ 2018). Ngoài ra còn trƣờng hợp nhà thầu tham dự là Công ty TNHH Thƣơng mại và xây dựng số 6 lại thể hiện một doanh thu khác nhau, khiến dƣ luận đặt nghi vấn về dấu hiệu “làm đẹp” hồ sơ để trúng thầu, cụ thề là Dự án đầu tƣ xây dựng công trình đƣờng Na Sang (Km146+200/QL.12) - TT. Xã Huổi Mí - Nậm Mức (Km 452+300/QL.6) - thị trấn Tủa Chùa - Huổi Lóng, tỉnh Điện Biên (Phân đoạn thị trấn Tủa Chùa - Nậm Mức - Huổi Mí) đƣợc UBND tỉnh Điện Biên phê quyệt tại QĐ 591/QĐ-UBND ngày 29/6/2017, Tại gói thầ u số 3 thi 18 công xây lắp và đảm bảo giao thông từ (Km34+00-Km48+00) thuộc dự án đầ u tƣ xây dựng công trình đƣờng Na Sang : Đơn vị trúng thầ u là Liên danh xây dựng số 6 – Công ty CP Xây dựng Tiế n Triể n ; Giá trúng thầ u hơn 130 tỷ đồ ng . Số tiề n đƣợc chủ đầ u tƣ tạm ứng là 43 tỷ đồ ng. Theo báo cáo tài chính của Công ty TNHH Thƣơng mại và xây dựng số 6 đã đƣợc kiểm toán trong 3 năm 2014, 2015, 2016 nộp để tham gia đấu thầu và trúng thầu gói thầu số 03 thì tổng doanh thu của đơn vị này năm 2014 là: 317.825.000.000 đồng; năm 2015 là: 377.456.000.000 đồng; năm 2016 là: 507.433.000.000 đồng. Tuy nhiên, theo tài liệu thu thập đƣợc, đối chiếu số liệu doanh thu ở một số gói thầu khác có sự không trùng khớp nhau. Cụ thể, tại hồ sơ dự thầu của gói thầu số 07 thuộc Dự án đầu tƣ xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khung khu trụ sở cơ quan, khu công cộng, khu thƣơng mại dịch vụ dọc trục đƣờng 60m, Công ty TNHH Thƣơng mại và xây dựng số 6 có nộp báo cáo tài chính thể hiện một số liệu doanh thu hoàn toàn khác. Theo đó, doanh thu năm 2014 là 317.825.000.000 đồng; năm 2015 là: 468.769.000.000 đồng, năm 2016 là: 507.433.000.000 đồng. Doanh nghiệp này đã trúng gói thầu với giá 93.445.546.290 đồng. Nhƣ vậy riêng doanh thu năm 2015 đã bị làm sai lệch gần 100 tỷ đồng. (Trích nguồn từ báo pháp luật 2018). Có trƣờng hợp đã từng xảy ra hiện nhƣ việc phát hiện có gian dối, không trung thực, đƣa chủng loại vật tƣ không đúng theo yêu cầu hồ sơ mời thầu… Thế nhƣng Liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 (SC5) - Công ty TNHH MTV Xây dựng Bình Minh (BMCC) vẫn đƣợc chủ đầu tƣ chọn thực hiện cụ thể là gói thầu giai đoạn 3 của dự án xây dựng Học viện Cán bộ TP.HCM với giá trị dự toán là 336.078.960.000 đồng. (Trích nguồn từ báo pháp luật 2018). Điều đó đã cho thấy nhà thầu tham dự không trung thực khi tham dự thầu, tạo ra doanh thu ảo để đạt mục đích trúng thầu, và gian lận về chủng loại vật tƣ khi tham dự thầu. 19 1.3. Công tác quản lý chất lƣợng quá trình tƣ vấn đấu thầu dự án xây dựng Để quản lý chất lƣợng xây dựng công trình đạt hiệu quả cần phải có những công tác kiểm soát chặt chẽ. Trong đó công tác lựa chọn nhà thầu đủ điều kiện về năng lực, kinh nghiệm tham gia xây dựng các công trình thông qua đấu thầu là một công tác quan trọng nhằm quản lý chất lƣợng công trình, đƣa công trình vào phục vụ kịp thời, nâng cao hiệu quả của công trình. Đấu thầu là nhằm thực hiện tính cạnh tranh công bằng, minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả kinh tế của dựán. Nhƣ vậy thông qua hoạt động đấu thầu mà Chủ đầu tƣ lựa chọn đƣợc đơn vị đáp ứng đƣợc các yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật, thực hiện dự án với chất lƣợng cao nhất và chi phí thấp nhất. Trên thực tế hoạt động đấu thầu đã chứng tỏ đƣợc sự cần thiết và tầm quan trọng của nó trong cơ chế thị trƣờng, nó không chỉ mang lại lợi ích cho nhà thầu mà còn mang lại lợi ích cho Chủ đầutƣ. Công tác đấu thầu đƣợc nhìn nhận nhƣ một điều kiện thiết yếu để đảm bảo thành công cho các Chủ đầu tƣ, nhà đầu tƣ dù họ thuộc Nhà nƣớc hay tƣ nhân, dù họ đầu tƣ trong hay ngoài nƣớc. Ví dụ một số dự án màBan QLDA Đầu Tƣ Xây Dựng các huyện Tân Hƣng, Vĩnh Hƣng, Mộc Hóa, Tân Thạnh và Thành Phố Tân An thuộc tỉnh Long Anthực hiện công tác đấu thầu nhƣ sau: Giới thiệu về dự án: Gói thầu số 1: Trung tâm văn hóa huyện Tân Hƣng Chủ đầu tƣ: Ban QLDA Đầu Tƣ Xây Dựng huyện Tân Hƣng Bên mời thầu: Ban QLDA Đầu Tƣ Xây Dựng huyện Tân Hƣng Tên gói thầu: Trung tâm văn hóa huyện Tân Hƣng Giá gói thầu: 14.190.678.000 đồng Nội dung công việc của gói thầu:Nâng cao đời sống sinh hoạt cho ngƣời dân tại địa phƣơng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng