Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hình thái, giải phẫu và một số đặc điểm sinh trưởng của loài đơn mặt ...

Tài liệu Nghiên cứu hình thái, giải phẫu và một số đặc điểm sinh trưởng của loài đơn mặt trời (excoecaria cochichinensis lour.) trồng tại trạm đa dạng sinh học mê linh vĩnh phúc (lv02336)

.PDF
64
248
66

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 --------------***--------------- DƢƠNG VĂN HÙNG NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦA LOÀI ĐƠN MẶT TRỜI (EXCOECARIA COCHICHINENSIS LOUR.) TRỒNG TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH – VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HÀ NỘI, 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 --------------***--------------- DƢƠNG VĂN HÙNG NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦA LOÀI ĐƠN MẶT TRỜI (EXCOECARIA COCHICHINENSIS LOUR.) TRỒNG TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH – VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Sinh thái học. Mã số: 60 42 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Lan Hƣơng HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến T.S. Đỗ Thị Lan Hương đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Em cũng xin chân thành cảm ơn: - Ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. - Tổ Thực vật – Vi sinh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. - Phòng Thực vật học, viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo đã góp nhiều ý kiến, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã quan tâm giúp đỡ trong việc hoàn thành luận văn. Tác giả Dƣơng Văn Hùng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, tất cả các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với các nội dung trong luận văn của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Dƣơng Văn Hùng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH DANH MỤC ẢNH DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................... 2 4. Đóng góp mới ..................................................................................................... 2 NỘI DUNG............................................................................................................. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3 1.1. Tình hình sử dụng cây thuốc trên thế giới ................................................... 3 1.2. Tình hình sử dụng cây thuốc ở Việt Nam .................................................... 4 1.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu thích nghi của thực vật........... 5 1.4. Những thông tin về chi Đơn tía (Excoecaria), loài Đơn mặt trời (Excoecaria cochichinensis Lour.) ....................................................................... 7 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 11 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................... 11 2.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 11 2.2.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 11 2.2.2. Địa hình ...................................................................................................... 12 2.2.3. Địa chất - Thổ nhưỡng .............................................................................. 13 2.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 14 2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 14 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 14 2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................................. 15 2.5.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ................................................. 15 2.5.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.................................. 15 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 19 3.1. Ảnh hƣởng của các chế độ che sáng khác nhau tới hình thái và cấu tạo giải phẫu của loài Đơn mặt trời ................................................................... 19 3.1.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của rễ ....................................... 19 3.1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của thân....................................27 3.1.3. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của lá ....................................... 31 3.2. Ảnh hƣởng của các chế độ che sáng khác nhau tới một số chỉ tiêu sinh trƣởng của loài Đơn mặt trời ..................................................................... 42 3.2.1. Chiều cao thân cây ..................................................................................... 42 3.2.2. Đường kính thân cây ................................................................................. 44 3.2.3. Biến động số lượng lá ................................................................................ 46 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 52 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu STT Nội dung 1 NC Nghiên cứu 2 ĐC Đối chứng 3 KT Kích thước 4 DT Diện tích 5 x4, x10, x100 Ký hiệu độ phóng đại của kính hiển vi: 4,10, 100 6 CS Cộng sự 7 TN Thí nghiệm 8 D.V Dương Văn 9 Đ.T.L Đỗ Thị Lan DANH MỤC HÌNH TÊN BIỂU ĐỒ STT 1 2 3 4 5 6 7 Biểu đồ 3.1. Chiều dài rễ chính và rễ bên của loài Đơn mặt trời Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ giữa phần vỏ và phần trụ và đường kính mạch gỗ ở rễ sơ cấp loài Đơn mặt trời Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ giữa phần vỏ và phần trụ và đường kính mạch gỗ ở rễ thứ cấp loài Đơn mặt trời Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ giữa các mô trong lá loài Đơn mặt trời ở các ô thí nghiệm Biểu đồ 3.5: Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau tới chiều cao thân loài Đơn mặt trời qua các tháng (cm/cây) Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của việc che sáng tới đường kính của thân loài Đơn mặt trời Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau tới số lá sinh ra của loài Đơn mặt trời (chiếc lá/cây) DANH MỤC CÁC ẢNH Ảnh 1. Rễ loài Đơn mặt trời ở các ô che sáng khác nhau (Nguồn. D.V. Hùng) Ảnh 2. Lát cắt ngang rễ sơ cấp loài Đơn mặt trời (x400), (Nguồn. Đ.T.L. Hương) Ảnh 3: Lát cắt ngang rễ sơ cấp loài Đơn mặt trời.(x4). (Nguồn. Đ.T.L. Hương) Ảnh 4. Cắt ngang rễ thứ cấp loài Đơn mặt trời (Nguồn. Đ.T.L. Hương) Ảnh 5: Một phần rễ thứ cấp loài Đơn mặt trời. (x4). (Nguồn. D.V. Hùng) Ảnh 6. Loài Đơn mặt trời trồng trong Trạm. (Nguồn. D.V. Hùng) Ảnh 7. Loài Đơn mặt trời (Nguồn. D.V. Hùng) Ảnh 8. Lát cắt ngang thân sơ cấp loài Đơn mặt trời (x4), (Nguồn. D.V. Hùng) Ảnh 9: Một phần lát cắt ngang thân sơ cấp loài Đơn mặt trời. (x10),(D.V. Hùng) Ảnh 10: Lát cắt ngang thân thứ cấp loài Đơn mặt trời. (x100), (D.V. Hùng) Ảnh 11: Một phần lát cắt ngang thân thứ cấp. (x4), (Nguồn. D.V. Hùng) Ảnh 12: Mặt trên và mặt dưới của lá loài Đơn mặt trời. (x4), (Nguồn D.V. Hùng) Ảnh 13a: Mặt trên và mặt dưới lá ô TN I, (Nguồn. D.V. Hùng) Ảnh 13b: Mặt trên và mặt dưới lá ô TN II, (Nguồn. D.V. Hùng) Ảnh 13c: Mặt trên và mặt dưới lá ô TN III, (Nguồn. D.V. Hùng) Ảnh 13d: Mặt trên và mặt dưới lá ô TN IV, (Nguồn. D.V. Hùng) Ảnh 13e: Mặt trên và mặt dưới lá ô TN V (ĐC), (Nguồn. D.V. Hùng) Ảnh 14. Lát cắt ngang cuống lá loài Đơn mặt trời (x4), (Nguồ.n D.V. Hùng Ảnh 15. Một phần cuống lá loài Đơn mặt trời (x10), (Nguồn. D.V. Hùng) Ảnh 16. Giải phẫu gân chính lá loài Đơn mặt trời. (Nguồn. D.V. Hùng) Ảnh 17. Lát cắt ngang phiến lá loài Đơn mặt trời. (Nguồn. D.V. Hùng) Ảnh 18. Hoa loài Đơn mặt trời. (Nguồn. D.V. Hùng) Ảnh 19. Quả loài Đơn mặt trời. (Nguồn. D.V. Hùng) DANH MỤC BẢNG TÊN BẢNG STT 1 2 3 4 5 6 7 Bảng 3.1: Ảnh hưởng của việc che sáng đến chiều dài rễ chính và rễ bên của rễ loài Đơn mặt trời. Bảng 3.2. Cấu tạo các phần của rễ sơ cấp loài Đơn mặt trời ở các ô TN che sáng khác nhau. Bảng 3.3. Cấu tạo rễ thứ cấp loài Đơn mặt trời ở các ô TN che sáng và tưới nước khác nhau Bảng 3.4. Cấu tạo giải phẫu lá loài Đơn mặt trời ở các ô TN Bảng 3.5. Ảnh hưởng của việc che sáng tới chiều cao của thân cây loài Đơn mặt trời. Bảng 3.6. Ảnh hưởng của việc che sáng tới đường kính của thân cây loài Đơn mặt trời. Bảng 3.7. Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau tới số lá sinh ra của loài Đơn mặt trời (chiếc lá/cây). 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xa xưa, thuốc nam đã gắn liền với cuộc sống của các gia đình người dân Việt Nam, thuốc nam được sử dụng rộng rãi để chữa hầu hết các căn bệnh trước khi tây y thâm nhập và phát triển ở nước ta. Trong quá trình phát triển của đất nước, cùng với sự phát triển của nền y học Việt Nam, nhân dân ta đã đúc kết được nhiều bài thuốc quý, phát hiện ra nhiều cây thuốc có tác dụng chữa bệnh tốt, người dân có nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc sử dụng nó, đó là hệ thống y dược học cổ truyền Việt Nam lúc bấy giờ. Y dược học cổ truyền là hệ thống y dược duy nhất, có vai trò và tiềm năng rất lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong suốt những năm đấu tranh dựng và giữ nước. Vì những lợi ích to lớn đó, ngày nay có nhiều nhà khoa học Việt Nam đã và đang nghiên cứu, làm cho số lượng cây thuốc được phát hiện ngày càng nhiều, làm phong phú thêm nguồn dược liệu cho nền y học cổ truyền. Nhìn chung, các cây thuốc đã được nghiên cứu phần nào đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn dược liệu cho việc khám chữa bệnh của nhân dân. Tuy nhiên, trong tự nhiên còn tiềm ẩn nhiều cây thuốc quý mà con người chúng ta chưa phát hiện ra và nghiên cứu phục vụ cho cuộc sống. Loài Đơn mặt trời, còn có tên gọi khác là Đơn lá đỏ, Đơn tía, Đơn tướng quân, cây Liễu đỏ,...Tên khoa học là Excoecaria cochichinensis Lour., thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), cây mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều địa phương trong cả nước, cây có thể trồng làm cảnh và làm thuốc. Nhân dân nhiều địa phương thường sử dụng loài Đơn mặt trời để chữa mẩn ngứa, zola, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày,...[32] Hiện nay, do nhu cầu sử dụng loài Đơn mặt trời ngày càng cao làm cho nguồn cây này trong tự nhiên bị khai thác kiệt quệ. Vì những lợi ích trên nên 2 ở nhiều nơi người dân đã tiến hành ươm trồng, chăm bón và nhân giống theo kinh nghiệm dân gian nhưng chất lượng và năng suất thu hoạch cây không được cao. Nhằm bổ sung, bảo tồn nguồn gen quý và tăng năng suất cũng như mở rộng phạm vi trồng giống cây này, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu hình thái, giải phẫu và một số đặc điểm sinh trƣởng của loài Đơn mặt trời (Excoecaria cochichinensis Lour.) trồng tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc”. 2. Mục đích nghiên cứu - Xác định những điều kiện tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của loài Đơn mặt trời, qua đó nâng cao năng suất, bảo tồn nguồn gen dược liệu quý. - Xác định tính đa dạng về hình thái và cấu tạo của loài Đơn mặt trời trong các điều kiện che sáng khác nhau, giúp cho việc tìm ra những điều kiện thích hợp qua đó mở rộng phạm vi sản xuất. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần bổ sung vốn kiến thức cho chuyên ngành Sinh thái học và là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu về các cây thuốc quý trong nền y học Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài bổ sung cho việc bảo tồn nguồn gen quý và tăng năng suất cũng như mở rộng phạm vi trồng loài Đơn mặt trời ở Việt Nam. 4. Đóng góp mới Cung cấp một số dẫn liệu cập nhật về hình thái, giải phẫu và sự sinh trưởng của loài Đơn mặt trời tại khu vực nghiên cứu. 3 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình sử dụng cây thuốc trên thế giới Ở trên thế giới, ước lượng có khoảng 35.000 - 70.000 loài trong số 250.000 - 300.000 loài cây cỏ được sử dụng vào mục đích chữa bệnh. Trong đó, Trung Quốc có trên 10.000 loài, Ấn Độ có khoảng 7.500 loài, Indonesia có khoảng 7.500 loài, Srilanca có khoảng 550 - 700 loài [1]. Việc sử dụng các loại cây cỏ làm thuốc là quá trình tìm kiếm, rút kinh nghiệm trải qua nhiều thế hệ của con người. Dựa vào các tài liệu cổ xưa đã được người Ai Cập cổ đại ghi chép trong khoảng thời gian 3.600 năm trước với 800 bài thuốc trên 700 cây thuốc trong đó có một số loài phổ biến như: cây Lô hội, Gai dầu,... Cách đây 3.000 - 5.000 năm, lịch sử y học Ấn Độ, Trung Quốc đều đã ghi nhận việc sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh cho con người. Thời La Mã, các chiến binh đã biết dùng dịch cây Lô hội để rửa vết thương, vết loét, làm chóng liền sẹo mà ngày nay khoa học hiện đại đã chứng minh là dịch cây Lô hội có tác dụng liền sẹo thông qua cơ chế kích thích tổ chức hạt và tăng nhanh quá trình biểu mô hóa [13], [19]. Cùng với cách thức chữa bệnh bằng y học cổ truyền thì các nhà khoa học trên thế giới còn đi sâu vào tìm hiểu cơ chế, các hợp chất hóa học trong cây cỏ có tác dụng chữa bệnh, làm cơ sở cho việc sản xuất các dược phẩm mới chữa trị các bệnh với chi phí rẻ và thời gian ngắn nhất. Hiện nay việc điều tra, nghiên cứu sàng lọc các bài thuốc, cây thuốc cổ truyền để sản xuất các loại thuốc mới đang được đẩy mạnh ở nhiều nước trên 4 thế giới. Như hãng dược phẩm Biotech (Vương quốc Bỉ) mỗi năm điều tra và sàng lọc khoảng 1.500-2.000 loài cây thuốc từ các quốc gia trên thế giới. Từ nghiên cứu sàng lọc thực nghiệm các cây thuốc, bài thuốc Y học cổ truyền nhiều loài thực vật đã được xác định làm đối tượng định hướng cho các nghiên cứu y dược học. Từ các nghiên cứu sàng lọc trên cây thuốc Y học cổ truyền, nhiều loại thuốc chữa bệnh hiểm nghèo đã được sản xuất. Trong đời sống của chúng ta, việc sử dụng thảo dược ngày càng được coi trọng. Để phục vụ cho mục đích chăm sóc sức khỏe của con người, để chống lại bệnh tật và nhất là các bệnh nan y thì cần thiết phải có sự kết hợp giữa việc phòng và chữa bệnh bằng cách dùng thảo dược trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Dựa trên những kinh nghiệm chữa bệnh bằng thảo dược truyền thống, mà từ đó các nhà khoa học có thể khám phá ra các loại tân dược mới có ích cho tương lai. 1.2. Tình hình sử dụng cây thuốc ở Việt Nam Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng thực vật để làm thức ăn, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc gắn liền với lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử nước ta, ngay từ thời nhà Lý (1010 - 1225) đã có các thái y, ngự y. Đến thời nhà Trần (1225 1339) việc sử dụng cây cỏ làm thuốc đã được phát triển và nâng cao. Bộ sách Bách Khoa Toàn Thư về Y học cổ truyền Việt Nam đã được Hải Thượng Lãn Ông (1720 - 1791) - Lê Hữu Trác biên soạn với 66 quyển. Đây là một công trình vĩ đại với những kinh nghiệm được đúc rút, thống kê các tri thức về việc sử dụng cây cỏ để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của dân tộc Việt Nam [26]. Ở Việt Nam, hiện nay thống kê được khoảng 3.850 loài cây cỏ sử dụng làm thuốc. Theo tài liệu của Pháp, trước năm 1952, toàn Đông Dương có 1.350 loài cây làm thuốc, trong 160 họ thực vật. Bộ sách “Những cây thuốc 5 và vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi, in lần thứ 8 (1999) giới thiệu 800 vị thuốc. Bộ sách “Cây thuốc Việt Nam” của lương y Lê Trần Đức (1997) có ghi 830 loài cây thuốc. T.S Võ Văn Chi, tác giả cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (1997) đã thống kê có khoảng 3.200 loài cây làm thuốc (kể cả Nấm). Theo số liệu điều tra của Viện dược liệu (2003), Việt Nam có khoảng 3.850 loài cây thuốc [1]. Hiện nay, nhiều tỉnh thành, trung tâm nghiên cứu, Viện Dược liệu và một số trường Đại học đã tiến hành trồng và phát triển tài nguyên cây thuốc bản địa, cung cấp với số lượng lớn ra thị trường, với nhiều loài cây thuốc bản địa như quế (Yên bái, Thanh hóa, Lào cai,...), hồi (Lạng sơn, Cao bằng, Quảng ninh,..), thảo quả (Lào cai, Lai châu),... Ngoài ra, một số cây thuốc đưa về từ nước ngoài cũng được trồng và thích hợp với môi trường, khí hậu của Việt Nam, được người tiêu dùng yêu thích như: Actiso (Đà lạt, Sapa, Tam đảo) có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, Ba gạc, Bạch truật, Địa hoàng,... Cũng như nhiều nước nhiệt đới khác, nước ta tuy có số loài thực vật làm thuốc phong phú, đa dạng, song trữ lượng trong tự nhiên không nhiều, không phải là vô tận. Trữ lượng của mỗi loài trong tự nhiên thường chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng tại chỗ, không thường xuyên, hoặc để khai thác, chế biến ở quy mô nhỏ. 1.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu thích nghi của thực vật a. Những nghiên cứu trên thế giới Thực vật học là bộ môn khoa học xuất hiện tương đối sớm. Cách đây khoảng 3000 năm. Một trong những công trình đầu tiên có tính chất khoa học mà ngày nay người ta biết được là của Théophraste (317 – 286 trước công nguyên), ông đã viết nhiều sách về thực vật như: "Lịch sử thực vật", "Nghiên cứu về cây cỏ". Trong sách đó, lần đầu tiên đề cập đến các dẫn liệu có hệ 6 thống về hình thái thực vật cùng với cách sống, cách trồng, cũng như công dụng của nhiều loại cây (trích theo Hoàng Thị Sản và Nguyễn Phương Nga, 2003) [29]. Tuy nhiên, với mức độ phát triển khoa học trong thời điểm đó, tác giả cũng chỉ dừng lại ở việc mô tả hình thái. Nghiên cứu về sự thích nghi của rễ cây sống trong rừng ngập mặn “Mangrove vegetation”, V.J. Chapman (1975) [24] cho rằng, có hai loại rễ hô hấp: Loại có ít lỗ vỏ và loại có nhiều lớp vỏ bong ra khi rễ còn non. Phần rễ chống nằm trong đất có phần vỏ và phần trụ phân biệt nhau rất rõ ràng. Còn lá cây ở một số chi (Xylocarpus, Ancanthus…) xuất hiện lớp hạ bì chứa nước nằm ngay sau lớp biểu bì, có tác dụng hạn chế quá trình mất nước. P.B. Tomlinson (1986) [24], trong cuốn “The botany of mangrove”, nghiên cứu cấu trúc giải phẫu cơ quan sinh dưỡng một số loài thực vật sống trong rừng ngập mặn. Ông cho rằng, rễ cây sống trong rừng ngập mặn cũng hình thành những yếu tố thích nghi (rễ chống, rễ thở). Ngoài ra, để thích nghi với môi trường nước mặn mạch dẫn ở thân cây nhiều, kích thước lòng mạch nhỏ sẽ tăng áp suất đẩy, hạn chế được sự tắc nghẽn khi dẫn truyền trong lòng mạch. b. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam Trong cuốn sách “Hình thái - Giải phẫu thực vật” của nhóm tác giả Hoàng Thị Sản, Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Tề Chỉnh (1980) [28], là giáo trình chính thống dành cho sinh viên đại học ngành Sinh nhưng cũng mới chỉ đề cập đến đặc điểm cấu tạo, sự phát triển chung của cơ thể thực vật về lý thuyết cơ bản, còn dẫn chứng cụ thể minh họa hình thái giải phẫu thích nghi của thực vật thân leo thảo trong phần cơ quan sinh dưỡng hầu như chưa được đề cập tới. Trần Văn Ba (1996) [23], nghiên cứu sự thích nghi của cây dừa nước (Nypa fruticans Wurmb) với môi trường nước lợ. Theo tác giả, để sinh trưởng 7 và phát triển tốt trong điều kiện bị ngập nước triều định kỳ, thiếu ôxy cây dừa nước mang một số đặc điểm thích nghi gần giống các loài khác trong rừng ngập mặn như hệ thống mô thông khí phát triển cả trong cấu trúc của rễ, thân, cuống lá, tế bào hạ bì xuất hiện cả ở mặt trên và mặt dưới của lá. Tuy nhiên, dừa nước vẫn mang đặc điểm chung của cây Một lá mầm: mô mạch phân tán, xylem kém phát triển, không có sinh trưởng thứ cấp, hệ thống mô cứng phát triển. Nguyễn Thị Hồng Liên (2006) [27], đề cập đến đặc điểm thích nghi trong cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh sản của một số loài: Sú (Aegiceras corniculatum), Trang (Kandelia obovata) khi sống trong điều kiện bãi lầy, thường xuyên phải chịu tác động của sóng, gió, thủy triều,… Để duy trì nòi giống, các loài sống ở đây có kiểu sinh sản khác hoàn toàn với thực vật sống trên cạn đó là “sinh con và nửa sinh con”. Hạt cây nảy mầm thành trụ mầm ngay khi còn đang đính trên cây mẹ. Cây con hình thành rồi mới rụng xuống, cắm vào bùn, tiếp tục phát triển thành cây mới. Hiện tượng sinh con này giúp hạt nảy mầm tránh được điều kiện bất lợi của môi trường. Đỗ Thị Lan Hương (2012) [21, 22], nghiên cứu đặc điểm thích nghi của một số loài thân leo thảo, trong đó có nhiều cây dùng để làm thuốc: Củ mài, gấc,... Sống trong các điều kiện môi trường khác nhau, thực vật sẽ hình thành những điểm đặc trưng để phù hợp với môi trường sống. 1.4. Những thông tin về chi Đơn tía (Excoecaria), loài Đơn mặt trời (Excoecaria cochichinensis Lour.) Chi Đơn tía (Excoecaria) là một chi thực vật thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), bộ Thầu dầu (Euphorbiales), phân lớp Sổ (Dilleniidae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Cho đến nay các nghiên cứu về họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và chi Đơn tía (Excoecaria) ở Việt Nam còn hạn chế. 8 Đặc điểm của chi Đơn tía (Excoecaria): Nhựa mủ là những hỗn hợp phức tạp của các hợp chất diterpen ester, phorbol ester… Nhựa mủ của loài Giá (E. agallocha) là hỗn hợp của các diterpen ester với các acid béo bão hoà tương tự như n-carboxylic acid (C22-C30). Các hợp chất trên có tác dụng kích thích, gây nhức nhối ở da khi tiếp xúc. Từ dịch chiết ở lá và thân của loài Giá (E. agallocha), cũng đã tách và phân lập được các hợp chất phorbol ester 12-deoxyphorbol 13-(3E, 5E-decadienoate) có hoạt tính kháng virus HIV. Đến nay, đã có khoảng trên 20 hợp chất diterpen được tách từ các bộ phận khác nhau của loài Giá (E. agallocha). Trong số đó có nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng ức chế mạnh đối với Epstein-Barr virus và một số tác nhân gây ung thư. Loài Đơn mặt trời (E. cochinchinensis) cũng là nguồn nguyên liệu chứa các diterpen ester rất phong phú. Đây là loài cây thuốc đã được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau trong y học dân tộc ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trong khu vực. Từ quả của loài Trao tráo (E. indica) cũng đã tách và nhận dạng được nhiều hợp chất: diester diterpen phorbol, các sapatoxin C, sapintoxin B, C, D. Nhựa mủ của loài Trang lim (E. oppositifolia) có chứa các ester của 5β-hydroxyresiniferonol6α, 7α-epoxid và 5β, 12 β-dihydroxyresiniferonol-6α, 7α-epoxid [31]. Đặc điểm hình thái loài Đơn mặt trời: Loài Đơn mặt trời (Excoecaria cochichinensis Lour.) thuộc Chi Đơn tía (Excoecaria), là một chi thực vật thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), bộ Thầu dầu (Euphorbiales), phân lớp Sổ (Dilleniidae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Đơn mặt trời là cây nhỡ, có thể cao đến 1,50m. Lá mọc đối; phiến hình thuôn, trái xoan ngược, nhọn ở gốc, nhọn ngắn và có mũi nhọn ở đầu, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu tía, dài 6-12cm, rộng 12-40mm, mép hơi có 9 răng cưa, ; gân bên 12-13 đôi, gân nhỏ thành mạng; cuống lá dài 5-10mm; lá kèm hình mũi mạc nhọn, dài 1mm. Cụm hoa ở nách và ngọn, cùng gốc hay khác gốc, có hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, các hoa đực và hoa lưỡng tính xếp thành bông dài 2cm, các hoa cái thành xim có 3 hoa. Hoa đực có lá bắc hình tam giác, tuyến hình trái xoan; lá bắc con gần giống lá đài; lá đài 3, hình dải nhọn, nhị 3, bao phấn hình mắt chim. Hoa cái có lá bắc tương tự hoa đực, lá đài 3, hình bầu dục nhọn; bầu hình trứng;vòi nhụy 3 rời. Quả nang 3 mảnh, đường kính 1cm. Hạt hình cầu, đường kính 4mm, màu nâu nhạt. Sinh thái: Cây ưa ẩm và ưa bóng, mọc ở rừng, trên đất đá vôi; thường gặp ở ven suối. Mùa hoa tháng 3-7, mùa quả tháng 4-8. Phân bố: Cây mọc hoang và cũng được trồng khắp nơi. Còn có ở Mianma, Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia. Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Excoecariae Cochinchinensis. Tinh vị, tác dụng: Vị cay, hơi đắng, tính bình, có ít độc. Thông kinh lạc hoạt, chỉ thống, sát khuẩn. Lá đơn mặt trời có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau. Công dụng: Lá chữa bệnh ngoài da rất tốt như các bệnh ngứa, mụn nhọt, mề đay; còn dùng trị lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày. Ở Thái Lan, lá còn được dùng làm thuốc trợ đẻ. Mủ cây có độc cũng như mủ cây giá, dùng duốc cá và diệt sâu bọ. Ở Inđônêxia, rễ cũng được sử dụng để trị bệnh về kinh nguyệt và sinh đẻ. Ở Vân Nam (Trung Quốc), người ta lại dùng toàn cây làm thuốc trị bệnh sởi, viêm tuyến mang thai, sưng amygdal, tim quặn đau, thận quặn đau và lưng cơ hao tổn [4]. 10 Đơn thuốc: 1. Chữa mẩn ngứa, mụn nhọn: Dùng 20-30g cành lá Đơn mặt trời, dạng thuốc sắc: Dùng riêng hay phối hợp với lá Thài lài tía, Bầu đất tía, Đậu ván tía 2. Chữa đi ỉa lỏng lâu ngày: Dùng 15g lá khô sao vàng, thêm một miếng gừng nướng, sắc với 3 bát nước, còn 1 bát, chia 3 lần uống trong ngày. 3. Chữa đại tiện ra máu và trẻ em đi lỵ: Lá Đơn mặt trời một nắm sắc uống [4]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan