Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Ngư nghiệp Nghiên cứu hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa tại một số xã trên địa bàn huyện b...

Tài liệu Nghiên cứu hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa tại một số xã trên địa bàn huyện bắc mê, tỉnh hà giang

.PDF
75
191
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRƯƠNG VĂN MAN NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI LỢN ĐEN BẢN ĐỊA TẠI MỘT SỐ XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC MÊ, TỈNH HÀ GIANG Ngành: Phát triển nông thôn Mã số ngành: 8 62 01 16 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN ĐIỀN THÁI NGUYÊN -2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ học vị nào. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Trương Văn Man ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các tổ chức, cá nhân, các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin trân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Điền - thầy hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, phòng Đào tạo trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Mê đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, cảm ơn toàn thể cán bộ Chi cục Thống kê, Phòng Nông nghiệp huyện, Uỷ ban nhân dân và người dân xã Đường Âm, xã Đường Hồng và xã Giáp Trung huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu để nghiên cứu hoàn thành luận văn này Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của tập thể, người thân và bạn bè đồng nghiệp đã dành cho tôi! Tác giả luận văn Trương Văn Man iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................1 3. Ý nghĩa của đề tài .....................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3 1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ...............................................3 1.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................3 1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi .................................................3 1.1.3. Phân biệt các loại hiệu quả kinh tế ....................................................................3 1.1.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế ....................................................................4 1.2. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................................5 1.2.1. Vai trò và vị trí của chăn nuôi lợn.....................................................................5 1.2.2. Đặc điểm sinh học của lợn và đặc tính kỹ thuật chăn nuôi lợn ........................5 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn ..........................................................7 1.3. Tình hình sản xuất chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam ..........................10 1.4. Tình hình nghiên cứu về sản xuất lợn trong và ngoài nước ...............................16 1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................16 1.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................18 1.5. Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hà Giang..........................................18 1.6. Một số chính sách về phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam ...............................20 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................21 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................21 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................21 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................21 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................21 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................21 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................21 2.3.2. Phương pháp chuyên gia .................................................................................22 iv 2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu: .....................................................................23 2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất của hộ ................................................23 2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh quy mô chăn nuôi...............................................................23 2.4.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả, chi phí và hiệu quả ...............................................23 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................25 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bắc Mê..............................................25 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................25 3.1.2. Điều kiện xã hôi ..............................................................................................29 3.1.3. Điều kiện kinh tế .............................................................................................29 3.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn đen của vùng nghiên cứu ..........................31 3.2.1.Tình hình chung của các hộ điều tra ................................................................31 3.2.2. Tình hình sử dụng đất và diện tích chuồng nuôi .............................................33 3.2.3. Tình hình sử dụng vốn và hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa ......................34 3.2.4. Phương tiện phục vụ chăn nuôi, công tác thú y và điều kiện chăm sóc của nông hộ ......................................................................................................................43 3.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ lợn đen bản địa ...................................48 3.2.6. Những thuận lợi khó khăn của các hộ điều tra................................................49 3.2.7. Đánh giá chung về thực trạng chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Bắc Mê ...........................................................................................................51 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang ............................................................................................................53 3.3.1. Quan điểm chung về phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa của huyện Bắc Mê .....57 3.3.2. Mục tiêu ..........................................................................................................54 3.3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa tại huyện Bắc Mê ..........................................................................................54 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Có nghĩa là THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TCTK Tổng cục Thống Kê UBND Ủy ban nhân dân KHKT Khoa học kỹ thuật DTTS Dân tốc thiểu số ĐVT Đơn vị tính GO Tổng giá trị sản xuất IC Chi phí trung gian TSCĐ Tài sản cố định TC Tổng chi phí MI Thu nhập hỗn hợp NXB Nhà xuất bản Pr Lợi nhuận cs Cộng sự STT Số thứ tự vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn của Việt Nam năm 2016 - 201712 .... 11 Bảng 1.2. Tổng hợp giá lợn năm 2017 tại một số quốc gia ...................................... 15 Bảng 1.3. Kết quả chăn nuôi lợn của tỉnh Hà Giang năm 2016 - 2017 ................... 19 Bảng 3.1. Thống kê số lượng gia súc các xã trên địa bàn huyện .............................. 29 Bảng 3.2. Trung bình giá lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Bắc Mê năm 2017-2018 ................................................................................................ 32 Bảng 3.3. Tình hình nhân lực của các hộ chăn nuôi lợn đen .................................... 32 Bảng 3.4. Tình hình sử dụng đất và diện tích chuồng nuôi lợn của các hộ điều tra ............. 34 Bảng 3.5. Tổng hợp vốn đầu tư chăn nuôi lợn đen của các nông hộ năm 2016 -2017......... 35 Bảng 3.6. Thống kê chi phí và Giá trị sản xuất từ chăn nuôi lợn đen bản địa năm 2016-2017 ........................................................................................ 39 Bảng 3.7. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi của các hộ chăn nuôi lợn đen bản địa (Tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi xuất chuồng) ............... 38 Bảng 3.8. Hiệu quả đầu tư sản xuất nông nghiệp năm 2016- 2017 .......................... 40 Bảng 3.9. Bình quân lợn giống hiện có của các hộ điều tra năm 2017 ................... 41 Bảng 3.10. Khả năng sinh trưởng của lợn đen bản địa ở các nông hộ...................... 42 Bảng 3.11. Phương tiện chăn nuôi lợn của các hộ điều tra ....................................... 44 Bảng 3.12. Kết quả phòng chống dịch bệnh cho lợn đen năm 2017 ........................ 45 Bảng 3.13. Tình hình vệ sinh và xử lý chất thải của các nông hộ ............................ 47 Bảng 3.14. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thu sản phẩm lợn đen bản địa ............... 48 Bảng 3.15. Những thuận lợi trong chăn nuôi lợn đen bản địa .................................. 50 Bảng 3.16. Những khó khăn trong chăn nuôi lợn đen bản địa................................. 51 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta giai đoạn 2010-2020, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, trong đó chăn nuôi lợn được xác định là ngành chăn nuôi chính trong những năm gần đây. Trong chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn đen nói riêng ngoài yếu tố về chất lượng sản phẩm thì hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hằng đầu. Và để đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi thì các yếu tố về giống, chuồng trại, thú y, công chăm sóc, thức ăn là các chỉ tiêu quan trọng. Trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất còn nghèo nàn dẫn tới việc chăn nuôi không ổn định, hiệu quả kinh tế chưa cao. Từ lý do trên, luận văn “Nghiên cứu hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa tại một số xã trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang” có ý nghĩa thực tiễn. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được thực trạng phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa của các nông hộ trên địa bàn huyện Bắc Mê; - Đánh giá được hiệu quả của hoạt động chăn nuôi lợn đen bản địa, trên khía cạnh về kinh tế, môi trường và xã hội. - Trên cơ sở đánh giá tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu, những khó khăn, để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của của đề tài này sẽ là tài liệu làm cơ sở để các cơ quan chuyên môn nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của giống lợn đen bản địa. Đồng thời phản ánh được thực trạng về chất lượng lao động, sự phân công lao động ở địa phương, tình hình xử lý chất thải chăn nuôi và đề xuất giải pháp tập huấn kỹ thuật, áp khoa học vào sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Là cơ sở khoa học để cấp ủy, chính quyền địa phương làm cơ sở chỉ đạo, tuyên truyền cho nhân dân ý thức được về tầm quan trọng trong khâu hạch toán kinh tế gia trại, trang trại, làm chuyển đổi nhận thức của người nông dân trong đầu tư sản xuất phải gắn với áp dụng khoa học công nghệ nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn và bền vững hơn trong đầu tư sản xuất nông nghiệp trong những năm tới. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi 1.1.1. Khái niệm Hiệu quả kinh tế của quá trình kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Có thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất chăn nuôi là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, công nghệ, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà nhà đầu tư đã xác định. 1.1. 2. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt chăn nuôi nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất chăn nuôi là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động chăn nuôi, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng của hộ chăn nuôi là tối đa hóa lợi nhuận. Nhằm để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất chăn nuôi cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động chăn nuôi. Kết quả chăn nuôi là những gì hộ chăn nuôi đạt được sau một quá trình sản nhất định. Kết quả hoạt động chăn nuôi lợn của nông hộ là những đại lượng cân, đong, đo, đếm được như sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận ... kết quả là mục tiêu của hộ chăn nuôi. Hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.1.3. Phân biệt các loại hiệu quả. - Thực tế cho thấy các loại hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. + Hiệu quả kinh tế là so sánh giữa kết quả kinh tế với chi phí phân bổ để đạt được kết quả đó. 4 + Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xét tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. + Hiệu quả xã hội: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Mục tiêu xã hội là : giải quyết việc làm cho lao động; giảm số người thất nghiệp; nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động; nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân, đảm bảo và nâng cao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi trường;... Nếu xem xét hiệu quả xã hội, người ta xem xét mức tương quan giữa các kết quả đạt được về mặt xã hội và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. 1.1.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là việc nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh được đánh giá so sánh với mục tiêu đề ra, cần phải so sánh mức đạt được thực tế với một mốc nào đó. Các mốc so sánh là căn cứ thực tiễn để đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 1 đơn vị hay 1 sản phẩm. Tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh trong trạng thái động, chúng ta còn đánh giá hiệu quả ở trạng thái tĩnh, nghĩa là không so sánh với một mốc nào mà vẫn biết được doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không hiệu quả. Trong trường hợp này rõ ràng cần dựa vào các tiêu chí cụ thể. Tùy vào mục đích kinh doanh, yêu cầu quản lý và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia mà các tiêu chí này có khác nhau. Theo Nghị định 87/2015/NĐ-CP có 5 tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp gồm: 1- Doanh thu; 2- Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu; 3- Nợ phải trả quá hạn, khả năng thanh toán nợ đến hạn; 4- Chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính; 5-Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích. 5 1.2. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Vai trò và vị trí của chăn nuôi lợn Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, chiếm tỷ lệ khá lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân và kinh tế hộ gia đình. Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng là một ngành tạo ra nguồn thực phẩm tươi sống, chế biến, đóng hộp và các chế phẩm phụ khác cho đời sống nhân dân và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Nói chung chăn nuôi lợn có một số vai trò nổi bật như sau: - Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói, thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam như thịt treo, thịt chua, giò nạc, giò mỡ... - Cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. - Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe cho con người. Chăn nuôi lợn làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông dân, tăng khả năng chi tiêu trong gia đình. Đồng thời thông qua chăn nuôi lợn, người nông dân có thể phát triển thêm một số hoạt động sản xuất khác như: sản xuất rượu, đậu các loại nhằm tận dụng phần bã để chăn nuôi tiết kiệm được chi phí đầu vào và giải quyết công nhàn dỗi, dư thừa trong gia đình. 1.2.2. Đặc điểm sinh học của lợn và đặc tính kỹ thuật chăn nuôi lợn Nhóm lợn đen bản địa ở miền núi hiện nay có hai loại màu: đen tuyền và đen trắng. Loại đen trắng: thân chủ yếu là màu đen, chân, trán, đuôi, hoặc dưới bụng có thể pha vạt trắng. Về kích thước nhóm lợn đen cũng có thể có mấy loại: to con như lợn Mường Tè, nhỏ con như lợn Sóc (Tây nguyên). Nay đã nhận dạng được các giống/quần thể lợn đen như sau: Lợn Mường khương (Lào cai), lợn Lũng pù (Hà giang), lợn Táp Ná (Cao Bằng), Lợn Bản (Sơn la), Lợn 14 vú (Điện biên), lợn Mường Tè, Lợn 6 Lững (Phú Thọ), Lợn Mẹo (Nghệ An), lợn Sau Na (Nghệ An), Lợn Khùa (Quảng Bình), lợn Vân Pa (Quảng Trị), lợn Cỏ A lưới (Thừa Thiên Huế), Lợn Sóc (Đăk Lắc), lợn Chư Prông (Gia Lai). Nhóm lợn đen có mặt ở các làng bản của các dân tộc thiểu số (DTTS) vùng núi kéo dài từ các tỉnh phía Bắc đến tận miền Tây Nam bộ. Ngoài lợn đen còn có sự lai giống lợn đen với lợn hung, nâu có đặc điểm giống như lợn đen. Về di truyền chúng giống nhau với nhóm lợn đen miền núi mặc dù khác nhau khá lớn về hai đặc điểm như màu lông và tỉ lệ nạc (Võ Văn Sự và cs, 2018) [28]. Nhìn chung lợn là động vật phàm ăn, có khả năng chịu đựng kham khổ cao. Lợn có bộ máy tiêu hóa tốt, có khả năng tiêu hóa thức ăn cao, do đó lợn có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như tinh bột, thô xanh, rau bèo, củ quả. Nguồn thức ăn chăn nuôi lợn rất phong phú, có thể tận dụng các phụ phế phẩm của ngành trồng trọt, của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Khả năng tiêu hóa thức ăn của lợn cao nên tiêu tốn ít thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Do vậy, lợn rất phù họp cho chăn nuôi hộ gia đình. Lợn có khả năng sinh sản cao, tái sản xuất đàn nhanh nên lợn hơn hẳn các gia súc khác về mặt sản xuất. Lợn là loại động vật đa thai, bình quân lợn đẻ 1.5 - 2.5 lứa/năm, 7-15 con/lứa. Đối với lợn bản địa sinh sản ít hơn (7-8 con/lứa), lợn công nghiệp là 10-15 con/lứa) (Lê Viết Ly, 2010) [9]. Lợn dễ bị dịch bệnh, độ rủi ro cao do khí hậu, thời tiết thất thường, thiên tai bão lụt, hạn hán ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn. Với lợn thịt, chuồng trại cần thoáng mát, có mật độ nuôi thích hợp, lợn phải được tiêm phòng đầy đủ trước khi đưa vào nuôi thịt. Lợn thịt có sự thay đổi khá nhanh về trọng lượng cho nên nhu cầu dinh dưỡng, thức ăn phù hợp, cân đối từng giai đoạn. - Cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác lợn thịt còn khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm đầu ra nếu nuôi với quy mô lớn. Giá cả đầu vào, đầu ra luôn biến động do cạnh tranh giữa cung - cầu của thị trường. Muốn phát triển ngành nghề nuôi lợn cần phát triển đồng bộ hệ thống thu mua, bảo quản, chế biến xuất khẩu. Để chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế, đòi hỏi những nhà chăn nuôi cần có sự lựa chọn các giống lợn thích hợp, tăng trưởng nhanh, giống lợn có tỷ lệ nạc cao, 7 khối lượng xuất chuồng lớn, tiêu tốn thức ăn thấp, là những giống lợn đang được ưa chuộng hiện nay được nuôi sạch, dùng thức ăn chăn nuôi được chế biến từ sản phẩm tự nhiên. 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn 1.2.3.1. Điều kiện tự nhiên Lợn là loại động vật dễ thích ứng với thời tiết, thức ăn, cách nuôi. Lợn có lớp da hầu nhưng không có tuyến mồ hôi, dưới da lại có lớp mỡ dày, nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sức tăng trọng của lợn. Nhiệt độ thích hợp cho lợn mới đẻ là 15210C, lợn sơ sinh 30-320C, lợn trưởng thành là 14-240C. Nhiệt độ quá cao lợn ăn ít, chậm lớn, nhiệt độ quá thấp lợn vận động nhiều hơn, tốn thức ăn hơn (Vũ Thùy An và cs, 2016) [1]. Ẩm độ cũng ngăn cản sự thoát hơi từ hệ thống hô hấp của lợn, như vậy càng tăng thêm nhiệt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của lợn và làm cho hiệu quả chăn nuôi bị giảm sút. 1.2.3.2. Kỹ thuật chăn nuôi Giống Theo Quyết định số 88/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp quy định một số giống lợn như lợn Ỉ, lợn Ba Xuyên, lợn Cỏ,lợn Táp Ná, lợn Vân Pa đã được đưa vào danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn của Việt Nam. Ngoài các giống lợn nêu trên ra ở các đia phương vẫn đang phát triển, bảo tồn các giống lợn quý như: lợn Móng Cái, lợn Sóc, lợn Lũng Pù, lợn Mường Khương… Tuy vậy nhưng thực tế các giống lợn truyền thống Việt Nam rất nhiều mỡ và sinh trưởng chậm. Do đó, hiện nay, người dân Việt Nam có xu hướng nuôi lợn lai nhập nội như: Lợn lai kinh tế Fl (kết quả giữa lợn đực Landras, Yookshire ngoại lai với lợn nái Móng Cái của Việt Nam), lợn lai F2 có tỷ lệ máu ngoại cao (kết quả lai giữa F1 với đực ngoại), lợn ngoại thuần. Đây là những giống lợn có tỷ lệ nạc tương đối cao, từ 50- 60% thịt thân xẻ (Phạm Sỹ Tiệp, 2006) [11]. Vì vậy dẫn đến nguy cơ mất dần đi những giống lợn quý hiếm của bản địa. Theo đánh giá của hộ nông dân thì yếu tố quan trọng đầu tiên trong chăn nuôi lợn là con giống tốt. Con giống tốt sẽ cho sản lượng thịt cao, ít bệnh tật, chất lượng thịt ngon, hay ăn chóng lớn...Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực 8 (vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm...) mà mỗi hộ quyết định chăn nuôi các loại hình khác nhau với chất lượng khác nhau. Từ đó mà hiệu quả chăn nuôi của họ cũng khác nhau. Tuỳ tiềm lực kinh tế gia đình mà chọn giống lợn nuôi, phù họp với điều kiện của địa phương, hướng tới thị trường với nhu cầu về chất lượng. Thức ăn Nguồn thức ăn kinh tế và tin cậy quyết định việc chăn nuôi có lãi, chi phí thức ăn thường chiếm tới 70-75% trong tổng chi phí cho giá thành sản phẩm chăn nuôi lợn thịt (Phạm Sỹ Tiệp, 2006) [11]. Như vậy, cùng với con giống tốt, thức ăn cũng là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi lợn, hai yếu tố này không thể tách rời nhau. Muốn lợn tăng trưởng nhanh, nhiều nạc phải đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng, protein, khoáng đa, vi lượng và các vitamin. Nguồn thức ăn chăn nuôi có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng thịt (tỷ lệ nạc), mà chất lượng thịt lại quyết định giá bán sản phẩm. Vì vậy, cần phải nuôi theo nhu cầu sinh lý sinh trưởng phát triển lợn để có được hiệu quả cao trong chăn nuôi (Phạm Sỹ Tiệp, 2006) [11]. Chăm sóc nuôi dưỡng, thú y, vệ sinh chuồng trại Khi đã có con giống tốt thì việc chăm sóc nuôi dưỡng nó lại cần thiết. Phải biết đặc tính sinh lý của từng loại lợn, từng thời kỳ và lứa tuổi để chăm sóc cho tốt và hợp lý. Cần phải thực hiện tốt các bước quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng như: Chuồng cần có tường bao quanh chuồng, không nên bịt kín, chỉ che chắn vào dịp mùa đông; nền chuồng nên cao cách mặt đất 30-35cm, có độ dốc 3-5%, máng ăn đáp ứng kích thước 40x30 cm/1 đầu lợn; thức ăn phải có năng lượng duy trì và năng lượng tăng trọng (Phạm Sỹ Tiệp, 2006) [11]. Bệnh dịch là nguyên nhân quan trọng làm cho chăn nuôi không có lãi, lợn chết hoặc lợn mắc một bệnh nào đó thì tính phàm ăn, sự tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn, khả năng sinh sản, cho sữa của lợn đều bị ảnh hưởng. Do đó, chìa khoá để duy trì một đàn lợn khoẻ mạnh là quản lý tốt. Thực hiện thực hiện chặt chẽ các bước quy trình, kỹ thuật là điều kiện tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của lợn, giảm được chi phí và nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi 9 1.2.3.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội Thị trường Thị trường đầu ra là vấn đề có ý nghĩa quyết định. Sản phẩm của chăn nuôi lợn thuộc loại tươi sống, đối với sản phẩm thịt đã giết mổ không có khả năng dự trữ lâu dài nếu không qua chế biến. Mặt khác, do chu kỳ chăn nuôi rất ngắn nên không xuất chuồng đúng kỳ hạn sẽ ảnh hưởng rất lớn, chất lượng thịt giảm, chi phí chăn nuôi tăng lên dẫn đến giảm lợi nhuận. Bởi vậy, thị trường là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả, tính bền vững trong phát triển chăn nuôi. Sự ổn định về thị trường tiêu thụ là động lực giúp cho ngành chăn nuôi lợn phát triển, đặc biệt đối với hộ chăn nuôi hàng hoá quy mô lớn thì điều này càng quan trọng. Vốn cho chăn nuôi lợn Dù sản xuất kinh doanh bất kỳ một loại hàng nào thì vốn đầu tư ban đầu cũng quan trọng. Trong chăn nuôi lợn cũng vậy, nếu chỉ nuôi theo phương thức truyền thống, nuôi mỗi lứa từ 3 - 4 con thì vốn không phải là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, nếu nuôi số lượng ít sẽ đem lại lợi nhuận thấp hơn so với nuôi quy mô lớn, do chi phí hao mòn tài sản cố định (TSCĐ) trên một đầu lợn cao. Khi chăn nuôi ngày càng phát triển, đặc biệt đối với hộ chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tập trung quy mô lớn thì vốn lại là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối với công việc chăn nuôi hay phát triển đàn lợn. Nhu cầu về vốn cho chăn nuôi lợn bao gồm: vốn để xây dựng chuồng trại, mua con giống, mua thức ăn và các trang thiết bị cần thiết cho chăn nuôi lợn. Lao động Lao động hoạt động trong chăn nuôi đòi hỏi phải tâm huyết, có kinh nghiệm, nắm được kiến thức về chăn nuôi thì việc chăm sóc cho đàn lợn mới tốt và mang lại hiệu quả càng cao. Chính vì vậy lao động có trình độ là cần thiết trong chăn nuôi. Sự phát triển của công nghiệp chế biến sản phẩm Đặc điểm của nông sản hàng hoá là dễ bị hỏng, ôi thiu nếu không được chế biến, bảo quản kịp thời. Bởi vậy, sự phát triển công nghiệp chế biến có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chăn nuôi lợn. Khi công nghiệp chế biến phát triển nó không chỉ đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi lợn trong nước phát triển nó còn tạo ra 10 nhiều loại sản phẩm tiêu dùng từ thịt lợn mang tính công nghiệp đáp ứng nhu cầu phong phú của nhân dân, tiết kiệm chi phí lao động xã hội và tăng ngoại tệ cho đất nước nhờ xuất khẩu. Các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước Đối với ngành sản xuất thì sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước hết sức quan trọng. Sự điều tiết này có thể khuyến khích ưu tiên hay hạn chế một ngành nào đó phát triển. Chăn nuôi lợn đã được xác định là một ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Bởi vậy, Nhà nước cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi này phát triển hơn nữa trong những năm tới. 1.3. Tình hình sản xuất chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam Chăn nuôi lợn đã xuất hiện cách đây một vạn năm và phát triển ở châu Âu và Á. Sau đó, khoảng thế kỷ XVI, bắt đầu phát triển ở châu Mỹ và thế kỷ XVIII phát triển ở châu Úc. Hiện nay chăn nuôi lợn đã trở thành một nghề truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới. Các nước như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Ý, Úc, Trung Quốc, Singapo, Đài Loan… đã ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi và có tổng đàn lợn lớn. Đàn lợn trên thế giới phân bố không đồng đều ở các châu lục. Có tới 70% số đầu lợn được nuôi ở châu Á và Âu, khoảng 30 % ở các châu lục khác. Tính đến nay chăn nuôi lợn ở các nước châu Âu chiếm khoảng 52%, châu Á 30,4%, châu Úc 5,8%, châu Phi 3,2 %, châu Mỹ, 8,6 %, sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới (trừ ở các các nước theo tín ngưỡng Hồi giáo) (Hoàng Thơm, 2013) [24]. Về thương mại, tình hình xuất khẩu nhập khẩu thịt lợn của các nước có chiều hướng tăng qua các năm. Trong tổng số thịt xuất khẩu thì 3 nước EU, Canada và Braxin có sản lượng thịt lợn xuất khẩu lớn nhất tương ứng 2.600 nghìn tấn, 1.250 nghìn tấn và 670 nghìn tấn trong tháng 8 năm 2016. Hầu hết các nước trên thế giới đều có nhập khẩu thịt lợn, tuy nhiên nhập khẩu thịt lợn cũng tập trung vào các nước chính là: Nhật, Trung Quốc, Mexico, Hàn Quốc, Hồng Kông, Liên Bang Nga. Ngoài ra Úc, Canada và Philippin cũng nhập 11 khẩu trên 100 nghìn tấn thịt/năm. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ tháng 8/2016 nhập khẩu thịt lợn của Nhật Bản lên đến con số 1.320 nghìn tấn, Trung Quốc 1.300 nghìn tấn. Trên thế giới nhiều nước, khu vực vừa tham gia xuất khẩu vừa nhập khẩu thịtlợn như Trung Quốc, Canada và Mexico đều là những nước vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu thịt lợn khối lượng lớn (Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA, 2016). Theo báo cáo thị trường thịt lợn Đông Nam Á và Trung Quốc cuối năm 2016 đăng trên trang agro.gov.vn cho thấy chăn nuôi lợn đang tăng trưởng nhanh tại Việt Nam trong khi giá thịt lợn vẫn giảm mạnh, nguyên nhân giảm giá là lệnh đóng cửa biên giới Trung Quốc-Việt Nam đã làm giảm mạnh nguồn cung lợn từ Việt Nam sang Trung Quốc, và các thương nhân Trung Quốc lợi dụng tình hình để ép giá thu mua giảm thấp. Ở Thái Lan: Dư cung lợn sống tại Thái Lan đã lên tới khoảng 6.000 con/ngày trong tháng 12/2016. Nguyên nhân chính là tiêu dùng thịt lợn giảm do giá thịt gà giảm mạnh và thương mại mậu biên lợn sống với Trung Quốc và Campuchia chậm lại. Sản lượng lợn sống của Thái Lan trong tháng 12/2016 là khoảng 46.000 con/ngày. Tuy nhiên, tiêu dùng chỉ khoảng 38.000 – 40.000 con/ngày. Trung Quốc: Giá thịt lợn trên thị trường Trung Quốc những ngày đầu năm 2017 ở mức 17,51 NDT/kg, Trong năm 2016, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc chạm mức cao kỷ lục 1,5 triệu tấn, gấp 1,2 lần so với năm 2015. Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục nhập khẩu thịt lợn với khối lượng lớn trong dài hạn, có thể chiếm 5 – 15% nhu cầu sản xuất của nước này. Tại Việt Nam: Nuôi lợn là một trong những ngành nghề truyền thống của nước ta, ở tất cả những vùng nông thôn đều có nuôi lợn và được xem như là một hình thức tiết kiệm, tăng thu nhập của hộ gia đình. Dần dần các trại chăn nuôi với quy mô lớn ngày càng xuất hiện nhiều và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn được quan tâm hơn. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, nắng ấm, sản xuất cây lương thực, có nhiều loại ngũ cốc tạo ra nguồn thức ăn phong phú phù hợp với chăn nuôi đàn lợn. Công nghiệp thức ăn gia súc phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và tiếp cận 12 với thị trường quốc tế nhập nhiều loại thiết bị máy móc chế biến thức ăn tiện dụng giá cả hợp lý kết hợp với những giống lợn cao sản, đã mở ra hướng phát triển thuận lợi cho nghề nuôi lợn. Bảng 1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn của Việt Nam năm 2016 - 2017 Chỉ tiêu 1. Tổng số đàn lợn - Lợn thịt - Lợn nái - Lợn đực giống 2. Tình hình tiêu thụ Đơn vị (ĐVT) Năm 2017/năm 2016 Năm 2016 Năm 2017 29.075.315 27.406.740 Con Con Con Tấn - Số con lợn thịt Con xuất chuồng - Sản lượng thịt lợn Tấn hơi xuất chuồng - Số con lợn sữa Con bán giết thịt - Sản lượng lợn Tấn sữa xuất chuồng + % -1.668.575 -5,74 24.765.234 4.235.439 74642 23.341.453 -1.423.781 3.989.051 -246.388 76.236 1.594 -5,75 -6 2,14 3,688,781 3,754,702 65,922 51.115.510 49.032.253 -2.083.257 -4,08 3.664.556 3.733.349 68.793 1,88 2.831.933 2.811.466 24.224,5 -20.467 1.79 -1 11,8537 Nguồn: Nguồn: TCTK (2016), (2017) 21.353 -2871.5 Theo Cục Chăn nuôi, hiện nay chăn nuôi lợn chiếm khoảng 60% giá trị ngành chăn nuôi ở Việt Nam, nước ta có đàn lợn khoảng hơn 27 triệu con, đứng đầu ASEAN, đứng thứ 2 ở châu Á, nằm trong top 15 nước có đàn lợn lớn nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng đàn lợn; giai đoạn 2007 – 2017 đạt 0,91%/năm. Sản lượng thịt lợn trong năm 2016 đã đạt mức kỷ lục trên 3,36 triệu tấn, tăng 4,9% so với năm 2015 và đứng thứ 7 trên thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Braxin và Nga (Hà Ngân, 2017) [27]. Đối với các giống lợn đen bản địa theo báo cáo tổng kết và báo điện tử của các tỉnh cho thấy hiện nay đã từng bước phát triển mạnh ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang…đã thực sự tạo việc làm cho xã hội và nâng cao mức sống cho người dân nông thôn, một số mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa có hiệu quả như: 13 Mô hình chăn nuôi của Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Tả Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Hiện nay Hợp tác xã đang nuôi lợn theo hình thức bán chăn thả, mô hình chăn nuôi theo chuỗi khép kín, tận dụng bỗng rượu làm thức ăn nuôi lợn, phân từ đệm lót sinh học quay lại bón cho cỏ làm thức ăn cho bò, lợn. Việc tận dụng nguồn lực sẵn có giúp hạ chi phí và tạo ra thực phẩm thịt sạch, ngon. Đàn lợn được xuất bán đều đặn hàng tuần, giá thịt lợn hơi có giá bán 50.000100.000 đồng/kg. Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Tả Lủng với 11 xã viên tại 8 thôn bản. Mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ bằng giun quế của Hợp tác xã Thắng Lợi tại huyện Hà Quảng, mô hình được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế bền vững và thân thiện với môi trường. Hiện nay, Hợp tác xã nuôi khoảng 500 con lợn đen và lợn hương rừng. Trang trại còn xây dựng quy trình chăn nuôi lợn hữu cơ khép kín. Trong quá trình nuôi, phân lợn và nước rửa chuồng cho xuống hầm bioga. Sau khi làm lắng, hệ thống tự động sẽ lấy nước từ hầm biogas để tưới cây. Bã phân lợn dùng để nuôi giun quế. Giun quế lại được sử dụng làm nguồn thức ăn cho lợn. Phân giun dùng để bón cho rau và các loại cây ăn quả trong vườn. Trong năm 2016 đã xuất hơn 400 con lợn. Trừ các khoản chi phí, Hợp tác xã thu lãi về hàng trăm triệu đồng/năm. Từ những mô hình chăn nuôi nuôi lợn đen bản địa có hiệu quả ở các địa phương hiện nay thấy rằng chủ yếu là phát triển chăn nuôi theo phương thức hữu cơ, quy trình khép kín, thành lập Hợp tác xã liên kết sản xuất với các nhóm hộ gắn với việc xây dựng thương hiệu sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những mô hình có hiệu quả nêu trên phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở miên núi, có tính bền vững lâu dài và có thể áp dụng rộng rãi trên các địa bàn miền Bắc Nước ta, cụ thể là trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Thuận lợi Chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở tất cả các vùng trong cả nước ta là do có những điều kiện thuận lợi thúc đẩy như: Nguồn lao động trong nông thôn dồi dào, đây là như một nhân tố thuận lợi cho phát triển chăn nuôi lợn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng