Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Nghiên cứu hiện trạng quản lý và đề xuất giải pháp xử lý chất thải rắn tại một s...

Tài liệu Nghiên cứu hiện trạng quản lý và đề xuất giải pháp xử lý chất thải rắn tại một số khu công nghiệp tỉnh hải dương đến năm 2025

.PDF
70
176
114

Mô tả:

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2025 HOÀNG ANH NGỌC CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 60440301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ NGỌC THUẤN HÀ NỘI, NĂM 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính:TS. Lê Ngọc Thuấn Cán bộ chấm phản biện 1:.................................................................. Cán bộ chấm phản biện 2:.................................................................. Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày ... tháng ... năm 20.. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hoàng Anh Ngọc ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, những lời động viên và chia sẻ chân thành của gia đình, thầy cô và bạn bè. Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cám ơn đến trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cũng như Khoa Môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có cơ hội được thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình trong điều kiện tốt nhất. Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến TS.Lê Ngọc Thuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn và theo sát tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên cạnh tôi, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Học viên Hoàng Anh Ngọc iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CHỮ VIẾT TẮT .....................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ vi MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................4 1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ...............................................................4 1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình .........................................................................................4 1.1.2. Khí hậu ..............................................................................................................4 1.1.3. Thủy văn và địa chất .........................................................................................4 1.1.4. Rừng và hệ sinh thái ..........................................................................................5 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .....................................................................................5 1.2.1. Hiện trạng dân cư ..............................................................................................5 1.2.2. Hiện trạng giao thông ........................................................................................6 1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................................6 1.3. Tình hình quản lý môi trường tại các khu công nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam 8 1.3.1. Hiện trạng quản lý môi trường trong khu công nghiệp tại một số nước trên thế giới .................................................................................................... 8 1.3.2. Hiện trạng quản lý môi trường trong khu công nghiệp tại Việt Nam ...............9 1.3.3. Hiện trạng quản lý môi trường trong khu công nghiệp tại tỉnh Hải Dương ...11 1.4. Hiện trạng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương...........................12 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................17 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................17 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................17 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................17 2.2.2. Phương pháp kế thừa.......................................................................................17 2.2.3. Phương pháp chuyên gia .................................................................................17 2.2.4. Phương pháp điều tra khảo sát ........................................................................18 2.2.5. Phương pháp dự báo khối lượng rác phát sinh tại khu công nghiệp ...............18 iv CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................20 3.1. Một số kết quả điều tra khảo sát ........................................................................20 3.1.1.Hiện trạng các nguồn phát sinh chất thải rắn tại 03 khu công nghiệp ............20 3.1.2. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn tại 03 khu công nghiệp .................29 3.1.3.Đánh giá chung hiện trạng công tác quản lý nhà nước trong quản lý chất thải rắn ... 33 3.2. Dự báo về nguồn và khối lượng phát thải chất thải rắn tại 03 khu công nghiệp .......... 35 3.3. Xây dựng các phương thức phân loại chất thải rắn tại nguồn............................36 3.3.1. Đánh giá khả năng ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn. .......36 3.3.2. Đề xuất phương thức ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR. ........37 3.3.3. Phương án phân loại chất thải rắn ...................................................................38 3.4 Đề xuất hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý CTR............................................43 3.5. Đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn cho 3 khu công nghiệp và Khu xử lý cấp vùng ...........................................................................................................................47 3.5.1. Tiêu chí lựa chọn công nghệ ...........................................................................47 3.5.2. Đề xuất hệ thống xử lý chất thải rắn phù hợp cho 03 khu công nghiệp .........47 3.5.3. Đề xuất khu xử lý cho 03 khu công nghiệp ...................................................52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................56 PHỤ LỤC ..................................................................................................................58 v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CHỮ VIẾT TẮT BCL Bãi chôn lấp BTMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BXD Bộ Xây Dựng CT TNHH Công ty Trách nhiệm hữu hạn CTR Chất thải rắn CTRCN Chất thải rắn công nghiệp CTRNH Chất thải rắn nguy hại CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTRTT Chất thải rắn thông thường KCN Khu công nghiệp KT-XH Kinh tế - Xã Hội KXL Khu xử lý NĐ-CP Nghị định Chính phủ QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QĐ-TTg Quyết định Thủ Tướng QH13 Quốc Hội 13 QLCTR Quản lý chất thải rắn SXSH Sản xuất sạch hơn TM-DV Thương mại dịch vụ XLCTR Xử lý chất thải rắn vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Hệ thống Đô thị - Nông thôn huyện Cẩm Giàng và TP.Hải Dương ..........5 Bảng 1.2. Danh sách cơ sở hoạt động tại KCN Phúc Điền .......................................12 Bảng 1.3. Danh sách cơ sở hoạt động tại KCN Đại An ............................................14 Bảng 1.4. Danh sách cơ sở hoạt động tại KCN Tân Trường ....................................16 Bảng 2.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật dự báo phát sinh CTR tới năm 2020, định hướng tới năm 2025 ...................................................................................................................19 Bảng 3.1. Thống kê lượng chất thải rắn phát sinh của một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp Đại An. ..........................................................................................20 Bảng 3.2. Thống kê lượng chất thải rắn phát sinh của một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp Phúc Điền. .....................................................................................24 Bảng 3.3. Thống kê lượng chất thải rắn phát sinh của một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tân Trường. ...................................................................................26 Bảng 3.4. Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại 3 KCN ..........................................28 Bảng 3.5. Thống kê một số đơn vị thu gom chất thải rắn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương ......................................................................................30 Bảng 3.6. Hiện trạng các đơn vị xử lý, chế biến CTR trên địa bàn tỉnh Hải Dương ....31 Bảng 3.7.Hiện trạng bãi chôn lấp CTR trên địa bàn Tp Hải Dương và huyện Cẩm Giàng .........................................................................................................................33 Bảng 3.8. Các chỉ tiêu kỹ thuật dự báo phát sinh CTR tới năm 2020, định hướng tới năm 2025 ...................................................................................................................35 Bảng 3.9. Dự báo quy mô diện tích 03 khu công nghiệp đến năm 2020 tầm nhìn 2025 .36 Bảng 3.10. Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh tại 03 khu công nghiệp tới năm 2020 tầm nhìn 2025 ...................................................................................................36 Bảng 3.10. Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh tại 03 khu công nghiệp tới năm 2020 tầm nhìn 2025 ...................................................................................................45 Bảng 3.12. Đánh giá lựa chọn công nghệ xử lý CTR ...............................................48 vii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Phương án phân loại rác tại nguồn tại các nhà máy..................................38 Hình 3.2: Yêu cầu thùng chứa chất thải khi phân loại tại khu công nghiệp .............41 Hình 3.3: Phân loại thứ cấp tại khu xử lý cấp vùng ..................................................41 Bảng 3.10. Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh tại 03 khu công nghiệp tới năm 2020 tầm nhìn 2025 ...................................................................................................45 Hình 3.4: Mô hình thu gom rác công nghiệp ............................................................46 Bảng 3.12. Đánh giá lựa chọn công nghệ xử lý CTR ...............................................48 Hình 3.5. Mô hình đốt CTR nguy hại có thu hồi năng lượng ...................................50 Hình 3.6. Mặt bằng điển hình bãi chôn lấp hợp vệ sinh ...........................................51 Hình 3.7. Mô hình xử lý chất thải cấp vùng..............................................................52 Hình 3.8. Sơ đồ ô chôn lấp hợp vệ sinh ....................................................................54 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Đông giáp thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên. Tỉnh Hải Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 của tỉnh đạt được kết quả tích cực và toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế đạt mức tăng trưởng khá. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh được giữ vững. Kết quả kinh tế 6 tháng đầu năm 2017 của tỉnh Hải Dương khá tích cực với tăng trưởng kinh tế tăng 7,2%. Là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất, Hải Dương luôn chú trọng đẩy mạnh các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững tại các khu, cụm công nghiệp và trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh những doanh nghiệp thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, vẫn còn nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã gây ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, khí thải và nước thải… Nhiều doanh nghiệp chưa nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Tính đến hết năm 2016, tỉnh Hải Dương có trên 5000 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ với nhiều loại hình ngành nghề hoạt động khác nhau. Trong đó, các loại hình sản xuất phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu là các cơ sở cơ khí (đặc biệt là cơ khí có hoạt động mạ, tẩy rửa bề mặt), tái chế dầu thải, điện tử, sản xuất khung nhôm định hình, các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nhiều hóa chất, nông nghiệp. Hiện tại trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều cơ sở cơ khí, đặc biệt là các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô, xe máy, các cơ sở mạ… phát sinh lượng chất thải rắn lớn. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương đã cấp Sổ đăng ký nguồn chất thải chất thải nguy hại cho 339 cơ sở, với lượng chất thải nguy hại 9.593 tấn/năm. Các cơ sở được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải đã ký hợp đồng xử lý chất thải nguy hại theo quy định, với 4.559 tấn chất thải nguy hại đã xử lý. Tuy nhiên, vẫn còn một 2 số cơ sở chưa quan tâm thực hiện, chưa thu gom phân loại chất thải theo đúng quy định, nhiều chủ nguồn thải không ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị này mà gián tiếp thông qua các cơ sở liên danh thiếu chặt chẽ, khiến việc xử lý còn nhiều bất cập. Đối với chất thải rắn thông thường, việc phân loại tại nguồn phát thải chưa được tốt, vì vậy vẫn có đầy đủ các loại rác thải ở tất cả các bãi rác. Việc quy hoạch các điểm thu gom và xử lý chưa phù hợp. Khối lượng rác phải thu gom lớn, quãng đường phải vận chuyển tương đối xa, cơ chế hỗ trợ việc vận chuyển và xử lý chất thải rắn chưa được quan tâm. Đặc biệt những quy định về mặt pháp lý đối với các đơn vị vận chuyển và xử lý chưa được rõ ràng, chưa có cơ chế giám sát việc vận chuyển và xử lý. Hiện tại việc quản lý chất thải rắn thông thường chỉ được thực hiện thông qua hợp đồng giữa chủ nguồn thải với các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý, chính vì vậy mà chất thải sau khi được các đơn vị đến vận chuyển đi đâu và xử lý như thế nào, cơ quan nào chịu trách nhiệm giám sát chưa được quy định. Đến thời điểm hiện tại có 8/10 khu công nghiệp đã có dự án thứ cấp đi vào hoạt động, đó là KCN Phúc Điền, Tân Trường, Đại An, Lai Cách, Nam Sách, Lai Vu, Phú Thái, Kenmark (tạm thời dừng hoạt động), 2 khu công nghiệp chuẩn bị có dự án thứ cấp đi vào hoạt động là KCN Cộng Hòa, Cẩm Điền - Lương Điền. Đã có trên 200 dự án đầu tư vào trong các khu công nghiệp, khối lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều, cụ thể năm 2015 tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh là 27.204 tấn, đến năm 2016 tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh là 36.455 tấn, tăng 34% so với năm 2015. Với khối lượng lớn chất thải rắn công nghiệp phát sinh như trên và tỷ lệ mỗi năm lại tăng cao, nếu không được quản lý tốt sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống do ô nhiễm môi trường đặc biệt là chất thải rắn thông thường không có khả năng tái chế, chất thải rắn nguy và rác thải sinh hoạt. Áp lực giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đặt ra cần đánh giá thực tế tình hình quản lý chất thải rắn (nguy hại, sinh hoạt và công nghiệp thông thường) tại các khu công nghiệp và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công 3 tác quản lý chất thải rắn nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác bảo vệ môi trường theo tinh thần Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu. Dựa trên thực tế đó, tôi xin đề xuất đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng quản lý và đề xuất giải pháp xử lý chất thải rắn tại một số khu công nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2025”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Dự báo các nguồn phát sinh chất thải, tính chất, thành phần và khối lượng các chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại tại 03 khu công nghiệp (Đại An, Phúc Điền, Tân Trường) trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2025. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp đối với chất thải rắn từ 03 khu công nghiệp. - Đề xuất biện pháp quản lý tổng thể, từng bước hình thành hệ thống mạng lưới thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại 03 khu công nghiệp (Đại An, Phúc Điền, Tân Trường ) trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2025. 3. Nội dung nghiên cứu - Thống kê cụ thể số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hiện đang hoạt động tại 03 khu công nghiệp; xác định thành phần, khối lượng các loại CTR phát sinh. - Tính toán, dự báo khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh tại 03 khu công nghiệp trong tương lai, đến năm 2025. - Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại 03 khu công nghiệp; hiện trạng quản lý của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp đối với chất thải rắn từ sản xuất công nghiệp. - Đề xuất lựa chọn công nghệ thích hợp để xử lý, tái chế các loại chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại nhằm đảm bảo xử lý triệt để chất thải rắn, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường. 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình Khu công nghiệp Đại An thuộc thành phố Hải Dương, Khu công nghiệp Phúc Điền và Tân Trường thuộc huyện Cẩm Giàng nằm ở phía Nam của tỉnh Hải Dương. Nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai được hình thành bởi sự bồi lắng phù sa của các sông Thái Bình, Kinh Thầy và Lai Vu. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc thâm canh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển một số ngành nghề khác. Với địa hình điểm thấp nhất là 0,5m với độ cao trung bình là 1,5 ÷ 2m so với mực nước biển; Sinh thái cây trồng chủ yếu là trồng lúa, mầu, cây lương thực thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày do đất đai màu mỡ phì nhiêu. Địa mạo phẳng ít biến đổi, thuận lợi cho phát triển giao thông, xây dựng đô thị, công nghiệp; song cũng có hạn chế trong việc thoát nước, mặc dù sông ngòi khá dày đặc nhưng địa hình thấp dễ gây tình trạng ngập úng ở một số khu vực phía Nam tỉnh. Thành phố Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, phía Bắc giáp huyện Nam Sách, phía Đông giáp các huyện Kim Thành và Thanh Hà, phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng, phía Nam giáp huyện Gia Lộc, phía Đông Nam giáp hai huyện Thanh Hà và Tứ Kỳ. Thành phố Hải Dương nằm cách Thủ đô Hà Nội 57 km về phía Tây, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Đông. 1.1.2. Khí hậu Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). - Nhiệt độ trung bình hàng năm: 23,80C - Số giờ nắng trung bình hàng năm: 1323,3 giờ - Độ ẩm không khí trung bình hàng năm: 82,5% - Lượng mưa trung bình năm: 1463mm Khí hậu thuận lợi cho môi trường sống con người, động, thực vật, cũng thích hợp cho việc xây dựng và các hoạt động du lịch, vui chơi giải trí. 1.1.3. Thủy văn và địa chất 2 KCN Phúc Điền Tân Trường thuộc huyện Cẩm Giàng và Đại An thuộc thành phố Hải Dương nằm trong tỉnh Hải Dương có hệ thống sông ngòi khá dày đặc. Các sông lớn như sông Thái Bình, sông Kinh Thày,... Đều có hướng dòng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam; Phần hạ lưu thường rộng và sâu, tốc độ dòng chảy chậm. Chế độ thủy văn 5 chia 2 mùa: mùa mưa lũ (tháng 5 ÷ 10), mùa cạn (tháng 11 ÷ 4). Lưu lượng nguồn nước mặt rất phong phú, song vẫn có hiện tượng úng ngập vào mùa mưa lũ và hạn hạn vào mùa kho cạn, cũng gây khó khăn nhất định cho xây dựng và trồng trọt Mực nước trung bình hàng năm 62 ÷ 78cm so với mực nước biển. Địa chất. - Địa chất công trình: Chủ yếu là trầm tích sông biển cận đại. Cấu tạo gần mặt đất, chủ yếu là sét, sét pha, bùn, bùn cát. Cường độ chịu tải phía Bắc tỉnh vùng đồi núi R  1,5 kg/cm2. Phía Nam tỉnh vùng đồng bằng R<1,5 kg/cm2. - Địa chất thuỷ văn: + Vùng đồng bằng thấp, mực nước ngầm cao chỉ cách mặt đất 0,5 ÷ 1m. + Vùng đồng bằng cao, mực nước ngầm thay đổi lớn giữa các mùa, mực nước ngầm cách mặt đất từ 1,5 ÷ 2m. Nước ngầm mạch sâu phân bố dọc theo các sông lớn. Nước ngọt Hải Dương ở vùng phía Đông có thời gian bị nhiễm mặn. Có ảnh hưởng vùng đứt gãy sông Hồng, vùng có khả năng động đất từ 5 ÷ 6 độ richter. Khoáng sản có trữ lượng lớn như: đá vôi xi măng 200 triệu tấn (Đủ sản xuất 4 ÷ 5 triệu tấn ximăng 1 năm; cao lanh 40 vạn tấn; sét chịu lửa khoảng 80 triệu tấn,... Đây là nguồn nguyên liệu quý để sản xuất vật liệu xây dựng. 1.1.4. Rừng và hệ sinh thái Ngoài hệ sinh thái rừng, còn có hệ sinh thái nông nghiệp, sinh thái mặt nước, ... Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa hệ sinh thái cũng bị hủy hoại nhiều, ảnh hưởng tới môi trường, môi sinh. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.2.1. Hiện trạng dân cư Hiện trạng dân cư khu vực nghiên cứu được thể hiện qua bảng 1.1 Bảng 1.1. Hệ thống Đô thị - Nông thôn huyện Cẩm Giàng và TP.Hải Dương Stt Đơn vị hành chính Toàn tỉnh Hải Dương Số lượng Xã Diện - Loại tích Đô thị (km2) Dân số (Người) Đô thị Nông thôn 15 227 1.656 385.512 1.362.000 1 Thành phố Hải Dương 01 - II 04 71,8 179.364 43.975 2 Huyện Cẩm Giàng 02 - V 17 109,0 16.178 115.828 (Theo Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2016) 6 1.2.2. Hiện trạng giao thông Cẩm Giàng có hệ thống đường giao thông với 3 trục: quốc lộ 5A, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, quốc lộ 38 nối đường 5A với đường 5B. Ngoài ra trên địa bàn huyện, đường 194 phân nhánh tạo nên những trục đường giao thông lớn, thuận lợi cho lưu thông luân chuyển hàng hóa. Mạng lưới giao thông tại thành phố Hải Dương được phân bố tương đối hợp lý, phương thức vận tải là đường bộ và đường sắt rất thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá và hành khách trong và ngoài tỉnh. 1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội - Kinh tế Nhiệm kỳ 2010-2015, nền kinh tế của huyện Cẩm Giàng tiếp tục phát triển với nhịp độ khá, tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,2%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 18 triệu đồng. Cơ cấu nền kinh tế có những chuyển biến theo hướng tích cực, cụ thể: giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng CN - TTCN và dịch vụ, từ 32,6%- 46,5% - 20,9% (năm 2010) sang 15,4% - 67% - 17,6% (năm 2015). Cơ cấu lao động trong nông nghiệp chuyển từ 72,7% năm 2010 sang 51,4% năm 2015. Trong lĩnh vực CN-TTCN và TM- DV, những năm gần đây, Cẩm Giàng có tốc độ phát triển vượt bậc cả về quy mô, chủng loại, sản phẩm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nền kinh tế. Trên địa bàn huyện đã có 02 cụm công nghiệp, 05 khu công nghiệp và 02 cụm công nghiệp làng nghề với tổng số 340 doanh nghiệp đăng ký đầu tư, trong đó đã có 204 doanh nghiệp đi vào hoạt động thu hút trên 20.000 lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng trưởng với tốc độ khá, bình quân 19,7%/năm, trong đó công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương tăng 18,45%/năm. Giai đoạn 2010 – 2015, kinh tế thành phố Hải Dương phát triển với tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đến nay 3 khu công nghiệp Đại An, Nam Sách, Kenmark và 4 cụm công nghiệp Tây Ngô Quyền, Việt Hòa, Ba Hàng, Cẩm Thượng đã thu hút 300 dự án đầu tư sản xuất tăng gần 100 dự án so với năm 2010, giải quyết việc làm cho gần 40 nghìn lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 140.818 tỷ đồng, gấp 1,94 lần so với năm 2010, tăng bình quân 10,58%/năm. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế tạo, chế biến. Một số ngành sản xuất có tốc độ tăng trưởng cao như lắp ráp ô tô, cơ khí, điện tử, gỗ xuất 7 khẩu, sản xuất bia, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm… Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ước đạt 53.415 tỷ đồng, tăng bình quân 19,84%/năm. Một số ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá như ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, viễn thông, du lịch…kết cấu hạ tầng thương mại được tăng cường và phát triển với 9 siêu thị, 15 chợ truyền thống và hệ thống cửa hàng bán lẻ truyền thống, cửa hàng tự chọn phát triển nhanh đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu 5 năm ước đạt 4.159 triệu USD, tăng bình quân 21,8%/năm, gấp 2,58 lần so với giai đoạn 2005 - 2010. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dây và cáp điện, linh kiện điện tử, hàng dệt may, da giầy, thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ… - Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Huyện Cẩm Giàng với 7.364,58 ha đất nông nghiệp, bình quân khoảng 618 m2/người, trong đó có hơn 6000 ha đất canh tác, đặc biệt có 240 ha chạy dọc theo sông Thái Bình của 2 xã Đức Chính, Cẩm Văn, thường xuyên được bồi đắp phù sa tạo nên vùng chuyên canh rau màu của huyện. Trên cơ sở đó, huyện Cẩm Giàng đã xây dựng và tập trung thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn với 3 đề án: “Quy hoạch, xây dựng vùng sản xuất cây hàng hoá giá trị kinh tế cao”; “Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản tập trung”; “Quy hoạch nông thôn mới, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi thiết yếu ở cơ sở” đạt kết quả khá rõ nét. Thực hiện tốt công tác quản lý đê điều, phòng chống lụt, bão, úng. Về trồng trọt, toàn huyện Cẩm Giàng đã tích cực đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất lúa lai, lúa chất lượng gạo cao đi đôi với việc bố trí mùa vụ hợp lý, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Các khâu trong sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hoá đạt 78,5%. Nhờ đó, năng suất lúa bình quân đạt 127,2 tạ/năm, Cẩm Giàng là huyện nhiều năm liền đứng trong tốp đầu của tỉnh về năng suất lúa; sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 453kg/năm; giá trị sản xuất trên một ha đất nông nghiệp bình quân đạt 74,9 triệu đồng, trong đó gần 20,6% diện tích đất nông nghiệp đạt giá trị sản xuất trên 100 triệu đồng/ha, điển hình như các xã: Cẩm Văn, Đức Chính, Cẩm Đoài, Tân Trường, Cẩm Hưng. Về chăn nuôi, thuỷ sản, giá trị sản xuất tăng bình quân 7,8%/năm, nhân rộng mô hình chăn nuôi tập trung quy mô lớn theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp; tích cực chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây, thả cá với diện tích 8 gần 1.300 ha. Tổng sản lượng thực phẩm đạt kết quả cao với hơn 15.500 tấn, trong đó sản lượng thịt hơi các loại gần 9.000 tấn, sản lượng cá hơn 6.500 tấn, bình quân đầu người đạt 121,6kg/năm. Thành phố Hải Dương: Đối với sản xuất nông nghiệp - thủy sản đã mang lại khoảng 2.405 tỷ đồng, tăng bình quân 0,4%/năm. Diện tích gieo trồng cây hàng năm tuy có giảm do tình hình đô thị hóa nhưng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất được nâng cao. Bình quân giá trị sản xuất đạt 125 triệu đồng/ha đất trồng trọt và nuôi thủy sản, tăng 20,12 triệu đồng so với năm 2010. Năng suất lúa bình quân đạt 60,56 tạ/ha, hệ số sử dụng đất đạt 2,09 lần, tăng 0,23 lần so với năm 2010. Bên cạnh đó thành phố Hải Dương cũng đã tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, 5 năm qua, thành phố đã đầu tư gần 6 tỷ đồng hỗ trợ giống lúa chất lượng cao và các loại cây, con có giá trị kinh tế, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, bảo quản và thị trường tiêu thụ nông sản, chủ động phòng ngừa dịch bệnh trên đàn gia súc. Từ đó đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi, nuôi thủy sản, vùng lúa tập trung, vùng rau an toàn…Hoàn thành cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đưa vào hoạt động đáp ứng được từ 65 - 70% yêu cầu kiểm dịch tập trung trên địa bàn thành phố. 1.3. Tình hình quản lý môi trường tại các khu công nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam 1.3.1. Hiện trạng quản lý môi trường trong khu công nghiệp tại một số nước trên thế giới Trong báo cáo tổng quan về môi trường toàn cầu năm 2000, chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNDP) cho biết bước sang thế kỷ XXI, khi thế giới đang giải quyết các vấn đề truyền thống về ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí, gia tăng chất thải, suy thoái rừng, tổn thất đa dạng sinh học, suy giảm tầng ozon, biến đổi khí hậu, thì các vấn đề mới vẫn tiếp tục nảy sinh, như tác động tiềm tàng của sự phát triển và sử dụng các sinh vật biến đổi gen, sự hạn chế về giải quyết hậu quả do tiếp xúc với hóa chất tổng hợp độc hại. Báo cáo “Triển vọng môi trường toàn cầu 2000” của UNDP đã làm rõ tính bức xúc của nhiều thách thức môi trường và nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng môi trường. Những vấn đề ưu tiên là: Sự biến đổi khí hậu, suy giảm chất và lượng tài nguyên nước, suy thoái đất, nạn phá rừng và sa mạc hóa. Tiếp theo là các vấn đề xã hội: sự gia tăng dân số và biến đổi về giá trị xã hội. Nhiều nhà khoa học nhấn mạnh mối tương tác phức tạp của hệ thống khí quyển, sinh quyển, băng quyển và đại đương, sự dịch chuyển của các dòng hải lưu. Chính vì vậy, vấn đề môi trường đang được thế giới quan tâm và các hoạt động về môi trường diễn ra đều nhằm mang lại cho chúng ta một môi trường tốt đẹp hơn. 9 * Quản lý môi trường trong KCN - bài học từ Singapore Hoạch định chiến lược quản lý môi trường hợp lý. Chiến lược bảo vệ môi trường trong KCN của Singapore gồm bốn khâu thành phần: phòng ngừa, cưỡng bách, kiểm soát và giáo dục. Ngay từ những năm 1970, Singapore đã tổ chức riêng Bộ Môi trường và Cục Phòng chống ô nhiễm nhằm thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và quản lý chất thải rắn. Tiếp đó, hai tổ chức này lại kiêm thêm trách nhiệm kiểm soát và xử lý các chất độc hại. Những vấn đề cơ bản về phòng ngừa ô nhiễm được thực hiện thông qua kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý, chọn địa điểm công nghiệp thận trọng, kiểm soát gắt gao việc phát triển xây dựng, tăng cường trang bị phương tiện thu gom và xử lý chất thải. Một khi đã thực hiện biện pháp phòng ngừa thì bắt buộc phải kiểm tra nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo các phương tiện thu gom và xử lý chất thải được sử dụng và bảo trì hợp lý. Việc kiểm soát thường xuyên môi trường không khí và môi trường nước trong đất liền và trên biển cũng được thực hiện để tiếp cận các chương trình kiểm tra ô nhiễm môi trường một cách đầy đủ và có hiệu quả. Việc thực hiện nhiều chương trình giáo dục dân chúng tham gia bảo vệ và quản lý môi trường cũng là một nội dung quan trọng trong chiến lược chung này. * Quản lý môi trường trong khu công nghiệp - bài học từ Trung Quốc Công tác bảo vệ môi trường trong KCN của Trung Quốc hiện đạt được nhiều thành tựu do Trung Quốc thực hiện tổng hợp rất nhiều biện pháp và chính sách bảo vệ môi trường. Trước hết Chính phủ rất coi trọng công tác bảo vệ môi trường. Chính phủ tăng cường việc giám sát và quản lý môi trường, tăng thêm vốn đầu tư bảo vệ môi trường, khuyến khích công chúng tham gia bảo vệ môi trường. Thứ hai là hoạt động xây dựng pháp luật môi trường được chú trọng đặc biệt. Trung Quốc đã ban hành sửa đổi Luật phòng chống nạn ô nhiễm khí quyển, Luật phòng chống nạn ô nhiễm nước, Luật phòng chống tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường. Thứ ba, Trung Quốc luôn chú trọng tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 1.3.2. Hiện trạng quản lý môi trường trong khu công nghiệp tại Việt Nam Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và có tính đa dạng cao. Do hậu quả của chiến tranh để lại cộng với mặt trái của sự phát triển kinh tế đã có tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm đa dạng sinh học mất cân bằng 10 sinh thái và gây ô nhiễm môi trường. Song ngay từ đầu Đảng và Nhà nước ta đã nhận rõ được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, nên đã chú trọng nhiều đến công tác quản lý, đưa công tác bảo vệ môi trường vào cuộc sống, xây dựng hệ thống pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, tăng cường đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ môi trường. Thứ nhất, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam phải được hoàn thiện theo hướng quy định cụ thể, rõ rang hơn, nghiêm khắc hơn và có thể thực thi ngay mà không cần phải có quá nhiều văn bản hướng dẫn thi hành như hiện nay. Với sự giúp đỡ của UNDP và UNEP vào tháng 12 năm 1991, Việt Nam đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển bền vững. Hội nghị đã đưa ra bản dự thảo kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển lâu bền 1991-2000 với mục tiêu chủ yếu là tạo ra bước phát triển tuần tự của khuôn khổ quốc gia về quy hoạch và quản lý môi trường, gồm các nội dung: tổ chức, xây dựng chính sách và pháp luật môi trường… Đặc biệt vào tháng 12 năm 1993, Luật bảo vệ môi trường đầu tiên ở nước ta đã ra đời gồm 7 chương với 55 điều khoản, có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý và Bảo vệ môi trường giúp công tác này đạt những hiệu quả tích cực. Song cùng với quá trình phát triển, Luật bảo vệ môi trường đã bộc lộ những điểm thiếu sót, bất cập chưa phù hợp với phát triển trong nước, khu vực và trên thế giới. Để phù hợp với những điều kiện khách quan, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trường, ngày 29/11/2005 Luật bảo vệ môi trường được sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006. Luật bao gồm 15 chương và 136 điều khoản. Cùng với các hoạt động bảo vệ môi trường trong nước, Việt Nam còn tham gia các công ước quốc tế có liên quan đến môi trường. Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 với 20 chương và 170 điều đã kế thừa Luật bảo vệ môi trường 2005 và bổ sung thêm những điểm mới, khắc phục những hạn chế, bất cập của luật cũ. Luật đã bổ sung các quy định về tăng trưởng xanh, cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững; bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm… Bổ sung và làm rõ hơn trách nhiệm công bố thông tin về môi trường, về tình trạng môi trường, trách nhiệm báo cáo công tác quản lý môi trường của cơ quan Nhà nước các cấp. Thứ hai, Việt Nam cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm của công dân, sự tham gia của tổ chức dân sự. Công tác quản lý 11 môi trường là một công việc không thể thiếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Việt Nam nói riêng và đối với tất cả các quốc gia khác nói chung. Vì vậy tổ chức công tác quản lý môi trường là nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập ngày 05/8/2002 trên cơ sở hợp nhất các đơn vị: Tổng cục Địa chính, Tổng cục khí tượng thủy văn, cục Môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam và Viện Địa Chất và Khoáng sản (Bộ công nghiệp) và bộ phận quản lý tài nguyên nước thuộc Cục quản lý nước và công trình thủy lợi (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn). Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao thực hiện chức năng QLNN về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc, bản đồ, biển và đảo trong phạm vi cả nước; QLNN các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn trong nước trong các lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc, bản đồ, biển và đảo theo các quy định của pháp luật. 1.3.3. Hiện trạng quản lý môi trường trong khu công nghiệp tại tỉnh Hải Dương Tỉnh Hải Dương đã chủ động tổ chức, phổ biến, quán triệt các chủ trương của TW về công tác bảo vệ môi trường tới cán bộ chủ chốt và đảng bộ cơ sở. Do vậy, nhận thức về công tác bảo vệ môi trường trong các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân được nâng lên. Ngoài ra, tại các buổi giao ban Tuyên giáo, Khoa giáo thành phố đều đánh giá về tình hình môi trường và chỉ đạo giải quyết kịp thời những điểm nóng về ô nhiễm môi trường gây bức xúc trong nhân dân. Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành đoàn thể quan tâm. Hàng năm tỉnh còn xây dựng kế hoạch, tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng các ngày kỷ niệm về môi trường: Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường; ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn,… Trong công tác QLNN về bảo vệ môi trường, tỉnh Hải Dương đã ban hành quy chế quản lý chất thải rắn thông thường; tiến hành ký cam kết bảo vệ môi trường cho các cơ sở SXKD. Đối với rác thải và nước thải y tế và công nghiệp, tỉnh cũng chỉ đạo các đơn vị phải xử lý bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo không nguy hại đến môi trường. Trong những năm gần đây, tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho công tác bảo vệ môi trường: xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cụm công nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động tập kết rác thải nông thôn; triển khai đề án phân loại rác thải sinh hoạt, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi đun đốt rác thải lò hơi… Qua đó, nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư đã được nâng lên một bước và ngày càng đi vào chiều sâu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan