Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài văn bản văn học lớp 11 qua hai bộ ...

Tài liệu Nghiên cứu hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài văn bản văn học lớp 11 qua hai bộ sách ngữ văn chuẩn và nâng cao

.PDF
87
153
133

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------------ ĐỖ THỊ HẢI NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VĂN BẢN VĂN HỌC LỚP 11 QUA HAI BỘ SÁCH NGỮ VĂN CHUẨN VÀ NÂNG CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2008 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------------ ĐỖ THỊ HẢI NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VĂN BẢN VĂN HỌC LỚP 11 QUA HAI BỘ SÁCH NGỮ VĂN CHUẨN VÀ NÂNG CAO Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN - TIẾNG VIỆT MÃ SỐ: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. PHAN TRỌNG LUẬN THÁI NGUYÊN - 2008 Lời cảm ơn Với tấm lòng thành kính, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới G.S Phan Trọng Luận - người thầy đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ Văn -Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo và nghiên cứu khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, thư viện trường Đại học Sư phạm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn . Xin cảm ơn Ban giám đốc và các bạn đồng nghiệp Trung tâm GDTX huyện Võ Nhai đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Thái nguyên, tháng 11 năm 2008 Tác giả Đỗ Thị Hải 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang Phần 1: Phần mở đầu.....................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................2 3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3 6. Giả thuyết khoa học.....................................................................................4 7. Lịch sử vấn đề.............................................................................................4 8. Cấu trúc luận văn.........................................................................................7 Phần 2: Nội dung.............................................................................................8 Chƣơng 1: Khảo sát hệ thống CHHDHB (phần thơ hiện đại) trong hai bộ SGK Ngữ văn chuẩn và nâng cao lớp 11 (NXB giáo dục, 2007)................8 1. Mục đích khảo sát.......................................................................................8 2. Thống kê, phân loại....................................................................................8 2.1 Thống kê số lượng câu hỏi......................................................................8 2.2 Phân loại câu hỏi.....................................................................................9 3. Những ưu điểm và hạn chế của hệ thống câu hỏi (Phần thơ hiện đại)......13 3.1 Ưu điểm.................................................................................................14 3.1.1 Số lượng câu hỏi...............................................................................14 3.1.2 Câu hỏi sáng tạo...............................................................................14 3.1.3 Câu hỏi mang tính hệ thống ............................................................17 3.1.4 Câu hỏi có tính then chốt..................................................................19 3.1.5 Câu hỏi vừa sức................................................................................21 3.1.6 Câu hỏi khó......................................................................................21 3.2 Nhược điểm...........................................................................................22 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.1 Câu hỏi còn chưa chú ý đến việc đọc diễn cảm cho học sinh..........22 3.2.2 Câu hỏi có dung lượng kiến thức lớn và khó, chưa phù hợp với thời gian và khả năng nhận thức của học sinh.......................................................23 3.2.3 Cách đặt câu hỏi..............................................................................23 3.3 Kết luận................................................................................................25 Chƣơng 2: Tiêu chí xây dựng hệ thống CHHDHB tác phẩm văn chƣơng trong SGK Ngữ văn......................................................................................28 1. Cơ sở lí luận cho việc xây dựng hệ thống câu hỏi.....................................28 1.1 CHHDHB thể hiện tư tưởng đổi mới phương pháp dạy học.................28 1.2 Thể hiện rõ chức năng định hướng của CHHDHB...............................33 1.3 Vận dụng những thành tựu của thi pháp học hiện đại vào hệ thống CHHDHB.......................................................................................................36 1.4 Vận dụng thành tựu của ngành ngôn ngữ học hiện đại vào CHHDHB......39 1.5 Vận dụng những ưu điểm của dạy học nêu vấn đề...............................42 2. Những tiêu chí xây dựng hệ thống CHHDHB trong SGK Ngữ văn.........46 2.1 Câu hỏi phải định hướng cho học sinh khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm..................................................................................47 2.2 Câu hỏi thể hiện được đặc trưng thi pháp của tác phẩm.......................48 2.3 Câu hỏi có tính hệ thống.......................................................................50 2.4 Câu hỏi khơi gợi tình cảm, cảm xúc, tâm hồn của học sinh..................53 2.5 Câu hỏi phải chuẩn bị tâm thế cho học sinh học trên lớp......................55 2.6 Câu hỏi cần phù hợp với trình độ và thời gian thực tế của học sinh.....56 Chƣơng 3: Thể nghiệm – xây dựng câu hỏi hƣớng vào một số bài học cụ thể...................................................................................................................58 1. Giới thuyết chung......................................................................................58 2. Xây dựng câu hỏi cho bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử...............58 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.1 Bảng đối chiếu hệ thống câu hỏi sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao với câu hỏi luận văn...............................................................................................58 2.2 Thuyết minh cho câu hỏi luận văn........................................................60 3. Xây dựng câu hỏi cho bài “Tôi yêu em” của Puskin.................................62 3.1 Bảng đối chiếu hệ thống câu hỏi sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao với câu hỏi luận văn..............................................................................................62 3.2 Thuyết minh cho câu hỏi luận văn........................................................64 4. Kết luận rút ra từ câu hỏi thể nghiệm........................................................65 Phần 3: Kết luận chung.................................................................................67 Phụ lục............................................................................................................70 Tài liệu tham khảo.........................................................................................80 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1 Dạy học văn là một quá trình nhận thức trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi công đoạn có một vai trò, nhiệm vụ riêng. Trong đó, câu hỏi hướng dẫn học bài (CHHDHB) là một công đoạn rất quan trọng, có tác dụng quyết định chất lượng học tập, tạo tâm thế cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm, giúp học sinh hình thành và rèn luyện một phương pháp tự tìm hiểu, tự khám phá và cảm nhận tác phẩm văn học. 1.2 Hệ thống CHHDHB trong tác phẩm văn chương không phải là vấn đề mới mẻ nhưng trong quan niệm cũng như trong cách vận dụng của giáo viên phổ thông còn nhiều lúng túng. Cần phải khẳng định rằng, hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa (SGK) không chỉ quan trọng đối với học sinh mà còn giúp giáo viên xây dựng cho mình một phương án dạy tối ưu, đạt hiệu quả cao. Giáo án của giáo viên không thể không tính đến nội dung và cách thức xõy dựng của những câu hỏi trong SGK. Câu hỏi mà học sinh chuẩn bị ở nhà theo SGK và câu hỏi trong giáo án của giáo viên tuy có sự khác nhau nhưng cùng hướng đến một mục đích chung là giúp học sinh tự mình tìm hiểu tác phẩm bằng cách tự học, tự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo. Vì thế chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ cho nhau. Tuy vậy, nhiều giáo viên trong quá trình soạn bài và lên lớp chưa quan tâm đúng mức tới CHHDHB trong SGK, chưa thể hiện được mối liên hệ giữa những vấn đề mà học sinh chuẩn bị ở nhà với những vấn đề mà thầy cô phát vấn trên lớp. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học văn trong nhà trường phổ thông. Với đề tài này của luận văn, chúng tôi muốn góp một phần nhỏ việc thay đổi cách nhìn nhận và vận dụng câu hỏi trong SGK đối vói quá trình dạy và học của giáo viên. 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 CHHDHB trong SGK thể hiện được rất rõ tư tưởng đổi mới hay chưa đổi mới phương pháp. Vì vậy việc đi sâu, nghiên cứu, tìm hiểu, để nhận định những đóng góp quan trọng vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay là công việc cần thiết. 1.4 Đổi mới phương phỏp dạy học văn theo định hướng coi học sinh là chủ thể sỏng tạo phải là sự thay đổi toàn diện và đồng bộ, trong đó có sự thay đổi của hệ thống câu hỏi trong SGK. Nhưng để đi đến sự hoàn thiện của công việc đổi mới cần phải có sự cố gắng từ nhiều phía, đặc biệt là những nhà sư phạm và đông đảo giáo viên. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài về hệ thống CHHDHB trước hết là để rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất nhằm góp phần tích cực vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học văn. Trên đây là những lý do để chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài '' Nghiên cứu hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài văn bản văn học lớp 11 qua hai bộ sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao'' cho luận văn thạc sỹ của mình. Chúng tôi cho rằng, kết quả của việc khảo sát đánh giá, xem xét hệ thống câu hỏi trong hai bộ sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao sẽ là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn ở nhà trường phổ thông. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống câu hỏi trong hai bộ sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao lớp 11. Khảo sát đánh giá các CHHDHB phần thơ hiện đại trong hai bộ sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao lớp 11. (Nhà xuất bản Giáo dục- 2007). Hệ thống câu hỏi gồm 8 bài với 33 câu hỏi trong sách Ngữ văn chuẩn và 44 câu hỏi trong sách Ngữ văn nâng cao. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3. Mục đích nghiên cứu: Mục đích khoa học của luận văn là khảo sát và đánh giá hệ thống CHHDHB phần thơ hiện đại trong hai bộ sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao để rút ra một số kinh nghiệm bổ ích cho việc xác định một quan niệm và phương pháp đúng đắn về cách soạn CHHDHB tác phẩm văn chương ở nhà trường. Thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện, đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Khảo sát và đánh giá một cách khách quan, có căn cứ CHHDHB trong hai bộ sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao lớp 11. Đưa ra những đề xuất có tính tiêu chí nhằm góp phần xây dựng vào quá trình hoàn thiện của CHHDHB trong SGK từ quá trình khảo sát. Soạn thể nghiệm câu hỏi để đề xuất hướng vào một số bài học tác phẩm văn chương (phần thơ hiện đại) trong chương trình lớp 11. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra, thống kê, phân loại: Điều tra thực tiễn giáo viên và học sinh để có cách nhìn nhận rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hệ thống CHHDHB trong SGK Ngữ văn lớp 11. Thống kê, phân loại để khảo sát những ưu điểm, tư tưởng đổi mới cũng như những hạn chế của hệ thống câu hỏi. Tìm hiểu các công trình nghiên cứu về hệ thống câu hỏi trong dạy học văn nói chung và CHHDHB trong SGK Ngữ văn lớp 11 nói riêng để xác định được những căn cứ làm cơ sở lý luận ban đầu để tiếp tục nghiên cứu. Trên cơ sở lí luận, những tiêu chí xây dựng câu hỏi đã đưa ra, kết hợp với kinh nghiệm dạy học, chúng tôi tiến hành thể nghiệm câu hỏi cho một số bài học tác phẩm văn chương phần thơ hiện đại trong SGK Ngữ văn lớp 11. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6. Giả thuyết khoa học: CHHDHB trong SGK nếu được biên soạn tốt thì sẽ là minh chứng cụ thể cho sự đổi mới về phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Từ đó góp phần xây dựng một quan niệm đầy đủ hơn về hệ thống câu hỏi trong SGK Ngữ văn, nhằm rèn luyện năng lực tự cảm thụ tác phẩm văn chương cho học sinh THPT và tạo điều kiện kết hợp được giữa việc tổ chức hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của trò ở trên lớp. 7. Lịch sử vấn đề: Có thể khẳng định rằng, vấn đề hệ thống câu hỏi trong quá trình dạy học không phải là vấn đề mới. Nó đã được đặt ra từ rất lâu trong lịch sử dạy học. Trước Công nguyên Xôcrat (429-399 TCN), một triết gia Hy lạp cổ đại nhằm mục đích lôi cuốn, kích thích tính chủ động tích cực, sự tự vận động đã sử dụng phương pháp đặt câu hỏi khi giảng bài triết học cho các môn đệ. Ngày nay, với sự lớn mạnh không ngừng của các ngành khoa học trong mọi lĩnh vực, vấn đề câu hỏi trong dạy học văn đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Các công trình ở nước ngoài có thể kể đến một số công trình như: ''Phương pháp luận dạy văn học'' do IA. Rez chủ biên, tác giả đã cho rằng: ''Xây dựng hệ thống câu hỏi lô gíc chặt chẽ có thể dẫn dắt một cách liên tục sự suy nghĩ của học sinh từ quan sát đến phân tích hiện tượng, từ những kết luận mang tính chất bộ phận đến những kết luận khái quát hơn. Hệ thống câu hỏi tạo nên cuộc đàm thoại gợi tìm, không những phải đưa học sinh đến những tri thức tự tìm lấy, mà còn phải chỉ ra các phương hướng, phương pháp nhằm đạt tới các tri thức đó nữa.'' [ 24, tr.57 ] Trong ''Phương pháp giảng dạy văn học ở nhà trường phổ thông'', tác giả Nhikônxki đã nhấn mạnh ''Các câu hỏi đặt ra cho học sinh phải tạo ra 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn cho các em khả năng trả lời câu hỏi tương đối tự do và có khả năng để các em thảo luận, bàn bạc.'' [ 20 ] Hai tác giả đã đề cập tới việc dạy học văn ở nhà trường với những góc độ khác nhau nhưng việc vận dụng vào thực tiễn còn hạn chế, dù câu hỏi đã có ý nghĩa về phương pháp luận. Ở Việt Nam, vấn đề câu hỏi trong quá trình dạy học văn mới xuất hiện trong thế kỷ XX có thể kể đến những công trình nghiên cứu như: ''Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học'', ''Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường'' của G.S Phan Trọng Luận. ''Phương pháp dạy học văn'' tập I của G.S Phan Trọng Luận và G.S -T.S Nguyễn Thanh Hùng. Các công trình đó đã có bàn luận về câu hỏi trong dạy học văn. Câu hỏi được nghiên cứu gắn với phương pháp dạy học cụ thể có: ''Câu hỏi trong giảng văn của'' Trương Dĩnh, Tiểu luận ''Những cơ sở khoa học của phương pháp đặt câu hỏi gợi mở trong dạy học tác phẩm văn chương'' của Hoàng Dư. Hai tác giả đã đi sâu nghiên cứu câu hỏi trong phương pháp dạy học văn. Tác giả Trương Dĩnh đề cập đến ''nghệ thuật hỏi trên lớp'' nhưng hình thức hỏi còn chưa tạo thành các khâu trong quá trình lô gíc, chưa lập thành hệ thống để dẫn dắt học sinh khám phá tác phẩm. Luận văn tốt nghiệp đại học của Dương Thị Mai Hương, đề tài '' nhận xét câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài trong SGK văn 11 PTTH'' khoá 19891993. Đề tài đã chú ý khảo sát câu hỏi cụ thể, có cơ sở lý luận và đề xuất câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh nhưng mới chỉ dừng lại ở sự thể nghiệm cụ thể chứ chưa nâng khái quát lên thành vấn đề cần đi sâu nghiên cứu. Luận văn thạc sĩ của Dương Thị Quy, đề tài ''Câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài trong SGK văn PTTH''- ĐHSP Hà Nội, 1996. Từ việc khảo sát và nhận xét kết quả, luận văn đã đưa ra cơ sở lí luận và tiêu chí xây dựng câu hỏi 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn chuẩn bị bài. Tuy nhiên, phần nhận xét chưa mang tính khái quát vấn đề, một số tiêu chí xây dựng câu hỏi chưa thật sự khoa học. ''Hệ thống câu hỏi trong SGK văn học bậc PTTH phần tác phẩm văn học Việt Nam'' của Nguyễn Quang Cương- luận án tiến sĩ khoa học, ĐHSP Hà Nội, 2000 và ''Câu hỏi nêu vấn đề trong giảng văn ở THPT'' của Nguyễn Thị Ngân - luận án tiến sĩ khoa học, ĐHSP Hà Nội, 2001. Các tác giả đều cho rằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi là một biện pháp, quy trình đem lại hiệu quả cao cho giờ học văn theo khuynh hướng phát huy tính tích cực của chủ thể người học, coi học sinh là bạn đọc sáng tạo, kích thích tư duy tìm tòi, phát hiện và khám phá của học sinh. Đây là những luận án nghiên cứu thuộc hệ thống câu hỏi trên lớp và câu hỏi nêu vấn đề. Tóm lại: Trong tầm bao quát và mức độ hiểu biết của bản thân, nhìn chung các luận văn, luận án đã chú trọng đến câu hỏi phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh trong SGK, nghiên cứu trên nền tảng phương pháp luận. Càng về sau, các luận văn, luận án đã rút ngắn hơn khoảng cách giữa lí luận và thực tiễn, câu hỏi ngày càng có sự phân hoá rõ nét, đáp ứng yêu cầu không ngừng đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông. Một số công trình từ việc xác định cơ sở lí luận đã đề xuất những tiêu chí xây dựng hệ thống câu hỏi trong SGK. Tuy nhiên, để đi đến thống nhất về một lý thuyết câu hỏi thực sự khoa học còn là cả một quá trình cần được hoàn thiện về lí thuyết và thực thi về biện pháp. Điều này dễ hiểu vì sao những tiêu chí xây dựng câu hỏi mà các luận văn và luận án đưa ra vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất. 8. Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm 82 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung được thể hiện trong 3 chương: 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 1: Khảo sát hệ thống CHHDHB tác phẩm văn chương (phần thơ hiện đại) trong SGK Ngữ văn chuẩn và nâng cao lớp 11. Chƣơng 2: Tiêu chí xây dựng hệ thống CHHDHB tác phẩm văn chương (phần thơ hiện đại) trong SGK Ngữ văn. Chƣơng 3: Xây dựng câu hỏi thể nghiệm cho một số tác phẩm phần thơ hiện đại trong SGK Ngữ văn lớp 11. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN 2: NỘI DUNG Chƣơng 1 KHẢO SÁT HỆ THỐNG CHHDHB (PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI) TRONG HAI BỘ SGK NGỮ VĂN CHUẨN VÀ NÂNG CAO LỚP 11 (NXB GIÁO DỤC, 2007) 1. Mục đích khảo sát: 1.1 Nhận định những thành công và chỉ ra những hạn chế của hệ thống CHHDHB trong SGK Ngữ văn lớp 11. Chúng tôi xem xét câu hỏi đã thực sự chú trọng tới tính sáng tạo của chủ thể học sinh hay mới chỉ dừng ở mức độ tái hiện đơn giản như trước đây? Câu hỏi đã phù hợp với quy luật cảm thụ văn chương, quy luật nhận thức của học sinh THPT chưa? Câu hỏi đã thể hiện đặc trưng riêng của thể loại văn học chưa? Câu hỏi đã có tính hệ thống dẫn dắt học sinh đi vào tác phẩm hay chưa?... 1.2 CHHDHB là nơi biểu hiện rõ nhất tư tưởng đổi mới của những người biên soạn sách, đồng thời giúp chúng ta nhìn nhận và khẳng định được bước đường phát triển của hệ thống CHHDHB trong SGK. 1.3 Kết quả của việc khảo sát giúp chúng tôi nhìn nhận, đánh giá CHHDHB trong SGK được khách quan. Từ đó đưa ra những đề xuất, Những thể nghiệm riêng nhằm góp phần xây dựng cho sự hoàn thiện của hệ thống CHHDHB trong SGK. 2. Thống kê, phân loại: 2.1 Thống kê số lƣợng câu hỏi: Phạm vi khảo sát: CHHDHB tác phẩm văn chương (phần thơ hiện đại) trong SGK Ngữ văn chuẩn và nâng cao lớp 11. (NXB Giáo dục, 2007) Tổng số bài khảo sát: 08 bài. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Số câu hỏi trong SGK Ngữ văn chuẩn: 33, bình quân 4,1 câu hỏi/1 bài học. Số câu hỏi trong SGK Ngữ văn nâng cao: 44, bình quân 5,5 câu hỏi/1 bài học. Tổng số câu hỏi trong hai bộ sách là 77 câu. 2.2 Phân loại câu hỏi: Bảng phân loại: Loại Số lƣợng câu hỏi câu hỏi (%) Ví dụ 1. Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để Tái Sách Ngữ văn chuẩn: chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, hiện 8/33 (24,2%) say mê khi bắt gặp lí tưởng? Sách Ngữ văn nâng ( CHHDHB ''Từ ấy'' trang 44, tập 2 - sách cao: 10/44 (22,7%) Ngữ văn chuẩn) 2. So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác (chú ý câu 2 và câu 3) (CHHDHB “Chiều tối” trang 42, tập 2 Sách Ngữ văn chuẩn) 3. Dựa vào cảnh ngộ của tác giả (xem phần tiểu dẫn) hãy nhận xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong 2 câu đầu của bài thơ. (CHHDHB ''Chiều tối'' trang 76, tập 2 Sách Ngữ văn nâng cao) 4. Bài thơ được viết như một dòng cảm xúc hối hả tuôn trào, nhưng vẫn tuân theo một bố cục khá rõ ràng, thể hiện mạch triết lí sâu 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn sắc và chặt chẽ. Hãy tìm bố cục ấy. (CHHDHB ''Vội vàng'' trang 29, tập 2 Sách Ngữ văn nâng cao) 1. Bài thơ gợi cho anh (chị) những cảm nghĩ Sáng tạo Sách Ngữ văn gì về tâm hồn Puskin và về tình yêu? chuẩn:24/33 (72,7%) (CHHDHB ''Tôi yêu em'' trang 60, tập 2 Sách Ngữ văn nâng Sách Ngữ văn chuẩn) cao: 30/44 (68,1%) 2. Hỡnh ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả như thế nào? Hãy chỉ ra những nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc? (CHHDHB ''Vội vàng'' trang 23, tập 2 Sách Ngữ văn chuẩn) 3. Hãy nêu cảm nhận của anh (chị) về bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong bài thơ. Câu đề từ ''bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài'' có mối liên hệ đối với hình ảnh tạo vật thiên nhiên và tâm trạng của tác giả được thể hiện trong bài? (CHHDHB ''Tràng giang'' trang 50, tập 2 Sách Ngữ văn nâng cao) 4. Cõu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà?” có chút hoài nghi. Theo anh (chị), đó là nỗi hoài nghi của sự chán đời hay của niềm tha thiết với cuộc đời? Tại sao? CHHDHB ''Đây thôn Vĩ Dạ'' trang 47, tập 2 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Sách Ngữ văn nâng cao) 1. Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ Dẫn Sách Ngữ văn chuẩn: đạo của bài thơ? Bài thơ dường như là lời từ dắt, gợi 14/33 (42,4%) mở giã cho một mối tình không thành, lời từ giã Sách Ngữ văn nâng của Puskin có gì đặc biệt? cao: 20/44 (45,4%) (CHHDHB ''Tôi yêu em'' trang 60, tập 2 Sách Ngữ văn chuẩn) 2. Giọng điệu trữ tình chuyển biến như thế nào từ hai câu 1-2 sang hai câu 3-4 và từ câu 5-6 sang hai câu 7-8? Diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện tinh tế ra sao? (CHHDHB ''Tôi yêu em'' trang 60, tập 2 Sách Ngữ văn chuẩn) 3. Mỗi khổ thơ trong bài đều chứa đựng câu hỏi. Các câu hỏi ấy đã góp phần tạo nên âm điệu riêng của bài thơ. Âm điệu ấy đã thể hiện mạch tâm trạng gì của tác giả? CHHDHB ''Đây thôn Vĩ Dạ'' trang 47, tập 2 - Sách Ngữ văn nâng cao) 4. Anh (chị) có cảm nhận như thế nào về âm điệu chung của toàn bài thơ? Âm điệu ấy đó gúp phần thể hiện tâm trạng gì của tác giả trước thiên nhiên? (CHHDHB ''Tràng giang'', trang 50, tập 2 Sách Ngữ văn nâng cao) 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm Câu hỏi Sách Ngữ văn chuẩn: hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một vừa sức 30/33 (90%) đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm Sách Ngữ văn nâng hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo anh (chị) hai cao: 39/44 (88,,6%) nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào? (CHHDHB ''Hầu trời'' trang 17, tập 2 - Sách Ngữ văn chuẩn) 2. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao? (CHHDHB ''Từ ấy'' trang 44, tập 2 - Sách Ngữ văn chuẩn) 3. Cảm xúc trong 2 câu thơ: ''Tôi yêu em âm thầm không hy vọng- Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen'' có gì đặc biệt? Nó hé mở trạng thái tình cảm gì trong nhân vật trữ tình? (CHHDHB ''Tôi yêu em'' trang 167, tập 2 Sách Ngữ văn nâng cao) 4. Hình ảnh lũ than rực hồng ở cuối bài thơ có ý nghĩa như thế nào trong bức tranh chiều tối của tác giả? Điều này thể hiện đặc điểm gì của tâm hồn Hồ chí Minh? (CHHDHB ''Chiều tối'' trang 76 , tập 2 Sách Ngữ văn nâng cao) 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1. Có gì đáng chú ý trong tứ thơ và bút Câu hỏi Sách Ngữ văn chuẩn: pháp của bài thơ? khó 3/33 (9%) (CHHDHB “Đây thôn Vĩ Dạ” trang 39, tập Sách Ngữ văn nâng 2 - Sách Ngữ văn chuẩn) cao: 5/44 (11,3%) 2. Nhận xét chung về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ. (CHHDHB ''Hầu Trời'' trang 12, tập 2 Sách Ngữ văn nâng cao) 3. Màu sắc cổ điển của bài thơ thể hiện ở đâu và như thế nào? Vì sao người ta thường nói thơ nghệ thuật của Hồ Chí Minh tuy rất cổ điển nhưng vẫn là thơ hiện đại? Hãy phân tích bài ''Chiều tối'' để giải thích và chứng minh. (CHHDHB ''Chiều tối'' trang 76 , tập 2Sách Ngữ văn nâng cao) 3. Những ƣu điểm và hạn chế của hệ thống câu hỏi (phần thơ hiện đại): Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hệ thống câu hỏi phần thơ hiện đại trong 2 bộ sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao có những ưu điểm rất lớn, bên cạnh đó còn có những hạn chế nhất định. 3.1 Ƣu điểm: Những thành công của hệ thống câu hỏi được biểu hiện trên những phương diện sau: 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.1.1 Số lƣợng câu hỏi: Kết quả khảo sát cho thấy tổng số câu hỏi ở bộ sách Ngữ văn chuẩn là 33 câu/8 bài, bình quân 4,1 câu/1 bài. Ở sách Ngữ văn nâng cao là 44 câu/8 bài, bình quân 5,5 câu/1 bài. Số lượng câu hỏi như vậy là tương đối hợp lí, phù hợp với điều kiện học tập của học sinh và tương quan giữa các môn học khác. Nếu số lượng câu hỏi quá ít cho một bài học sẽ khó có thể giúp học sinh chiếm lĩnh hết các giá trị cơ bản của bài học. Ngược lại, nếu số lượng câu hỏi quá nhiều, học sinh sẽ không đủ thời gian hoặc không đủ kiên nhẫn để chuẩn bị, dễ gây tâm lí chán nản. 3.1.2 Câu hỏi sáng tạo: Sách Ngữ văn chuẩn: 24/33 (72,7%) Sách Ngữ văn nâng cao: 30/44 (68,1%) Câu hỏi mang tính sáng tạo là những ưu điểm vượt trội của hệ thống CHHDHB. Loại câu hỏi nàychiếm tỉ lệ lớn là biểu hiện rõ nhất của phương pháp dạy học mới, phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của học sinh. Trong SGK Ngữ văn cũ, câu hỏi sáng tạo chưa được chú ý đúng mức, nhiều câu còn ở dạng tái hiện. Giáo sư Lê Trí Viễn, một người vừa dạy học vừa viết sách từ những năm 1950, là một trong những tác giả của bộ sách giáo khoa văn THPT khi nhìn nhận lại sách giáo khoa của mình cũng phải thừa nhận rằng: “Kinh nghiệm của tôi khiến cho tôi có chỗ chưa hài lòng về hệ thống câu hỏi hướng dẫn của SGK”[30] Trong luận văn thạc sĩ, đề tài ''Câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài trong SGK văn THPT'' của Dương Thị Quy, tác giả đã nhận xét: ''Câu hỏi đã có sự chú ý dẫn dắt học sinh vào tác phẩm xong việc làm mới dừng lại ở sự tái hiện, nặng về tái hiện hơn là sáng tạo'' [ 23 ] 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan