Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hệ thống canh tác nông lâm kết hợp tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình...

Tài liệu Nghiên cứu hệ thống canh tác nông lâm kết hợp tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình

.PDF
127
325
91

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------- ---------- NGUYỄN TRỌNG HÙNG NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CANH TÁC NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI HUYỆN KIM BÔI TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số : 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: VŨ THỊ PHƯƠNG THUỴ HÀ NỘI - 2010 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi (ngoài phần ñã trích dẫn). Tác giả luận văn Nguyễn Trọng Hùng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, tôi ñã nhận ñược sự quan tâm, giúp ñỡ của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài trường. Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn Cô giáo – Người hướng dẫn khoa học T.S Vũ Thị Phương Thụy - Bộ môn Kinh tế tài nguyên môi trường - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã hướng dẫn khoa học và tận tình giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể Thầy giáo, Cô giáo trong và ngoài khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội và các ban ngành huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, cùng những tập thể và cá nhân ñã giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, năm 2010 Tác giả luận văn Nguyễn Trọng Hùng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... ii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các từ viết tắt v Danh mục bảng vi 1 MỞ ðẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI 4 2.1 Cơ sở lý luận 4 2.2 Cơ sở thực tiễn 20 3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 32 3.2 Phương pháp nghiên cứu 43 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50 4.1 Thực trạng hệ thống canh tác nông lâm kết hợp của huyện Kim Bôi 50 4.1.1 Tình hình sử dụng ñất ñai trong hệ thống canh tác nông lâm kết hợp của huyện Kim Bôi 4.1.2 Các mô hình kết hợp và bố trí hệ thống canh tác nông lâm kết hợp ở các xã ñiều tra 4.2 68 Tình hình ñầu tư và kết quả sản xuất của các mô hình nông lâm kết hợp của hộ ñiều tra 4.2.2 61 ðánh giá kết quả phát triển hệ thống canh tác nông lâm kết hợp của huyện Kim Bôi 4.2.1 50 ðánh giá kết quả và hiệu quả phát triển hệ thống canh tác nông Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... iii 68 lâm kết hợp của huyện Kim Bôi 4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và ñánh giá khả năng phát triển hệ thống canh tác nông lâm kết hợp của huyện Kim Bôi 4.3.1 94 ðịnh hướng phát triển hệ thống canh tác nông lâm kết hợp tại huyện Kim Bôi 4.4.2 92 ðịnh hướng và các giải pháp phát triển hệ thống canh tác nông lâm kết hợp của huyện Kim Bôi 4.4.1 87 ðánh giá khả năng phát triển hệ thống canh tác NLKH tại huyện Kim Bôi 4.4 87 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển hệ thống canh tác nông lâm kết hợp của huyện Kim Bôi 4.3.2 74 94 Các giải pháp phát triển hệ thống canh tác nông lâm kết hợp của huyện Kim Bôi 98 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 106 5.1 Kết luận 106 5.2 Khuyến nghị 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 PHỤ LỤC 112 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải nội dung BQ Bình quân CC Cơ cấu CN Công nghiệp DT Diện tích DTGT Diện tích gieo trồng DV Dịch vụ ðVT ðơn vị tính GTSX Giá trị sản xuất HðND Hội ñồng nhân dân HSSD Hệ số sử dụng NS Năng suất NLKH Nông lâm kết hợp NLN Nông lâm nghiệp NN Nông nghiệp SL Số lượng STT Số thứ tự SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh TðPT Tốc ñộ phát triển UBND Ủy ban nhân dân R–V–A–C Rừng – vườn – ao – chuồng V–A–C Vườn – ao – chuồng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... v DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1 Hiện trạng ñất ñai huyện Kim Bôi năm 2009 35 3.2 Tình hình dân số lao ñộng huyện Kim Bôi, 2007 – 2009 36 3.3 Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của huyện Kim Bôi năm 2007 – 2009 (theo giá cố ñịnh) 3.4 Tỷ trọng các ngành kinh tế của huyện Kim Bôi năm 2007 – 2009 (theo giá cố ñịnh) 4.1 51 Quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng các cây trồng chính của huyện Kim Bôi, 2007 – 2009 4.3 40 Tình hình phân bổ quỹ ñất sản xuất nông nghiệp của huyện Kim Bôi, 2007 – 2009 4.2 39 53 Tổng hợp năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của huyện Kim Bôi, 2007 – 2009 55 4.4 Tình hình biến ñộng DT các hệ canh tác NLKH của huyện Kim Bôi 58 4.5 Tình hình phân bố các mô hình NLKH ở các vùng của huyện Kim Bôi năm 2009 4.6 61 Các mô hình kết hợp ñiển hình trong hệ thống canh tác NLKH của các hộ ñiều tra, 2007 – 2009 62 4.7 Các mô hình NLKH theo quy mô sản xuấtcủa hộ ñiều tra 66 4.8 Phương thức bố trí canh tác của các mô hình NLKH theo thời gian của các hộ ñiều tra 4.9 Chi phí và giá trị sản xuất một số cây trồng của hộ ñiều tra – Tính bình quân 1ha. 4.10 69 Chi phí và giá trị sản xuất các cây ngắn ngày trong hệ thống canh tác của hộ ñiều tra – Tính bình quân 1ha. 4.11 67 71 Tổng hợp tình hình ñầu tư CP và GTSX các mô hình NLKH của hộ ñiều tra – Tính bình quân 1ha. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... vi 72 4.12 Tổng hợp chi phí và GTSX các mô hình NLKH theo quy mô SX của hộ ñiều tra – Tính bình quân 1ha 4.13 73 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất NLKH của huyện Kim Bôi, 2007 - 2009 74 4.14 Tổng hợp hiệu quả kinh tế các mô hình NLKH 75 4.15 Tổng hợp HQKT các mô hình NLKH theo quy mô sản xuất. 78 4.16 Số công lao ñộng ñầu tư trong quá trình sản xuất của các hệ canh tác NLKH 80 4.17 Mức ñộ lựa chọn của các nông hộ ñối với các hệ canh tác NLKH 83 4.18 Sự thay ñổi ñộ phì và các tính chất của ñất tầng 0 – 10 cm sau ba năm thí nghiệm trồng xen các cây nông nghiệp vườn rừng Hoá Thượng. 84 4.19 Tác dụng của sản xuất NLKH trong hạn chế xói mòn ñất 85 4.20 Tình hình ñầu tư vốn cho sản xuất của hộ ñiều tra, 2007 – 2009. 88 4.21 Phương thức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các nông hộ ñiều tra, 2007 – 2009. 90 4.22 Dự kiến ñất sản xuất NLN của huyện Kim Bôi ñến năm 2015 99 4.23 Bố trí các mô hình NLKH theo từng vùng sinh thái của huyện Kim Bôi 100 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... vii 1. MỞ ðẦU 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài Canh tác nương rẫy vốn là phương thức canh tác truyền thống của bà con các dân tộc miền núi, và nó tỏ ra khá phù hợp trong ñiều kiện mật ñộ dân cư thấp và tài nguyên rừng còn phong phú. Tuy nhiên trong những năm gần ñây, do áp lực về dân số và sự suy giảm diện tích rừng, giai ñoạn canh tác kéo dài hơn và giai ñoạn bỏ hóa bị rút ngắn lại, dẫn ñến sự suy giảm liên tục ñộ phì của ñất. ðiều ñó ñã ảnh hưởng lớn ñến năng suất và sản lượng cây trồng của bà con nông dân, ñặt ra một thách thức lớn là làm thế nào ñể cải thiện sản xuất nông lâm nghiệp ñể có thể tái sản xuất mở rộng một cách bền vững. Kim Bôi là một huyện miền núi của tỉnh Hòa bình, trong những năm gần ñây cùng với sự phát triển chung của ñất nước, ñời sống kinh tế xã hội của nhân dân ñã ñược nâng lên rõ rệt. Nhiều mô hình NLKH ñã ñược bà con nông dân vận dụng ñã mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, xóa ñói giảm nghèo, và ổn ñịnh tình hình kinh tế chính trị xã hội tại ñịa phương. Song với ñặc thù của một huyện miền núi, ñịa hình bị chia cắt, trình ñộ dân trí thấp, dân cư phân bố rộng, không ñồng ñều cộng với tập quán canh tác lâu ñời nên việc phát triển các phương thức canh tác NLKH diễn ra còn chậm chạp và kém hiệu quả. ðặc biệt tại một số xã vùng cao sản xuất vẫn còn mang tính tự cung tự cấp, tập quán canh tác ñộc canh, ñốt nương làm rẫy ñã làm cho ñất rừng suy thoái một cách nhanh chóng, cuộc sống người dân nơi ñây luôn trong tình trạng ñói nghèo và lạc hậu, làm cho họ trở thành những người tác ñộng nhiều nhất vào tài nguyên thiên nhiên, nhưng cũng là những người có cuộc sống khó khăn nhất, ñược hưởng lợi ít nhất từ rừng. Thực tiễn sản xuất cũng như các công trình nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam ñã cho thấy, NLKH là một phương thức sử dụng tổng hợp tài nguyên thỏa mãn các yếu tố của phát triển nông thôn và miền núi bền Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... 1 vững. Lợi ích mà NLKH mang lại không chỉ ở giác ñộ kinh tế mà còn rất có ý nghĩa ở giác ñộ tài nguyên, môi trường và xã hội. Trên thực tế NLKH ñã trở thành phương thức canh tác phổ biến hiện nay và ñược vận dụng rộng rãi trên khắp các vùng trong cả nước. Tuy nhiên có nhiều vấn ñề ñặt ra liên quan ñến NLKH cần phải làm sáng tỏ, chẳng hạn: hình thức tổ chức sản xuất nào là phù hợp nhất, quy mô như thế nào là hiệu quả nhất và tính khả thi trong quá trình vận dụng vào thực tiễn, ñặc biệt là ñối với bà con nông dân khu vực miền núi. Xuất phát từ các vấn ñề thực tiễn trên tôi ñã tiến hành nghiên cứu ñề tài “ Nghiên cứu hệ thống canh tác nông lâm kết hợp tại huyện Kim Bôi , tỉnh Hòa Bình” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng hệ thống canh tác NLKH tại huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình, trên cơ sở ñó ñề xuất các ñịnh hướng giải pháp nhằm phát triển hệ thống canh tác NLKH, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống canh tác NLKH hiện nay. - ðánh giá ñúng thực trạng và kết quả của hệ thống canh tác NLKH của huyện Kim Bôi. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến thực trạng và kết quả hệ thống canh tác NLKH của huyện Kim Bôi. - ðánh giá ñúng khả năng và ñịnh hướng sử dụng ñất ñai, bố trí các mô hình canh tác NLKH cho huyện Kim Bôi. - ðề xuất các giải pháp hữu hiệu phát triển hệ thống canh tác NLKH góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân và phát triển nông lâm bền vững ở huyện Kim Bôi trong những năm tới. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... 2 1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 ðối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các hình thức canh tác NLKH trên ñịa bàn huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình. - Nghiên cứu các vấn ñề kinh tế - tổ chức liên quan ñến phát triển hệ thống canh tác NLKH ở huyện Kim Bôi. - ðối tượng trực tiếp là các chủ thể tham gia canh tác NLKH như hộ, trang trại và các chủ thể khác liên quan ñến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên ñịa bàn huyện. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi Nội dung: ðề tài tập trung nghiên cứu hệ thống canh tác NLKH tại huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình. - Phạm vi không gian: ðề tài tiến hành nghiên cứu tại huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình, trong ñó ñi sâu ñiều tra nghiên cứu tại một số xã trọng ñiểm là xã Thượng Tiến, Nam Thượng và Nuông Dăm. - Phạm vi thời gian: ðề tài tiến hành ñiều tra nghiên cứu số liệu về hệ thống canh tác NLKH trên ñịa bàn nghiên cứu trong thời gian 3 năm từ năm 2007 – 2009, nghiên cứu phương hướng và giải pháp phát triển hệ thống canh tác NLKH ñến năm 2012 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Lý luận về hệ thống canh tác 2.1.1.1 Các khái niệm * Khái niệm về hệ thống Lý thuyết hệ thống ra ñời từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX và nhanh chóng trở thành một công cụ quý giá cho các nhà nghiên cứu và các nhà kinh tế. Trong thời gian gần ñây, lý thuyết này ngày càng phát triển trong nghiên cứu sinh học và trong nông nghiệp. Một cách khái quát, có thể hiểu hệ thống là một tổ hợp các thành phần hợp thành, có quan hệ chặt chẽ với nhau, tổ hợp lại với nhau một cánh phức tạp và cấu thành một chỉnh thể có ý nghĩa nhất ñịnh (Ota; Tanaka và cộng sự, 1972). Như vậy, hệ thống là một tập hợp một số thành phần kết hợp hữu cơ với nhau, có thể phân biệt nó với môi trường và các hệ thống khác và có tính ñộc lập ở mức ñộ nhất ñịnh. Các thành phần trong hệ thống, hay còn gọi là các bộ phận của hệ thống lại bao gồm các thành phần cấp thấp hơn hợp thành. Mà các thành phần cấp thấp hơn này lại do những thành phần cấp thấp hơn nữa hợp thành, và nếu chúng ta chia nhỏ tiếp tục không giới hạn thì cuối cùng có thể ñạt ñến cấp hạt cơ bản. Hệ thống luôn có tính ñộc lập tương ñối. Tuy nhiên, hệ thống luôn luôn gắn liền và quan hệ với môi trường bên ngoài hay các hệ thống khác. Môi trường của hệ thống là tổng hợp tất cả các thành phần bên trong và bên ngoài hệ thống có quan hệ với hệ thống. Và do hoạt ñộng của hệ thống, thuộc tính của các thành phần môi trường cũng bị ảnh hưởng. Hệ thống có hai loại: - Hệ thống kín: là hệ thống mà các quá trình trao ñổi vật chất, năng lượng và thông tin chỉ diễn ra giữa các thành phần ở bên trong hệ thống Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... 4 - Hệ thống hở: Là hệ thống mà quá trình trao ñổi vật chất, năng lượng và thông tin không những chỉ diễn ra giữa các thành phần ở bên trong hệ thống mà còn diễn ra với các thành phần môi trường bên ngoài của hệ thống, với các hệ thống khác. Trong nông nghiệp, lý thuyết hệ thống ñã ñược nhiều nhà khoa học ứng dụng nghiên cứu ở nhiều phương diện và phạm vi khác nhau. Mục tiêu là tìm ra các biện pháp kinh tế và kỹ thuật ñể tác ñộng lên hệ thống cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất và phát triển một nền nông nghiệp bền vững. * Khái niệm về hệ thống nông nghiệp Việc lựa chọn phạm vi thích hợp là rất quan trọng trong nghiên cứu hệ thống nông nghiệp. Qua thực tế người ta thấy mức hệ thống canh tác (farming systems) là mức thích hợp nhất trong nghiên cứu, phân tích hệ thống nông nghiệp. ðiều này ñược giải thích bởi sự kết hợp giữa các yếu tố sinh thái, kinh tế và co người, trong ñó người nông dân ñược coi là yếu tố quyết ñịnh mọi quá trình sản xuất nông nghiệp (Marsden và cộng sự, 1989; Bryant và Johnston,1992). Như vậy, hệ thống nông nghiệp là hệ thống thứ bậc ñược lồng vào nhau của các hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm các yếu tố sinh thái, kinh tế và con người từ phạm vi cánh ñồng ñến nông trại, vùng, quốc gia và thế giới (Conway, 1987; Izak và Swift, 1994; Gallopin, 1994). ðiều quan trọng là thấy rõ các mối quan hệ ràng buộc giữa các mức phạm vi không gian khác nhau của hệ sinh thái nông nghiệp. Nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp là sự kết hợp nghiên cứu phát triển kỹ thuật nông nghiệp vi mô ở mức ñộ nông hộ với nghiên cứu chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp vĩ mô ở mức ñộ vùng, quốc gia và thế giới. sự phát triển nông hộ sẽ là cơ sở, nền tảng cho hệ thống nông ngiệp vùng và quốc gia. Song sự phát triển ñó lại phụ thuộc và bị chi phối bởi các yếu tố ở các hệ thống cao hơn như: vùng, quốc gia và thế giới. Nhất là trong sản xuất Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... 5 nông nghiệp mang tính hàng hóa cao như hiện nay. Như vậy, hệ thống nông nghiệp là hệ thống liên hệ giữa các hệ sinh thái ở các mức ñộ không gian khác nhau với các hoạt ñộng kinh tế xã hội của con người trong phạm vi không gian của hệ thống. Một cách khái quát, ñó là sự kết hợp giữa hệ thống tự nhiên (hệ sinh thái) và hệ thống xã hội trong phạm vi sản xuất nông nghiệp. Hệ sinh thái nông nghiệp Hệ thống Xã hội Hình 2.1: Sơ ñồ hệ thống nông nghiệp * Khái niệm về hệ thống canh tác Khái niệm hệ thống canh tác “Farming systems” ñược sử dụng rộng rãi ở các nước nói tiếng Anh có nghĩa là hệ thống nông trại hay là hệ thống kinh doanh nông nghiệp. Hệ thống nông trại là một sự xắp xếp ñộc nhất và ổn ñịnh một cách hợp lý của các việc kinh doanh nông nghiệp của các hộ nông dân, quản lý tuỳ theo các hoạt ñộng ñã ñược xác ñịnh, tuỳ thuộc vào môi trường vật lý, sinh học và kinh tế - xã hội phù hợp với mục tiêu, sở thích và nguồn lợi của nông hộ (Shaner, Philipp, A.Schmehl, 1981) Hệ thống canh tác và hệ thống nông nghiệp trong nhiều trường hợp có thể dùng thay thế cho nhau. Tuy nhiên nói ñến hệ thống canh tác là nói ñến sản xuất nông nghiệp trong phạm vi vùng sản xuất nhỏ hẹp, trong ñó các nông hộ ñược coi như là tế bào hợp thành và thường ñược quan tâm ñặc biệt trong nghiên cứu, phát triển hệ thống canh tác. Theo Zandstra và các cộng sự (1981), hầu hết các nông hộ nhỏ của các nước ñang phát triển vùng nhiệt ñới là sự kết hợp các hoạt ñộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở mức nông hộ. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... 6 Khu vườn, nhà ở Hệ phụ phi nông nghiệp Hệ phụ trồng trọt * Hệ thống cây trồng 3 * Hệ thống * Hệ thống cây trồng 1 cây trồng 2 Hệ phụ chăn nuôi Lợn Gà Trâu, bò Hình 2.2: Sơ ñồ hệ thống nông hộ (Zandstra và các cộng sự, 1981) Theo cách tiếp cận từ dưới lên thì hệ thống nông hộ là cơ sở quan trọng của hệ thống canh tác và lớn hơn là hệ thống nông nghiệp vùng và quốc gia. Bời vì nông dân luôn ñược coi là chủ nhân của mọi quyết ñịnh trong phát triển nông trại của họ, một thành phần không thể thiếu ñược trong các hệ thống nông nghiệp ở mức ñộ cao hơn. Các quan ñiểm khác về hệ thống canh tác cũng tương tự - Hệ thống canh tác là một sự tổng hợp các ñơn vị chức năng riêng biệt là: Hoạt ñộng trồng trọt, chăn nuôi, và tiếp thị, các ñơn vị ñó có mối quan hệ qua lại lẫn nhau vì cũng dùng chung nguồn lực nhận từ môi trường (IRRI – 1980) (Tài liệu tập huấn FSR - ðại học Cần Thơ) - Hệ thống canh tác là một kiểu sản xuất ñược ổn ñịnh hợp lý qua sự xắp xếp năng ñộng của hoạt ñộng nông hộ, mà hoạt ñộng ñó sẽ ñược nông hộ quản lý ñể ñáp ứng ñến ñiều kiện tự nhiên, sinh học và môi trường kinh tế xã hội cụ thể (IRRI – 1991) (Tài liệu tập huấn FSR - ðại học Cần Thơ). Từ khái niệm về hệ thống canh tác trên cho thấy một hệ thống canh tác bao gồm nhiều hệ thống: Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và quản lý kinh tế ñược bố trí, xắp xếp thành hệ thống ổn ñịnh, phù hợp với việc sản xuất của từng nông hộ, trang trại, hay tiểu vùng sinh thái nông nghiệp. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... 7 2.1.1.2 ðặc ñiểm của hệ thống canh tác * Hệ thống canh tác bao gồm nhiều thành phần và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. - Hệ thống trồng trọt: Là hệ thống con và là trung tâm của hệ thống canh tác, cấu trúc của nó quyết ñịnh sự hoạt ñộng của các hệ thống con khác như chăn nuôi, chế biến...Như vậy hệ thống trồng trọt là một bộ phận chủ yếu của hệ thống canh tác. Những cây trồng trong hệ thống trồng trọt có nhiều chức năng khác nhau như cung cấp lương thực, thực phẩm, che chở cho con người, gia súc và cây trồng khác, phục vụ mục ñích, giải trí...Tuy nhiên những mục ñích chủ yếu ñược ñịnh ra là ñể sản xuất ra lương thực, thực phẩm trực tiếp cho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp và một nhóm những sản phẩm sản phẩm hỗn hợp như chất thơm, dược liệu... - Hệ thống chăn nuôi: Theo quan ñiểm sinh thái, thực vật và ñộng vật là hai thành phần sinh vật quan trọng của hệ sinh thái. Chúng luôn tồn tại trong mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. ðó là mối quan hệ giữa sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ. Và thông qua mối quan hệ ñó, hoạt ñộng của hệ sinh thái ñược diễn ra. Như vậy trong hệ sinh thái nông nghiệp, cây trồng và vật nuôi là hai thành phần sinh vật chính, do con người chủ ñộng ñưa vào và ñiều khiển nó, ñáp ứng những mục tiêu của sản xuất là nâng cao năng suất, tăng thu nhập và ổn ñịnh kinh tế. Hiện nay, trên thế tồn tại 3 hệ thống chăn nuôi khác nhau ñó là: hệ thống chăn thả ñồng cỏ, hệ thống chăn nuôi trang trại hỗn hợp và hệ thống chăn nuôi công nghiệp. + Hệ thống chăn thả ñồng cỏ: Trong hệ thống này, gia súc thường ñược chăn thả thành ñàn lớn và người nông dân sống chủ yếu sống dựa vào thu nhập từ chăn thả gia súc trên các cánh ñồng tự nhiên và hầu như không có sản xuất trồng trọt. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... 8 + Hệ thống chăn nuôi nông trại hỗn hợp: ðây là hệ thống mà chăn nuôi ñược kết hợp với trồng trọt trong phạm vi nông trại. Ở Việt nam, hệ thống chăn nuôi theo kiểu nông trại nhỏ hỗn hợp rất phổ biến, ñặc biệt là sau khi luật ñất ñai quy ñịnh việc giao quyền sử dụng ñất nông dân ñược thực hiện và chính sách phát triển kinh tế ña thành phần theo hướng thị trường. + Hệ thống chăn nuôi công nghiệp: ðây là hệ thống chăn nuôi tập trung, ñòi hỏi ñầu tư vốn cao. Hệ thống chăn nuôi này thường không kết hợp với trồng trọt ñể sản xuất thức ăn riêng cho mình, mà nguồn thức ăn thường ñược nhập từ các vùng khác, nơi khác. Hiện nay, trong hệ thống canh tác nông trại, nông dân cũng ñã có sự phân hóa từ hệ thống chăn nuôi hỗn hợp thành các nông trại chăn nuôi và trồng trọt riêng và hiện nay chăn nuôi theo kiểu chuyên môn hóa theo hướng công nghiệp ñã và ñang phát triển khá mạnh. - Hệ thống chính sách, thị trường tiêu thụ và chế biến nông sản Hệ thống chính sách, thị trường tiêu thụ và chế biến nông sản cũng là những yếu tố chi phối và có ảnh hưởng quyết ñịnh ñến sự hình thành, tồn tại và phát triển của các hệ thống sản xuất như trồng trọt và chăn nuôi trong hệ thống canh tác nông nghiệp. * Hệ thống canh tác có sức sản xuất cao. - Một hệ thống canh tác phù hợp sẽ tạo ra nhiều sản phẩm phong phú và ña dạng hơn. Các sản phẩm trực tiếp mà hệ thống canh tác tạo ra trong quá trình sản xuất có thể kể ñến như lương thực, thức ăn gia súc, chất ñốt, nguyên liệu giấy sợi, gỗ xây dựng, các sản phẩm khác như mủ, nhựa, dầu thực vật, thuốc chữa bệnh thực vật… - Ngoài ra hệ thống canh tác phù hợp còn sản xuất các lợi ích gián tiếp hay “dịch vụ” như bảo tồn ñất và nước (chống xói mòn ñất, vật liệu che phủ ñất…), cải tạo ñộ phì của ñất (phân hữu cơ, phân xanh, chuyển hoá chất dinh dưỡng), Cải thiện ñiều kiện tiểu khí hậu (băng phòng hộ, che bóng), làm hàng cây xanh… Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... 9 - Tăng thu nhập của nông dân: Với việc tận dụng và phát huy tối ña các yếu tố sản xuất, các hệ thống canh tác tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa với năng suất, chất lượng tốt hơn, qua ñó làm thu nhập của nông dân ngày càng ñược cải thiện * Hệ thống canh tác có tính bền vững - Hệ thống canh tác cho phép các nông hộ áp dụng các kỹ thuật bảo tồn ñất và nước ñể ñảm bảo sức sản xuất lâu dài. - Mặt khác ñể áp dụng các hệ thống canh tác có hiệu quả cao ñòi hỏi phải có hỗ trợ trong chuyển giao kỹ thuật, vốn, giống... ñể ñảm bảo sự tiếp nhận các kỹ thuật bảo tồn. ðiều này ñặc biệt có ý nghĩa ñối với các hộ nông dân ñang ở mức canh tác tự cung tự cấp (ví dụ quyền sử dụng ñất, canh tác trên ñất , các hỗ trợ về kỹ thuật và tín dụng…). * Có tính khả thi - Một hệ thống canh tác có hiệu quả khi muốn nhân rộng và phát triển phải phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người dân dịa phương. - ðể bảo ñảm sự chấp nhận cao, nông dân phải ñược tham gia trực tiếp vào lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng ñối với từng hệ thống canh tác cụ thể. 2.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng ñến hệ thống canh tác * ðiều kiện tự nhiên ðiều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn ñến hệ thống canh tác của từng ñơn vị sản xuất, từng ñịa phương và từng vùng kinh tế. Các yếu tố về ñiều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí ñịa lý, ñịa hình, thời tiết, khí hậu, ñất ñai thổ nhưỡng…Các yếu tố này ñã hình thành các kiểu canh tác khác nhau và quyết ñịnh ñến hệ thống canh tác của từng vùng sinh thái. ðặc biệt với các huyện miền núi, ñiều kiện tự nhiên mang tính ñặc thù như: ñất dốc, ñịa hình bị chia cắt phức tạp, mưa lũ và khô hạn xảy ra theo mùa, sự tác ñộng từ phía con người nhằm giảm bớt những tác ñộng bất lợi của Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... 10 tự nhiên là rất hạn chế. Vì vậy vấn ñề ñặt ra là cần phải cân nhắc, lựa chọn các kỹ thuật canh tác phù hợp, ñảm bảo vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa mang tính ổn ñịnh, bền vững ñối với môi trường sinh thái. * Kiến thức bản ñịa và kinh nghiệm truyền thống ðây là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và hệ thống canh tác tại các ñịa phương nói riêng. Thực tiễn cho thấy, kiến thức bản ñịa và những kinh nghiệm sản xuất truyền thống có ảnh hưởng quyết ñịnh tới việc xác ñịnh hệ thống canh tác của từng nông hộ, thể hiện tính ñặc trưng của hệ thống canh tác ñối với từng vùng sinh thái. Ngoài ra sự tích luỹ và ñúc kết những kiến thức sản xuất bản ñịa phù hợp với ñiều kiện ñịa lý – sinh thái từng vùng có ý nghĩa quyết ñịnh tới kết quả sản xuất kinh doanh của bà con nông dân. * Khoa học công nghệ Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ñã tạo ra các loại cây trồng vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao hơn và cho phép các nông hộ thực hiện việc chuyển ñổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm nâng cao HQKT. ðồng thời cho phép các nông hộ áp dụng những kỹ thuật canh tác tiến bộ ñể tăng năng suất và sản lượng cây trồng. Vì vậy các hệ thống canh tác lạc hậu, kém hiệu quả sẽ bị triệt tiêu, các hệ thống có hiệu quả cao sẽ ñược áp dụng, nhân rộng và phát triển. * Các chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp và nông thôn Các chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp và nông thôn có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững. Bởi vì cùng với những chính sách ñó là là sự sử dụng các nguồn lợi tự nhiên về các vấn ñề môi trường, kinh tế, xã hội nảy sinh, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp ñến sự bền vững của các hệ thống nông nghiệp nói chung và các hệ thống canh tác của từng ñịa phương, từng vùng và từng nông hộ nói riêng. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... 11 2.1.2 Lý luận về hệ thống canh tác NLKH 2.1.2.1 Khái niệm về hệ thống NLKH ðã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về NLKH tuy nhiên trong thời kỳ ñầu việc ñịnh nghĩa về NLKH còn mơ hồ và thiếu chắc chắn. Trước những ñòi hỏi cấp thiết của vấn ñề NLKH thế giới, tháng 9 – 1977 ICRAF ñược thành lập. ðây là một Uỷ ban quốc tế nghiên cứu và phổ cập NLKH thuộc tổ chức FAO của liên hợp quốc. Theo uỷ ban này NLKH ñược ñịnh nghĩa như là “một hệ thống quản lý ñất ñai có thể chấp nhận ñược ñể tăng khả năng sản xuất của nhiều loại sản phẩm, kết hợp sản phẩm nông nghiệp, cây công nghiệp, cây rừng và gia súc (tiến hành ñồng thời hoặc sau ñó), ñồng thời áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật thích hợp với trình ñộ văn hoá của nhân dân ñịa phương”. Hiện nay ñịnh nghĩa của Lundgreen – 1982 ñược coi là hoàn chỉnh và ñược thừa nhận rộng rãi trong các văn bản của ICRAF. Theo ñịnh nghĩa này “nông lâm kết hợp là tên gọi chung cho các hệ thống và kỹ thuật sử dụng ñất; trong ñó những cây thân gỗ sống lâu năm(cây gỗ, cây bụi các cây trong họ dừa, họ tre, nứa) ñược ñược kết hợp một cách có tính toán trên cùng một ñơn vị kinh doanh với các loài cây thân thảo hoặc/ và chăn nuôi. Sự kết hợp này có thể tiến hành ñồng thời hoặc kế tiếp nhau về mặt không gian và thời gian. Trong các hệ thống NLKH, cả hai yếu tố sinh thái học và kinh tế tác ñộng qua lại lẫn nhau với các bộ phận hợp thành hệ thống ñó”. 2.1.1.2 Lịch sử và vai trò của hệ thống NLKH * Lịch sử hình thành và phát triển của NLKH - Lịch sử phát triển NLKH trên thế giới Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng nông nghiệp trên cùng một ñơn vị diện tích là một tập quán sản xuất lâu ñời của nông dân nhiều nơi trên thế giới. Theo King(1987), thời trung cổ ở châu Âu ñã tồn tại một tập quán phổ biến là “chặt và ñốt” rồi sau ñó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan