Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hệ thống cách ly rung động từ máy giặt công nghiệp...

Tài liệu Nghiên cứu hệ thống cách ly rung động từ máy giặt công nghiệp

.PDF
67
45
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CAO THANH BÌNH NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÁCH LY RUNG ĐỘNG TỪ MÁY GIẶT CÔNG NGHIỆP. LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng - Năm 2019 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CAO THANH BÌNH NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÁCH LY RUNG ĐỘNG TỪ MÁY GIẶT CÔNG NGHIỆP. Chuyên ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ Mã số: 8.52.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI MINH HIỂN Đà Nẵng - Năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Cao Thanh Bình TÓM TẮT NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÁCH LY RUNG ĐỘNG TỪ MÁY GIẶT CÔNG NGHIỆP. Tính cấp thiết của đề tài Mất cân bằng động của chi tiết có chuyển động quay là một trong những nguyên nhân chính gây ra rung động trong máy móc, thiết bị. Các rung động này không những ảnh hưởng đến năng suất mà còn có thể gây hư hại cho máy móc, thiết bị và thậm chí gây nguy hiểm cho người vận hành. Thiết bị, máy móc trước khi đưa vào vận hành phải được cân bằng để loại trừ, giảm thiểu rung động. Tuy nhiên có một số thiết bị quay vì đặc tính nên cần phải cách ly sự rung động do nó gây nên lên nền móng. Ví dụ các thiết bị HVAC (Heating, Ventilation, and Air Conditioning (sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí)) hay các máy giặt công nghiệp khi hoạt động luôn gây ra rung động vì vậy cách ly các thiết bị này thông qua bộ giảm rung là cần thiết. Các nghiên cứu về vấn đề tính toán và chế tạo các bộ cách ly rung động hiện nay tại Việt Nam chưa có nhiều. Đây là vấn đề được đặt ra để giải quyết trong đề tài có tiêu đề “NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÁCH LY RUNG ĐỘNG TỪ MÁY GIẶT CÔNG NGHIỆP’’để cách ly rung động cho máy. RESEARCH VIBRATION ISOLATION SYSTEM GENERATED FROM INDUSTRIAL WASHING MACHINES The urgency of the subject. Dynamic imbalance of rotating parts is one of the main causes of vibration in machinery. These vibrations affect not only productivity but also damage to machinery and equipment and even endanger operators. Equipment and machinery before being put into operation must be balanced to eliminate and minimize vibration. However, there are some rotary devices because of the characteristics that need to isolate the vibrations caused by it on the foundation. For example, HVAC equipment (Heating, Ventilation, and Air Conditioning (heating, ventilation and air conditioning)) or industrial washing machines always cause vibrations so isolate these devices. over dampers are needed. There are not many studies on the calculation and manufacturing of vibration isolators in Vietnam. This is the problem that is posed to solve in the subject of the title “ RESEARCH VIBRATION ISOLATION SYSTEM GENERATED FRO INDUSTRIAL WASHING MACHINES ”. to isolate vibration for the machine. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOan ..........................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................................4 MỞ ĐẦU ........................................................................................ Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1 : RUNG ĐỘNG VÀ CÁCH LY RUNG ĐỘNG. .................................................3 1.1 Mất cân bằng động và rung động. .......................................................................................3 1.1.1 Mất cân bằng động, rung động. ....................................................................................3 1.1.2 Nguyên nhân gây ra mất cân bằng động ......................................................................4 1.2 Phương pháp cân bằng động. ..............................................................................................6 1.2.1 Mất cân bằng tĩnh .........................................................................................................6 1.2.2 Mất cân bằng động ......................................................................................................8 1.2.3 Nguyên lý và thiết bị cân bằng. .................................................................................10 1.3 Cách ly rung động. ...........................................................................................................15 1.3.1 Rung động. .................................................................................................................15 1.3.2 Các phương pháp cách ly rung động. .........................................................................15 CHƯƠNG 2 : TÍNH TOÁN HỆ THỐNG CÁCH LY RUNG ĐỘNG. .................................18 2.1 Phân tích các thiết bị cách ly rung động............................................................................18 2.1.1 Cao su : .......................................................................................................................18 2.1.2 Lò xo giảm chấn ........................................................................................................20 2.1.3 Đệm hơi : ....................................................................................................................28 2.1.4 Gỗ xốp : .....................................................................................................................30 2.2 Tính toán hệ thống cách ly ................................................................................................32 CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM ............................38 3.1 Mô hình máy giặt ..............................................................................................................38 3.2 Hệ thống cách ly rung động ..............................................................................................38 3.3 Mô hình mô phỏng hệ thống cách ly rung động cho máy giặt ..........................................39 3.4 Chế tạo mô hình ................................................................................................................40 3.5 Kết quả đo thực nghiệm và phân tích số liệu. ...................................................................41 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................48 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình1.1 Tổng quan máy mất cân bằng ............................................................................. 3 Hình 1.2 Vật liệu không đồng nhất ................................................................................... 5 Hình 1.3 Mất cân bằng do dung sai và lắp rắp ................................................................. 5 Hình 1.4 Mất cân bằng do bong tróc, bám bẩn. ................................................................ 6 Hình1.5 Mất cân bằng tĩnh (Balancing of machinery components ). ............................... 7 Hình1.6 Mất cân bằng tĩnh (Macdara MacCamhaoil Brüel & Kjær). ............................. 8 Hình1.7 Mất cân bằng động ............................................................................................. 8 Hình1.8 Giản đồ miền cân bằng ....................................................................................... 9 Hình 1.9 Thiết bị cân bằng động di động Model 258B của hãng IRD. .......................... 11 Hình1.10 Thiết bị cân bằng động di động Model VIBXPERT II của hãng db PRUFTECHNIK. ............................................................................................................ 11 Hình1.11 Thiết bị cân bằng động di động Model N600 của hãng CEMB ..................... 12 Hình1.12 Thiết bị cân bằng cố định Model Z5000-G-GV của hãng CEMB .................. 13 Hình1.13 Thiết bị cân bằng cố định của hãng SCHENCK............................................. 14 Hình1.14 Thiết bị cân bằng cố định của hãng HOFMANN. .......................................... 14 Hình 2.1 Phạm vi ứng dụng của các loại vật liệu khác nhau. ......................................... 18 Hình 2.2 Cao su dạng trụ hoặc khối................................................................................ 19 Hình 2.3 Ứng dụng của cao su chống rung..................................................................... 19 Hình 2.4 Cao su dạng tấm ............................................................................................... 20 Hình 2.5 Lò xo chống rung ............................................................................................. 21 Hình 2.6 : Lò xo chống rung treo trần. ........................................................................... 23 Hình 2.7 : Lò xo chống rung treo trần XG ..................................................................... 23 Hình 2.8: Lò xo chống rung treo trần XG 2.................................................................... 24 Hình 2.9 : Ứng dụng của lò xo chống rung treo trần. ..................................................... 25 Hình 2.10 : Lò xo chống rung giảm chấn ....................................................................... 26 Hình 2.11: Lò xo chống rung và giảm chấn .................................................................. 27 Hình 2.12 : Chống rung cho hệ thống quạt thông gió. ................................................... 27 Hình 2.13 Đệm hơi.......................................................................................................... 28 Hình 2.14 Đệm hơi giảm xóc. ......................................................................................... 28 Hình 2.15 Ứng dụng của đệm hơi giảm xóc trong ô tô. ................................................. 29 Hình 2.16 Gỗ xốp ............................................................................................................ 31 Hình 2.17. Mô hình cách ly lực và cách ly chuyển động. .............................................. 33 Hình 2.18 – Lò xo trong hệ thống cách ly rung động ..................................................... 36 Hình .2.19 – Giảm chấn sử dụng trong hệ ...................................................................... 37 thống cách ly rung động.................................................................................................. 37 Hình 3.1 – Mô hình máy giặt mô phỏng chế độ vắt (không có hệ thống cách ly) ......... 38 Hình 3.2 Các chi tiết của bộ cách ly. .............................................................................. 39 Hình 3.3: Thiết kế mô hình thực nghiệm. ....................................................................... 40 Hình 3.4 Bộ cách ly rung động. ...................................................................................... 41 Hình 3.5 Tổng quan mô hình thực nghiệm HT cách ly rung động. ................................ 41 Hình 3.6: Máy đo dao động SKF Microlog GX ............................................................. 42 Hình 3.7: Đo thực nghiệm máy được gắn cố định trên sàn. ........................................... 43 Hình 3.8 : Đo thực nghiệm máy được đặt trên Hệ thống cách ly rung động................. 44 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Bảng phân tích số liệu đo thực nghiệm qua từng thời điểm khi máy được đặt cố định trên sàn. .......................................................................................................................................44 Bảng 2: Bảng phân tích số liệu đo thực nghiệm qua từng thời điểm khi máy được đặt trên hệ thống cách ly rung động. .............................................................................................................45 Bảng 3 : Bảng so sánh kết quả giữa 2 lần đo thực nghiệm. ........................................................45 Bảng 4: Biểu đồ chỉ tiêu dao động. .............................................................................................46 1 MỞ ĐẦU Mục tiêu nghiên cứu Hoàn thiện tài liệu thiết kế và chế tạo thiết bị cách ly rung động. Thiết bị được chế tạo dựa trên nguyên lý phân tích cân bằng động và cách ly rung động. Trong đề tài này, mục tiêu sẽ tính toán thiết kế chế tạo hệ thống cách ly rung động cho thiết bị máy giặt công nghiệp nhằm giảm các rung động lên nền móng. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết về dao động Nguyên lý, phương pháp cách ly rung động, tiêu chuẩn và thiết bị cách ly rung động Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hệ thống cách ly rung động cho các thiết bị có rung động trong khi làm việc. Cách tiếp cận, Phương pháp nghiên cứu: Cách tiếp cận: Tổng hợp lý thuyết về dao động, cân bằng động. Tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về các hệ thống cách ly rung động có trên thị trường từ đó đánh giá các ưu nhược điểm của các hệ thống đã có để lựa chọn phương án nghiên cứu hợp lý. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm để hoàn thiện hệ thống cách ly rung động từ máy giặt công nghiệp. Ý nghĩa khoa học và tính thiết thực của đề tài Nghiên cứu hệ thống cách ly rung động từ máy giặt công nghiệp lên nền móng. Như ta được biết: Rung động thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người và máy. Rung động và cộng hưởng có thể làm nứt, gẫy các chi tiết máy như đai ốc, bu lông, trục, … tiếng ồn. Kết quả của rung động, tác động đến người vận hành máy trong một thời gian dài có thể gây mờ mắt, ù tai, làm việc kém hiệu quả và một số bệnh nghề nghiệp khác. 2 Rung động không được cách ly sẽ truyền qua bất kỳ vật rắn nào như sàn nhà xưởng, tường, các đường ống… gây ra nhiều thiệt hại. Rung động gia tăng cho thấy hư hỏng đang hoặc sắp xảy ra. Mức độ rung động càng tăng thì hư hỏng càng trở nên nghiêm trọng. Chính vì vậy, Đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, việc Nghiên cứu tính toán thiết kế và chế tạo hệ thống cách ly rung động cho máy là rất cần thiết. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN. Nội dung nghiên cứu: Đề tài luận văn “ NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÁCH LY RUNG ĐỘNG TỪ MÁY GIẶT CÔNG NGHIỆP ” gồm 04 chương như sau: CHƯƠNG 1 : RUNG ĐỘNG VÀ CÁCH LY RUNG ĐỘNG. CHƯƠNG 2 : TÍNH TOÁN HỆ THỐNG CÁCH LY RUNG ĐỘNG. CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI. 3 CHƯƠNG 1 : RUNG ĐỘNG VÀ CÁCH LY RUNG ĐỘNG. 1.1 Mất cân bằng động và rung động. 1.1.1 Mất cân bằng động, rung động. Mất cân bằng động (mất cân bằng) là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rung động cho các thiết bị, máy có chi tiết quay. Nguyên nhân gây rung động là do các chi tiết quay có trọng tâm không đi qua tâm quay của chi tiết. Rung động là yếu tố quan trọng được xét đến trong thiết kế máy, đặc biệt đối với các máy có chi tiết quay với tốc độ cao và cần độ tin cậy cao. Cân bằng máy nhằm tránh được tải trọng động tác dụng lên các bộ phận khác trong máy như ổ trục, khớp nối, … đồng thời cũng kéo dài được tuổi thọ của máy nhờ giảm được dạng hỏng do tải trọng động gây ra (phá hủy do mỏi). Mất cân bằng máy do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có thể do chi tiết, máy chưa được cân bằng sau khi chế tạo, lắp ráp, cũng có thể do chi tiết quay bị mòn, bị biến dạng do nhiệt trong quá trình vận hành, … Mất cân bằng máy nói chung là vấn đề có hại do vậy cần phải xác định và xử lý. Hình1.1 Tổng quan máy mất cân bằng Các nghiên cứu về cân bằng động được các nhà nghiên cứu quan tâm rất sớm và có thể kể đến như: năm 1962 Blake M. P. đã giới thiệu phương pháp cân bằng mà không 4 cần phải tháo chi tiết cần cân bằng ra khỏi máy, Macduff J. N. [1] năm 1967 đã đưa ra quy trình cân bằng cho các chi tiết quay, Baumeister A. J. và Britt C. H. [2] năm 1972 đã đưa ra các bước trong quy trình cân bằng chi tiết trên hai mặt phẳng, Stevensen Jr. E. N [3] năm 1972 về cân bằng máy. Và đến hôm nay nhiều thiết bị hiện đại được chế tạo có thể chẩn đoán và đưa ra lượng mất cân bằng, vị trí cần đặt có độ chính xác cao. Đến nay, các nghiên cứu đã được phát triển và ứng dụng để sản xuất, chế tạo các thiết bị cân bằng động có độ chính xác cao, bên cạnh một số thiết bị cân bằng chi tiết còn có các thiết bị có thể cân bằng máy tại hiện trường mà không cần phải tháo lắp chi tiết cần cân bằng. Tại Việt Nam trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm các thiết bị cân bằng động như trong bài báo của tác giả Lê An, Phạm Văn Duy [4] đã nghiên cứu chế tạo mô hình máy cân bằng động cỡ nhỏ trong đó sử dụng phương pháp cân bằng động trên hai mặt phẳng, tác giả Đỗ Đức Lưu và các đồng tác giả [5] đã đưa ra nghiên cứu trong việc thu nhận và xử lý tín hiệu rung động nhằm sửa chữa thiết bị cân bằng động IRD Balancing B20 đã bị hỏng phần thu nhận và xử lý tín hiệu trong quá trình cân bằng động, tác giả Trần Tiến Anh [6] đã giới thiệu nghiên cứu trong đó sử dụng phần cứng của hãng NI và phần mềm LabView để thu nhận tín hiệu và xử lý mất cân bằng cho rotor, tác giả Trần Thanh Lam [7] đã đề xuất phương án chế tạo thử nghiệm thiết bị cân bằng sử dụng gối mềm dùng cân bằng các chi tiết quay có khối lượng bé hơn 15kg. 1.1.2 Nguyên nhân gây ra mất cân bằng động Sự mất cân bằng động của máy có chuyển động quay có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố hay một số nguyên nhân phổ biến nhất là : sự không đồng nhất của vật liệu, dung sai chế tạo và lắp rắp hay sự thay đổi vật lý của chi tiết quay khi hoạt động. + Vật liệu không đồng nhất : Đôi khi có những lỗ hổng hay bọt khí được hình thành trong quá trình đúc của các chi tiết như cánh bơm hay pu-li cỡ lớn, các khuyết điểm như vậy không thể phát hiện bằng mắt thường nhưng nó là nguồn tiềm năng của sự mất cân bằng. 5 Hình 1.2 Vật liệu không đồng nhất + Dung sai chế tạo và lắp rắp : là sự tích lũy độ rơ cho phép khi lắp đặt máy dẫn đến làm lệch tâm pu-li gây mất cân bằng. Hình 1.3 Mất cân bằng do dung sai và lắp rắp + Hay sự thay đổi về vật lý của chi tiết khi hoạt động: Một chi tiết được cân bằng tốt ngay khi sản xuất thì sự biến dạng nhiệt, sự ăn mòn hay xuống cấp hoặc bám bẩn của chi tiết cũng là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng ban đầu của nó. 6 Hình 1.4 Mất cân bằng do bong tróc, bám bẩn. 1.2 Phương pháp cân bằng động. Mất cân bằng máy có chi tiết quay có thể phân thành hai loại như sau : 1.2.1 Mất cân bằng tĩnh : là hiện tượng mất cân bằng đối với các vật quay mỏng (có kích thước theo chiều trục nhỏ hơn nhiều so với đường kính, ví dụ: bánh đà, bánh đai, tua bin, đĩa…). Đối với các vật quay dạng này chỉ cần thêm hoặc bớt một đối trọng trên một 7 mặt phẳng cân bằng nhằm mục đích cân bằng lực quán tính do khối mất cân bằng gây ra . Hình1.5 Mất cân bằng tĩnh (Balancing of machinery components ). Mất cân bằng tĩnh là trường hợp đơn giản nhất của mất cân bằng đối với các vật quay. Khối mất cân bằng có khối lượng m (g) và cách tâm quay một khoảng a (mm) gây lực quán tính ly tâm: 𝑃⃗qt = m.𝑎. = m.𝑟.ω2 (1.1) Trong đó : 𝑃⃗qt : lực quán tính ly tâm (N) m : khối lượng mất cân bằng a : Gia tốc của vật quay (m/s2) r : Khoảng cách từ khối mất cân bằng đến tâm quay của chi tiết (m) ω : vận tốc góc của vật quay (rad/s) Việc cân bằng được thực hiện bằng cách gắn thêm đối trọng ở vị trí xuyên tâm đối so với khối mất cân bằng hoặc loại bỏ một lượng vật liệu tại vị trí có khối mất cân bằng. Do vậy, việc xác định khối lượng và vị trí của khối mất cân bằng là việc làm quan trọng trong cân bằng chi tiết quay. 8 Hình1.6 Mất cân bằng tĩnh (Macdara MacCamhaoil Brüel & Kjær). 1.2.2 Mất cân bằng động : là hiện tượng mất cân bằng xảy ra đối với các vật quay dày (có kích thước theo chiều trục lớn hơn so với đường kính, ví dụ: trục khuỷu, rotor…). Đối với các vật quay dạng này ngoài cân bằng lực quán tính (có thể có hoặc không có) còn phải cân bằng momen quán tính do khối mất cân bằng gây ra, việc thêm hoặc bớt đối trọng cân bằng thường được thực hiện trên hai mặt phẳng của vật quay. { Hình1.7 Mất cân bằng động 9 Ngoài ra còn có mất cân bằng hỗn hợp ( tổng quát gọi là mất cân bằng động )là sự kết hợp của mất cân bằng tĩnh và mất cân bằng ngẫu lực. Mất cân bằng dạng này chỉ có thể được phát hiện bằng máy cân bằng động. Trên thực tế việc cân bằng tĩnh hay cân bằng động có thể tham khảo theo giản đồ bên dưới. Hình1.8 Giản đồ miền cân bằng Miền I: Vật quay buộc phải cân bằng động. Miền II: Vật quay có thể cân bằng tĩnh hoặc cân bằng động tùy vào độ chính xác yêu cầu khi làm việc. Miền III: Vật quay chỉ cần cân bằng tĩnh. 10 1.2.3 Nguyên lý và thiết bị cân bằng. + Nguyên lý cân bằng động : Một chi tiết quay được cân bằng khi đối trọng được gắn lên chi tiết với khối lượng và vị trí có thể cân bằng với lượng mất cân bằng của chi tiết đó. Do vậy, vị trí và khối lượng của đối trọng cần phải được xác định. Nguyên lý của việc thực hiện cân bằng động là làm thay đổi sự phân bố khối lượng của chi tiết quay (rotor) bằng cách gắn thêm đối trọng thử và đo pha và cường độ rung động thông qua gối đỡ. Sự ảnh hưởng của đối trọng thử cho phép xác định được đối trọng sửa cần gắn lên rotor để cân bằng. + Thiết bị cân bằng: Thiết bị cân bằng động có thể chia làm 2 loại: Thiết bị cân bằng động di động: Thiết bị này được sử dụng để đo các dao động/rung động ngay trên máy móc có vật quay cần được cân bằng mà không cần phải tháo rời chi tiết cần cân bằng. Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí, thời gian do không phải tháo dỡ và lắp đặt lại vật quay, cũng như vận chuyển vật quay về nhà máy/xưởng cân bằng. Khi cân bằng trực tiếp trên máy móc, có thể nói xem như cân bằng hệ thống (đối với các chi tiết quay có liên kết đối với vật quay được gắn đối trọng cân bằng). Nhược điểm: Không cân bằng được các chi tiết đã tháo rời. Phạm vi ứng dụng: Thiết bị cân bằng di động được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp sản xuất quạt, nhà máy điện, nhà máy xi măng, luyện kim, hóa chất công nghiệp, thiết bị kiểm tra ô tô, máy công cụ… Cho phép cân bằng động các rotor có khối lượng nhỏ cho đến những loại khối lượng lớn đến 20000 kg được thiết kế đặc biệt. 11 Một số thiết bị cân bằng di động hiên nay trên thị trường : Hình 1.9 Thiết bị cân bằng động di động Model 258B của hãng IRD. Hình1.10 Thiết bị cân bằng động di động Model VIBXPERT II của hãng db PRUFTECHNIK. 12 Hình1.11 Thiết bị cân bằng động di động Model N600 của hãng CEMB Thiết bị cân bằng cố định: Để cân bằng trên thiết bị này, chi tiết quay phải được tháo rời khỏi máy và lắp đặt trên thiết bị cân bằng tại nhà máy/xưởng cân bằng. Ưu điểm: Độ cứng vững của hệ thống tốt, không chịu tác động của các ngoại lực khác nên máy cho kết quả có độ chính xác cao. Có thể thực hiện đồng thời các nhiệm vụ phụ như: sửa chữa, sơn phủ, bảo dưỡng chi tiết quay. Cân bằng được với các cấp tốc độ khác nhau nhờ hệ thống dẫn động từ động cơ đa cấp hoặc vô cấp tốc độ. Nhược điểm: Phải tháo gỡ chi tiết cần cân bằng và vận chuyển đến vị trí đặt máy cân bằng nên rất bất tiện, đặc biệt đổi với các chi tiết quay có kích thước và trọng lượng lớn. Khó khăn trong việc cân bằng động những loại rotor có tốc độ cao và yêu cầu kiểm soát độ rung nghiêm ngặt.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan