Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hành vi tiêu dùng bền vững của người dân trên địa bàn tỉnh nghệ an...

Tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng bền vững của người dân trên địa bàn tỉnh nghệ an

.PDF
122
319
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG HỒ SỸ GIAO NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2017 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG HỒ SỸ GIAO NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 Quyết định giao đề tài: Quyết định thành lập hội đồng: Ngày bảo vệ: Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Huy Tựu Chủ tịch Hội Đồng: Khoa sau đại học: KHÁNH HÒA - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng bền vững của người dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này Khánh Hòa, tháng 09 năm 2017 Tác giả luận văn Hồ Sỹ Giao iii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Luận văn này cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường đại học, và các tổ chức nghiên cứu. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hồ Huy Tựu - Giảng viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang là nhưng người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu, Khoa kinh tế, Khoa Sau đại học của trường Đại học Nha Trang, cùng toàn thể Quý thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhất là siêu thị BigC, siêu thị điện máy Hương Giang, hội nông dân huyện Thanh Chương… đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công việc điều tra và thu thập số liệu. Tôi cũng xin cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn tất cả các tác giả của các công trình mà tôi đã tham khảo. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi kính mong quý thầy, cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn./. Khánh Hòa, tháng 09 năm 2017 Tác giả luận văn Hồ Sỹ Giao iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................ 1 1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu .....................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................2 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3 1.6. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu.........................................................................................4 1.7. Kết cấu của luận văn.................................................................................................4 Tóm tắt chương 1: ...........................................................................................................5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................6 2.1. Các khái niệm liên quan ...........................................................................................6 2.1.1. Khái niệm về tiêu dùng và hành vi tiêu dùng........................................................6 2.1.2. Khái niệm về tiêu dùng xanh và tiêu dùng bền vững ...........................................6 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng ..........................................8 2.2.1. Các yếu tố thuộc về văn hoá-xã hội.......................................................................8 2.2.2. Các yếu tố mang tính chất cá nhân........................................................................9 2.2.3. Các yếu tố mang tính chất xã hội ........................................................................10 2.2.4. Các yếu tố mang tính chất tâm lý ........................................................................11 2.3. Các lý thuyết hành vi ..............................................................................................11 2.3.1. Lý thuyết lựa chọn hợp lý....................................................................................11 v 2.3.2. Lý thuyết TRA.....................................................................................................12 2.3.3. Lý thuyết TPB .....................................................................................................13 2.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước......................................................................14 2.4.1. Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................14 2.4.2. Các nghiên cứu trong nước..................................................................................16 2.5. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu .........................................................................19 2.5.1. Thái độ hướng đến tiêu dùng bền vững...............................................................19 2.5.2. Kiểm soát hành vi hướng đến tiêu dùng bền vững..............................................20 2.5.3. Ảnh hưởng xã hội hướng đến tiêu dùng bền vững ..............................................20 2.5.4. Các cảm nhận rủi ro môi trưởng sống .................................................................21 2.5.5. Sự tin tưởng vào các nhà sản xuất .......................................................................21 2.5.6. Mô hình đề xuất...................................................................................................22 Tóm tắt chương 2...........................................................................................................23 CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..24 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................24 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................24 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................25 3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................27 3.2.1. Quy trình nghiên cứu...........................................................................................27 3.2.2. Thiết lập các thang đo, đo lường các khái niệm..................................................30 3.2.3. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát..........................................................................35 3.2.4. Cách tiếp cận nghiên cứu ....................................................................................36 3.2.5. Phương pháp chọn mẫu, quy mô mẫu .................................................................38 3.2.6. Loại dữ liệu cần thu thập .....................................................................................39 Tóm tắt chương 3: .........................................................................................................40 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................41 4.1. Kết quả nghiên cứu từ dữ liệu điều tra ...................................................................41 4.1.1. Mô tả mẫu điều tra...............................................................................................41 4.2. Phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach’s alpha) .......................................................43 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...........................................................................45 vi 4.3.1. Phân tích EFA biến phụ thuộc.............................................................................45 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá các biến TPB (gốc) ................................................47 4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá các biến mở rộng....................................................47 4.4. Phân tích hồi quy ....................................................................................................48 4.4.1. Thống kê mô tả các biến hồi quy.........................................................................49 4.4.2. Phân tích tương quan ...........................................................................................50 4.4.3. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết.................................................................52 4.4.4. Kết quả phân tích hồi quy....................................................................................54 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................65 Tóm tắt chương 4...........................................................................................................68 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............. 69 5.1. Tóm lược nghiên cứu..............................................................................................69 5.2. Các hàm ý chính sách .............................................................................................72 5.2.1. Người tiêu dùng cần có thái độ tích cực hướng đến tiêu dùng bền vững............72 5.2.2. Các doanh nghiệp cần quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp hướng đến sản phẩm sạch, tạo niềm tin cho người tiêu dùng .........................................................73 5.2.3. Chính phủ cần nổ lực đem lại niềm tin cho người tiêu dùng ..............................74 5.2.4. Chính phủ và các cơ quan ban ngành cần có các chính sách phòng ngừa, giảm thiểu và tái chế chất thải, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên .....................................75 5.2.5. Chính phủ nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng cần có các chương trình tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của hành vi tiêu dùng bền vững cho người dân .......................................................................................................76 5.2.6. Tỉnh Nghệ An, các địa phương trên địa bàn cần tổ chức các hội chợ, các chiến dịch dùng thử sản phẩm sạch, chiến dịch tuyên truyền về hành vi tiêu dùng bền vững cho người dân ................................................................................................................77 5.3. Kết luận, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tương lai .................................78 5.3.1. Kết luận................................................................................................................78 5.3.2. Hạn chế của luận văn...........................................................................................79 5.3.3. Hướng nghiên cứu tương lai................................................................................79 Tóm tắt chương 5...........................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................81 PHỤ LỤC vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2013-2015 của tỉnh Nghệ An ..................................................................................................................................25 Bảng 3.2: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2014 -2016 của tỉnh Nghệ An.........................................................................................................................26 Bảng 3.3: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo thành thị, nông thôn, giới tính năm 2010-2014.......................................................................................................27 Bảng 3.4: Thang đo đa chiều hành vi tiêu dùng bền vững ............................................31 Bảng 3.5: Thang đo đo lường thái độ và kiểm soát hành vi hướng đến hành vi tiêu dùng bền vững ...............................................................................................................32 Bảng 3.6: Thang đo biến các nguồn ảnh hưởng xã hội .................................................33 Bảng 3.7: Thang đo các cảm nhận rủi ro môi trường sống ...........................................33 Bảng 3.8: Thang đo sự tin tưởng vào sản phẩm, nhà sản xuất và các đối tượng ..........34 Bảng 3.9: Các biến nhân khẩu học ................................................................................35 Bảng 3.10: Cơ cấu phiếu điều tra ..................................................................................38 Bảng 4.1: Thống kê giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và nơi cư ngụ của người tiêu dùng tỉnh Nghệ An trong mẫu điều tra...........................................42 Bảng 4.2: Thống kê mô tả độ tuổi của người tiêu dùng tỉnh Nghệ An trong mẫu điều tra ...................................................................................................................................42 Bảng 4.3: Cơ cấu độ tuổi của người tiêu dùng tại tỉnh Nghệ An trong mẫu điều tra ...........43 Bảng 4.4: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo ....................................................44 Bảng 4.5: Kết quả loại biến của các lần phân tích EFA biến phụ thuộc .......................45 Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc (Hành vi TDBV) lần 3....46 Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến TPB gốc lần 2 ......................47 Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến mở rộng lần 2.......................48 Bảng 4.9: Phân loại biến và ký hiệu biến của mô hình hồi quy ....................................48 Bảng 4.10: Kết quả mô tả biến hồi quy .........................................................................49 viii Bảng 4.11: Phân tích tương quan Pearson.....................................................................50 Bảng 4.15: Tóm tắt mô hình hồi quy tuyến tính ...........................................................55 Bảng 4.16: Phân tích ANOVA ......................................................................................55 Bảng 4.17: Các chỉ số phóng đại phương sai (VIF) của mô hình ................................55 Bảng 4.18: Kết quả mô hình hồi quy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HVBV1- Sử dụng tiết kiệm nước, vật tư văn phòng ..........................................................................56 Bảng 4.19: Tóm tắt mô hình hồi quy tuyến tính ...........................................................57 Bảng 4.20: Phân tích ANOVA ......................................................................................58 Bảng 4.21: Các chỉ số phóng đại phương sai (VIF) của mô hình ................................58 Bảng 4.22: Kết quả mô hình hồi quy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HVBV2- Sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng điện ..........................................................................59 Bảng 4.23: Tóm tắt mô hình hồi quy tuyến tính ...........................................................60 Bảng 4.24: Phân tích ANOVA ......................................................................................60 Bảng 4.25: Các chỉ số phóng đại phương sai (VIF) của mô hình ................................61 Bảng 4.26: Kết quả mô hình hồi quy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HVBV3- Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.....................................................................61 Bảng 4.27: Tóm tắt mô hình hồi quy tuyến tính ...........................................................62 Bảng 4.28: Phân tích ANOVA ......................................................................................63 Bảng 4.29: Các chỉ số phóng đại phương sai (VIF) của mô hình ................................63 Bảng 4.30: Kết quả mô hình hồi quy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HVBV3- Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.....................................................................64 Bảng 4.31: Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy ...........................................................66 ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu tổng quát ......................................................................22 Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu ...................................................................................28 Biểu đồ 4.12: Biểu đồ phân tán của giá trị phần dư chuẩn hóa với giá trị phần dư chuẩn đoán của 4 mô hình........................................................................................................52 Biểu đồ 4.13: Biểu đồ tần số của phần dư của các mô hình..........................................53 Biểu đồ 4.14: Đồ thị P-P plot của phần dư đã được chuẩn hóa của các mô hình .........54 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là tích hợp các lý thuyết hành vi nhằm tìm kiếm các hàm ý ứng dụng phục vụ việc phát triển một chương trình truyền thông hiệu quả để thúc đẩy thay đổi thái độ và hành vi hướng đến tiêu dùng bền vững và tốt hơn cho sức khỏe của người dân Nghệ An. Các phương pháp phân tích chính được sử dụng trong nghiên cứu là cứu định tính kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu thu thập của 300 người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong đó, phương pháp lý thuyết dùng để nghiên cứu về cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu, phương pháp mô tả để khái quát mẫu điều tra, sử dụng hệ số Cronbạh’s Alpha để đo độ tin cậy của thang đo, phân tích EFA để loại biến hoặc khám phá biến và phân tích hồi quy để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững của người dân tỉnh Nghệ An, thông qua việc phân tích các thông tin thu được và xử lý số liệu bằng Excel và phần mềm SPSS. Theo kết quả điều tra 300 người tiêu dùng tỉnh Nghệ An cho thấy: - Phần lớn mẫu khảo sát là nữ giới (61%), gần một nửa người tiêu dùng được hỏi đang có gia đình và con nhỏ, những người được hỏi có trình độ đại học (chiếm 44,3%), nơi cư ngụ khá đồng đều (nông thôn 48,67% còn thành thị 51,33%), có khá nhiều mức thu nhập khác nhau, tỷ lệ % của các mức thu nhập không xảy ra chênh lệch quá lớn, tỷ lệ số người tiêu dùng có mức thu nhập từ 5-7 triệu là lớn nhất (21%). Độ tuổi trung bình người tiêu dùng trong mẫu điều tra là 38,11, đây là độ tuổi đã đầy đủ nhận thức để hiểu về hành vi tiêu dùng của mình, có khả năng tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng và là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong tiêu dùng của mình. - Có 39 biến được đưa vào phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, kết quả phân tích cho thấy đa số các thang đo đều đạt tiêu chí (hệ số Cronbach’s alpha ≥ 0,6); trong đó có 1 biến quan sát không đạt là NXH 5 có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn thang đo tổng “nguồn ảnh hưởng xã hội” nên tác giả loại bỏ. Cuối cùng, nghiên cứu còn tổng cộng 38 biến quan sát trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. - Sau phân tích EFA nhân tố “Hành vi tiêu bền vững” còn lại 8 biến quan sát nhóm thành 4 nhân tố. Các biến TPB gốc bao gồm thái độ, kiểm soát hành vi, các nguồn ảnh hưởng xã hội còn 11 biến quan sát được đưa vào phân tích hồi quy. Các biến mở rộng là: sự tin tưởng vào sản phẩm, nhà sản xuất và các đối tượng và biến rủi ro từ môi trường sống, sau phân tích EFA đã loại những biến không phù hợp còn lại 6 xi biến quan sát được đưa vào phân tích hồi quy. Từ kết quả này hình thành 4 mô hình hôi quy phân tích ảnh hưởng của các biến độc lập: thái độ hướng đến tiêu dùng bền vững (TD), kiểm soát hành vi (KS), các nguồn ảnh hưởng xã hội (NXH), rủi ro từ môi trường (RR) và sự tin tưởng vào sản phẩm, nhà sản xuất và các đối tượng (TT) đến lần lượt biến phụ thuộc HVB1, HVBV2, HVBV3 và HVBV4. Tiếp theo, tác giả tiến hành phân tích tương quan Pearson giữa các biến độc lập lần lượt đến các biến phụ thuộc HVBV1, HVBV2, HVBV3 và HVBV4. Kết quả phân tích chỉ ra rằng tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc ở cả 4 mô hình đều đạt mức thấp, chứng tỏ mối quan hệ lỏng lẻo. Bên cạnh đó, hầu hết các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05). Nhưng trong các mô hình vẫn xảy ra trường hợp một sô biên độc lập có hệ số tương quan với biến phụ thuộc không có ý nghĩa thống kê (Sig. >0,05), tác giả tiến hành loại bỏ các biến này khỏi mô hình hồi quy. Cụ thể: mô hình 1 – các nhân tố ảnh hưởng đến HVBV1 loại biến NXH; Mô hình 2- Các nhân tố ảnh hưởng đến HVBV2 loại biến TT và NXH; Mô hình 4- các nhân tố ảnh hưởng đến HVBV4 loại biến KS. Kết quả kiểm định các giả thuyết thì cả 4 mô hình xây dựng đều phù hợp, giả thuyết phân phối chuẩn không vi phạm, không vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính, không có sự tương quan chuỗi bậc 1, không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và các mô hình hồi quy bội trên thỏa các điều kiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp cho việc rút ra các kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, các mô hình có mức ý nghĩa tương đối thấp. Biến TD và RR đều ảnh hưởng theo chiều thuận đến HVBV1, HVBV2 và HVBV4. Biến KS ảnh hưởng đến HVBV1 và HVBV3; Biến TT ảnh hưởng đến HVBV3 và HVBV4; Riêng biến NXH chỉ ảnh hưởng đến HVBV4. Như vậy, có thể thấy kết quả phân tích có rất nhiều sự phù hợp với các công trình nghiên cứu có tính chất tương đồng trước đó. Muốn nâng cao hành vi tiêu dùng bền vững thì cần tác động vào thái độ người tiêu dùng, các nguồn ảnh hưởng xã hội, tạo lập thêm niềm tin và giúp người tiêu dùng nhận biết nhiều hơn về các rủi ro môi trường sống xung quanh. Từ khoá: Hành vi, tiêu dùng bền vững, tiêu dùng xanh, tỉnh Nghệ An xii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu Hiện nay, quan niệm về tiêu dùng không chỉ là đối tượng kinh tế, mà còn mở rộng ra cả xã hội và môi trường. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất được nêu là: “Để đạt được sự phát triển bền vững và chất lượng cao hơn cho mọi người, các quốc gia nên giảm dần và loại trừ những phương thức sản xuất và tiêu dùng không bền vững”. Mười năm sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững được tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã nêu để khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của khuôn khổ chương trình 10 năm hỗ trợ các sáng kiến khu vực và quốc gia nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiêu dùng và sản xuất bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội… thông qua cải thiện hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng các nguồn lực và quy định sản xuất và giảm thiểu suy thoái tài nguyên môi trường, ô nhiễm và lãng phí”. Bên cạnh đó vấn đề tiêu dùng bền vững còn được đưa vào các Chương trình nghị sự của các tổ chức quốc tế như: UNEP, UNESCAP, tổ chức EU…Tiêu dùng bền vững đã được nhiều quốc gia triển khai thực hiện và đang trở thành một xu thế tất yếu trên thế giới để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tại Hội nghị Trái đất Rio 20+ diễn ra tại Braxin vào tháng 6/2012, Sáng kiến mua sắm bền vững trong khu vực công đã được nhiều Chính phủ và tổ chức trên thế giới đã tự nguyện ký kết thực hiện. Sáng kiến này được UNEP nêu ra và yêu cầu chính phủ các nước tham gia ủng hộ đưa các nguyên tắc mua sắm xanh vào các hoạt động chi tiêu của Chính phủ (Nguyễn Song Tùng, 2015). Cùng với sự tăng trưởng khá cao nhiều năm liền của nền kinh tế Việt Nam, ý thức tiêu dùng của người dân hướng đến tình trạng bền vững hơn liên quan đến chất lượng cuộc sống của các cá nhân và cộng đồng ngày càng được nâng cao. Như đã đề cập ở trên khái niệm tiêu dùng bền vững đề cập đến việc sử dụng các dịch vụ và sản phẩm đáp ứng các nhu cầu cơ bản và mang lại chất lượng sống tốt hơn mà không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai, tức là giảm tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại cũng như việc phát sinh chất thải và chất ô nhiễm. Nói một cách đơn giản, con người không thể tiếp tục khai thác tài nguyên trên hành tinh, xả thải, gây độc và ô nhiễm mà không suy nghĩ gì về tương lai và thế hệ sau này. Hiện nay, các hành vi tiêu dùng bền vững tại Việt Nam (đôi khi thuật ngữ tiêu dùng xanh vẫn được sử dụng) như lựa chọn tiêu dùng các thực phẩm tốt cho sức khỏe, 1 tiết kiệm điện nước, hạn chế tiêu dùng thuốc lá, rượu bia, các hoạt động nâng cao tuổi thọ, các hành vi tiêu dùng thân thiện môi trường… đã nhận được quan tâm của hầu hết các phương tiện truyền thông và người dân. Chẳng hạn, khảo sát của Trường đại học Bách khoa TPHCM năm 2014 cho thấy, có 74,3% người tiêu dùng tiết kiệm nước; 83,1% người tiêu dùng tiết kiệm điện; 82,3% người có xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh và 88% người được phỏng vấn có ý định tiêu dùng sản phẩm xanh trong thời gian tới. Tuy nhiên, hành vi tiêu dùng bền vững còn khá xa lạ với hầu hết người dân với người Nghệ An, một tỉnh miền trung có diện tích lớn nhất cả nước, nhưng cũng là tỉnh còn nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng bền vững của người dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An” nhằm tạo ra những thay đổi của người Nghệ An hướng đến việc hình thành thái độ và hành vi tiêu dùng bền vững hơn, trong đó đi vào cụ thể hơn trong lĩnh vực tiết kiệm các nguồn năng lượng, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, bảo vệ môi trường hướng đến bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Chẳng hạn hướng dẫn người tiêu dùng Nghệ An hướng người tiêu dùng đến việc tiêu dùng những sản phẩm thân thiện hơn với môi trường, qua đó góp phần tạo ra cơ cở cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế (Trần Thị Tuyết, 2015; Worth, 2006). 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Mục tiêu tổng quát: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững của người dân tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy hành vi hướng đến tiêu dùng bền vững của người dân Nghệ An. - Mục tiêu cụ thể: + Xây dựng được mô hình giải thích cho hành vi tiêu dùng bền vững dựa trên mô hình TPB và 2 biến số mở rộng Cảm nhận rủi ro môi trường sống và Sự tin tưởng vào các nhà sản xuất. + Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi hành vi tiêu dùng bền vững của người dân Nghệ An. + Phát triển các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy hành vi hướng đến tiêu dùng bền vững của người dân Nghệ An.. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu cụ thể nêu trên, cũng như lấp đầy các khoảng trống nghiên cứu chỉ ra qua phần tổng quan tài liệu, đề tài hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau: 2 (1) Liệu mô hình lý thuyết TPB gốc (bao gồm thái độ, ảnh hưởng xã hội, kiểm soát hành vi) có khả năng giải thích các hành vi hướng đến tiêu dùng bền vững của người tiêu dùng Nghệ An hay không? Nếu thế khả năng giải thích của mô hình gốc này đạt đến mức nào? (2) Cảm nhận rủi ro môi trưởng sống và Sự tin tưởng vào các nhà sản xuất có ảnh hưởng ra sao đến hành vi đến tiêu dùng bền vững của người dân tỉnh Nghệ An? (3) Có chính sách nào nhằm thúc đẩy hành vi hướng đến tiêu dùng bền vững của người dân Nghệ An? 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hành vi tiêu dùng bền vững và các nhân tố giải thích hành vi tiêu dùng bền vững của người dân tỉnh Nghệ An. - Phạm vi nghiên cứu + Nội dung: Nội dung nghiên cứu tập trung vào các biến TPB và 02 biến số Cảm nhận rủi ro vào môi trường sống và Sự tin tưởng vào nhà sản xuất ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững của người tiêu dùng tỉnh Nghệ An. + Không gian: Người tiêu dùng Nghệ An + Thời gian: Dữ liệu thu thập trong khoảng thời gian 05/2017-07/2017 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Dữ liệu nghiên cứu: + Địa bàn và quy mô nghiên cứu: Gồm 300 người tiêu dùng được điều tra tại các địa bàn Thành phố Vinh, huyện Thanh Chương , Thị xã Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An. + Phương pháp chọn mẫu: Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên phân bổ theo hạn ngạch cho Thành phố Vinh (100 mẫu), Thị xã Hoàng Mai (50 mẫu), huyện Thanh Chương (50mẫu). Số liệu thu thập được bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. - Phương pháp phân tích Tác giả sử dụng các phương pháp Thống kê mô tả, Phân tích độ tin cậy, Phân tích nhân tố, Phân tích hồi quy để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. 3 1.6. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu - Lý thuyết: Kết quả đề tài là hệ thống hoá về mặt lý luận về hành vi tiêu dùng bền vững, giúp cho người đọc có được cái nhìn tổng quát về bản chất của nó; đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để các nghiên cứ sâu hơn về hành vi tiêu dùng bền vững. - Thực tiễn: Nghiên cứu này được kỳ vọng cung cấp một góc nhìn sâu về những diễn biến tâm lý mang tính chất nền tảng trong suy nghĩ, nhận thức và hành động của người tiêu dùng Nghệ An. Từ đó, nghiên cứu mong muốn đóng góp thông qua những giải thích thỏa đáng, xác thực và đề xuất các hướng ứng dụng phù hợp, góp phần giảm thiểu các vấn đề môi trường, sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, tiết kiệm chi phí trong dài hạn, nâng cao phúc lợi xã hội, góp phần vào sự tăng trưởng bền vững hơn của nền kinh tế. 1.7. Kết cấu của luận văn Đề tài được kết cấu gồm 5 chương: + Chương 1: Giới thiệu. Với các nội dung đã được đề cập bao gồm xác định vấn đề nghiên cứu hay còn gọi là lý do tác giả lựa chọn đề tài, tác giả cũng xác định rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài từ đó xác định các câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu mang lại ý nghĩa như thế nào về mặt lý thuyết và thực tiễn. Trong chương 1 này tác giả cũng xác định rõ kết cấu nghiên cứu của đề tài, làm bước đệm cho trình tự nghiên cứu. + Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương này trình bày những nội dung liên quan đến cơ sở lý thuyết tổng quan về hành vi tiêu dùng bền vững; tìm hiểu tổng quan về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đi trước, từ đó làm cơ sở để xây dựng mô hình lý thuyết giải thích hành vi tiêu dùng bền vững của đề tài nghiên cứu. + Chương 3: Đặc điểm đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Chương này tác giả trình bày một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên, điều kiện về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An để có thể nhận diện được địa bàn mà đề tài nghiên cứu. Mặt khác, trong chương tác giả cũng trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài: xây dựng quy trình nghiên cứu, xây dựng các thang đo, các phương pháp nghiên cứu mà đề tài tiếp cận là phương pháp 4 hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng (phương pháp thống kê mô tả, đo hệ số tin cậy Cronbach’s, phân tích các nhân tố khám phá và phân tích hồi quy). Ngoài ra trong chương này, tác giả đề cập về quy mô mẫu, phương pháp chọn mẫu và cách thức thu thập dữ liệu nghiên cứu (sơ cấp và thứ cấp). + Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương này, tác giả trình bày và tiến hành phân tích, thảo luận các kết quả nghiên cứu bao gồm: kết quả thống kê mô tả mẫu điều tra, kết quả đo độ tin cậy Cronbach’s các thang đo, kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA và kết quả phân tích tương quan và hồi quy của mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững. Sau đó tác giả tiến hành thảo luận lại các mô hình hồi quy và so sánh kết quả nghiên cứu với các công trình nghiên cứu đi trước, được trình bày trong chương 2. + Chương 5: Kết luận và đề xuất hàm ý chính sách. Chương này tác giả tóm lược lại nghiên cứu bao gồm lý do chọn để tài, những mục tiêu tiêu nghiên cứu đề tài đã đạt được và kết quả nghiên cứu của đề tài. Từ đó, đề xuất một số hàm ý chính nhằm tạo ra những thay đổi của người Nghệ An hướng đến việc hình thành thái độ và hành vi tiêu dùng bền vững hơn, trong đó đi vào cụ thể hơn trong lĩnh vực tiết kiệm các nguồn năng lượng, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, bảo vệ môi trường hướng đến bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Và cuối cùng tác giả rút ra kết luận, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai. Tóm tắt chương 1: Trong chương 1, tác giả giới thiệu về: (i) xác định vấn đề nghiên cứu “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng bền vững của người dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, (ii) mục tiêu nghiên cứu, (iii) câu hỏi nghiên cứu, (iv) đối tượng và phạm vi nghiên nghiên cứu, (v) ý nghĩa của nghiên cứu và (vi) giới thiệu kết cấu của luận văn của mình. 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Khái niệm về tiêu dùng và hành vi tiêu dùng Tiêu dùng là chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định cho việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn nhất định, hoặc là một quá trình trong đó chất của một sản phẩm bị phá hủy hoàn toàn và /hoặc kết hợp hay chuyển đổi sang một dạng khác (Kotler, & Armstrong, 2012). Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến hành vi tiêu dùng. Theo Leon Schiffiman, David Bednall và Aron O’cass (1997), hành vi người tiêu dùng là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của họ. Theo Peter D.Bennet (1988), hành vi của người tiêu dùng là những hành vi mà người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ. Theo Lamb, Hair và McDaniel (trích theo Kotler.P ,2000), hành vi của người tiêu dùng là một quá trình mô tả cách thức mà người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn và loại bỏ một loại sản phẩm hay dịch vụ. Hàng ngày, NTD đưa ra rất nhiều quyết định mua hàng, và quyết định mua hàng chính là tâm điểm cho những nỗ lực của chuyên gia tiếp thị. Đa số các công ty lớn đều nghiên cứu chi tiết về các quyết định mua hàng của người dùng để trả lời cho những câu hỏi: NTD mua gì, họ mua ở đâu, họ mua như thế nào và tiêu bao nhiêu tiền, họ mua khi nào và tại sao họ lại mua (Kotler, & Armstrong, 2012). 2.1.2. Khái niệm về tiêu dùng xanh và tiêu dùng bền vững “Tiêu dùng xanh” – “green purchasing” (hay còn gọi là “mua sắm sinh thái” – “eco-purchasing”) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường. Đó là việc xem xét, cân nhắc các vấn đề môi trường đồng thời với việc xem xét, cân nhắc những tiêu chí về giá cả và hiệu quả sử dụng khi quyết định mua sắm, sao cho giảm thiểu nhiều nhất tác động tới sức khỏe và môi trường. Việc cân nhắc này có thể nhằm vào một hay tất cả tác động môi trường bất lợi trong toàn bộ vòng đời của chúng (bao gồm sản xuất, vận chuyển, sử dụng và tái sinh hoặc thải bỏ) (Lê Hoàng Lan, 2007). Tiêu dùng xanh có thể hiểu là hành vi tiêu dùng các sản phẩm có thể bảo quản, có ích đến môi trường và đáp ứng được các mối quan tâm về môi trường (Lee, 2009) 6 (Trích Ronnie Irawan and Darmayanti (2012)). Bảo vệ môi trường hay tiêu dùng xanh là hành vi giảm thiểu tác hại đến môi trường càng nhiều càng tốt hay thậm chí mang lại lợi ích đến môi trường (Steg and Vlek, 2009). Ví dụ bao như giảm thiểu năng lượng sử dụng, hay giảm thiểu chất thải. Đơn giản hơn nó được miêu tả như là làm việc tốt hay tránh điều xấu (Cushman-Roisin, 2012). Tiêu dùng xanh khó để định nghĩa bởi vì nó bao gồm nhiều hành động độc lập với nhau (Gilg, 2005), chẳng hạn như mua sản phẩm hữu cơ, tái chế hoặc sản phẩm sản xuất trong nước, sản phẩm ảnh hưởng ít đến môi trường. Moisander (2007) miêu tả tiêu dùng xanh như là tổng hợp của hành vi quan tâm đến môi trường và ý thức quan tâm đến xã hội (Trích Steven Schielke and Claudia Fantapie Altobelli (2012)). Theo NASPO (National Association of State Procurement Officials) thì tiêu dùng xanh được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: chịu trách nhiệm thu mua, tiêu dùng sinh thái, tiêu dùng bền vững. Đó là một cách thêm các vấn đề môi trường với các tiêu chí giá cả và hiệu suất sử dụng của khu vực mua sắm công cũng như khu vực mua sắm tư vào các quyết định mua hàng. Tiêu dùng bền vững được xây dựng trên quan điểm phát triển bền vững được đề cập và phổ biến rộng rãi từ năm 1987 từ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Tương lai chung của chúng ta) của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED – World Commission on Environment and Development) nay là Ủy ban Brundtland. Báo cáo ghi rõ: Phát triển bền vững là “Phát triển bền vững chính là cố gắng đáp ứng nhu cầu của hôm nay mà không làm tổn hại tới khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai” Như vậy, tư tưởng cơ bản của tiêu dùng bền vững là đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của bản thân sao cho không tước mất khả năng đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của các thế hệ mai sau. Tiêu dùng bền vững tạo cho người tiêu dùng cơ hội để tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ một cách hiệu quả và có hiệu suất, giảm thiểu hậu quả tiêu cực về môi trường, xã hội và kinh tế. Mục đích cuối cùng của tiêu dùng bền vững là cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của cả người tiêu dùng thế hệ hiện nay và thế hệ mai sau, đồng thời giảm thiểu tác động tới môi trường. Năm 1994, Hội thảo tiêu dùng bền vững (Oslo, Na Uy) đã cho rằng tiêu dùng bền vững là cách thức sử dụng sản phẩm có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu chất độc hại và ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến nhu cầu thế hệ sau. Tức là giảm tối đa việc 7 sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại cũng như việc phát sinh chất thải và chất ô nhiễm. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng Người mua - Người tiêu dùng sống trong một xã hội, cho nên hành vi của họ chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố trong xã hội. Đó là (theo Kotler, & Armstrong, 2012): 2.2.1. Các yếu tố thuộc về văn hoá-xã hội Văn hoá là một hệ thống những giá trị, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi được hình thành, phát triển, thừa kế qua nhiều thế hệ. Văn hóa được hấp thụ ngay trong cuộc sống gia đình, sau đó là trong trường học và trong xã hội. Văn hoá là nguyên nhân cơ bản, đầu tiên dẫn dắt hành vi của con người nói chung và hành vi tiêu dùng nói riêng. Đó chính là văn hoá tiêu dùng. Cách ăn mặc, tiêu dùng, sự cảm nhận giá trị của hàng hóa, sự thể hiện mình thông qua tiêu dùng... đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của văn hóa. Những con người có nền văn hoá khác nhau thì sẽ có hành vi tiêu dùng khác nhau. Ví dụ, người miền Bắc ăn uống, sử dụng xe cộ, nhà cửa, quần áo khác người miền Nam. Phong cách tiêu dùng của người châu Âu có sự khác biệt lớn so với người châu Á. Do vậy, để thành công các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tìm hiều kỹ văn hóa tiêu dùng của các nước nhập khẩu. Nhánh văn hoá là một bộ phận cấu thành nhỏ hơn của một nền văn hoá. Nhóm tôn giáo là một loại nhánh văn hoá. Các nhánh văn hoá khác nhau có các lối sống riêng, hành vi tiêu dùng riêng. Người đạo Hồi kiêng không ăn thịt bò, phụ nữ ra đường đều phải bịt mạng và mặc quần áo kín mít.Như vậy, các nhánh văn hoá khác nhau sẽ tạo thành các phân đoạn thị trường khác nhau. Giai tầng xã hội: Trong xã hội nào cũng tồn tại các giai tầng xã hội khác nhau (các đẳng cấp xã hội). Vậy thế nào là giai tầng xã hội? Giai tầng xã hội là những nhóm người tương đối ổn định trong xã hội được xắp xếp theo thứ bậc, đẳng cấp, được đặc trưng bởi các quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức chung trong mỗi giai tầng. Các doanh nghiệp cần quan tâm đến hành vi tiêu dùng trong các giai tầng, đặc biệt là đối với các hàng hoá có tính dễ phô trương như quần áo, giày dép, xe cộ, nhà cửa, hoạt động vui chơi, giả trí... Hiểu rõ hành vi tiêu dùng của các giai tầng, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để thực hiện phương châm "Bán những thứ mà khách hàng cần". 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất