Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giảm thiểu tính thời vụ của hoạt động du lịch tại sầm sơn...

Tài liệu Nghiên cứu giảm thiểu tính thời vụ của hoạt động du lịch tại sầm sơn

.PDF
171
576
55

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRỊNH THỊ THU THƢƠNG NGHIÊN CỨU GIẢM THIỂU TÍNH THỜI VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI SẦM SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2016 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRỊNH THỊ THU THƢƠNG NGHIÊN CỨU GIẢM THIỂU TÍNH THỜI VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI SẦM SƠN Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THỤC Hà Nội, 2016 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................6 DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................7 DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................8 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................9 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 9 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 10 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 13 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 14 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 14 6. Bố cục của luận văn ............................................................................................ 15 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH THỜI VỤ DU LỊCH ......................... 16 1.1. Tính thời vụ du lịch .......................................................................................... 16 1.1.1. Khái niệm ....................................................................................................16 1.1.2. Bản chất ......................................................................................................17 1.1.3. Đặc điểm .....................................................................................................19 1.2. Các yếu tố cơ bản hình thành tính thời vụ du lịch ........................................ 22 1.2.1. Yếu tố mang tính tự nhiên ...........................................................................23 1.2.2. Yếu tố mang tính kinh tế - xã hội ................................................................24 1.2.3. Yếu tố mang tính tổ chức - kỹ thuật ............................................................27 1.2.4. Các yếu tố khác ...........................................................................................28 1.3. Tác động của tính thời vụ du lịch đến cung du lịch ......................................... 30 1.3.1. Tác động đến công tác tổ chức quản lý ......................................................30 1.3.2. Tác động đến hiệu quả kinh doanh .............................................................30 1.3.3. Tác động đến tài nguyên và môi trường du lịch .........................................32 1.3.4. Tác động đến chất lượng dịch vụ du lịch....................................................33 1.4. Một số phƣơng hƣớng và biện pháp giảm thiểu ảnh hƣởng bất lợi của tính thời vụ lên hoạt động du lịch .................................................................................. 33 3 1.4.1. Khả năng kéo dài độ dài của thời vụ du lịch ..............................................33 1.4.2. Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai ...............................................................35 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................... 36 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TÍNH THỜI VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI SẦM SƠN ........................................................................................................ 37 2.1. Khái quát về du lịch Sầm Sơn ......................................................................... 37 2.1.1. Vị trí của Sầm Sơn trong chiến lược phát triển du lịch ..............................37 2.1.2. Tiềm năng du lịch Sầm Sơn ........................................................................38 2.1.3. Thực trạng phát triển du lịch ......................................................................55 2.2. Các yếu tố hình thành tính thời vụ du lịch tại Sầm Sơn ..............................73 2.2.1. Yếu tố tự nhiên ............................................................................................73 2.2.2. Yếu tố kinh tế xã hội ....................................................................................74 2.2.3. Yếu tố tổ chức, kỹ thuật................................................................................74 2.2.4. Các yếu tố khác ...........................................................................................75 2.3. Tác động của tính thời vụ đến cung du lịch tại Sầm Sơn............................... 76 2.3.1. Tác động đến công tác tổ chức quản lý ......................................................76 2.3.2. Tác động đến hiệu quả kinh doanh .............................................................78 2.3.3. Tác động đến tài nguyên và môi trường du lịch .........................................83 2.3.4. Tác động đến chất lượng dịch vụ du lịch....................................................84 2.4. Những giải pháp Sầm Sơn đã thực hiện để giảm thiểu tính thời vụ ........... 88 2.4.1. Giải pháp về quy hoạch, chính sách đầu tư phát triển du lịch ...................88 2.4.2. Giải pháp quản lý nhà nước về du lịch .......................................................88 2.4.3. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch ............................................................90 2.5. Đánh giá chung ................................................................................................. 91 2.5.1. Những mặt đã đạt được ..............................................................................92 2.5.2. Những mặt tồn tại, hạn chế .........................................................................93 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................... 95 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA TÍNH THỜI VỤ ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI SẦM SƠN ..................... 96 4 3.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển du lịch Sầm Sơn ................................... 96 3.1.1. Định hướng phát triển du lịch Sầm Sơn .....................................................96 3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch của Sầm Sơn ....................................................98 3.2. Các giải pháp hạn chế tính thời vụ của du lịch Sầm Sơn ............................. 99 3.2.1. Các giải pháp nhằm khắc phục bất lợi của tính thời vụ du lịch ........................99 3.2.2. Các giải pháp nhằm kéo dài mùa vụ du lịch ............................................110 3.3. Kiến nghị .........................................................................................................125 3.3.1. Đối với các cấp quản lý ............................................................................126 3.3.2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch ................................................128 3.3.3. Đối với cộng đồng địa phương .................................................................129 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................. 130 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 131 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 133 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANTT An ninh trật tự CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CSHT Cơ sở hạ tầng CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật GPMB Giải phóng mặt bằng GTVT Giao thông vận tải Hubway Công trình ki-ốt công cộng phục vụ bar, cà phê, giải khát kết hợp nghỉ chân và ngắm biển KHXH & NV Khoa học xã hội và Nhân văn LĐ Lao động MICE Meeting, Incentive, Conference, Event Du lịch hội nghị, hội thảo NK Ngày khách Nxb Nhà xuất bản UBND Ủy ban nhân dân VH-TT Văn hóa thông tin VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Một số hải sản có ý nghĩa kinh tế cao và phục vụ du lịch .......................43 Bảng 2.2: Nguồn vốn đầu tƣ giai đoạn 2014-2016 tại Sầm Sơn...............................54 Bảng 2.3: Tình hình hoạt động du lịch Sầm Sơn ......................................................56 Bảng 2.4: Hiện trạng cơ cấu khách du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2015............57 Bảng 2.5: Doanh thu từ du lịch ở Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2015 ..........................59 Bảng 2.6: Doanh thu du lịch Sầm Sơn theo cơ cấu, giai đoạn 2010 - 2015 .............60 Bảng 2.7: Tình hình phát triển cơ sở lƣu trú ở Sầm Sơn giai đoạn 2010-2015 ..............65 Bảng 2.8: Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Sầm Sơn (2010-2015).....70 Bảng 2.9: Chất lƣợng lao động dịch vụ du lịch Sầm Sơn 2010-2015 ......................71 Bảng 2.10: Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tác động đến thời vụ du lịch ............76 Bảng 2.11: Lƣợng khách đến Sầm Sơn qua các tháng giai đoạn 2010-2015 ...........78 Bảng 2.12: Doanh thu hàng tháng từ kinh doanh du lịch giai đoạn 2010 - 2015 ..............80 Bảng 2.13: Chỉ số ngày khách tính theo từng tháng năm 2013 ..............................81 Bảng 2.14: Đánh giá của doanh nghiệp về các yếu tố ảnh hƣởng đến tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch Sầm Sơn ...........................................................82 Bảng 2.15: Tổng hợp điểm đánh giá của cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch .............90 Bảng 2.16: Đánh giá của doanh nghiệp về các giải pháp doanh nghiệp đã áp dụng để giảm thiểu tác động tiêu cực của tính thời vụ đến du lịch Sầm Sơn. ..............................91 7 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Các yếu tố tác động đến tính thời vụ du lịch ............................................23 Hình 2.2: Lƣợng khách đến Sầm Sơn giai đoạn 2011-2015 .....................................58 Hình 2.3: Cơ cấu doanh thu du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2010-2015 .........................61 Hình 2.4: Tỉ lệ lao động dịch vụ du lịch theo trình độ giai đoạn 2011-2015 ............71 Hình 2.5. Biến động lƣợng khách đến Sầm Sơn qua các tháng giai đoạn 2013-2015 ..79 Hình 2.6: Chỉ số ngày khách tính theo từng tháng năm 2013 ...................................81 Hình 2.7: Đánh giá của du khách về môi trƣờng Sầm Sơn .......................................83 Hình 2.8: Tỉ lệ cơ cấu lao động trong và ngoài mùa vụ tại Sầm Sơn .......................86 Hình 2.9: Đánh giá chung của du khách về Sầm Sơn ...............................................87 Hình 2.10: Đánh giá của du khách về dịch vụ du lịch Sầm Sơn ...............................87 8 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trƣớc thế kỷ XX, Sầm Sơn chƣa xuất hiện trên bản đồ địa lý Việt Nam, vùng đất này thuộc về địa giới của huyện Quảng Xƣơng. Án ngữ ở phía Nam là một dãy núi thấp, chạy dài ven biển, nhân dân địa phƣơng gọi là dãy núi Gầm. Sau này quen gọi là Mũi Gầm, qua thời gian dần đổi thành núi Sầm (Sầm Sơn), địa danh này còn có tên gọi khác là núi Trƣờng Lệ. Năm 1907 ngƣời Pháp phát hiện Sầm Sơn là một vùng có rất nhiều giá trị nên bắt đầu cho khai thác nhƣ một nơi nghỉ dƣỡng cho binh lính, sỹ quan Pháp. Ngƣời Pháp đã từng nhận xét “Sầm Sơn là địa danh nghỉ dƣỡng lý tƣởng nhất Đông Dƣơng”. Đây cũng chính là thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngành “công nghiệp không khói” tại Sầm Sơn. Về địa giới hành chính, thị xã Sầm Sơn nằm ở phía Đông tỉnh Thanh Hóa, cách Thành phố Thanh Hóa 16km, cách thủ đô Hà Nội gần 160km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1500km về phía Nam. Sầm Sơn hình thành sớm trong lịch sử với đặc tính tồn tại tự nhiên của nhiều làng xóm cƣ dân vạn chài sống ven biển, bám biển lâu đời đã làm cho Sầm Sơn trở thành một nơi nghỉ dƣỡng hơn là một khu du lịch tổng hợp và hiện đại. Lối kiến trúc xƣa cũ, nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hạn chế đang tồn tại, thể hiện sự quy hoạch chƣa đồng bộ, xứng tầm. Nhƣng bù lại, Sầm Sơn đƣợc thiên nhiên ƣu ái cho một bãi biển kỳ thú, cảnh quan đặc sắc, hệ thống di sản văn hóa đa dạng, điển hình đã góp phần làm nên một Sầm Sơn khó đâu có đƣợc. Trong một công trình nghiên cứu về xây dựng sản phẩm du lịch ở Thanh Hóa do Trƣờng Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa thực hiện năm 2010 đã đƣa ra các chỉ số minh chứng, Sầm Sơn rất thuận lợi cho phát triển du lịch biển: Giao động thủy triều (3,3-3,9m); độ dốc của bãi biển (độ dốc từ 2 - 5%); độ mặn nƣớc biển (25-30‰); độ cao của sóng (vừa, từ 0,5-1,0m/làn); bãi cát mịn, vàng nhẹ; không gian tự nhiên đẹp, cƣờng độ nóng trung bình 280C/năm. Trong 9 tiêu chí, Sầm Sơn đáp ứng 8/9, điểm hạn chế lớn nhất ở Sầm Sơn chính là tính mùa vụ cao: mùa hè nắng nóng, mùa đông giá lạnh, mùa thu mƣa bão, mùa xuân mƣa nhỏ kéo dài. Hoạt động du lịch tại Sầm Sơn chỉ diễn ra ồ ạt vào mùa hè (từ tháng 4 đến 9 tháng 8) đã gây ra những tác động bất lợi trong việc tổ chức hoạt động du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, gây lãng phí về nguồn lực. Vấn đề này đang đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Sầm Sơn cần phải có kế hoạch hành động cụ thể để giảm thiểu tối đa tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch ở đây. Cho đến thời điểm hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí có uy tín trong nƣớc và ngoài nƣớc về hoạt động du lịch Sầm Sơn, nhƣng chƣa có một nghiên cứu chuyên sâu nào đƣa ra các luận cứ khoa học về nguồn gốc, bản chất, nhân tố tác động cũng nhƣ giải pháp để giảm thiểu tác động bất lợi của tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Sầm Sơn. Việc nghiên cứu tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với sự phát triển du lịch bền vững tại Sầm Sơn. Với lý do đó, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu giảm thiểu tính thời vụ của hoạt động du lịch tại Sầm Sơn” để nghiên cứu là cần thiết. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu - Những năm cuối thập niên 60, trên thế giới đã xuất hiện một số nghiên cứu về tính thời vụ trong du lịch, điển hình là các tác giả V.Hunziker, J.Planina,… Vấn đề nghiên cứu chính đƣợc đề cập đó là nguồn gốc, bản chất, đặc điểm của tính thời vụ cũng nhƣ các yếu tố quyết định độ dài của thời vụ du lịch. Trong thời kỳ này, các nhà quản lý hoạt động du lịch bƣớc đầu đặt ra nhiệm vụ hạn chế những tác động bất lợi của một vài yếu tố nhằm giảm thiểu sự dao động của tính thời vụ du lịch tại các Trung tâm Du lịch điển hình nhƣ Hiệp hội Khách sạn quốc tế (IHA) đã thành lập Ủy ban chuyên trách về tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh khách sạn. - Ở Việt Nam trong những năm trở lại đây xu hƣớng quan tâm nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch ngày càng nhiều, một số công trình đã đƣợc công bố rộng rãi. Các đề tài nghiên cứu cũng đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong các công trình nghiên cứu ngoài việc đánh giá các nhân tố tác động bất lợi đến phát triển du lịch, nguyên nhân tạo ra tính thời vụ, cũng có nhiều giải pháp đƣợc đƣa ra để nhằm hạn chế tính thời vụ trong du lịch. Những công trình tiêu biểu phải kể đến: 10 + Năm 1998, tác giả Nguyễn Thăng Long đã thực hiện đề tài NCKH cấp Bộ (VHTTDL): “Nghiên cứu ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch ở Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu của đề tài đƣợc đánh giá cao, có ý nghĩa thiết thực cho ngành du lịch Việt Nam. Trong đó, 3 vấn đề đƣợc xem là đánh giá nổi bật: đánh giá, phân tích sâu những đặc điểm cơ bản của tính thời vụ trong du lịch; Khái quát nguyên nhân gây nên tính thời vụ, và thực trạng tại một số khu du lịch ở Việt Nam bị ảnh hƣởng do tính thời vụ mang lại; Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của tính thời vụ đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam. Đây là công trình giúp cho các tác giả quan tâm nghiên cứu về du lịch nói chung và nghiên cứu về tính thời vụ trong du lịch một cái nhìn tổng thể và có thể vận dụng vào từng đối tƣợng nghiên cứu cụ thể. + Một số đề tài luận văn Thạc sĩ đã lựa chọn hƣớng nghiên cứu về tính thời vụ trong du lịch, nổi bật phải kể đến: Đề tài “Các giải pháp hạn chế tình mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò” của tác giả Phạm Thị Hƣờng, bảo vệ năm 2010 tại Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đã đƣa ra những đánh giá khách quan về tác động tiêu cực của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch biển Cửa Lò, nhấn mạnh các tác động tiêu cực của tính mùa vụ đến tài nguyên, kinh tế xã hội địa phƣơng, hiệu quả kinh doanh, môi trƣờng và đến khách du lịch. Trên cơ sở đó, đề xuất một số nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch biển Cửa Lò. Đề tài “Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tính thời vụ đến du lịch Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh bảo vệ năm 2012 tại Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài tập trung đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nghỉ biển tại Hạ Long, Quảng Ninh. Bằng cách luận giải chi tiết với các số liệu thống kê, phân tích có độ tin cậy, tác giả đã chỉ ra những nhân tố chính tạo ra tính thời vụ du lịch ở Hạ Long và chỉ ra tác động tiêu cực của tính thời vụ đến nhiều loại hình kinh doanh. Vấn đề tổ chức quản lý và hiệu quả kinh doanh du lịch, sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng do du lịch mang lại, vấn đề môi trƣờng du lịch cũng đƣợc tác giả đề cập rõ ràng. Các cơ sở thực tiễn trên đã giúp tác 11 giả Luận văn đƣa ra đƣợc những giải pháp, kiến nghị nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của tính thời vụ đến hoạt động du lịch biển Hạ Long nói riêng và các khu du lịch biển của Quảng Ninh nói chung. Nhƣ vậy, cho đến thời điểm hiện nay, việc nghiên cứu về tính thời vụ du lịch tại các khu du lịch ở Việt Nam đang nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên cứu với mục đích tìm ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi của nó tới hoạt động du lịch. Kết quả nghiên cứu về lý luận cũng nhƣ thực tiễn về tính thời vụ du lịch của các tác giả trên thế giới và Việt Nam sẽ là nguồn tri thức giá trị cho tác giả vận dụng vào nghiên cứu đề tài thạc sĩ của mình. Riêng về Sầm Sơn và du lịch Sầm Sơn đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu, xuất bản sách tham khảo... đề cập dƣới nhiều khía cạnh khác nhau: Nghiên cứu tổng thể về Sầm Sơn; Di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch; Kinh doanh du lịch.... nhƣng những bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến tính thời vụ hoặc gần với nội dung nghiên cứu của Luận văn rất ít. Một số công trình nổi bật: Năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Thúy Vân đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Trƣờng tại Trƣờng Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài“Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa”. Đối tƣợng nghiên cứu là các vùng biển ở Thanh Hóa, trong đó, vùng biển Sầm Sơn là đối tƣợng nghiên cứu trọng tâm. Đề tài đã phân tích đặc điểm, thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng biển Thanh Hóa, từ đó tác giả đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển ở Thanh Hóa. + Năm 2009, với đề tài“Sầm Sơn (Thanh Hóa): Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch”, tác giả Lƣu Thị Ngọc Diệp đã bảo vệ luận văn thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học tại Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung luận văn tác giả tập trung đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc các giá trị tài nguyên du lịch nhân văn, tự nhiên ở Sầm Sơn là một lợi thế không nhỏ cho việc phát triển du lịch. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực địa, tác giả đã khẳng định hoạt động du lịch ở Sầm Sơn phụ thuộc vào mùa vụ, du lịch Sầm Sơn thiếu tính chuyên nghiệp, khó phát triển du lịch bền vững. Tác giả, đề xuất một số nhóm giải pháp 12 giúp cho du lịch Sầm Sơn phát triển trong tƣơng lai. Nhƣ vậy, trong nội dung nghiên cứu, luận văn có đề cập đến tính mùa vụ nhƣng tác giả chỉ mới dừng lại ở việc xem xét tính mùa vụ nhƣ một tác nhân cản trở hoạt động du lịch tại Sầm Sơn, chƣa có những đánh giá cụ thể và đƣa ra các giải pháp để giảm thiểu tính thời vụ. + Năm 2013 với hƣớng nghiên cứu “Định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Sầm Sơn - Thanh Hóa” tác giả Trần Quốc Hƣng đã bảo vệ luận văn thạc sĩ tại Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Khác với các đề tài nghiên cứu đi trƣớc, tác giả đặt trọng tâm nghiên cứu đến chất lƣợng dịch vụ du lịch tại Sầm Sơn, góp phần vào công tác quản lý, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. + Năm 2015, tác giả Nguyễn Xuân Hải đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ với đề tài “Phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với biến đổi khí hậu” tại Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Bao quát toàn bộ nội dung nghiên cứu của đề tài, chính là việc tác giả tập trung đề cập đến tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch tại Sầm Sơn. Xác định các tác động tiêu cực và tích cực của biến đổi khí hậu đến hoạt động du lịch. Bƣớc đầu đề xuất các giải pháp phù hợp trong việc phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhƣ vậy, Sầm Sơn là một đề tài đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau. Trong số đó, có rất ít công trình đề cập đến sự ảnh hƣởng của thời vụ đối với hoạt động du lịch ở Sầm Sơn. Cũng chƣa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách tổng thể về nguồn gốc, bản chất, những ảnh hƣởng do tính thời vụ mang lại và giải pháp giảm thiểu tính thời vụ của du lịch tại Sầm Sơn một cách hệ thống nhƣ mục tiêu luận văn tác giả đặt ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích Mục đích của đề tài nhằm làm rõ những ảnh hƣởng tiêu cực của tính thời vụ du lịch đến hoạt động du lịch Sầm Sơn. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch Sầm Sơn. 13  Nhiệm vụ - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tính thời vụ và các giải pháp giảm thiểu tính thời vụ của hoạt động du lịch tại một điểm đến. - Đánh giá thực trạng sự tác động tiêu cực của tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Sầm Sơn. - Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu sự tác động tiêu cực của tính thời vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại Sầm Sơn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng: Tính thời vụ du lịch và ảnh hƣởng tiêu cực của tính thời vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại Sầm Sơn.  Phạm vi - Phạm vi về nội dung: Tính thời vụ du lịch tác động đến hoạt động du lịch ở cả cung và cầu du lịch. Trong phạm vi của một luận văn cao học, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tính thời vụ du lịch tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch (có nghĩa chỉ nghiên cứu tác động đến cung du lịch, không đi sâu nghiên cứu đến khía cạnh tính thời vụ du lịch tác động lên cầu du lịch). - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tác động của tính thời vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch trong phạm vi thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi thời gian: Các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài đƣợc giới hạn từ năm 2010 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng:  Phƣơng pháp thu thập số liệu: - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Tiế p câ ̣n hê ̣ thố ng lý thuyế t về tính thời vụ trong du lịch, các thông tin liên quan đến đề tài đƣợc thu thập từ sách tham khảo; kết quả nghiên cứu đề tài khoa học; bài viết đăng trên báo, tạp chí, giáo trình... của các tác giả trong nƣớc và nƣớc ngoài. Những thông tin thu nhận đƣợc từ 14 các cơ quan quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn phục vụ cho nội dung nghiên cứu của luận văn. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: + Phƣơng pháp khảo sát thực địa: Đây là phƣơng pháp chủ đạo, từ việc nghiên cứu, khảo sát thực địa sẽ giúp cho tác giả luận văn có đƣợc các số liệu chi tiết, cụ thể, khoa học, tƣờng minh, là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá, nhận định các vấn đề khoa học trong luận văn. Thời gian đi thực tế sẽ đƣợc tác giả tiến hành vào hai thời điểm: Mùa cao điểm (từ tháng 5 - 7) và mùa thấp điểm (tháng 11, 12). + Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Cách thức triển khai trong quá trình đi nghiên cứu thực tế, tác giả sử dụng bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn sâu đến các đối tƣợng: Cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; Phòng Văn hóa-Thông tin thị xã Sầm Sơn; các doanh nghiệp đóng trên địa bàn; Ban Văn hóa các phƣờng, xã thuộc thị xã Sầm Sơn và khách du lịch tại Sầm Sơn. + Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Phân tích, tổng hợp nhằm để luận giải các vấn đề trong nghiên cứu một cách khoa học, logic, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp liên ngành trong nghiên cứu: Văn hóa học, Du lịch học, Kinh tế học, Tâm lý học...  Phƣơng pháp xử lý số liệu: Tổng hợp, phân tích các thông tin số liệu bằng phƣơng pháp thống kê, phần mềm excel đƣợc sử dụng để cập nhật, tính toán tỷ lệ % và điểm số… từ rút ra những kết luận về nghiên cứu giảm thiểu tính thời vụ của hoạt động du lịch tại Sầm Sơn 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chƣơng. Chương 1. Cơ sở lý luận về tính thời vụ du lịch Chương 2. Khảo sát tác động của tính thời vụ đến hoạt động du lịch tại Sầm Sơn Chương 3. Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của tính thời vụ đến hoạt động du lịch tại Sầm Sơn. 15 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH THỜI VỤ DU LỊCH 1.1. Tính thời vụ du lịch 1.1.1. Khái niệm Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến, đƣợc xem là ngành kinh doanh dịch vụ tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát triển du lịch không chỉ thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng, giải trí mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, tôn vinh, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc. Du lịch thƣờng bị tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có những nhân tố đã mang đến tính thời vụ gây nên những ảnh hƣởng nhất định đến hoạt động kinh doanh du lịch. Nghiên cứu tính thời vụ của hoạt động du lịch đang là vấn đề đƣợc các nhà kinh doanh thuộc lĩnh vực này quan tâm. Từ thực tiễn có thể thấy, hoạt động du lịch mang tính nhịp điệu rõ nét, phụ thuộc vào thời gian. Cụ thể có những thời điểm hầu nhƣ không có khách, ngƣợc lại có những thời điểm dòng khách đổ về quá nhiều, vƣợt qua sức chứa của điểm đến. Hiện tƣợng có hoạt động du lịch lặp lại đều đặn vào một số thời điểm trong năm đƣợc gọi là thời vụ du lịch [32, tr.121]. Khái niệm thời vụ du lịch đã có rất nhiều tác giả đề cập: Tính thời vụ du lịch là sự dao động, lặp đi, lặp lại đối với cung và cầu của các dịch vụ hàng hóa du lịch xảy ra dƣới tác động của các nhân tố nhất định. Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh, mà tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch [8, tr.99]. Mặc dù nội dung, thuật ngữ sử dụng có điểm khác nhau, nhƣng có thể nhận thấy điểm chung trong các khái niệm đó là: - Tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi, lặp lại đối với cung và cầu của các dịch vụ và hàng hóa du lịch, xảy ra dƣới tác động của các nhân tố nhất định. Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kì kinh doanh, mà tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch. 16 - Tính thời vụ du lịch của một trung tâm, một đất nƣớc là tập hợp và là sự tác động tƣơng hỗ giữa các dao động theo mùa của “cung” và “cầu” của các loại hình du lịch đƣợc kinh doanh tại đó. - Tính thời vụ du lịch còn đƣợc hiểu là sự mất cân đối về không gian trong một khoảng thời gian nhất định trong năm, thể hiện trên một số phƣơng diện nhƣ: số lƣợng khách, chi tiêu của du khách, các phƣơng tiện giao thông, nguồn nhân lực, sức hấp dẫn. 1.1.2. Bản chất - Trên thực tế tính thời vụ du lịch của mỗi trung tâm du lịch nhất định và ở mỗi quốc gia là tập hợp các dao động theo mùa giữa cung và cầu trong quá trình tổ chức các loại hình du lịch. Sự khác biệt của thời gian tác động và các chỉ số về sự xuất hiện của mỗi loại là nguyên nhân dẫn đến sự dao động trong toàn bộ các hoạt động du lịch. - Bản chất của tính thời vụ du lịch, nhƣ tên của nó, liên quan đến biến đổi thƣờng xuyên và định kỳ theo thời gian của các hiện tƣợng tự nhiên, đặc biệt là các yếu tố thuộc về khí hậu và các mùa trong năm bao gồm: nhiệt độ không khí, nhiệt độ nƣớc, ánh sáng mặt trời, lƣợng mƣa, thời tiết cực đoan, độ ẩm, gió và vị trí địa lý (ven biển, trên núi cao, đô thị…) và các điều kiện kinh tế - xã hội (thói quen, thời gian rỗi, phong tục tập quán, tín ngƣỡng, thu nhập...) - Thời gian của mùa du lịch chính, không phải là đại lƣợng bất biến mà có sự thay đổi. Nó phụ thuộc vào một số yếu tố sau: + Phụ thuộc vào tính chất và xu hƣớng phát triển của hoạt động du lịch. Ví dụ, về tình hình phát triển của tính thời vụ du lịch tại châu Âu. Cuối thế kỉ XX, ở châu Âu mùa đông kéo dài, nên giới quý tộc xem đây là mùa giải trí chính, mùa hè ngắn hơn là mùa chữa bệnh. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động du lịch đã phát triển thêm loại hình du lịch nghỉ ngơi vào mùa hè ở vùng núi. Sau năm 1910, khi khu nghỉ biển ở Địa Trung Hải hình thành thì việc đến đó nghỉ biển mùa hè trở thành mốt thời thƣợng ở châu Âu lúc bấy giờ. Tiếp đến là sự phát 17 triển của các môn thể thao mùa đông, cùng với hoạt động du lịch mùa đông ra đời nhƣng chủ yếu ở các khu vực núi. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động du lịch sau đại chiến thế giới lần thứ 2, đã làm tăng nhanh số lƣợng khách du lịch thuộc tầng lớp trung lƣu đã thúc đẩy sự ra đời hàng loạt khu nghỉ biển ở Nam Âu. Ngoài các loại hình du lịch nhƣ: nghỉ dƣỡng biển (mùa hè), nghỉ dƣỡng núi, du lịch chữa bệnh, thể thao (mùa đông), đã có các loại hình du lịch mới đƣợc hình thành, nhƣ du lịch hội nghị, hội thảo, tham quan, khảo sát.... Những loại hình du lịch này chủ yếu hoạt động vào mùa thu và mùa xuân. + Phụ thuộc vào sở thích đi du lịch của du khách (lựa chọn kì nghỉ để tắm nắng, leo núi, hay trƣợt tuyết). Ví dụ, một khu nghỉ mát bãi biển đƣợc ƣa thích bởi những du khách muốn tận hƣởng ánh nắng mặt trời và thể thao dƣới nƣớc. Trong khi đó, một khu nghỉ mát trƣợt tuyết đƣợc ƣa chuộng bởi những ngƣời trƣợt tuyết hoặc du khách đang mong muốn xem phong cảnh tuyết tuyệt đẹp. Các biến thể trong các yếu tố tự nhiên có nghĩa là vùng có tiềm năng và nguồn lực du lịch theo mùa khác nhau. Việc xác định thời vụ của từng loại hình du lịch đƣợc thực hiện dễ hơn, vì sự dao động ở mỗi một loại hình du lịch thƣờng chỉ diễn ra một lần trong năm. - Một điểm du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch tùy thuộc vào khả năng đa dạng hóa các loại hình du lịch ở đó. Các mùa vụ du lịch là do nhu cầu du lịch không giống nhau giữa các tháng trong năm tạo ra các thời kỳ có lƣợng cầu khác nhau, đó là các thời vụ (hay mùa trong du lịch): + Mùa du lịch chính là: khoảng thời gian có cƣờng độ tiếp nhận khách du lịch lớn nhất. + Trƣớc mùa du lịch chính là: khoảng thời gian có cƣờng độ thấp hơn mùa chính, xảy ra trƣớc mùa du lịch chính. + Sau mùa vụ du lịch là: khoảng thời gian có cƣờng độ thấp hơn mùa chính xảy ra sau mùa du lịch chính. + Trái mùa du lịch (mùa chết) là: khoảng thời gian có cƣờng độ thu hút khách du lịch thấp nhất. 18 Lƣợng du khách tăng dần ở thời kỳ đầu mùa, đạt đỉnh ở mùa chính, lƣợng khách giảm dần ở thời kỳ cuối vụ. Thời gian còn lại trong năm đƣợc gọi là ngoài mùa, ở một số nƣớc ngƣời ta gọi là mùa chết. Mùa vụ du lịch của một điểm du lịch càng ngắn thì tính thời vụ của điểm du lịch đó càng cao và ngƣợc lại. Ở các nƣớc du lịch phát triển, thời vụ du lịch thƣờng kéo dài hơn. Cƣờng độ du lịch giữa mùa chính so với thời kỳ trƣớc và sau thể hiện yếu hơn. Với các nƣớc hoặc vùng du lịch mới phát triển, mùa du lịch thƣờng ngắn và cƣờng độ du lịch thể hiện rõ nét hơn. 1.1.3. Đặc điểm Thời vụ trong du lịch là một hiện tƣợng phổ biến khách quan, nó tồn tại ở tất cả các nƣớc, các vùng có hoạt động du lịch. Ở các nƣớc khác nhau, các vùng khác nhau có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tùy thuộc vào các loại hình du lịch phát triển ở đó. Thời gian, cƣờng độ, độ dài của thời vụ du lịch không phải là bất biến, chúng là đại lƣợng thay đổi dƣới sự tác động của nhiều yếu tố nhƣ đã nêu ở phần bản chất của thời vụ (mục 1.1.2). Tính thời vụ du lịch có các đặc điểm sau: - Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch Trên cơ sở lý luận căn bản, nếu một vùng du lịch kinh doanh nhiều thể loại du lịch đảm bảo đƣợc cƣờng độ hoạt động đều đặn trong các tháng của năm (lƣợng khách và doanh thu luôn giữ đƣợc mức ổn định), thì tại vùng đó không tồn tại tính thời vụ. Tuy vậy, có nhiều yếu tố tác động lên hoạt động kinh doanh du lịch làm cho hoạt động đó khó có thể đảm bảo đƣợc cƣờng độ hoạt động đều đặn trong năm dẫn đến tồn tại tính thời vụ trong hoạt động du lịch. - Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tùy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó Tùy vào tài nguyên du lịch tại một nƣớc hoặc một vùng du lịch mà có loại hình du lịch nghỉ biển hay nghỉ núi thì ở đó chỉ có một mùa du lịch vào mùa hè hoặc mùa đông. Ví dụ, các vùng biển nhƣ Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò của Việt Nam chỉ kinh doanh và phát triển loại hình du lịch nghỉ biển là chủ yếu thì mùa du lịch sẽ 19 là mùa hè. Tại một số khu nghỉ mát biển có nhiều nguồn nƣớc khoáng giá trị, phát triển mạnh cả 2 loại hình du lịch: nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghỉ dƣỡng chữa bệnh vào mùa đông, tạo thành 2 mùa vụ du lịch ở đó. Một số vùng núi ở châu Âu nhƣ Áo, Pháp, đồng thời phát triển 2 mùa vụ du lịch chính, mùa hè leo núi nghỉ dƣỡng chữa bệnh, mùa đông trƣợt tuyết. - Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau Các loại hình du lịch đều phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tự nhiên và việc tạo ra tính thời vụ trong du lịch cũng bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố tự nhiên này. Ví dụ nhƣ du lịch nghỉ biển (mùa hè), du lịch trƣợt tuyết (mùa đông) bao giờ cũng có mùa vụ ngắn hơn và cƣờng độ mạnh hơn so với du lịch chữa bệnh thƣờng có mùa dài hơn và cƣờng độ mùa chính yếu hơn. - Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của các quốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch Cùng kinh doanh một loại hình du lịch với các điều kiện về tài nguyên du lịch tƣơng đối nhƣ nhau nhƣng tại các nƣớc, vùng, cơ sở kinh doanh du lịch, có kinh nghiệm kinh doanh du lịch tốt hơn thì thời vụ du lịch thƣờng kéo dài hơn và cƣờng độ của mùa du lịch yếu hơn, ngƣợc lại mùa du lịch ngắn hơn, cƣờng độ của mùa du lịch chính thể hiện mạnh hơn tại các nƣớc, vùng, cơ sở du lịch mới phát triển, chƣa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh (chính sách tiếp thị, quảng cáo chƣa tốt). Ở các nƣớc du lịch phát triển thông thƣờng mùa du lịch dài hơn và cƣờng độ mùa du lịch chính yếu hơn, tại đó mùa du lịch ngắn hơn nhƣng diễn ra với cƣờng độ mạnh hơn. - Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kì kinh doanh Thời vụ chính (mùa chính) là thời gian mà ở đó cƣờng độ lớn nhất, thời kì có cƣờng độ nhỏ hơn, trƣớc mùa chính gọi là thời vụ trƣớc mùa, sau mùa chính là thời vụ sau mùa. Thời gian còn lại trong năm gọi là ngoài mùa. Tại một số quốc gia, vùng, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan