Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng, áp dụng cho dự án nâng cấp trục chính hệ thống thủy lợi sông nhuệ

.PDF
97
107
131

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Mạc Thị Mai Nhung i LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng, áp dụng cho dự án Nâng cấp trục chính hệ thống thủy lợi sông Nhuệ” đã được học viên hoàn thành đúng thời gian quy định và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trong đề cương được phê duyệt. Học viên xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế, giảng viên trường Đại học Thủy lợi Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này. Học viên cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Thủy lợi và các thầy cô giáo đã trực tiếp nhiệt tình giảng dạy học viên trong suốt quá trình học tập tại trường. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức của bản thân còn hạn chế, thời gian có hạn, môi trường công tác ở nơi khó khăn nên luận văn này không tránh khỏi những tồn tại. Vì vậy, học viên mong nhận được những ý kiến đóng góp và hướng dẫn chân thành của các thầy cô giáo, sự tham gia và trao đổi nhiệt tình của bạn bè và đồng nghiệp. Học viên rất mong muốn những vẫn đề còn tồn tại sẽ được phát triển ở mức độ nghiên cứu sâu hơn góp phần ứng dụng những kiến thức khoa học vào phục vụ trong lĩnh vực ngành xây dựng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tác giả xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2017 HỌC VIÊN Mạc Thị Mai Nhung ii MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG .................................................................................................................4 1.1 Khái quát về công tác an toàn lao động trong xây dựng ..........................................4 1.1.1 Quản lý lao động ....................................................................................................4 1.1.2 Quản lý an toàn lao động trong xây dựng ..............................................................6 1.2 Tình hình Quản lý an toàn lao động trong xây dựng trên thế giới và Việt Nam .......7 1.3 Tình hình chấp hành các quy định về an toàn lao động ............................................9 1.3.1 Công tác an toàn lao động tại các doanh nghiệp xây dựng ..................................10 1.3.2 Công tác an toàn lao động tại các công trường xây dựng ....................................11 1.4 Công tác tập huấn về an toàn lao động ....................................................................14 1.4.1 Đánh giá chung về công tác tập huấn an toàn lao động .......................................14 1.4.2 Ảnh hưởng của công tác tập huấn đến tai nạn lao động .......................................16 1.5 Tình hình sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động ......................................................18 1.5.1 Các thiết bị bảo vệ cá nhân ...................................................................................19 1.5.2 Thiết bị bảo vệ khi sử dụng các dụng cụ cầm tay ................................................19 1.5.3 Sử dụng biển báo và tín hiệu an toàn ...................................................................20 Kết luận chương 1: ........................................................................................................21 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG .............................................................. 22 2.1 Chính sách, pháp luật về an toàn lao động ..............................................................22 2.1.1 Các quy định chung về an toàn lao động ..............................................................22 2.1.2 Tổ chức các bộ phận phục vụ công tác an toàn lao động .....................................24 2.1.3 Quy định về huấn luyện an toàn lao động ............................................................25 2.1.4 Đánh giá hiệu quả quản lý về mặt pháp chế đối với công tác an toàn xây dựng ở Việt Nam ......................................................................................................................29 iii 2.2 An toàn lao động trong thi công đào đất ................................................................. 37 2.2.1 Những nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn khi đào đất .......................................... 37 2.2.2 Các biện pháp an toàn lao động khi đào đất......................................................... 38 2.3 An toàn lao động trong thi công nền - móng .......................................................... 42 2.3.1 Các nguyên nhân tai nạn ...................................................................................... 42 2.3.2 Các biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công nền - móng ................................. 43 2.4 An toàn trong vận hành máy thi công ..................................................................... 44 2.4.1 Các nguyên nhân tai nạn ...................................................................................... 44 2.4.2 Các biện pháp phòng tránh ................................................................................... 45 Kết luận chương 2: ........................................................................................................ 49 CHƯƠNG3. QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẢI TẠO, NẠO VÉT TRỤC CHÍNH SÔNG NHUỆ ................................ 50 3.1 Giới thiệu về dự án Cải tạo, nạo vét trục chính Sông Nhuệ .................................... 50 3.1.1 Thông tin chung .................................................................................................. 50 3.1.2 Công tác đào đất lòng sông: ................................................................................. 54 3.1.3 Công tác đắp đê .................................................................................................... 55 3.1.4 Công tác tạo mặt, mái đê ...................................................................................... 56 3.2 Phân tích thực trạng quản lý an toàn tại Công trình ................................................ 57 3.2.1 Biện pháp đảm bảo an toàn do đơn vị thi công lập .............................................. 57 3.2.2 Thực tế thi công trên công trường ........................................................................ 60 3.2.3 Đánh giá biện pháp đảm bảo an toàn của Công trình .......................................... 64 3.3 Các giải pháp quản lý an toàn lao động trong xây dựng công trình Cải tạo, nạo vét trục chính sông Nhuệ ..................................................................................................... 66 3.3.1 An toàn đào đất bằng máy đào đứng trên bờ ....................................................... 66 3.3.2 Biện pháp an toàn cho máy đào trên hệ phao nổi ................................................ 72 3.3.3 Biện pháp an toàn trong công tác đắp đê ............................................................. 75 3.3.4 Công tác đảm bảo an toàn điện ............................................................................ 80 3.3.5 Các giải pháp tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo an toàn lao động ....................... 81 Kết luận chương 3: ........................................................................................................ 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 87 iv DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Tai nạn lao động trong xây dựng xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh ..........6 Hình 1.2 Diện tích lớn sàn bê tông bị sập tại Lotte Mart ................................................9 Hình 1.3 Tai nạn do sập dàn giáo ở công trình Formusa ..............................................12 Hình 2.1 Mối quan hệ giữa các đơn vị: ........................................................................30 Hình 2.2 .Bố trí máy đào trong khoang đào ..................................................................47 Hình 2.3 Phối hợp giữa máy đào và ôtô ........................................................................48 Hình 3.1 Mặt cắt ngang điển hình sông Nhuệ ............................................................... 53 Hình 3.2 Tổ hợp sử dụng 02 lượt máy đào trên cạn ......................................................54 Hình 3.3 Tổ hợp ống đẩy tàu hút chuyển trực tiếp đến bãi thải ....................................54 Hình 3.4 Các biện pháp chuyển đất tận dụng đắp đê ....................................................56 Hình 3.5 Biện pháp thi công kết cấu đê.........................................................................57 Hình 3.6 Máy đào nạo vét đất lòng sông .......................................................................61 Hình 3.7 Tổ hợp máy đào đứng trên phao, đào đất vào sà lan ......................................62 Hình 3.8 Tổ hợp sử dụng 01 lượt máy đào trên cạn ......................................................66 Hình 3.9 Tổ hợp sử dụng 02 lượt máy đào trên cạn ......................................................67 Hình 3.10. Một số tai nạn trong khi thi thi công đào đất...............................................69 Hình 3.11 Cắt dọc vị trí ô máy đứng công tác bốc dở ở bãi tập kết .............................. 71 Hình 3.12 Biện pháp an toàn khi đào đất bằng máy đào đứng trên bờ .........................71 Hình 3.13 Máy đào đặt trên cạn nạo vét đất lớp trên, gom thành đống ........................73 Hình 3.14 Tổ hợp sử dụng máy đào trên hệ phao nổi ...................................................73 Hình 3.15 Một số tai nạn trong khi thi thi công nạo vét................................................74 Hình 3.16 Các biện pháp chuyển đất tận dụng đắp đê ..................................................76 Hình 3.17 Biện pháp thi công kết cấu đê.......................................................................77 Hình 3.18 Biện pháp an toàn khi thi công bằng máy đào .............................................79 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: So sánh tai nạn lao động năm 2014 và 2015 [2] ........................................... 16 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATLĐ: An toàn lao động ATVSLĐ: An toàn vệ sinh lao động BHLĐ: Bảo hộ lao động BLĐTBXH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội BNN: Bệnh nghề nghiệp BYT: Bộ Y tế CĐ: Công đoàn ĐHTL: Đại học thủy lợi NĐCP: Nghị định Chính phủ KHCN: Khoa học Công nghệ MTLĐ: Môi trường lao động NLĐ: Người lao động QĐ: Quyết định SL: Sắc lệnh TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN: Quy chuẩn Việt Nam QLDA: Quản lý dự án TLĐ: Tổng Liên đoàn TLĐLĐVN: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam TNLĐ: Tai nạn lao động TT: Thông tư TTLT: Thông tư liên tịch VSMT: Vệ sinh môi trường YT: Y tế. vii viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng các dự án, công trình xây dựng được triển khai, thi công bàn giao đưa vào vận hành, sử dụng ngày càng nhiều. Trong đó nhiều công trình có qui mô lớn, kỹ thuật thi công phức tạp; lực lượng lao động tham gia, trong đó có cả lao động nước ngoài tăng nhanh. Các công nghệ, thiết bị thi công tiên tiến được ứng dụng rộng rãi trên nhiều công trình, đem lại năng suất, hiệu quả lao động cao, tiến độ thi công được rút ngắn, chất lượng công trình tăng lên đáng kể, tạo điều kiện để ngành Xây dựng từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Mặc dù, công tác an toàn lao động đã được chú trọng và tăng cường nhằm hạn chế thấp nhất xảy ra tai nạn, nhưng tình trạng tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng vẫn đang ở mức cao. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lĩnh vực xây dựng chiếm 30% trên tổng số vụ tai nạn lao động (trong đó 55% do ngã, 24% vướng các vấn đề về điện, 10% do sập đổ thiết bị trên công trình, 10% liên quan đến phương tiện bảo vệ cá nhân). Theo thống kê, nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người là do người sử dụng lao động chiếm 54,1%, trong đó người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động; người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; thiết bị không đảm bảo an toàn lao động. Ngoài ra, nguyên nhân từ người lao động chiếm 24,6% như: người lao động vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động; người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, 21,3% còn lại là do các nguyên nhân khách quan khác. Mặt khác, trang điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng cho biết, có hơn 80% công nhân ngành xây dựng là lao động thời vụ và lao động tự do, phần nhiều trong số họ chưa được đào tạo bài bản nên ý thức về bảo hộ lao động rất kém, chỉ biết làm lấy ngày công, ít khi quan tâm đến an toàn lao động. Trong khi các chủ thầu với kỹ thuật, công nghệ hạn chế, công tác giám sát thi công, đảm 1 bảo an toàn lao động không được coi trọng là một trong số nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn thương tâm. Chính vì vậy, công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng cần phải được nghiên cứu để đề xuất các giải pháp hiệu quả đảm bảo hạn chế thấp nhất xảy ra tai nạn trên các công trường xây dựng. Công trình Nâng cấp trục chính hệ thống thủy lợi sông Nhuệ do Nhà nước đầu tư xây dựng nhằm cải thiện khả năng tưới, tiêu của hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát lũ. Đây là công trình có quy mô lớn, tuyến chạy dài qua nhiều địa bàn khác nhau, có nhiều hạng mục thi công đồng thời, nhiều hạng mục phải thi công dưới nước, trong những điều kiện mặt bằng không thuận lợi. Vì vậy, các giải pháp đảm bảo an toàn lao động trong quá trình xây dựng đối với Công trình là rất cần thiết. Trên cơ sở hệ thống pháp luật về quản lý an toàn xây dựng tại Việt Nam, đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng về công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng để đề xuất các giải pháp kỹ thuật và tổ chức thực hiện nhằm nâng cao công tác quản lý an toàn lao động đối với công trình Nâng cấp trục chính hệ thống sông Nhuệ. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp kỹ thuật và tổ chức thực hiện để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý an toàn lao động trong quá trình xây dựng công trình Nâng cấp trục chính hệ thống sông Nhuệ. 3. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận: Tiếp cận các kết quả đã nghiên cứu về kỹ thuật và tổ chức đảm bảo an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng; Các quy định về an toàn lao động trong xây dựng. 2 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là công tác đảm bảo an toàn lao động đối với công trường thi công công trình Nâng cấp trục chính hệ thống Sông Nhuệ Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu biện pháp tăng cường công tác đảm bảo an toàn đối với một số công tác có nguy cơ cao xảy ra mất an toàn lao động trong quá trình thi công công trình Nâng cấp trục chính hệ thống Sông Nhuệ. Cụ thể là công tác nạo vét, công tác vận chuyển, công tác đóng cừ … 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Đề tài này tổng kết công tác an toàn lao động trong ngành Xây dựng. Qua kết quả này sẽ góp phần tích cực cho công tác quản lý an toàn lao động trên các công trường Xây dựng. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài này đã đánh giá thực trạng về công tác đảm bảo an toàn và các giải pháp cụ thể đối với công tác đảm bảo an toàn lao động trên công trường thi công công trình Nâng cấp trục chính hệ thống Sông Nhuệ. Kết quả này sẽ góp phần tích cực trong công tác lập, thẩm định, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động đối với từng công trường cụ thể. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng các dự án, công trình xây dựng được triển khai, thi công bàn giao đưa vào vận hành, sử dụng ngày càng nhiều. Các công nghệ, thiết bị thi công tiên tiến được ứng dụng rộng rãi trên nhiều công trình, đem lại năng suất, hiệu quả lao động cao, tiến độ thi công được rút ngắn, chất lượng công trình tăng lên đáng kể, tạo điều kiện để ngành Xây dựng từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Công tác an toàn vệ sinh lao động đã được chú trọng và tăng cường nhằm hạn chế thấp nhất xảy ra tai nạn.Tuy nhiên, tình trạng tai nạn lao động trong lĩnh vực Xây dựng xảy ra đang ở mức đáng báo động, đặc biệt là tỷ lệ tai nạn lao động chết người chiếm gần 40% tổng số người chết[1]. Tình trạng tai nạn lao động tăng cao trong lĩnh vực Xây dựng trong những năm vừa qua có thể do các nguyên nhân chính như sau: - Vi phạm các quy định về an toàn lao động; - Công tác tập huấn về an toàn lao động chưa đạt yêu cầu; - Vi phạm về việc trang bị và sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động; Vì vậy, trong chương này, tác giả sẽ tập trung đánh giá tổng quan về tình hình chấp hành các quy định và công tác tập huấn về an toàn lao động, và việc trang bị, sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động trong lĩnh vực Xây dựng ở Việt Nam trong những năm gần đây. 1.1 Khái quát về công tác an toàn lao động trong xây dựng 1.1.1 Quản lý lao động Quản lý lao động là hoạt động quản lý lao động con người trong một tổ chức nhất định trong đó chủ thể quản trị tác động lên khách thể bị quản trị nhằm mục đích tạo ra lợi ích chung của tổ chức. Trong nền kinh tế thị trường các doanh 4 nghiệp được đặt trong sự cạnh tranh quyết liệt. Vì vậy để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải thường xuyên tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong đó các công việc phải quan tâm hàng đầu là quản trị lao động. Những việc làm khác sẽ trở nên vô nghĩa nếu công tác quản lý lao động không được chú ý đúng mức không được thường xuyên củng cố. Thậm chí không có hiệu quả, không thể thực hiện bất kỳ chiến lược nào nếu từng hoạt động không đi đôi với việc hoàn thiện và cải tiến công tác quản lý lao động. Một doanh nghiệp dù có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh, có đầy đủ điều kiện vật chất kĩ thuật để kinh doanh có lãi, một đội ngũ công nhân viên đủ mạnh nhưng khoa học quản lý không được áp dụng một cách có hiệu quả thì doanh nghiệp đó cũng không tồn tại và phát triển được. Ngược lại một doanh nghiệp đang có nguy cơ sa sút, yếu kém để khôi phục hoạt động của nó, cán bộ lãnh đạo phải sắp xếp, bố trí lại đội ngũ lao động của doanh nghiệp, sa thải những nhân viên yếu kém, thay đổi chỗ và tuyển nhân viên mới nhằm đáp ứng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với khả năng làm việc của từng người. Khi quản lý lao động cần phải đảo bảo an toàn cho họ khi làm việc và công tác trong nhà máy, xưởng sản xuất hoặc công trình xây dựng. Vậy quản lý lao động bao gồm cả quản lý an toàn lao động trong xây dựng. Tại hội thảo Tăng cường khung pháp lý an toàn, vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao do Cục An toàn lao động, Ban quản lý dự án RAS 12/50M/JPN (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) tổ chức tại TP.HCM ngày 29-11/2013, các diễn giả cho biết, xây dựng là một trong những ngành nghề có nguy cơ tai nạn, rủi ro cao, trong đó tai nạn lao động (TNLĐ) trong lĩnh vực xây dựng thường chiếm khoảng 30% trong tổng số các vụ chết người 5 Hình 1.1: Tai nạn lao động trong xây dựng xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh Nguyên nhân được lý giải là do 80% công nhân trong ngành xây dựng là lao động thời vụ, môi trường làm việc của công nhân xây dựng thường không ổn định, có tâm lý ngại tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) lại không chịu sức ép thực hiện ATVSLĐ. Vậy an toàn lao động là các biện pháp, công tác bảo vệ nhằm tránh xảy ra tai nạn tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động xảy ra trong quá trình lao động tại công trường. 1.1.2 Quản lý an toàn lao động trong xây dựng Quản lý an toàn lao động nhằm mục tiêu phòng ngừa tai nạn là chính. An toàn lao động hiểu theo nghĩa rộng là an toàn không chỉ cho mọi người lao động .trên công trình, mà còn phải an toàn cho công trình, công trường sản xuất. 6 Theo luật xây dựng 2004 thì trong quá trình thi công xây dựng công trình nhà thầu thi công có trách nhiệm: + Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, máy móc, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề, đối với những máy móc thiết bị phục vụ thi công phải được kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng. + Thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với từng hạng mục công trình hoặc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn. + Thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra mất an toàn trong thi công xây dựng. Quản lý an toàn lao động trong xây dựng là các hoạt động quản lý lao động trong công trường nhằm đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình. 1.2 Tình hình Quản lý an toàn lao động trong xây dựng trên thế giới và Việt Nam Theo thống kê của Bộ Lao động và Hội đồng An toàn Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy mặc dù công nhân xây dựng chỉ sử dụng khoảng 6% sức lực cho công việc, nhưng họ phải chịu đến 12% chấn thương hoặc bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp (có đến khoảng 250000 cho đến 300000 ca chấn thương trong xây dựng) và 19% phải chịu những rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng do công việc (khoảng 3000 ca trong năm- theo số liệu ước tính từ Hội đồng An toàn Quốc gia Mỹ và khoảng 1000 ca theo số liệu của Hội đồng An toàn và Sức khỏe). Các chi phí liên quan đến ngành công nghiệp này ước tính khoảng từ 5 tỉ đến 10 tỉ một năm. Tại Việt Nam có hàng trăm vụ tai nạn lớn nhỏ trong ngành xây dựng, gây chết và bị thương nhiều người cũng như những thiệt hại vật chất đáng kể. 7 Trong năm 2007, tình hình tai nạn lao động trong ngành xây dựng, đặc biệt là tai nạn lao động nghiêm trọng và tai nạn lao động chết người không giảm. Nguyên nhân là do các đơn vị chưa thực hiện đầy đủ pháp luật về bảo hộ lao động cũng như các văn bản chỉ đạo của Bộ; thiếu sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra sát sao về an toàn-vệ sinh lao động-phòng chống cháy nổ; công tác huấn luyện, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn về pháp luật bảo hộ lao động và những biện pháp cụ thể cho người lao động chưa được tiến hành thường xuyên; bộ máy làm công tác bảo hộ lao động chưa được coi trọng; chế độ thống kê báo cáo chưa nghiêm túc; sử dụng lao động thời vụ không ký hợp đồng lao động, không qua đào tạo vẫn còn khá phổ biến. Trước tình hình đó, Bộ xây dựng ra công văn số 02/2008/CT-BXD “Về việc chấn chỉnh và tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các đơn vị thuộc ngành Xây dựng”: Tuy nhiên tình hình tai nạn lao động năm 2013 có xu hướng gia tăng và thiệt hại nghiêm trọng về người và của tiêu biểu là một số vụ như: Sập mái bê tông tại công trình xây dựng nhà thờ Ngọc Lâm (xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) ngày 17/01/2013, sập 600m2 sàn bê tông tầng 3 công trình xây dựng siêu thị của Lotte Mart (phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) ngày 04/08/2013, sập đổ mái bê tông tum cầu thang tầng 5 công trình trụ sở Chi cục Thuế huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) ngày 30/08/2013, sập giàn giáo tại công trình nhà ở tư nhân ở xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang vào sáng 04/10/2013 làm một số người chết và bị thương. 8 Hình 1.2 Diện tích lớn sàn bê tông bị sập tại Lotte Mart Tại hội thảo Tăng cường an toàn vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao tại Việt Nam” do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức tại Hà Nội vừa qua thì lĩnh vực xảy ra nhiều tai nạn lao động nhiều nhất là xây dựng (công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông) chiếm 51,11% tổng số vụ tai nạn chết người; khai khoáng 12,7%; SX vật liệu xây dựng 8,3% và cơ khí chế tạo 8%. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do vi phạm quy trình, không có biện pháp an toàn vệ sinh lao động. Tình hình trên cho thấy tình hình quản lý an toàn lao đông trong xây dựng vẫn chưa được quan tâm chú trọng, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu mới có thể giảm thiểu tình trạng tai nạn trên. 1.3 Tình hình chấp hành các quy định về an toàn lao động Trong lĩnh vực Xây dựng, việc thực hiện các quy định về an toàn - vệ sinh lao động ở một số đơn vị chưa được nghiêm túc. Không ít đơn vị tuy có tổ chức cho cán bộ, nhân viên và người lao động học tập và triển khai thực hiện các quy định 9 về bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động nhưng còn mang tính hình thức, hiệu quả mang lại chưa cao. Tình trạng an toàn - vệ sinh lao động không đảm bảo trong lao động, để xảy ra cháy nổ còn khá phổ biến, đặc biệt tai nạn lao động có chiều hướng gia tăng, mà nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động và người lao động chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn - vệ sinh lao động [1]. 1.3.1 Công tác an toàn lao động tại các doanh nghiệp xây dựng Các kết quả khảo sát của các cơ qua chức năng đã cho thấy hầu hết các đơn vị đều bố trí cán bộ làm công tác an toàn - vệ sinh lao động, trong đó có một số đơn vị sử dụng cán bộ chuyên trách, với đa số có chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn - vệ sinh lao động (hầu hết có trình độ cao đẳng, đại học) [2], [3]. Nhưng việc thực hiện trách nhiệm về an toàn – vệ sinh lao động vẫn mang tính hình thức[3]. Đối với việc tổ chức mạng lưới an toàn- vệ sinh viên tại nơi lao động, là một yêu cầu bắt buộc theo quy định[4], số đơn vị thành lập mạng lưới an toàn- vệ sinh viên chiếm tỷ lệ rất thấp trong các đơn vị có chức năng thi công, cá biệt có một số đơn vị sử dụng trên 1.000 lao động vẫn không thành lập mạng lưới an toànvệ sinh viên[1]. Mặc dù quy định yêu cầu các đơn vị sử dụng trên 1.000 lao động phải thành lập Hội đồng bảo hộ lao động[4], nhưng vẫn có một số đơn vị thuộc loại này không thành lập, trong khi một số đơn vị sử dụng ít lao động hơn lại thành lập Hội đồng bảo hộ lao động. Về việc lập kế hoạch an toàn- vệ sinh lao động hàng năm, kết quả khảo sát của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các đơn vị thực hiện rất hạn chế[5]. Đối với việc tự kiểm tra về an toàn- vệ sinh lao động, đa số đơn vị có tiến hành tự kiểm tra toàn diện nhưng tần suất kiểm tra chênh lệch nhau khá nhiều, có đơn vị kiểm tra 12 lần/năm nhưng cũng có đơn vị chỉ kiểm tra 1 lần/năm, không đúng quy định yêu cầu tối thiểu phải tự kiểm tra toàn diện 6 tháng/lần[6]. Một số 10 công trường chưa lập sổ nhật ký an toàn (sổ nhật ký thi công cũng không ghi chép các thông số về an toàn lao động); doanh nghiệp có tự kiểm tra an toàn lao động trên công trường nhưng hiệu quả chưa cao, nặng tính hình thức[3]. Về việc ban hành nội quy, quy chế về an toàn – vệ sinh lao động, phần lớn các đơn vị có ban hành nội quy, quy chế để điều hành công tác an toàn – vệ sinh lao động nhưng việc quản lý cụ thể thường xuyên thông qua các văn bản điều hành, chỉ đạo còn hạn chế, theo kết quả khảo sát của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh: chỉ có 4/41 đơn vị kê khai có ban hành những văn bản dạng này[5]. 1.3.2 Công tác an toàn lao động tại các công trường xây dựng Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra các công trường xây dựng những công trình có quy mô lớn, đang trong quá trình thi công, sử dụng nhiều lao động chịu rủi ro như thi công tầng hầm, trên các tầng cao, sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn (vận thăng, cần trục…)[5]. Các công trường đều có một số vấn đề về an toàn – vệ sinh lao động như trong tổ chức mặt bằng công trường, huấn luyện, trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân, quản lý sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn…[5]. Về tổ chức mặt bằng công trường xây dựng, các công trường được kiểm tra đều có thiết kế tổng mặt bằng công trường xây dựng nhưng không niêm yết công khai tại cổng chính của công trường theo quy định, cá biệt có một số công trình không xuất trình được thiết kế tổng mặt bằng công trường xây dựng (3/13 công trình)[5]. Về công tác đảm bảo kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động, tai nạn chống ngã cao và sử dụng điện được đánh giá là chiếm tỷ lệ lớn nhất trên các công trường xây dựng. Cụ thể, tỷ lệ tai nạn lao động làm chết người do ngã cao chiếm 28,1 %, điện giật chiếm 19 %[1]. 11 Hình 1.3 Tai nạn do sập dàn giáo ở công trình Formusa Hình trên thể hiện cảnh đổ nát của dàn giáo bị sập tại công trường dự án Formusa, Hà Tĩnh do kiểm tra kết cấu dàn giáo không đảm bảo nhưng không báo cáo [1]. Đối với công tác an toàn khi sử dụng điện, kết quả kiểm tra tại các công trường xây dựng vẫn tồn tại các vấn đề thường trực như không có biện pháp bảo vệ khi thi công công trình gần đường điện cao thế; không nối đất vỏ các tủ điện (4/13 công trìnhvi phạm), dây dẫn điện không treo mà rải dưới đất (kể cả trên mặt sàn đọng nước), không sử dụng ổ cắm chuyên dụng hoặc sử dụng thiết bị điện cầm tay nhưng không thực hiện đo cách điện trước khi đưa vào sử dụng[5]. Ngoài công tác an toàn ngã cao và sử dụng điện, công tác phòng chống cháy nổ cũng rất cần thiết phải quan tâm vì tỷ lệ để xảy ra các đám cháy cũng không nhỏ [2]. Hầu hết các công trình đã kiểm tra đều không có hoặc có nhưng không đầy đủ phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cho công trường. Việc bố trí thiết bị chữa cháy cục bộ tại các khu vực đang thực hiện những công việc dễ xảy ra cháy (thi công hàn, cắt, lắp đặt các hệ thống lạnh…) vẫn chưa đầy đủ, nhiều 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất