Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giải pháp quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh bắc giang...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh bắc giang

.PDF
118
194
95

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THÂN THỊ THU NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Bảo Dương NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ đế lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Thân Thị Thu i năm 2016 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Bảo Dương – Người thầy giáo đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh và các huyện, thành phố; hội viên nông dân và người dân địa phương đã cung cấp những thông tin cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài tại địa bàn. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên và khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Thân Thị Thu ii năm 2016 MỤC LỤC Lời cam đoan .......................................................................................................................................i Lời cảm ơn ..........................................................................................................................................ii Mục lục .............................................................................................................................................iv Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................................................vi Danh mục bảng................................................................................................................................ vii Danh mục hộp, hình, sơ đồ, biểu đồ................................................................................................ix Trích yếu luận văn.............................................................................................................................ix Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 3 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ...............................................................................................4 2.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4 2.1.1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 4 2.1.2. Đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Nông dân .......................... 5 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân .......................................................... 8 2.1.4. Vai trò và nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ nông dân................................................... 9 2.1.5. Nội dung công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân ............................................. 10 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân ................................ 21 2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 23 2.2.1. Kinh nghiệm một số nước trong quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân để xóa đói, giảm nghèo ....................................................................................................... 23 2.2.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường hoạt động hỗ trợ nông dân ........................................................................................ 25 iii 2.2.3. Kinh nghiệm quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tại một số địa phương ................. 26 2.2.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang .................... 29 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................31 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 31 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................................. 31 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 33 3.1.3. Giới thiệu về Quỹ hỗ trợ nông dân ................................................................... 36 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 42 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 42 3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu .............................................................. 43 3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................................ 44 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 45 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................................46 4.1. Thực trạng quản lý của quỹ hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ....... 46 4.1.1. Quản lý tăng trưởng nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân ............................... 46 4.1.2. Quản lý hoạt động cho vay của Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang ........................... 52 4.1.3. Quản lý thu hồi vốn Quỹ HTND tại Bắc Giang ............................................... 62 4.1.4. Thực trạng quản lý tài chính Quỹ HTND tại Bắc Giang .................................. 64 4.1.5. Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Quỹ ............................................. 66 4.2. Đánh giá chung về hoạt động quản lý của quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang ................................................................................................................ 68 4.2.1. Những kết quả đạt được.................................................................................... 68 4.2.2. Những hạn chế .................................................................................................. 73 4.2.3. Nguyên nhân những hạn chế ............................................................................ 74 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý quỹ htnd tỉnh Bắc Giang............ 76 4.3.1. Đặc điểm các hội viên vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang ............. 76 4.3.2. Ảnh hưởng của cơ chế chính sách .................................................................... 78 4.3.3. Ảnh hưởng của nguồn lực cho công tác quản lý .............................................. 80 4.3.4. Ảnh hưởng của trang thiết bị và công nghệ thông tin ...................................... 81 4.3.5. Ảnh hưởng của công tác kiểm tra, kiểm soát ................................................... 82 4.4. Giải pháp quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang ................................... 82 4.4.1. Quan điểm, mục tiêu về quản lý quỹ hỗ trợ nông dân ...................................... 82 iv 4.4.2. Giải pháp quản lý quỹ hỗ trợ nông dân ............................................................ 83 Phần 5. Kết luận và kiến nghị.....................................................................................................93 5.1. Kết luận............................................................................................................. 93 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 94 5.2.1. Với Quỹ HTND Trung ương ............................................................................ 94 5.2.2. Với UBND tỉnh................................................................................................. 94 Tài liệu tham khảo............................................................................................................................95 Phụ lục ............................................................................................................................................97 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BTV Ban Thường vụ HND Hội Nông dân TW Trung ương CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa HTND Hỗ trợ nông dân HTX Hợp tác xã NĐ-CP Nghị định của Chính phủ QĐ Quyết định UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Mẫu điều tra cho các nhóm đối tượng ......................................................... 44 Bảng 4.1. Tăng trưởng nguồn vốn của Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang ............................ 50 Bảng 4.2. Cơ cấu nguồn vốn của Quỹ HTNN tỉnh Bắc Giang .................................... 51 Bảng 4.3. Dư nợ cho vay của Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang .......................................... 55 Bảng 4.4. Bảng tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn xây dựng Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang ............................................................................................. 55 Bảng 4.5. Lượng vốn và nhu cầu vay vốn Quỹ HTND ................................................ 56 Bảng 4.6. Đánh giá của các hộ vay vốn về thời hạn và thủ tục vay vốn tại Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang .................................................................. 60 Bảng 4.7. Đánh giá của hộ vay vốn về mức phí và hình thức trả phí Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang.............................................................................. 60 Bảng 4.8. Đánh giá của hộ vay vốn về hỗ trợ kỹ thuật khi vay vốn tại Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang ........................................................................ 61 Bảng 4.9. Thu nợ gốc của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang ................................. 63 Bảng 4.10. Bảng tỷ lệ thu gốc so với dư nợ cho vay Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang ........ 63 Bảng 4.11. Công tác kiểm tra, giám sát Hội Nông dân các huyện, thành phố ............... 67 Bảng 4.12. Mong muốn của các Hội viên về công tác vay vốn tại Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang..................................................................................................... 69 Bảng 4.13. Mong muốn của cán bộ quản lý Quỹ về công tác thu hồi nguồn vốn cho vay của quỹ HTND tỉnh Bắc Giang ...................................................... 70 Bảng 4.14. Đặc điểm cơ bản của các thành viên vay vốn Quỹ HTND .......................... 76 Bảng 4.15. Đánh giá của các hội viên về cách làm việc và các quy định của Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang ................................................................................. 78 Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý quỹ HTND về các chính sách ............. 79 Bảng 4.17. Khái quát về cán bộ quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang ............ 80 Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ quản lý cấp cơ sở về nguồn lực cho công tác quản lý của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang ........................................ 81 vii DANH MỤC HỘP, HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương ...........................39 Biểu đồ 4.1. Tốc độ tăng trưởng vốn theo nguồn huy động Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2013 – 2015 .................................................................................51 Hình 3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Quỹ hỗ trợ nông dân Việt Nam .................... 38 Hình 4.1. Giải ngân Quỹ hỗ trợ nông dân tại xã Lam Cốt, huyện Tân Yên .............. 54 Hình 4.2. Đồng chí Leo Thị Lịch - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang thăm mô hình sản xuất kinh doanh giỏi tại huyện Lục Ngạn ..................58 Hình 4.3. Mô hình nuôi cá giống tại huyên Hiệp Hòa và mô hình nuôi vịt trời của hộ anh Tô Quang Dần, thôn Đoàn Tùng, xã Đồng Phú, huyên Lục Nam .........72 Hộp 4.1. Hoạt động quản lý nguồn vốn của Quỹ HTND thực hiện đúng pháp luật..................................................................................................................52 Hộp 4.2. Chủ động trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn của Quỹ.... ........................59 Hộp 4.3. Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân được thực hiện nghiêm túc................................................................................................66 Hộp 4.5. Nông dân Hiệp Hòa vươn lên làm giàu... ..............................................................72 Hộp 4.4. Chính sách của Đảng và Nhà nước cần hợp với lòng dân…...............................79 Hộp 4.6. Cơ chế xây dựng Quỹ còn bất cập... ......................................................................85 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Thân Thị Thu Tên luận văn: Nghiên cứu giải pháp quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang. Ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 60620115 Tên cở sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu giải pháp quản lý Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng quản lý Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang thời gian tới. Để thực hiện nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu là điều tra chọn mẫu; phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang. Từ đó thấy được những mặt thuận lợi và khó khăn làm cơ sở đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang thời gian tới. Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân Việt Nam được thành lập trên cơ sở văn bản số 4035/KHTT ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ và và Quyết định số 673/QĐ - TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ. Quỹ HTND chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Quỹ HTND có tư cách pháp nhân, có con dấu, có bảng cân đối kế toán riêng, đặt trụ sở tại cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ HTND được hình thành từ các nguồn theo quy định của Chính phủ, Quỹ HTND không được huy động vốn và vay vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, vay thương mại ... như các tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ. Tổng nguồn vốn của quỹ tiếp tục có sự tăng trưởng ổn định đạt 31,72 tỷ đồng vào năm 2015, tăng 9,12 tỷ đồng so với năm so với năm 2013, tăng gần 4,26 tỷ so với năm 2014. Cơ cấu nguồn vốn của Quỹ chủ yếu là từ nguồn uỷ thác chiếm 39,35%, nguồn vốn từ ngân sách địa phương cấp chiếm 30,29% và từ nguồn ủng hộ chiếm 29,59%, các nguồn khác chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Trong những năm gần đây, các nguồn của quỹ có xu hướng giảm liên tục qua các năm, duy chỉ có nguồn ủng hộ có xu hướng tăng mạnh qua các năm, cụ thể: nguồn vốn từ uỷ thác giảm từ 55,58% năm 2013 xuống còn 39,35% năm 2015, nguồn vốn do ngân sách địa phương chuyển sang giảm từ 42,86% năm 2013 xuống còn 30,29% năm 2015. Những thành công bước đầu trong quản lý Quỹ HTND: ix - Tạo thêm nhiều việc làm mới cho lao động tại địa phương, giảm thiểu tệ nạn xã hội tại vùng nông thôn do thanh niên thiếu việc làm, củng cố lòng tin của hội viên nông dân khi tham gia vào tổ chức Hội Nông dân. - Kích thích các hộ mạnh dạn đầu tư, đổi mới sản xuất. - Khẳng định vị thế của Hội Nông dân các cấp, là cơ sở thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia vào tổ chức Hội. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc quản lý Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang: - Ban vận động Quỹ HTND chưa được kiện toàn, mọi công việc vận động tăng trưởng quỹ do Ban điều hành Quỹ kiêm nhiệm, các cán bộ Ban điều hành quỹ cũng đang hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. - Việc quản lý phối hợp với các ngành chưa đạt hiệu quả như mong muốn. - Việc theo dõi thu, nộp gốc và phí của Quỹ HTND các cấp tại nhiều địa phương còn chưa hệ thống, chưa khoa học. - Tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động Quỹ HTND làm còn hình thức. Để tăng cường quản lý quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, cần thực hiện tốt các biện pháp là: Hoàn thiện quy định, cơ chế, chính sách huy động nguồn vốn, hệ thống văn bản hoạt động quản lý, hình thức tổ chức Quỹ; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát; xây dựng, đào tạo, tập huấn cán bộ Quỹ; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý Quỹ; tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa hoạt động của Quỹ; hoàn thiện quy trình, nghiệp vụ quản lý, điều hành Quỹ HTND... x THESIS ABSTRACT Author’s name: Than Thi Thu Topic: Solutions to managing Bac Giang province Farmer Support Fund Major: Agricultural economics Code: 60620115 Educational institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) The research seeks to recommend several solutions to enhancing the management of Bac Giang province Farmer Support Fund (BGFSF) management in the future, on the basis of studying in-depth the methods of the fund management for the past few years. The major research methodologies include sample survey, descriptive statistics and comparative statistics. Those methodologies are used to understand the current situation of the fund management, factors affecting management of BGFSF, then proposing some major solutions to improving the efficiency of the fund management in the future. Farmer Support Fund (FSF), which was established in accordance with the document No. 4035/KHTT and decision No. 673/QD-TTg by the Prime Minister, is under the management of the Standing Board of Vietnamese Farmers’ Union (VNFU). FSF has the official legal status, its own seal, balance sheet and the headquarter located inside VNFU’s one. It is authorized to open accounts at State Bank, other domestic and foreign banks in accordance with laws. FSF’s capital is from the legal sources defined by the government. Besides, FSF is not permitted to capitalize in the form of deposits, issued bonds, treasure bills, commercial loans, etc. like other credit organizations. The total capital of BGFSF increased steadily and reached 31.72 billion VND in 2015, with a growth of 9.12 and 4.26 billion VND compared to that figure of 2013 and 2014 respectively. The fund’s capital structure in 2015 comprised of 39.35% from the entrusted sources, 30.29% from the local budgets and 29.25% from the external support. For the past few years, while the capital sources from nearly all sources had a downward trend, only that from the external support did go up remarkably. There have been several initial accomplishments in managing BGFSF, namely:  Create more jobs for the local labors, reduce social evils resulted from the youth unemployment in the rural areas, reinforce the farmer members’ belief in the Farmers’ Union.  Motivate the investment and innovations in production among farmer households. xi  Confirm the position of the Farmers’ Union at all levels. Besides the mentioned achievements, there are shortcomings in BGFSF management:  The fundraising board has not been consolidated so all of the so-called fundraising activities are implemented by the fund management board.  The coordination among sectors in fund management has not achieved the expected efficiency.  In many local areas, the fund operation is found to be unsystematic.  The supervision of the fund activities is said to be formalistic. On the basis of the analysis of the achievements and shortcomings of BGFSF, the study proposes several solutions to enhancing the fund management, including finalizing the capitalization mechanisms and policies, fostering the fund activity supervision, disseminating the information on the objectives and significance of the fund, providing training and capacity building for the fund’s staff, applying the advanced technology in the management, finalizing the policies on the fund operation and management. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, đây là giai đoạn có tác động nhiều mặt tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, vừa tạo ra cơ hội, vừa đặt ra những thách thức lớn đối với sự phát triển của đất nước, trong đó có nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân, Hội Nông dân Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức vận động hội viên nông dân tích cực tham gia thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Để thực hiện thành công sự nghiệp đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của Hội Nông dân Việt Nam có nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân giữ vai trò rất quan trọng trong việc giúp hội viên nông dân vay phát triển sản xuất, vì trong tình hình thực tế hiện nay vẫn còn một bộ phận nông dân nghèo chưa đủ khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy việc hỗ trợ vốn vay cho hội viên nông dân từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình công tác hàng năm của Hội Nông dân các cấp. Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang được thành lập từ năm 1996 ở 3 cấp gồm: tỉnh, huyện và cấp xã. Hàng năm, Quỹ đã hỗ trợ hàng nghìn lượt hội viên nông dân vay vốn phát triển sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang vẫn còn một số hạn chế tồn tại cần giải quyết, đó là: công tác tổ chức của Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp trong tỉnh chưa được củng cố kiện toàn thường xuyên, năng lực cán bộ làm công tác quản lý Quỹ còn hạn chế, công tác quản lý nguồn vốn Quỹ ở một số cơ sở chưa thực sự chặt chẽ, hoạt động tăng trưởng Quỹ còn chậm, một số hộ hội viên nông dân sử dụng nguồn vốn Quỹ chưa thực sự hiệu quả… Thời gian qua đã có một số tác giả cùng nghiên cứu về Quỹ hỗ trợ nông dân với các nội dung như: “Đánh giá kết quả của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Hải Dương” của tác giả Đỗ Xuân Hải (2012), nghiên cứu “Hoàn thiện quản lý Quỹ 1 hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng (2014), nghiên cứu “Quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ nông dân tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Thanh (2015)… Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu về giải pháp quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân của Tỉnh. Xuất phát từ những lý do trên và với tâm huyết của một cán bộ Hội Nông dân cấp Tỉnh, luôn mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của tổ chức Hội và nâng cao chất lượng quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang, tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang” vừa có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang thời gian qua, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân. - Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang, bao gồm: quản lý việc huy động vốn Quỹ; cho vay vốn; thu hồi nguồn vốn; tài chính của Quỹ; công tác kiểm tra, kiểm soát Quỹ. 2 - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố trong khoảng thời gian từ năm 2013 – 2015; số liệu khảo sát thực trạng được thực hiện trong năm 2015, 2016; các số liệu dự kiến đề xuất tính đến năm 2020. 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Quỹ hỗ trợ nông dân có vai trò như thế nào trong việc hỗ trợ phát triển sản xuất của các hội viên hội nông dân? - Hoạt động quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân trên địa bản tỉnh Bắc Giang đã được thực hiện như thế nào? - Kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế trong quản lý Quỹ hộ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là gì? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân trên địa bàn nghiên cứu? - Những giải pháp nào để tăng cường quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang? 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý của Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang. Thông qua việc hoàn thiện quản lý của Quỹ HTND, vai trò của tổ chức Hội Nông dân các cấp trong việc tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội ở cơ sở được nâng cao, góp phần củng cố xây dựng tổ chức Hội Nông dân ngày càng vững mạnh. Đề tài luận văn còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác nghiên cứu, chỉ đạo thực tiễn đối với công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân các cấp. 3 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm Quản lý Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. - Làm quản lý là bạn phải biết rõ muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm. - Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. - Quản lý là một hoạt động muốn hiệu quả phải tuân thủ các nguyên tắc: lựa chọn con người, phân công lao động, sắp xếp vị trí và có một hệ thống nội quy lao động. Theo tác giả Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2005): Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hiểu nội hàm khái niệm quản lý như sau: Quản lý là sự tác động giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Trong đó chủ thể quản lý là những tổ chức và cá nhân, những nhà quản lý cấp trên, còn đối tượng quản lý hay còn gọi là khách thể quản lý là những tổ chức, cá nhân, nhà quản lý cấp dưới, cũng như các tập thể, cá nhân người lao động. Sự tác động trong mối quan hệ quản lý mang tính hai chiều và được thực hiện thông qua các hoạt động tổ chức, lãnh đạo, lập kế hoạch, kiểm tra điều chỉnh. 2.1.1.2. Khái niệm về Quỹ hỗ trợ Quỹ là tổ chức phi Chính phủ do cá nhân, tổ chức tự nguyện dành một khoản tài sản nhất định để thành lập hoặc thành lập thông qua hợp đồng, hiến tặng, di chúc; có mục đích tổ chức, hoạt động theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập, công nhận điều lệ. Quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận (Chính phủ, 2012). 4 Quỹ xã hội: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích chính nhằm hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận (Chính phủ, 2012). Quỹ hỗ trợ: là số tiền hay nói chung là tiền của dành riêng cho những hoạt động giúp đỡ, tương trợ. Không vì lợi nhuận: Là không tìm kiếm lợi nhuận để phân chia, lợi nhuận có được trong quá trình hoạt động được dành cho các hoạt động của quỹ theo điều lệ đã được công nhận (Chính phủ, 2012). Nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính của Quỹ: Thành lập và hoạt động không vì lợi nhuận, hoạt động theo điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, theo quy định của Nghị định số: 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các quy định khác của pháp luật liên quan; công khai, minh bạch về thu, chi, tài chính, tài sản của Quỹ; không phân chia tài sản của quỹ trong quá trình quỹ đang hoạt động (Chính phủ, 2012). 2.1.1.3. Khái niệm về Quỹ hỗ trợ nông dân Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân Việt Nam được thành lập trên cơ sở văn bản số 4035/KHTT ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ và và Quyết định số 673/QĐ - TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ. Quỹ HTND chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Quỹ HTND có tư cách pháp nhân, có con dấu, có bảng cân đối kế toán riêng, đặt trụ sở tại cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Tên giao dịch tiếng Anh của Quỹ HTND là Supporting Fund for Famers, viết tắt là SFF. Trong khuôn khổ luận văn này, khái niệm Quỹ HTND được hiểu như sau: Quỹ HTND là một tổ chức tài chính đặc biệt có tư cách pháp nhân, có con dấu, được đặt trong hệ thống tổ chức Hội Nông dân Việt Nam nhằm hỗ trợ vốn cho hội viên nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thông qua đó thu hút, tập hợp hội viên nông dân tham gia thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Hội (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2014). 2.1.2. Đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Nông dân 2.1.2.1. Đặc điểm của Quỹ Hỗ trợ nông dân Là sản phẩm của Hội Nông dân Việt Nam, sứ mệnh của Quỹ HTND là tạo cơ hội cho đối tượng hội viên nông dân thiếu vốn, ít có điều kiện tiếp cận với 5 nguồn vốn từ các tổ chức tài chính chính thống trên thị trường. Chính vì vậy, Quỹ HTND có những đặc điểm chính sau đây: Thứ nhất, đối tượng ưu tiên cho vay của Quỹ HTND là các hộ có thu nhập thấp, nông dân thiếu vốn và không có tài sản thế chấp. Đối với người nông dân, thiếu nguồn lực là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo, trong đó có thiếu vốn. Để giải quyết vấn đề này, người nông dân cần được tiếp cận đến nhiều loại dịch vụ tài chính khác nhau với mức độ thuận tiện và nằm trong khả năng chi trả của họ. Tuy nhiên, nông dân thường khó có thể vay vốn từ các tổ chức tài chính trong khu vực chính thức bởi tài sản của họ thường không đáng kể, họ không có khả năng thế chấp để vay vốn, nguồn thu nhập không ổn định và thấp càng làm giảm cơ hội tiếp cận tài chính chính thức. Ngoài ra, còn phải kể đến những sản phẩm, dịch vụ được cung cấp có giá cả đắt đỏ và càng không phù hợp với nông dân. Quỹ HTND là một trong các công cụ để giúp nông dân vượt qua đói nghèo. Khi nông dân được vay vốn, họ có thể kiếm được nhiều hơn thu nhập, tạo dựng được tài sản và có chỗ dựa để tự mình phát triển kinh tế gia đình (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2014). Thứ hai, quỹ HTND cho vay với mức vay nhỏ, ngắn hạn, không thu lãi mà chỉ thu phí. Đây chính là đặc điểm rất khác biệt giữa Quỹ HTND với các tổ chức tài chính không chính thức khác. Đối tượng của Quỹ HTND thường là những nông dân với mức thu nhập không cao. Theo đó, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của họ phần nhiều hạn chế nên nhu cầu đối với các khoản vay cũng thường là nhỏ. Thực tế cho thấy, lãi suất của các tổ chức tài chính cần phải tính đến mọi khoản chi phí hoạt động để đạt đến sự bền vững. Những khoản vay nhỏ thường phát sinh chi phí rất cao. Chẳng hạn như, một món vay lên đến vài trăm triệu hoặc nhiều hơn cũng chỉ mất các chi phí nhân công, thời gian, thủ tục, quy trình... bằng với các khoản tín dụng nhỏ từ vài trăm nghìn đến vài triệu. Hơn nữa, vì họ là những người nông dân, điều kiện, phương tiện, cơ hội, các thủ tục, giấy tờ... để họ tiếp cận với nguồn lực sẽ hạn chế và thường là nhà cung cấp chủ động đem đến với họ... Vì vậy, những tổ chức cung cấp nhiều món vay nhỏ sẽ phải chịu chi phí giao dịch cao và họ phải áp dụng mức lãi suất phù hợp để đảm bảo trang trải chi phí nhằm đạt đến sự phát triển bền vững của tín dụng nhỏ. Quỹ HTND, với mục đích hoạt động giúp đỡ Hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo, góp phần chuyển 6 dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tạo điều kiện để Hội Nông dân Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền tập hợp nông dân, hoạt động phi lợi nhuận nên không thu lãi mà chỉ thu phí. Phần phí thu đảm bảo trang trải chi phí cho Quỹ HTND vận hành và phát triển (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2014). Thứ ba, hoạt động Quỹ HTND thường được tổ chức theo các dự án phát triển sản xuất kinh doanh của nhóm hộ hội viên nông dân: Thông qua các dự án Quỹ HTND nhằm tập hợp và bố trí sử dụng các nguồn lực về tài chính, nhân lực, vật lực, phương tiện kỹ thuật... để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ về tài chính hay các dịch vụ hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân trong khoảng thời gian nhất định. Việc hỗ trợ cho vay theo dự án cũng góp phần nâng cao quy mô sản xuất, phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2014). Thứ tư, về quản lý tài chính: Vốn hoạt động của Quỹ HTND được hình thành từ các nguồn theo quy định của Chính phủ, Quỹ HTND không được huy động vốn và vay vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, vay thương mại... như các tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ. Tự chịu trách nhiệm về hoạt động của Quỹ HTND trước pháp luật, tự chủ về tài chính, bảo toàn vốn và không phải nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước. Hoạt động thu, chi tài chính của Quỹ hỗ trợ nông dân đặt dưới sự chỉ đạo, quản lý của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Thực hiện thu, chi, hạch toán và quyết toán thu chi tài chính theo Pháp lệnh kế toán, thống kê; chế độ tài chính chung của Nhà nước và những nội dung hướng dẫn trong Điều lệ tổ chức và đoạt động của Quỹ HTND do Ban Chấp hành TW Hội Nông dân Việt Nam ban hành. Năm tài chính của Quỹ được tính từ 1/1 đến 31/12 hàng năm (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2014). 2.1.2.2. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Nông dân Quỹ HTND thành lập và hoạt động phải đảm bảo các nguyên tắc sau: a. Quỹ hỗ trợ nông dân không hoạt động kinh doanh, đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý của Ban Thường vụ Hội Nông dân Việt Nam. Quỹ Hỗ trợ Nông dân thành lập và hoạt động đảm bảo nguyên tắc sau đây: - Vận động nông dân tự nguyện hỗ trợ và giúp đỡ trong phát triển sản xuất ở nông thôn; hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Nông dân không vì mục tiêu lợi nhuận. - Tự chịu trách nhiệm về hoạt động của Quỹ trước pháp luật; tự chủ về tài chính và bảo toàn vốn. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan