Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giải pháp cấp nước sinh hoạt cho các huyện miền núi phía tây tỉnh tha...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp cấp nước sinh hoạt cho các huyện miền núi phía tây tỉnh thanh hóa

.PDF
84
264
71

Mô tả:

Luận văn thạc sĩ Ngành: Cấp thoát nước LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu giải pháp cấp nước sinh hoạt cho các huyện miền núi phía tây tỉnh Thanh Hóa” đã hoàn thành. Luận văn được thực hiện với mong muốn có thể nghiên cứu đánh giá nhu cầu cấp nước, khả năng đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp cấp nước cấp nước sinh hoạt cho các huyện miền núi phía tây tỉnh Thanh Hóa. Để có được kết quả như ngày hôm nay, trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Dương Thanh Lượng - Giảng viên trường Đại học Thủy lợi Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp các ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn Xin được chân thành cảm ơn Bộ môn Cấp thoát nước, Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước, Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học trường Đại học Thủy lợi, Ban quản lí dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hóa và các thầy cô đã giảng dạy, tập thể lớp CH19CTN, các anh chị, bạn bè cùng toàn thể gia đình đã động viên khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập cũng như quá trình thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn, do thời gian và kiến thức còn hạn chế, số liệu thu thập chưa được đầy đủ nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của Thầy cô, đồng nghiệp để tác giả hoàn thiện về mặt kiến thức trong học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2014 Tác giả Lê Lệnh Trường Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN Luận văn thạc sĩ Ngành: Cấp thoát nước BẢN CAM KẾT Tên tác giả: Lê Lệnh Trường Học viên cao học: Lớp CH19CTN Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Dương Thanh Lượng Tên đề tài Luận văn: “Nghiên cứu giải pháp cấp nước sinh hoạt cho các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa”. Tác giả xin cam đoan đề tài Luận văn được làm dựa trên các số liệu, tư liệu được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên các báo cáo của các cơ quan Nhà nước, được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, sách báo... để làm cơ sở nghiên cứu. Tác giả không sao chép bất kỳ một Luận văn hoặc đề tài nghiên cứu nào trước đó. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Tác giả Lê Lệnh Trường Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN Luận văn thạc sĩ Ngành: Cấp thoát nước MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 I. Tính cấp thiết của Đề tài....................................................................................1 II. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................2 IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứ .......................................................2 V. Kết quả dự kiến đạt được .................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHUNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................................4 1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình dân sinh kinh tế ...........................................4 1.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................4 1.1.2 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên ...................................................6 1.1.3 Tình hình dân sinh kinh tế .....................................................................7 1.1.4 Nhận xét về sự phát triển kinh tế xã hội có tác động đến vấn đề cấp nước sinh hoạt ..................................................................................................9 1.2 Nguồn nước ..................................................................................................10 1.2.1 Khí tượng, khí hậu ...............................................................................10 1.2.2 Nguồn nước mặt ..................................................................................12 1.2.3 Nguồn nước ngầm ...............................................................................15 1.2.4 Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nước đối với cấp nước .........15 1.3 Hiện trạng cấp nước sinh hoạt của các huyện miền núi phía Tây................16 1.3.1 Các loại hình cấp nước hiện có và tình hình sử dụng .........................16 1.3.2 Các mô hình cấp nước sinh hoạt của các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa ......................................................................................................21 1.3.3 Tình hình tổ chức quản lý và công trình cấp nước..............................22 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC SINH HOẠT CHO CÁC HUYỆN MIỀN NÚI PHÍA TÂY TỈNH THANH HÓA ........................................................................24 Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN Luận văn thạc sĩ Ngành: Cấp thoát nước 2.1 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu cấp nước sinh hoạt ...24 2.1.1 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020....................24 2.1.2 Nhu cầu cấp nước do ảnh hưởng của phát triển kinh tế - xã hội .........33 2.2 Đánh giá tình hình nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt .......................37 2.2.1 Trữ Lượng nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt ............................37 2.2.2 Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn các huyện ..............41 2.3 Đánh giá nhu cầu sử dụng nước ..................................................................44 2.4 Đánh giá hiệu quả tình hình quản lý khai thác công trình ...........................44 2.5 Đánh giá về hiện trạng khai thác và sử dụng nước sinh hoạt ......................45 2.5.1 Các vùng cấp nước ................................................................................45 2.5.2 Các vùng khó khăn về nước sinh hoạt ...................................................46 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC SINH HOẠT CHO CÁC HUYỆN MIỀN NÚI PHÍA TÂY TỈNH THANH HÓA ...........................47 3.1 Phân vùng cấp nước ......................................................................................47 3.1.1 Nguyên tắc phân vùng ...........................................................................47 3.1.2 Kết quả phân vùng cấp nước .................................................................47 3.2 Phương án cấp nước sinh hoạt .....................................................................53 3.2.1 Năng lực cấp nước của các hệ thống hiện có và yêu cầu phát triển ...53 3.2.2 Xác định nguồn cấp ..............................................................................57 3.2.3 Phương án cấp nước và lựa chọn phương án cấp nước .......................59 3.3 Đề xuất các giải pháp cấp nước sinh hoạt cho các huyện miền núi phía tây tỉnh Thanh Hóa ...................................................................................................60 3.3.1 Những quan điểm cơ bản ......................................................................60 3.3.2 Giải pháp về vốn....................................................................................60 3.3.3 Giải pháp kỹ thuật .................................................................................63 3.3.4 Giải pháp về cơ chế chính sách ...........................................................73 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................75 4.1. Kết luận ........................................................................................................75 4.2. Kiến nghị......................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................77 Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN Luận văn thạc sĩ Ngành: Cấp thoát nước DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường CCN : Cụm công nghiệp CNH : Công nghiệp hóa ĐMC : Đánh giá môi trường chiến lược ĐTM : Đánh giá tác động môi trường GDP : Tổng sản phẩm nội địa HĐH : Hiện đại hóa HVS : Hợp vệ sinh KCN : Khu công nghiệp LVS : Lưu vực sông NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn QC : Quy chuẩn QCKT : Quy chuẩn kỹ thuật QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QLTNN : Quản lý tài nguyên nước TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TN&MT : Tài nguyên và môi trường TNN : Tài nguyên nước UBND : Uỷ ban nhân dân VSMTNT : Vệ sinh môi trường nông thôn WHO : Tổ chức y tế thế giới Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN Luận văn thạc sĩ Ngành: Cấp thoát nước DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa ......................................................... 4 Hình 1.2: Bản đồ các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa............................. 5 Bảng 1.1: Bảng thống kê số phường xã, thị trấn phía Tây tỉnh Thanh Hóa ............ 7 Bảng 1.2: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong 4 năm 2007-2010 ................................. 8 Bảng 1.3: Dân số và mật độ dân cư các vùng nông thôn tỉnh Thanh Hóa ............... 8 Bảng 1.4: Số liệu đo khí tượng tại một số trạm .................................................... 12 Bảng 1.5: Phân loại các công trình cấp nước tập trung ......................................... 19 Bảng 1.6: Số công trình cấp nước tập trung theo địa bàn huyện ........................... 19 Bảng 1.7: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt nông thôn theo loại hình cấp nước các huyện miền núi phía Tây .................................................................. 20 Bảng 2.1: Dân số các thời kỳ trong vùng nghiên cứu ............................................ 26 Bảng 2.2: Dự kiến sử dụng đất vùng nghiên cứu đến năm 2020 ........................... 26 Bảng 2.3: Dự kiến sản xuất cây lương thực ........................................................... 28 Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu phát triển chăn nuôi ...................................................... 29 Bảng 2.5: Diện tích quy hoạch các loại rừng đến 2020 tỉnh Thanh Hóa ............... 29 Bảng 2.6: Dự báo dân số nông thôn các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, 2020 ............................................................................................... 35 Bảng 2.7: Quy hoạch phát triển cấp nước sinh hoạt nông thôn các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, 2020 ...................................................... 36 Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu chất lượng nước sông Mã ............................................. 43 Bảng 3.1: Phân bố các xã theo các huyện miền núi ............................................... 48 Bảng 3.2: Dân số và mật độ dân cư các huyện ..................................................... 49 Bảng 3.3: Phân chia và thống kê các huyện theo các lưu vực sông hồ thuộc các vùng trong tỉnh ....................................................................................................... 50 Bảng 3.4: Danh sách các xã có điều kiện cấp nước sinh hoạt nông thôn khó khăn thuộc các huyện miền núi phía Tây ....................................................................... 52 Bảng 3.5: Tổng số công trình cấp nước hộ gia đình hiện có đến hết năm 2010 .... 53 Bảng 3.6: Lựa chọn nguồn cấp nước cho các huyện miền núi phía Tây ............... 57 Bảng 3.7: Tổng vốn đầu tư đến năm 2015 và 2020 ............................................... 61 Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống cấp nước tự chảy ........................................................... 66 Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN Luận văn thạc sĩ Ngành: Cấp thoát nước Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống bơm dẫn nước ngầm ..................................................... 67 Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống bơm dẫn nước mặt ........................................................ 69 Hình 3.4: Giếng đào (giếng khơi) .......................................................................... 70 Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN Luận văn thạc sĩ -1- Ngành: Cấp thoát nước MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của Đề tài Hiện nay, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt đang là vấn đề cần được giải quyết và rất quan tâm trên thế giới. Các nhà khoa học trên thế giới đã cảnh báo thế kỷ 21 loài người sẽ phải đối mặt với nhiều mối đe dọa thiên nhiên, đặc biệt là phải đối mặt với hiểm họa thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, vị trí, vai trò, ý nghĩa và các mục tiêu của công tác này đã liên tục được đề cập đến trong nhiều loại hình văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, cụ thể là Chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn giai đoạn 2000 – 2020, với mục tiêu chung là nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn qua cải thiện các dịch vụ cấp nước sạch, vệ sinh, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về bảo bảo vệ môi trường, vệ sinh và vệ sinh cá nhân. Giảm tác động xấu do điều kiện cấp nước và vệ sinh kém gây ra đối với sức khoẻ của dân cư nông thôn và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong cộng đồng. Thanh Hóa là tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam với diện tích tự nhiên rất rộng bao gồm đủ các loại hình như miền núi, vùng đồi, trung du và đồng bằng. Tỉnh Thanh hóa có 27 huyện, thị trong đó 1 thành phố, 2 thị xã, 6 huyện đồng bằng và 11 huyện miền núi. Thanh Hóa có hệ thống sông ngòi tương đối dày và dàn đều. Trung bình hàng năm có khoảng 30 tỉ m3 nước sông Mã, 15 tỉ m3 nước sông Bưởi và 3 tỉ m3 nước sông Nhơm chảy qua tỉnh Thanh Hóa. Ngay trong thời kỳ mùa kiệt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tổng lượng dòng chảy tháng kiệt nhất vẫn đạt gần 3 tỉ m3 nước.Tiềm năng nước mặt của tỉnh có thể đáp ứng cấp nước cho sinh hoạt như tập trung quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ. Hiện tại và trong tương lai thì nước mặt vẫn là nguồn cấp nước chính cho sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh. Về nguồn nước ngầm, Thanh Hóa có thể khai thác khá tốt ở cả hai tầng chứa nước Holoxen và Pleistoxen. Tổng lưu lượng khai thác tiềm năng nước ngầm trên địa bàn chỉ đủ đảm bảo khả năng cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt một phần trên địa tỉnh. Tuy nhiên trữ lượng nước kể cả nước mặt lẫn nước ngầm lại phân bố rất không đều, có nhiều vùng trong tỉnh đặc biệt là vùng miền núi gặp rất nhiều khó khăn trong việc cấp nước sinh hoạt. Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN Luận văn thạc sĩ -2- Ngành: Cấp thoát nước Vì vậy “Nghiên cứu giải pháp cấp nước sinh hoạt cho các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa" là rất cần thiết, mà học viên lấy làm đề tài của luận văn này để thực hiện. II. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp cấp nước sinh hoạt cho các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa - Đề xuất các giải pháp cấp nước sinh hoạt cho các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Cấp nước sinh hoạt. 2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa. IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứ 1. Cách tiếp cận - Tiếp cận các thành tựu nghiên cứu và công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới. - Tiếp cận có sự tham gia của những người hưởng lợi trong các dự án cấp nước sinh hoạt, xóa đói giảm nghèo. - Tiếp cận Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến 2020. - Tiếp cận thực tế: đi khảo sát thực địa, tìm hiểu các hồ sơ, tình hình hoạt động của các công trình cấp nước sinh hoạt trong tỉnh - Tiếp cận đáp ứng nhu cầu: tính toán, đánh giá nhu cầu nước sinh hoạt. 2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp kế thừa; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu; - Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá số liệu. Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN Luận văn thạc sĩ -3- Ngành: Cấp thoát nước V. Kết quả dự kiến đạt được - Đánh giá nhu cầu nước và khả năng đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của các công trình cấp nước hiện có - Đánh giá hiện trạng các công trình cấp nước hiện có - Phân tích cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp cấp nước cấp nước sinh hoạt cho tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất các giải pháp cấp nước cho các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN Luận văn thạc sĩ -4- Ngành: Cấp thoát nước CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHUNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình dân sinh kinh tế 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1 Phạm vi và vị trí địa lý Tỉnh Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Trung bộ, toạ độ địa lý: 19o 18’ đến 20o 40’ độ Vĩ Bắc; 104o 28’ đến 106o 40’ độ Kinh Đông; Phía bắc giáp tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La; phía Đông giáp Biển Đông; phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; Phía tây và Tây Nam giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa Thanh Hoá thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN Luận văn thạc sĩ -5- Ngành: Cấp thoát nước thống giao thông thuận lợi như: Đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hình 1.2: Bản đồ các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa 1.1.1.2 Đặc điểm địa hình Địa hình tỉnh Thanh Hoá tương đối đa dạng, gồm có hầu hết các dạng địa hình thường thấy ở Việt nam. Nhìn chung địa hình có cao độ giảm dần chủ yếu theo hướng từ Tây sang Đông và từ vành đai biên giới quốc gia và địa giới tỉnh vào khu trung tâm giáp biển Đông. Các huyện miền núi phía tây tỉnh Thanh Hóa: Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy và Thạch Thành a. Địa hình vùng núi và Trung du: Có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện tích toàn tỉnh, độ cao trung bình vùng núi từ 600-700m, độ dốc trên 25o; vùng trung du có độ cao trung Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN Luận văn thạc sĩ -6- Ngành: Cấp thoát nước bình 150 - 200m, độ dốc từ 15 -20o. Đặc điểm địa hình vùng này là các vùng núi cao xen kẹp các thung lũng nhỏ hẹp, phân tán với diện tích từ 2 ÷ 10ha, vùng lớn nhất 50 ÷ 100ha nhưng cũng rất hạn hẹp và đây cũng là vùng tập trung đông dân cư sinh sống. Vùng núi và trung du được chia làm 3 dạng địa hình riêng biệt: b. Địa hình núi cao: Bao gồm diện tích của huyện Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh và 1 sô xã của huyện Thường Xuân. Diện tích tự nhiên: 472.202 ha; độ cao từ 1.500 m thấp dần đến khoảng 100m, trong đó phần lớn diện tích có độ cao 800 – 1.200m. Đây là thượng nguồn của hầu hết các sông, suối thuộc lưu vực hệ thống sông Mã - sông Chu. c. Địa hình núi thấp và đồi: Phân bố chủ yếu ở các huyện Cẩm Thủy, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Như Xuân, Như Thanh, và các xã trung du, miền núi của các huyện Hà Tung, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống, Tĩnh Gia. Diện tích tự nhiên: 283.863 ha; độ cao không liên tục, biến đổi từ vài chục mét đến trên 100m, có đỉnh cao trên 500m; d. Địa hình dạng thung lũng: Phân bố xen kẽ với dạng địa hình núi thấp và đồi, chủ yếu dọc theo bờ các sông suối nhỏ, tạo nên những khu vực đồng bằng nhỏ với diện tích từ 500 – 100 ha. Tổng diện tích tự nhiên: 133.244 ha; độ cao trung bình từ 5m đến dưới 20m; 1.1.1.3 Đặc điểm sinh thái Sinh thái tỉnh Thanh Hoá khá đa dạng, mang đầy đủ những đặc trưng của sinh thái miền nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở vùng núi phát triển các dạng sinh thái núi đá với địa hình phân cắt phức tạp và chế độ khí hậu không đồng nhất, hệ động, thực vật phát triển khá đa dạng; ở vùng đồng bằng phát triển chủ yếu dạng sinh thái đồng bằng ven sông xen kẽ các thung lũng trước núi và đồi, núi thấp; vùng ven biển tồn tại hai dạng chính là sinh thái vùng đất liền ven biển và sinh thái vùng nước biển ven bờ gắn với đặc điểm của chế độ nhật triều và bán nhật triều. 1.1.2 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên của các huyện miền núi phía tây tỉnh Thanh Hóa rất đa dạng và phức tạp. Có vị trí địa lý quan trọng về an ninh và quốc phòng. Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN Luận văn thạc sĩ Ngành: Cấp thoát nước -7- 1.1.3 Tình hình dân sinh kinh tế 1.1.3.1 Dân cư - Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở theo niên giám thống kê 2011 của Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa, tổng dân số của tỉnh Thanh Hóa là 3.406.805 người, trong đó dân số thành thị là 367,5 nghìn người, chiếm 10,79%, nông thôn là 3.039,3 nghìn người, tương đương 89.21%. + Tổng số hộ gia đình là: 754.546 hộ. + Tỷ lệ nam là 49,42%, nữ là 50,58%. Bảng 1.1: Bảng thống kê số phường xã, thị trấn phía Tây tỉnh Thanh Hóa STT Đơn vị hành chính 1 Phường Thị trấn Xã Huyện Thạch Thành 2 26 2 Huyện Bá Thước 1 22 3 Huyện Cẩm Thủy 1 19 4 Huyện Lang Chánh 1 10 5 Huyện Ngọc Lặc 1 21 6 Huyện Như Thanh 1 16 7 Huyện Như Xuân 1 17 8 Huyện Thường Xuân 1 16 9 Huyện Quan Hóa 1 17 10 Huyện Quan Sơn 1 12 11 Huyện Mường Lát 1 8 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2010) + Tỷ lệ hộ nghèo: Năm 2008 là 21,53%; năm 2009 là 17,6% (theo Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2009 của UBND tỉnh). Theo quyết định số 640/QĐ-LĐTBXH ngày 30/5/2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2010 tỉnh Thanh Hóa có 24,86% hộ nghèo và 13,84% hộ cận nghèo. + Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên các năm 2007, 2008, 2009, 2010 được thể hiện trong Bảng 1.2. Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN Luận văn thạc sĩ Ngành: Cấp thoát nước -8- Bảng 1.2: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong 4 năm 2007-2010 Năm Tỷ lệ sinh (%) Tỷ lệ chết (%) Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 2007 1,44 0,64 0,80 2008 1,45 0,57 0,88 2009 1,44 0,77 0,67 2010 1,45 0,75 0,70 (Nguồn: Niên giám thống kê các năm tỉnh Thanh Hóa) - Thành phần dân tộc của tỉnh Thanh Hoá gồm 7 dân tộc chủ yếu: Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú. Ngoài ra còn có các dân tộc khác như: Tày, Nùng, Hoa, Khơ Me, Vân Kiều… - Mật độ dân số trung bình của Thanh Hóa là 306 người/km². Mật độ phân bố dân cư không đồng đều trên địa bàn toàn tỉnh. Khu vực thành phố, thị xã, thị trấn cao hơn từ 4 đến 8 lần so với vùng nông thôn. Mật độ dân số sống ở các thôn xóm, xã phân bố cũng không đồng đều, đặc điểm khu vực dân cư nông thôn là đan xen với đồng ruộng, chịu ảnh hưởng của các trục giao thông liên huyên, liên xã, liên thôn. Mật độ dân vư sông dọc theo các trục đường thường lớn hơn từ 2-3 lần so với khu vực làng, xóm. Đây là một đặc điểm quan trọng cần chú ý trong lựa chọn các giải pháp quy hoạch cấp nước sinh hoạt và VSMTNT của tỉnh. - Lao động đang làm việc khoảng 2,07 triệu người, trong đó lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản: 1,22 triệu người; trong khu vực công nghiệp và xây dựng: 993 nghìn người; trong khu vực dịch vụ 455 nghìn người. Nguồn lao động của Thanh Hoá tương đối trẻ, có trình độ văn hoá khá. Lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%. Dân số và mật độ dân cư nông thôn toàn tỉnh Thanh Hóa phân bố theo các vùng được thể hiện trong bảng 1.3. Bảng 1.3: Dân số và mật độ dân cư các vùng nông thôn tỉnh Thanh Hóa Số xã Tổng số hộ Tổng số dân Diện tích (km2) Mật độ (ng/km2) Miền núi 196 198.722 854.350 7.998 1.375 1 Huyện Thạch Thành 28 32.568 136.200 559 244 2 Huyện Bá Thước 23 21.258 97.100 775 124 3 Huyện Cẩm Thủy 20 23.915 100.400 426 236 4 Huyện Lang Chánh 11 9.757 45.500 587 77 TT Huyện Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN Luận văn thạc sĩ Ngành: Cấp thoát nước -9- 5 Huyện Ngọc Lặc 22 30.965 129.300 496 260 6 Huyện Như Thanh 17 22.169 85.200 588 145 7 Huyện Như Xuân 18 13.820 64.300 720 89 8 Huyện Thường Xuân 17 19.856 83.250 1.112 75 9 Huyện Quan Hóa 18 7.610 43.900 990 36 10 Huyện Quan Sơn 13 9.635 35.500 930 47 11 Huyện Mường Lát 9 7.169 33.700 815 41 1.1.3.2 Kinh tế Theo Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2010, tình hình kinh tế phát triển như sau: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Năm 2010 đạt 13,7%, cao hơn 3,5% so với năm 2006 và 3,2% so với năm 2001. Trong đó: + Nông, lâm nghiệp và thủy sản: Năm 2010 đạt 1,7%, thấp hơn 4,1% so với năm 2006 và cao hơn 1,9% so với năm 2001. + Công nghiệp và xây dựng: Năm 2010 đạt 21,4%, cao hơn 11,5% so với năm 2006 và 4,4% so với năm 2001. + Dịch vụ: Năm 2010 đạt 11,7%, thấp hơn 3,1% so với năm 2006 và 0,8% so với năm 2001. - Cơ cấu kinh tế: + Nông, lâm nghiệp và thủy sản: Năm 2010 bằng 24,1%, giảm 6,3% so với năm 2006. + Công nghiệp và xây dựng: Năm 2010 bằng 41,5%, tăng 6,4% so với năm 2006. + Dịch vụ: Năm 2010 bằng 34,4%, giảm 0,1% so với năm 2006. 1.1.4 Nhận xét về sự phát triển kinh tế xã hội có tác động đến vấn đề cấp nước sinh hoạt Qua phân tích đánh giá có thể thấy ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tới vấn đề cấp nước sinh hoạt như sau: Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN Luận văn thạc sĩ -10- Ngành: Cấp thoát nước 1.1.4.1 Thuận lợi Tỉnh Thanh Hóa nói chung và các huyện miền núi phía tây tỉnh Thanh hóa nói riêng có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, tiềm năng văn hóa và con người có nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế, xã hội, giao thương trong tỉnh, trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cấp nước sinh hoạt; Chiến lược Quốc gia và quy hoạch nước sạch và VSMTNT đã được triển khai từ năm 2000. Kế hoạch cung cấp nước sạch và VSMTNT từng bước được đưa vào cân đối trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua tăng trưởng khá, nguồn lực huy động ngày một tăng, mỗi năm nhiều tỷ đồng từ các nguồn vốn trong nước, quốc tế, lồng ghép các chương trình, dự án và huy động đóng góp của dân được sử dụng để thực hiện quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cấp nước và VSMTNT; Công tác phát triển Cấp nước và VSMTNT được sự quan tâm của lãnh đạo, chính quyền các cấp. Có mục tiêu phát triển cụ thể rõ ràng. Chương trình Quốc gia và quy hoạch nước sạch và VSMTNT được các cấp, các ngành và đông đảo tầng lớp dân cư trong tỉnh hưởng ứng và tích cực thực hiện. Ý thức về tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch cũng như giữ gìn VSMT đối với sức khoẻ của bản thân và cộng đồng của người dân trong tỉnh đã được nâng cao đáng kể; 1.1.4.2 Khó khăn Chưa huy động được các doanh nghiệp, doanh nhân và tư nhân tham gia phát triển Cấp nước và VSMTNT. Nguồn vốn thực hiện phát triển Cấp nước và VSMTNT chủ yếu từ ngân sách nhà nước, từ các nhà tài trợ nước ngoài và từ các chương trình có liên quan đến phát triển nông thôn khác. Chưa cân đối được ngân sách của tỉnh cho phát triển nước sạch và VSMTNT. Nhận thức về vệ sinh môi trường còn thấp, đặc biệt là dân cư miền núi, dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, công tác quản lý, kiểm tra, hướng dẫn, tuyên truyền không được thực hiện thường xuyên, rộng khắp đến mọi địa phương trong cả tỉnh. Ý thức người dân trong việc sử dụng và quản lý các công trình cấp nước chưa cao. Còn có hiện tượng ỷ lại trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước nên việc quản lý vận hành các công trình đã đầu tư xây dựng chưa được tốt. 1.2 Nguồn nước 1.2.1 Khí tượng, khí hậu Thanh Hoá mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng ven biển Bắc Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN Luận văn thạc sĩ -11- Ngành: Cấp thoát nước Trung bộ, chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2010: 24,5oC. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình từ 27,4oC đến 30,6oC; ngày cao nhất lên đến 29,9oC – 30,6oC. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau với nhiệt độ trung bình từ 18,3oC đến 24,6oC; thấp nhất xuống đến 7oC – 10oC. - Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm 2010: 83%. Cao nhất: 91%; thấp nhất: 74%. - Lượng mưa: Tổng lượng mưa năm 2010: 2.062,5 mm. Tháng cao nhất: Tháng 8/2010 tại thành phố Thanh Hoá: 688,7 mm; thấp nhất vào tháng 01/2009 tại Hồi Xuân – Quan Hoá: 1,2 mm. Lượng mưa ngày cực đại dao động từ 261 mm đến 377 mm/ngày. Lượng mưa thời đoạn cực đại đo được là 734 mm/24 giờ. Lượng mưa phân bố không đều theo cả không gian và thời gian Theo số liệu thống kê nhiều năm ở các trạm đo mưa trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa, mưa nhiều tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch. Các tháng từ tháng 11 đến tháng 4, chỉ có tổng lượng mưa khoảng 15 - 20% lượng mưa cả năm. Có năm mưa nhiều, có năm mưa ít như ở thành phố Thanh Hóa, có năm mưa trên 2000 mm, nhưng cũng có năm chỉ đạt 1040 mm (năm 1976). Tại Vĩnh Lộc năm 1976, lượng mưa đạt 750 mm. Những nơi mưa nhiều như vùng Thường Xuân, Lang Chánh, lượng mưa bình quân nhiều năm trên 2000 – 2100 mm. Nơi thấp nhất như vùng Thạch Thành, Yên Định, Vĩnh Lộc lượng mưa bình quân nhiều năm 1400-1500 mm. - Nắng: Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm 2008, 2009 và 2010: 1.225, 1.573, 1.463 giờ. Tháng nắng nhiều nhất là tháng 8/2009: 229 giờ; tháng nắng ít nhất: tháng 2/2008: 31 giờ. Số ngày không nắng trong năm: 83 - 90 ngày. - Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình trong năm 500 - 680 mm/năm, cao nhất: 1040 mm, thấp nhất 400 mm. - Gió, bão: Tháng có gió Đông Bắc: Tháng 11 đến tháng 3 năm sau Tháng có gió Đông Nam: Tháng 4 đến thánh 10 Tháng có gió Tây Nam: Tháng 6 đến tháng 7 Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN Luận văn thạc sĩ Ngành: Cấp thoát nước -12- Tần suất bão năm: 100%. Tháng thường có bão: tháng 8 - 9 -10. Số cơn bão trong năm 1 – 4 cơn. Tốc độ gió lớn nhất 100 - 140 m/s. Ngoài ra một số khu vực có thể có sương muối, sương mù vào mùa đông. Trong những năm gần đây ở tỉnh Thanh Hoá nắng nóng có xu thế kéo dài, nền nhiệt độ tăng cao. Điển hình như năm 2010, nắng nóng xuất hiện sớm và kéo dài, có đợt nắng nóng liên tục trong 24 ngày với nhiệt độ trong ngày luôn duy trì ở mức 38 – 39oC, có ngày lên tới 42oC. Mùa khô hạn năm 2010 cũng kéo dài bất thường từ tháng 12 năm 2009 đến hết tháng 7 năm 2010 với lượng mưa rất nhỏ, gây nên hạn hán cho hàng trăm ha cấy trồng và thiếu nước sinh hoạt cho hàng chục nghìn hộ dân nông thôn. Bảng 1.4: Số liệu đo khí tượng tại một số trạm Trạm đo Hồi Xuân Như Xuân TP Thanh Hóa Trung bình Nhiệt độ không khí 24,1 24,1 24,5 24,23 Số giờ nắng trong năm 1.353 1.445 1.463 1.420,3 Lượng mưa 1553,8 1.625,0 2062,5 1.747,1 85 85 83 84,3 Yếu tố đo Độ ẩm không khí (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2010) 1.2.2 Nguồn nước mặt Trữ lượng nước mặt khá phong phú, lượng nước mặt hàng năm lớn nhưng phân bố trên địa bàn không đều. Mùa mưa lượng dòng chảy lớn nhưng mùa khô lượng mưa thấp, lượng bốc hơi lớn, dòng chảy nhỏ, thậm chí rất nhỏ hoặc cạn kiệt ở một các sông nhỏ. Do Thanh Hóa nằm giáp biển nên chế độ thủy văn của các sông ở khu vực không chỉ phụ thuộc vào chế độ mưa mà còn phụ thuộc vào thủy triều của Biển Đông thông qua các cửa sông, cửa lạch đổ ra biển. Thanh Hoá có hệ thống sông rất đa dạng về quy mô lưu vực, phức tạp về hình thái lưu vực, các hệ thống sông chính ở Thanh Hoá như sau: 1.2.2.1 Hệ thống sông Mã a. Dòng chính sông Mã: Hệ thống sông Mã có diện tích lưu vực là 28.400 km2 nằm ở CHĐCN Lào Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN Luận văn thạc sĩ -13- Ngành: Cấp thoát nước 10.800km2. Dòng chính sông Mã bắt nguồn từ núi Phu Lan (Tuần Giáo - Lai Châu) sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đến Chiềng Khương sông chảy qua đất Lào và trở lại đất Việt Nam tại Mường Lát. Từ Mường Lát đến Vạn Mai sông Chảy theo hướng Tây Đông, từ Vạn Mai đến Hồi Xuân sông chảy theo hướng Bắc Nam, từ La Hán đến Đồng Tâm sông chảy theo hướng Nam - Bắc và từ Cẩm Thuỷ đến cửa biển, sông lại chuyển hướng theo Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển tại Cửa Hới. Từ Hồi Xuân lên thượng nguồn lòng sông hẹp cắt sâu vào địa hình, không có bãi sông và rất nhiều ghềnh thác. Từ Cẩm Hoàng ra biển lòng sông mở rộng có bãi sông và thềm sông. Độ dốc dọc sông phần thượng nguồn tới 1.5% nhưng ở hạ du độ dốc sông chỉ đạt 2÷3%o. Đoạn sông ảnh hưởng triều độ dốc nhỏ hơn. Dòng chính sông Mã tính đến Cẩm Thuỷ khống chế lưu vực 17.400 km2. Sông Mã có những chi lưu lớn và quan trọng như sông Chu, sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông Hoạt... và có hai phân lưu lớn là sông Lèn và sông Lạch Trường. b. Sông Chu: Là phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Mã. Bắt nguồn từ vùng núi cao trên đất Lào (PDR) chảy chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam. Sông Chu đổ vào sông Mã tại ngã ba Giàng, cách cửa sông Mã về phía thượng lưu 25,5 km. Chiều dài dòng chính sông Chu 392 km, phần chảy trên đất Việt Nam 160 km. Tổng diện tích lưu vực sông Chu 7.580 km2. Diện tích lưu vực sông Chu hầu hết nằm ở vùng rừng núi. Từ Bái Thượng trở lên thượng nguồn lòng sông Chu dốc, có nhiều ghềnh thác, lòng sông hẹp có thềm sông nhưng không có bãi sông. Từ Bái Thượng đến cửa sông Chu chảy giữa hai tuyến đê, bãi sông rộng, lòng sông thôngthoáng, dốc nên khả năng thoát lũ của sông Chu nhanh. Sông Chu có rất nhiều phụ lưu lớn như sông Khao, sông Đạt, sông Đằn, sông Âm. Tiềm năng thuỷ điện của sông Chu rất lớn, dọc theo dòng chính có rất nhiều vị trí cho phép xây dựng những kho nước lớn để sử dụng đa mục tiêu. Trên sông Chu từ năm 1918 ÷ 1928 dòng chảy kiệt sông Chu đã được sử dụng triệt để để tưới cho đồng bằng Nam sông Chu. Hiện tại trong mùa kiệt lượng nước ở hạ du Bái Thượng đều nhờ vào nguồn nước của sông Âm và dòng nước triều đẩy ngược từ sông Mã lên. Sông Chu có vị trí rất quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Mặt khác lũ sông Chu là hiểm hoạ lớn đe doạ nền kinh tế của tỉnh Thanh Hoá. Sử dụng triệt để tiềm năng của sông Chu và hạn chế được lũ sông Chu sẽ hỗ trợ rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá. Học viên: Lê Lệnh Trường Lớp : CH19CTN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan