Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên hà nội...

Tài liệu Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên hà nội

.PDF
104
1734
129

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN *** NGUYỄN THỊ VIỆT LINH NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ DU LỊCH CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH Hà Nội, 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN *** NGUYỄN THỊ VIỆT LINH NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ DU LỊCH CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH Mã số: Thí điểm NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THÚY ANH Hà Nội, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan luận văn “Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội” là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Hà Nội, tháng 12 năm 2017 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Việt Linh MỤC LỤC MỤC LỤC........................................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. 3 DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU ....................................................................... 4 MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 5 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................ 9 3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 9 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 9 4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................10 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: ..............................................................................................10 4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................10 5.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ...............................................................................10 5.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin ....................................................................................10 6. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................................11 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ DU LỊCH......................................12 1.1. Động cơ của khách du lịch và các yếu tố tác động ................................................12 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến động cơ du lịch......................................................12 1.1.1.1. Du lịch ..................................................................................................................12 1.1.1.2. Nhu cầu và nhu cầu du lịch ................................................................................13 1.1.1.3. Động cơ và Động cơ du lịch ..............................................................................17 1.2. Các loại động cơ du lịch ...........................................................................................20 1.2.1. Động cơ đẩy (mục đích chuyến đi) ......................................................................22 1.2.1.1. Du lịch nghỉ dƣỡng .............................................................................................22 1.2.1.2. Du lịch kết hợp công việc...................................................................................22 1.2.1.3 Du lịch kết hợp với thăm ngƣời thân .................................................................23 1.2.1.4. Du lịch kết hợp chữa bệnh .................................................................................23 1.2.1.5. Một số động cơ du lịch khác ..............................................................................24 1.2.2. Động cơ kéo (sức hấp dẫn của điểm đến) ............................................................25 1.2.2.1. Mức độ hấp dẫn của điểm đến ...........................................................................25 1.2.2.2. Khả năng tiếp cận điểm đến ...............................................................................28 1.2.2.3. Chất lƣợng dịch vụ điểm đến .............................................................................28 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến động cơ du lịch ..........................................................30 1.3.1. Nhân tố tâm lý ........................................................................................................30 1.3.2. Nhân tố nhân khẩu học ..........................................................................................30 1 1.4. Đặc điểm tâm lý, nhu cầu và xu hƣớng đi du lịch của sinh viên ..........................31 Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................................35 CHƢƠNG 2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨ ĐỘNG CƠ DU LỊCH CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI .............................................................................................................................36 2.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................................36 2.2. Cách tiến hành ...........................................................................................................37 2.2.1. Phƣơng pháp thực hiện ..........................................................................................37 2.2.2. Quy trình tuyển chọn mẫu .....................................................................................40 2.3. Thu thập dữ liệu.........................................................................................................41 2.4. Xử lý dữ liệu ..............................................................................................................43 Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................................45 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ DU LỊCH CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI .............................................................................................................................46 3.1. Đặc điểm sinh viên Hà Nội ......................................................................................46 3.2. Đặc điểm tiêu dùng của sinh viên Hà Nội khi đi du lịch .......................................47 3.2.1. Kinh phí với vấn đề du lịch của sinh viên Hà Nội ..............................................47 3.2.2. Số ngày lƣu trú của sinh viên Hà Nội tại điểm du lịch .......................................49 3.2.3. Tần suất đi du lịch của sinh viên Hà Nội .............................................................50 3.2.3. Xu hƣớng du lịch của sinh viên Hà Nội...............................................................51 3.3. Động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội ....................................................................54 3.3.1. Động cơ đẩy............................................................................................................54 3.3.2. Động cơ kéo ............................................................................................................56 3. 4. Nhận xét ....................................................................................................................58 Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................................60 CHƢƠNG 4. ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ DU LỊCH SINH VIÊN HÀ NỘI .......................................................................................................61 4.1. Đối với đơn vị lữ hành ..............................................................................................61 4.2. Đối với hƣớng dẫn viên ............................................................................................65 4.3. Nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại các điểm đến ......................................................66 4.4. Đối với tổ chức Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên ................................................68 Tiểu kết chƣơng 4 .............................................................................................................69 KẾT LUẬN.......................................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................73 PHỤ LỤC ..........................................................................................................................77 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT WTO World Tourist Organization - Tổ chức du lịch thế giới CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 3 DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU TT Danh mục hình ảnh, bảng biểu Trang 1. Hình 1.1. Mô hình tháp nhu cầu của Maslow 14 2. Sơ đồ 1.2. Mối liên kết nhu cầu và động cơ 20 3. Sơ đồ 2.1. Quy trình khảo sát lấy ý kiến của sinh viên Hà Nội 38 4. Bảng 2.1. Sơ lƣợc thông tin đối tƣợng nghiên cứu 40 5. Biểu đồ 3.1. Mức chi tiêu của sinh viên khi đi du lịch 48 6. Bảng 3.1. Số ngày lƣu trú của sinh viên Hà Nội 49 7. Bảng 3.2. Loại hình lƣu trú 50 8. Biểu đồ 3.2. Tần suất đi du lịch của sinh viên Hà Nội 51 9. Biểu đồ 3.3. Khoảng thời gian sinh viên đi du lịch 52 10. Biểu đồ 3.4. Địa điểm dự định đi du lịch của sinh viên Hà Nội 6 tháng cuối năm 2017 53 11. Bảng 3.3. Hình thức đi du lịch 54 12. Biểu đồ 3.5. Động cơ đẩy của sinh viên khi đi du lịch 55 13. Biểu đồ 3.6. Động cơ kéo sinh viên đi du lịch 67 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Số lƣợng ngƣời tham gia vào các chuyến đi du lịch quốc tế tăng lên rất nhanh. Năm 1950 mới có 25,3 triệu lƣợt ngƣời đi du lịch, năm 1996 là 592 triệu và năm 2016 là 1,2 tỷ lƣợt ngƣời. Tổ chức du lịch thế giới (WTO) dự báo đến năm đến năm 2020 sẽ có khoảng 1,6 tỷ ngƣời đi du lịch. Bên cạnh đó, cũng có thể thấy theo nhiều cách khác nhau, du lịch đã dần trở thành xu hƣớng của một bộ phận ngƣời trẻ. Ở các nƣớc Âu – Mỹ, sinh viên dành cả một năm sau khi tốt nghiệp để đi du lịch. Họ gọi năm đó là gap-year. Và thậm chí, không ít ngƣời bỏ việc để đi vòng quanh thế giới nhằm thỏa mãn mong muốn đƣợc khám phá thế giới. Có thể nói giới trẻ, trong đó có sinh viên, đối tƣợng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong giới trẻ là những ngƣời luôn dẫn đầu xu hƣớng, lúc nào cũng cập nhật và tiếp cận mọi thứ rất nhanh từ chuyện ăn uống, vui chơi và du lịch. Qua quan sát, các kênh thông tin khác nhau có thể nhận thấy rõ, ngày càng có nhiều những bạn trẻ đi du lịch, thích du lịch, và chính những ngƣời trẻ đã tạo ra những xu thế, những trào lƣu mới trong du lịch làm cho sản phẩm du lịch ngày một đa dạng, phong phú. Hà Nội - Thủ đô của nƣớc CHXHCN Việt Nam, trung tâm chính trị hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nƣớc; là nơi tập trung nhiều sinh viên trong các tỉnh thành trên cả nƣớc và nƣớc ngoài tới theo học ở các trƣờng cao đẳng, đại học, học viện trên địa bàn của thành phố. Lƣợng sinh viên hàng năm theo học ngày càng tăng và tƣơng đối ổn định. Họ đến từ nhiều các tỉnh, thành khác nhau tạo nên sự đa dạng mong muốn về nhu cầu, khám phá, trải nghiệm thế giới xung quanh của ngƣời trẻ. Đối với sinh viên nhu cầu thích học hỏi, khám phá luôn đƣợc coi trọng hàng đầu, trong đó có nhu cầu đi thực tế, tham quan để tận mắt chứng kiến, học hỏi là rất cần thiết, nhằm phục vụ cho việc học tập, tích lũy kinh nghiệm trong tƣơng lai. 5 Trƣớc kia, việc đi du lịch đƣợc xem là hoạt động xa xỉ, tốn hao nhiều tiền của, nên ngƣời dân rất thận trọng cân nhắc trong việc quyết định lựa chọn đi du lịch. Vì vậy, việc đi du lịch lại càng khó khăn hơn với đối tƣợng là sinh viên, vì phần lớn thu nhập dành cho hoạt động chi tiêu chủ yếu từ gia đình cung cấp trong suốt quá trình học tập. Nên việc chi tiêu cho du lịch lại là điều không thể, cho dù có nhu cầu du lịch nhƣng việc thực hiện đi du lịch thì lại đƣợc xem là nhu cầu quá cao đối với sinh viên. Ngày nay, việc phát triển của kinh tế đã làm cho ngƣời dân có thêm nhiều thu nhập, tiết kiệm và đầu tƣ cho thế hệ con cái của họ ngày một tốt hơn, một điểm nỗi bậc trong đó là họ sẵn sàng chi tiêu một khoảng chi phí cho những hoạt động thực tế giúp ích cho việc học tập và phát triển trong nhận thức của con cái họ. Ngoài ra, trong số sinh viên cũng có một số ngƣời vì có nhu cầu học hỏi, khám phá mà họ ra sức làm những việc nhƣ làm thêm nhằm tạo ra thu nhập riêng cho mình và tiết kiệm để dành cho du lịch…Nhƣ vậy, cho thấy rằng ngày nay đối với đối tƣợng sinh viên thì việc đi du lịch và quyết định thực hiện đi du lịch là có thể, nó không còn là xa xỉ nữa khi xã hội càng phát triển và nhu cầu khám phá, học hỏi thì ngày càng nhiều, đặc biệt là với giới trẻ. Vậy du lịch mang lại những lợi ích mà những ngƣời trẻ lại đam mê đến thế. Họ đi du lịch với những động cơ, mục đích nhƣ nào Và với những đặc điểm của họ về độ tuổi, đặc điểm tâm lý…cùng với những tác động của các yếu tố nhƣ kinh tế, xã hội hiện nay có khiến việc đi du lịch của họ bị ảnh hƣởng. Và liệu sinh viên có phải là lực lƣợng khách hàng quan trọng mà hiện nay nhiều doanh nghiệp đơn vị du lịch hƣớng đến hay không. Nhƣ vậy việc tìm hiểu về động cơ du lịch ở nhóm đối tƣợng này là rất quan trọng và cần thiết, Với những lý do trên, em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình nhằm góp phần hỗ trợ những nhà doanh nghiệp, chính quyền địa phƣơng có cái nhìn cụ thể hơn với động cơ du lịch của sinh viên và từ đó có những giải pháp, hƣớng đi mới cho ngành du lịch của Hà Nội trong tƣơng lai. Với việc đáp ứng nhu cầu của đối tƣợng này cũng góp phần tạo ra đƣợc tính cạnh tranh trong ngành du dịch của địa phƣơng cũng nhƣ góp phần vào việc phát triển lành mạnh về nhận thức của thế hệ trẻ nƣớc nhà trong việc giải trí, học tập thực tiễn. 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trƣớc hết, đề tài “Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội” chƣa trở thành đối tƣợng nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu của công trình khoa học nào trƣớc đó đã nghiên cứu về các vấn đề liên quan. Nói cách khác, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về động cơ du lịch của sinh viên tại Hà Nội. Trên thế giới và tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu khoa học chuyên sâu về vấn đề về động cơ du lịch, cụ thể nhƣ: * Một số nghiên cứu nước ngoài - Bài viết “Push and Pull Dynamics in travel Decisions” của tác giả Uysal, Tolman đã đƣa ra quan điểm về động cơ du lịch. Theo đó, động cơ thúc đẩy du lịch về cơ bản là các động cơ "đẩy và kéo" liên quan đến du lịch và điểm đến, các mô hình truyền thống đã xác định động cơ đẩy nhƣ mong muốn đi vào kỳ nghỉ so với các động cơ kéo giải thích sự lựa chọn điểm đến. Những yếu tố đẩy và kéo đƣợc tạo thành từ nội bộ, tâm lý và tình huống bên ngoài làm xuất hiện động lực (Tolman). Trong bài nghiên cứu của mình, Tolman còn gợi ý hƣớng tới việc phân đôi động cơ thúc đẩy du lịch, đó là động cơ bên ngoài đƣợc gọi là nhân tố kéo và động cơ bên trong có chứa cảm xúc đƣợc gọi là đẩy. Sự phân đôi động cơ này đƣợc khái quát ở cả hai đối tƣợng là đã có kinh nghiệm đi du lịch và đối tƣợng chỉ mới nảy sinh nhu cầu. - Tài liệu “An Analysis of Push and Pull Travel Motivations of Domestic Tourists to Kerala” của Dr. C.Kanagarai và Bindu: Trong bài phân tích của về động cơ du lịch của du khách nội địa đến Kerala, hai tác giả đã sàng lọc và tìm ra đƣợc 32 động cơ kéo thuộc 6 nhóm nhân tố kéo sau đây: (1) Hoạt động thƣ giãn (Bãi biển, du lịch chữa bệnh, ẩm thực, thiên nhiên, lễ hội, thƣ giãn, lựa chọn nơi ăn chốn nghĩ), (2) phiêu lƣu và tìm kiếm sự trải nghiệm (Núi và đồi, đi bộ và leo núi, hoạt động ngoài trời, đua thuyền. động vật hoang dã, mua sắm, cuộc sống về đêm, gặp gỡ ngƣời dân địa phƣơng, xem chƣơng trình âm nhạc và chiếu phim, học một công thức địa phƣơng, trải nghiệm vùng nông thôn), (3) hoạt động dƣới nƣớc và viện bảo tàng (Phiêu lƣu những môn thể thao dƣới nƣớc, Du thuyền và tàu, lái tàu (Road drive), câu cá, viện bảo tàng và triển lãm tranh ảnh), (4) Tập Yoga, đền và lịch sử (Yoga, Đi bộ trong thành phố, đền thờ, di tích lịch sử), (5) Di sản và làng nghề truyền thống (di sản và nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ), (6) tắm, xông hơi (xông hơi, tắm thảo mộc, các hoạt động trẻ em). Về nhân tố đẩy, có 34 động cơ thuộc 9 nhóm nhƣ sau: (1) Trải nghiệm và học tập (Giao tiếp và kết bạn, trãi nghiệm lễ hội mới, trãi nghiệm cách sống mới, học một kỹ năng mới, học một văn hóa/lịch sử/nghệ thuật mới, phát triển những 7 kỹ năng mới, khám phá con ngƣời/sự vật/ điểm đến mới, tận hƣởng bầu không khí mới, đến một nơi hiện đại, suy ngẫm về quá khứ và tƣơng lai, cải thiện sắc đẹp và hạnh phúc, tinh thần đƣợc trải nghiệm, cải thiện thể lực và hình dáng), (2) Thành tích và uy tín (Cảm nhận đạt đƣợc điều gì đó, cải thiện hình tƣợng và uy tín, kể lại sự trải nghiệm khi về nhà, cảm nhận việc đƣợc phục vụ và chăm sóc), (3) Sự thoát khỏi (Thoát khỏi môi trƣờng đơn điệu, làm mới cơ thể và tâm hồn), (4) Gia đình (dành thời gian bên gia đình, tạo kỷ niệm cho gia đình, tăng cƣờng mối quan hệ gia đình), (5) Làm mới (Trải nghiệm sự cô đơn và yên tỉnh, trải nghiệm sự hòa hợp, giữa nội tâm và yên tỉnh, làm mới tinh thần và thể lực), (6) Thử thách (làm trẻ lại bản thân, thực hiện những việc thử thách), (7) Lãng mạn (cải thiện cuộc sống lãng mạn, trải nghiệm cảm giác du lịch), (8) Đời sống và ẩm thực (có cái nhìn mới về cuộc sống, trải nghiệm nền ẩm thực mới), (9) Sự tự do (thƣ giãn bản thân, tự do suy nghĩ và hành động, trải nghiệm tinh thần). - Bài viết “Push and pull factors towards intention to engage in “pondok pelancongan” của Mazne Ibrahim: 5 nhóm động cơ kéo đã đƣợc tác giả nghiên cứu là chính sách của chính phủ, thuộc tính của điểm đến, sự công nhận của quốc tế, sự kiện xã hội và lễ hội. Bên cạnh, 5 nhóm động cơ đẩy gồm có động cơ tôn giáo, học tập và giáo dục, mối liên kết trong gia đình, sự tƣơng tác xã hội, nghĩ ngơi và thƣ giãn. Bài viết “An Analysis of Push and Pull Travel Motivation of foreign to Fordan” của Bashar Aref Mohammad and Ahmad Puad Mat Som năm 2010: sau khi sử dụng phƣơng pháp phân tích đã chỉ ra 25 động cơ đẩy trong du lịch thuộc 8 nhóm. Thực hiện uy tín, tăng cƣờng mối quan hệ, tìm kiếm sự thƣ giãn, tăng cƣờng quan hệ xã hội, ngắm nhiều cảnh đẹp, thực hiện nhu cầu tâm linh, thoát khỏi thói quen hàng ngày, tăng thêm kiến thức. Trong đó, nhóm yếu tố thực hiện uy tín là động lực quan trọng nhất. Cũng qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã tìm ra đƣợc 8 nhóm động cơ kéo bao gồm 26 động cơ. 8 nhóm nhân tố là: Sự kiện và hoạt động, dễ dàng tiếp cận và giá cả phải chăng, lịch sử và văn hóa, nhiều sự mới lạ, cuộc phiêu lƣu, tài nguyên thiên nhiên, di sản, nhiều cảnh đẹp. - Tài liệu “Factors influencing decisions to visit private parks: The case of Araluen Botanic Park WA”: một nghiên cứu của SeanLee, Ian Phau and Vanessa Quintal. Nghiên cứu đã chỉ ra 10 động cơ kéo và 8 động cơ đẩy có đƣợc trong qua trình nghiên cứu đã trả lời cho những câu hỏi của đề tài. 10 nhân tố kéo là: cho việc học tập của con cái, động thực vật quý hiếm, dễ dàng tiếp cận, tài nguyên văn hóa lịch sử, phòng nghỉ thuận tiện, thông tin du lịch, cơ sở vật chất đầy đủ, khu vực nghĩ ngơi, tài nguyên thiên nhiên. 8 nhân tố đẩy là: 8 Thoát khỏi cuộc sống hằng ngày, để nghỉ ngơi, tăng cƣờng sức khỏe, tận hƣởng thời gian với gia đình, đánh giá tài nguyên văn hóa, thƣởng thức tài nguyên thiên nhiên, thực hiện sự tò mò. - Bài nghiên cứu Push and Pull Dynamic in Travel Decisions, tác giả Muzaffer Uysal, Xiangping Li and Ercan Sirakaya-Turk đã rút ra đƣợc 6 nhóm động cơ đẩy và 5 nhóm động cơ kéo. 6 động cơ thúc đẩy là: Kinh nghiệm mới lạ, thoát khỏi cuộc sống hằng ngày, tìm kiếm kiến thức, niềm vui và hứng thú, nghỉ ngơi và thƣ giãn, gắn kết gia đình và bạn bè. 5 nhóm yếu tố kéo là: môi trƣờng tự nhiên và lịch sử, sạch sẽ và an toàn, dễ dàng tiếp cận và giá cả phải chăng, hoạt động ngoài trời, không khí trong lành và kỳ lạ. * Nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam chƣa có đề tài nghiên cứu cụ thể về động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội nhƣng đã có các đề tài nghiên cứu liên quan đến động cơ du lịch và các vấn đề liên quan nhƣ: “Student and Youth Travel: Motivation, needs and decision making process acase study from Vietnam”, Nguyễn Thị Khánh Linh (2014); “Nghiên cứu những động cơ kéo và động cơ đẩy trong hoạt động du lịch thành phố Cần Thơ”, Lê Thị Bé Thƣơng (2014), “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn thành phố Cần Thơ”, Huỳnh Hữu Nhân (2014)... Các tài liệu này đã trình bày đƣợc những cơ sở lý luận và thực tiễn về động cơ, động cơ du lịch của sinh viên. Tuy nhiên, nhƣ tác giả đã trình bày ở trên, hiện nay chƣa có nghiên cứu cụ thể nào chuyên sâu về động cơ du lịch của sinh viên tại các trƣờng đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ những kết quả nghiên cứu từ động cơ du lịch của sinh viên đề xuất một số giải pháp trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch của đơn vị lữ hành, cũng nhƣ việc thiết kế các hoạt động liên quan đến du lịch dành cho sinh viên đối với tổ chức Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên nơi tác giả công tác. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các khái niệm và vấn đề lý luận, lý thuyết áp dụng liên quan đến động cơ du lịch và đặc điểm tâm lý, nhu cầu và xu hƣớng đi du lịch của sinh viên. - Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội 9 - Đƣa ra một số giải pháp đối với các đơn vị lữ hành, tổ chức Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trong việc thiết kế các hoạt động du lịch, các hoạt động có liên quan đến du lịch dành cho sinh viên. 4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Động cơ du lịch của sinh viên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: tại Hà Nội - Về thời gian: số liệu phản ánh động cơ du lịch của sinh viên năm 2016, 2017. - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu động cơ du lịch kéo và động cơ du lịch đẩy của sinh viên Hà Nội. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập thông tin * Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (nghiên cứu tài liệu có sẵn): Thu thập thông tin các văn bản, tài liệu, báo cáo, sách báo có liên quan đến nội dung nghiên cứu. * Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp - Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: tác giả xây dựng hệ thống các bảng hỏi để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và tiến hành phƣơng pháp này tại các trƣờng đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Tác giả thực hiện cuộc phỏng vấn sâu với 10 bạn sinh viên nhằm thu thập ý kiến của họ về động cơ du lịch thông qua những câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị sẵn liên quan đến động cơ du lịch. Chi tiết về cách thức thực hiện phƣơng pháp này sẽ đƣợc tác giả trình bày cụ thể tại chƣơng 2 của đề tài “Quy trình nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội”. 5.2. Phương pháp xử lý thông tin * Phương pháp thống kê: Tác giả tiến hành tổng hợp các số liệu điều tra, các thông tin thu thập đƣợc đƣợc tiến hành phân tích, so sánh nhằm làm rõ những vấn đề thuộc bản chất của hiện tƣợng nghiên cứu. Qua các số liệu thống kê, ta có thể thấy đƣợc tính quy luật của các hiện tƣợng và rút ra đƣợc nhận xét và kết luận đúng đắn. 10 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài đƣợc trình bày trong 3 chƣơng Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về động cơ du lịch Chƣơng 2: Quy trình nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội Chƣơng 4: Ứng dụng kết quả nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội 11 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ DU LỊCH 1.1. Động cơ của khách du lịch và các yếu tố tác động 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến động cơ du lịch 1.1.1.1. Du lịch Từ xa xƣa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã đƣợc ghi nhận nhƣ một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con ngƣời. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống văn hóa – xã hội và đang phát triển mạnh mẽ thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo nhiều chuyên gia thuộc Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), sự phát triển ồ ạt của hoạt động du lịch chỉ mới bắt đầu đƣợc quan tâm từ những năm trong thập niên 1950. Thuật ngữ du lịch bắt nguồn từ Hy Lạp: Tornos (nghĩa là đi một vòng). Thuật ngữ này đƣợc Latinh hóa thành Tornur và sau đó thành Tour (nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi). Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch đƣợc dịch thông qua tiếng Hán. Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là sự từng trải. Tuy nhiên, ngƣời Trung Quốc gọi du lịch là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dƣới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi ngƣời có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Khi điểm lại các công trình nghiên cứu về du lịch, Giáo sƣ Tiến sĩ Berkener – một chuyên gia uy tín về du lịch trên thế giới đã đƣa ra nhận xét: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”[5; tr.10]. Vào năm 1941, ông W.Hunziker và Kraff đƣa ra định nghĩa: “Du lịch là tổng hợp những hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con người không phải là nơi cư trú thường xuyên của họ; hơn nữa họ không ở lại đó vĩnh viễn và không có bất kỳ hoạt động thu nhập nào tại nơi đến” [10; tr.5] Năm 1963, tổ chức Liên hợp quốc định nghĩa về du lịch nhƣ sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. [10, tr.6] 12 Luật Du lịch Việt Nam (2017) đã nêu về khái niệm du lịch nhƣ sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.[32] Nhƣ vậy, chúng ta thấy đƣợc du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội. 1.1.1.2. Nhu cầu và nhu cầu du lịch * Nhu cầu Nhu cầu của con ngƣời là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thoả mãn cơ bản nào đó. Ngƣời ta cần có thức ăn, quần áo, nơi ở, sự an toàn, của cải, sự quý trọng và một vài thứ khác nữa để tồn tại. Chúng tồn tại nhƣ một bộ phận cấu thành cơ thể con ngƣời. Nhu cầu có liên quan đến sức mua và khả năng chi trả của nhóm khách hàng mục tiêu. Nhu cầu thị trƣờng đối với một sản phẩm hay dịch vụ là tổng khối lƣợng sẽ đƣợc mua hay đƣợc chọn bởi: - Một nhóm khách hàng đã đƣợc xác định - Trong một vùng đã đƣợc xác định - Trong một thời điểm xác định - Dƣới một chƣơng trình tiếp thị đã đƣợc xác định. Theo Maslow, con ngƣời có 5 nhóm nhu cầu tăng từ thấp lên cao. Tuy các nhóm nhu cầu có thể cùng tồn tại trong mỗi cá nhân, nhƣng nguyên tắc chung là con ngƣời sẽ cố gắng tìm cách thỏa mãn những nhóm nhu cầu cấp thấp những nhu cầu sinh học, nhu cầu an toàn trƣớc, rồi đến nhu cầu cao hơn nhƣ nhu cầu xã hội, nhu cầu tự thể hiện và nhu cầu cao nhất là nhu cầu tự hoàn thiện chính mình. Nhƣ vậy nhu cầu sinh học là nhu cầu cơ bản nhất và phải đƣợc thoả mãn trƣớc. Do đó, khi mức sống của ngƣời dân tăng lên họ sẽ chuyển đổi từ “ăn no mặc ấm” sang “ ăn ngon mặc đẹp”, chú trọng đến sức khỏe và sẽ có nhu cầu đƣợc hƣởng thụ, thƣ giãn. Nghĩa là khi con ngƣời có thu nhập ngày càng cao, cuộc sống ngày càng đầy đủ về vật chất họ sẽ có nhu cầu về mặt tinh thần nhƣ nghỉ ngơi, hƣởng thụ sau khoảng thời gian làm việc mệt mỏi với nhịp sống khẩn 13 trƣơng trong giai đoạn nền kinh tế đất nƣớc đang trên con đƣờng hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, khi thu nhập đảm bảo cuộc sống cho gia đình thì nhu cầu nâng cao sự hiểu biết, cảm nhận cái đẹp để tự khẳng định mình đã thôi thúc con ngƣời đi ra khỏi nơi cƣ trú của mình để thỏa mãn các nhu cầu trên từ đó nảy sinh nhu cầu du lịch. Hình 1.1. Mô hình tháp nhu cầu của Maslow (Nguồn: Giáo trình Nhập môn Du lịch học, Lê Thu Hương (2011)) * Nhu cầu du lịch Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội thì du lịch là một đòi hỏi tất yếu của ngƣời lao động. Du lịch trở thành nhu cầu của con ngƣời khi trình độ kinh tế, xã hội và dân trí đã phát triển. Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con ngƣời, nhu cầu này đƣợc hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định nhận thức, giao tiếp) Nhu cầu du lịch gồm có 3 nhóm: nhu cầu cơ bản, thiết yếu (đi lại, ăn uống, lƣu trú); nhóm nhu cầu đặc trƣng (nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu, thƣởng thức, giao tiếp...) và nhóm nhu cầu bổ sung (thông tin, làm đẹp.... Trong thực tế rất khó để có thể xếp hạng, thứ bậc cho các loại nhu cầu mà nó phát sinh trong khách du lịch. Hầu nhƣ tất cả các dịch vụ từ tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, 14 ăn uống, vui chơi... đều cần thiết ngang nhau để thỏa mãn các nhu cầu phát sinh trong chuyến hành trình và lƣu lại của khách. Điều đó chỉ phù hợp và với nhu cầu sự cảm nhận riêng của từng cá nhân. Ngày nay, con ngƣời đi du lịch là sự kết hợp nhằm đạt đƣợc nhiều mục đích khác nhau trong cùng một chuyến đi và do đó các nhu cầu cần đƣợc đồng thời thỏa mãn. Tƣơng ứng với mỗi loại nhu cầu, cần thiết phải có các hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng và thỏa mãn cho khách du lịch. Đây chính là cơ sở để xác định các loại hình kinh doanh du lịch chính của các doanh nghiệp du lịch. Nhóm I: Nhu cầu cơ bản, thiết yếu (vận chuyển, ăn uống, lưu trú) Nhu cầu vận chuyển và nhu cầu lƣu trú, ăn uống là các nhu cầu thiết yếu; là điều kiện tiền đề để thỏa mãn nhu cầu thụ cảm cái đẹp và giải trí. * Nhu cầu vận chuyển Nhu cầu vận chuyển trong du lịch đƣợc hiểu là sự tất yếu phải di chuyển từ nơi ở thƣờng xuyên tới địa điểm du lịch nào đó và ngƣợc lại, và sự di chuyển tại điểm đến du lịch trong thời gian du lịch của khách. Bản chất của du lịch là sự đi lại. Do đó, điều kiện tiên quyết của du lịch là phƣơng tiện và sự tổ chức các dịch vụ vận chuyển. Nhu cầu vận chuyển thỏa mãn là tiền đề cho sự phát triển hàng loạt những nhu cầu mới. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn của du khách đối với nhu cầu này bao gồm: khoảng cách từ nơi ở đến địa điểm du lịch và sự phù hợp của phƣơng tiện vận chuyển, mục đích của chuyến đi, khả năng thanh toán, thói quen tiêu dùng, xác suất an toàn của phƣơng tiện, uy tín, nhãn hiệu, chất lƣợng của công ty du lịch, sự thuận tiện và tình trạng sức khỏe của khách. Khi tổ chức dịch vụ vận chuyển cho khách thì các nhà kinh doanh phải cân nhắc và tính toán các yếu tố nói trên. * Nhu cầu lưu trú và ăn uống Dịch vụ lƣu trú và ăn uống sinh ra là do nhu cầu lƣu trú và ăn uống của khách du lịch. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ khách hàng thỏa mãn nhu cầu này rất khác biệt so với cuộc sống thƣờng nhật. Đều là ăn uống, là nghỉ ngơi nhƣng nếu diễn ra ở nhà của mình thì theo một nề nếp khuôn mẫu nhất định, trong một môi trƣờng cũng giống nhƣ là trong các điều kiện quen thuộc. Mặt khác, ăn uống, nghỉ ngơi diễn ra ở nơi du lịch thì có nhiều điều mới lạ, vì thế nó không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt mà còn đáp ứng các nhu cầu tâm lý khác. 15 Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn của khách hàng đối với nhu cầu này bao gồm: khả năng thanh toán của khách, hình thức đi du lịch, khẩu vị ăn uống (mùi vị, cách nấu nƣớng, cách ăn), lối sống, các đặc điểm cá nhân của khách, mục đích cần thỏa mãn trong chuyến đi, giá cả, chất lƣợng, phong cách phục vụ của doanh nghiệp. Tâm lý nói chung của khách du lịch biểu hiện rõ nhất ở tính hiếu kỳ và hƣởng thụ, có nghĩa là họ muốn thay đổi, chờ đón và mong đợi sự thoải mái và tốt đẹp tại điểm du lịch. Khi đến một điểm du lịch nào đó, họ mong đƣợc chiêm ngƣỡng những cái lạ, đƣợc nghỉ ngơi trong những căn phòng đầy đủ tiện nghi, xa lạ nhƣng quen thuộc, đƣợc thƣởng thức những món ngon vật lạ, đƣợc tiếp xúc với những con ngƣời văn minh lịch sự và từ đó làm cho họ hết mệt mỏi, thƣ giãn tinh thần, làm cho họ sảng khoái và vui vẻ, những căng thẳng trong con ngƣời đƣợc giải thoát. Sự mong đợi này nếu không thành hiện thực thì niềm hy vọng hƣởng thụ sẽ biến thành nỗi thất vọng, tiếc công, tiếc của, mất thời gian. Nhóm II: Nhu cầu đặc trưng (nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu, thưởng thức, cảm thụ cái đẹp, giao tiếp) Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí là nhu cầu đặc trƣng của khách du lịch. Dịch vụ tham quan giải trí phát sinh là do nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí của khách du lịch. Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí về bản chất nó là nhu cầu thẩm mỹ của con ngƣời. Cảm thụ các giá trị thẩm mỹ bằng các dịch vụ tham quan, giải trí, tiêu khiển tạo nên cái gọi là cảm tƣởng du lịch trong con ngƣời. Cảm tƣởng du lịch đƣợc hình thành từ những rung động, xúc cảm do tác động của các sự vật, hiện tƣợng (đặc điểm, tính chất kích thích) ở nơi du lịch. Những cảm tƣởng này biến thành những kỷ niệm thƣờng xuyên tái hiện trong trí nhớ của du khách. Con ngƣời ai cũng hay tò mò, muốn biết cái mới lạ, do đó, cảm nhận và đánh giá đối tƣợng phải trên cơ sở mắt thấy, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi thì với du khách mới cảm thấy thỏa đáng đƣợc. Nhu cầu cảm thụ cái đẹp, giải trí và tiêu khiển đƣợc khơi dậy từ ảnh hƣởng đặc biệt của môi trƣờng sống và làm việc trong nền văn minh công nghiệp. Stress đã làm cho ngƣời ta cần thiết phải tìm kiếm sự nghỉ ngơi, tiêu khiển, gặp gỡ, lãng quên, giải thoát để trở về với thiên nhiên. Các giá trị thẩm mỹ mà thiên nhiên ban cho hay chính con ngƣời tạo ra ở du lịch chính là cái mà du khách tìm kiếm. 16 Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn của khách hàng đối với nhu cầu này bao gồm: đặc điểm cá nhân của khách, đặc điểm về văn hoá, mục đích của chuyến đi, khả năng thanh toán của khách, thị hiếu thẩm mỹ. Sản phẩm du lịch có hấp dẫn hay không, có thu hút đƣợc nhiều khách tham gia hay không là tùy thuộc vào sự phong phú cũng nhƣ tính hấp dẫn của điểm đến du lịch. Nhóm III: Nhu cầu bổ sung (làm đẹp, thông tin) Các nhu cầu bổ sung là những nhu cầu phát sinh tùy thuộc thói quen tiêu dùng, mục đích chuyến đi của khách du lịch. Các dịch vụ bổ sung phát sinh ra là do các yêu cầu đòi hỏi rất đa dạng mà nó phát sinh trong chuyến đi của du khách. Các dịch vụ tiêu biểu là: bán hàng lƣu niệm, dịch vụ thông tin, liên lạc, làm thủ tục Visa, đặt chỗ, mua vé, dịch vụ giặt ủi, dịch vụ chăm sóc sức khỏe (y tế), dịch vụ làm đẹp, dịch vụ in ấn, giải trí, thể thao. Phần lớn các dịch vụ này đƣợc tổ chức phục vụ khách du lịch ngay tại khách sạn, nhà hàng, tại điểm đến du lịch. Ngoài ra còn có các mạng lƣới kinh doanh khác cũng tham gia vào phục vụ khách du lịch. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn của khách hàng đối với nhu cầu này bao gồm: thuận tiện, không làm mất thời gian của khách, không có biểu hiện gây khó dễ cho khách, tổ chức phục vụ hợp lý; Chất lƣợng của hàng hóa và dịch vụ, giá cả rõ ràng và công khai. Có thể thấy, thỏa mãn các nhu cầu ở nhóm I, sẽ là tiền đề cho việc thỏa mãn các nhu cầu tiếp theo. Các nhu cầu ở nhóm II là nguyên nhân quan trọng nhất, có tính chất quyết định thúc đẩy ngƣời ta đi du lịch, và thỏa mãn nhu cầu nhóm III là làm dễ dàng hơn và thuận tiện hơn trong sinh hoạt hằng ngày của khách du lịch. 1.1.1.3. Động cơ và Động cơ du lịch * Động cơ Có thể nhận thấy “động cơ” và sự hài lòng là hai khái niệm đƣợc nghiên cứu phổ biến trong lĩnh vực du lịch, mối liên hệ giữa hai khái niệm này bắt nguồn từ tác động của hành vi cá nhân trong du lịch. Một nghiên cứu của Devesa đã chỉ ra động cơ là một yếu tố quyết định trong các tiêu chí đánh giá chuyến thăm và là hệ quả trực tiếp của sự hài lòng của du khách khi tham quan một điểm đến. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan