Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu độc tính và tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút mạn của cốm tan tứ diệu...

Tài liệu Nghiên cứu độc tính và tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút mạn của cốm tan tứ diệu tán tóm tắt 24 trang tiếng việt

.DOCX
25
76
75

Mô tả:

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Gút là bệnh khớp rất thường gặp, nguyên nhân gây bệnh là do sự lắng đọng các tinh thể monosodium urat (MSU) trong dịch khớp hoặc mô. Có khoảng từ 1 - 4% dân số trưởng thành trên toàn thế giới mắc bệnh gút. Ở các nước phát triển, tỷ lệ mắc bệnh gút ở nam giới là từ 3 - 6% dân số, ở nữ giới là từ 1 - 2% dân số. Ở một số nước đang phát triển, tỷ lệ mới mắc gút có thể tăng lên đến 10%. Bệnh gút thường diễn biến kéo dài, tiến triển thành từng đợt. Có khoảng trên 25% số bệnh nhân gút bị tổn thương khớp, biến dạng khớp không hồi phục. Chất lượng đời sống tinh thần và thể chất của bệnh nhân gút giảm sút, do chịu tác động thường xuyên của những cơn gút cấp tính, số lượng khớp sưng, khớp viêm tăng dần theo thời gian mắc bệnh, sự tiến triển và lan rộng của hạt tophi, sử dụng colchicin, corticosteroid... Việc nghiên cứu tìm ra thuốc mới điều trị gút, đặc biệt là thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên, hạn chế tác dụng không mong muốn là rất ý nghĩa và cần thiết. Do đó, trong một thập kỉ trở lại đây các nhà khoa học đã tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu nhiều chế phẩm, thuốc y học cổ truyền (YHCT) có nguồn gốc từ thiên nhiên để điều trị bệnh gút. Nền YHCT Việt Nam có nhiều bài thuốc có hiệu quả điều trị bệnh gút, bài thuốc cổ phương Tứ diệu tán là một trong số đó. Thành phần của bài thuốc gồm bốn vị: Ý dĩ, Ngưu tất, Hoàng bá và Thương truật. Một số nghiên cứu trên thực nghiệm đã chứng minh, chất polysaccharide trong Thương truật và baicalein, oroxylin A trong Hoàng bá có tác dụng chống viêm cấp. Stigmasterol và acid p-coumaric trong Ý dĩ tham gia vào quá trình tăng thải trừ acid uric niệu. Chúng tôi đã thay Hoàng bá bắc, Ngưu tất bắc bằng Hoàng bá nam, Ngưu tất nam, thay đổi liều lượng các vị thuốc, thay đổi dạng thuốc sắc sang dạng cốm tan và tiến hành đánh giá tác dụng của bài thuốc trên lâm sàng với mục tiêu: 2. Mục tiêu 1. Đánh giá độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ acid uric máu của cốm tan Tứ diệu tán trên thực nghiệm. 2. Đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ acid uric máu và tác dụng không mong muốn của cốm tan Tứ diệu tán trên bệnh nhân gút mạn tính. 2 3. Ý nghĩa thực tiễn và những đóng góp mới của luận án Đây là một nghiên cứu khoa học đánh giá tác dụng của một chế phẩm thuốc YHCT mới, có tên là cốm tan Tứ diệu tán, được sử dụng trong điều trị bệnh nhân gút mạn tính. Dựa trên kinh nghiệm thực tế lâm sàng, chúng tôi gia giảm bài Tứ diệu cổ phương để phù hợp với khí hậu, đặc tính sinh lý con người Việt Nam và mục đích điều trị: Thay Hoàng bá bắc, Ngưu tất bắc bằng Hoàng bá nam, Ngưu tất nam; thay đổi liều lượng các vị thuốc; thay đổi dạng thuốc sắc sang dạng cốm tan. Đề tài đã đưa ra những minh chứng khoa học để giải thích tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ acid uric của cốm tan Tứ diệu tán trên thực nghiệm và lâm sàng. Kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy: Cốm tan Tứ diệu tán chưa thể hiện độc tính cấp, bán trường diễn. Chế phẩm có tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ acid uric máu theo cơ chế tăng thải trừ acid uric qua thận trên mô hình thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng sau 30 ngày điều trị liên tục cho thấy: Ở nhóm nghiên cứu (dùng cốm tan Tứ diệu tán kết hợp allopurinol), nồng độ acid uric máu giảm 200,42 ± 100,14μmol/l; hiệu quả hạ acid uric máu là 98,33%. Số khớp sưng, khớp đau trung bình, mức độ đau theo thang điểm VAS1, chức năng vận động theo VAS 2, VAS3 của bệnh nhân được cải thiện nhiều hơn so với trước điều trị. Mức cải thiện chức năng vận động trung bình của bệnh nhân đánh giá theo thang điểm HAQ là 0,96 ± 0,32 điểm. Hiệu quả điều trị chứng hậu YHCT của nhóm nghiên cứu là 98,33%. Các chỉ số đều cải thiện nhiều hơn so với nhóm chứng (dùng placebo kết hợp allopurinol), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Cốm tan Tứ diệu tán có tác dụng trên cả hai thể phong thấp nhiệt và thể đàm trệ huyết ứ với mức hạ acid uric là 222,26 ± 114,84μmol/l; 194,97 ± 96,69μmol/l và cải thiện điểm Nimodiping là 10,92 ± 2,31 điểm; 10,62 ± 2,83 điểm; sự khác biệt giữa hai thể không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bước đầu chưa thấy tác dụng không mong muốn của cốm tan Tứ diệu tán trên lâm sàng và cận lâm sàng. Những kết quả trên cho phép kết luận, cốm tan Tứ diệu tán an toàn, có tác dụng hỗ trợ chống viêm, giảm đau, hạ acid uric máu trên bệnh nhân gút mạn tính trong thời gian điều trị. 4. Cấu trúc của luận án: Luận án gồm 136 trang, ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, luận án có 4 chương. Chương 1: Tổng quan tài liệu 35 trang Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 25 trang Chương 3: Kết quả nghiên cứu 37 trang Chương 4: Bàn luận 34 trang 3 Và 38 bảng, 6 biểu đồ, 5 hình ảnh, 13 phụ lục, 151 tài liệu tham khảo (34 tiếng Việt, 93 tiếng Anh, 24 tiếng Trung). Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Bệnh gút theo Y học hiện đại 1.1.1. Cơ chế bệnh sinh Cơ chế sinh bệnh học của gút là do tăng acid uric máu. Khi nồng độ acid uric máu cao vượt ngưỡng bão hòa, acid uric lắng đọng dưới dạng các tinh thể MSU tại khớp hoặc mô, kích hoạt các phản ứng viêm, làm khởi phát cơn gút cấp tính. Giữa các cơn gút cấp, tinh thể MSU liên tục lắng đọng và hình thành những khối tophi. Môi trường càng toan thì acid uric càng lắng đọng nhiều, phản ứng viêm ở đây trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài. 1.1.2. Chẩn đoán bệnh gút: theo tiêu chuẩn Bennett và Wood (1968) 1.1.3. Điều trị bệnh gút mạn tính Điều trị gút mạn tính, bên cạnh việc giảm các triệu chứng đau và viêm, thì vấn đề quan trọng nhất là giảm acid uric máu, điều này cho phép bệnh nhân đề phòng được biến chứng suy thận mạn, tổn thương các tạng. Nguyên tắc điều trị: Bệnh nhân duy trì chế độ ăn của bệnh gút mạn tính, kết hợp dùng thuốc hạ acid uric. Bắt đầu ở liều thấp, tăng dần tới liều điều trị và duy trì, sử dụng liên tục, không ngắt quãng, có thể kết hợp với NSAIDs hoặc colchicin để đề phòng cơn gút cấp. Mục tiêu hạ nồng độ acid uric máu dưới 6mg/dl (360µmol/l) ở bệnh nhân gút mạn tính, hoặc dưới 5mg/dl (300µmol/l) trong gút mạn tính có hạt tophi. Nhóm thuốc thường dùng là thuốc ức chế tổng hợp acid uric gồm allopurinol, febuxostat… Các thuốc hoạt động dựa trên cơ chế ức chế cạnh tranh enzym xanthin oxidase. Theo khuyến nghị của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR), allopurinol nên khởi đầu ở liều không quá 100mg/ngày đối với bệnh gút đơn thuần, và không quá 50mg/ngày với những bệnh nhân suy thận giai đoạn 4 hoặc tình trạng nghiêm trọng hơn. Liều allopurinol có thể tăng trên 300mg/ngày để đạt được mức hạ acid uric mục tiêu, bao gồm những bệnh nhân suy thận. Febuxostat là thuốc được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân chống chỉ định dùng allopurinol hoặc không đáp ứng allopurinol. Febuxostat hạn chế các tác nhân gây viêm mạch máu do tác dụng ức chế xanthin oxidase mạnh hơn allopurinol đồng thời ngăn hiện tượng 4 tràn dịch ổ viêm. Bên cạnh đó, có thể cân nhắc sử dụng các thuốc khác hạ acid uric như thuốc tăng đào thải acid uric (probenecid, benzbromaron); thuốc làm tiêu acid uric trong máu (Uricozym, Pegloticase); kiềm hóa nước tiểu bằng uống các loại nước khoáng kiềm hoặc truyền dung dịch natri bicarbonate. 1.2. Bệnh gút theo Y học cổ truyền 1.2.1. Bệnh danh và cơ chế bệnh sinh Trong YHCT, bệnh gút có tên là Thống phong. Danh từ Thống phong được dùng để chỉ các chứng đau nhức do phong tà gây nên. YHCT xếp bệnh thống phong thuộc phạm trù Thống tý (Tý có nghĩa là bế tắc, không thông). Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu gồm ba yếu tố nội thương, ngoại nhân, bất nội ngoại nhân. 1.2.2. Biện chứng luận trị các thể lâm sàng Tùy thuộc từng thể lâm sàng của Thống phong mà có pháp điều trị và phương dược phù hợp. Theo Hồ Âm Kỵ và Đường Tiên Bình Trung Quốc (2008), Thống phong được chia thành 5 thể: Thể phong hàn thấp, thể phong thấp nhiệt, thể đàm trệ huyết ứ, thể tỳ thận dương hư, thể can thận âm hư. Pháp điều trị thể phong hàn thấp là khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh lạc; phương dược có thể dùng Quyên tý thang gia giảm hoặc Phòng phong thang gia giảm. Thể phong thấp nhiệt có pháp điều trị là sơ phong, thanh nhiệt, trừ thấp; phương dược có thể dùng Nhị diệu tán hợp Bạch hổ quế chi thang; nếu thấp nhiệt kèm tê bì, nên thanh nhiệt, trừ thấp, thông lạc, chỉ thống và dùng phương Tứ diệu tán hợp Long đởm tả can thang gia giảm. Pháp điều trị thể đàm trệ huyết ứ là hoạt huyết khứ ứ, hóa đàm tiết trọc; phương dược có thể dùng Phục nguyên hoạt huyết thang phối hợp với Nhị trần thang. Thể tỳ thận dương hư có pháp điều trị là kiện tỳ, bổ thận; phương dược phù hợp là Phụ tử lý trung thang. Thể can thận âm hư có pháp điều trị là dưỡng âm, bổ can thận; phương dược phù hợp là Độc hoạt tang kí sinh. 1.3. Một số mô hình thực nghiệm đánh giá độc tính và tác dụng điều trị bệnh gút của một thuốc Cốm tan Tứ diệu tán có xuất xứ từ bài thuốc cổ phương Tứ diệu. Tuy thành phần vị thuốc không thay đổi, nhưng do có sự gia giảm liều lượng từng vị trong bài thuốc so với cổ phương và chuyển dạng bào chế, nên cốm tan Tứ diệu tán cần được xác định độc tính để đảm bảo an toàn cho việc thử nghiệm các giai đoạn tiếp theo. Thuốc được 5 đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn; đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau trên mô hình gây phù viêm chân chuột, gây viêm màng bụng, gây viêm màng hoạt dịch khớp gối; mô hình mâm nóng, đánh giá tác dụng giảm đau bằng máy đo ngưỡng đau; đánh giá tác dụng hạ acid uric trên các mô hình gây tăng acid uric cấp bằng kali oxonat, thải trừ acid uric in vivo, ức chế xanthin oxidase in vitro và in vivo. 1.4. Tình hình nghiên cứu điều trị bệnh gút 1.4.1. Một số nghiên cứu điều trị bệnh gút theo Y học hiện đại Hiện nay, các nghiên cứu trên thế giới tập trung chủ yếu vào mục tiêu hạ acid uric máu và duy trì nồng độ acid uric máu dưới ngưỡng bão hòa của cơ thể (< 6mg/dL tương đương < 360µmol/L). Các thuốc thế hệ mới đang được tiến hành điều trị trên lâm sàng gồm: febuxostat; 3,4-dihydroxy-5-nitrobenzaldehyde (DHNB)… Bên cạnh đó, dựa theo cơ chế gây viêm gút cấp tính, các nhà nghiên cứu vẫn đang tiến hành thử nghiệm nhóm thuốc ức chế IL-1β (canakinumab, anakinra) có tác dụng chống viêm, giảm đau trong cơn gút cấp. Tại Việt Nam, trong một thập kỷ gần đây, chưa có nghiên cứu về thuốc mới hoặc phương pháp điều trị gút mới trên lâm sàng. Đa số các nghiên cứu của YHHĐ thường tập trung đánh giá tình trạng lạm dụng thuốc điều trị gút (corticoid). Một số nghiên cứu đánh giá hiểu biết của bệnh nhân về việc chăm sóc và sử dụng thuốc điều trị gút. 1.4.2. Một số nghiên cứu điều trị bệnh gút theo Y học cổ truyền Trên thực nghiệm, nhiều mô hình được xây dựng nhằm đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ acid uric của một thuốc điều trị gút như: Mô hình ức chế xanthin oxidase in vitro và in vivo, mô hình gây viêm màng hoạt dịch khớp gối, mô hình gây tăng acid uric bằng chất ức chế uricase... Thẩm Duy Tăng, Bàng Học Phong sử dụng mô hình gây viêm màng hoạt dịch khớp gối bằng tinh thể natri urat để đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau của bài thuốc Đương quy niêm thống thang, Chỉ thống khứ phong thang. Bên cạnh đó, trên lâm sàng, nhiều tác giả đã xây dựng và nghiên cứu tác dụng bài thuốc YHCT mới như: Bài thuốc thảo mộc HA1, bài thuốc GLP hạ acid uric máu... Một số tác giả khác tiến hành nghiên cứu sự kết hợp giữa thuốc YHHĐ và YHCT nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao hơn so với sử dụng đơn độc thuốc YHHĐ hoặc YHCT. Các nghiên cứu đều có đặc điểm chung là thiết kế theo phương pháp tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, so sánh trước sau (Nghiên cứu tác dụng bài 6 thuốc Thống phong hoàn của Nguyễn Minh Hà; Nghiên cứu kết hợp Narcaricin và Tứ vật thang của Lý Mỹ Hữu, Sái Xảo Mẫn...). 1.5. Tổng quan về thuốc nghiên cứu 1.5.1. Xuất xứ và tác dụng theo Y học cổ truyền Thuốc nghiên cứu Tứ diệu tán được xây dựng trên cơ sở bài Tứ diệu cổ phương trong sách Phương tễ học, có thay đổi liều lượng và thay Hoàng bá bắc, Ngưu tất bắc bằng Hoàng bá nam và Ngưu tất nam. Các vị thuốc được gia tăng liều lượng nhằm mục đích tăng cường tác dụng bài trọc, trừ thấp, thanh nhiệt, hoạt huyết. 1.5.2. Thành phần và tác dụng của từng vị thuốc - Thành phần một gói cốm tan Tứ diệu tán 7,5g có 1,13g cao khô Ngưu tất nam; 0,56g cao khô Hoàng bá nam; 1,5g cao khô Ý dĩ; 0,56g cao khô Thương truật; tá dược vừa đủ 7,5g. - Ý dĩ có công dụng kiện tỳ, thẩm thấp, lợi niệu. Thành phần hóa học: Hạt Ý dĩ có tinh bột, protein, các acid amin. Các nhóm chất được phân lập từ hạt Ý dĩ gồm: Coixenolid, các policosanol, các phytosterol, các hợp chất lactam, hợp chất phenol. Acid p-coumaric trong hạt Ý dĩ có tác dụng ức chế giai đoạn tạo nhân, lớn lên và kết tập tinh thể sỏi, ức chế sự gắn của tinh thể vào tế bào biểu mô ống thận, ức chế sự hình thành tinh thể calci oxalat tùy thuộc nồng độ acid p-coumaric. - Ngưu tất nam có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, lợi niệu, thông lâm, bổ can thận, khứ phong thấp. Thành phần hóa học: Betaine, achyrathine, β-ecdysone, stigmasterol. Trong rễ Ngưu tất có chứa chất saponin, polysaccharide, ketosteroid và β-sitosterol. Saponin trong rễ Ngưu tất có tác dụng ức chế các cytokin gây viêm, giúp làm giảm sưng và viêm khớp. Achyranthine có tác dụng lợi tiểu trên chuột nhắt trắng, tuy nhiên không làm thay đổi pH niệu. - Hoàng bá nam có các dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp ở hạ tiêu. Thành phần hóa học: Baicalein, oroxylin A, chrysin, tetuin, ngoài ra còn tách chiết được các chất β-sitosterol, acid tannic. Trong đó, vỏ thân chứa acid p-coumaric. Baicalein, oroxylin A trong Hoàng bá có tác dụng chống viêm cấp tính do ức chế NF-κB, từ đó ức chế giải phóng yếu tố hoạt hóa phản ứng viêm PGE2, IL6, IL-1β. - Thương truật có công dụng tán hàn giải biểu, táo thấp, kiện tỳ, giải độc, trừ đàm. Thành phần hóa học: Chủ yếu là hinesol hoặc hỗn hợp β-eudesmol và atractylon. Polysaccharide có tác dụng điều chỉnh hệ 7 thống miễn dịch trong đường ruột, chống nấm candida albicans. βeudesmol và atractylon có tác dụng bảo vệ tế bào gan Chương 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Chất liệu nghiên cứu 2.1.1. Thuốc dùng trong phác đồ nền - Thuốc hạ acid uric máu: Allopurinol viên nén chứa 300mg allopurinol và tá dược vừa đủ, được phân phối bởi Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Domesco Đồng Tháp. - Thuốc chống viêm không steroid: Mofen viên nén chứa 400mg ibuprofen và tá dược vừa đủ, được phân phối bởi Medopharm - Ấn Độ. 2.1.2. Thuốc nghiên cứu - Thuốc nghiên cứu: Cốm tan Tứ diệu tán một gói 7,5g gồm 1,13g cao khô Ngưu tất nam; 0,56g cao khô Hoàng bá nam; 1,5g cao khô Ý dĩ; 0,56g cao khô Thương truật; tá dược vừa đủ 7,5g. Thuốc được sản xuất tại Khoa Dược/Viện Y học cổ truyền Quân đội, đạt tiêu chuẩn cơ sở. - Placebo: Hình thức trình bày giống cốm tan Tứ diệu tán. Thành phần một gói chứa 7,5g lactose và tá dược vừa đủ, được sản xuất tại Khoa Dược/Viện Y học cổ truyền Quân đội. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2015 đến tháng 5/2017 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu trên thực nghiệm: Chuột cống trắng chủng Wistar và chuột nhắt trắng chủng Swiss, khỏe mạnh cả 2 giống, đủ điều kiện để tham gia nghiên cứu. Địa điểm nghiên cứu: Bộ môn Dược lý/Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa Nghiên cứu Thực nghiệm Viện YHCT Quân đội, Bộ môn Dược lực/Trường Đại học Dược Hà Nội. 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu lâm sàng: Cỡ mẫu tính theo công thức nghiên cứu lâm sàng của Tổ chức Y tế Thế giới. Nghiên cứu tiến hành trên 120 bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Y học cổ truyền Quân đội, đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ bệnh nhân: * Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: Lựa chọn bệnh nhân không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nơi cư trú, đồng ý tham gia 8 nghiên cứu, dựa theo tiêu chuẩn của YHHĐ và YHCT. Theo YHHĐ: Bệnh nhân gút mạn tính được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Bennett và Wood (bao gồm bệnh nhân gút mạn tính xuất hiện cơn gút cấp với những triệu chứng lâm sàng điển hình), có hàm lượng acid uric máu > 420µmol/l đối với nam giới và > 360µmol/l đối với nữ giới. Theo YHCT: Bệnh nhân được chẩn đoán YHCT thuộc thể phong thấp nhiệt hoặc thể đàm trệ huyết ứ. * Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân: Bệnh nhân suy gan, thận, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não; có rối loạn tiêu hóa kéo dài ảnh hưởng tới quá trình hấp thu, chuyển hóa thuốc; mắc bệnh tâm thần, suy dinh dưỡng, các bệnh nhiễm khuẩn kèm theo; chống chỉ định dùng allopurinol; bệnh nhân có biểu hiện Thống phong không thuộc thể đàm trệ huyết ứ hoặc phong thấp nhiệt; không hợp tác nghiên cứu; phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm Thiết kế thực nghiệm có đối chứng 2.3.1.1. Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn * Độc tính cấp: Nghiên cứu độc tính cấp và xác định liều gây chết 50% (LD50) của cốm tan Tứ diệu tán trên chuột nhắt trắng bằng đường uống theo phương pháp của Litchfield Wilcoxon. Chuột được uống thuốc thử với liều tăng dần trong cùng một thể tích để xác định liều thấp nhất gây chết 100% chuột và liều cao nhất không gây chết chuột. Theo dõi tình trạng chung, quá trình diễn biến bắt đầu có dấu hiệu nhiễm độc và số lượng chuột chết trong 72 giờ sau uống thuốc. Các chuột chết được mổ đánh giá đại thể và xây dựng đồ thị tuyến tính để xác định LD50. Tiếp tục theo dõi tình trạng của chuột đến hết ngày thứ 7 sau thời gian uống thuốc thử. * Độc tính bán trường diễn: Theo hướng dẫn của WHO, chuột được chia làm 3 lô: Lô chứng (uống nước cất); Lô trị 1 (uống cốm tan Tứ diệu tán liều 1,8g/kg/ngày - tương đương liều dùng trên lâm sàng); Lô trị 2 (uống cốm tan Tứ diệu tán liều 5,4g/kg/ngày - gấp 3 lần liều lâm sàng). Chuột được uống dung môi hoặc thuốc thử trong 8 tuần liên tục, mỗi ngày một lần vào buổi sáng. Theo dõi cân nặng, ăn ngủ, hoạt động, tiêu hóa, huyết học, hóa sinh chức năng gan, thận, 9 mô bệnh học gan và thận chuột. So sánh trước - sau điều trị và so sánh với chứng. 2.3.1.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của cốm tan Tứ diệu tán được thực hiện trên ba mô hình: Gây phù chân chuột bằng carrageenin, gây viêm màng bụng chuột, gây viêm màng hoạt dịch khớp gối bằng tinh thể natri urat. Mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenin được tiến hành theo phương pháp của Winter. Mô hình gây viêm màng bụng chuột được tiến hành theo phương pháp của Patel và cộng sự. Mô hình gây viêm màng hoạt dịch khớp gối bằng tinh thể natri urat được tiến hành theo phương pháp của Faires và McCarty. 2.3.1.3. Nghiên cứu tác dụng giảm đau Tác dụng giảm đau của cốm tan Tứ diệu tán được nghiên cứu trên hai mô hình: Mô hình mâm nóng (đánh giá tác dụng giảm đau trung ương) và mô hình đánh giá tác dụng giảm đau bằng máy đo ngưỡng đau (đánh giá tác dụng giảm đau ngoại biên). Mô hình mâm nóng được tiến hành theo phương pháp của Vogel và cộng sự. Mô hình đánh giá tác dụng giảm đau bằng máy đo ngưỡng đau được tiến hành theo phương pháp của Randall - Selitto. 2.3.1.4. Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric của cốm tan Tứ diệu tán được tiến hành trên bốn mô hình: Mô hình gây tăng acid uric bằng kali oxonat (đánh giá tác dụng hạ acid uric máu), mô hình ức chế enzym xanthin oxidase trên in vitro và in vivo (đánh giá tác dụng ức chế tổng hợp acid uric), đánh giá tác dụng thải trừ acid uric trên mô hình gây tăng acid uric bằng kali oxonat (đánh giá tác dụng thải trừ acid uric qua đường tiết niệu). Mô hình gây tăng acid uric bằng kali oxonat được tiến hành theo phương pháp của Starvic. Mô hình ức chế enzym xanthin oxidase trên in vitro và in vivo được tiến hành theo phương pháp của Nguyễn Thị Thanh Mai và cộng sự. Đánh giá tác dụng thải trừ acid uric trên mô hình gây tăng acid uric bằng kali oxonat tiến hành theo phương pháp của Starvic. 2.3.2. Nghiên cứu trên lâm sàng Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, mù kép. 2.3.2.1. Quy trình nghiên cứu Các bệnh nhân gút mạn tính sau khi được khám, đủ tiêu chuẩn sẽ 10 được tham gia nghiên cứu. Trước khi tiến hành nghiên cứu, một nghiên cứu viên độc lập tiến hành chia bệnh nhân vào 2 nhóm, mỗi nhóm 60 bệnh nhân. Việc chia nhóm đảm bảo tính tương đồng về tuổi, giới, tiền sử bệnh, mức độ bệnh (số khớp đau, sưng, chỉ số acid uric máu), thể bệnh theo YHCT. Nghiên cứu viên dán nhãn, mã hóa cho mỗi bệnh nhân trên bệnh án nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân và bác sĩ trực tiếp điều trị đều không biết bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu hay nhóm chứng. Bệnh nhân nhận thuốc từ trợ lý điều trị, thuốc được phát theo mã nghiên cứu (trợ lý phát thuốc không được biết thuốc bên trong là nghiên cứu hay đối chứng). Hình thức trình bày của thuốc nghiên cứu và thuốc đối chứng là như nhau. Trong 30 ngày điều trị, bệnh nhân nhóm nghiên cứu được dùng phác đồ nền allopurinol và cốm tan Tứ diệu tán, bệnh nhân nhóm chứng được dùng phác đồ nền allopurinol và placebo. Bệnh nhân bắt đầu uống thuốc từ ngày đầu tiên D0 (D là viết tắt của chữ Day Ngày): Allopurinol (uống 01 viên mỗi ngày, sau bữa ăn); cốm tan Tứ diệu tán (uống 1 gói/lần, ngày uống 2 lần sáng - chiều, trước bữa ăn 1 giờ); placebo (uống 1 gói/lần, ngày uống 2 lần sáng - chiều, trước bữa ăn 1 giờ). Trong thời gian nghiên cứu, bệnh nhân không dùng các loại thuốc khác. Bệnh nhân có cơn gút cấp, đau nhiều và đề nghị dùng thuốc giảm đau sẽ được dùng Mofen 400mg trong tối đa 5 ngày (mỗi lần uống 01 viên, 2 - 3 lần mỗi ngày). Kết thúc quá trình nghiên cứu, nghiên cứu viên mở mã hóa và nhập số liệu, xử lý số liệu, báo cáo kết quả. 2.3.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá tác dụng điều trị - Mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới tính, tiền sử (mức độ bệnh, các yếu tố nguy cơ kèm theo, phân thể theo YHCT). - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả điều trị của cốm tan Tứ diệu tán (trên lâm sàng và cận lâm sàng) được dùng để so sánh giữa hai nhóm nghiên cứu, so sánh trước điều trị và sau điều trị. Đánh giá hiệu quả điều trị trên lâm sàng (tại thời điểm D 0, D30): Tác dụng chống viêm (cải thiện số khớp sưng trung bình); tác dụng giảm đau (cải thiện số khớp đau trung bình, chỉ số VAS1); tác dụng cải thiện chức năng vận động (cải thiện VAS2, VAS3, HAQ); tác dụng cải thiện chứng hậu YHCT theo thang điểm Nimodiping. Đánh giá hiệu quả điều trị trên cận lâm sàng (tại thời điểm D 0, D30); đánh giá mức độ hạ acid uric máu của hai nhóm NC và hai thể YHCT. 11 - Theo dõi các tác dụng không mong muốn trước - trong - sau điều trị: Các triệu chứng không mong muốn trên lâm sàng; các chỉ số huyết học trên cận lâm sàng. 2.3.2.3. Xử lý số liệu: Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán Thống kê Y sinh học, sử dụng phần mềm SPSS 22.0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05. 2.3.2.4. Đạo đức nghiên cứu: Hội đồng Đạo đức trường Đại học Y Hà Nội và Hội đồng Khoa học Viện Y học cổ truyền Quân đội đã chấp thuận cho nghiên cứu được thực hiện trên lâm sàng. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm 3.1.1. Độc tính cấp, bán trường diễn của cốm tan Tứ diệu tán * Độc tính cấp: Sau khi uống cốm tan Tứ diệu tán 4 - 6 giờ, tất cả các chuột không có biểu hiện bất thường: Chuột ăn uống, vận động bình thường, lông mượt, niêm mạc hồng hào, mắt sáng, phân khô, nước tiểu bình thường. Lô uống Tứ diệu tán liều 62,5g và liều 78,1g có hiện tượng tiêu chảy trong 2 ngày cuối. Theo dõi không thấy xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường khác, không có chuột chết trong 72 giờ sau uống thuốc và trong suốt 7 ngày. Chưa xác định được độc tính cấp và LD50 của thuốc. * Độc tính bán trường diễn: Trong thời gian thí nghiệm, chuột ở cả 3 lô hoạt động bình thường, không có sự khác biệt về tình trạng chung và mức độ gia tăng trọng lượng chuột ở cả 3 lô chuột trong thời gian nghiên cứu. Cốm tan Tứ diệu tán liều 1,8g/kg/ngày uống trong 8 tuần liên tục và liều 5,4g/kg/ngày uống trong 4 tuần liên tục: không làm thay đổi các chỉ số huyết học chuột, không làm thay đổi chức năng gan thận chuột trên xét nghiệm sinh hóa và mô bệnh học.; Liều 5,4g/kg/ngày uống trong 8 tuần liên tục làm thay đổi các chỉ số huyết học chuột nhưng vẫn trong giới hạn bình thường. 3.1.2. Tác dụng chống viêm cấp * Mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenin: Cốm tan Tứ diệu tán ở cả 2 liều (liều 1,8g/kg/ngày và 5,4g/kg/ngày) đều không có tác dụng chống viêm cấp tại tất cả các thời điểm sau gây viêm. * Mô hình gây viêm màng bụng chuột 12 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của cốm tan Tứ diệu tán đến thể tích và các thành phần trong dịch rỉ viêm ổ bụng chuột Chỉ số nghiên cứu Lô chứng sinh học (n = 10) Lô aspirin 200mg/kg (n = 10) Lô Tứ diệu tán Lô Tứ diệu tán 1,8g/kg 5,4g/kg (n = 10) (n = 10) Thể tích dịch rỉ 2,81 ± 0,79 1,33±0,76*** 1,32± 0,79*** 1,53 ± 0,38*** viêm (ml/100g) Số lượng bạch cầu 66,57±45,60 16,43±12,38** 21,96±13,47** 21,55±10,60** tuyệt đối (G/l) Hàm lượng protein tuyệt đối 37,63±16,48 15,12±9,12*** 16,19 ± 8,57** 20,20 ± 11,10* (mg/dl) ** p ≤ 0,01 và *** p ≤ 0,001 khi so sánh với lô chứng Kết quả cho thấy, cốm tan Tứ diệu tán ở cả 2 liều nghiên cứu làm giảm thể tích dịch rỉ viêm và hàm lượng protein có ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh học (p < 0,001), làm giảm số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm (p < 0,01); tác dụng tương đương với aspirin liều 200mg/kg. *Mô hình gây viêm màng hoạt dịch khớp gối bằng tinh thể natri urat - Ảnh hưởng của cốm tan Tứ diệu tán tới mức độ viêm, kích thước và nhiệt độ khớp gối chuột: Cốm tan Tứ diệu tán liều 2,1g/kg có tác dụng làm giảm phù nề khớp gối, giảm nhiệt độ ổ viêm, giảm mức độ viêm so với lô chứng sinh học tại thời điểm 6 giờ và 24 giờ sau gây viêm khớp gối, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. - Giải phẫu bệnh khớp gối chuột ở lô uống cốm tan Tứ diệu tán: Bao hoạt dịch có chỗ bong ra, tuy nhiên còn nhìn thấy rõ. Bao hoạt dịch ít phù nề, ít tinh thể urat. Sự xâm nhập của tế bào viêm ít hơn nhóm chứng sinh học. 1 2 1 2 (HE x 40) (HE x 400) Hình 3.1. Hình giải phẫu mô bệnh học ổ viêm khớp gối ở lô uống Tứ diệu tán 13 (chuột số 25, lô uống Tứ diệu tán) 1. Bao hoạt dịch phù nề, ít tinh thể urat; 2. Sự xâm nhập của tế bào viêm 3.1.3. Tác dụng giảm đau * Mô hình mâm nóng: Cốm tan Tứ diệu tán liều 3,6g/kg và 10,8g/kg có tác dụng kéo dài thời gian phản ứng với nhiệt độ của chuột nhắt trắng so với trước khi uống thuốc và so với lô chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. * Tác dụng giảm đau của cốm tan Tứ diệu tán được đánh giá bằng máy đo ngưỡng đau: Cốm tan Tứ diệu tán liều 3,6g/kg/ngày và 10,8g/kg/ngày có tác dụng làm tăng khả năng chịu đựng lực gây đau, tăng thời gian đáp ứng với kích thích đau của chuột nhắt trắng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước uống thuốc và so với lô chứng sinh học (p < 0,05). 3.1.4. Tác dụng hạ acid uric máu * Mô hình gây tăng acid uric bằng kali oxonat Bảng 3.2. Ảnh hưởng của cốm tan Tứ diệu tán lên nồng độ acid uric trong máu chuột Mức giảm so với lô chứng Lô nghiên cứu n Acid uric (mmol/L) Lô chứng bệnh Lô uống allopurinol 20mg/kg Lô uống Tứ diệu tán liều 3,6g/kg Lô uống Tứ diệu tán liều 10,8g/kg 10 10 168,90 ± 33,59 39,40 ± 4,43∆∆∆ 76,67% 10 54,80 ± 10,04∆∆∆ 67,55% 10 50,80 ± 16,96∆∆∆ 69,92% ∆∆∆ p < 0,001 khi so sánh với lô chứng bệnh Cốm tan Tứ diệu tán liều 3,6g/kg và 10,8g/kg đều có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric máu so với lô chứng bệnh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Tỷ lệ giảm nồng độ acid uric của lô dùng liều 10,8g/kg cao hơn so với lô dùng liều 3,6g/kg là 2,37%. * Mô hình ức chế enzym xanthin oxidase in vitrovà in vivo: Cốm tan Tứ diệu tán cho kết quả âm tính với khả năng ức chế enzym xanthin oxidase trên in vitro. Trên mô hình in vivo, cốm tan Tứ diệu tán liều 2,1g/kg làm giảm độ hấp thụ quang acid uric, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p > 0,05). Như vậy, cốm tan Tứ diệu tán không có tác dụng ức chế enzym xanthin oxidase in vitro và in vivo. N ồ n g đ ộ a c id u ri c n iệ u (m m o l/L ) 14 * Tác dụng thải trừ acid uric niệu trên mô hình gây tăng acid uric bằng kali oxonat: 20 10 17.8 11.8 18.2 9.4 0 Lô nghiên cứu Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của cốm tan Tứ diệu tán đến nồng độ acid uric trong nước tiểu của chuột Cốm tan Tứ diệu tán liều 3,6g/kg và 10,8g/kg làm tăng nồng độ cứu Lô nghiên acid uric trong nước tiểu ở chuột nhắt so với lô chứng sinh học, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Lô uống Tứ diệu tán liều 10,8g/kg có tác dụng thải trừ acid uric niệu cao hơn so với lô liều 3,6g/kg, tuy vậy sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. 3.2. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng 3.2.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu Các đặc điểm về tuổi, giới, thể bệnh YHCT, mức độ bệnh (số khớp sưng, số khớp đau, thời gian mắc bệnh trung bình, điểm VAS 1, VAS2, VAS3, điểm bộ câu hỏi HAQ) tại thời điểm trước điều trị của hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 3.2.2. Kết quả hỗ trợ điều trị bệnh gút trên lâm sàng và cận lâm sàng 3.2.2.1. Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút trên lâm sàng và cận lâm sàng theo YHHĐ * Tác dụng chống viêm Bảng 3.3. Cải thiện số khớp sưng trung bình Số khớp sưng TB D0 D30 Mức chênh D0 - D30 p (D0 - D30) Nhóm NC (n = 60) X ± SD 1,05 ± 0,47 0,65 ± 0,48 0,40 ± 0,62 < 0,001 Nhóm chứng (n = 60) X ± SD 1,08 ± 0,28 0,83 ± 0,37 0,25 ± 0,44 < 0,001 p NC-Chứng > 0,05 < 0,05 > 0,05 Sau điều trị, số khớp sưng trung bình của hai nhóm đều giảm có 15 ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tại thời điểm D 30, số khớp sưng trung bình của nhóm dùng Tứ diệu tán giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,05). * Tác dụng giảm đau: Bảng 3.4. Cải thiện mức độ đau theo đánh giá của bệnh nhân bằng thang nhìn (VAS1) Nhóm NC Nhóm chứng (n = 60) (n = 60) Điểm VAS1 p NC-Chứng X ± SD X ± SD D0 6,90 ± 0,82 6,93 ± 0,80 > 0,05 D30 2,19 ± 1,10 4,07 ± 1,03 < 0,001 Mức chênh D0 - D30 4,71 ± 1,26 2,87 ± 1,06 < 0,001 p (D0-D30) < 0,001 < 0,001 Cốm tan Tứ diệu tán cải thiện số khớp đau trung bình tại D30 và mức độ đau đánh giá theo VAS 1 cao hơn so với nhóm chứng và so với trước điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). * Tác dụng cải thiện chức năng vận động của bệnh nhân: Bảng 3.5. Cải thiện chức năng vận động của bệnh nhân theo thang điểm VAS2, VAS3, HAQ Mức chênh D0 - D30 Nhóm NC (n = 60) X ± SD Nhóm chứng (n = 60) X ± SD p NC-Chứng Điểm VAS2 (điểm) 4,56 ± 1,53 2,97 ± 1,12 < 0,001 Điểm VAS3 (điểm) 4,58 ± 1,25 2,68 ± 1,14 < 0,001 Điểm HAQ (điểm) - 0,96 ± 0,32 - 0,42 ± 0,22 < 0,001 Sau điều trị, chức năng vận động của cả hai nhóm đánh giá theo VAS2, VAS3, HAQ có sự cải thiện tốt hơn so với trước điều trị (p < 0,001). Nhóm nghiên cứu có mức cải thiện cao hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). * Tác dụng hạ acid uric: 16 Bảng 3.6. Sự thay đổi nồng độ acid uric máu của hai nhóm trước - sau điều trị Acid uric máu (μmol/l) Nhóm NC (n = 60) X ± SD Nhóm chứng (n = 60) X ± SD p NC-Chứng D0 521,07 ± 69,16 498,18 ± 63,26 > 0,05 D30 320,65 ± 83,88 438,65 ± 95,59 < 0,001 Mức chênh D0 - D30 200,42 ± 100,14 57,53 ± 101,89 < 0,001 p < 0,001 < 0,001 Sau 30 ngày điều trị, nồng độ acid uric máu ở cả hai nhóm đều giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p < 0,001); trong đó nhóm dùng Tứ diệu tán có mức giảm nhiều hơn so với nhóm chứng (p < 0,001). Tỷ lệ bệnh nhân nhóm nghiên cứu được điều trị hạ acid uric máu có hiệu quả chiếm 98,33%, cao hơn so với nhóm chứng (71,67%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). 3.2.2.2. Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút trên lâm sàng và cận lâm sàng theo YHCT * Tác dụng điều trị Thống phong của cốm tan Tứ diệu tán theo YHCT: Bệnh nhân được đánh giá hiệu quả điều trị Thống phong theo phương pháp Nimodiping. Sau điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có kết quả điều trị khỏi hoàn toàn và kết quả rõ rệt của nhóm dùng Tứ diệu tán (98,33%) cao hơn so với nhóm chứng (15%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. * Tác dụng của cốm tan Tứ diệu tán trên hai thể bệnh YHCT Bảng 3.7. Sự thay đổi các chỉ số đánh giá điều trị theo thể bệnh YHCT ở nhóm nghiên cứu Phong thấp nhiệt (1) Đàm trệ huyết ứ (2) Mức chênh P(1-2) X ± SD (n = 12) X ± SD (n = 48) D0 - D30 Điểm Nimodiping (điểm) Số khớp sưng (khớp) Số khớp đau (khớp) Điểm VAS1 (điểm) Điểm VAS2 (điểm) 10,92 ± 2,31 10,62 ± 2,83 > 0,05 0,42 ± 0,51 0,42 ± 0,52 2,52 ± 0,97 4,00 ± 1,65 0,39 ± 0,64 0,44 ± 0,58 2,83 ± 0,80 4,7 ± 1,48 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 17 Điểm VAS3 (điểm) Điểm HAQ (điểm) Acid uric máu (μmol/l) 4,08 ± 1,08 0,88 ± 0,22 4,71 ± 1,27 1,03 ± 0,32 > 0,05 > 0,05 222,26 ± 114,84 194,97 ± 96,69 > 0,05 Sau điều trị, các chỉ số đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ acid uric máu, điểm Nimodiping ở 2 thể bệnh của nhóm nghiên cứu cải thiện tốt hơn so với trước điều trị, sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 3.3. Tác dụng không mong muốn * Trên lâm sàng: Trong thời gian điều trị, tỷ lệ bệnh nhân nhóm chứng có các triệu chứng không mong muốn như: Rối loạn tiêu hóa là 5% (3/60), mẩn ngứa là 1,67% (1/60). Theo dõi nhóm nghiên cứu không có bệnh nhân bị các tác dụng không mong muốn. * Trên cận lâm sàng: Các chỉ số hồng cầu, hemoglobin, bạch cầu, tiểu cầu, glucose, ure, creatinin, AST, ALT, triglycerid và HDLC của hai nhóm thay đổi không có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị và so sánh giữa 2 nhóm (p > 0,05). Chỉ số cholesterol và LDL-C ở nhóm dùng Tứ diệu tán giảm có ý nghĩa thống kê so trước điều trị với p < 0,001. Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm 4.1.1. Độc tính cấp, bán trường diễn của cốm tan Tứ diệu tán * Độc tính cấp: Liều 78,1g/kg là liều cao nhất có thể cho chuột uống nhưng không có chuột chết trong vòng 72 giờ, vì vậy chưa xác định được LD50 trên chuột nhắt trắng theo đường uống. Theo hướng dẫn của WHO, cốm tan Tứ diệu tán được sử dụng với liều dùng trên lâm sàng là an toàn. Ở hai lô chuột có hiện tượng tiêu chảy, chuột đã uống lượng thuốc gấp 17 lần (62,5g/kg) và 21 lần (78,1g/kg) liều sử dụng trên lâm sàng (3,6g/kg) nên gây hiện tượng tiêu chảy. Triệu chứng này có thể do tác dụng của chất nhầy trong Ngưu tất. Chất nhầy là một carbonhydrat có nguồn gốc thực vật, không hấp thu qua niêm mạc đường tiêu hóa và gây nhuận tràng, nên có thể gây tiêu chảy khi sử dụng ở liều cao. * Độc tính bán trường diễn: Theo kết quả nghiên cứu, cốm tan Tứ diệu tán liều 1,8g/kg/ngày uống trong 8 tuần liên tục và liều 18 5,4g/kg/ngày uống trong 4 tuần liên tục: Không làm thay đổi các chỉ số huyết học chuột, không làm thay đổi chức năng gan thận chuột trên xét nghiệm sinh hóa và mô bệnh học; Liều 5,4g/kg/ngày uống trong 8 tuần liên tục làm thay đổi các chỉ số huyết học chuột nhưng vẫn trong giới hạn bình thường. Khuynh hướng giảm số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, chỉ số hematocrit có thể do tác dụng của saponin trong rễ Ngưu tất. Saponin khi sử dụng ở liều cao và trong thời gian dài có thể gây vỡ hồng cầu, ảnh hưởng tới hàm lượng huyết sắc tố và hematocrit. Đây là chỉ số cần quan sát kỹ trên xét nghiệm công thức máu khi nghiên cứu lâm sàng. 4.1.2. Tác dụng chống viêm cấp * Mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenin: Kết quả cho thấy, cốm tan Tứ diệu tán liều 1,8g/kg/ngày và 5,4g/kg/ngày không có tác dụng chống viêm cấp tại tất cả các thời điểm sau gây viêm. Kết quả này không phù hợp với những nghiên cứu trước đây về tác dụng chống viêm của Thương truật và Ngưu tất trên mô hình gây phù viêm chân chuột bằng carrageenin. Do đó, chúng tôi tiếp tục thực hiện mô hình gây viêm màng bụng chuột và mô hình gây viêm màng hoạt dịch khớp gối chuột để đánh giá chính xác hơn cơ chế tác dụng của thuốc. * Mô hình gây viêm màng bụng chuột: Kết quả bảng 3.1 cho thấy, cốm tan Tứ diệu tán ở cả 2 liều nghiên cứu đều làm giảm thể tích dịch rỉ viêm, giảm hàm lượng protein và giảm số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm có ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh học. Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu về tác dụng chống viêm trên thực nghiệm của Ngưu tất, Thương truật, Hoàng bá - là những vị có trong thành phần cốm tan Tứ diệu tán. Nguyễn Hương Giang (2014) đã nhận thấy, nhóm hydroxyl tự do ở vị trí số 2 trên khung benzoxazinon trong dịch chiết hạt Ý dĩ có tác dụng chống viêm. Chất này ức chế sự tăng sinh tế bào của nitric oxide và PGE2 bằng cách làm giảm sản xuất enzym nitric oxide synthetase và cyclooxygenase. * Mô hình gây viêm màng hoạt dịch khớp gối bằng tinh thể natri urat: Mô hình gây viêm màng hoạt dịch khớp gối bằng tinh thể natri urat do Faires và McCarty xây dựng có tính đặc hiệu khi đánh giá tác dụng chống viêm khớp do gút. Kết quả cho thấy, cốm tan Tứ diệu tán với liều 2,1g/kg có tác làm giảm phù nề khớp gối, giảm nhiệt độ ổ viêm, giảm mức độ viêm so với lô chứng sinh học tại thời điểm 6 giờ 19 và 24 giờ sau gây viêm khớp gối, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Trần Quang Lượng, Dương Nghiên Hoa khi đánh giá tác dụng bài thuốc Tứ diệu tán trên mô hình gây viêm khớp gối bằng natri urat. Quan sát hình ảnh giải phẫu bệnh ổ viêm giúp chúng ta nhận thấy ở lô uống cốm tan Tứ diệu tán (hình 3.1), bao hoạt dịch bong ít, ít phù nề, sự xâm nhập của tế bào viêm ít hơn lô chứng, đặc biệt là ít thấy hình ảnh các tinh thể urat trong lòng bao hoạt dịch. Những hình ảnh này cho thấy cốm tan Tứ diệu tán có tác dụng thải trừ và làm giảm số lượng tinh thể urat, từ đó ức chế sự lan rộng của chuỗi phản ứng viêm. Chúng tôi cho rằng, chất saponin trong Ngưu tất, polysaccharide trong Thương truật và baicalein, oroxylin A trong Hoàng bá đều tham gia vào quá trình ức chế phản ứng viêm khớp do gút theo các cơ chế khác nhau. 4.1.3. Tác dụng giảm đau Kết quả trên mô hình mâm nóng và đánh giá bằng máy đo ngưỡng đau cho thấy, cốm tan Tứ diệu tán liều 3,6g/kg và 10,8g/kg có tác dụng kéo dài thời gian phản ứng với nhiệt độ, tăng khả năng chịu đựng lực gây đau và tăng thời gian đáp ứng với cảm giác đau của chuột nhắt trắng so với trước khi uống thuốc và so với lô chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Thời gian phản ứng với nhiệt độ được kéo dài, thể hiện tác dụng giảm đau của thuốc. Theo chúng tôi, tác dụng này có thể do hoạt chất β-eudesmol trong Thương truật và một số chất khác trong rễ Ngưu tất. β-eudesmol có tác dụng giảm đau trên mô hình mâm nóng và mô hình gây đau quặn bằng acid acetic. 4.1.4. Tác dụng hạ acid uric * Mô hình gây tăng acid uric bằng kali oxonat: Kết quả bảng 3.2 cho thấy, cốm tan Tứ diệu tán có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric máu so với lô chứng bệnh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Liều 10,8g/kg có tác dụng làm giảm acid uric máu nhiều hơn so với liều 3,6g/kg. Như vậy, cốm tan Tứ diệu tán có tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm. Theo Lưu Duệ, Hoàng bá có tác dụng điều trị tốt trên chuột bị bệnh thận do tăng acid uric máu. Theo Từ Gia Tân, Ý dĩ giúp tăng cường bài tiết acid uric qua đường tiết niệu, làm giảm nồng độ acid uric máu. 20 * Mô hình ức chế enzym xanthin oxidase trên in vitro và in vivo: Kết quả ở hai mô hình ức chế xanthin oxidase, cốm tan Tứ diệu tán không có tác dụng ức chế enzym xanthin oxidase in vitro và in vivo. Những kết quả nghiên cứu này gợi ý cho chúng tôi tìm hiểu cơ chế khác của cốm tan Tứ diệu tán có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric máu. * Tác dụng thải trừ acid uric niệu trên mô hình gây tăng acid uric bằng kali oxonat: Kết quả nghiên cứu thể hiện ở biểu đồ 3.1 cho thấy, cốm tan Tứ diệu tán liều 3,6g/kg và 10,8g/kg có tác dụng làm tăng nồng độ acid uric trong nước tiểu ở chuột nhắt so với lô chứng sinh học, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Như vậy, cốm tan Tứ diệu tán có tác dụng hạ acid uric thông qua cơ chế thải trừ acid uric qua đường tiết niệu. Theo chúng tôi, cơ chế này có liên quan tới tác dụng của các hoạt chất achyranthine trong Ngưu tất và chất stigmasterol, acid p-coumaric trong hạt Ý dĩ. Achyranthine có tác dụng lợi tiểu trên chuột nhắt trắng. Tác dụng này được thể hiện trên mô hình lợi tiểu theo phương pháp Lipschitz. Stigmasterol và acid p-coumaric tham gia vào quá trình tăng thải trừ acid uric, ức chế giai đoạn tạo nhân, lớn lên và kết tập tinh thể calci oxalat, từ đó ức chế sự gắn của tinh thể sỏi urat vào tế bào biểu mô ống thận. Trong YHCT, Ý dĩ có tác dụng kiện tỳ, thẩm thấp, lợi niệu; dùng để trị các chứng thấp trở cơ nhục mà dẫn đến tê bì, cân mạc khó vận động. Ngưu tất có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, lợi niệu, bổ can thận, khứ phong thấp. Ngưu tất kết hợp với Hoàng bá, Thương truật, làm tăng tác dụng thẩm thấp, lợi niệu, trừ tý của Ý dĩ. Các vị thuốc tương tác với nhau để tạo nên hiệu quả hạ acid uric máu trên thực nghiệm. 4.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu trên lâm sàng 4.2.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu Hai nhóm bệnh nhân có sự tương đồng về tuổi, giới, thể bệnh YHCT, mức độ bệnh (số khớp sưng, số khớp đau, thời gian mắc bệnh trung bình, điểm VAS1, VAS2, VAS3, điểm bộ câu hỏi HAQ) trước điều trị. Đây là một tiêu chí quan trọng trong nghiên cứu đối chứng nhằm đảm bảo tính khách quan, chặt chẽ của kết quả nghiên cứu. 4.2.2. Kết quả hỗ trợ điều trị bệnh gút trên lâm sàng và cận lâm sàng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất